Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGUYÊN TẮC THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHỦ YẾU NHẰM GIÁO DỤC, GIÚP ĐỠ HỌ SỬA CHỮA SAI LẦM, PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.04 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


Đề số 05: Phân tích nguyên tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ
yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở
thành người có ích cho xã hội.
A. MỞ ĐẦU

Luật thi hành án hình sự được ban hành đánh dấu bước phát triển quan trọng
trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trong lĩnh vực thi hành án hình
sự nói riêng. Nhằm đảm bảo cho việc thi hành án hình sự đúng mục đích, có hiệu quả,
Điều 4 LTHAHS 2010 đã quy định 08 nguyên tắc thi hành án hình sự. Trong đó,
“ngun tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội” là
một nguyên tắc đặc biệt bởi đối tượng tác động trực tiếp của nó chính là người chưa
thành niên – đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Nhà nước và xã hội.
Trong bài tập nhóm này, nhóm chọn nghiên cứu đề tài:
“Phân tích ngun tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ yếu
nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành
người có ích cho xã hội.” Từ đó liên hệ thực tiễn thơng qua việc nghiên cứu hồ sơ và
các số liệu thu thập được.
B. NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm
1.1. Người chưa thành niên
Quy định của BLHS và BLTTHS hiện hành không đưa ra khái niệm người chưa
thành niên phạm tội và chuyển sang sử dụng khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đây là khái niệm được sử dụng trong BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Như vậy,


“người chưa thành niên” trong Luật THAHS 2010 được hiểu là người phạm tội khi đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
1.2. Nguyên tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho
xã hội
Nguyên tắc thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội
là một trong các ngun tắc thi hành án hình sự, bao gồm những tư tưởng chỉ đạo cơ
2


bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng xuyên suốt trong q trình thi hành án bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật đối với người chưa thành niên. Đảm bảo việc
trừng phạt và giáo dục, cải tạo nhóm đối tượng này, đồng thời, giúp họ phát triển, tu
dưỡng trở thành người tốt, người có ích cho xã hội sau này.
2. Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã
hội” được quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật thi hành án hình sự 2010.
3. Cơ sở thực tiễn
Nguyên tắc trên được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiến bao gồm các yếu tố:
Sinh học, xã hội và chính sách – pháp luật.
Yếu tố sinh học là những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý bình thường của một
con người. Mọi người, đều trải qua giai đoạn chưa thành niên, đây là giai đoạn có
nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước. Các nội tiết tố sinh
trưởng và sinh sản phát triển, bước tới giai đoạn dậy thì, lúc này, trẻ lớn lên nhanh và
thay đổi rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý. Tâm lý có khuynh hướng tự lập, kích thích sự
độc lập, sáng tạo đồng thời kéo theo ham muốn chứng minh cái tôi của bản thân, suy
nghĩ bồng bột, non nớt, muốn bất chấp làm điều mà mình cho là đúng. Những lời trách
mắng nặng nề sẽ bị phản ứng lại mạnh mẽ, hay giận dỗi bỏ đi hoặc ngấm ngầm căm

tức. Do đó, trẻ khơng nghe và làm theo những điều khuyên bảo, ngay cả điều đúng, chỉ
nghe theo người đồng cảm với mình. Bởi vì tâm sinh lý nhạy cảm và bất thường như
vậy nên trẻ rất dễ phạm phải sai lầm và trở thành tội phạm. Bởi những hành vi ấy chưa
phải là nhân cách, chưa phải là những suy nghĩ đầy tính tốn mà chỉ là những suy nghĩ
non nớt, bộc phát trong lúc tức giận nên nó rất cần được khoan dung, thấu hiểu và thay
đổi, định hướng phát triển nhân cách mới tích cực cho người chưa thành niên.
Yếu tố xã hội chính là sự tác động tiêu cực từ môi trường sống lên hành vi của
các em, ngày nay tội phạm đang diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là tội phạm do lứa tuổi
chưa thành niên. Khi đã phạm tội pháp luật buộc phải áp dụng hình phạt và thi hành án
phạt với các em nhưng việc thi hành án phải đảm bảo chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
các em sửa lỗi, phát triển lành mạnh chứ không chủ yếu để răn đe. Vì các em cịn cả
một qng đường dài phía trước, sau khi chấp hành án xong, các em cần được quay lại
hịa nhập với cộng đồng, có nghề nghiệp để ổn định, trở thành người có ích cho xã hội.
3


Yếu tố chính sách, pháp luật chính là một yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc
hình thành nguyên tắc. Pháp luật nước ta xưa nay đều thể hiện sự khoan hồng, nhân
đạo đối với người phạm tội, đều mong muốn giáo dục, giúp đỡ người phạm tội sửa
chữa sai lầm, quay lại sống tích cực và có ích cho xã hội. Lứa tuổi chưa thành niên lại
là mầm non tương lai, là thế hệ mới của đất nước, vì sự bồng bột non nớt của mình mà
phạm tội lại cần được khoan hồng, uốn nắn hơn bao giờ hết.
4. Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã
hội. Chính tên gọi của nguyên tắc đã cho chúng ta thấy được ý nghĩa vơ cùng to lớn
mà nó đem lại. Trước hết là đối với người chưa thành niên, nó là cơ sở cho người chưa
thành niên được hưởng các chế độ thi hành án thuận lợi hơn, phù hợp hơn, thúc đẩy
quá trình thay đổi nhận thức cũng như hành vi của họ để họ biết ăn năn hối cải, trở
thành người lương thiện.

Không chỉ vậy, nguyên tắc mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc. Thông qua
việc khuyến khích phạm nhân là người chưa thành niên tích cực học tập, lao động,
chấp hành tốt các quy định, nội quy trại giam, … để có thể sớm trở về đồn tụ với gia
đình và cộng đồng, trở thành cơng dân có ích, điều này góp phần củng cố niềm tin của
nhân dân vào chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản
chất của chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Bên cạnh đó, với vai trị là một trong tám ngun tắc thi hành án hình sự, ngun
tắc này chính là cơ sở để xây dựng cũng như hòan thiện các quy định về thi hành án
hình sự sao cho phù hợp với tinh thần của nguyên tắc.
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯATHÀNH NIÊN
CHỦ YẾU NHẰM GIÁO DỤC, GIÚP ĐỠ HỌ SỬA CHỮA SAI LẦM, PHÁT TRIỂN LÀNH
MẠNH VÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI CĨ ÍCH CHO XÃ HỘI
1. Chế độ thi hành án áp dụng đối vs người chưa thành niên có những ưu tiên

so với các đối tượng khác
Với những đặc trưng nổi bật trên, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định một chương riêng, chương VII về hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi.
Đó là khơng áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình, hạn chế áp dụng hình phạt tù
4


có thời hạn. Các trình tự, thủ tục tố tụng đối với nhóm đối tượng này cũng được quy
định thành một chương tách rời, chương XXVIII của BLTTHS 2015.
Nguyên tắc thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội
thể hiện ở sự phân định thành các mục biệt lập tại Mục 3 Chương III Luật THAHS
2010 về thi hành án phat tù, Mục 3, 4 Chương X Luật THAHS 2010 về thi hành biện
pháp tư pháp. Các mục này có những quy định khác biệt so với chế độ thi hành án
thông thường. Cụ thể:
Chế độ thi hành án áp dụng đối


Chế độ thi hành án thông

Chế

với người chưa thành niên
thường
độ - Phạm nhân là người chưa thành - Giam giữ theo chế độ thơng

quản

lí, niên được giam giữ theo chế độ thường.

giáo

dục, riêng phù hợp với sức khoẻ, giới

học

nghề tính và đặc điểm nhân thân.


động

lao

- Được giáo dục về văn hoá, pháp

- Phạm nhân phải học pháp


luật và dạy nghề phù hợp với đặc luật, giáo dục cơng dân và được
điểm độ tuổi, trình độ văn hố, giới học văn hố, học nghề. Phạm
tính và sức khoẻ, chuẩn bị điều kiện nhân chưa biết chữ phải học
để họ hoà nhập cộng đồng sau khi văn hoá để xoá mù chữ.
chấp hành xong án phạt tù. Thực
hiện bắt buộc học chương trình tiểu
học, phổ cập trung học cơ sở và học
nghề.

-Lao động phù hợp với độ tuổi,

- Lao động ở khu vực riêng và phù sức khỏe và đáp ứng yêu cầu
hợp với độ tuổi; không phải làm quản lý, giáo dục, hịa nhập
cơng việc nặng nhọc, nguy hiểm cộng đồng.( Trừ phạm nhân nữ
hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

được bố trí làm những cơng
việc phù hợp với giới tính, sức
khoẻ và độ tuổi; không làm

công việc nặng nhọc, độc hại).
- Tiêu chuẩn định lượng ăn như - Theo tiêu chuẩn thông thường,
phạm nhân là người thành niên và đối với phạm nhân lao động
Chế
5

độ được tăng thêm về thịt, cá nhưng nặng nhọc, độc hại theo quy


ăn,


mặc, không quá 20% so với định lượng.

sinh hoạt
văn

định của pháp luật, thì định
lượng ăn được tăng thêm.

hố, - Tiêu chuẩn mặc và tư trang như - Cấp quần áo theo mẫu thống

văn nghệ phạm nhân thành niên, mỗi năm nhất. Phạm nhân tham gia lao


vui phạm nhân là người chưa thành niên động được cấp quần áo bảo hộ

chơi

giải còn được cấp thêm quần áo theo lao động và căn cứ vào điều

trí

mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân kiện công việc cụ thể được cấp
khác theo quy chế trại giam.

thêm dụng cụ bảo hộ lao động
cần thiết

- Thời gian và hình thức tổ chức các - Hình thức phù hợp với điều
hoạt động thể dục, thể thao,..và các kiện của nơi chấp hành án và

hình thức vui chơi giải trí khác phù thời gian theo quy chế trại
hợp với đặc điểm của người chưa giam.
Chế

thành niên.
độ -Gặp thân nhân không quá ba lần - Phạm nhân được gặp thân

gặp,

liên trong 01 tháng, mỗi lần gặp không nhân một lần trong 01 tháng,

lạc

với quá 03 giờ, trường hợp đặc biệt mỗi lần gặp không quá 01 giờ,

thân nhân

được gặp khơng q 24 giờ.

trường hợp đặc biệt thì được
kéo dài thời gian nhưng không
quá 03 giờ. Phạm nhân được
khen thưởng thì được gặp thân
nhân thêm một lần trong 01
tháng. Phạm nhân chấp hành
nghiêm chỉnh nội quy, quy chế
trại giam hoặc lập cơng thì
được gặp vợ hoặc chồng ở
phịng riêng không quá 24 giờ.


- Liên lạc với thân nhân qua điện - Liên lạc điện thoại trong nước
thoại mỗi tháng không quá bốn lần, với thân nhân mỗi tháng một
mỗi lần không quá 10 phút.

lần, mỗi lần không quá 05 phút.

-Nhà nước khuyến khích thân nhân - Bị hạn chế, phạm nhân được
của phạm nhân là người chưa thành nhận tiền mặt, đồ vật do thân
6


niên quan tâm thăm gặp, gửi sách nhân gửi hai lần trong 01 tháng,
vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục trừ trường hợp nhận theo quy
thể thao, vui chơi giải trí cho phạm định pháp luật.
nhân.
Ngồi ra, theo quy định tại Điều 95, Điều 96 BLHS hiện hành, biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng chỉ áp dụng đối với người
chưa thành niên. Do đó, khi thi hành cũng chỉ thi hành riêng đối với đối tượng này.
Chế độ THA hiện hành cho thấy những sự khác biệt giữa phạm nhân thành niên
và chưa thành niên. Sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm về độ tuổi, tâm sinh lý của
người dưới mười tám tuổi phạm tội (người chưa thành niên phạm tội), việc nhận thức
về xã hội, pháp luật của họ cũng chưa đầy đủ so với người trưởng thành trong nhìn
nhận, đánh giá mọi vấn đề. Do đó, họ có các ưu tiên nhất định như được tăng thêm về
thịt, cá; cấp thêm quần áo... Nhưng song song với đó là những địi hỏi khắt khe, được
thể hiện chủ yếu nhất ở các chế độ liên quan nhận thức và thể chất của họ. Chẳng hạn
như phạm nhân chưa thành niên việc bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ cập
trung học cơ sở, trong khi phạm nhân thành niên chỉ dừng ở mức xóa mù chữ… Điều
này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là hết sức đúng đắn và cần thiết, góp phần đạt
được mục tiêu giáo dục, thay đổi nhận thức, đồng thời, phát triển họ trở thành cơng
dân tốt, thành người có ích cho xã hội mà chế độ thông thường chưa làm được.

2. Nguyên tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ yếu là giáo dục,

cảm hoá và giúp họ sửa chữa lỗi lầm
Nguyên tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã
hội. Nhằm cụ thể hoá nguyên tắc, các quy định về thi hành án trong pháp luật nước ta,
cụ thể là LTHAHS 2010 và Nghị định số 90/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015
của Chính phủ, đề cao việc giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành cơng dân có ích cho xã hội là mục đích chủ
yếu..
Nếu như trong q trình giải quyết vụ án hình sự, trong mọi trường hợp điều tra,
truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên các cơ quan có thẩm quyền
phải xác định độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. 1, làm cơ sở để định
1 Khoản 2 Điều 91 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

7


tội cũng như để xem xét miễn giảm trách nhiệm hình sự đối với họ. Thì trong quá trình
thi hành án, quyền lợi của người chưa thành niên cũng được đảm bảo, được ưu tiên
bằng những trình tự thủ tục thi hành cũng như các chế độ phù hợp.
Trước hết, thi hành án với người chưa thành niên nhằm giáo dục, cảm hố họ có
nghĩa là, thi hành án phải hướng đến tác động vào quá trình nhận thức của họ. Cụ thể
là làm cho họ hiểu được những giá trị đích thực của cuộc sống như giá trị của sức lao
động thông qua việc tổ chức lao động cho phạm nhân trong thời gian chấp hành án, giá
trị của sự tự do khi không thể thực hiện được một số quyền trong thời gian chấp hành
án, … Để từ đó, người chưa thành niên phân biệt được đúng, sai, phải, trái, nhận thức
sai lầm của mình để sửa chữa và rèn luyện cho bản thân ý thức chấp hành pháp luật
một cách nghiêm chỉnh.

Trên cơ sở giáo dục thay đổi nhận thức của người chưa thành niên, việc thi hành
án sẽ tác động đến hành vi của họ phù hợp với chuẩn mực cuộc sống, phù hợp với các
giá trị đạo đức xã hội cũng như tuân thủ chính sách pháp luật của quốc gia. Có như
vậy, họ mới ăn năn hối cải mà sửa chữa được những lỗi lầm đã gây ra, trở thành cơng
dân tổ, có ích cho xã hội.
3. Thi hành án phải tạo điều kiện về học tập văn hoá, học nghề để họ trở

thành người cơng dân tốt, có ích cho xã hội
Thực tế hiện nay nhiều trường hợp sau khi đã chấp hành án xong, mặc dù đã
được cải tạo rất tốt, thay đổi nhận thức rồi nhưng khi quay về với cộng đồng thì vẫn có
những mặc cảm, tự ti, lo sợ; hay bị cộng đồng xa lánh, chê trách, khiến họ sợ hãi; và vì
người chưa thành niên chấp hành án khi vẫn còn đang trong vòng tay của bố mẹ nên
chưa có cơng việc, kĩ năng nghề nghiệp để tạp ra thu nhập ni sống bản thân mình.
Điều này dễ dẫn tới hậu quả ngườin người đó thực hiện tội phạm mới để kiếm sống.
Chính vì vậy, THA phải tạo điều kiện về học tập, văn hóa, học nghề để họ trở thành
những người có văn hóa, có nghề nghiệp, có ý thức và tinh thần lao động, sản xuất tạo
ra sản phẩm bảo đảm cuộc sống cho bản thân và làm giàu cho xã hội.
THA với người chưa thành niên cịn có sự ưu tiên trong việc miễn, giảm thi hành
án. Những biện pháp, chế độ nêu trên trong thi hành án hình sự đối với người chưa
thành niên giúp họ trở thành người tốt, có ích cho xã hội, sớm hòa nhập cộng đồng.
Khi người chưa thành niên đã chấp hành xong án phạt tù, ban giám thị trại giam phải

8


phối hợp với chính quyền địa phương, thị trấn để giúp họ trở về sống bình thường
trong xã hội.
Điều này đã được thể chế hóa cụ thể trong pháp luật nước ta tại các Điều 51, 52,
53 LTHAHS 2010 như đã phân tích ở trên.
Chẳng hạn, UBND tỉnh Đồng Nai ngày 22 tháng 8 năm 2018 đã có kế hoạch cụ

thể thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người chưa thành niên
chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh căn cứ theo Nghị định số 80/2011/NĐ-CP
của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người
chấp hành xong án phạt tù và Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo
việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.
Cụ thể: Người chưa thành niên chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên học nghề,
giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống.
Chính sách hỗ trợ chi tiết bao gồm:
a) Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp:
- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: Được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí
học tập.; Được hưởng chính sách nội trú.
- Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng:
- Được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại…
Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù khơng thuộc đối tượng hưởng các
chính sách hỗ trợ theo quy định sẽ được xem xét, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp từ nguồn
kinh phí được đảm bảo từ quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các
nguồn khác theo quy định.
b) Tư vấn, giải quyết việc làm:
- Người chấp hành xong án phạt tù được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí theo
nhu cầu và thực tiễn thị trường lao động tại các trung tâm dịch vụ việc làm theo các
hình thức sau: Tư vấn trực tiếp; tư vấn tập trung; tư vấn tại các phiên giao dịch…
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THƠNG QUA VIỆC NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
LTHAHS có một Mục riêng gồm những quy định về thi hành án hình sự áp dụng
với phạm nhân là người chưa thành niên, trong đó, có quy định rằng: “Phạm nhân là
người chưa thành niên chấp hành án theo quy định tại Mục này và các quy định khác
không trái với quy định tại Mục này; khi đủ 18 tuổi thì chuyển sang thực hiện chế độ
9



quản lý giam giữ, giáo dục đối với người đã thành niên”. Như vậy, chỉ cần với những
quy định về chế độ đãi ngộ trong quá trình chấp hành án phạt tù được áp dụng riêng
đối với người dưới 18 tuổi đó, Luật thi hành án hình sự đã thể hiện được nguyên tắc
“Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”. Và trên
thực tế, ngun tắc này đã được thực hiện rất hiệu quả.
Khi nhóm xem xét 12 Phiếu theo dõi quá trình chấp hành án phạt tù của phạm
nhân tại Đội phạm nhân Đồng Trúc - Phân trại số 1 - Trại giam Suối Hai từ năm 2018
đến tháng 7 năm 2019, mà những người phạm nhân này thuộc nhómngười đã phạm
tội khi đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhóm nhận thấy rằng: trong số 12 phạm nhân, có 2
phạm nhân được xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù loại Tốt; có 10 phạm nhân được
xếp loại Khá; 0 phạm nhân bị xếp loại Trung bình và 0 phạm nhân bị xếp loại Kém.
Điều này cho thấy về cơ bản, khi thực hiện hành vi phạm tội, những người này là
những người chưa thành niên, họ chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm sinh
lý và khả năng kiểm sốt hành vi của bản thân nhưng họ hồn tồn có thể giáo dục, cải
tạo để sửa chữa sai lầm của mình được. Xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù của họ
đã chứng tỏ cho điều này. Mặc dù khi thực hiện hành vi phạm tội, họ bộc lộ bản tính
nóng nảy, cộc cằn, bồng bột, thiếu suy nghĩ, thiếu chín chắn nhưng q trình cải tạo đã
giúp họ khắc phục được những nhược điểm đó để hồn thiện bản thân.
Như trong Phiếu theo dõi q trình chấp hành án phạt tù của phạm nhân Dương
Văn Chung, phạm tội Cướp tài sản khi chưa đủ 18 tuổi với thời gian phạt tù là 54
tháng theo Bản án số 226/2015/HSST ngày 27/10/2015 của TAND Quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội, hiện đang chấp hành án phạt tù tại Đội phạm nhân Đồng Trúc - Phân
trại số 1 - Trại giam Suối Hai thì: Thời gian đầu của quá trình chấp hành án phạt tù
(năm 2016 và năm 2017), phạm nhân này chỉ được xếp loại thi đua chấp hành án phạt
tù là loại Trung bình. Đến 6 tháng đầu năm 2018, phạm nhân này vẫn tiếp tục đạt loại
thi đua Trung bình. Nhưng đến 6 tháng cuối năm 2018 thì phạm nhân này đã đạt loại
thi đua chấp hành án phạt tù là loại Khá. Điều này vẫn được duy trì đến tháng 7/2019.
Quá trình cải tạo này đã cho thấy, ban đầu, khi Dương Văn Chung tham gia cải tạo tại
trại giam, anh đã không chấp hành tốt nội quy và kỷ luật lao động của trại, vẫn cịn

những hành động, tính cách xấu tồn tại trong con người anh. Tuy nhiên, sau một thời
gian được giáo dục, rèn luyện và giúp đỡ của quản giáo phụ trách đội cũng như giám
10


thị trại giam, anh đã thay đổi bản thân, tích cực rèn luyện và đạt kết quả cải tạo tốt hơn
đáng kể. Cũng do q trình cải tạo tốt đó, đợt I năm 2019, anh được xét giảm thời gian
chấp hành án phạt tù là 6 tháng.
Như vậy, qua trường hợp của phạm nhân Dương Văn Chung, khi anh thay đổi từ
xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù loại Trung bình lên loại Khá, có những thay đổi
tích cực, anh đã được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì có thể thấy rõ ngun
tắc “Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”. Việc
buộc Dương Văn Chung phải chấp hành án phạt tù chỉ nhằm giáo dục, giúp đỡ anh để
anh sửa chữa, khắc phục những sai lầm, nhược điểm của mình, trở thành người cơng
dân hồn thiện, có ích cho xã hội, nên việc anh bắt đầu thay đổi được bản thân theo
hướng tích cực thì pháp luật đã ngay lập tức xem xét để giảm thời gian chấp hành án
phạt tù cho anh, điều này vừa thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật, vừa thể
hiện mục đích của việc thi hành án đối với người chưa thành niên là giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội chứ
không phải chủ yếu là trừng trị họ.
C. KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định ý nghĩa to lớn cũng như vai trị
vơ cùng quan trọng của nguyên tắc thi hành án đối vs người chưa thành niên chủ yếu
nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người
có ích cho xã hội. Trên tinh thần nhân đạo của nguyên tắc, người chưa thành niên khi
chấp hành án được tạo những điều kiện tốt nhất phù hợp với lứa tuổi, giúp họ được
hưởng các chính sách khoan hồng của pháp luật và sớm được đoàn tụ với gia đình, hồ
nhập với cộng đồng.


11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LTHAHS: Luật thi hành án hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS: Bộ luật hình sự
THA: thi hành án

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ luật hình sự 2015
Bộ Luật tố tụng hình sự 2015
Luật Thi hành án hình sự 2010
Nghị định số 90/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy
định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc
y tế đối với phạm nhân.

5. Phiếu theo dõi quá trình chấp hành án phạt tù của phạm nhân tại Đội phạm

nhân Đồng Trúc - Phân trại số 1 - Trại giam Suối Hai từ năm 2018 đến tháng
7 năm 2019.

6. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật thi hành tạm giữ, tạm

giam và luật thi hành án hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội,
2017.
7. Website tham khảo:
/>
13



×