Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Lệch chênh, vũ trụ này là thế! (Phần cuối) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.21 KB, 8 trang )

Lệch chênh, vũ trụ này là thế!
(Phần cuối)

..."Một trong những ví dụ ấn tượng nhất cho sự áp dụng Nguyên lý 80/20 là ở
lĩnh vực điện ảnh. Hai nhà kinh tế học vừa tiến hành một nghiên cứu về doanh thu và
vòng đời của 300 cuốn phim được tung ra trong một giai đoạn là 18 tháng. Họ thấy
rằng bốn phim – chỉ chiếm 1,3% so với tổng số – thu về được 80% doanh thu vé bán
rạp; 296 hay 98,7% số phim còn lại chỉ kiếm được 20% tổng doanh thu".

Nguyên lý 80/20 và thuyết hỗn độn
Lý thuyết xác suất cho ta biết rằng hầu như không thể có chuyện tất cả các ứng
dụng của Nguyên lý 80/20 đều xảy ra một cách ngẫu nhiên, do một thoáng cơ may nào
đó. Chúng ta chỉ có thể giải thích nguyên lý này khi tìm được những tầng ý nghĩa hoặc
nguyên nhân sâu xa hơn còn nằm ẩn khuất bên dưới.
Bản thân Pareto cũng đã từng vật lộn với vấn đề này, ông luôn cố áp dụng một
phương pháp luận nhất quán cho việc nghiên cứu xã hội. Ông đã sục sạo để tìm cho ra
“những lý thuyết có thể vẽ nên được bức tranh của những kết quả từ kinh nghiệm hoặc
quan sát”, những mẫu hình lặp đi lặp lại, những quy luật xã hội, hoặc những “đồng
dạng” có thể giải thích được hành vi của cá nhân và xã hội.
Cách làm có tính xã hội học của Pareto không tìm ra được một chìa khóa có sức
thuyết phục. Ông qua đời đã lâu thì thuyết hỗn độn – vốn có nhiều tương đồng rất lớn
với Nguyên lý 80/20 và góp phần giải thích Nguyên lý này – mới ra đời.
Trong ba mươi năm cuối của thế kỷ XX đã diễn ra một cuộc cách mạng về tư
duy của các nhà khoa học về vũ trụ, làm đảo lộn những tri thức thống lĩnh cả 350 năm
trước đó. Tư tưởng đã từng thống lĩnh ấy là những tư tưởng dựa trên máy móc và có
tính duy lý, tự thân đã là một bước tiến vĩ đại so với những quan điểm huyền bí và tùy
tiện về thế giới mà người ta đã từng tin trong thời Trung Cổ. Quan điểm cơ học đã
chuyển Thượng đế từ một thế lực không thể hiểu nổi và thất thường thành một kỹ sư
chế tạo đồng hồ thân thiện với người sử dụng hơn.
Quan điểm ấy về thế giới của con người ở thế kỷ XVII, và vẫn còn rất phổ biến
trong xã hội ngày nay, ngoại trừ trong những tầng lớp khoa học đã tiến bộ, thật dễ chịu


và hữu ích vô cùng. Tất cả các hiện tượng đều được giản lược quy về những mối quan
hệ “có quy tắc”, có thể đoán trước,
tuyến tính. Ví dụ, a tạo ra b, b tạo ra c, và a + c thì
tạo ra
d. Một thế giới quan như thế cho phép bất cứ thành phần cá nhân nào của vũ trụ
– sự vận hành của trái tim con người chẳng hạn, hoặc của bất cứ thị trường riêng rẽ
nào – có thể được phân tích riêng biệt, bởi vì tổng thể là tổng cộng của các thành phần
và ngược lại.
Nhưng trong nửa sau của thế kỷ XX thì dường như sẽ đúng hơn nhiều nếu nhìn
thế giới như một sinh vật đang vận động, tiến hóa trong đó toàn bộ hệ thống lớn hơn
tổng các thành phần, và trong đó quan hệ giữa các thành phần là phi tuyến tính.
Nguyên nhân không dễ xác định ngay, có những quan hệ liên lập phức tạp giữa các
nguyên nhân, và ranh giới phân định nguyên nhân và kết quả có thể mờ nhạt, không
rõ. Vấn đề với lối tư duy một chiều là không phải lúc nào nó cũng đúng được, nhiều
khi chỉ là một sự đơn giản hóa quá mức thực tế. Cân bằng là chuyện viễn ảo, mong
manh. Vũ trụ này vốn rất khập khiễng, tròng trành.
Tuy nhiên, thuyết hỗn độn, mặc dù tên gọi là thế, không nói rằng mọi thứ chỉ là
một mớ hổ lốn không thể hiểu nổi và vô vọng. Đúng hơn là, có một lô-gích nội tại ẩn
mình dưới một vẻ ngoài mất trật tự, một tính chất
phi tuyến tính khả đoán – điều mà
nhà kinh tế học Paul Krugman đã gọi là “chính xác” đến “kỳ quái”, “đáng sợ”, và
“khiếp đảm”. Lô-gích ấy thì nhận biết dễ hơn là mô tả, và không hoàn toàn khác biệt
với sự lặp đi lặp lại của một chủ đề trong một nhạc phẩm. Một số quy luật đặc thù vẫn
thường lặp đi lặp lại, nhưng với một vẻ muôn hình vạn trạng vô cùng và khôn lường.
Thuyết hỗn độn và Nguyên lý 80/20 soi sáng minh chứng cho nhau
Thuyết hỗn độn và những khái niệm khoa học hữu quan có liên hệ như thế nào
với Nguyên lý 80/20? Mặc dù xem ra chưa có ai khác xác lập mối liên hệ này nhưng
tôi nghĩ câu trả lời là: rất nhiều.
Nguyên lý không cân bằng
Sợi chỉ chung giữa thuyết hỗn độn và Nguyên lý 80/20 là vấn đề

cân bằng –
hoặc, nói cho chính xác là, tình trạng
không cân bằng. Cả thuyết hỗn độn lẫn Nguyên
lý 80/20 đều khẳng định (với rất nhiều cơ sở thực chứng) rằng vũ trụ này là không cân
bằng. Cả hai đều cho rằng thế giới này không hoạt động theo tuyến tính; nguyên nhân
và kết quả ít khi có một mối liên hệ cân bằng. Cả hai đều nhấn mạnh đến nguyên lý tự
tổ chức: một số động lực lúc nào cũng mạnh hơn những động lực khác và sẽ cố chiếm
phần chia nguồn lực lớn hơn phần theo lẽ công bằng. Thuyết hỗn độn, dựa vào một số
những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử, góp phần giải thích tại sao có sự mất cân bằng
này và tình trạng ấy diễn ra như thế nào.
Vũ trụ không vận động theo một đường thẳng đuột
Nguyên lý 80/20, cũng như thuyết hỗn độn, được dựa trên ý tưởng phi tuyến
tính. Rất nhiều những điều đã xảy ra không có một tầm quan trọng và có thể bỏ qua.
Tuy nhiên, lúc nào cũng có một số động lực có một tầm ảnh hưởng vượt hẳn trên số
lượng của chúng. Đây là những động lực phải được xác định và để ý. Nếu đó là những
động lực có giá trị tích cực, chúng ta phải nhân chúng lên. Nếu đó là những động lực
chúng ta không thích, chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn thận để tìm cách vô hiệu hóa
chúng. Nguyên lý 80/20 cung cấp một phép thử thực chứng rất hiệu nghiệm về tính phi
tuyến tính trong bất cứ hệ thống nào: chúng ta có thể đặt câu hỏi, có phải 20% nguyên
nhân dẫn đến 80% kết quả? Có phải 80% bất cứ hiện tượng nào đều chỉ có liên hệ với
20% của hiện tượng hữu quan? Đây là một phương pháp hữu ích để làm lộ ra tính phi
tuyến tính, nhưng nó còn hữu ích hơn bởi vì nó hướng ta đến việc xác định những
động lực mạnh mẽ khác thường đang hoạt động.
Nút vòng phản hồi bóp méo và xáo trộn sự cân bằng
Nguyên lý 80/20 cũng nhất quán với, và có thể được giải thích nhờ quy về,
những cái nút vòng phản hồi được xác định bởi thuyết hỗn độn, theo đó những ảnh
hưởng nhỏ ban đầu có thể được nhân lên gấp nhiều lần và sinh ra những kết quả rất
khó lường tính trước, mặc dù khi “hậu xét” thì có thể giải thích được. Khi không có
những nút vòng phản hồi, tỷ lệ phân bổ tự nhiên của các hiện tượng là 50/50 – những
nguyên nhân đầu vào với một tần suất đã cho sẽ dẫn đến những kết quả tương xứng.

Chỉ vì các nút vòng phản hồi tích cực và tiêu cực mà nguyên nhân gây ra những kết
quả bất tương xứng. Tuy nhiên, xem ra cũng đúng khi nói các nút vòng phản hồi mạnh
mẽ chỉ tác động đến một thiểu số nhỏ những nguyên nhân đầu vào. Điều này giúp giải
thích tại sao những nguyên nhân đầu vào thiểu số ấy có thể ảnh hưởng nhiều đến thế.
Chúng ta có thể thấy các nút phản hồi vận hành trong nhiều lĩnh vực, giải thích
tại sao thông thường chúng ta rốt cuộc có được quan hệ 80/20 thay vì 50/50 giữa
những nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, kẻ giàu thì cứ giàu lên, không phải chỉ (hay
chủ yếu) là vì họ có năng lực vượt trội gì, mà là vì của cứ đẻ ra của. Một hiện tượng
tương tự cũng xảy ra với những chú cá vàng trong ao. Cho dù ban đầu thả cá bạn chỉ
có những con cá kích cỡ xấp xỉ nhau thì những con lớn hơn một tý sau này sẽ lớn hơn
rất nhiều, bởi vì, cho dù chỉ có một thuận lợi ban đầu chỉ hơi cách biệt về kích cỡ,
chúng đã có thể dành và nuốt được những lượng thức ăn vượt trội hơn những con kia.
Ngưỡng chuyển đổi
Liên quan đến ý tưởng nút vòng phản hồi là khái niệm ngưỡng chuyển đổi. Đến
một ngưỡng nào đó, một động lực mới – đó có thể là một sản phẩm mới, một căn
bệnh, hay một nhóm nhạc rock mới, hay một thói quen xã hội mới như đi bộ tập thể
dục hoặc trượt ván dẹt – sẽ thấy khó có thể phát triển hơn được nữa. Mặc dù rất cố
công nhưng kết quả chẳng thu được gì. Ở ngưỡng này nhiều kẻ hào hứng tiên phong sẽ
bỏ cuộc. Nhưng nếu động lực mới ấy vẫn kiên trì và có thể vượt qua một đường mức
vô hình nào đó thì chỉ cần một chút nỗ lực thêm nữa thôi sẽ gặt hái được những kết
quả hết sức to lớn. Đường mức vô hình này chính là ngưỡng chuyển đổi ấy.
Khái niệm này xuất phát từ những nguyên lý trong lý thuyết dịch tễ. Ngưỡng
chuyển đổi là “điểm ở đó một hiện tượng bình thường và ổn định – đợt bột phát cúm
không có gì nghiêm trọng – có thể biến thành một cuộc khủng hoảng y tế trong một
cộng đồng”,10 do số người đã nhiễm bệnh và những người này, do vậy, có thể lây
sang người khác. Và do hành vi của những đợt dịch bệnh không đi theo tuyến tính và
không diễn ra như chúng ta nghĩ, “những thay đổi nhỏ – chẳng hạn như đưa số nhiễm
bệnh mới xuống còn 30.000 từ con số 40.000 – có thể có những tác động to lớn... Tất
cả đều tùy thuộc chuyện các thay đổi xảy ra khi nào và như thế nào”.
Trâu chậm uống nước đục

Thuyết hỗn độn ủng hộ quan điểm “lệ thuộc nhạy cảm vào những điều kiện đầu
tiên” – theo đó, những gì xảy ra trước hết, ngay cả những gì nhìn bề ngoài chỉ là nhỏ
nhặt, có thể có một tác động bất cân xứng. Điều này phù ứng, và góp phần giải thích
Nguyên lý 80/20. Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng một thiểu số nguyên nhân tác
động gây ra một đa số kết quả. Một giới hạn của Nguyên lý 80/20 là, nếu xét riêng rẽ,
nó lúc nào cũng là một tấm ảnh chụp những gì đang đúng ở hiện tại (hay, nói cho
chính xác hơn, ngay tại thời điểm quá khứ vừa mới chụp bức hình). Đây chính là chỗ
mà học thuyết của thuyết hỗn độn về sự lệ thuộc nhạy cảm vào những điều kiện đầu
tiên tỏ ra hữu ích. Một cách biệt nhỏ từ ban đầu có thể chuyển thành một cách biệt lớn
hơn hoặc một vị thế thượng phong về sau, cho đến khi thế quân bình bị xáo trộn và
một động lực nhỏ mới lại có một tầm ảnh hưởng bất tương xứng khác.
Một công ty trong giai đoạn đầu tiên ra thị trường có được một sản phẩm 10%
tốt hơn những đối thủ của mình thì rốt cuộc có thể chiếm được một thị phần lớn hơn
100-200%, cho dù về sau những đối thủ ấy có đưa ra được một sản phẩm tốt hơn.
Trong những ngày đầu của công nghiệp sản xuất xe, nếu 51% các tài xế hoặc các nước
quyết định lái xe bên phải thay vì bên trái thì điều này sẽ có khuynh hướng trở thành

×