Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự truyền hình (trên tư liệu đài phát thanh truyền hình nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN NAM

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
PHĨNG SỰ TRUYỀN HÌNH
(Trên tƣ liệu Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN NAM

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
PHĨNG SỰ TRUYỀN HÌNH
(Trên tƣ liệu Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An)
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 62. 22. 02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN


NGHỆ AN - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể
đến sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hồi Ngun, sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong tổ Ngôn ngữ, khoa Sư
phạm Ngữ Văn cũng như các bạn học viên lớp Cao học 23, chuyên ngành
Ngôn ngữ học và gia đình.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè
và người thân, đặc biệt là thầy giáo, TS. Nguyễn Hoài Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Do thời gian hạn hẹp, trình độ nghiên cứu khoa học cịn nhiều hạn chế
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các
thầy cô giáo và các bạn quan tâm vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
5. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 3
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 4
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ....................................................................... 6
1.2.1. Phân biệt báo hình, báo nói và báo viết ........................................... 6
1.2.2. Phóng sự truyền hình...................................................................... 15
1.2.3. Phóng sự trên Đài phát thanh - truyền hình Nghệ An .................... 32
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 39
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG PHĨNG SỰ TRUYỀN HÌNH ..... 41

2.1. Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt ............................................... 41
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ .......................................................................... 41
2.1.2. Từ trong hoạt động giao tiếp .......................................................... 43
2.2. Đặc điểm từ ngữ trong phóng sự truyền hình ....................................... 44
2.2.1. Các lớp từ xét về mặt phong cách .................................................. 44
2.2.2. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo ......................................................... 57
2.2.3. Sự kết hợp các lớp từ trong phóng sự truyền hình ......................... 66
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 67


Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH ..... 69

3.1. Giản yếu về câu .................................................................................... 69
3.1.1. Khái niệm, phân loại câu ................................................................ 69
3.1.2. Câu trong hoạt động giao tiếp ........................................................ 69
3.2. Đặc điểm câu văn trong phóng sự truyền hình ..................................... 70
3.2.1. Câu văn phóng sự truyền hình xét về mặt cấu tạo ......................... 70
3.2.2. Hình thức diễn đạt của câu văn phóng sự truyền hình ................... 79
3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Từ Hán Việt trong phóng sự truyền hình ....................................... 46
Bảng 2.2. Từ hội thoại trong phóng sự truyền hình ........................................ 51
Bảng 2.3. Tần số và số lượng từ ghép trong phóng sự truyền hình ................ 62
Bảng 3.1. Câu đơn trong phóng sự truyền hình .............................................. 71
Bảng 3.2. Câu ghép trong phóng sự truyền hình ............................................ 76


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Truyền hình (báo hình) là một loại hình báo chí đặc biệt. Ngơn ngữ
trên sóng truyền hình có một vị trí hết sức quan trọng trong việc thể hiện,
phản ánh đời sống kinh tế, văn hố, xã hội. Vì vậy, việc sử dụng ngơn ngữ
trên các loại hình báo chí nói chung, truyền hình nói riêng là một vấn đề được
xã hội rất quan tâm. Hiện nay, trước thực tế, việc sử dụng ngôn ngữ thiếu
chọn lọc, không chuẩn mực ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt trên
các loại hình báo chí, đặc biệt là báo mạng đã và đang thu hút sự quan tâm
của giới chuyên môn, các nhà Việt ngữ học và cơng chúng.
- Phóng sự là thể loại được sử dụng khá phổ biến trong các loại hình
báo chí, trong đó có báo hình. Thể loại phóng sự có thể khẳng định tài năng
và bản lĩnh của người làm báo; đồng thời là thể loại giúp người làm báo bộc
lộ cái tơi của mình, phản ánh người thật, việc thật diễn ra trong cuộc sống
hàng ngày. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có những nghiên cứu một cách
hệ thống về ngơn ngữ của thể loại phóng sự trên truyền hình nhằm đánh giá
và phát huy những ưu thể, hạn chế và khắc phục những sai sót, từ đó lựa chọn

phương án sử dụng ngơn ngữ một cách có hiệu quả.
- Đài phát thanh - truyền hình Nghệ An vừa kỷ niệm 60 năm phát thanh
và 40 năm truyền hình. Là đài địa phương nhưng Đài phát thanh - truyền hình
Nghệ An được đánh giá ngang tầm với đài khu vực; là đài địa phương đầu
tiên phát sóng trên Vinasat nên diện phủ sóng rất rộng, được khán thính giả
trong cả nước và một số nước ở châu Á thường xuyên theo dõi. Cũng như
nhiều đài địa phương khác, Đài phát thanh - truyền hình Nghệ An đã phát
sóng nhiều phóng sự phản ánh chân thực cuộc sống và con người Nghệ An.
Ngơn ngữ trong các phóng sự này có những vấn đề cần được giới chun mơn


2
xem xét một cách thấu đáo. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, chúng tôi mạnh
dạn khảo sát Đặc điểm ngơn ngữ phóng sự (trên tư liệu của Đài phát thanh
truyền hình Nghệ An) làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ của thể loại phóng
sự truyền hình qua tư liệu của Đài phát thanh - truyền hình Nghệ An nhằm
xem xét, đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ phát thanh - truyền hình nói riêng,
ngơn ngữ báo chí nói chung. Các kết quả nghiên cứu nhằm góp phần xác lập
đặc trưng ngơn ngữ phóng sự truyền hình.
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ngơn ngữ thể loại phóng sự trên truyền hình;
tư liệu là các phóng sự được phát sóng trên Đài phát thanh - truyền hình Nghệ
An từ tháng 01/2016 đến 30/10/2016. Từ các băng ghi âm, chúng tôi định
dạng thành những văn bản. Số lượng các phóng sự khảo sát là 900 văn bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ dưới đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý thuyết của đề tài.

Cơ sở lý thuyết gồm: ngơn ngữ báo chí, ngơn ngữ thể loại phóng sự báo chí,
ngơn ngữ phóng sự truyền hình.
- Tìm hiểu đặc điểm từ ngữ trong phóng sự truyền hình.
- Tìm hiểu đặc điểm về câu trong phóng sự truyền hình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu gồm:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học. Phương pháp thống kê nhằm
xác lập và xử lý tư liệu cho luận văn.
- Phương pháp phân tích diễn ngơn. Dùng phương pháp phân tích diễn


3
ngôn, chúng tôi tiếp cận cách lựa chọn ngôn từ trong các tác phẩm phóng sự
truyền hình.
- Các thủ pháp miêu tả, phân tích và tổng hợp. Các thủ pháp này giúp
chúng tôi xác lập các đặc điểm về từ ngữ và câu văn trong phóng sự truyền hình.
5. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận, các kết quả của luận văn góp phần xác lập lý thuyết
ngơn ngữ phóng sự truyền hình nói riêng, đặc trưng ngơn ngữ báo chí nói chung.
- Về mặt thực tiễn, các kết quả của luận văn là những tham khảo bổ ích
cho các nhà báo về việc sử dụng ngôn ngữ trong các bài phóng sự truyền hình
nói riêng, phóng sự báo chí nói chung.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn được trình bày thành 3 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Đặc điểm từ ngữ trong phóng sự truyền hình
Chương 3. Đặc điểm câu văn trong phóng sự truyền hình



4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phóng sự truyền hình là một thể
loại báo chí mới, cho nên, những cơng trình nghiên về ngơn ngữ phóng sự
truyền hình nói riêng, ngơn ngữ truyền hình nói chung là chưa nhiều. Có thể
nói, cho tới nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về đặc điểm
ngơn ngữ phóng sự truyền hình. Hiện tại, các cơng trình chun sâu về ngơn
ngữ báo chí như Ngơn ngữ báo chí của Nguyễn Tri Niên (2006), Ngơn ngữ
báo chí của Vũ Quang Hào (2001, 2004, 2008) chưa có dịng nào nói đến
ngơn ngữ phóng sự truyền hình. Cịn cơng trình Ngơn ngữ báo chí, những vấn
đề cơ bản của Nguyễn Đức Dân (2007) có giới thiệu sơ lược về ngơn ngữ
phóng sự truyền hình. Trong Ngơn ngữ báo chí, tác giả Vũ Quang Hào viết:
Trong tập bài giảng này, ngơn ngữ báo hình hồn tồn bị bỏ ngỏ, do chỗ
chúng tơi khơng xác định được phạm vi khảo sát [13]. Tìm hiểu Bài giảng
ngơn ngữ báo chí của khoa Báo chí, Trường Cao đẳng phát thanh truyền hình
chúng tơi cũng chỉ thấy bài giảng đề cập đến ngơn ngữ hình ảnh (câu hình)
chứ chưa đề cập đến ngơn ngữ phóng sự truyền hình. Như vậy, việc tìm hiểu
ngơn ngữ truyền hình là việc làm khó khăn. Nếu như ngơn ngữ phát thanh
được nghiên cứu khá sớm (Nguyễn Đức Tồn, 1977, 1999; Nguyễn Đình
Lương, 1993) thì các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ truyền hình chưa
được quan tâm đúng mức. Khi thể loại báo chí truyền hình được đánh giá là
thành tựu to lớn của khoa học công nghệ hiện đại, là loại hình báo chí hiện đại
nhất của thời đại thì việc chú ý đến ngơn ngữ trong các chương trình truyền
hình sao cho tương xứng với vị trí vai trị của truyền hình là vấn đề cần được


5

giới nghiên cứu và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, các cơng trình trên đều khơng
bàn về đặc điểm sử dụng ngơn ngữ phóng sự trên truyền hình mà chỉ nói đến
ngơn ngữ báo chí nói chung. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, một số bài báo
ngắn đã bắt đầu nói đến ngơn ngữ phóng sự và ngơn ngữ phóng sự truyền
hình. Trong bài Đơi điều cách viết phóng sự, tác giả Thảo Nguyên trao đổi
một kinh nghiệm sử dụng tử ngữ trong bài phóng sự: Tăng giá trị cho những
từ khố bằng cách xố những từ vơ ích xung quanh, tránh lặp từ làm nhiễu
hình ảnh [www.baomoi.vn, 9/11/2006]. Tác giả Đỗ Dỗn Hồng trong bài
Viết phóng sự lưu ý về các kỹ năng khi viết phóng sự, nhấn mạnh kỹ năng
ngơn ngữ: Người làm phóng sự phải được trang bị nhiều kỹ năng trong đó
mấu chốt là kỹ năng ngơn ngữ. Phải tìm ra những từ ngữ sinh động và mang
bản sắc, tìm ra giọng điệu nhấn nhá…, diễn tả sao cho sinh động văn vẻ [Lao
động, 23/9/2008]. Tác giả Bạch Tầm Xuân, trong bài Kỹ năng viết tin, phóng
sự đã nêu những kinh nghiệm cụ thể về cách tổ chức câu văn trong phóng sự.
Theo tác giả, câu trong phóng sự phải ngắn: Nhìn xem câu có dài đầy hai
dịng khơng; nếu có cần xem xét tách thành hai câu. Nhìn lại xem câu có
nhiều thành phần khơng; nếu có cần tách thành các câu đơn. Hãy loại bớt
các từ không cần thiết ở các câu [www.vja.org.vn, 3/11/2010]. Trong bài Kỹ
thuật viết phóng sự truyền hình, tác giả Lê Thị Kim Thanh nhấn mạnh tính
giản dị, dễ hiểu của ngơn ngữ phóng sự truyền hình: Tất cả ngơn ngữ phóng
sự truyền hình phải hướng đến một điều: giản dị, dễ hiểu. Lạm dụng từ
chuyên môn, từ Hán Việt, từ lóng, từ đa nghĩa… là thái độ thiểu tơn trọng độc
giả [www.vja.org.vn, 1/5/2015]. Tác giả Khiêm Nguyễn khi Phân biệt phóng
sự báo chí với phóng sự văn học khẳng định mối quan hệ gắn bó được ví như
hai vịng tròn cùng giao thoa ở một vòng cung nhưng lại khác nhau về
phương thức thể hiện. Phóng sự báo chí dừng lại ở thông tin sự kiện, trần
thuật sự kiện một cách khơng văn hoa; cịn phóng sự văn học hướng đến hình


6

thức biểu đạt của văn chương nhằm tạo nên tính thẩm mỹ cho tác phẩm
[www.vja.org.vn].
Có thể nói, các ý kiến trên chỉ mới dừng lại ở những đề xuất tản mạn
hay những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng ngơn ngữ trong phóng sự
truyền hình. Vấn đề đặc điểm ngơn ngữ trong phóng sự báo chí nói chung,
phóng sự truyền hình nói riêng vẫn đang là một ẩn số.
Cũng đã có một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp của học viên, sinh
viên khoa Báo chí Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội),
Học viện báo chí và tuyên truyền và một số trường đại học khác bước đầu
nghiên cứu ngơn ngữ báo chí, trong đó có ngơn ngữ phóng sự truyền hình.
Tuy nhiên, hầu hết các đề tài các luận văn, khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu
ngơn ngữ tít báo, ngơn ngữ tên riêng nước ngồi trên báo chí, ngơn ngữ quảng
cáo báo chí, ngơn ngữ số liệu trên báo chí,… Qua việc tìm hiểu các cơng trình
trên, chúng tơi nhận thấy chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đặc điểm
ngơn ngữ của phóng sự truyền hình nói chung, ngơn ngữ phóng sự ở một đài
địa phương nói riêng. Vì vậy, chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu đặc điểm ngơn
ngữ phóng sự truyền hình trên tư liệu Đài phát thanh truyền hình Nghệ An
làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Phân biệt báo hình, báo nói và báo viết
1.2.1.1. Sự khác biệt cơ bản: mắt thấy, tai nghe
Các bài tin trên báo hình và báo nói, về cơ bản giống các bài tin trên
báo in. Tuy nhiên, về phương diện ngơn ngữ, giữa chúng có những điểm khác
biệt quan trọng. Thơng tin trên báo hình và báo nói do hình ảnh, giọng đọc và
âm thanh đưa lại. Cịn thơng tin trên báo viết do câu chữ kèm theo một vài
hình ảnh đưa lại. Trên truyền hình, đó là hình ảnh cùng với giọng đọc, lời
bình. Trên phát thanh, đó là giọng đọc kèm những âm thanh, tiếng động minh


7

hoạ. Do vậy, ngôn ngữ bài tin viết cho báo viết khác với với ngơn ngữ đi kèm
hình ảnh và âm thanh trên báo hình và báo nói. Tin trên báo in là tin viết để
đọc, viết cho mắt (đọc). Nếu đọc khơng hiểu, khơng rõ thì có thể đọc đi đọc
lại nhiều lần, có thể tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác để hiểu ý nghĩa của
một từ, một câu chưa hiểu. Ngôn ngữ của báo in là ngơn ngữ viết. Tin trên
báo hình, báo nói là tin viết để đọc cho thính giả nghe, viết cho tai (nghe).
Khán thính giả chỉ được nghe một lần, nếu nghe khơng hiểu, khơng rõ thì
đành chịu. Khơng thể nghe lại, cũng không thể dừng lại để đi tra cứu từ điển
hoặc hỏi người khác. Vì thế, ngơn ngữ của báo hình, báo nói là ngơn ngữ viết
dùng để đọc/nói, phải viết sao cho người xem - người nghe kịp nghe, kịp hiểu.
Do vậy, với những tin từ báo viết, khi chuyển thành tin cho báo hình, báo nói
cần phải biên tập lại để phát huy hiệu quả của ngôn ngữ khi nó tác động đến
người xem, người nghe bằng chất liệu âm thanh.
Có những khác biệt đáng kể về phương diện từ vựng, ngữ pháp và
phong cách giữa ngôn ngữ viết và ngơn ngữ viết dùng để đọc/nói. Chúng liên
quan đến các quy luật về tiếp nhận thông tin, những quy luật tâm lí và nhận
thức. Những tin trên đài phát thanh và truyền hình khơng những phải mang
tính thời sự mà còn cần gây ấn tượng là những tin nóng hổi, những tin ngay
lúc này. Vậy thì, trong tường thuật hãy bớt dùng những từ ngữ gây ấn tượng ở
thì q khứ. Chẳng hạn, trên báo in có thể viết: Hôm qua, 25.6, Thủ tướng
Phan Văn Khải đã đến thăm và làm việc với Đài truyền hình Việt Nam. Tại
đây, Thủ tướng đã đưa ra 10 yêu cầu đối với các nhà báo. Nhưng khi chuyển
tin này cho Đài phát thanh và truyền hình thì nên bỏ đi từ 25.6 và hai từ đã:
Hôm qua, Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm và làm việc với Đài truyền
hình Việt Nam. Tại đây, Thủ tướng đưa ra 10 yêu cầu đối với các nhà báo.
So sánh cách viết: Công an TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện một đường
dây bn lậu ma tuý lớn nhất từ trước đến nay, và cách viết: Công an TP. Hồ


8

Chí Minh vừa phát hiện một đường dây bn lậu ma tuý lớn nhất từ trước đến
nay thì cách viết sau mang tính thời sự hơn, nóng hổi hơn. Về một sự kiện xẩy
ra trong tương lai, nếu từ sắp làm bạn nghe đài thấy sự kiện sẽ đến trong nay
mai (tương lai gần) thì từ sẽ khiến người nghe có ấn tượng sự kiện cịn xa vời
(tương lai xa).
Đài phát thanh và truyền hình là nói với khán thính giả. Vậy thì, đây
là giao tiếp giữa tơi và bạn. Cho nên, từ giọng nói đến từ ngữ cũng như câu
nói cần dùng theo phong cách thân mật, tự nhiên. Biên tập viên kể (tâm sự)
cho khán giả nghe một câu chuyện chứ không đọc cho khán giả nghe một
bài viết sẵn.
Báo viết, có những bài viết cho những đối tượng khác nhau. Độc giả
khơng thích bài nào đó thì bỏ qua để đọc bài khác. Do vậy, trong một chừng
mực nào đó có những bài có thể trình bày khá sâu về vấn đề được đề cập với
những thuật ngữ tương đối phức tạp so với những bài cùng thể loại trên báo
nói, báo hình. Cịn trên báo hình và báo nói, bài nào cũng được đọc cho tất cả
mọi người. Khán giả không thể chọn tin để nghe, trừ những chủ đề lớn đã
được thông báo trước. Vậy nội dung bài nói phải đơn giản hơn. Bài nói đơn
giản cịn vì thời lượng cho một phóng sự chỉ khoảng 3-4 phút. Trên báo hình
chỉ có thể đi sâu vào một khía cạnh nào đó mà thơi, khơng thể nói tất cả các
khía cạnh, mọi ngóc ngách vấn đề. Như vậy, thơng tin trên báo hình sơ lược
hơn; từ ngữ phải đơn giản hơn. Khán giả chủ yếu xem truyền hình, nghe phát
thanh; xem và nghe thụ động chứ khơng phải chủ yếu là đi tìm các tin tức một
cách tích cực, nên khơng mấy ai sẵn sàng căng mắt vắt óc, tập trung cao độ để
nghe hiểu những thơng tin phức tạp. Cách trình bày rối rắm và nội dung phức
tạp sẽ làm khán thính giả mất hứng thú. Phải biết một quy luật tâm lí: Nghe
những gì không hiểu, người ta sẽ chán. Một khi đã chán thì khơng muốn nghe
nữa. Lúc đó, họ chuyển sang kênh khác, thậm chí tắt đài, tắt tivi. Như vậy,


9

đọc báo để biết và hiểu rõ sự kiện, còn nghe đài, xem tivi để biết sự kiện.
Điều này chi phối cách tổ chức ngơn từ.
Cịn một khác biệt nữa, trong các bài nói trên đài, có yếu tố thứ ba tham
gia vào mà ở báo in khơng có, đó là âm nhạc và tiếng động. Những âm thanh
làm nền cho bài đọc chiếm khoảng 1/3 thời lượng bài tin. Trên tivi, hình ảnh
có một vai trị quan trọng đặc biệt, nó có thể làm nền cho sự liên kết, chuyển
tiếp các lời nói. Điều này khơng có ở báo viết và đài phát thanh. Tin trên
truyền hình có kèm hình ảnh và âm thanh sống động giúp khán thính giả nhận
thức sự kiện cả bằng thị giác, thính giác. Do vậy, chúng có tác dụng mạnh
hơn nhiều so với tin chay chỉ có đọc. Vậy là, hình ảnh dễ cho ta biết cái gì đã
xẩy ra, nhưng người xem cịn muốn biết xẩy ra ở đâu. Do đó, bài tin cho
truyền hình cần đặc biệt chú trọng đến cái gì và ở đâu.
1.2.1.2. Sự khác biệt về ngơn ngữ
a. Khác biệt về từ ngữ
Trong báo viết, dùng một từ nào đó là phải cân nhắc, nếu chưa chắc chắn
về sắc thái nghĩa của nó thì phải tra từ điển. Như vậy, trong báo viết, có những
từ khơng phải là khẩu ngữ và không thường trực trong mỗi chúng ta. Khi nói,
phải nói sao để khán thính giả chỉ nghe một lần là hiểu ngay. Do vậy, cần viết
cho thật dễ hiểu. Từ ngữ dùng trên báo hình, báo nói là từ khẩu ngữ. Đây là
những từ ngữ giản dị, đời thường, những từ mà cả người viết và người nghe
đều hiểu và thuộc nằm lòng. Đây là những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản. Trong
lớp từ vựng này, khơng có các thuật ngữ của các ngành chun mơn như khoa
học, kinh tế, kĩ thuật, v.v.. Chẳng hạn, không nói: Các nhà khoa học vạch rõ
rằng tỉ lệ sống sót của rùa con sau khi sinh ra hàng năm thường thấp hơn so
với tỉ lệ tử vong. Đã không có tỉ lệ cụ thể thì khơng nên dùng cách so sánh về tỉ
lệ. Nên chuyển chúng theo cách so sánh số lượng: Các nhà khoa học nói rằng
hàng năm số rùa con mới sinh bị chết nhiều hơn là số cịn sống sót.


10

Trên tivi, hình ảnh giúp khán giả nhìn thấy những mức độ, trạng thái
của sự kiện. Vậy thì, nếu như trên báo in đã khơng nên dùng nhiều tính từ và
trạng từ thì trên báo hình lại càng cần tránh dùng tính từ, trạng từ.
Khẩu ngữ chấp nhận những yếu tố dư. Do vậy, khi nói, nếu bạn cảm
thấy một từ nào đó có thể làm khán thính giả khó tiếp nhận, bạn nên giải thích
thêm có nghĩa là… Từ đây, bạn được phép viết dài hơn ngay cả ở những câu
mà trên báo in được coi là đầy đủ, rõ ràng. Mục đích chính là làm thế nào để
độc giả hiểu được ngay từ khi nghe đọc. Vậy thì, khơng nói việc ép cá khá
phổ biến ở các nơng trại mà nói việc ép cá có nghĩa là cho cá thụ tinh khá
phổ biến ở các nông trại.
Về cách đọc các chữ viết tắt và cách biên tập lại những con số để đọc,
cần lưu ý: Không ai đọc chữ tắt VAC là vác mà phải đọc các chữ cái thành ba
âm tiết: vê-a-xê. Cách đọc này không ngắn hơn cách đọc vườn - ao - chuồng
mà lại khó hiểu hơn. Báo in có thể viết sản xuất theo mơ hình VAC. Nhưng để
đọc trên phát thanh - truyền hình, nên chuyển thành sản xuất theo phương
thức vườn - ao - chuồng. Như vậy, có những trường hợp trên báo in thực hiện
viết tắt nhưng trên báo hình, báo nói lại phải đọc đầy đủ.
Nếu trên báo in có quy tắc: không kể những chữ tắt quen thuộc, lần đầu
tiên dùng một chữ tắt nào thì cần dùng ngoặc đơn sau từ tắt đó để chua nghĩa
cho nó thì trong báo nói lại càng cần tơn trọng quy tắc này. Trên báo viết có
thể có những tin như: Phong Nha - Kẻ Bàng vừa được UNESCO chính thức
cơng nhận là di sản thiên nhiên và văn hoá lịch sử thế giới [TT, 04.7.2003].
Trong tin này, có thể khơng cần chua nghĩa của UNESCO, một từ khá quen
thuộc đối với bạn đọc trung bình. Người nào khơng hiểu có thể tra từ này
trong những từ điển thông thường. Nhưng trong báo nói, thì cần thiết phải giải
thích thêm về từ UNESCO như sau: Phong Nha - Ke Bàng vừa được tổ chức
giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc U-NÉT-CƠ chính thức
cơng nhận là di sản thiên nhiên và văn hoá lịch sử thế giới.



11
Các kí hiệu chun mơn là những chữ tắt. Khơng nên đọc theo chữ cái
của chúng. Khi biên tập để đọc, nên chuyển chúng thành những từ ngữ có thể
đọc thành những lời dễ hiểu. Không viết USD, kw, ha, m2,… mà viết đơla Mĩ,
kilơ ốt, hecta, mét vng,… cho dễ đọc.
b. Khác biệt về ngữ pháp
Để đọc, trên báo hình và báo nói nên viết những câu ở thì hiện tại và
theo dạng câu chủ động. Những câu này có trật tự chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ.
Chỉ khi muốn nhấn mạnh một điều gì đó, người ta mới đảo trật tự các thành
phần câu như đưa vị ngữ đứng trước chủ ngữ, đưa bổ ngữ đứng trước động từ
(vị ngữ), v.v.. Tránh viết những câu theo dạng bị động. Chẳng hạn, không nên
viết: Các quầy báo đã được mở ra ở một số điểm quan trọng trong thành phố
cho các báo hàng ngày. Mà viết: Ở một số trọng điểm trong thành phố đã có
nhiều quầy bán báo hàng ngày. Cũng không nên dùng những câu phủ định.
Chẳng hạn, không viết: Những người đánh cá không bị cấm bắt tôm dọc bờ
biển bằng dụng cụ cổ truyền. Mà viết: Những người đánh cá được phép dùng
dụng cụ cổ truyền bắt tôm dọc bờ biển.
Ngôn ngữ viết được gọt dũa nên ít những từ dư, những từ đệm. Trái lại,
trong ngơn ngữ nói, có thể dùng nhiều từ đệm. Chẳng hạn: Dù thế nào đi
chăng nữa,.. (ngôn ngữ nói)/ Dù thế nào chăng nữa,… (ngơn ngữ viết);
Người nơng dân khó mà an tâm (ngơn ngữ nói)/ Người nơng dân khơng an
tâm,... (ngơn ngữ viết).
Có những cấu trúc đặc thù giúp ngơn ngữ nói chuyển tải được những
ý tứ (hàm ý) khi nói. Ngơn ngữ nói sử dụng nhiều quán ngữ, thành ngữ.
Chẳng hạn:
(1) Quan sát hai cách trả lời cùng diễn đạt một nội dung cho câu hỏi Bà
ốm thế nào? (1a) Lẽ thường thơi. Vì già nên sinh bệnh. (1b) Bệnh già ấy mà!
Khi viết, người ta thường dùng câu (1a), cịn khi nói thường dùng câu (1b).



12
(2) So sánh hai câu đều là những lời xin lỗi: (2a) Con xin lỗi má. Do sơ
ý con đã đánh bể mấy chiếc li rồi. (2b) Con lỡ tay làm bể mấy chiếc li rồi.
Câu (2a) thường dùng trong ngơn ngữ viết. Đó là một lời xin lỗi mà lí do
được nói rõ trong câu thứ hai chứa trạng ngữ ngun nhân. Cịn câu (2b) dùng
trong ngơn ngữ nói. Từ lỡ chứa đựng nghĩa (/có tiền giả định) đã xẩy ra một
điều không tốt, như lỡ việc, lỡ hẹn, lỡ bước, lỡ miệng, v.v.. Lỡ tay lỡ chân là
những hành động liên quan đến tay chân, chứ không liên quan đến ý thức, nên
là hành động không chủ ý để xẩy ra một điều không tốt. Trong những ngữ
cảnh thích hợp, câu (2b) cũng là lời xin lỗi.
Những ví dụ trên cho thấy, có những chuỗi câu trong ngơn ngữ viết đã
chuyển thành những câu rất ngắn trong ngôn ngữ nói.
Nếu như trong báo viết, cần viết những câu ngắn thì trong báo nói càng
cần viết những câu ngắn. Không nên mở rộng câu bằng những định ngữ dài
hoặc bằng nhiều định ngữ. Mỗi câu chỉ nên diễn đạt một ý, thể hiện một sự
tình. Trên tivi, hình ảnh có vai trị đặc biệt quan trọng, nó có thể làm nền cho
sự liên kết, chuyển tiếp các lời nói. Vậy thì, để tạo sự liên kết giữa các câu và
các vế câu, không nên dùng nhiều phương thức liên kết ngữ pháp, nghĩa là,
không nên dùng nhiều quan hệ từ (liên từ và giới từ). Nên dùng nhiều phương
thức liên kết logic - ngữ nghĩa. Như vậy, sẽ dễ dàng tách một câu phức thành
những câu ngắn, câu thật ngắn. Trên báo in, có thể viết một câu như: Hạn hán
kéo dài làm cho cây chết hàng loạt và vùng này nhiều gia đình lâm vào cảnh
thiếu ăn. Nhưng để đọc trên tivi, nhờ có hình ảnh, có thể dùng phương thức
liên kết nội dung để viết lại tin trên: Hạn hán kéo dài. Cây chết hàng loạt. Cái
đói đang kéo đến nhiều gia đình vùng này. Ta thấy, báo đọc phải tách câu trên
thành ba câu ngắn. Trong câu ghép đẳng lập, các cụm từ làm cho, lâm vào
cảnh sẽ dễ tiếp nhận trong báo in nhưng sẽ khó khăn đối với báo đọc nên phải
diễn đạt theo ngơn ngữ nói. Sự liên kết nội dung dẫn tới những khả năng rút



13
gọn các thành phần câu khác nhau, mà thường là rút gọn chủ ngữ, cũng có khi
rút gọn vị ngữ. Để người nghe một lần là hiểu ngay, chúng ta chấp nhận cách
nói có những từ ngữ lặp lại. Chẳng hạn:
(1) Báo viết có thể viết: Các nhà khảo cổ Pháp và Ecuador đã phát
hiện một nền văn minh cổ ở vùng tây Amazon, Nam Mĩ…. Việc phát hiện các
vật dụng bằng đá mài nhẵn tinh xảo tại đây chứng tỏ xưa kia có một cộng
đồng người cổ mà cho đến nay người ta chưa biết danh xưng từng sinh sống.
Khi chuyển sang báo nói, nên dùng phép thế đại từ hoặc lặp từ vựng để
tách câu thứ hai thành ba câu ngắn hơn như sau: Tại đây, họ phát hiện các vật
dụng bằng đá mài nhẵn tinh xảo. Điều này chứng tỏ xưa kia có một cộng
đồng người cổ từng sinh sống tại đây. Tên gọi của cộng đồng này, cho đến
nay người ta chưa biết.
(2) Báo viết: Quốc hội đã thông qua giai đoạn ba của dự án kế hoạch
hố gia đình với khoản chi ba nghìn tỉ đồng, trong đó có 30% ngoại tệ. Câu
trên có hai lần mở rộng: với khoản chi…, trong đó có… Do vậy, khi chuyển
sang ngơn ngữ nói/đọc có thể tách thành ba câu đơn có liên kết với nhau như
sau: Quốc hội vừa thơng qua ngân sách kế hoạch hố gia đình giai đoạn ba.
Ba nghìn tỉ đồng sẽ được chi cho khoản này. Gần một phần ba số tiền này là
ngoại tệ.
Trong phóng sự cho báo in, một sự kiện nhiều khi cần được miêu tả tỉ mỉ.
Nhưng phóng sự cho tivi, tự hình ảnh đã có thể thay thế cho lời miêu tả. Lúc đó,
chỉ cần những lời bình ngắn gọn mà hình ảnh khơng thể nói đầy đủ được.
Đôi khi, xướng ngôn viên đọc chữ tác thành chữ tộ, ngắt câu/giọng
không đúng chỗ khiến ý nọ thành ý kia. Chẳng hạn: Sinh sản vơ tình [TTCN,
1998] đọc thành Sinh sản vơ tính; Ngư dân bám biển, đọc thành Ngu dân bám
biển, v.v.. Do vậy, khi viết để đọc, nên thận trọng những từ gần âm, nhất là
những từ chỉ khác nhau thanh điệu như nhầm/nhằm, phất/phát, trở lực/trợ



14
lực, đáng/đảng, báo động/bạo động, cổ nhân/cố nhân, v.v.. Lưu ý, không viết
những câu mơ hồ, nhất là những câu mơ hồ về cú pháp, những câu mà ngắt
nhịp thế nào cũng được.
Dấu câu là lợi thế của báo in mà báo nói khơng có được. Trong bài tin
để nói, dấu câu là khơng thể đọc nhưng có dấu câu, xướng ngôn viên biết
được chỗ ngắt giọng để điều chỉnh nhịp nói, chỗ ngừng dài ngắn khác nhau.
Đó là các dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, gạch ngang. Lại có những dấu câu để
chú giải (dấu ngoặc đơn), để trích dẫn trực tiếp (dấu ngoặc kép), để chỉ quan
điểm của nhà báo khơng đồng tình hoặc nghi ngờ điều được người khác nói
mà tác giả nhắc lại (dấu chấm than, chấm hỏi trong ngoặc đơn (!), (?), (!?), để
nói ngược hoặc để chỉ tiếng lóng (dấu ngoặc kép). Khi viết cho phát thanh và
truyền hình nên cố gắng từ ngữ hố những dấu thuộc loại thứ hai này, nghĩa
là, chuyển chúng thành lời. Chẳng hạn, trên báo in viết: Theo nhật báo Thông
tin kinh tế (Trung Quốc), một cuộc điều tra “bị một số nhân viên có trách
nhiệm cản trở” kéo dài 11 tháng cho thấy hối lộ và tham nhũng là nguyên
nhân gây ra các tổn thất lên tới 2,42 triệu USD ở cơng trình này.
Có thể chuyển câu trên sang báo nói theo phong cách ngơn ngữ gián
tiếp như sau: Nhật báo Thông tin kinh tế của Trung Quốc viết rằng một cuộc
điều tra kéo dài 11 tháng và bị một số nhân vật có trách nhiệm cản trở, cho
thấy hối lộ và tham nhũng là nguyên nhân làm cho cơng trình này tổn thất tới
2,42 triệu USD.
Ở ngơn ngữ viết, có thể dùng dấu ngoặc kép để nói rằng từ ngữ đứng
trong dấu đó khơng đúng với nghĩa thơng thường của nó. Khi chuyển sang
báo nói (ngơn ngữ để đọc), trong trường hợp này nên dùng cụm từ cái được
gọi là để thay thế cho dấu ngoặc kép. Chẳng hạn:
(1) Báo viết: Nguyễn Văn Thành - nguyên là lãnh đạo Phòng tư pháp
huyện Đức Trọng - mặc dù học hành mới qua hết bậc trung học, song nhờ



15
đức tính “ngoan ngỗn” và “biết điều” với cấp trên nên được giao thêm một
trọng trách nữa.
Chuyển sang bản tin để đọc, có thể viết: Nguyễn Văn Thành - nguyên
là lãnh đạo Phòng tư pháp huyện Đức Trọng - mặc dù học hành mới qua hết
bậc trung học, song nhờ cái mà người ta gọi là đức tính ngoan ngỗn và biết
điều với cấp trên nên Thành được giao thêm một trọng trách nữa.
(2) Có thể trên báo viết: Bắt Hiệp “phò mã” - con rể Năm Cam, nhưng
viết để đọc, cần chuyển câu đó sang dạng khẩu ngữ như sau: Bắt tên Hiệp,
con rể Năm Cam, kẻ mà giới giang hồ gọi là Hiệp phò mã.
Hiện tượng ngữ âm liên quan đến trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu (ngôn
ngữ học gọi là ngôn điệu) tạo ra độ trầm bổng, dài ngắn, mạnh nhẹ của lời nói
là một lợi thế của báo nói mà báo in khơng có được. Ngơn điệu làm tăng sức
truyền cảm của thông tin. Bằng giọng trầm bổng, sử dụng những quảng ngừng
nghỉ, đọc mạnh hay lướt nhẹ, nhanh hay chậm, hùng hồn hay êm nhẹ, vui tươi
hay trang nghiêm, xướng ngơn viên có thể truyền được điều mình muốn nói.
Với giọng đọc trầm, nghẹn ngào nghe như có tiếng nấc, xướng ngơn viên
đang diễn tả nỗi buồn thương khi muốn chuyển đến khán thính giả một tin
buồn. Bằng giọng sôi nổi, hào hứng, người đọc đang chuyển đến một tin vui.
1.2.2. Phóng sự truyền hình
1.2.2.1. Phóng sự và thể loại phóng sự báo chí
Nhìn chung, phóng sự là một thể thuộc loại kí. Theo các tác giả Từ điển
thuật ngữ văn học: Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ, việc nhằm làm sáng
tỏ trước cơng luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số
phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương
hay tồn xã hội [12, tr. 256-257].
Mục đích của phóng sự là cung cấp cho người đọc những tri thức
phong phú, đầy đủ, chính xác để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và



16
việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Vì thế, người viết phóng sự thường sử
dụng các biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi
chép tại chỗ,… Ngày nay, người viết phóng sự cịn sử dụng cả những phương
tiện máy móc như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim,… Thực tế, phóng
sự vốn là một thể loại của báo chí nhưng nếu người viết sử dụng một số
phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình
ảnh, cách miêu tả hướng vào thế giới bên trong của nhân vật,… thì phóng sự
có thể trở thành tác phẩm văn học.
Phần lớn các tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thơng đều khẳng định
thể loại phóng sự ra đời đầu tiên ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX, gắn liền với
sự thắng lợi của cuộc đấu tranh vì tự do báo chí kéo dài suốt ba thế kỷ và sự
phát triển vượt bậc của tư tưởng dân chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây. Còn
ở Việt Nam, phóng sự xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX. Bởi lịch sử
dân tộc ta vào những năm 30 của thế kỷ XX có những biến cố và cùng với nó
là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929-1933.
Những năm này, thực trạng xã hội gồm tầng lớp tiểu tư sản và dân
nghèo thành thị bế tắc, khơng có lối thốt, cộng thêm sự nghênh ngang, cao
ngạo của bè lũ quan lại, địa chủ theo Pháp đã trở thành đề tài nóng để các nhà
văn trước đó chuyên viết tiểu thuyết chuyển sang viết theo dạng phóng sự, ký
sự. Bởi người đọc lúc này khơng cịn hứng thú với những đề tài lãng mạn mà
chỉ chú tâm vào những tác phẩm phản ánh hiện thực của cuộc sống.
Trên thực tế, phóng sự là một thể loại báo chí có tính giao thoa với văn
học. Nó có nhiệm vụ thơng tin thời sự về người thật việc thật trong quá trình
phát sinh, phát triển của xã hội. Ở đây, có thể khẳng định, phóng sự là một
trong những thể loại báo chí có khả năng phản ánh những mâu thuẫn, hiện
trạng, thực tế đời sống một cách năng động, đáp ứng yêu cầu thông tin thời
sự, có khả năng tác động trực tiếp vào cảm của người dân.



17
Đối với đặc trưng của phóng sự, trước hết nhà báo, phóng viên phải
cung cấp được cho bạn đọc khả năng nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của
người chứng kiến. Nghĩa là, người thật, việc thật có ý nghĩa xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cộng đồng. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất
của phóng sự so với các thể loại báo chí khác là nó có khả năng phản ánh hiện
thực được phân tích, mổ xẻ một cách cụ thể, đúng yêu cầu và đáp ứng được
hơi thở của cuộc sống. Ở thể loại phóng sự, nhà báo, phóng viên phải tìm
hiểu, khai thác các góc độ thơng tin, từ đó lựa chọn, chắt lọc vấn đề để thể
hiện được bản chất của sự việc cần nêu ra.
Qua so sánh các thể loại, có thể nhìn nhận một cách khoa học về đóng
góp của thể loại phóng sự được xem là chủ lực trong báo chí: Tin chỉ thực
hiện và đáp ứng thông tin hiện thực có tính thời điểm, như khi nào, ở đâu,
việc gì, như thế nào,…; tường thuật phản ánh sự việc tỉ mỉ, trình tự diễn biến
đang xảy ra; ghi nhanh đem đến cho người đọc, người nghe, người xem
những nét phác thảo sinh động, có ý nghĩa thời sự với những chi tiết tiêu biểu
và ấn tượng nhất; còn thể loại phóng sự phải thực hiện nhiệm vụ phản ánh
hiện thực theo cách khoa học, biện chứng đầy đủ nhất. Phóng sự phải phản
ánh những mảng hiện thực có vấn đề, có đầy đủ sự kiện, tác động trực tiếp
đến nhu cầu mưu sinh, cuộc sống thường ngày của người dân. Ở thể loại
phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật chứ khơng chỉ dừng lại ở
việc thông báo tin tức. Yếu tố này vừa là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ chủ
chốt, có tính quyết định đến thành bại của tác phẩm báo chí. Như trên đã nói,
bởi tin chỉ dừng lại ở việc phản ánh, thơng tin sự việc, vấn đề có tính thời sự,
cịn phóng sự là trọng tâm của vấn đề cần được khai thác, đúc rút, tổng hợp
dựa trên quá trình vận động của hiện thực có thể phát sinh, phát triển theo
vịng quay của thời gian.
Chẳng hạn, ba kỳ phóng sự điều tra Nhức nhối nạn phá rừng đặc dụng
ở Quế Phong được Đài phát thanh truyền hình Nghệ An (Đài PTTH Nghệ



18
An) phát sóng vào ngày 16 tháng 01 năm 2016 cho thấy rất rõ lập luận trên:
Kỳ 1: Khi nhóm phóng viên nhận được nguồn tin của người dân cung
cấp về nạn phá rừng. Ngay lập tức, thông tin này được báo cáo lên lãnh đạo
Đài phát thanh truyền hình Nghệ An. Đây là nguồn tin nóng, nên cần có sự
kiểm chứng cụ thể, nhưng phải đảm bảo được yếu tố bí mật. Và khơng ai
khác, chính nhóm phịng viên thời sự của Đài bắt tay vào cuộc điều tra. Nội
dung của phóng sự được phóng viên là người trực tiếp chứng kiến: Đây là khu
rừng đặc dụng Pù Hoạt, nằm gần bản Na Lướm, xã Thông Thụ, huyện Quế
Phong. Từ nhiều năm nay, khu vực này xảy ra tình trạng khai thác rừng trái
phép, gây bất bình trong dư luận nhân dân.
Phóng viên dẫn hiện trường:
Thưa quý vị và các bạn! Phải nói việc phá rừng tại khu rừng đặc dụng
của xã Thơng Thụ huyện Quế Phong đã có hệ thống từ trước tới nay. Chúng
tôi càng vào sâu bên trong rừng, lâm tặc đốn hạ những cây gỗ cổ thụ rất
nhiều. Đây là một trong những ví dụ cụ thể: đây là phần ngọn của một cây cổ
thụ mà lâm tặc mới chặt hạ, có đường kính lên đến 80cm (phần dẫn hiện
trường được thực hiện dưới dạng văn nói).
Trước khi phát sóng kỳ 1, nghĩa là, các tư liệu hình ảnh, số liệu liên
quan đến cây rừng bị đốn hạ, phỏng vấn người dân,… đều đã được chuẩn bị
cụ thể. Do đó, phát sóng điều tra kỳ 1, đồng nghĩa với việc đón nhận sự phản
ứng, thậm chí là đổ lỗi của những cá nhân, đơn vị liên quan để xảy ra tình
trạng phá rừng.
Nội dung phóng sự: Vào tận sâu bên trong rừng và bằng nhiều cách,
chúng tôi tiếp cận được với rất nhiều lâm tặc đang khai thác gỗ trái phép tại đây
(Lời bình theo cách khẳng định, bởi tất cả đã có hình ảnh thực tế kèm theo)
Nhóm phóng viên đã bí mật ghi hình cuộc trao đổi với những lâm tặc
đang vận chuyển gỗ tại đây. Đối tượng Mạc Văn Thành, Bản Kiềng, Châu
Bính, Quỳ Châu:



19
- Anh vào đây làm gì thế? + Tơi đưa cưa này vào đây để làm gỗ. - Làm
cho ai? + Làm cho thầy Quang và ông Vi Văn Xuyên - Bí thư nhà ở bản Lốc.
Cịn anh? (Mạc Văn Chung, Bản Kiềng, Châu Bính, Quỳ Châu): Tơi
mới lên ngày hơm qua. Vì có ơng Xun th vào chăn trâu thì vào.- Chăn
trâu họ trả một trăm rưỡi một ngày.
Chăn trâu mà được trả công một ngày 150 ngàn đồng, quả là thu nhập
rất cao đối với một lao động làm th tại vùng núi cao này? (Lời bình của
phóng viên trước câu trả lời của những đối tướng phá rừng).
Như vậy, muốn phản ánh được hiện thực khách quan, biện chứng đòi
hỏi nhà báo phải nắm bắt được hiện thực, quá trình phát triển của vấn đề, sự
kiện, cũng như phải thu thập chứng cứ, tư duy vấn đề, từ đó nhìn nhận, đánh
giá theo phương pháp khách quan, khoa học nhất.
Phóng sự điều tra phá rừng ở kỳ 2: “Trong nhiều ngày tác nghiệp tại
khu vực này, nhóm phóng viên chúng tơi được một số bà con có tâm huyết
với rừng cho biết: Việc phá rừng đặc dụng Pù Hoạt nằm ở địa bàn bản Na
Lướm, xã Thông Thụ đã diễn ra từ lâu. Phá rừng ở đây đã có hệ thống, phá
một cách ngang nhiên, cơng khai nhưng khơng có bất cứ một sự can thiệp nào
của ngành chức năng địa phương. Ông Nguyễn Trọng Lễ, Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm huyện Quế Phong nói theo cách biện luận: Trước đây, đây là
đường mòn của người dân đi, nên có một vài cây bụi bị chặt bỏ là khơng đáng
kể. Mình khơng quản lí hết được để người dân lợi dụng. Hơn nữa người ta
cũng có nhu cầu bổ sung ít gỗ để làm nhà, nên người ta lợi dụng vào đó để
chặt cây. Nếu có gỗ thì chúng tôi cũng đã đánh dấu, kiểm kê hết cả rồi.
Trả lời như vậy, chắc chắn ông Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quế
Phong có thể chưa một lần bước chân vào khu rừng này?”
Hiện thực khách quan ở đây là phải trung thực. Nghĩa là, có sự đối
chứng giữa người dân, đối tượng trực tiếp phá rừng và cả những người đứng



×