Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quy trình cấp phép chặt hạ cây xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.62 KB, 7 trang )

QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP DỊCH CHUYỂN,
CHẶT HẠ CÂY XANH
1. Mục đích
- Nhằm đảm bảo quản lý việc dịch chuyển, chặt cây xanh tuân thủ theo quy định
của Pháp luật có liên quan.
-Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với hệ thống cây xanh trên địa bàn
thành phố, triển khai quản lý, duy trì và khai thác hệ thống cây xanh để đảm bảo cảnh
quan đô thị và đảm bảo an tồn cảnh quan đơ thị.
- Làm căn cứ để kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh
đô thị, chặt cây, tỉa cành, dịch chuyển cây; xử lý các hành vi phá hoại làm ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây đô thị.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khi cần thực hiện công tác chặt hạ cây
chết, cây sâu mục; giải phóng mặt bằng thi cơng các cơng trình được nhanh chóng,
thuận tiện.
2. Các tài liệu liên quan
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quản lý cây
xanh đơ thị;
- Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn quản lý cây xanh đô thị;
- Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ
sung một số điều của Thông tư số 20/2005/TT-BXD;
- Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/05/2010 của UBND thành phố Hà
Nội về việc ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa, vườn
thú trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố về
việc ban hành phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội trên
địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 7109/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội
về việc cơng bố Quy trình, đinh mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá duy trì công viên, cây
xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội;


- Quyết định số 1640/QĐ-UBND ngày 09/03/2017 của UBND thành phố về việc
Phê duyệt danh mục công viên, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ do Thành phố quản lý sau
đầu tư theo quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/09/2016 của
UBND Thành phố;
- Quyết định số 6470/QĐ-UBND ngày 27/11/2018 của UBND thành phố Hà Nội
về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc phạm
vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng Hà Nội.
3. Trách nhiệm


3.1. Cán bộ tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục cấp phép
Thực hiện theo Quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
3.2. Phụ trách bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp phép
Thực hiện theo Quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
3.3. Cán bộ thụ lý, giải quyết hồ sơ cấp phép của phịng chun mơn
- Kiểm tra lại hồ sơ và tiếp nhận, thụ lý hồ sơ bàn giao từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ
hành chính.
- Kiểm tra, giải quyết hồ sơ theo quy định. Nếu đến thời hạn chưa có kết quả cần
gửi thông báo lý do cụ thể về bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính.
- Phối hợp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính giải quyết các khiếu nại,
vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền.
3.4. Phụ trách bộ phận chuyên môn
- Cùng cán bộ thụ lý tiếp nhận hồ sơ bàn giao từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành
chính.
- Ký phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, đôn đốc, kiểm tra cán bộ thụ lý giải
quyết hồ sơ theo quy định.
4. Nội dung quy trình
4.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
4.1.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh của tổ chức,
cá nhân

- Đơn đề nghị cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh của tổ chức, cá nhân
(Biểu mẫu BM.27.01).
- Ảnh màu chụp hiện trạng cây (cỡ 10cm x 15cm) thể hiện rõ vị trí, tình trạng,
hiển thị sự nguy hiểm (vết sâu mục, độ nghiêng, rễ nổi…).
4.1.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh phục vụ cho
thi công dự án, giải phóng mặt bằng, xây dựng
- Đơn đề nghị dịch chuyển, chặt hạ cây xanh của tổ chức, cá nhân (Biểu mẫu
BM.27.01).
- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền (bản sao).
- Bản vẽ mặt bằng thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong đó thể
hiện vị trí cây xanh nằm trong cơng trình xây dựng (bản sao).
- Giấy phép xây dựng cơng trình hoặc văn bản chấp thuận đấu nối giao thông của
cấp có thẩm quyền cho phép (bản sao).
- Ảnh màu chụp hiện trạng cây (cỡ 10cm x 15cm); trong đó thể hiện rõ cây xanh
và vị trí, tình trạng, hiển thị sự nguy hiểm (vết sâu mục, độ nghiêng, rễ nổi…) thể hiện
hình dáng cây.
4.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh:


4.2.1. Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh (với trường hợp có số lượng
nhỏ hơn 10 cây; khơng phải cây quý hiếm, cổ thụ; cây được công nhận có giá trị
lịch sử văn hố; khơng có biểu hiện phá hoại làm cây chết)
Cách thức thực
hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân Nộp hồ sơ đề nghị dịch chuyển, chặt hạ cây xanh tại bộ
phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng: Tiếp nhận hồ sơ và ghi
giấy biên nhận, hẹn ngày.
Bước 3: Chuyển hồ sơ cho phòng Hạ tầng kỹ thuật.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo bằng văn bản cho tổ chức,
cá nhân trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, nêu rõ lý do;
- Trường hợp hồ sơ cần giải trình và bổ sung thêm, thông báo bằng văn bản cho tổ
chức, cá nhân không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày viết phiếu biên nhận;
- Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, soạn Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây
xanh (dự thảo).
Ghi chú:
- Các trường hợp phải yêu cầu bổ sung hồ sơ, chuyên viên thụ lý hồ sơ dự thảo
văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ báo cáo để Lãnh đạo phòng ký ban hành theo uỷ
quyền của Lãnh đạo Sở;
- Thời gian bổ sung hồ sơ khơng tính vào thời gian cấp giấy phép dịch chuyển,
chặt hạ cây xanh.
Bước 5: Trình dự thảo Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh cho Lãnh đạo
Phòng xem xét:
- Nếu đồng ý: Lãnh đạo Phòng ký nháy trên Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây
xanh, trình Lãnh đạo Sở Xây dựng phê duyệt;
- Nếu không đồng ý: Chuyển lại bước 4.
Bước 6: Kiểm tra nội dung Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh:
- Nếu đồng ý: Ký vào Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh;
- Nếu không đồng ý: Chuyển lại Phịng chun mơn xử lý.
Bước 7: Hạ tầng kỹ thuật chuyển Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh về Bộ
phận Tiếp nhận và trả kết quả.
Bước 8: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:
- Tiếp nhận Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh, cập nhật Phiếu theo dõi q
trình xử lý cơng việc;
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Bước 9: Thống kê và theo dõi: Chun viên được phân cơng có trách nhiệm
thống kê các TTHC thực hiện tại đơn vị vào Sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC.


Đối tượng thực
hiện:

Các tổ chức, cá nhân

Thành phần hồ
sơ:

- Đơn đề nghị dịch chuyển, chặt hạ cây xanh của tổ chức, cá nhân- Bản sao các
văn bản phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền phê duyệt- Bản sao Bản vẽ mặt
bằng thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong đó thể hiện vị trí cây
xanh nằm trong cơng trình xây dựng- Bản sao giấy phép thành lập Công ty hoặc
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức (nếu là Tổ chức)- Bản sao Giấy
phép xây dựng cơng trình hoặc văn bản chấp thuận đấu nối giao thơng của cấp có
thẩm quyền cho phép- Ảnh màu chụp hiện trạng các cây (cỡ 10cm x 15cm); trong
đó thể hiện rõ cây xanh và vị trí, tình trạng, hiển thị sự nguy hiểm (vết sâu mục, độ
nghiêng, rễ nổi…)- Giấy uỷ quyền hợp pháp đối với người không phải là người
đại diện theo pháp luật của tổ chức


Số lượng hồ sơ:

1 bộ hồ sơ

Thời hạn giải
quyết:

7 ngày 0 giờ 0 phút - 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với
trường hợp đề nghị chặt cây thông thường (số lượng nhỏ dưới 10 cây; không phải
là cây quý hiếm, cây cổ thụ; cây được cơng nhận có giá trị lịch sử văn hố; khơng

có biểu hiện phá hoại làm cây chết).

Phí, Lệ phí:

Khơng

u cầu, điều
kiện thực hiện:

Các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện và yêu cầu sau:
- Cây xanh có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm hoặc đến tuổi già cỗi khơng đảm
bảo an tồn;
- Cây xanh cong queo, xấu, còi cọc, phát triển kém gây mất mỹ quan đô thị;
- Cây xanh đã chết thuộc danh mục cây quý hiếm, cổ thụ;
- Cây xanh có có đường kính thân cây từ 20cm trở lên hoặc chiều cao từ 10 m trở
lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân;
- Cây đơn thân thuộc họ Cau (Arecaceae) trên đường phố, công viên, vườn hoa,
nơi cơng cộng, có đường kính thân cây từ 20cm trở lên và chiều cao lộ thân từ 2m
trở lên;
- Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình hoặc dự
án đấu nối giao thơng cần phải giải phóng mặt bằng;

Kết quả thực
hiện:

Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh

Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng- Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/05/2010 của

UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây
xanh đô thị, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Thành phố Hà Nội- Nghị định số
64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô
thị- Quyết định số 7109/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc công bố Quy trình, đinh mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá duy trì cơng
viên, cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội- Thông tư số 20/2005/TT-BXD
ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị- Thông
tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ sung một
số điều của Thông tư số 20/2005/TT-BXD

4.2.2. Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh (số lượng lớn trên 10 cây; cây
quý hiếm; cây cổ thụ phải báo cáo UBND Thành phố chấp thuận; cây có biểu hiện
bị phá hoại cần phải xác minh)
Cách thức thực
hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân: Nộp hồ sơ đề nghị dịch chuyển, chặt hạ cây xanh tại
bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng: Tiếp nhận hồ sơ và ghi
giấy biên nhận, hẹn ngày.
Bước 3: Chuyển hồ sơ cho phòng Hạ tầng kỹ thuật.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo bằng văn bản cho tổ chức,
cá nhân trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, nêu rõ lý do;
- Chuyên viên giải quyết hồ sơ phối hợp cùng Tổ công tác kiểm tra xác định tình
trạng chất lượng cây xanh và đề xuất, thống nhất phương án xử lý, giải quyết để
cấp phép dịch chuyển, chặt hạ cây;
- Trường hợp, Hồ sơ cần giải trình và bổ sung thêm, thơng báo bằng văn bản cho



tổ chức, cá nhân không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày viết phiếu biên nhận;
- Trường hợp, Hồ sơ đáp ứng yêu cầu; Chuyên viên soạn Văn bản Báo cáo UBND
Thành phố về phương án xử lý dịch chuyển, chặt hạ cây xanh (dự thảo).
Ghi chú:
- Các trường hợp phải yêu cầu bổ sung hồ sơ, chuyên viên thụ lý hồ sơ dự thảo
văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ báo cáo để Lãnh đạo phòng ký ban hành theo uỷ
quyền của Lãnh đạo Sở;
- Thời gian bổ sung hồ sơ khơng tính vào thời gian cấp giấy phép dịch chuyển,
chặt hạ cây xanh.
Bước 5: Trình dự thảo Văn bản Báo cáo UBND Thành phố về phương án xử lý
dịch chuyển, chặt hạ cây xanh cho Lãnh đạo Phòng xem xét:
- Nếu đồng ý: Lãnh đạo Phòng ký nháy trên Văn bản Báo cáo UBND Thành phố
về phương án xử lý dịch chuyển, chặt hạ cây xanh, trình Lãnh đạo Sở Xây dựng
phê duyệt;
- Nếu khơng đồng ý: Chuyển lại bước 4.
Bước 6: Chờ Văn bản trả lời của UBND Thành phố; soạn GP dịch chuyển, chặt
hạ cây xanh
- Trường hợp, Hồ sơ được UBND Thành phố chấp thuận, yêu cầu soạn Giấy phép
dịch chuyển, chặt hạ cây xanh (dự thảo);
- Trường hợp, Hồ sơ không được UBND Thành phố chấp thuận: Trả lại hồ sơ về
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.
Ghi chú: Thời gian chờ Văn bản chấp thuận của UBND Thành phố không tính
vào thời gian cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh.
Bước 7: Trình dự thảo Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh cho Lãnh đạo
Phòng xem xét:
- Lãnh đạo Phòng ký nháy trên Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh, trình
Lãnh đạo Sở Xây dựng phê duyệt
Bước 8: Kiểm tra nội dung Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh:
- Nếu đồng ý: Ký vào Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh
- Nếu không đồng ý: Chuyển lại Phịng chun mơn xử lý.

Bước 9: Hạ tầng kỹ thuật chuyển Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh về Bộ
phận Tiếp nhận và trả kết quả
Bước 10: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:
- Tiếp nhận Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh, cập nhật Phiếu theo dõi q
trình xử lý cơng việc;
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Bước 11: Thống kê và theo dõi: Chun viên được phân cơng có trách nhiệm
thống kê các TTHC thực hiện tại đơn vị vào Sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC.
Đối tượng thực
hiện:

Các tổ chức, cá nhân

Thành phần hồ
sơ:

- Đơn đề nghị dịch chuyển, chặt hạ cây xanh của tổ chức, cá nhân- Bản sao các
văn bản phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền phê duyệt- Bản sao Bản vẽ mặt
bằng thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong đó thể hiện vị trí cây
xanh nằm trong cơng trình xây dựng- Bản sao giấy phép thành lập Công ty hoặc
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức (nếu là Tổ chức)- Bản sao Giấy
phép xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận đấu nối giao thơng của cấp có
thẩm quyền cho phép- Ảnh màu chụp hiện trạng các cây (cỡ 10cm x 15cm); trong
đó thể hiện rõ cây xanh và vị trí, tình trạng, hiển thị sự nguy hiểm (vết sâu mục, độ
nghiêng, rễ nổi…)- Giấy uỷ quyền hợp pháp đối với người không phải là người
đại diện theo pháp luật của tổ chức


Số lượng hồ sơ:


1 bộ hồ sơ

Thời hạn giải
quyết:

14 ngày 0 giờ 0 phút - 14 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối
với trường hợp đặc biệt sau: + Cây có biểu hiện bị phá hoại cần phải điều tra xác
minh. + Dịch chuyển, chặt hạ cây với số lượng lớn trên 10 cây (khơng bao gồm
cây chết); cây q hiếm (cây có nguồn gen đặc biệt và giá trị kinh tế cao đã được
ghi tên vào sách đỏ Việt Nam phần thực vật theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
ngày 30/3/2006 của Chính phủ); cây cổ thụ; cây được cơng nhận có giá trị lịch sử
văn hoá phải báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận (viết tắt là
UBNDTP); cây có biểu hiện bị phá hoại cần phải xác minh.

Phí, Lệ phí:

Khơng

u cầu, điều
kiện thực hiện:

Các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện và yêu cầu sau:
- Cây xanh có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm hoặc đến tuổi già cỗi khơng đảm
bảo an tồn;
- Cây xanh cong queo, xấu, còi cọc, phát triển kém gây mất mỹ quan đô thị;
- Cây xanh thuộc danh mục cây được bảo tồn; cây quý hiếm; cây cổ thụ; cây được
công nhận có giá trị lịch sử văn hố;
- Cây xanh có có đường kính thân cây từ 20cm trở lên hoặc chiều cao từ 10 m trở
lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân;
- Cây đơn thân thuộc họ Cau (Arecaceae) trên đường phố, công viên, vườn hoa,

nơi cơng cộng, có đường kính thân cây từ 20cm trở lên và chiều cao lộ thân từ 2m
trở lên;
- Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình hoặc dự
án đấu nối giao thơng cần phải giải phóng mặt bằng;

Kết quả thực
hiện:

Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh

Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng- Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/05/2010 của
UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây
xanh đô thị, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Thành phố Hà Nội- Nghị định số
64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô
thị- Quyết định số 7109/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc công bố Quy trình, đinh mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá duy trì cơng
viên, cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội- Thông tư số 20/2005/TT-BXD
ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị- Thông
tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ sung một
số điều của Thông tư số 20/2005/TT-BXD

4.2.3. Gia hạn Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh (với trường hợp Giấy
phép quá thời hạn các tổ chức/cá nhân được cấp phép thực hiện phải xin gia hạn
giấy phép, số lần gia hạn: 01 lần; trong trường hợp quá thời gian gia hạn hoặc giấy
phép trong thời gian q 45 ngày thì giấy phép khơng còn giá trị; các tổ chức/cá
nhân phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép)
Cách thức thực
hiện:


Bước 1: Tổ chức, cá nhân Nộp hồ sơ đề nghị gia hạn dịch chuyển, chặt hạ cây
xanh tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Xây dựng: Tiếp nhận hồ sơ và ghi
giấy biên nhận, hẹn ngày.


Bước 3: Chuyển hồ sơ cho phòng Hạ tầng kỹ thuật.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, thông báo bằng văn bản cho tổ chức,
cá nhân trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, nêu rõ lý do;
- Trường hợp, hồ sơ đáp ứng yêu cầu, gia hạn Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây
xanh.
Ghi chú: Các trường hợp phải yêu cầu bổ sung hồ sơ, chuyên viên thụ lý hồ sơ dự
thảo văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ báo cáo để Lãnh đạo phòng ký ban hành theo
uỷ quyền của Lãnh đạo Sở;
Bước 5: Trình tự gia hạn Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh cho Lãnh đạo
Phòng xem xét: Chuyên viên thụ lý hồ sơ ký nháy trên trang phần gia hạn của
Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh; trình Lãnh đạo Phịng Hạ tầng kỹ thuật
phê duyệt;
Bước 6: Hạ tầng kỹ thuật chuyển Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh về Bộ
phận Tiếp nhận và trả kết quả.
Bước 7: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả:
- Tiếp nhận Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh, cập nhật Phiếu theo dõi quá
trình xử lý công việc;
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Bước 8: Thống kê và theo dõi: Chuyên viên được phân cơng có trách nhiệm
thống kê các TTHC thực hiện tại đơn vị vào Sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC.
Đối tượng thực
hiện:


Các tổ chức, cá nhân

Thành phần hồ
sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh

Số lượng hồ sơ:

1 bộ hồ sơ

Thời hạn giải
quyết:

4 ngày 0 giờ 0 phút - 4 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

Phí, Lệ phí:

Khơng

u cầu, điều
kiện thực hiện:

Các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện và yêu cầu sau: Giấy phép dịch
chuyển, chặt hạ cây xanh (trong thời gian tối đa 45 ngày đã cấp giấy phép).

Kết quả thực
hiện:


Giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh

5. Phụ lục biểu mẫu
BM.27.01: Đơn đề nghị cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh.
BM.27.02: Bảng thống kê cây xanh cần dịch chuyển, chặt hạ
BM.27.03: Đơn đề nghị gia hạn cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh
BM.27.04: Mẫu văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
BM.27.05 : Biên bản kiểm tra xác định tình trạng chất lượng cây.
BM.27.06: Giấy phép chặt cây, tỉa cành, dịch chuyển cây xanh.



×