BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ
SỐ THÁNG 3/2021
THUỘC NHIỆM VỤ
“Cập nhật, cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực Logistics
Việt Nam giai đoạn 2021-2025”năm 2021
Hà Nội, năm 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 1
TĨM TẮT ............................................................................................................ 2
PHẦN 1. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THÁNG ........... 3
1. Tình hình và xu hướng chung ..................................................................... 3
2. Vận tải ........................................................................................................... 4
2.1. Vận tải hàng hóa nói chung................................................................... 4
2.2. Vận tải đường bộ .................................................................................... 6
2.3. Vận tải đường sắt và đa phương thức ................................................... 7
2.4. Vận tải hàng không ................................................................................ 8
2.5. Vận tải đường biển và cảng biển ........................................................... 9
3. Hoạt động kho bãi, giao nhận, công nghệ trong logistics và thương
mại điện tử ..................................................................................................... 13
PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: ĐƯỜNG CAO TỐC TRÊN BIỂN- MỐI QUAN
TÂM LỚN CỦA NGÀNH HÀNG HẢI HOA KỲ TRONG NĂM 2021 ..... 17
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Chỉ số Dịch vụ Vận tải Hàng hóa (TSI) .................................................. 4
Hình 2: Chỉ số điều kiện thị trường vận tải xe tải (TCI) của Hoa Kỳ các tháng
năm 2020 và 2021 ................................................................................................ 7
Hình 4: Tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển bởi 14 hãng hàng khơng
hàng đầu Hoa Kỳ các tháng năm 2020 và tháng 01/2021 (đvt: % so cùng kỳ
năm trước) ............................................................................................................ 9
Hình 5: CMA CGM ghé qua dịch vụ Cầu Cổng Vàng lần đầu tiên tại Cảng
Container Quốc tế Oakland ................................................................................ 10
Hình 6: Cleveron 501 là một ki-ốt tạp hóa tự động. .......................................... 15
Hình 7: Khối lượng vận tải container của các hãng tải biển và liên minh hàng
hải trong giai đoạn 2015-2020 (đvt: triệu TEU) ................................................ 22
1
TĨM TẮT
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chính thức ký thơng qua gói cứu trợ ứng phó
với Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Theo đó, hầu hết người Mỹ sẽ nhận được
khoản hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD, đồng thời đưa gần 20 tỷ USD cho kế hoạch tiêm
vắc-xin Covid-19 và 350 tỷ USD vào hoạt động cứu trợ của tiểu bang, địa phương.
Chính sách này sẽ giúp cải thiện thu nhập, kích thích tiêu dùng và qua đó giúp thị
trường logistics sơi động hơn.
Từ cuối năm 2020 đến giữa tháng 3/2021, sự thiếu hụt về kho bãi, container
vẫn gây khó khăn cho nhiều nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo thơng tin từ
Bloomberg, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng Los Angeles- cửa ngõ lớn nhất của Hoa
Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ châu Á, cuối cùng đã bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm
trong tuần thứ 3 của tháng 3/2021, sau khi các công nhân bến cảng trở lại làm việc
nhiều hơn và giảm lượng hàng tồn đọng.
Vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Hoa Kỳ và các
quốc gia Bắc Mỹ khác (Canada và Mexico) trong năm 2020 giảm so với năm 2019.
Các điều kiện thị trường gần như tốt nhất từ trước đến nay đối với các công ty
vận tải đường bộ và được dự báo sẽ thuận lợi trong năm nay. Với các gói kích thích
tăng trưởng từ Chính phủ Hoa Kỳ, lượng hàng tồn kho tăng đột biến và đại dịch đang
giảm dần, nhu cầu vận chuyển hàng hóa vững chắc giúp thị trường vận tải xe tải tại
Hoa Kỳ sôi động hơn.
Theo số liệu do Hiệp hội các tuyến đường sắt Hoa Kỳ (AAR) công bố hàng
năm, lượng toa xe đường sắt Hoa Kỳ và khối lượng liên phương thức biến động theo
các chiều khác nhau trong tháng 02/2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trong suốt tháng
02/2021, băng tuyết đã bao phủ rộng khắp đất nước, bao gồm nhiều khu vực hiếm khi
thấy thời tiết khắc nghiệt đến như vậy vào mùa. Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng
đến giao thông, bao gồm cả đường sắt-vốn tương đối ổn định.
Đại dịch COVID-19 có tác động lớn đến xã hội và hoạt động kinh doanh cũng
như nhiều khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên các chiến dịch tiêm
vắc-xin trên diện rộng đang mở ra những triển vọng tươi sáng hơn cho thị trường dịch
vụ logistics và bất động sản logistics tại Hoa Kỳ. Một báo cáo do Prologis- công ty ủy
thác đầu tư bất động sản có trụ sở tại San Francisco đã đi sâu đánh giá việc tái mở cửa
nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản logistics trong thời
gian tới.
2
NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THÁNG
1. Tình hình và xu hướng chung
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chính thức ký thơng qua gói cứu trợ
ứng phó với Covid-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Theo đó, hầu hết người Mỹ sẽ
nhận được khoản hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD, đồng thời đưa gần 20 tỷ USD cho
kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 và 350 tỷ USD vào hoạt động cứu trợ của tiểu
bang, địa phương. Chính sách này sẽ giúp cải thiện thu nhập, kích thích tiêu
dùng và do đó, tạo động lực mới cho lĩnh vực logistics.
Đến giữa tháng 3/2021, sự thiếu hụt về kho bãi, container vẫn gây khó
khăn cho nhiều nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ. Ví dụ, một nhà xuất khẩu táo tại
Washington cho biết điều này đang khiến các khách hàng nước ngồi của họ
tìm đến các đối thủ cạnh tranh ở các nước như Chile, nơi mới bắt đầu thu hoạch
táo.
Cuộc khủng hoảng nguồn cung container rỗng cũng như thiếu kho bãi để
lưu trữ do tình trạng tắc nghẽn tại các bến cảnh là biểu hiện gần đây nhất của
một hệ thống thương mại toàn cầu, vốn mất cân bằng ngay cả trước khi xảy ra
đại dịch, nhưng giờ đây đã căng thẳng đến mức gây khó khăn cho nhiều chủ
hàng trên thế giới.
Hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập một số cảng ở Bờ Tây, đặc biệt là ở
Los Angeles, nơi các tàu thường phải chờ nhiều ngày để dỡ hàng. Một số tàu
trong số đó, sau khi dỡ hàng ở Los Angeles, đi nhận hàng tại các cảng Bờ Tây
khác lại tắc nghẽn ở Nam California và gây ra sự chậm trễ lớn cho các nhà xuất
khẩu khi chờ xếp hàng ở Seattle và Tacoma.
Tuy nhiên, theo thơng tin từ Bloomberg, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng
Los Angeles, cửa ngõ lớn nhất của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ châu Á,
cuối cùng đã bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm trong tuần thứ 3 của tháng
3/2021, sau khi các công nhân bến cảng tìm cách giảm lượng hàng tồn đọng.
Theo các quan chức giám sát giao thông hàng hải ở Vịnh San Pedro, Nam
California, tính đến Chủ Nhật, ngày 13 tháng 3 năm 2021, có 22 tàu container
3
đang chờ dỡ hàng tại các cảng Long Beach và Los Angeles. Tuần trước đó con
số này là có 29. Thời gian chờ trung bình cho chỗ cập cảng là 7,6 ngày, theo
báo cáo của cảng Los Angeles.
Cảng vụ Cảng Oakland cho biết các cảng hàng hải đang nỗ lực tối đa để
giải quyết tình trạng tồn đọng hàng nhập khẩu tại các kho container của họ và
sự chậm trễ hiện nay chủ yếu là ở các tàu chờ cập cảng. Các bến sẽ hoạt động
vào ban đêm và các ngày cuối tuần để cải thiện lưu lượng hàng hóa. Theo
nguồn tin từ cảng, tình trạng kẹt tàu sẽ kết thúc trong vòng 10 ngày. Hai bến lớn
nhất của cảng đang hoạt động với công suất 50-60% công suất của bãi
container, vì vậy họ có đủ khả năng để xử lý khối lượng hàng hóa nhiều hơn.
Trung bình có 10 chiếc thuyền được bốc và dỡ hàng một ngày ở Oakland, so
với 3 hoặc 5 chiếc được xếp hoặc dỡ bình thường.
2. Vận tải
2.1. Vận tải hàng hóa nói chung
Theo số liệu của Cục Thống kê Vận tải của Bộ Giao thông Vận tải Hoa
Kỳ (BTS) công bố vào tháng 3/2021, chỉ số Dịch vụ Vận tải hàng hóa (TSI),
dựa trên lượng hàng hóa được vận chuyển bởi ngành dịch vụ vận tải (khơng tính
tự vận chuyển), đã giảm 3,6% trong tháng 01/2021 so với mức sửa đổi của
tháng 12/2020. Nếu so với tháng 01 năm 2020 thì chỉ số này đã giảm 0,1%.
145
140
135 136,2
130
Năm 2018
125
Năm 2019
Năm 2020
120
Năm 2021
115
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hình 1: Chỉ số Dịch vụ Vận tải Hàng hóa (TSI)
Nguồn: Cục Thống kê Vận tải của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (BTS)
4
Vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Hoa Kỳ
và các quốc gia Bắc Mỹ khác (Canada và Mexico) trong năm 2020 giảm so
với năm 2019:
Tổng cước vận tải qua biên giới đất liền giữa Hoa Kỳ và các nước láng
giềng Bắc Mỹ đạt 1,06 nghìn tỷ USD trong năm 2020, giảm 13,3% so với năm
2019.
Trong 11 tháng đầu năm 2020, tổng cước vận chuyển qua các cửa khẩu
liên tục giảm hàng tháng so với cùng tháng năm trước, trước khi tăng 0,4% vào
cuối năm vào tháng 12/2020.
Về phương thức vận tải trong năm 2020:
+ Vận chuyển bằng xe tải đạt 695 tỷ USD, giảm 10,0% so với năm 2019;
+ Vận chuyển bằng đường sắt đã đat 148 tỷ USD, giảm 16,9% so với
năm 2019.
Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (USDOT) gần đây đã công bố Kế hoạch
chiến lược Vận tải quốc gia (NFSP) lần đầu tiên, một sáng kiến lịch sử sẽ mang
lại lợi ích cho các chủ hàng và các bên liên quan khác các giải pháp logistics,
với các lựa chọn hợp lý, hiệu quả và đáng tin cậy hơn trong chuỗi cung ứng
hàng hóa của Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hóa tiếp tục tăng trưởng, kế
hoạch mới đưa ra tầm nhìn đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động
và các bộ phận thiết yếu khác của hệ thống vận tải hàng hóa nhằm tăng cường
năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Mỗi ngày, các chủ hàng vận chuyển hơn 51 triệu tấn hàng hóa và các sản
phẩm năng lượng trị giá gần 52 tỷ USD qua mạng lưới giao thông của Hoa Kỳ.
Đơn cử như mạng lưới vận tải hàng hóa tại khu vực St. Louis, Missouri, chuyên
chở 210 triệu tấn hàng hóa đi và đến hàng năm với trị giá 6 tỷ USD.
Các nguyên tắc hành động chỉ đạo của kế hoạch đối với sự tham gia của
liên bang vào chính sách vận chuyển hàng hóa bao gồm:
5
+ Cải thiện sự hợp tác liên ngành, đa khu vực tài phán và đa phương
thức;
+ Cung cấp các nguồn lực liên bang có mục tiêu và hỗ trợ tài chính cho
các dự án vận tải hàng hóa mang lại lợi ích đáng kể cho kinh tế quốc gia và
cộng đồng doanh nghiệp chủ hàng.
+ Thúc đẩy các dự án theo hình thức hợp tác cơng tư.
Ví dụ, trong 24 tháng qua, gần 1 tỷ USD đã được đầu tư vào mạng lưới
vận tải hàng hóa của khu vực. Nhiều dự án được tài trợ đã được xác định trong
Danh sách các dự án ưu tiên trong lĩnh vực vận tải tại khu vực St. Louis, đại
diện cho nhu cầu cơ sở hạ tầng chính của các ngành sản xuất và logistics trong
khu vực. Danh sách hàng năm là một cơng cụ có giá trị để điều chỉnh và tăng
cường vận động ủng hộ và tài trợ cho các cải tiến cơ sở hạ tầng quan trọng, và
hiện bao gồm 21 dự án với tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD. Một nửa số tiền đó bao
gồm các dự án đang được xây dựng hoặc được tài trợ và dự kiến sẽ sớm bắt
đầu.
Chương trình đầu tư bao gồm dự án trị giá 222 triệu USD để thay thế Cầu
Merchants bắc qua sông Mississippi, một trong những hành lang đường sắt
đơng-tây chính của Hoa Kỳ phục vụ trung tâm đường sắt lớn thứ ba trong nước.
Dự án đường sắt đa phương thức này là một ví dụ thành cơng cho hình thức đầu
tư là đối tác cơng tư PPP.
2.2. Vận tải đường bộ
Chỉ số điều kiện thị trường dịch vụ vận tải bằng xe tải TCI tháng 01 năm
2021- tháng gần đây nhất mà dữ liệu có sẵn, ở mức 10,37, cao hơn hẳn so với
8,51 của tháng 12/2020, gần bằng mức 10,46 của tháng 11/2020 (tháng 11 vốn
là tháng cao điểm vận chuyển theo chu kỳ hàng năm tại Hoa Kỳ).
6
20
15
10,37
10
5
2,04
0,96
0
-5
-10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Năm 2020
-15
10
11
12
1
2
Năm
2021
-20
-25
-30
-35
Hình 2: Chỉ số điều kiện thị trường vận tải xe tải (TCI) của Hoa Kỳ các tháng
năm 2020 và 2021
Nguồn: Cục Thống kê Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ)
Các điều kiện thị trường gần như tốt nhất từ trước đến nay đối với các
công ty vận tải đường bộ và được dự báo sẽ thuận lợi trong năm nay.
Với các gói kích thích tăng trưởng từ Chính phủ Hoa Kỳ, lượng hàng tồn
kho tăng đột biến và đại dịch đang giảm dần, nhu cầu vận chuyển hàng hóa
vững chắc giúp thị trường vận tải xe tải tại Hoa Kỳ sơi động hơn.
Bên cạnh đó, cũng có những rủi ro, ví dụ như thiếu nguồn cung ứng lao
động là các tài xế lành nghề và sẵn sàng gắn bó với cơng việc vất vả. Mặc dù thị
trường lao động được cải thiện khi số người Mỹ đi làm trở lại tăng lên trong
năm nay, nhưng những giới hạn về thời gian lái xe, kiểm dịch…vẫn khiến nghề
này trở nên kém hấp dẫn.
2.3.
Vận tải đường sắt và đa phương thức
Theo số liệu do Hiệp hội các tuyến đường sắt Hoa Kỳ (AAR) công bố
hàng năm, lượng toa xe đường sắt Hoa Kỳ và khối lượng liên phương thức biến
động theo các chiều khác nhau trong tháng 2/2021 so với cùng kỳ năm 2020.
Trong suốt tháng 02/2021, băng tuyết đã bao phủ rộng khắp đất nước,
bao gồm nhiều khu vực hiếm khi thấy thời tiết khắc nghiệt đến như vậy vào
mùa. Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng hình thức giao thơng, bao gồm cả
đường sắt-vốn tương đối ổn định.
7
Vận tải đa phương thức:
Về vận tải liên phương thức, tổng lượng container và rơ mooc của Hoa
Kỳ trong tháng 02/2021 đạt 1.015.995, tuy giảm so với tháng 01/2021 nhưng
tăng 1,8%, hay 18.184 đơn vị so với cùng kỳ năm 2020.
Vận chuyển đường sắt:
Trong tháng 02/2021, số lượng toa xe lửa vận chuyển hàng hóa ở mức
824.636, giảm 11,1%, hay 102.972 toa so với tháng 02/2020.
3 trong số 20 nhóm hàng hóa được AAR theo dõi tải trọng có mức tăng
so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: ngũ cốc tăng 12.342 toa hoặc 15,7%; bột
giấy & sản phẩm giấy tăng 578 toa, tương đương 2,8%; và quặng kim loại tăng
221 toa, tương đương 1,4%.
Nếu khơng tính than, vận tải hàng hóa giảm 71.135 toa, tương đương
10,6% hàng năm. Nếu khơng tính cả than và ngũ cốc, lượng thì mức giảm là
83.477 toa, tương đương 14%.
Các mặt hàng giảm trong tháng 02 năm 2021 so với tháng 02 năm 2020
bao gồm: than giảm 31.837 toa, tương đương 12,5%; đá dăm, cát & sỏi giảm
24.320 toa, tương đương 33%; và xe có động cơ & phụ tùng giảm 14.336 toa
tải, tương đương 20,4%.
2.4.
Vận tải hàng không
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Hoa Kỳ (BTS) công bố vào
tháng 3/2021, khối lượng vận chuyển của 14 hãng hàng khơng vận chuyển hàng
hóa hàng đầu của Hoa Kỳ vào tháng 01 năm 2021 đã tăng 13% so với tháng 01
năm 2020. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi mức tăng 12% đối với hàng hóa
nội địa và 15% đối với hàng hóa quốc tế.
14 hãng hàng khơng này chiếm tới 95% tổng lượng hàng hóa vận chuyển
bằng đường hàng khơng của Hoa Kỳ. Dữ liệu hàng hóa bao gồm cước vận tải
hàng hóa và thư từ được vận chuyển trong Hoa Kỳ và giữa Hoa Kỳ và các điểm
nước ngoài. Cụ thể như sau:
8
Tổng lượng hàng vận chuyển: 1.593 nghìn tấn, tăng 13,2% so với tháng
01 năm 2020 (1.407T tấn), trong đó:
+ Nội địa: 1.184 nghìn tấn, tăng 12,4% so với tháng 01 năm 2020
(1.053T tấn).
+ Quốc tế: 409 nghìn tấn, tăng 15,4% so với tháng 01 năm 2020 (355T
tấn).
Chuỗi số liệu thống kê cho thấy mức thấp nhất trong năm trở lại đây là
vào tháng 02/2020 với 1.297 nghìn tấn và mức cao nhất đạt được vào tháng
12/2020 với 1854 nghìn tấn.
Hình 3: Tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển bởi 14 hãng hàng không hàng
đầu Hoa Kỳ các tháng năm 2020 và tháng 01/2021 (đvt: % so cùng kỳ năm trước)
Nguồn: Cục Thống kê Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ)
2.5.
Vận tải đường biển và cảng biển
Giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Nam California
Tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Nam California đã diễn ra từ cuối tháng
11 năm 2020. Các lô hàng thương mại điện tử tăng nhanh chóng làm tăng khối
lượng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, đây là yếu tố chính gây ra tắc nghẽn.
Điều này đã đẩy một số lượng tàu chuyển đến cảng Oakland, nơi thường
là điểm dừng chân tiếp theo của họ. Điều này làm gián đoạn lịch trình hoạt động
bình thường của các tàu. Khi tàu đến muộn, họ thường xuyên lỡ hẹn cập bến,
nên phải thả neo chờ có chỗ cập bến.
9
Cảng Oakland đang nỗ lực để đảm bảo rằng thời hạn sử dụng của các sản
phẩm dễ hư hỏng không bị ảnh hưởng bởi những thách thức do tắc nghẽn này.
Oakland là bến cảng xuất khẩu ưa thích cho các sản phẩm của California do ưu
thế của các dịch vụ ghé cảng cuối cùng tại Cảng Oakland. Đồ dễ hỏng được
chất càng gần khoang tàu càng tốt vì một khi sản phẩm được thu hoạch, thời
gian để hàng đến được tay người tiêu dùng phải càng nhanh càng tốt. Không có
quy trình logistics nào có thể ngăn chặn q trình thối rữa tự nhiên của hàng
tươi sống khơng có chất bảo quản, do đó cả các bên trong chuỗi cung ứng đều
phải gấp rút để giữ cho hàng dễ hỏng chuyển đến đích cuối cùng một cách kịp
thời.
Oakland trở thành bến cảng ưu tiên: Một phần do sự chậm trễ ở các cảng
Nam California, hãng tàu CMA CGM đã giới thiệu dịch vụ ghé cảng đầu tiên
tại Oakland, và các hãng vận tải biển khác đang dự tính đến các chuyến cảng
đầu tiên của Oakland vào giữa năm nay.
Hình 4: CMA CGM ghé qua dịch vụ Cầu Cổng Vàng lần đầu tiên tại Cảng
Container Quốc tế Oakland
Nguồn: CMA CGM
10
Các tàu trong tuyến hàng tuần của CMA CGM hiện đã đưa Oakland là
điểm cập vào Hoa Kỳ đầu tiên của họ, bỏ qua Nam California. Đây là tuyến
Cầu Cổng Vàng mới của họ, tuyến đầu tiên ở Bắc Mỹ dừng tại Cảng Oakland
vào ngày 12 tháng 02 năm 2021, kết nối các cảng Thượng Hải Yantian và Cao
Hùng với Oakland.
Ed Aldridge, Chủ tịch CMA CGM Mỹ cho biết: “CMA CGM là hãng vận
tải xuyên Thái Bình Dương đầu tiên và duy nhất cung cấp dịch vụ trực tiếp từ
Châu Á đến Oakland, California. Dịch vụ Cầu Cổng Vàng mới ra mắt gần đây
của chúng tôi là minh chứng cho khả năng phục hồi, nhanh nhẹn và khả năng
đáp ứng khách hàng liên tục của CMA CGM. Hãng rất tự hào có thể hỗ trợ các
khách hàng ở Khu vực Vịnh San Francisco, cũng như các nhà nhập khẩu và
xuất khẩu trên khắp Hoa Kỳ, những người hiện sẽ sử dụng cảng này thông qua
đường sắt, để tăng tốc độ tiếp cận thị trường và cải thiện tính nhất quán cũng
như độ tin cậy đối với chuỗi cung ứng của họ”.
Cảng Los Angeles hoàn thành việc nâng cấp trị giá gần 1 triệu USD
cho bến cảng phục vụ mặt hàng trái cây
Bến cảng breakbulk tại cầu tàu 54-55 tại Cảng Los Angeles có mái lợp
màng vải mới trong số những cải tiến khác, nhờ gần 1 triệu USD nâng cấp được
hoàn thành trong tháng này bởi cảng hàng hải do SSA Marine điều hành.
Là điểm dừng chính của trái cây Chile đến Bờ Tây của Hoa Kỳ, cảng
SSA Marine đóng vai trò là trung tâm chế biến quan trọng đối với nho, trái cây
đá, kiwi và bơ nhập khẩu từ Chile. Khoảng 70.000-90.000 tấn hàng hóa dễ hỏng
đi qua cảng này vào mỗi mùa đông.
Marcel van Dijk, giám đốc tiếp thị hàng hóa của Cảng Los Angeles,
người giám sát các lô hàng kho lạnh, cho biết: “Người tiêu dùng mong đợi sản
phẩm tươi sống trên các kệ hàng tạp hóa quanh năm và chúng tơi cam kết có
sẵn cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tốt nhất có thể để đảm bảo rằng những mặt
hàng dễ hư hỏng được đưa ra thị trường một cách nhanh chóng và kịp thời.”
Từ tháng 12/2020 và dự kiến đến đầu tháng 4/2021, đây sẽ vẫn là khu
vực tập kết chính cho các sản phẩm pallet của Chile được hạ tải bằng các tàu
lạnh chuyên dụng tại cảng. Mạng lưới rộng lớn của các dịch vụ vận tải đường
11
bộ đối với hàng đông lạnh và các cơ sở lưu trữ lạnh của Cảng giúp bảo quản an
toàn hàng hóa dễ hư hỏng khi vận chuyển đến các cửa hàng tạp hóa, chợ sản
xuất và trung tâm phân phối - đến tận phía bắc như biên giới Canada và Texas ở
phía đơng.
Trong hơn 25 năm, những người trồng trọt ở Chile đã dựa vào bến cảng
SSA Marine chuyên dụng tại Cảng Los Angeles để cung cấp sản phẩm tươi
sống của họ đến các thị trường tiêu dùng ở Bắc Mỹ.
Việc nâng cấp nhà kho bảo quản hàng hóa tại cảng liên quan đến việc phá
bỏ lớp vỏ bọc hiện tại của tòa nhà, chế tạo và lắp đặt một mái màng vải mới,
thay thế các vách thạch cao đã chọn, và bổ sung các đèn chiếu sáng bên ngoài,
khung cửa và cửa chống cháy mới. Rubb Building Systems đã hoàn thành việc
nâng cấp, do Bộ phận Kỹ thuật của Cảng giám sát.
Cảng Los Angeles vẫn mở cửa và tất cả các bến hoạt động trong đại dịch
COVID-19. Là cảng biển hàng đầu Bắc Mỹ tính theo khối lượng container và
giá trị hàng hóa, cảng Los Angeles đã tạo điều kiện cho thương mại 276 tỷ USD
trong năm 2019. Các hoạt động và thương mại của khu phức hợp cảng Vịnh San
Pedro tạo điều kiện cho một trong chín việc làm trên các quận Los Angeles,
Orange, Riverside, San Bernardino và Ventura.
Thông tin liên hệ:
Phillip Sanfield
Cảng Los Angeles
425 Phố South Palos Verdes
San Pedro, CA, Hoa Kỳ 90731
Điện thoại: +1 (310) 732-3568
E-mail:
Web: portoflosangeles.org
12
3. Hoạt động kho bãi, giao nhận, công nghệ trong logistics và thương
mại điện tử
3.1. Kho bãi, bất động sản logistics:
Đại dịch COVID-19 có các tác động lớn đến xã hội và hoạt động kinh
doanh cũng như nhiều khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên các
chiến dịch tiêm vắc-xin trên diện rộng đang mở ra những triển vọng tươi sáng
hơn cho thị trường dịch vụ logistics và bất động sản logistics tại Hoa Kỳ. Một
báo cáo do Prologis- công ty ủy thác đầu tư bất động sản có trụ sở tại San
Francisco đã đi sâu đánh giá việc tái mở cửa nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến thị trường bất động sản logistics trong thời gian tới.
Báo cáo có tựa đề “Ln thay đổi: Triển vọng nhu cầu bất động sản
logistics”1 chỉ ra các xu hướng và chủ đề khác nhau liên quan đến cách đại dịch
COVID-19 “đã vĩnh viễn thay đổi toàn cảnh bất động sản logistics”, với các
quyết định về chuỗi cung ứng trở nên tổng thể hơn, hơn thế nữa theo hướng dữ
liệu và cấp thiết hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây, cùng với việc đơ thị hóa,
số hóa và nhân khẩu học đã thay đổi cách mọi người sống, làm việc và mua
sắm.
Trong báo cáo, Prologis đã chỉ ra các yếu tố khác nhau tác động đến nhu
cầu và bất động sản logistics, bao gồm:
+ Tốc độ tăng trưởng cơ cấu dài hạn của bất động sản logistics đã tăng
lên, trong đó mục đích sử dụng theo định hướng tiêu dùng tăng trong khi giảm
mục đích sử dụng cho sản xuất và thương mại;
+ Công nghệ và nhân khẩu học làm thay đổi ngành bán lẻ, vì kỳ vọng của
người tiêu dùng thay đổi trong dài hạn. Prologis ước tính rằng mức độ thâm
nhập của thương mại điện tử tồn cầu sẽ tăng ổn định, đạt trung bình 150 điểm
cơ bản/năm trong 5 năm tới và ngành bán lẻ đổi mới đòi những thay đổi tương
ứng của logistics để đảm bảo năng lực cạnh tranh;
+ Các phương pháp tốt nhất về logistics đang được áp dụng trên toàn cầu,
với khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng được kiểm tra khi các cơng ty mở
rộng ra tồn cầu, dẫn đến nhu cầu về kho hàng hiện đại và mạng lưới logistics
1
Forever Altered: The Future of Logistics Real Estate Demand,
13
phi tập trung. Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thương mại điện tử ngày càng tăng,
dự kiến sẽ dẫn đến nhu cầu về 3 -4 tỷ feet vuông trở lên, hoặc kho logistics hiện
đại trong chu kỳ tiếp theo;
+ Vị trí quan trọng hơn bao giờ hết đối với khách hàng bất động sản
logistics, vì chuỗi cung ứng là nguồn lợi thế cạnh tranh chính và sẽ tiếp tục thúc
đẩy hiệu quả tài chính; và
+ Độ co giãn của giá đối với cầu đã tăng lên, vì các quyết định lập kế
hoạch mạng lưới có thể mang lại lợi ích tạo doanh thu và kiểm soát chi phí,
vượt trội hơn đáng kể so với chi phí bất động sản, vốn chỉ chiếm 5% tổng chi
phí chuỗi cung ứng.
3.2.
Giao nhận
Các ki-ốt rô-bốt cung cấp dịch vụ phân phối hàng tạp hóa tự động và
khơng tiếp xúc cho người tiêu dùng đang được trang bị hệ thống làm lạnh bền
vững bằng các thiết bị Carrier Transicold NaturaLINE®, hệ thống làm lạnh
container sử dụng chất làm lạnh tự nhiên carbon dioxide (R-744).
Thường được sử dụng trên các container vận chuyển đường biển để bảo
vệ thực phẩm dễ hỏng và hàng đông lạnh vận chuyển giữa các lục địa, các
NaturaLINE cũng được sử dụng trên đất liền. Các đơn vị lưu trữ hàng dễ hỏng
và hiện chuyển hàng tạp hóa trực tiếp từ nhà bán lẻ đến người tiêu dùng thông
qua một ki-ốt do nhà sáng tạo robot người Estonia- Cleveron thực hiện.
Cleveron đã phát triển các giải pháp tự động “click and collect” cho nhiều
ứng dụng khác nhau và ki-ốt tạp hóa là một trong những giải pháp giao nhận
mới nhất được công bố. Vào thời điểm mà sức khỏe và sự an toàn của người
tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu, ki-ốt Cleveron 501 cung cấp một giải pháp thay
thế thuận tiện, không chạm 24/7 cho việc mua sắm hoặc nhận hàng tại cửa hàng
cũng như giao hàng tận nhà..
Mihkel Ilp, Giám đốc điều hành Cleveron cho biết: “Các container vận
chuyển lạnh dài 20 feet và 40 feet được trang bị các đơn vị NaturaLINE là một
lựa chọn tự nhiên cho ứng dụng Cleveron 501. Chúng tôi nhận ra rằng việc kết
hợp các container vận chuyển lạnh và robot sẽ tạo ra một sản phẩm dễ vận
chuyển và lắp đặt nhanh chóng, đồng thời mang lại hiệu quả làm mát và chịu
14
được tác động của thiên nhiên. Carrier được chọn là đối tác ưu tiên của chúng
tơi vì lịch sử hoạt động trong lĩnh vực làm lạnh và vận chuyển container và vì
Carrier cung cấp hệ thống NaturaLINE với chất làm lạnh R-744.”
Hình 5: Cleveron 501 là một ki-ốt tạp hóa tự động.
Chất làm lạnh tự nhiên của đơn vị NaturaLINE có giá trị tiềm năng nóng
lên tồn cầu (GWP) cực thấp là 1, một trong những giá trị thấp nhất trong số các
chất làm lạnh hệ thống chứa khác hiện đang được sử dụng, có GWP lớn hơn từ
hàng trăm đến hàng nghìn lần. Ilp cho biết tính bền vững của NaturaLINE thu
hút khách hàng của mình, nhiều người trong số đó là các nhà bán lẻ tạp hóa đa
quốc gia lớn với các sáng kiến xanh quan trọng và đang nỗ lực hướng tới tính
trung hịa của carbon.
Các thiết bị NaturaLINE được cơng nhận là có khả năng kiểm soát nhiệt
độ chặt chẽ, điều này rất quan trọng với sự đa dạng của các vị trí đặt ki-ốt.
Chúng có thể được lắp đặt tại các bãi đậu xe gần các cửa hàng tạp hóa / bán lẻ,
gần các tịa nhà văn phòng, ở các trung tâm thành phố sầm uất và các địa điểm
khác nơi không gian bán lẻ khan hiếm hoặc đắt đỏ.
Để sử dụng, khách hàng đặt hàng trực tuyến và có thời gian nhận hàng.
Sau đó, nhà bán lẻ chọn, đóng gói và đặt các mặt hàng đông lạnh và dễ hư hỏng
15
vào những chiếc túi mà kiosk Cleveron 501 cất giữ trong ngăn được kiểm sốt
nhiệt độ thích hợp. Khi khách hàng đến, một mã được quét từ điện thoại của họ
và ki-ốt sẽ phân phát đơn đặt hàng của họ.
Đến nay, các ki-ốt sử dụng thiết bị NaturaLINE của Carrier Transicold đã
được triển khai trên khắp Châu Âu trong môi trường bán lẻ / tạp hóa, có chung
dấu ấn với các hệ thống dựa trên R-744 bền vững tại cửa hàng của Carrier
Commercial Refrigeration Europe. Các hệ thống cũng đã được triển khai ở
Trung Đông, Úc, New Zealand và Hoa Kỳ.
16
PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: ĐƯỜNG CAO TỐC TRÊN BIỂN- MỐI QUAN
TÂM LỚN CỦA NGÀNH HÀNG HẢI HOA KỲ TRONG NĂM 2021
Những thay trong ngành hàng hải trong năm 2020 sẽ góp phần định hình
lại ngành này trong một thời gian tới. Nhu cầu đã giảm mạnh vào mùa xuân
năm 2020, khi các quốc gia trên thế giới thực hiện lockdown để ngăn chặn sự
lây lan của COVID-19. Sau đó, nhu cầu tăng trở lại vào cuối mùa hè khi người
tiêu dùng tăng cường mua sắm trực tuyến.
Khối lượng hồ sơ, chứng từ giao dịch vẫn gia tăng, thúc đẩy sự quan tâm
đến số hóa hoặc chuyển đổi hồ sơ giấy sang hồ sơ kỹ thuật số để hợp lý hóa quy
trình. Tuy nhiên, trước khi số hóa trên diện rộng, ngành hàng hải cần một bộ
tiêu chuẩn thống nhất, bộ tiêu chuẩn đó sẽ định hình ngành hàng hải thế giới nói
chung và Hoa Kỳ nói riêng trong năm 2021 và sau đó nữa.
Cuộc khủng hoảng do COVID-19 đang thúc đẩy nhiều tổ chức xem xét
phát triển chuỗi cung ứng khu vực, để thay thế hoặc bổ sung chuỗi cung ứng
toàn cầu của họ. Các cuộc thảo luận về sử dụng dịch vụ logistics bên thứ 3 và
bên thứ 4 như thế nào cho hiệu quả, đồng thời rút ngắn các chuỗi cung ứng dài
và rủi ro đang diễn ra sơi nổi trên thị trường logistics.
Ngồi ra, những chủ đề khác cũng được quan tâm như:
+ Thiết lập các đường cao tốc trên biển. Tương tự, để tránh sự đông đúc
và thời gian chờ đợi tại một số cảng lớn hiện nay, một số chủ hàng đang xem
xét các cảng nhỏ hơn mà họ có thể đã bỏ qua trước đây.
+ Xu hướng phát triển đường thủy nội địa để vận chuyển hàng hóa đang
ngày càng gia tăng. Điều này có thể giúp giảm thiểu tình trạng thiếu tài xế xe tải
và giảm lượng khí thải.
17
Những chuyển dịch này đang thay đổi ngành hàng hải của Hoa Kỳ. Tray
Anderson, trưởng bộ phận Công nghiệp và logistics khu vực châu Mỹ của công
ty bất động sản Cushman & Wakefield cho biết thị trường vận chuyển đang trở
nên năng động hơn và hứa hẹn nhiều thay đổi lớn trong năm 2021.
Ví dụ trước kia một cơng ty chủ hàng sẽ lựa chọn một cảng nào đó cho
việc xuất/nhập khẩu của mình và việc thay đổi sang một cảng khác sẽ tương đối
phức tạp. Trong khi đó, các cơng ty dịch vụ logistics lại có chun mơn để liên
tục đánh giá lại thời gian, chi phí và tính bền vững của các phương án khác
nhau để xác định phương án tối ưu cho mỗi chuyến hàng. Điều này càng có ý
nghĩa hơn trong bối cảnh dịch bệnh tạo ra những rủi ro lớn trong các chuỗi cung
ứng.
Ngay từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ra tổn thất lớn cho
hoạt động vận chuyển toàn cầu. Một chỉ số vận chuyển container toàn cầu cho
thấy sản lượng giảm từ 114,7 xuống 94,6 trong khoảng thời gian từ tháng 01
đến tháng 02 năm 2020.
Sang quý II/2020, nhu cầu của người tiêu dùng đối với nhiều loại hàng
hóa, từ thiết bị thể thao đến trò chơi điện tử và đồ nội thất mới, đặc biệt là ở
châu Âu và Bắc Mỹ, đã tăng cao và duy trì nhịp độ trong những tháng còn lại
18
của năm. Điều này đã khiến các cảng biển, ví dụ cảng New York và New Jersey
của Hoa Kỳ chứng kiến khối lượng hàng hóa tăng hai con số từ tháng 9/2020.
Cân bằng cung cầu:
Theo Gordon Downes, giám đốc điều hành của New York Shipping
Exchange, nhu cầu phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2020, nhưng khi đó các
hãng vận tải biển đã hủy bỏ các chuyến đi kém hiệu quả. Kết quả là, các hãng
vận tải và cảng gặp phải tình trạng tắc nghẽn lớn, trong khi giá cước tăng lên
mức kỷ lục. Trong tương lai, các hãng vận tải có thể sẽ tiếp tục hủy chuyến tàu
rủi ro cao hoặc kém hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận của họ không sụt giảm.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thị trường, việc giảm công
suất của các hãng vận tải biển trong khi nhu cầu tăng cao là bất thường. Joshua
Brogan, phó chủ tịch phụ trách hoạt động chiến lược của AT Kearney, một công
ty tư vấn toàn cầu, cho biết: “Các hãng vận tải lớn có truyền thống theo đuổi
doanh thu bằng mọi giá. Họ sẽ tăng công suất khi nhu cầu tăng nhằm tăng thị
phần. Tuy nhiên, hiện nay, các hãng dường như không có động thải tăng cơng
suất, cầu vượt cung khiến giá cước tăng vọt.
Theo báo cáo của S&P Global, ảnh hưởng của các liên minh vận tải biển
đặt ra câu hỏi cho tương lai của ngành. Cùng với nhau, 03 liên minh gồm Liên
minh 2M, Liên minh Đại dương (Ocean Alliance) và Liên minh Vận tải Hiệu
quả cao (THE) hiện chiếm hơn 80% thị trường.
Việc tăng giá cước cũng có thể khiến cộng đồng doanh nghiệp phải suy
nghĩ lại về các thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Các cuộc đàm phán
thường xuyên hơn với các nhà vận chuyển và giao nhận phổ biến hơn trong điều
kiện “bình thường mới”.
Định giá dựa trên bộ chỉ số về ngành cũng đang được áp dụng rộng rãi
hơn. Các chủ hàng và hãng vận tải từ lâu đã tán thành ý tưởng này nhưng bị cản
trở do thiếu các chỉ số hợp lý để làm căn cứ cho hợp đồng của họ. Ngày nay, có
nhiều chỉ số hơn cho các chủ hàng sử dụng để quản lý và bảo vệ tỷ giá hợp
đồng.
19
Tái cấu trúc chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến ngành vận tải biển như
thế nào?
Đại dịch COVID-19 có thể sẽ dần được kiểm soát, nhưng việc số lượng
các nhà máy sản xuất tập trung quá lớn tại châu Á đã buộc nhiều tổ chức hơn
phải xem xét việc rút ngắn chuỗi cung ứng của họ bằng cách thuê lại và / hoặc
tổ chức chuỗi cung ứng theo khu vực, hoặc có thể làm giảm số lượng các
chuyến hàng đi biển. Ví dụ, vào tháng 12 năm 2020, cơng ty xe đạp cố định
Peloton thông báo họ đã mua lại Precor, một nhà sản xuất thiết bị thể dục có trụ
sở tại Seattle. Với thương vụ này, Peloton cho biết họ sẽ thiết lập năng lực sản
xuất của Hoa Kỳ.
Đại dịch không phải là động lực duy nhất cho việc tái cấu trúc lại các
chuỗi cung ứng và đổi mới ngành hàng hải. Khi quá trình sản xuất trở nên tự
động hóa hơn, mức tiết kiệm đạt được khi sản xuất ở các khu vực có mức lương
thấp sẽ giảm xuống. Trong khi đó, thời gian cần thiết để vận chuyển hàng hóa
qua các đại dương và những rủi ro, ví dụ thuế quan hay các vấn đề phát sinh
khác từ chiến tranh thương mại lại khiến việc chuyển về sản xuất ở gần các thị
trường tiêu thụ lớn như châu Âu, Hoa Kỳ thậm chí cịn hiệu quả hơn về mặt chi
phí.
Tuy nhiên, thay đổi địa điểm sản xuất thường khơng thể được quyết định
nhanh chóng. Rick Gabrielson, cố vấn của công ty tư vấn New Day Advisors
cho biết: “Chuyển sang một thị trường khác đòi hỏi phải xác định các nhà cung
cấp mới, nguồn nguyên liệu và nguồn lao đọng mới. Điều đó cũng có nghĩa là
các cơng ty phải đánh giá chi phí và lợi ích, đồng thời cân bằng cả rủi ro”.
Ngày càng nhiều công ty đang đánh giá lại các chiến lược hàng hải của
họ ở Bắc Mỹ. Một số đang xem xét các cảng nhỏ hơn để cắt giảm sự phụ thuộc
của họ vào các cảng lớn nhất và thường đơng đúc nhất. Ví dụ, Walmart đã động
thổ xây dựng một trung tâm phân phối mới ở Nam Carolina vào tháng 12 năm
2020. Sau khi đi vào hoạt động, trung tâm này dự kiến sẽ tăng sản lượng tại
cảng Charleston lên khoảng 5%.
Cuộc thảo luận về "đường cao tốc trên biển" của Hoa Kỳ cũng đã được
đổi mới. Thuật ngữ này đề cập đến việc tận dụng hoạt động ven biển, quá cảnh
20
trong Vùng Vịnh và các hệ thống sông như sông Mississippi như một phần của
mạng lưới logistics của doanh nghiệp.
Ví dụ: xe tải có thể vận chuyển hàng hóa trên một chặng đường, sau đó
chuyển sang vận chuyển đường thủy, trước khi quay trở lại đường bộ. Châu Âu
đã thực hiện điều này một cách rộng rãi và một đường cao tốc hàng hải hiệu quả
hơn có thể giúp giảm thiểu tình trạng thiếu tài xế xe tải ở Hoa Kỳ, giảm tắc
nghẽn đường cao tốc và giảm lượng khí thải.
Trên thực tế, mục tiêu của chương trình Đường cao tốc trên biển do Bộ
Giao thông Vận tải Hoa Kỳ triển khai theo Đạo luật An ninh và Độc lập Năng
lượng năm 2007, là mở rộng các hoạt động vận tải ven biển của Hoa Kỳ.
Theo Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, nước này có một mạng lưới đường
thủy đa năng và rộng lớn, bao gồm sông, vịnh, kênh, bờ biển, vùng Hồ lớn…,
các tuyến đường biển và Hệ thống đường biển Saint Lawrence nhưng chưa
được sử dụng đúng mức.
Dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra những làn sóng địa chấn trong thương
mại tồn cầu và hàng hóa được vận chuyển bằng tàu container trên khắp thế
giới. Tuy nhiên, các hãng vận tải đã nhanh chóng loại bỏ khối lượng và giảm
tình trạng dư thừa do nhu cầu yếu hơn, qua đó hỗ trợ giá cước vận tải. Điều này
một phần do sự hợp nhất trong ngành vận tải trong những năm gần đây, mà đỉnh
cao là ba liên minh vận tải biển quan trọng: Liên minh 2M, Liên minh Đại
dương và Liên minh Vận tải Hiệu quả cao (THE).
21
Hình 6: Khối lượng vận tải container của các hãng tải biển và liên minh hàng hải
trong giai đoạn 2015-2020 (đvt: triệu TEU)
Nguồn: S&P Global (2021)
Cơng nghệ trở thành chìa khóa
Sean Maharaj, giám đốc điều hành trong lĩnh vực vận tải, logistics và
phân phối của công ty tư vấn AARete, cho biết đại dịch COVID-19 đã giúp đẩy
nhanh suy nghĩ trong ngành về các khái niệm như vận chuyển tự động, dữ liệu
lớn (big data) và các công cụ phân tích (analystic tools).
Trong tương lai, cơng nghệ và đặc biệt là số hóa sẽ là những chìa khóa
cho sự thành công của ngành hàng hải.
Khả năng chia sẻ, kết nối thông tin điện tử giữa người gửi hàng, người
vận chuyển và những người tham gia khác trong vận tải hàng hải sẽ mang lại
"hiệu quả lớn hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp".
Người gửi hàng sẽ có thể theo dõi sản phẩm của họ từ khi xếp hàng tại
nơi xuất phát cho đến khi tàu cập cảng. Các nhà điều hành tại các cảng, nhà ga,
công ty xếp nếp và kho hàng sẽ có thể lập kế hoạch chính xác hơn, tạo ra hiệu
quả rộng rãi.
Tuy nhiên, trước khi ngành cơng nghiệp hàng hải có thể tận dụng cơng
nghệ, nó cần các tiêu chuẩn mang tính trung lập về hệ thống (Có thể tham khảo
22
ví dụ của ngành tài chính, nơi đã phát triển mạng nhắn tin SWIFT để truyền
thông tin, chẳng hạn như hướng dẫn chuyển tiền, giữa các tổ chức).
Khi các con tàu trở nên kết nối hơn, an ninh mạng trở thành mối quan
tâm lớn hơn. Theo báo cáo của Lloyd's năm 2019, hậu quả của một cuộc tấn
công mạng vào 15 cảng trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, chẳng hạn như vi
rút máy tính làm xáo trộn cơ sở dữ liệu hàng hóa và làm gián đoạn hoạt động,
ước tính khoảng 110 tỷ USD.
Hiệp hội Vận chuyển Container kỹ thuật số, cùng với các thành viên hãng
vận tải, đang làm việc với các bên liên quan trong ngành, cũng như các tổ chức
liên chính phủ và cơng nghiệp, để thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật số cho một
số sáng kiến được ưu tiên hàng đầu trong 3-5 năm tới.
Những ưu tiên này bao gồm dữ liệu và giao diện, Internet of Things
(IoT), tài liệu điện tử và an ninh mạng. Thomas Bagge, giám đốc điều hành và
giám đốc pháp lý của Hiệp hội vận tải container kỹ thuật số cho biết: “9 doanh
nghiệp lớn vốn là đối thủ cạnh tranh lại đang cùng ngồi lại với chúng tơi để giải
quyết các vấn đề mang tính chất tồn ngành”.
Tập trung vào sự phát triển bền vững
Những tiến bộ công nghệ trong cả hệ thống thông tin và nhiên liệu hứa
hẹn sẽ giúp ngành hàng hải hoạt động bền vững hơn. Ước tính khoảng 10% các
tàu đóng mới là "tàu thông minh" sử dụng nhiều cảm biến để tối ưu hóa việc
định tuyến, cảm nhận các kiểu thời tiết và giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu.
Theo Hapag-Lloyd, việc sử dụng khí tự nhiên lỏng (LNG) để cung cấp
nhiên liệu cho tàu có thể giúp giảm lượng khí thải carbon từ 15% đến 30%,
đồng thời cắt giảm hơn 90% khí sulfur dioxide và các chất dạng hạt. Hãng đã đi
tiên phong trong việc chuyển đổi một tàu container lớn để có thể hoạt động
bằng LNG hoặc dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Các nỗ lực cũng đang được tiến hành để tìm ra các loại nhiên liệu mới.
Kế hoạch Chương trình Hydro mà Bộ Năng lượng Hoa Kỳ ban hành vào tháng
11 năm 2020, cho thấy các cơ hội cho các tàu chở hydro trong lĩnh vực giao
thông vận tải, bao gồm cả trong các ứng dụng hàng hải. Việc sử dụng hydro
trong các tàu biển khác nhau và tại các cảng để thoát nước xe tải, điện trên bờ
23
(điện cho tàu khi cập cảng), và thiết bị chở hàng đều có khả năng giảm lượng
khí thải carbon dioxide và các khí thải khác.
Biến động xảy ra trong năm 2020 dự kiến sẽ thay đổi diện mạo ngành
hàng hải trong vài năm tới. Các doanh nghiệp thành công trong việc số hóa hoạt
động của mình sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh, tương tự như những gì đã xảy ra
trong ngành bán lẻ và các ngành khác.
24