Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Báo cáo thị trường logistics Trung Quốc 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 21 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS TRUNG QUỐC
Số tháng 3/2021

THUỘC NHIỆM VỤ
“Cập nhật, cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực Logistics
Việt Nam giai đoạn 2021-2025”năm 2021

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
TĨM TẮT ............................................................................................................... 2
PHẦN 1. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS TRUNG
QUỐC TRONG THÁNG ...................................................................................... 4
1. Chỉ số phát triển ngành logistics Trung Quốc và các chỉ số liên quan....... 4
2. Hoạt động vận tải ............................................................................................... 7
2.1. Tình hình chung ............................................................................................ 7
2.2. Vận tải đường bộ .......................................................................................... 9
2.3. Vận tải đường sắt ........................................................................................ 11
2.4. Vận tải hàng không ..................................................................................... 12
2.5. Vận tải đường thủy ..................................................................................... 15
3. Cảng biển .......................................................................................................... 15
4. Hoạt động giao nhận, kho bãi ......................................................................... 16
4.1. Giao nhận, thương mại điện tử................................................................... 16
4.2. Kho bãi, chuỗi lạnh..................................................................................... 17
PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN
GIỚI THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG THƢƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC


VÀO NĂM 2021 ................................................................................................... 19

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Biểu đồ chỉ số sản lượng PMI tổng hợp từ tháng 1/2018 đến tháng
3/2021...................................................................................................................... 5
Hình 2: Tổng lượng vận chuyển hàng hóa theo tháng của Trung Quốc ................ 7
Hình 3: Cơ cấu phương thức vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc trong tháng
02/2021 (theo lượng hàng vận chuyển) .................................................................. 8
Hình 4: Vận tải hàng hóa bằng đường cao tốc của Trung Quốc (đvt: tỷ tấn) ........ 9
Hình 5: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt của Trung Quốc (đvt: triệu tấn) ......... 11
Hình 6: Vận tải hàng hóa bằng hàng khơng của Trung Quốc (đvt: 1000 tấn) ..... 13
Hình 7: Vận tải hàng hóa bằng đường thủy của Trung Quốc (đvt: triệu tấn) ...... 15
Hình 8: Các cảng lớn của Trung Quốc báo cáo tăng trưởng sản lượng container 16
1


TÓM TẮT
 Chỉ số phát triển ngành logistics của Trung Quốc tháng 3/2021 do Liên
đoàn Logistics và Mua hàng Trung Quốc công bố là 54,9%, tăng 5,1% so
với tháng trước và chỉ số kho bãi của Trung Quốc là 52,7%, tăng 3,8% so
với tháng trước.
 Ngày 29/3/2021, hãng thương mại điện tử Trung Quốc AliExpress cho biết
họ sẽ triển khai dịch vụ giao hàng trong 15 ngày tới Ba Lan đối với một số
sản phẩm được vận chuyển từ Trung Quốc, nhằm mở rộng hoạt động kinh
doanh tại nước này.
 Trung Quốc mới cơng bố một chương trình mang tên "Vịng kết nối tồn
cầu 1-2-3" nhằm mở rộng thế mạnh của đất nước trong lĩnh vực giao thông
vận tải trong vòng 15 năm tới, đặt ra các mục tiêu dài hạn cho ngành này
phát triển theo hướng hiện đại, chất lượng cao và tồn diện mạng lưới giao
thơng quốc gia.

 Trong tháng 3/2021, chỉ số vận chuyển hàng hóa trên đường cao tốc Trung
Quốc do Liên đoàn Giao nhận và Mua hàng Trung Quốc và Tập đoàn
Logistics Lin'an cùng khảo sát là 100,3%, tăng 1,1% so với tháng trước và
tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2020.
 Khu tự trị Tây Tạng ở tây nam Trung Quốc có kế hoạch chi khoảng 190 tỷ
nhân dân tệ (khoảng 29,3 tỷ USD) trong giai đoạn 2021-2025 cho các dự
án cơ sở hạ tầng giao thông.
 Một tuyến mới của dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu nối Khu tự
trị Choang Quảng Tây ở phía nam Trung Quốc và Kazakhstan đã khai
trương vào ngày 13/3/2021 với một chuyến tàu khởi hành từ Quảng Tây.
Một chuyến tàu khác đã rời Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, miền Trung
Trung Quốc vào sáng ngày 20/3/2021, tới Milan của Ý, đánh dấu sự ra mắt
của một tuyến đường mở rộng mới cho tuyến này.
 Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết các hãng hàng
khơng Trung Quốc sẽ khai thác trung bình khoảng 93.000 chuyến bay nội
địa mỗi tuần từ ngày 28/3/2021 đến ngày 30/10/2021.

2


 Hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China đã ký một thỏa thuận
ngày 18/3/2021 với AFS Investments I, Inc., một cơng ty con của tập đồn
cho th máy bay khổng lồGECAS để mua 18 máy bay A320neo, do nhà
sản xuất máy bay toàn cầu Airbus chế tạo, để cải thiện năng lực vận tải của
hãng.
 Theo Hiệp hội Cảng và Bến cảng Trung Quốc, từ ngày 01 đến ngày
10/3/2021, sản lượng container thơng qua 8 cảng chính của Trung Quốc đã
tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.
 Trung Quốc sẽ mở rộng chương trình thử nghiệm đối với hàng hóa bán lẻ
thương mại điện tử xuyên biên giới để tạo thuận lợi cho thương mại và mở

cửa rộng rãi hơn.
 Chỉ số dịch vụ Kho bãi Trung Quốc do Liên đoàn Giao nhận và Mua hàng
Trung Quốc và Công ty TNHH Phát triển Dự trữ Trung Quốc phối hợp
khảo sát là 52,7% vào tháng 3/2021, tăng 3,8% so với tháng trước.
 Trung Quốc tăng cường phát triển dịch vụ logistics chuỗi lạnh tại cáckhu
vực nông thôn.
 Thương mại điện tử xuyên biên giới thúc đẩy tăng trưởng thương mại của
trung quốc vào năm 2021.

3


NỘI DUNG BÁO CÁO

PHẦN 1. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS TRUNG
QUỐC TRONG THÁNG
1. Chỉ số phát triển ngành logistics Trung Quốc và các chỉ số liên quan
Chỉ số phát triển ngành Logistics của Trung Quốc tháng 3/2021 do Liên
đồn Logistics và Mua hàng Trung Quốc cơng bố là 54,9%, tăng 5,1% so với
tháng trước và chỉ số kho bãi Trung Quốc là 52,7%, tăng 3,8% so với tháng
trước. Theo chu kỳ hàng năm, tháng 3 là mùa sản xuất, xây dựng, cộng với đà
sự phục hồi của các hoạt động kinh doanh thượng nguồn và hạ nguồn trong
chuỗi cung ứng của năm nay nên ngành logistics tiếp tục trong xu hướng mở
rộng (chỉ số LPI ở ngưỡng trên 50% cho thấy xu hướng mở rộng của lĩnh vực
này).
Xét từ các chỉ số phụ khác nhau, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
tăng nhanh, nhu cầu logistics tăng ổn định, vòng quay vốn trong ngành
logistics tăng mạnh, hiệu suất sử dụng thiết bị tăng dần, chỉ số giá dịch vụ
logistics và chỉ số lợi nhuận kinh doanh chính tăng trở lại và doanh thu của
doanh nghiệp hoạt động logistics đã được cải thiện, số lượng nhân viên trong

ngành logistics tăng nhanh trở lại và triển vọng của ngành dự kiến sẽ tiếp tục
lạc quan.
Xét theo địa bàn, hoạt động logistics tại các khu vực miền Đông, miền
Trung và miền Tây đã phục hồi một cách toàn diện, đặc biệt là ở các khu vực
phía Tây.
Ngành vận tải đường bộ và dịch vụ chuyển phát nhanh tăng trở lại đáng kể.
Ở góc độ quy mơ doanh nghiệp, các cơng ty logistics quy mô lớn và vừa
phục hồi ổn định, các công ty logistics nhỏ và siêu nhỏ phục hồi nhanh chóng,
do đó ngành logistics được dự báo sẽ phát triển tốt hơn trong giai đoạn sau.
4


Trong tháng 3/2021, chỉ số đặt hàng mới là 54,1%, tăng 3,7% so với
tháng trước. Khu vực miền Đông, miền Trung và miền Tây Trung Quốc đều
duy trì trên 50%, cho thấy nhu cầu của ngành logistics sau kỳ nghỉ lễ nói
chung đang được cải thiện và xu hướng tăng trưởng cao.
Chỉ số hàng tồn kho bình quân và chỉ số vòng quay hàng tồn kho tháng
3/2021 tăng lần lượt là 3,1% và 5,2%. Sự phục hồi ở cả hai dữ liệu phản ánh
sự tăng tốc của hoạt động sản xuất và xây dựng kinh doanh logistics thượng
nguồn có xu hướng sôi động.
Trong tháng 3/2021, hiệu suất sử dụng của các thiết bị liên quan đến
logistics đã tăng đáng kể. Chỉ số sử dụng thiết bị đã tăng 4,1% lên 53,2% và
các khu vực miền Đông, miền Trung và miền Tây đều duy trì mức hơn 50%.
Chỉ số tốc độ quay vòng vốn là 50,2%, tăng 5,2% so với tháng trước, cho thấy
khi hoạt động kinh doanh trên thị trường logistics ngày càng sơi động, vịng
quay vốn đã được cải thiện.
Xét về xu hướng phát triển, chỉ số đặt hàng mới là 54,1% và chỉ số kỳ
vọng hoạt động kinh doanh là 62,6%, dự báo hoạt động kinh doanh logistics sẽ
tiếp tục sôi động do hoạt động sản xuất và vận hành của các doanh nghiệp
thượng nguồn và hạ nguồn trong nguồn cung chuỗi được đáp ứng.


Hình 1: Biểu đồ chỉ số sản lƣợng PMI tổng hợp từ tháng 1/2018 đến tháng
3/2021
Nguồn: Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc

5


Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI trong tháng 3/2021 do Liên đoàn
Giao nhận và Mua hàng Trung Quốc và Quản lý Mua hàng của Trung tâm
Khảo sát Ngành Dịch vụ thuộc Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công
bố là 55,3%, tăng 3,7% so với tháng trước.
Theo dữ liệu được công bố, các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung
Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng nhanh hơn trong các hoạt động kinh doanh
trong tháng 3/2021, do sản xuất và nhu cầu tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy, chỉ số quản lý mua
hàng (PMI) đối với lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đạt 51,9% trong tháng
3/2021, tăng so với mức 50,6% trong tháng trước.
Chỉ số cho các đơn đặt hàng mới tăng 2,1% lên 53,6% cho thấy tốc độ
mở rộng sản xuất và nhu cầu trong ngành. Xuất khẩu và nhập khẩu trong
ngành công nghiệp chế tạo quay trở lại mức mở rộng trong tháng 3/2021, với
chỉ số xuất khẩu và chỉ số nhập khẩu lần lượt đạt 51,2% và 51,1%, tăng so với
mức 48,8% và 49,6% trong tháng 02/2021 do sản xuất và nhu cầu tăng nhanh
hơn, cũng như sự phục hồi liên tục của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Dữ
liệu của NBS cũng chỉ ra hiệu suất tốt hơn của các doanh nghiệp thuộc mọi
quy mô. Các công ty lớn tiếp tục mở rộng, với chỉ số PMI tăng 0,5% lên
52,7%, trong khi các công ty vừa và nhỏ có chỉ số PMI quay trở lại vùng mở
rộng lần lượt là 51,6% và 50,4%. Chỉ số PMI ngành sản xuất thiết bị và công
nghệ cao lần lượt đứng ở mức 53,9% và 52,9%, cao hơn 2% và 1% so với PMI
chung của lĩnh vực sản xuất.

Chỉ số PMI của lĩnh vực phi sản xuất của Trung Quốc đạt 56,3% trong
tháng 3/2021, tăng 4,9% so với tháng trước. Chỉ số PMI cho hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ đứng ở mức 55,2%, tăng so với mức 50,8% trong
tháng 2, phản ánh sự phục hồi nhanh hơn trong lĩnh vực dịch vụ, khi các nỗ
lực kiểm soát dịch bệnh đã được đền đáp và nhu cầu tiêu dùng tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó, chỉ số PMI của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
đường sắt và hàng không, viễn thông và truyền dẫn vệ tinh, cũng như dịch vụ
tài chính, đều ở mức trên 60%, cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của khối
lượng kinh doanh trong các lĩnh vực này. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của
6


Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết sự phục hồi PMI nhanh hơn trong tháng
3/2021 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục mở rộng, với cung và cầu
tăng lên đồng thời, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phục hồi và khu
vực dịch vụ phát triển mạnh. Chỉ số PMI có thể được duy trì trong phạm vi mở
rộng trong 13 tháng liên tiếp.
2. Hoạt động vận tải
2.1. Tình hình chung
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, tổng lượng
vận tải hàng hóa bằng các phương thức vận tải của nước này trong tháng
02/2021 đạt 2,62 tỷ tấn, giảm 37% so với tháng trước nhưng tăng 68,9% so với
tháng 02/2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, tổng lượng vận tải hàng
hóa đạt 6,77 tỷ tấn, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm 2020.
5.0
4.5
4.0
3.5
3.0
2.5

2.0
02/2021

01/2021

12/2020

11/2020

10/2020

09/2020

08/2020

07/2020

06/2020

05/2020

04/2020

03/2020

02/2020

1.5

Hình 2: Tổng lƣợng vận chuyển hàng hóa theo tháng của Trung Quốc

(đvt: tỷ tấn)
Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc

 Xét về cơ cấu phương thức vận tải:
Tỷ trọng của đường bộ trong tổng khối lượng hàng hóa vận tải giảm từ
74,4% vào tháng 01/2021 xuống còn 65,47% trong tháng 02/2021 và vẫn là
phương thức vận tải chủ yếu của Trung Quốc. Ngoài ra, vận tải đường sắt
chiếm 14,21%, vận tải đường thủy chiếm 20,28%. Trong khi đó, tỷ trọng vận
7


tải hàng không rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 0,02% tổng lượng hàng hóa vận
chuyển của Trung Quốc.
Đường
hàng
khơng
0,02%

Đường
thủy
20,28%

Đường sắt
14,21%

Đường bộ
65,47%

Hình 3: Cơ cấu phƣơng thức vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc trong
tháng 02/2021 (theo lƣợng hàng vận chuyển)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc

Trung Quốc mới cơng bố một chương trình mang tên "Vịng kết nối tồn
cầu 1-2-3" nhằm mở rộng thế mạnh của đất nước trong lĩnh vực giao thông
vận tải trong vòng 15 năm tới, đặt ra các mục tiêu dài hạn cho ngành này phát
triển theo hướng hiện đại, chất lượng cao và toàn diện mạng lưới giao thơng
quốc gia. Mục đích là giao hàng trong nước trong một ngày ở Trung Quốc,
giao hàng trong hai ngày từ các nước láng giềng và giao hàng trong ba ngày
đến các thành phố lớn trên toàn cầu, theo hướng dẫn được Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước đồng công bố
vào tháng trước. Đầu tư của Trung Quốc theo quy hoạch mạng lưới giao thông
vận tải chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy ngành cơng nghiệp logistics tồn cầu, chuỗi
cung ứng tồn cầu và mạng lưới giao thông vận tải trong bối cảnh kinh tế tồn
cầu chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Nó sẽ dẫn đến sự phân bổ tốt hơn
các nguồn lực tồn cầu vì hàng hóa có thể được vận chuyển xa hơn và nhanh
hơn với ít năng lượng hơn. Chương trình đặt nền móng cho việc xây dựng một
hành lang giao thông lãnh thổ phục vụ nhiều thành viên của Hiệp hội các quốc
gia Đơng Nam Á (ASEAN). Vì vậy, các quốc gia như Myanmar và Việt Nam
dự kiến sẽ là những trung tâm sản xuất trong tương lai gần. Hành lang cũng sẽ
8


thúc đẩy một cộng đồng được xây dựng dựa trên lợi ích chung trong khu vực
và giúp hội nhập ASEAN, với nhiều quốc gia không giáp biển được kết nối
với biển. Bên cạnh đó, châu Âu cũng sẽ hưởng lợi lớn khác của chương trình
vì một lượng lớn hàng hóa được vận chuyển qua mạng lưới đường sắt Trung
Quốc-châu Âu có xu hướng có giá trị tương đối cao. Kết nối nhanh hơn giữa
các quốc gia dẫn đến việc các nền văn hóa tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Điều
này báo hiệu tốt cho hịa bình thế giới.
Đầu tư của Trung Quốc theo kế hoạch sẽ giúp cải thiện sự hài lòng của

khách hàng về chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm chi phí logistics. Các mặt
hàng dễ hư hỏng, hàng nông sản như trái cây, rau quả và thậm chí cả ngành
cơng nghiệp thịt cũng sẽ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng giao thông hiệu quả
này. Theo các chuyên gia, kế hoạch mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới giao
thơng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy kết nối, phân bổ nguồn lực và thương mại
trên toàn cầu.
2.2. Vận tải đường bộ
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (đường cao tốc) của Trung Quốc trong
tháng 02/2021 đạt 1,71 tỷ tấn, giảm 44,5% so với tháng trước nhưng tăng
107,2% so với tháng 02/2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, vận tải hàng
hóa bằng đường bộ của nước này đạt 4,8 tỷ tấn, tăng 63,8% so với cùng kỳ
năm 2020.
3.50
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50

Hình 4: Vận tải hàng hóa bằng đƣờng cao tốc của Trung Quốc (đvt: tỷ tấn)
Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc
9


Trong tháng 3/2021, chỉ số vận chuyển hàng hóa trên đường cao tốc
Trung Quốc do Liên đoàn Giao nhận và Mua hàng Trung Quốc và Tập đoàn
Logistics Lin'an cùng khảo sát là 100,3%, tăng 1,1% so với tháng trước và
tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2020. Đánh giá từ các chỉ số hàng tuần, chỉ số
hàng hóa trong tuần thứ hai và thứ ba đã giảm so với tháng trước, trong khi chỉ

số hàng hóa trong tuần đầu tiên và thứ tư tăng so với tháng trước.
Về chỉ số mẫu xe, mỗi chỉ số mẫu xe tăng trở lại theo tháng và tiếp tục
tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số phương tiện, chủ yếu là hàng rời và
vận tải khu vực là 100,8%, tăng 1,11% so với tháng trước và tăng 2% so với
cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chỉ số hàng nhẹ là 98,1%, tăng 1,06% so với
tháng trước và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2020; chỉ số hàng nặng là
100,6%, tăng 1,05% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm
2020. Nhìn chung, chịu tác động của nhiều yếu tố tích cực như kinh tế phục
hồi ổn định, chính sách vĩ mô điều hành, thời vụ trở lại, vận tải đường bộ hoạt
động tốt, chỉ số cước tăng nhẹ, tiếp tục cao hơn cùng kỳ năm 2020. Xét theo
các khu vực khác nhau, chỉ số của 9 khu vực chính đều tăng trở lại và chỉ số
của các khu vực phía đơng bắc và tây nam cũng phục hồi nhanh chóng.
Ở góc độ xu hướng, tình hình kinh tế quý I/2021 khởi đầu tốt, quan hệ
cung cầu thị trường ổn định, thị trường vận tải đường bộ đang trong giai đoạn
phục hồi sau kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thị trường hiện nay của
giá nguyên liệu và chi phí logistics của các doanh nghiệp đã tăng lên, có thể
tác động ngắn hạn đến giá cước vận tải đường cao tốc. Dự kiến chỉ số giá cước
sẽ tiếp tục biến động thường xuyên hơn hoặc cho thấy xu hướng biến động
tăng.
Khu tự trị Tây Tạng ở tây nam Trung Quốc có kế hoạch chi khoảng 190
tỷ nhân dân tệ (khoảng 29,3 tỷ USD) trong giai đoạn 2021-2025 cho các dự án
cơ sở hạ tầng giao thông. Số tiền này sẽ được sử dụng vào việc xây dựng các
đường cao tốc mới, nâng cấp các đường cao tốc hiện có và cải thiện điều kiện
đường xá ở các vùng nông thôn. Dự kiến đến năm 2025, tổng số dặm đường
10


cao tốc ở Tây Tạng sẽ vượt quá 120.000 km. Hệ thống giao thơng tồn diện
thuận tiện, cơng bằng, chia sẻ, an tồn và xanh nói chung sẽ hình thành vào
năm 2025. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền trung ương, cơ sở hạ tầng

giao thông của Tây Tạng đã được cải thiện rõ rệt trong giai đoạn 2016 – 2020
(mạng lưới đường bộ đạt tổng chiều dài 118.800 km vào cuối năm 2020, tăng
hơn 50% so với cuối năm 2015).
2.3. Vận tải đường sắt
Trong tháng 02/2021, vận tải hàng hóa bằng đường sắt của Trung Quốc
đạt 372 triệu tấn hàng hóa, giảm 9,05% so với tháng trước nhưng tăng 17,9%
so với tháng 02/2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, vận tải hàng hóa
bằng đường sắt của nước này đạt 781 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm
2020.
410
400
390
380
370
360
350

340
330
320
310

Hình 5: Vận tải hàng hóa bằng đƣờng sắt của Trung Quốc (đvt: triệu tấn)

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc
Theo China Railway Hohhot Bureau Group Co., Ltd., lượng container
thông qua tuyến tàu hàng nối giữa Trung Quốc-Châu Âu tại cảng đất liền
Erenhot (là cảng đất liền lớn nhất trên biên giới giữa Trung Quốc và Mông
Cổ, phục vụ 45 tuyến tàu hàng Trung Quốc-Châu Âu) ở khu tự trị Nội Mơng,
phía bắc Trung Quốc đã vượt q 60.000 TEU trong quý đầu tiên của năm

11


2021 nhờ việc đơn giản hóa các thủ tục để nâng cao hơn nữa hiệu quả vận
chuyển của các chuyến tàu hàng Trung Quốc-Châu Âu.
Một tuyến mới của dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu nối Khu
tự trị Choang Quảng Tây ở phía nam Trung Quốc và Kazakhstan đã khai
trương vào ngày 13/3/2021 với một chuyến tàu khởi hành từ Quảng Tây. Theo
Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, tuyến đường mới mở dài 5.031 km nối thủ
đô Nam Ninh của Quảng Tây và Nursultan của Kazakhstan với điểm dừng ở
Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc. Chuyến tàu với
49 container gồm các máy móc hạng nặng, dự kiến sẽ chạy 13 ngày trước khi
đến Nursultan. Tuyến đường mới có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát
triển công nghiệp của các khu vực xung quanh.
Cũng trong dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu, một chuyến tàu
khác đã rời Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc vào
sáng ngày 20/3/2021, tới Milan của Ý, đánh dấu sự ra mắt của một tuyến
đường mở rộng mới cho tuyến này. Theo Wuhan Asia-Europe Logistics Co.,
Ltd Tàu X8015, chở đầy các sản phẩm điện tử, phụ tùng ô tô và vật tư phòng
chống dịch bệnh, sẽ đi qua đèo Alataw của Trung Quốc và Duisburg của Đức,
đến Milan trong vịng 21 hoặc 22 ngày. Cơng ty cho biết, tuyến đường mới sẽ
cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phân phối trên khắp nước Ý để tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và
Ý. Đây là chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu thứ 30 khởi hành từ Vũ
Hán trong năm nay.
2.4. Vận tải hàng khơng
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Trung Quốc trong tháng
02/2021 đạt 459 nghìn tấn, giảm 31,33% so với tháng trước nhưng tăng 54,7%
so với tháng 02/2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, vận tải hàng hóa
bằng đường hàng khơng của nước này đạt 1,13 triệu tấn, tăng 25,1% so với

cùng kỳ năm 2020.

12


700
650
600

550
500
450
400
350
300

Hình 6: Vận tải hàng hóa bằng hàng khơng của Trung Quốc (đvt: 1000 tấn)

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc
Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết các hãng hàng
khơng nước này sẽ khai thác trung bình khoảng 93.000 chuyến bay nội địa mỗi
tuần từ ngày 28/3/2021 đến ngày 30/10/2021. Con số này tăng 10,7% so với
cùng kỳ năm 2020. Trong số này, khoảng 90.500 chuyến bay là dịch vụ hành
khách, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2020 và 2.300 chuyến bay còn lại là
hoạt động vận tải hàng hóa, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2020. CAAC cho
biết thêm rằng, 38 hãng hàng không Trung Quốc sẽ khai trương 322 đường
bay nội địa mới trong giai đoạn này, bao gồm một số lượng đáng kể các
chuyến bay đến và đi từ các thành phố ở khu vực phía Tây của Trung Quốc.
Khơng giống như những năm trước, mùa hè và mùa thu tới sẽ có các biện pháp
mới được thực hiện trong bối cảnh sự bùng phát của coronavirus, bao gồm

việc nới lỏng các chính sách quản lý quyền lưu thông, cũng như cho phép các
hãng hàng không điều chỉnh công suất và tần suất trong thời gian ngắn theo
nhu cầu. Đối với các chuyến bay quốc tế, số lượng các chuyến bay vẫn chỉ ở
mức 3% trước đại dịch, do việc đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại vẫn cịn.
Các hãng hàng khơng Trung Quốc và nước ngoài dự kiến sẽ khai thác khoảng
6.600 chuyến bay chở khách và hàng hóa mỗi tuần, tăng nhẹ so với cùng kỳ
năm 2020 do hoạt động vận chuyển hàng hóa tăng lên.
Hãng hàng khơng quốc gia Trung Quốc Air China đã ký một thỏa thuận
ngày 18/3/2021 với AFS Investments I, Inc., một công ty con của tập đoàn cho
13


thuê máy bay khổng lồ GECAS để mua 18 máy bay A320neo, do nhà sản xuất
máy bay toàn cầu Airbus chế tạo, để cải thiện năng lực vận tải của hãng. Thỏa
thuận trị giá khoảng 2,24 tỷ USD, dựa trên giá thị trường mở được đăng ký
vào tháng 01/2018. Thỏa thuận đang chờ phê duyệt của cơ quan quản lý hàng
không Trung Quốc, dự kiến sẽ nâng cao năng lực vận tải của tập đoàn Air
China lên khoảng 2,12%, là một trong những hãng hàng không lớn nhất ở
Trung Quốc và đã có 702 máy bay hoạt động vào tháng 9/2020.
Tỉnh Hải Nam phía nam của Trung Quốc sẽ sớm khai trương tuyến
đường hàng không Hải Khẩu-Paris để phục vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế
đến cảng thương mại tự do của nước này. HNA Cargo Co., Ltd. là công ty con
vận tải hàng hóa của HNA Group có trụ sở tại Hải Nam, đã ký thỏa thuận về
dịch vụ vận tải hàng không thường xuyên tại thủ phủ tỉnh Hải Khẩu với
Dynamic Parcel Distribution (DPD) - một công ty con của GeoPost SA, thuộc
sở hữu của Công ty La Poste của Pháp. Theo thỏa thuận, một máy bay Boeing
787-900 sẽ thực hiện các chuyến bay khứ hồi giữa Hải Khẩu và thủ đô Paris
của Pháp hai lần một tuần với chuyến bay đầu tiên dự kiến vào ngày
27/3/2021. Hai công ty đã cam kết hợp tác sâu rộng về dịch vụ vận chuyển
hàng không xuyên lục địa đối với các sản phẩm miễn thuế và dịch vụ logistics

thương mại điện tử xuyên biên giới. Trung Quốc đã công bố kế hoạch tổng thể
cho cảng thương mại tự do Hải Nam vào ngày 01/6/2020 nhằm xây dựng tỉnh
này thành một cảng thương mại tự do cấp cao, có tầm ảnh hưởng toàn cầu vào
giữa thế kỷ này. Theo cơ quan giám sát thương mại điện tử xuyên biên giới
của Thường Châu, hơn 200 chuyến bay qua tuyến đường này được lên kế hoạch
cho năm 2021 để thực hiện xuất khẩu với tổng giá trị 650 triệu nhân dân tệ.
Cục Hàng khơng Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết Trung Quốc
có kế hoạch xây dựng hơn 30 sân bay vận tải dân dụng mới vào năm 2025.
Thông báo này diễn ra trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực thúc đẩy phát triển
hàng không dân dụng chất lượng cao trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (20212025). Dự kiến đến năm 2025, công suất thiết kế của các sân bay vận tải trên
toàn quốc sẽ đạt 2 tỷ lượt khách, khi nước này đẩy mạnh xây dựng các dự án
cơ sở hạ tầng hàng không dân dụng lớn.
Một máy bay chở hàng chở 20 tấn hàng ngày 30/3/2021 đã khởi hành từ
Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc đến Delhi, Ấn Độ, đánh dấu sự ra mắt của
tuyến hàng hóa quốc tế thường xuyên thứ 11 cho thành phố Trung Quốc.
Đường bay được khai thác bởi SpiceJet của Ấn Độ, với ba chuyến bay Boeing
737 hàng tuần. Hàng hóa vận chuyển trên tuyến chủ yếu là các sản phẩm điện
14


tử, điện thoại di động và phụ kiện, hàng hóa thương mại điện tử xuyên biên
giới, với điểm đến là một số thành phố lớn của Ấn Độ.
2.5. Vận tải đường thủy
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, vận chuyển
bằng đường thủy trong tháng 02/2021 đạt 531 triệu tấn, giảm 18,8% so với
tháng trước nhưng tăng 30,7% so với tháng 02/2020. Tính chung 2 tháng đầu
năm 2021, vận tải hàng hóa bằng đường thủy của nước này đạt 1,18 tỷ tấn,
tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2020.
750
700

650
600
550
500
450
400

Hình 7: Vận tải hàng hóa bằng đƣờng thủy của Trung Quốc (đvt: triệu tấn)

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc
3. Cảng biển
Theo Hiệp hội Cảng và Bến cảng Trung Quốc, từ ngày 01 đến ngày
10/3/2021, sản lượng container thông qua 8 cảng chính của Trung Quốc đã
tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, sản lượng container xuất nhập
khẩu tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng container xuất khẩu
tăng 13,8% trong khi khối lượng nội địa tăng 16,7% vào đầu tháng 3/2021.
Trong đó, cảng Thượng Hải và Thâm Quyến có tốc độ tăng trưởng container
xuất khẩu trên 20%.
Sản lượng hàng hóa thơng qua các cảng đầu mối ven biển tăng 10,4% so
với cùng kỳ năm 2020 trong khi sản lượng hàng hóa thương mại quốc tế tăng
12,2%.
15


Các chuyến hàng dầu thô tại các cảng lớn ven biển tăng 17% so với cùng
kỳ năm 2020 trong khi tồn kho tại cảng giảm 12%. Các lô hàng quặng kim loại
tại các cảng lớn của Trung Quốc tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong
đó cảng Ningbo-Zhoushan, Tianjin và Rizhao đạt mức tăng trưởng hơn 30%.
Hàng tồn kho tại cảng tăng 3,2%. Sản lượng hàng hóa và lượng container tại
ba cảng sông Dương Tử lớn là Nam Kinh, Vũ Hán và Trùng Khánh tăng lần

lượt 44% và 31,4% so với cùng kỳ năm 2020. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa
xuất khẩu từ khu vực đang phục hồi và đạt mức tăng trưởng 16,6%.

Hình 8: Các cảng lớn của Trung Quốc báo cáo tăng trƣởng sản lƣợng
container

Hiệp hội cho rằng sự tăng trưởng là do hoạt động sản xuất trở lại của các
doanh nghiệp trong nội địa, dẫn đến nhu cầu vận tải container phục hồi đáng
kể.
Sự bùng nổ về lượng container trong hoạt động ngoại thương diễn ra
trong bối cảnh xuất khẩu của Trung Quốc mở rộng nhanh chóng, tăng 50,1%,
đạt 3,06 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 471,89 tỷ USD) trong hai tháng đầu
năm 2021.
4. Hoạt động giao nhận, kho bãi
4.1. Giao nhận, thương mại điện tử
Trung Quốc sẽ mở rộng chương trình thử nghiệm đối với hàng hóa bán
lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới để tạo thuận lợi cho thương mại và mở
16


cửa thị trường một cách hiệu quả hơn. Nước này sẽ mở rộng thí điểm nhập
khẩu bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới tới tất cả các thành phố và khu
vực nơi thí điểm khu thương mại tự do (FTZ), khu thí điểm thương mại điện tử
tồn diện xuyên biên giới, khu ngoại quan toàn diện, khu hoạt động về xúc tiến
nhập khẩu, hoặc theo thông báo của sáu cơ quan, trong đó có Bộ Thương mại,
các trung tâm logistics ngoại quan được đặt tại đây. Sau khi được xác minh
các yêu cầu quy định, các thành phố và khu vực liên quan sẽ được chấp thuận
để điều hành các doanh nghiệp nhập khẩu ngoại quan thông qua thương mại
điện tử. Cho đến nay, Trung Quốc đã thiết lập 21 FTZ và 105 khu thí điểm
thương mại điện tử xuyên biên giới toàn diện để tạo điều kiện thuận lợi cho

chính sách mở cửa ở cấp độ cao hơn.
Một tuyến đường hàng không trực tiếp đặc biệt dành cho hàng hóa
thương mại điện tử gần đây đã được triển khai để kết nối tỉnh Giang Tơ phía
đơng Trung Quốc với Philippines. Chuyến bay đầu tiên chở 50.000 hàng hóa
trị giá tổng cộng 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 769.000 USD) từ thành phố
Thường Châu của Trung Quốc đến Manila ngày 15/3/2021.
Ngày 29/3/2021, hãng thương mại điện tử Trung Quốc AliExpress cho
biết họ sẽ triển khai dịch vụ giao hàng trong 15 ngày tới Ba Lan đối với một
số sản phẩm được vận chuyển từ Trung Quốc, nhằm mở rộng hoạt động kinh
doanh tại nước này. Chương trình giao hàng trong 15 ngày sẽ chủ yếu bao
gồm các mặt hàng thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng và các sản phẩm làm
đẹp, thể thao và sức khỏe. AliExpress là nền tảng thương mại điện tử trực
tuyến thuần túy lớn thứ hai ở Ba Lan vào năm ngoái, theo thống kê từ công ty
nghiên cứu thị trường Gemius. Thị trường thương mại điện tử Ba Lan vẫn là
một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở châu Âu, AliExpress có
một vị trí vững chắc trong đó và đang tận dụng lợi thế của sự tăng trưởng này.
4.2. Kho bãi, chuỗi lạnh
Chỉ số dịch vụ Kho bãi Trung Quốc do Liên đoàn Giao nhận và Mua
hàng Trung Quốc và Công ty TNHH Phát triển Dự trữ Trung Quốc phối hợp
khảo sát là 52,7% vào tháng 3/2021, tăng 3,8% so với tháng trước. Trong số
các chỉ số phụ, chỉ số sử dụng cơ sở vật chất, chỉ số hàng tồn kho cuối kỳ và
17


chỉ số nhân viên doanh nghiệp giảm so với tháng trước, trong khi các chỉ số
còn lại đều tăng trở lại ở các mức độ khác nhau.
Chỉ số tồn kho cuối kỳ của tháng 3/2021, bao gồm 21 loại hàng hóa, là
55,3%, giảm 4,5% so với tháng trước và vẫn ở mức tương đối cao trong phạm
vi mở rộng. Điều này phản ánh rằng lượng hàng tồn trong liên kết lưu trữ cao
hơn dung lượng lưu trữ và mức tồn kho ở mức tiếp tục tăng so với tháng trước.

Xét về chủng loại, trong nhóm hàng hóa tư liệu sản xuất, tồn kho thép và các
mặt hàng màu đã tăng trở lại đáng kể so với tháng trước; trong các mặt hàng
sinh hoạt, tồn kho lương thực, quần áo, dệt may và đồ gia dụng đã tăng đáng
kể từ tháng trước.
Gần đây, đà phục hồi kinh tế trong nước mạnh lên, hiệu ứng chính sách
mở rộng nhu cầu trong nước dần xuất hiện, hỗ trợ nhu cầu kinh doanh kho bãi,
việc tiếp tục vào mùa cao điểm sau đó cũng tác động kéo nhu cầu kinh doanh
kho bãi khiến các doanh nghiệp lạc quan hơn. Dự kiến, thị trường sẽ tiếp tục
được cải thiện khi nhu cầu tăng cao.
Trung Quốc tăng cường phát triển dịch vụ logistics chuỗi lạnh tại các
khu vực nông thôn: Năm 2021 là năm đầu tiên của "Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm lần thứ 14" của Trung Quốc và ngành logistics chuỗi lạnh cũng
đã bước sang một năm hoàn toàn mới sau khi dịch bệnh trong nước được cải
thiện rõ ràng. Bộ Thương mại Trung Quốc xác định, cần tập trung vào mạng
lưới đường trục và quy hoạch hợp lý các trung tâm phân phối hàng hóa, các
khu logistics tổng thể và các trung tâm phân phối công cộng. Đến năm 2025,
quận nào cũng có chuỗi siêu thị và trung tâm phân phối logistics, các thị trấn
phải có trung tâm thương mại, thương mại, thơn bản phải có dịch vụ chuyển
phát nhanh, phủ sóng tồn diện. Đầu tiên, các cơ sở chuỗi lạnh quốc gia sẽ
được xây dựng ở các thành phố lớn và sau đó Bộ Thương mại sẽ đề xuất cơ sở
tại quận sẽ được xây dựng vào năm 2025. Chuỗi siêu thị và trung tâm phân
phối logistics hiện thực hóa dịch vụ logistics từ làng này sang làng khác, trước
hết hiện thực hóa nền tảng chuyển đổi từ tuyến chính sang tuyến nhánh.

18


PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN
GIỚI THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG THƢƠNG MẠI CỦA TRUNG
QUỐC VÀO NĂM 2021

Thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng trở thành một trụ cột
quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Trung Quốc, với hơn 10.000
công ty thương mại nước ngoài truyền thống lần đầu tiên trực tuyến vào năm
2020. Năm 2020, ngoại thương của nước này từ thương mại điện tử xuyên
biên giới đã tăng vọt 31,1% lên 1,69 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 259 tỷ
USD) khi đại dịch tấn công lượng người đến cửa hàng.
Theo kế hoạch hành động của chính phủ năm 2021, Trung Quốc tun
bố sẽ phát triển các hình thức và mơ hình thương mại mới, chẳng hạn như
thương mại điện tử xuyên biên giới và hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa thị
trường ở nước ngồi. Các chun gia và những người trong ngành cho rằng
thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng ngoại
thương của Trung Quốc do tiềm năng thị trường ít được khai thác và nhiều ưu
đãi chính sách hơn trong những năm tới. Bộ phận thương mại xuyên biên giới
của eBay tại Trung Quốc, cho biết nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm sản
xuất tại Trung Quốc đã tăng vọt kể từ khi đại dịch xảy ra. Người tiêu dùng
châu Âu và Mỹ đã trở nên quen thuộc hơn với việc mua sắm trực tuyến và cởi
mở hơn với các thương hiệu mới.
Dữ liệu ngành cho thấy doanh số thương mại điện tử toàn cầu năm 2020
tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2019 lên 3,91 nghìn tỷ USD, chiếm 16,8%
tổng giá trị bán lẻ. Doanh số bán hàng của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã
tăng trên eBay, điều này cho thấy cơ hội thị trường rộng lớn và sức mạnh của
chuỗi cung ứng của Trung Quốc do đó theo đánh giá, Trung Quốc cũng có lợi
thế cạnh tranh về nguồn nhân lực và logistics.
Trung Quốc đã có tổng xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 1,9% so với cùng
kỳ năm 2019 lên 32,16 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2020. Đây là nền kinh tế
lớn duy nhất trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương vào năm 2020. Để
có thêm sức hút với người tiêu dùng tồn cầu, các nhà xuất khẩu Trung Quốc
đã mở rộng danh mục đầu tư của họ trong những năm qua để giới thiệu các sản
phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và thiết kế độc đáo, đặc biệt là đồ dùng ngồi
trời, thiết bị thể thao và đồ trang trí nhà cửa, theo báo cáo của Amazon.com

vào tháng 8/2020.
19


Các công ty khởi nghiệp với các sản phẩm mở mang tầm nhìn sâu rộng
về cơng nghệ sẽ tham gia nhiều hơn vào cuộc chơi. CVGC, một công ty quang
học có trụ sở tại Vũ Hán, đã phát triển một ống kính hiển vi dính trên điện
thoại di động cách đây hai năm và đã trở thành một sản phẩm bán chạy nhất
trên Amazon.com. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt khoảng 10
triệu nhân dân tệ, chiếm một nửa doanh thu của công ty. Trong tương lai, các
chuyên gia xác định rằng với các dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới
được cải thiện, nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ
Trung Quốc và nước ngồi, sẽ đóng vai trị lớn hơn trên thị trường toàn cầu.
Một giáo sư kinh tế và thương mại quốc tế cho biết, thương mại điện tử xuyên
biên giới ở Trung Quốc đang trải qua sự thay đổi từ chỉ đơn giản là kinh doanh
trực tuyến sang xây dựng một hệ thống dịch vụ toàn diện bao gồm thiết kế sản
phẩm, nền tảng thương mại điện tử, logistics, tài chính và hơn thế nữa tại Đại
học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế. Một hệ thống dịch vụ chính thức sẽ giúp
đưa các cơng ty Trung Quốc đến gần hơn với các thị trường địa phương trên
tồn thế giới và tạo ra một tình huống đơi bên cùng có lợi cho tất cả mọi
người.
Các chương trình hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc nhằm phát triển
thương mại điện tử xuyên biên giới và các dịch vụ logistics tương ứng sẽ tiếp
tục có hiệu lực vào năm 2021 với việc thiết lập 46 khu thí điểm thương mại
điện tử xuyên biên giới mới, toàn diện và đơn giản hóa thủ tục thơng quan.
Mặc dù đã có hơn 1.800 nhà kho ở nước ngoài (kho ngoại quan) đã được sử
dụng làm cơ sở hạ tầng cho thương mại, nhưng Trung Quốc vẫn đang khuyến
khích các cơng ty xây dựng thêm các hệ thống nhà kho hiện đại. Các hiệp định
thương mại như RCEP cũng được kỳ vọng sẽ dọn đường hơn nữa cho thương
mại điện tử giữa các nền kinh tế thành viên.


20



×