Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số điểm mới của bộ luật dân sự năm 2005 về quyền nhân thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.13 KB, 28 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này , em được sự giúp đỡ của các anh chị
khoa luật , các bạn trong lớp , đặc biệt là sự giúp đỡ của cô giáo , thạc sĩ Phạm
Thị Thúy Liễu đã giúp em hoàn thành đề tài này . Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới các anh chị , các bạn và cô giáo thạc sĩ Phạm Thị Thúy Liễu .
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian cũng như hạn chế về kinh
nghiệm , tri thức . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn và các thầy cô
giáo .
Em xin chân thành cảm ơn .
Sinh viên thực hiện

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người luôn là trung tâm, là tâm điểm hướng tới của mọi cuộc cách
mạng xã hội. các quyền của con người được ghi nhận là một trong những yếu tố
để đánh giá sự tiến bộ của từng nhà nước. Nhà nước Việt Nam ln coi trọng
cấc quyền của con người trong đó có quyền nhân thân. Quyền nhân thân là
quyền cơ bản của con người thuộc về luật hiến pháp đâyy là quyền dân sự đặc
biệt gắn liền với cá nhân không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Quyền nhân
thân có sự thay đổi phát triển qua các thời kì và nhà nước ta đã có các cơ chees
pháp lí để cho con người thực hiện các quyền này đồng thời thể hiện sự tôn vinh
của pháp luật đối với các giá trị đích thực của con người. Đây là lí do cuốn hút
tơi nghiên cứu tìm hiểu đề tài này.
2.Tình hình nghiên cứu
Hiện nay việc nghiên cứu về quyền nhân thân khơng chỉ có nhà nước
quan tâm mà cịn được rất nhiều người chú ý. Quyền nhân thân của cá nhân đã
được quy định trong nhiều văn bản dưới luật của Nhà nước, được quy định rõ


trong các Bộ luật Dân sự, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 2005 có vai trị quan
trọng trong việc khẳng định và ghi nhận khá đầy đủ về quyền nhân thân của cá
nhân. Đề tài mà tôi nghiên cứu là “Một số điểm mới của Bộ luật Dân sự năm
2005 về quyền nhân thân là một đề tài chưa có những bài viết đi sâu tìm hiểu đề
tài này. Tuy vậy tơi vẫn muốn tìm hiểu và đi sâu vào nghien cứu đề tài này nhằm
tạo thêm hiểu biết cho bản thân và đóng góp một phần cơng sức nghiên cứu nhỏ
bé của mình vào việc giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền nhân thân cũng như
những điểm mới về quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền nhân
thân, và những điểm mới về nhân thân được quy định trong BLDS năm 2005.

2


3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được ngiên cứu trong giới hạn: quyền nhân thân trong các Bộ luật
Dân sự, đặc biệt là quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và những
điểm mới về quyền nhân thân trong BLDS năm 2005 so với các quyền nhân
thân trong cấc BLDS trước đó như BLDS năm 1995. Việc bảo vệ quyền nhân
thân theo quy định của BLDS năm 2005.
4. Nhiệm vụ của đề tài.
Đề tài phải đi sâu nghiên cứu những nét đổi mới về quyền nhân thân
trong BLDS năm 2005 so với các bộ luật khác. Đề tài phải nghiên cứu đúng
hướng có trọng tâm, để đưa ra những nhận xét, đánh giá xác đáng về quyền nhân
thân, đặc điểm của quyền nhân thân và những điểm mới trong BLDS năm 2005
về quyền nhân thân giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự sửa đổi, bổ sung nhân
quyền trong BLDS năm 2005.
5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghiã
Mác-Lênin. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới
Nhà nước và pháp luật. Các nghị quyết, quyết định sửa đổi, bổ sung BLDS.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện đề tài này
là: phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với phương pháp so sánh để đánh
giá nhận xét.
6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của đề tài.
Từ sự nghiên cứu phân tích đưa ra những đanh giá xác đáng sâu sắc về
quyền nhân thân và những nét sửa đổi bổ sung về nhân quyền trong BLDS năm
2005. Từ đó thấy được bước tiến của pháp luật Việt Nam trong việc quy định
các quyền con người, sự tôn vinh đối với sự tự do và các giá trị của cá nhân thể
hiện bản chất của nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

3


B. Nội dung
Chương I. Cơ sở lý luận của quyền nhân thân
1.Quá trình hình thành và phát triển của quyền nhân thân qua các
bộ luật dân sự
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản củ
con người được pháp luật bảo hộ.
Dưới thời pháp thuộc quyền nhân thân được thực dân Pháp quy định
nhưng chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Người
lao động hầu như khơng biết dến quyền đó. Nếu có biết thì quyền này được thực
hiện như một sự ghi nhận để nhà nước phong kiến quản lí xã hội một cách dễ
dàng hơn ( ví dụ: vấn đề họ tên của cá nhân). Sau khi chúng ta lật đổ được ách
thống trị hàng trăm năm của thực dân Pháp, ách đô hộ của chế độ phong kiến
quyền con người được khẳng định và nhà nước ta qua các thời kỳ khác nhau có
các cơ chế pháp lý để đảm bảo cho con người thực hiện được quyền đó. Qua

mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử pháp luật Việt Nam có những bước tiến
không ngừng trong việc quy định và bảo đảm cho cá nhân được hưởng các
quyền nhân thân do nhà nước quy định.
Trước năm 1986, các quy định mang tính nguyên tắc được đề cập tại các
văn bản hiến pháp, được cụ thể hóa trong một số văn bản dưới luật.
Sau năm 1986, đường lối đổi mới của Đảng đã tạo tiền đề đem lại cho đất
nước ta những thành tựu vô cùng quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
đời sống của người dân dần ổn định, tình hình trật tự trị an xã hội được đảm
bảo... Để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới Quốc hội đã quyết định sửa đổi
hiến pháp năm 1980. Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày
15/4/1992 đã kế thừa những quy định của hiến pháp trước đây, trong đó có qyền
nhân thân.
Trên cơ sở quy định của hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 1995,
đã quy định về các quyền nhân thân của cá nhân, bao gồm các quyền được quy
định từ điều 26 đến điều 47. Ngoài quy định chung về quyền nhân thân ở điều
4


26: “Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền
với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác” và bảo vệ quyền nhân thân ở điều 27: “khi quyền nhân
thân của một cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền u cầu người vi
phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin
lỗi cải chính cơng khai; hoặc tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin
đại chúng; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải
bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần”, Bộ luật Dân sự đã quy
định các quyền nhân thân cụ thể bao gồm:
- Quyền đối với họ tên ( Điều 28)
- Quyền thay đổi họ tên (Điều 29)
- Quyền xác định dân tộc (Điều 30)

- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31)
- Quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe,thân thể (Điều 32)
- Quyền được bảo vệdanh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 33)
- Quyền đối với bí mật đời tư (Điều 34)
- Quyền kết hơn (Điều 35)
- Quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 36)
- Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình
(Điều 37)
- Quyền li hôn (Điều 38)
- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ,con (Điều 39)
- Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi ( Điều 40)
- Quyền đối với quốc tịch (Điều 41)
- Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở (Điều 42)
- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (Điều 43)
- Quyền tự do đi lại cư trú (Điều 44)
- Quyền lao động (Điều 45)
- Quyền tự do kinh doanh (Điều 46)
5


- Quyền tự do sáng tạo (Điều 47)
Cùng với việc quy định các quyền nhân thân, Bộ luật Dân sự năm 1995 có
phương thức bảo hộ quyền cho chủ thể cũng như các biện pháp bảo vệ quyền
khi có hành vi vi phạm.
Bộ luật Dân sự năm 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc ghi nhận và
bảo vệ các quyền dân sự của chủ thể trong đó có quyền nhân thân. Tuy nhiên
qua một thời gian áo dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 bên cạnh
những ưu điểm thì BLDS năm1995 cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Xuất phát từ lý
do đó, BLDS sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/6/2006 (BLDS năm 2005). BLDS năm 2005 quy định về

quyền nhân thân từ điều 24 đến điều 50. So với các quy định về quyền nhân
thân trong BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 có những sửa đổi bổ sung cho
phù hợp với thực tế cuộc sống như quyền khai sinh, khai tử, quyền thay đổi họ
tên (điều 27), quyền xác định dân tộc (điều 28), quyền của cá nhân đối với hình
ảnh (điều 31)... bổ sung một số quyền như quyền hiến bộ phận cơ thể (điều 33),
quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (điều 34), quyền nhận bộ phận cơ
thể người (điều 35), quyền xác định lại giới tính (điều 36).
Với việc ghi nhận các quyền nhân thân trong BLDS năm 2005 có thể
thây rằng pháp luật dân sự Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong việc ghi
nhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Đây là sự khẳng định đồng thời là
cơ sở pháp lý quan trọng cho cá nhân thực hiện các quyền của mình.
2. Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005
2.1.Khái niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự các cá nhân đều có
quyền nhân thân. Và đây là một trong những nội dung cơ bản của quyền con
người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Tại điều 24 BLDS năm 2005 quy định: Quyền nhân thân được quy định
trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển
giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật cóp quy định khác.
6


Theo quy định tại điều 24 BLDS năm 2005 chúng ta có thể hiểu: nhân
thân là những yếu tố gắn liền với mỗi cá nhân cụ thể như tên gọi, hồn cảnh gia
đình, hình dáng...
Dưới góc độ pháp lý, khơng phải mọi yếu tố liên quan đến bản thân của
mỗi con người đều ảnh hưởng đến việc hưởng quyền nhân thân của họ ( ví dụ:
bất cứ cá nhân nào cũng đều có quyền đối với quốc tịch). Tuy nhiên, có nhiều
yếu tố liên quan đến nhân thân của mỗi con người lại ảnh hưởng trực tiép đến
quyền nhân thân của họ chẳng hạn như yếu tố độ tuổi... có ảnh hưởng trực tiếp

trong việc cá nhân thực hiện các hành vi để hưởng các quyền dân sự của mình.
Bộ luật Dân sự cung như các văn bản pháp luật khác chưa có khái niệm
chính thức về quyền nhân thân. Tuy nhiên, khái niệm quyền nhân thân đã được
đề cập trong một số cơng trình khoa học mặc dù các khái niệm đưa ra cũng chưa
phản ánh được đầy đủ các đặc điểm của quyền nhân thân của cá nhân.
Điều 24 BLDS năm 2005 đưa ra những quy định chung nhất về quyền
nhan thân, theo quy định này chúng ta có định nghĩa về quyền nhân thân theo
hai cách hiểu:
+ Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được hiểu là quyền tổng hợp
các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định
rõ ràng cho các cá nhân có quyền nhân thân gắn với bản thân mình và đây là cơ
sở để cá nhân thực hiện quyền của mình.
+ Theo nghĩa chủ quan: quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn
liền với mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người
khác.
2. 2.Đặc điểm của quyền nhân thân
-Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự và là quyền dân sự
đặc biệt.
Con người là trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của mọi cuộc
cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người. Dưới góc độ pháp luật dân sự
thì cá nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên quan trọng và phổ biến của
7


quan hệ dân sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cấc cá nhân là vì con
người và hướng tới con người trong đó có quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt vì quyền này chỉ thuộc về cá
nhân, trong khi các quyền khác ( quyền tài sản) có thể thuộc về các chủ thể khác
( pháp nhân, hộ gia đình).
- Mọi cá nhân đều có sự bình dẳng về quyền nhân thân

Mọi cá nhân đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra khơng
phân biệt giới tính, tơn giáo, giai cấp... Quyền nhân thân có một sự khác biệt căn
bản với các quyền khác ( quyền tài sản) vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không
quy định tất cả mọi người có khả năng hưởng những quyền như nhau. Nguyên
tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có những quyền như
nhau đó khơng phải là khả năng trừu tượng mà là một thực tế chứ khoong phải
là sự quy định mang tính hình thức.
- Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản
Quyền nhân thân khong phải là tài sản chỉ có quyền nhân thân hắn với tài
sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản vì thế quyền nhân thân khơng trị
giá được bằng tiền.
Về mặt pháp lý cần phân định rõ ràng tính chất phi tài sản của quyền nhân
thân.
- Quyền nhân thân luôn gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao
cho chủ thể khác
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có
quy dịnh khác, điều 24 BLDS quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong
bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao
cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước
quy định cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế- xã hội nhất định do vậy về
nguyên tắc cá nhân không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác
8


nói cách khác thì quyền nhân thân khơng thể là đối tượng trong các giao dịch
dân sự giữa các cá nhân. Ví dụ : Người này khơng thể đổi họ tên cho người
khác và ngược lại. Hoặc một người không thể ủy quyền cho người khác thực
hiện quyền đi lại của mình.

Quyền nhân thân chỉ có bản thân chủ thể hưởng và thực hiện chứ không
thể chuyển giao cho người khác và cũng khơng có ai đại diện cho họ để thực
hiện quyền nhân thân. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định
của pháp luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ
như quyền cơng bố phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền
này có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả). Mặc dù
vậy có những yếu tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được. ví
dụ: Quyền đứng tên tác giả.
- Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định quyền nhân thân là
một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân . Pháp luật
dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân là một sự tuyên bố
chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừa nhận.
Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác
nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế- xã hội. Do vậy mỗi giai đoạn khác nhau
của lịch sử xã hội loài người phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã
hội... mà quyền nhân thân của cá nhân được quy định khác nhau, quyền nhân
thân được Nhà nước trang bị cho cá nhân, Nhà nước không cho bất cứ ai làm
thay đổi hay chấm dứt quyền đó.
2.3.Ý nghĩa của việc quy định quyền nhân thân
Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là tâm đểm hướng tới của mọi
cuộc cách mạng tiến bộ trong xã hội việc quy định các quyền của con người
trong đó có quyền nhân thân là một trong yếu tố đánh giá sự tiến bộ của xã hội.
Trong bản tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945 khai sinh ra
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu
nói về quyền nhân thân theo bản tun ngơn nhân quyền của nước Mĩ, đó là:
9


“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ nhưng quyền khơng ai có thể
chối cải được. Trong các quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền

mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, có thể hiểu quyền nhân thân thực chất không
phải do ai ban phát cho chúng ta cả, mà vì chúng ta là con người nên chúng ta
hiển nhiên được hưởng các quyền đó.Tuy nhiên khi con người khơng có quyền
tự do về thân thể thì con người khơng được biết đến quyền đó và đương nhiên
không thể thực hiện được các quyền lẽ ra mình được hưởng. Như vậy con người
phải đứng lên đấu tranh để giành lấy, để được hưởng các quyền nhân thân.
Quyền nhân thân được quy định trong các văn bản mang tính pháp lý có ý nghĩa
rất lớn trong việc khẳng định quyền làm người, quyền tự do và quyên thục hiện
các quyền con người của cá nhân.
Quyền nhân thân được quy định thể hiện sự khẳng định của pháp luật đối
với quyền bảo vệ cái “danh” của mỗi con người và khẳng định cá nhân có quyền
đối với họ tên của mình, quyền đối với hình ảnh, quyền được bảo vệ danh dự,
nhân phẩm, uy tín, quyền được bảo vệ bí mật đời tư....Quyền nhân thân cang
được quy định đầy đủ, rõ ràng với những biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu
quả bao nhiêu thì càng chứng tỏ con người ngày càng được tôn trọng, xã hội
càng tiến bộ và nền dân chủ càng được mở rộng bấy nhiêu.
Quyền nhân thân là một quyền dân sự đặc biệt, được thể hiện trong nhiều
lĩnh vực đời sống của cá nhân. Vì thế việc quy định quyền nhân thân có ý nghĩa
rất lớn đối với đời sống con ngừơi. Đồng thời có tác ngăn chặn các hành vi trái
pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của con người, bảo đảm trật tự pháp
lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân
thân của cá nhân.
Quyền nhân thân của cá nhân được quy định và bảo vệ tạo điều kiện thuận
lợi cho các quyền nhân thân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu
quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh
thần cho mỗi cá nhân.

10



Với việc quy định các quyền nhân thân trong các văn bản, bộ luật và các
văn bản pháp luật, đặc biệt là các bộ luật dân sự. Các quyền nhân thân ngày càng
được quy định đầy đủ, rõ rãng, đặc biệt là trong BLDS năm 2005 cho thấy pháp
luật Việt Nam ngày càng chú trọng đến quyền con người, tôn trọng các quyền
của cá nhân. Đây là sự khẳng định, ghi nhận thể hiện sự tôn vinh của pháp luật
đối với cá giá trị đích thực của quyền nhân thân.

11


Chương 2. QUYỀN NHÂN THÂN - NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
1. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2005 về quyền nhân thân
so với Bộ luật Dân sự năm 1995
Bộ luật Dân sự năm 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc ghi nhận và
bảo vệ các quyền của chủ thể trong dó có quyền nhân thân. Tuy nhiên bên cạnh
các ưu điểm thì Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng bộc lộ những hạn chế. Do đó Bộ
luật dân sự sửa đổi đã được quốc hội thơng qua nhày 14/6/2005, có hiệu lực từ
ngày 1/1/2006. Đối với nội dung quyền nhân thân- quyền quan trọng và thiết
thân nhất đối với mỗi con người- luật đã có nhiều điều chỉnh và bổ sung mới
nhằm phù hợp với thực tế cuộc sống, cụ thể:
- Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền khai sinh ( điều 29) : “cá
nhân sinh ra có quyền khai sinh” và quyền khai tử ( điều 30) : “ khi có người
chết thì người thân thích, chủ nhà, hoặc cơ quan, tổ chức phải khai tử cho người
đó; trẻ sơ sinh nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử, nếu chết
trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì khơng phải khai sinh và khai tử”.
Sở dĩ Bộ luật Dân sự năm 2005 quy quyền dược khai sinh quyền được
khai tử là quyền nhân thân ( Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về khai sinh
(điều 55) và khai tử (điều 60) thủ tục thực hiện quyền này do pháp luật hành
chính quy định) xuất phát từ quan điểm chỉ đạo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm

1995: Có những quan hệ dân sự nhưng bản chất là quan hệ hành chính ( đăng ký
hộ tịch) thì khơng quy định trong Bộ luật Dân sự mà để pháp luật hành chính
quy định. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung các quy định liên quan đến đăng
ký hộ tịch các quy định này do pháp luật hành chính quy định cụ thể ( thủ tục
đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn...). Tuy nhiên pháp luật Dân sự nên quy định
khái quát về quyền liên quan đến đăng ký hộ tịch bởi đây là quyền dân sự quyền nhân thân của cá nhân.
Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định một số quyền hồn tồn mới lần
đầu tiên được quy định trong luật dân sự như:
12


- Quyền hiến bộ phận cơ thể ( điều 33): “ cá nhân được hiến bộ phận cơ
thể của mình nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa
học việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể được thực hiện theo quy định của pháp
luật”
- Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (điều 34): “ cá nhân có
quyền hiến xác bộ phận cơ thể của mianhf sau khi chết vì mục đíh chữa bệnh
cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học, việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ
thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật”
- Quyền nhận bộ phận cơ thể người ( điều 35): “ cá nhân có quyền nhận
bộ phận cơ thể người khác để chữa bệnh cho mình , nghiêm cấm việc nhận, sử
dụng bộ phận của người khác vì mục đích thương mại”.
- Quyền xác định lại giới tính ( điều 36): “cá nhân có quyền xác định lại
giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường
hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc hưa định hình chính xác
mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định
lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Bộ luật Dân sự quy định quyền này vì xuất phát từ thực tế hiện nay nhu
cầu về mô, cơ, tạng... người là rất lớn. Các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam đã có những bước thử nghiệm thành cơng trong việc ghép các bộ phận

cơ thể người. Để duy trì sự sông cho nhiều người bệnh cần phải thay hay ghép
một số bộ phận cơ thể ( như thay thận, ghép gan...) nên Bộ luật Dân sự đã quy
định trong điều 33 và điều 34 cho phép cá nhân hiến bộ phận cơ thể mình khi
cịn sống, hiến xác hiến bộ phận cơ thể mình sau khi đã chết vì mục đích chữa
bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc Nhà nước thừa nhận hành
vi này và xây dựng cơ chế pháp luật để điều chỉnh nó cũng là một hình thức đấu
tranh có hiệu quả chống tình trạng sử dụng các bộ phận cơ thể người vì mục
đích thương mại đang manh nha xuất hiện.
Song song với điều đó, trong điều Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “
cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình”.
13


Tuy nhiên đây không phải là những quyền tự do khơng có giới hạn. Luật đã nêu
rõ: Việc nhận và sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại
bị nghiêm cấm.
Về quyền xác định lại giới tính: Hiện nay việc chuyển đổi giới tính là vấn
đề mới và rất phức tạp về mặt xã hội, mới chỉ xảy ra ở rất ít trường hợp, chưa có
tính phổ biến và chưa phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay.
Do đó cần phải có thời gian để tìm hiểu thực tế và nghiên cứu thêm kinh nghiệm
các nước khác trên thế giới và khu vực.
Tuy nhiên, là trong thời gian gần đây một số nơi ở nước ta có nhiều cuộc
phẫu thuật nhằm xác định lại giới tính dẫn đến một yêu cầu bức thiết phải có
pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Để đap ứng yêu cầu đó, điều 36 BLDS đã
quy định về việc xác định lại giới tính: “ cá nhân có quyền xác định lại giới
tính . Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp
giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà
cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại
giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Như vậy Bộ luật Dân sự
quy định việc xác định lại giới tính của một người chỉ được thực hiện trong

trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bâm sinh hoặc chưa định hình
chính xác cần có sự can thiệp của y học để xác định rõ chứ khơng quy định
quyền thay đổi giới tính. Quy định này hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế
và truyền thống đạo đức của nước ta hiện nay.
Ngoài việc bổ sung quy định mới về một số quyền nhân thân, hầu hết các
quyền nhân thân được quy định trong BLDS năm 1995 cũng được sửa đổi bổ
sung cho phù hợp như quyền thay đổi họ tên(điều 27); quyền xác định dân
tộc(điều 28); quyền xác định dân tộc(điều 28); quyền của cá nhân đối với hình
ảnh(điều 31); quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng,sức khỏe thân thể (điều
32); quyền được bảo vệ danh dự,nhân phẩm, uy tín (điều 37); quyền bí mật đời
tư(điều 38); quyền tự do nghiên cứu sáng tạo (điều 51)...

14


Với sự sửa đổi bổ sung về quyền nhân thân trong bộ luật dân sự năm 2005
chúng ta thấy rằng pháp luật dân sự Việt Nam có nhữn bước tiến đáng kể trong
việc ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Các quyền này ngày càng
được quy định đầy đủ, đây là sự khăng định, ghi nhận tạo cơ sở cho cá nhân
thực hiện các quyền của mình.
2. Bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của bộ luật dân sự năm
2005 hiện nay
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản
của con người được pháp luật bảo hộ. Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là
việc cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các phương thức, biện pháp do
pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của
cá nhân nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm
phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình. Việc bảo vệ
quyền nhân thân của cá nhân là một ttrong những cơ chế bảo đảm việc thực

hiên quyền nhân thân của cá nhân. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá
nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền,lợi ích
hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã quy định các phương thức biện
pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm. Trong trường hợp
quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền nhân thân bị xâm
phạm sẽ được bảo vệ quyền nhân thân cua mình theo những phương thức và
biện pháp theo luật định.
Điều 25 BLDS năm 2005 quy định: Khi quyền nhân thân của cá nhân bị
xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính
2. u cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai.
3. u cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
15


Như vậy theo luật định thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có
thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau như tự
mình bảo vệ, u cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc người vi
phạm bồi thường thiệt hại. Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân
bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức
khác nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu
quả.
Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm nhiều quyền khác nhau và các
hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng rất đa dạng nên việc pháp luật quy
định đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là rất
cần thiết.
Thơng thường trong trường hợp quyền nhân thân của mình bị xâm phạm
thì trước hết cá nhân tự mình tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết tương xứng

với hành vi xâm phạm để chống lại hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của
mình, ngăn chặn khơng cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải
chính, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.Việc pháp luật quy
đinh cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của
mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời ngăn chặn
được hậu quả xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên việc tự bảo vệ quyền nhân thân của
cá nhân thường chỉ có hiệu quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm
đến quyền nhân thân của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của họ.
Đối với những trường hợp người có hành vi tái pháp luật xâm phạm đến
quyền nhân thân không nhận thức được trách nhiệm của họ thì việc bảo vệ
quyền nhân thân theo phương thức này nhiều khi không có hiệu quả. Trong
trường hợp này việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cần phải có sự hỗ trợ
bảo vệ của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Theo đó cá nhân có quyền nhân
thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu ủy ban nhân dân các cấp, tòa án, viện
kiểm sát...bảo vệ. Các cơ quann tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự,
16


nhiệm vụ quyền hạn của mình theo luật định tiến hành các biện pháp cần thiết
theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm
phạm như xử lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân buộc
họ phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại.
Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu cầu các cơ
quan như tòa án, viện kiểm sát bảo vệ là rất cần thiết bởi các cơ quan này là cơ
quan nhà nước được nhà nước giao nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền lợi ích
hợp pháp của các chủ thể, trong đó có quyền nhân thân của cá nhân. Hơn nữa,
các quyết định của tòa án, viện kiểm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng
cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền
nhân thân,tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm
phạm và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân
thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực hiện phương thức phù hợp đẻ bảo vệ
quyền nhân thân của mình.
Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng
nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dang dưới những hình
thức, mức độ khác nhau. Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả
ngồi việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các
biện pháp bảo vệ khác như xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp
xử lý kỷ luật. trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân
sự là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phỏ biến
nhất. Các biện pháp được quy định trong pháp luật dân sự. Theo quy định tại
điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các
biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính, u
cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có
thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu người vi

17


phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị
xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra
những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây
là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ
quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất va thiệt
hại về tinh thần do những tin tức không đung gây ra.
Ví dụ: Một người bị người khác vu cáo cho tội trộm cắp gây ảnh hưởng

đến uy tín, nhân phẩm của họ. Người đó có quyền tự cải chính bằng cách đưa ra
những bằng chứng cụ thể, đủ sức thuyết phục để chứng minh cho mọi người
thấy rằng việc ăn cắp đó chỉ là vu cáo.
Yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện
pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp
quyền nhân thân bị xâm phạm, so vói biện pháp tự cải chính thì biện pháp này
được áp dụng trong phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp này
chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân
sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm
phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì
người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áo dụng biện pháp bảo vệ khác mới
bảo vệ được quyền nhân thân của mình.
Ví dụ: Cũng ví dụ trên người bị vu cáo có quyền u cầu người vu cáo
xin lỗi và cải chính cơng khai thừa nhận những gì người đó nói là sai sự thật nếu
người đó nhận thức được hành vi của mình là sai thì người đó sẽ thực hiện theo
u cầu của người cố quyền nhân thân bị xâm phạm còn trong trường hợp người
đó khơng nhận được hành vi của mình thì người bị vu cáo đó phải áp dụng cá
biện pháp bảo vệ khác.

18


Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm cũng là biện pháp có thể áp dụng bảo vệ quyền nhân thân có thể
áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm.
Ví dụ: Ca sĩ Phương Thanh khởi kiện bà Nguyễn Thị Hương Trà ( chủ
nhân blog Cogaidolong) đến tòa án nhân dân Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí
Minh u cầu phải xin lỗi cơng khai vì cho rằng bà Nguyễn Thị Hương Trà đẫ
có hai bài viết trên blog của bà về cơ với nội dung sai sự thật, xúc phạm tới danh
dự, hạ uy tín của cơ.

Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận
được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh
do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền
nhân thân của cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm đó. Trên thực tế biện pháp
này thường được người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường
hợp dã yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng
không được đáp ứng. Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự
bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tịa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền
hạn bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc áp dụng biện
pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tịa án áp dụng có hiệu quả
nhất. Tuy nhiên bảo vệ quyền nhân thân thơng qua việc u cầu Tịa án bảo vệ
được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ và địi hỏi người có quyền nhân
thân bị xam phạm phải chứng minh được quyền nhân thân của mình, hành vi
xâm phạm quyền nhân thân của họ là trái pháp luật.
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan tổ
chức có thẩm quyền buộc người vi phạm phải bồi thườn thiệt hại là biện pháp
bảo vệ quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm
phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần
cho họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá
nhân gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị
xâm phạm có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại.
19


Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân
không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu
cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi
thường thiệt hại.
Ví dụ: Ông A (Chủ tịch ủy ban nhân dân phường) khởi kiện ơng B (Bí thư
Đảng ủy của phường đó) tới Tịa án nhân dân u cầu ơng B xin lỗi và bồi

thường thiệt hại vì cho rằng ơng B dựng chuyện cán bộ, nhân dân phường phản
ánh về mối quan hệ không lành mạnh giữa ông với bà C nhằm mục đích hạ uy
tín, xúc phạm đến anh dự, nhân phẩm và phá hoại hạnh phúc của gia đình ông.
Như vậy theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân
thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ để bảo vệ quyền nhân
thân của mình. Việc bảo vệ quyền nhân thân có ý nghĩa rất quan trọng trong
trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm, bảo đảm cho mọi cá
nhân thực hiện nhân quyền của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo
vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy
vào từng trường hợp cụ thể quyền nhân thân bị xâm phạm và do người cóquyền
nhân thân bị xâm phạm lựa chọn quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện
pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có
hiệu quả.
3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền nhân thân theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005
Quyền nhân thân của cá nhân đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá
cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật tạo thuận lợi
cho việc thực hiện trên thực tế và thực tiễn cho thấy việc áp dụng các quy định
của Bộ luật Dân sự về cơ bản đã quy định đầy đủ các phương thức biện pháp mà
người có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện để bảo vệ quyền nhân
thân của họ trong trường hợp bị xâm phạm. Tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy
các quy định về quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cịn mang tính
20


khắt khe, đôi khi không linh hoạt và nhiều quy định cịn mang tính chung chung
định hướng trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này không
hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện chung trên thực tế còn gặp nhiều bất cập,
vướng mắc nhất là trong việc áp dụng một số điều luật cụ thể như: áp dụng các
biện pháp cụ thể trong việc bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp quyền

nhân thân bị xâm phạm, áp dụng các quyền hiến xác hiến bộ phận cơ thể khi đã
chết...
Về khái niệm quyền nhân thân: Tại điều 24 BLDS năm 2005 quy định
quyền nhân thân đươc quy định trong quyền này là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Như vậy theo khái niệm này về quyền nhân thân có hai đặc điểm:
Gắn liền với mỗi cá nhân khơng thể chuyển dịch. Nếu dừng lại ở đặc đặc điểm
này thì khái niệm quyền nhân thân vướng phải một số bất cập như: Hai đặc điểm
này chưa đủ để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác. Bởi lẽ, có
một số quyền tài sản cũng mang đầy đủ đặc điểm này. Luật hơn nhân và gia đình
cũng quy định rằng quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng thuộc
về cá nhân nhất định như giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa
ông bà và cháu...Quyền ưu cầu cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể
thay thế bằng các quyền khác và không thể chuyển giao cho người khác được
(điều 50 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000). Quyền này là quyền tài sản chứa
không phải là quyền nhân thân. Điều 309 BLDS năm 2005 cũng quy định một
số quyền tài sản không chuyển giao cho người khác như: Quyền ưu cầu cấp
dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự , nhân phẩm, uy tín. Các quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại này được
phát sinh khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Chúng là quyền tài sản
nhưng gắn liền với cá nhân bị thiệt hại và cũng không thể chuyển giao cho chủ
thể khác.
Mặt khác điều 24 BLDS năm 2005 cũng quy định nhiều quyền nhân
thân là quyền gắn với mỗi cá nhân. Vậy thì các chủ thể khác (như pháp nhân, hộ
21


gia đình, tổ hợp tác) có các quyền cá nhân của mình hay khơng? Tại điều 604 và
611 BLDS năm 2005 có đề cập vấn đến danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể
khác vậy có được coi là quyền nhân thân hay khơng? Ngồi ra nhiều văn bản,

nghị quyết của tòa án cũng đề cập đến việc thừa nhận các quyền nhân thân đối
với các pháp nhân và chủ thể khác.
Như vậy phải chăng khái niệm quyền nhân thân cần được mở rộng
không những gắn với cá nhân mà chủ thể cịn gắn với chủ thể khác. Ngồi hai
đặc điểm nêu tại điều 24 BLDS năm 2005. Chúng ta nên bổ sung thêm một số
đặc điểm nữa (như gắn liền với giá trị tinh thần, không định giá được...) để phân
biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác. Từ đó chúng ta có thể xây
dựng khái niệm quyền nhân thân như sau: ” Quyền nhân thân là quyền dân sự
gắn với đới sống tinh thần mỗi chủ thể, không định lượng giá được bằng tiền và
không thể chuyển giao cho chủ thể khác trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”.
Về quy định bảo vệ quyền nhân thân: qua nghiên cứu các quy định của Bộ
luật Dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân và qua thực tiễn áp dụng
chúng cho thấy về cơ bản các quy định của bộ luật dân sự đã quy định đầy đủ
các phương thức biện pháp mà người có quyền nhân thân bị xâm phạm được
thực hiện dể bảo vệ quyền nhân thân của họ trong trương hợp bị xâm phạm. Tuy
vậy, thực tiễn cũng cho thấy các quy định của bộ luật dân sự năm 2005 cịn
chung chung mới chỉ mang tính định hướng. Trong khi các văn bản hươngs dẫn
thi hành bộ luật này lại không hương dẫn cụ thể nên việc thực hiện chúng trên
thực tế đã gặp nhiều bất cập, vướng mắc nhất là trong việc áp dụng các biện
pháp cụ thể.
Theo quy định tai khoản 1 điều 25 BLDS khi quyền nhân thân cuẩ cá
nhân bị xâm phạm thi người có quyền đó được bảo vệ bằng cách tự mình cải
chính những tin tức xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ mà khơng nhất
thiết phải chờ người có hành vi xâm phạm thưc hiện việc cải chính. Việc BLDS
quy định người có quyền nhân thân bị xâm phạm được tự cải chính có tác dụng
22


giúp họ ngăn chặn và khắc phục kịp thời hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm

phạm đến quền nhân thân của họ. Để người có quyền nhân thân bị xâm phạm
thực hiện được việc tự cải chính thì pháp luật nên quy định cụ thể về trình tự,
thủ tục thực hiện việc tự cải chính của họ. Tuy nhiên hiện nay các văn bản pháp
luật liên quan không có quy đinh hướng dẫn cụ thể nên việc tự cải chính hầu như
khong thực hiện được hoặc có thực hiện thì cũng khơng có hiệu quả. Hơn nũa về
tâm lý thì cũng khong mấy ai tin việc cải chính của người có quyền nhân thân bị
xâm phạm.
Tại khoản 2, khoản 3 điều 25BLDS quy định khi quyền nhân thân của cá
nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền bảo vệ thông qua việc buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin
lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại. Theo quy định này thì người có
quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
bảo vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào la cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lại chưa
được BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này cũng như các văn
bản pháp luật liên quan chỉ rõ. Vì thế trên thực tế đã xảy ra khơng ít các trường
hợp đương sự khơng xác định được cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền bảo vệ
quyền nhân thân của họ.
Hơn nữa, trong các văn bản pháp luật hiện hành khơng có quy định về
việc bảo vệ quyền nhân thân của người có quyền nhân thân bi xâm phạm trong
trường hợp họ đã chết. Tuy họ đã chết nhưng việc bảo vệ quyền nhân thân của
họ vẫn phải đặt ra vì trong trường hợp việc xâm phạm đến các quyền nhân thân
của họ cũng có ảnh hưởng xấu nhất định tới những người thân va nhưng người
liên quan đến họ. Từ việc pháp luật không quy định cụ thể về thẩm quyền của cơ
quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, các loai vu việc
tịa án có thẩm quyền giải quyết nên trong việc xét xử của vụ án co việc được
tịa án thụ lý giai quyết, có việc tịa án khơng thụ lý giải quyết va quan điểm về
thẩm quyền về giải quyết các vụ việc về quyền nhân thân giữa các tòa án cũng

23



rất khác nhau dẫn đến cùng loại vụ việc toàn án này thì thụ lý giải quyết nhưng
tịa án khác lại không thụ lý giải quyết.
Như vậy để bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân theo quy
định của BLDS theo toi cần phải sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến
việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân như sau:
Cần sửa đổi bổ sung đoạn đầu Điều 25 BLDS theo hướng quy định
khơng chỉ người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu bảo vệ mà
cả người đại diện của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ và việc yêu cầu bảo vệ
được đặt ra trong cả trường hợp người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã chết
vì như đã nêu trên việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân trong nhiều
trường hợp không chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng tới quyền lợi của họ mà còn gây
thiệt hại, ảnh hưởng xấu tới cả quyền lợi của người thân và người liên quan đến
họ. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 BLDS theo hướng quy định
rõ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá
nhân để tạo thuận lợi cho cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời thực
hiện được việc bảo vệ quyền nhân thân của mình. Ngồi ra, phải xây dựng, ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự, Luật hơn nhân và gia đình,
Bộ luật Tố tụng dân sự v.v… về trình tự, thủ tục thực hiện việc bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân. Trong đó, cần chú trọng quy định, hướng dẫn về trình tự,
thủ tục tự cải chính; u cầu cơ quan, tổ chức khác (ngồi việc u cầu Tịa án)
bảo vệ vì hiện nay vấn đề này hầu như bị bỏ ngỏ khơng có văn bản pháp luật nào
quy định, hướng dẫn. Thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền nhân thân có nhiều
điểm khác với việc bảo vệ các quyền dân sự khác. Trong nhiều trường hợp việc
bảo vệ phải được thực hiện kịp thì mới có hiệu quả, nếu bảo vệ chậm sẽ khó
khắc phục được hậu quả thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Việc xây
dựng, ban hành được các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục
tự cải chính và yêu cầu cơ quan, tổ chức khác bảo vệ sẽ có tác dụng tạo điều
kiện thuận lợi cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời áp dụng các


24


biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền nhân thân của mình, tránh được sự đùn đẩy
trách nhiệm cho nhau giữa các cơ quan, tổ chức.
Về quyền hiến các bộ phận của cơ thể nên nhất chí đưa vào bộ luật dân
sự, nhưng cần chú trọng xem xét quyền của thân nhân là cha mẹ cùa người hiến
bộ phận cơ thể.
Về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết: việc hiến tặng bộ phận cơ
thể, hiến xác cho khoa học hay chữa bệnh là viêccj làm cao thượng của người
quá cố, là một quyền dân sự tự định đoạt của cá nhân cần phải được mọi người
trong xã hội tơn trọng. Nhưng sư tồn vẹn cơ thể của người chết là một vấn đề
nhạy cảm đối với bản thân người chết và gia đình họ. Dân gian rất kiêng kỵ cái
chết khơng tồn thây nên dù cho việc hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác của
người chết là một nghĩa cử cao thượng đi nữa thì cũng bị những ngừoi thân thích
nhất phản đối dẫn đến việc khó lấy được xác hoặc bộ phận trên cơ thể người
chết. Cả về mặt pháp lý và cả về mặt đạo lý ngừoi ta khơng kiện ra tịa để u
cầu một phán quyết của tòa án đẻ buộc những người thân của người chết phải ra
xác người.
Như vậy việc hiến xác, bộ phận cơ thể không chỉ căn cứ vào lời trăn trối
hoặc sự đồng ý của người chết vì khi họ chết rồi sẽ khơng cịn đối chứng. Theo
tơi pháp luật nên quy đinh thêm một số nội dung trong quyền này như: người
hiến xác phài hiến bbooj phận cơ thể, phải tự mình thực hiện một cách tự
nguyện bằng văn bản. Nội dung văn bản phải ghi rõ ngày tháng năm lập văn
bản, họ tên, tuổi, địa chỉ người hiến tặng cơ thể hay bộ phận cơ thể sau khi chết.
Chỉ định người có quyền nhận thi thể hay bộ phận cơ thể là cá nhân, tổ chức y tế
hữu quan.
Ngồi ra cần phải sớm có quy định pháp luật, thủ tục đối với việc hiến
mô, bộ phận cơ thể người cho mục đích nghiên cứu cung như quy định điều kiện
đối với các tổ chức nhận xác, bộ phận cơ thể người để nghiên cứu khoa học.

Hơn nữa cơ sở y tế phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin đến thủ tục

25


×