BÀI 6: MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG
I-
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được quy định trong chương VII
của bộ Luật lao động và hướng dẫn thi hành trong NĐ 195/CP của Chính Phủ
ngày 31/12/1994 và Thông tư số: 07/LĐ TBXH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người
lao động cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lao động, sức
khỏe và nếu không thực hiện đúng quy định có thể dẫn đến tai nạn lao động, giảm
sút sức khỏe người lao động.
1- Thời giờ làm việc
- Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một
tuần. Người sử dụng quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và
ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhưng không được trái với quy định trên và phải thông báo trước cho
người lao động biết.
- Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ đối với những
người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, theo danh mục
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành. Đó là những công
việc, những nghề với điều kiện lao động loại V, hoặc loại VI (lao động rất
nặng nhọc, rất độc hại và rất căng thẳng thần kinh tâm lý xúc cảm, trạng thái
chức năng cơ thể ở cao của ngưỡng bệnh lý) Do đó hai trường hợp này phải
có thời giờ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý trong ca mới tránh được các tai biến về
bệnh tật và giảm tai nạn lao động. Người làm việc được rút ngắn giờ làm việc
được trả đủ lương, phụ cấp (nếu có) và các chế độ khác theo quy định.
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ
nhưng không được quá 4 giờ trong 1 ngày. Trong trường hợp quy định thời
giờ làm việc theo tuần thì tổng hợp thời giờ làm việc bình thường và thời giờ
làm thêm trong một ngày không được vượt quá 12 giờ. Tổng số giờ làm thêm
trong một năm không quá 200 giờ trừ một số trường hợp đặc biệt được làm
thêm không quá 300 giờ trong một năm. Đối với công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động không được làm thêm quá 3 giờ
một ngày và tổng cộng thời giờ làm thêm trong tuần không quá 9 giờ
Thời giờ làm việc ban đêm được quy định như sau:
Từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau. Từ
Đà Nẵng trở vào Nam tính từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
2- Thời giờ nghỉ ngơi
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ngơi nửa giờ, tính vào
giờ làm việc.
- Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào giờ làm
việc. Trong 6 hoặc 7 giờ làm việc liên tục với những công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại nguy hiểm (đã được rút ngắn 2 hoặc 1 giờ) người lao động vẫn
được nghỉ ít nhất 30 phút nếu làm việc ban ngày và 45 phút nếu làm việc ban
đêm.
- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển
sang ca khác.
- Mỗi tuần ít nhất người lao động được nghỉ 1 ngày ( 24 giờ liên tục), có thể
vào ngày chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần. Trường hợp do chu kỳ lao
động không thể nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được
nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.
Thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc
có tính chất đặc biệt như: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp
viên, kiểm soát lưu hành ngành hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển,
các lãnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, sóng cao tần, thợ
lặn, hầm mỏ thì được bộ chủ quản quy định cụ thể.
Các quy định về nghỉ lễ, nghỉ hàng năm được quy định trong các điều 73,
74, 75, 76, 77 của Bộ luật lao động. Trong đó điều 77 được chú ý là: Khi nghỉ
hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương
của những ngày nghỉ, tiền tàu xe và tiền lương của người lao động của người lao
động trong những ngày đi đường do hai bên thỏa thuận. Người lao động có dưới
12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với
số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.
- Điều 78 Bộ luật lao động quy định: Người lao động được nghỉ việc riêng mà
vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp.
+ Kết hôn, nghỉ ba ngày
+ Con kết hôn, nghỉ một ngày
+ Bố, mẹ (kể cả bên vợ hoặc bên chồng) chết, vợ hoặc chồng hoặc con chết
nghỉ 3 ngày.
Đồng thời luật lao động quy định việc nghỉ không hưởng lương do sự thỏa
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
II-
Chế độ làm việc đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số
lao động khác
1- Bảo hộ lao động đối với lao động nữ
Lao động nữ có những đặc thù so với lao động nam, ngoài lao động còn có
chức năng sinh đẻ và nuôi con. Do đó để bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực an
toàn - vệ sinh lao động đã có những quy định cụ thể như sau: Điều 113 của Bộ luật
lao động, điều 11 của NĐ 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính Phủ, Thông tư 03/TT-
LB của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế ngày 28/11/1994, quy
định các điều kiện lao động có hại và công việc không được sử dụng lao động nữ.
Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 quy định việc điều chuyển lao
động nữ đang làm công việc bị cấm sang công việc thích hợp.
Nội dung chính của các văn bản trên là:
a- Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm những
công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh
hưởng xâu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con. Quy định 8 điều kiện lao động
có hại không được sử dụng lao động nữ đó là:
- Nơi có áp suất cao hơn áp xuất khí quyển
- Trong hầm lò
- Nơi cheo leo nguy hiểm
- Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ
- Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn
- Nặng nhọc quá sức (mức tiêu hao năng lượng trung bình trên 5 kcal/ phút),
nhịp tim trung bình 120 nhịp/phút)
- Tiếp xúc với phóng xạ hở
- Trực tiếp tiếp xúc với hóa chất có khả năng gây biến đổi gien. Quy định 5 điều
kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ có thai, đang cho con
bú (con dưới 12 tháng tuổi) và lao động nữ chưa thành niên.
- Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép
- Trực tiếp tiếp xúc với một số hóa chất mà sự tích lỹ của nó trong cơ thể ảnh
hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào dễ gây sẩy thai, đẻ non, khuyết tật bẩm
sinh, ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ, viêm đường hô hấp.
- Nhiệt độ không khí nhà xưởng từ 45
0
c trở lên về mùa hè và từ 40
0
c trở lên về
mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.
- Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Tư thế làm việc gò bó hoặc thiếu dưỡng khí.
b- Doanh nghiệp nào sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên, phải có
kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần lao động nữ sang công việc khác phù
hợp, tăng cường biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động
hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
c- Điều 115 bộ Luật lao động quy định về thời giờ làm việc: Người sử dụng lao
động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi
công tác xa. Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi
ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi
ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.
2- Bảo hộ lao động đối với lao động chưa thành niên
Những vấn đề bảo hộ lao động đối với lao động chưa thành niên được quy
định cụ thể trong các điều 121, 122 của Bộ luật lao động và Thông tư số: 09/TT-
LB Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ngày 13/4/1995 quy định các
điều kiện có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên với các
nội dung chính sau:
a- Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên ( lao
động dưới 18 tuổi) vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo
sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm
sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức
khỏe, học tập trung quá trình lao động. và quy định 13 điều kiện lao động
không được sử dụng lao động chưa thành niên như sau:
- Lao động thể lực quá sức (tiêu hao năng lượng trên 4kcal/phút, nhịp tim trên
120 nhịp/phút)
- Tư thế làm việc gò bó, thiếu dưỡng khí
- Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất có khả năng gây biến đổi gien, gây ảnh
hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào, gây ung thư, gây bệnh nghề nghiệp và các
tác hại khác, gây tác hại sinh sản lâu dài.
- Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm
- Tiếp xúc với chất phóng xạ
- Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép
- Trong môi trường có độ rung, tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép
- Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng trên 40
0
c về mùa hè và trên 35
0
c về nùa
đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao.
- Nơi có áp suất không khí cao hơn hoặc thấp hơn áp suất khí quyền.
- Trong lòng đất
- Nới cheo leo nguy hiểm
- Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thành niên.
- Nơi có ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân cách.
b- Thông tư cũng quy định thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên
không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần
Người lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm
giờ, làm việc ban đêm trong một số công việc không độc hại, không nặng nhọc,
nguy hiểm.
3- Bảo hộ lao động đối với một số lao động khác
a- Đối với lao động là người tàn tật
Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và có những quy định về
an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với trạng thái sức khỏe của người lao
động. Điều 125, 126, 127 của Bộ luật lao động quy định cụ thể như sau:
- Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật, khuyến khích thu nhận,
tạo việc làm cho người tàn tật.
- Thời gian làm việc của người tàn tật không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42
giờ một tuần.
- Những nơi dạy nghề cho ngưòi tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật
phải tuân thủ những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp và thường xuyên chăm sóc sức khỏe
của người lao động tàn tật.
- Cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên
làm thêm giờ, làm việc ban đêm.
- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người tàn tật làm
những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
b- Đối với lao động là người cao tuổi
Điều 123, 124 Bộ luật lao động quy định cụ thể đối với lao động là người
cao tuổi như sau:
- Người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.
Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm
việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không
trọn tuần.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe người
lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những
công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi.
Ngoài một số loại lao động trên, Bộ luật lao động còn quy định cụ thể chế
độ bảo hộ lao động đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Người
lao động lao động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và người nước
ngoài lao động tại Việt Nam ...
III-
Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật cho người
làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm
Điều 104 của Bộ luật lao động, điều 8 của Nghị định số: 06/CP ngày
20/01/1995 của Chính Phủ và các Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã ban hành danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm. Thông tư liên tịch số 10 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
ngày 17/3/1999 đã hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người lao động
làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại.
1- Nguyên tắc bồi dưỡng
- Khi người sử dụng lao động đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các thiết bị an
toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động (biện pháp chủ yếu)
nhưng chưa khắc phục hết các yếu tố độc hại thì người sử dụng lao động phải
tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn bệnh tật và đảm
bảo sức khỏe cho người lao động.
- Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, bảo
đảm thuận tiện và vệ sinh, không được trả tiền, không được đưa vào đơn giá
tiền lương của người lao động. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn
định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động
phải cấp hiện vật cho người lao động để họ có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo
quy định.
- Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ
50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định
suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì
được hưởng nửa định suất bồi dưỡng. Người lao động làm thêm giờ được
hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tăng lên tương ứng với số giờ làm
thêm.
- Chi phí bồi dưỡng được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông
- Người lao động làm việc trong các ngành nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn
định lượng, không được hưởng bồi dưỡng theo thông tư trên.
2- Điều kiện, mức bồi dưỡng, cơ cấu hiện vật dùng bồi dưỡng
a- Điều kiện được bồi dưỡng hiện vật
Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề, công việc độc hại, nguy
hiểm theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được
Nhà nước ban hành mà có các điều kiện sau đây thì được xét để hưởng chế độ bồi
dưỡng bằng hiện vật.
- Môi trường làm việc có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại thuộc nhóm
các yếu tố vật lý (như vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung động...) hoặc nhóm các