Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố vinh – tỉnh nghệ an thực trạng và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.01 KB, 37 trang )

Đề tài: Tội Cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An:
Thực trạng và các giải pháp.
BÀI LÀM

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bước vào Thế kỉ 21, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến
chuyển tạo ra nhiều thời cơ cũng như khơng ít thách thức cho mỗi quốc gia,
dân tộc, trong đó có Việt Nam. Tồn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trên
nhiều lĩnh vực trong đó có đấu tranh, phịng chống tội phạm.
Trong lịch sử phát triển,vấn đề lợi ích vật chất ln là tâm điểm của mọi
xung đột xã hội. Bởi vậy, vấn đề bảo đảm quyền sở hữu được quy định và
bảo hộ trong Hiến Pháp và trong các bộ luật như dân sự, hình sự. Trong luật
hình sự, quyền sở hữu đã được bảo vệ thông qua các quy định các tội xâm
phạm sở hữu. Đây cũng là một trong những nhóm tội phạm được quy định
sớm nhất trong pháp luật hình sự thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam
nói riêng.
Trong những năm qua, tình hình tội phạm Việt Nam có những diễn biến
phức tạp. Một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng, nổi lên là các loại
tội phạm xâm phạm An ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm công
nghệ cao,..., đặc biệt là đối với các tội xâm phạm sở hữu như: Tội cướp tài
sản, tội cướp giật tài sản,tội cưỡng đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản,...
Cướp giật tài sản là loại tội phạm khơng mới nhưng với tình hình hiện nay
thì rất đáng báo động bởi vì nó đang ngày càng gia tăng về số lượng và thủ
đoạn khiến cho công tác điều tra, đấu tranh của các cơ quan chức năng gặp
rất nhiều khó khăn. Tính chất phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, và nhất là tính lưu động, táo bạo, hoạt đơng trắng trợn, có tổ chức, và
đặc biệt là việc sử dụng vũ khí để thực hiện hành vi phạm tội, làm thiệt hại
lớn về tài sản của người dân. Có thể nói đây là một vấn đề rất bức xúc và
mang tính thời sự đang được dư luận rất quan tâm. Qua thực tiễn điều tra,




xét xử thì tội cướp giật tài sản ln chiếm đa số. Qua hai lần pháp điển hóa,
bộ luật hình sự 1999 đã ra đời và đã quy định về tội cướp giật tài sản một
cách đầy đủ nhất tại Điều 136 của bộ luật.
Vì thế, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề cướp giật tài sản cũng như nội dung
pháp luật của nó tơi xin chọn đề tài: “ Tội cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An: Thực trạng và các giải pháp”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Tội Cướp giật tài sản là một vấn đề đã được đề cập trong một số cơng
trình nghiên cứu khoa học về luật hình sự, trong các tập bình luận khoa học
về luật hình sự, các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ của một số tác giả nghiên cứu
về các nội dung xâm phạm sở hữu. Tiêu biểu là bài viết: “ Các tội xâm
phạm sở hữu trong bộ luật hình sự năm 1999” của T.s Trương Quang Vinh
trên tạp chí luật học ( Trường Đại học Luật Hà Nội) số 4/2000; Luận án Tiến
sĩ luật học của Nguyễn Ngọc Chí năm 2000 về “ Trách nhiệm hình sự đối
với các tội xâm phạm sở hữu”... Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu về tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Vinh – tỉnh Nghệ
An. Trong thực tế tình hình hiện nay thì loại tội phạm này đã có nhiều cách
thức hoạt động mới tinh vi hơn nhằm qua mắt các lực lượng công an và cơ
quan điều tra. Nhận thức rõ về mức nguy hiểm của loại tội phạm này, các
nhà làm luật ngay từ đầu cũng đã dành một điều luật để quy định rõ về tội
Cướp giật tài sản. Vì thế, khi nghiên cứu về đề tài này tơi sẽ tập trung tìm
hiểu và phân tích về hình thức cũng như nội dung pháp luật, nguyên nhân và
thực trạng của loại tội phạm này, nhằm nâng cao ý thức phịng, chống, bảo
vệ tài sản của chính mình cũng như của mỗi người dân.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu và
trình bày nội dung lý luận và thực tiễn. Sử dụng các phương pháp so sánh,
tổng hợp, liệt kê, phân tích để đánh giá, rút ra những nhận xét và kết luận.

Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
về những quy định cũng như hình phạt đối với tội phạm cướp giật tài sản ở
nước ta cũng như trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tội Cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An, thực trạng, nguyên nhân và các
giải pháp.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các Bộ luật Hình sự năm 1985, năm
1999( sửa đổi bổ sung năm 2009) và Tội phạm học trên địa bàn thành
phố Vinh – tỉnh Nghệ An.
5. Kết cấu đề tài:
Tên đề tài: “ Tội Cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Vinh- tỉnh Nghệ
An: Thực trạng và các giải pháp”.
Kết cấu đề tài gồm 2 phần như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tội Cướp giật tài sản theo quy định của
pháp luật hiện nay.
- Chương 2: Thực trạng của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố
Vinh- tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2012 và các giải pháp.

B: PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: Cơ sở lý luận về tội Cướp giật tài sản theo quy định của
pháp luật.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật
hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản
1.1.1 Giai đoạn trước 1999
Ngay từ đầu mới giành độc lập, nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa vừa

phải đối phó với thù trong giặc ngồi, vừa phải từng bước quản lí, xây dựng
đất nước. Để tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động ổn định trật tự, an ninh
chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu đất nước đã
kí Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản của
pháp luật cũ không trái với nguyên tắc độc lập của nhà nước và chính thể
dân chủ cộng hịa. Như vậy, pháp luật của chế độ cũ được áp dụng theo tinh
thần của nhà nước dân củ mới, Hoàng Việt luật được áp dụng ở Bắc Kì, cịn
pháp luật tu chính được áp dụng ở Nam Kì. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng
từng bước ban hành những văn bản pháp luật mới quy định về những hành
vi xâm đến sở hữu của nhà nước và sở hữu của công dân, góp phần bảo vệ
các quan hệ xã hội tiến bộ của xã hội mới.
Tuy còn mới sơ khai nhưng pháp luật hình sự thời kì này đã khái quát,
nhận diện được những hành vi xâm hại sở hữu trong thực tế và có các quy
định thành các tội phạm cụ thể làm cơ sở pháp lí cho tịa án xét xử. Đồng
thời các văn bản này còn quy định về các chế tài cụ thể và các đường lối xử
lí các tội phạm cụ thể xâm phạm sở hữu.
Tong giai đoạn này, tội cướp giật tài sản được quy định thành hai tội riêng
biệt căn cứ vào đối tượng bị xâm hại là sở hữu thuộc sở hữu xã hội chủ
nghĩa hay sở hữu riêng của công dân. Cụ thể, tội cướp giật tài sản đã được
quy định trong Pháp lệnh 21/10/1970 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đến
lần pháp điển hóa Bộ luật lần thứ nhất, Bộ luật hình sự của nước Cộng hịa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 ( Bộ luật hình sự năm 1985) đã được
thơng qua vào ngày 27/6/1985 có hiệu lực từ ngày 1/1/1986 trên toàn quốc
cũng quy định về tội cướp giật tài sản như sau:
Điều 131 quy định:


1. Người nào cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ
nghĩa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 129 thì bị phạt
tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười hai năm:
a. Có tổ chức hoặc có tính chun nghiệp.
b. Dùng thủ đoạn nguy hiểm; hành hung để tẩu thốt.
c. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây ra hậu quả nghiêm
trọng khác.
d. Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm.
Điều 154 quy định:
1. Người nào cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của người
khác, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 151, thì bị phạt tù
từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai
năm đến mười năm:
a. Có tổ chức hoặc có tính chuyên nghiệp.
b. Dùng thủ đoạn nguy hiểm; hành hung để tẩu thốt.
c. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gay hậu quả nghiêm trọng
khác
d. Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy
năm đến hai mươi năm.
Ngày 28/12/1989, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình
sự 1985, trong đó bổ sung thêm một số tình tiết định khung tăng nặng trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội có tính chất chun nghiệp vào điểm
a, khoản 2 của tội cướp giật tài sản hoặc cơng nhiên chiếm đoạt tài sản.
Nhìn chung, ngun tắc xử lí quy định trong bộ luật hình sự 1985 khơng
có gì thay đổi so với Pháp lệnh năm 1970.
1.1.2 Giai đoạn sau năm 1999
Khoa học luật hình sự là bộ phận của khoa học pháp lí,nghiên cứu

những vấn đề lí luận của ngành luật hình sự. Xuất phát từ yêu cầu của xã
hội, cùng sự phát triển nhanh chóng của tội phạm khi đất nước ta chuyển


sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị
trường, có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Để đảm bảo sự bình đẳng của các thành phần kinh tế địi hỏi Nhà nước ta
phải có quan niệm về vấn đề sở hữu chung và sở hữu riêng. Chính sách
hình sự và pháp luật hình sự cũng phải đổi mới tư duy bảo vệ sở hữu
chung và sở hữu riêng như nhau, không phân biệt, không thiên vị dựa
trên quan điểm này. Bên cạnh đó, việc phân định hai hình thức sở hữu này
để quy định thành hai khách thể độc lập là tài sản thuộc sở hữu Xã hội chủ
nghĩa và tài sản thuộc sở hữu của công dân dẫn đến sự xác định tội danh
rất khó khăn, thiếu chính xác. Hoặc khi người phạm tội chỉ có một hành vi
chiếm đoạt duy nhất nhưng tài sản bị xâm hại thuộc nhiều hình thức sở
hữu đan xen, khi đó nên xử một tội hay nhiều tội cũng không phù hợp với
yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như quy định của pháp
luật. Qua đó, việc duy trì Bộ luật hình sự 1985 khơng cịn đạt hiệu quả
cao, pháp luật cần có một sự thay đổi lớn về mọi mặt và Bộ luật hình sự
1999 ra đời. Bộ luật hình sự 1999 được Quốc hội thơng qua ngày
21/12/1999 và có hiệu lực trên tồn quốc kể từ ngày 01/07/2000 đánh dấu
một bước phát triển quan trọng trong quá trình xây dựng và hình thành
pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng. Đây là sự đúc kết thực tiễn
đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, thể hiện đường lối, chính sách
hình sự của Nhà nước ta. Tại đây, pháp luật đã chính thức xóa bỏ ranh
giới giữa sở hữu chung và sở hữu riêng trong chính sách hình sự của mình
Trong bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, quy định hai mươi bốn
chương với 344 điều luật tương đương 344 loại tội phạm. Trong đó có
nhóm hành vi có lỗi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở
hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho

xã hội của hành vi.
Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm các quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Đối tượng tác động của hành vi xâm phạm sở hữu đó là tài sản – đối
tượng vật chất, nhờ đó có sự tồn tại quan hệ sở hữu. Tài sản theo Bộ luật
Dân sự là vật có thực, tiền, giấy tờ có giá được bằng tiền và đoạt các quyền
về tài sản. Những hành vi xâm phạm đến tài sản đó thì bị xem là xâm phạm
quan hệ sở hữu.
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu tuy khác nhau ở hình
thức nhưng đều có chung tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm
phạm các quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt của chủ tài sản làm cho
chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình. Hậu quả mà


những hành vi đó gây ra trước hết là những thiệt hại đối với quan hệ sở hữu,
thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất cụ thể như tài sản bị mất, tài sản bị hư
hỏng, bị hủy hoại, tài sản bị sử dụng trái với ý chí của chủ sở hữu...
Cũng như các loại tội phạm khác, các tội xâm phạm sở hữu bắt buộc phải
có chủ thể của tội phạm và hầu hết đều là chủ thể thường với độ tuổi luật
định và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Lỗi của người thực hiện các tội xâm phạm sở hữu có thể là cố ý như cướp
giật tài sản, trộm cắp tài sản; hoặc vô ý như tội vô ý gây như tội vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Động cơ và mục đích phạm tội có thể là
có tính tư lợi hoặc khơng.
Các tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật hình sự Việt Nam gồm 13 tội và
được quy định từ Điều 133 đến Điều 145. Đó là các tội:
- Tội cướp tài sản;
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Tội cưỡng đoạt tài sản;
- Tội cướp giật tài sản;
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
- Tội trộm cắp tài sản;
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
- Tội chiếm giữ trái phép tài sản;
- Tội sử dụng trái phép tài sản;
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản;
- Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà
nước;
- Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Cướp giật tài sản thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu,và được quy định
tại Điều 136 của bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999( sửa đổi bổ sung năm
2009).
1.2 Định nghĩa
Trong các loại tội phạm hiện nay thì tội cướp giật tài sản đang là một vấn
đề nan giải đối với lực lượng công an cũng như các cơ quan chức năng.
Hành vi phạm tội của tội phạm ngày càng phức tạp và khó kiểm sốt. Xét về
bản chất, tội cướp giật tài sản như tên gọi của nó là nhằm chiếm đoạt tài sản
của người khác và được thực hiện một cách cố ý. Người thực hiện hành vi
cướp giật phải là người có mục đích chiếm đoạt từ trước và thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu bằng cách nhanh chóng giật, giành lấy
tài sản. Việc giật, giằng tài sản này được diễn ra một cách công khai. Chủ thể


của tội phạm cũng khơng hề có ý định che dấu hành vi phạm tội của mình
đối với chủ sở hữu cũng như đối với những người xung quanh. Trong q
trình thực hiện, tội phạm có thể phải dùng đến một tác động lực nhất định
nhưng là để chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng khơng cho chủ sở hữu

kịp phản ứng. Như vậy, chủ sở hữu tuy biết hành vi chiếm đoạt đó xảy ra
nhưng do diễn ra khá nhanh nên chưa kịp phản ứng.
Như vậy, ta có thể rút ra định nghĩa như sau: Tội cướp giật tài sản là “
hành vi nhanh chóng, cơng khai chiếm đoạt tài sản của chủ thể có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý ”.
Từ định nghĩa của khái niệm tội phạm và các quy định pháp luật hình sự
chúng ta có thể đi sâu và làm sáng tỏ bản chất xã hội cũng như bản chất
pháp lý qua các dấu hiệu pháp lí của tội cướp giật tài sản.
1.3 Các dấu hiệu pháp lí về tội cướp giật tài sản quy định tại Điều
136 Bộ luật Hình sự năm 1999( sửa đổi bổ sung năm 2009)
1.3.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại.
Cũng như các tội phạm có tính chiếm đoạt trong phần các tội phạm sở
hữu, tội cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng được thực hiện
một cách công khai, nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản.
Tội cướp giật tài sản trực tiếp xâm hại đến quyền sở hữu của người khác đối
với tài sản của họ. Như vậy, ở tội cướp giật tài sản, khách thể của nó là quan
hệ sở hữu tài sản và quan hệ này được nhà nước bảo vệ. Khách thể của tội
cướp giật tài sản nằm ngoài ý thức và tồn tại độc lập với ý thức của chủ thể
và nó bị tội phạm cướp giật tài sản gây thiệt hại khi người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội của mình.
Tuy nhiên, yếu tố khách thể của tội cướp giật tài sản chỉ giúp ta xác định
một hành vi nào đó có xâm phạm sở hữu hay khơng và để phân biệt với một
số tội trong nhóm chiếm đoạt khi hành vi đó gây ra sự xâm hại cho nhiều
khách thể khác nữa như: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản,… vì ngồi quan hệ sở hữu thì hành vi vi phạm đó cịn xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe thuộc quan hệ nhân thân.
Chủ thể thực hiện hành vi cướp giật tài sản bao giờ cũng nhằm vào tài sản
nhất định của chủ thể nhất định, khơng phân biệt thuộc hình thức sở hữu

nào. Do đó, tài sản bị tội phạm nhắm tới nằm trong và là bộ phận của khách
thể cụ thể là quan hệ sở hữu. Nó chính là đối tượng tác động của tội cướp
giật tài sản.


1.3.2 Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan.
Theo quy định của điều 136 Bộ luật hình sự thì mặt khách quan của tội
cướp giật tài sản sẽ được phân tích như sau:
Về hành vi phạm tội: là cách xử sự trái pháp luật hình sự và nguy hiểm
cho xã hội. Hành vi cướp giật tài sản là hành vi của chủ thể nhất định với ý
thức chiếm đoạt tài sản của người khác. Dấu hiệu chiếm đoạt trong tội cướp
giật tài sản là một dấu hiêu bắt buộc dù tài sản là đối tượng của hành vi
chiếm đoạt đó bị chiếm đoạt hoàn toàn hay chưa.
Tuy nhiên, chủ thể của tội phạm có thể lựa chọn các cách thức, thủ đoạn
chiếm đoạt khác nhau như: lén lút, công khai, dùng vũ lực, đe dọa,…Qua
việc tìm hiểu định nghĩa khoa học của tội cướp giật tài sản thì hành vi chiếm
đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu đặc trưng, cơ bản ngoài các dấu
hiệu khác ở mặt khách quan để phân biệt với các tội khác đó là dấu hiệu
cơng khai và dấu hiệu nhanh chóng.
* Dấu hiệu cơng khai: Đây là dấu hiệu có tính khác biệt với một số loại
tội phạm khác. Dấu hiệu này chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm
đoạt là diễn ra một cách công khai với mọi người xung quanh và với cả chủ
thể. Đồng thời dấu hiệu này cũng thể hiện ý thức chủ quan của người phạm
tội là không hề giấu giếm hành vi của mình đối với người xung quanh và
chủ tài sản. Chính vì vậy, dấu hiệu công khai trở thành dấu hiệu không thể
thiếu khi nghiên cứu mặt khách quan của tội cướp giật tài sản. Nó là điểm
đặc trưng khá cơ bản của tội cướp giật tài sản giúp các nhà làm luật phân

biệt với các tội khác cũng xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Ví dụ: Ngày
20/10/2007, chị Nguyễn Thị A đi xe máy chở con đi chơi, khi đang dừng xe
chờ đèn xanh ở ngã tư Nguyễn Văn Cừ - Lê Hồng Phong thì Phạm Văn T đi
xe gắn máy áp sát giật túi xách chị A kẹp ở giá đèo hàng giữa xe. Chị A sau
khi bị giật đã phát hiện và hơ hốn ngay nhưng T đã cầm túi và phóng xe
chạy mất. Tong trường hợp này, chị A có biết việc bị cướp và đã hơ hốn cho
mọi người biết, T thì cơng khai, khơng hề giấu giếm hành vi cướp của mình
đối với chị A và mọi người xung quanh khi thực hiện hành vi ngay giữa ngã
tư đông người.
Thứ hai, dấu hiệu công khai của tội cướp tài sản đòi hỏi ý thức chủ quan
của người phạm tội khi thực hiện hành vi chiếm đoạt dù biết hành vi của
mình có khả năng bị phát hiện ngay khi hành vi phạm tội xảy ra nhưng
khơng hề có ý định che giấu đối với chủ sở hữu, người quản lí tài sản và


những người xung quanh. Ở đây, người phạm tội nhận thức được hành vi
của mình sẽ bị phát hiện ngay nhưng chủ quan cho rằng mình sẽ thốt được
sự đuổi bắt của mọi người. Ví dụ: A và B đang đi xe máy trên đường vào
giờ cao điểm thì thấy cháu Trần Thị L đang đị bộ cùng chiều, trên cổ có đeo
một dây chuyền vàng. A,B chờ L sơ hở liền áp sát và giật đi sợi dây chuyền
trên cổ cháu L. Ở đây, cả A và B đều ý thức được hành vi của minh sẽ bị
phát hiện ngay tức khắc vì đang giờ ca điểm, mọi người qua lại rất đông, và
sợi dây lại nằm trên cổ của L nên bị phát hiện là điều chắc chắn. Tuy nhiên,
hai người vẫn chọn cách thực hiện hành vi đó vì họ cho rằng họ có thể chạy
thốt sự truy bắt của người dân xung quanh.
* Dấu hiệu nhanh chóng: Đây là dấu hiệu đặc thù nhất, bắt buộc phải có
trong mặt khách quan của tội cướp giật tài sản và được dùng làm tiêu chí để
phân biệt với cấu thành của các tội khác. Dấu hiệu này phản ánh phương
thức thực hiện hành vi chiếm đoạt của người phạm tội một cách khẩn
trương, vội vã. Khi thực hiện tội phạm, người phạm tội lợi dụng sơ hở của

chủ sở hữu, nhanh chóng tiếp cận, chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu
thốt. Dấu hiệu này bao trùm tồn bộ quá trình phạm tội từ khi bắt đầu đến
khi kết thúc. Tuy nhiên để đánh giá thế nào là nhanh chóng thì ta phải xét
đến yếu tố tài sản, vị trí, hồn cảnh, mật độ người qua lại. Chính nhờ dấu
hiệu nhanh chóng mà ta có thể phân biệt tội cướp giật tài sản với một số tội
khác cùng một khách thể bị xâm phạm vì trong mặt khách quan của bất cứ
tội phạm nào cũng không cần dấu hiệu nhanh chóng.
Ngồi hai dấu hiệu cơ bản trên thì cịn có một số dấu hiệu phụ để cấu
thành nên mặt khách quan của tội phạm đó là sự sơ hở của chủ sở hữu, dấu
hiệu dùng vũ lực, hành hung để tẩu thoát,…
* Hậu quả phạm tội: Là sự thiệt hại cụ thể, đáng kể do các hành vi phạm
tội gây ra cho các khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Các nhà
làm luật quy định tơi cướp giật tài sản có cấu thành vật chất. Hậu quả của tội
cướp giật tài sản xuất hiên ngay sau khi hành vi đó được thực hiện. Vì vậy
hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt khách quan của
tội phạm này. Khi tội phạm hồn thành thì hậu quả trên thực tế đó xảy ra qua
sự biến đổi nhất định trong thực tế dưới dạng thiệt hại về vật chất hoặc phi
vật chất.
Trong thực tế xét xử, hành vi chiếm đọat trong tội cướp giật tài sản phải
được hiểu là người phạm tội đó chiếm đoạt, tức là nó gây hậu quả trên thực
tế qua sự biến đổi nhất định trong thực tế khách quan, cho dù người phạm tội
đó đã thực sự chiếm đoạt được hay chưa. Hậu quả này phải có này phải có
mối quan hệ nhân quả với hành vi. Hành vi chiếm đoạt coi là bắt đầu khi
người phạm tội bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ
tài sản, để tạo khả năng đó cho mình. Khi người phạm tội đó làm chủ được


tài sản chiếm đoạt thì lúc đó hành vi chiếm đoạt được coi là hoàn thành,
người phạm tội được coi là chiếm đoạt tài sản. Không phải trong tất cả mọi
trường hợp việc chiếm đoạt thể hiện như nhau, mà để kết luận việc chiếm

đoạt hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí, cách thức giữ tài sản chiếm đoạt
thì mới thể hiện được ý thức của hành vi thực tế mà người phạm tội đó thực
hiện.
1.3.3 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ
tuổi luật định và thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Như vậy chủ thể của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự hiện
hành chỉ có thể là cá nhân cụ thể, pháp luật hình sự khơng cơng nhận pháp
nhân là chủ thể của tội phạm.
Trong chương các tội xâm phạm sở hữu, ngoài hai tội thiếu trách nhiệm
gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản là chủ thể thực hiện hành vi với lỗi vơ ý. Cịn các tội cịn lại,
trong đó có tội cướp giật tài sản chủ thể tội phạm phải thực hiện với lỗi cố ý.
Người có hành vi chiếm đoạt phải có mục đích chiếm đoạt từ trước khi hành
động. Họ mong muốn hậu quả xảy là là chiếm đoạt được tài sản của chủ sở
hữu.
Cũng như mọi loại tội phạm khác, tội cướp giật tài sản được cấu thành từ
bốn yếu tố. Chủ thể là một trong bốn yếu tố hình thành nên cấu thành tội
phạm của tội cướp giật tài sản.
Chủ thể của tội cướp giật tài sản là chủ thể thường vì thế chỉ địi hỏi có
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định
người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có năng
lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Theo luật hình sự Việt
Nam quy định thì người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi
luật định và không thuộc các trường hợp ở trong tình trạng khơng có năng
lực trách nhiệm hình sự ( Điều 13, bộ luật hình sự).
Người đạt độ tuổi luật định được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự: “

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.


Như vậy, chủ thể của tội cướp giật tài sản là người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
1.3.4 Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lí bên trong của người phạm
tội.
Với tội cướp giật tài sản thì mặt chủ quan bao gồm yếu tố lỗi, mục đích
phạm tội và động cơ.
Đối với tội cướp giật tài sản người phạm tội nhận thức được hành vi của
mình, thực hiện hành vi đó một cách cơng khai mà không hề giấu giếm.
Người phạm tội mong muốn bằng hành vi của mình làm chủ tài sản khơng
kịp phản ứng ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản nên không cần dùng bất cứ
thủ đoạn nào để đối phó trực tiếp với chủ tài sản để thực hiện thành công
việc chiếm đoạt tài sản của họ. Người phạm tội biết tài sản thuộc sở hữu của
người khác nhưng vẫn muốn chiếm đoạt cho bằng được. Như vậy, người
phạm tội đó có dấu hiệu cố ý đối với hành động bất hợp pháp của mình. Khi
đó, người phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi cướp giật tài sản của
minh.
Ở đây, hậu quả của tội phạm là bắt buộc nên người cố ý phạm tội khơng
những nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà ngay
khi thực hiện hành vi đó thì cũng thấy trước hậu quả của nó.
Mục đích phạm tội có thể hiểu là kết quả trong tương lai mà người phạm
tội hình dung và mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm. Mục đích chiếm đoạt tài sản là
dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản. Chiếm đoạt

khơng chỉ là mục đính mà phải thực hiện trong thực tế. Nếu khơng phải mục
đích đó thì hành vi thực hiện đó khơng phải là cướp giật tài sản.
Động cơ phạm tội không được pháp luật quy định cụ thể nhưng có thể
hiểu là động lực bên trong thúc đẩy quyết tâm của người phạm tội thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm. Người phạm tội
mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác để phục vụ nhu cầu tư lợi của
mình. Chính động cơ tư lợi này thúc đẩy, tạo quyết tâm thực hiện tội phạm
đến cùng người phạm tội cướp giật tài sản
1.4 Đường lối xử lí đối với tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 136
Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009)
Qua quá trình thực tiễn điều tra xét xử, qua hai lần pháp điển hóa thì Nhà
nước ta đã cho ra đời một Bộ luật hình sự 1999 quy định đầy đủ về loại tội


phạm cướp giật tài sản tại Điều 136 với bốn khung hình phạt, thay thế cho
ba khung hình phạt tại Bộ luật hình sự 1985, thể hiện sự nghiêm khắc của
pháp luật đối với các hành vi phạm tội.
1.4.1 Khung hình phạt cơ bản
Theo Điều 26 Bộ luật hình sự Việt Nam: “ Hình phạt là biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi
ích của người phạm tội”.
Đối với tội Cướp giật tài sản thì luật quy định khung hình phạt cơ bản là
khung hình phạt có mức phạt tù có thời hạn ít nhất. Ở tội cướp giật tài sản
thì khung cơ bản có mức phạt tù từ một năm đến năm năm.
1.4.2 Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ ba năm đến
mười năm.
Khung hình phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một
trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:
- Có tổ chức;

Phạm tội có tổ chức tức là trường hợp đồng phạm đặc biệt, là trường hợp
phạm tội có hai người trở lên, có sự cấu kết chặt chẽ giữa nhừng người phạm
tội, có sự bàn bạc, phân cơng giữa những người thực hiện tội phạm. Loại
hình thức này có xu hướng ngày càng tăng lên, gây thiệt hại lớn về tài sản.
- Có tính chất chun nghiệp;
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp ở đây có nghĩa là người phạm tội đã
liên tiếp phạm tội xâm phạm sở hữu và coi việc phạm pháp như là nguồn thu
nhập chính. Người phạm tội cố ý phạm tội cùng một loại tội phạm. Lấy các
lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn
thu nhập. Những kẻ phạm tội có tính chất chun nghiệp trong cướp giật tài
sản thường là những phần tử sa đọa, biến chất... nên hành vi phạm tội của
chúng mang tính chất nguy hiểm cao cho xã hội.
- Tái phạm nguy hiểm;
Phạm tội tái phạm nguy hiểm nghĩa là người phạm tội đó bị kết án về loại tội
rất nghiêm trọng trở lên chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm
trọng trở lên do cố ý. Tức là người phạm tội đó bị phạt tù về tội rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm
tội cướp giật tài sản có tình tiết tăng nặng định khung.
- Dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;


Là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nhanh chóng chiếm đoạt
tài sản bằng thủ đoạn mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của
chủ sở hữu hoặc người quản lí tài sản. Dùng thủ đoạn nguy hiểm là biểu hiện
của sự quyết tâm chiếm đoạt cho bằng được tài sản của người phạm tội
nhưng có tính nguy hiểm cao, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị
hại như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện hành vi cướp giật tài sản hoặc
cướp giật tài sản của người đang đi xe mơ tơ, xe máy… Do vậy, tính chất,
mức độ của tội phạm nguy hiểm hơn nhiều so với phạm tội cướp giật tài sản
bình thường. Hiện nay, đây là thủ đoạn đang được bọn tội phạm cướp giật sử

dụng nhiều nhất.
- Hành hung để tẩu thoát;
Là trường hợp người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm
đoạt tài sản nhưng sau đó bị phát hiên ngay lập tức, bị bắt giữ hoặc bị bao
vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại ngừoi bắt giữ, người bao
vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô đẩy… nhằm tẩu thoát. Người phạm tội
sau khi bị phát hiện đã dùng các cách khác nhau để chống trả.Việc chống trả
này khơng địi hỏi có gây thương tích đáng kể hay khơng. Mục đích của việc
chống trả là nhằm để tẩu thốt
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỉ lệ
thương tật từ 11% đến 30%;
Đây là trường hợp người phạm tội đã cố ý hoặc vơ ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe người bị tấn công.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng;
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là những ảnh hưởng xấu đến trật tự, trị
an mà hành vi cướp giật gây ra.
1.4.3 Khung hình phạt tăng nặng thứ hai
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ bảy năm tù đến
mười lăm năm.
Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình
tiết định khung tăng nặng sau:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ
lệ thương tật từ 31% đến 60%;
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.



1.4.4 Khung hình phạt tăng nặng thứ ba
Khung tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi
năm hoăc tù chung thân.
Khung hình phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong
những tình tiết định khung tăng nặng sau:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
Gây chết người là trường hợp người bị tấn công chết nhưng nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân không phải là do hành vi phạm tội
gây ra mà là hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của kẻ phạm tội và một số nguyên
nhân khách quan khác, ví dụ do bị giật tài sản mà người đó bị ngã, đập đầu
xuống đường rồi dẫn đến chết người.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
1.4.5 Hình phạt bổ sung
Ngồi các hình phạt chính là hình phạt tù thuộc các khung hình phạt nói
trên thì đối với tội cướp giật tài sản cịn có thể áp dụng thêm hình phạt bổ
sung được quy định tại điều luật này là: “ Người phạm tội cịn có thể bị phạt
tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”.
Tội cướp giật tài sản là loại tội xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chủ sở
hữu. Nó đe dọa gây hại trực tiếp đến vật chất cho chủ sở hữu tài sản. Do vậy,
trong phần chế tài, các nhà làm luật quy định hình phạt tiền là là hình phạt
bổ sung để Tịa án có thể tự lựa chọn áp dụng nhằm trừng phạt về vật chất
nhất định đối với người phạm tội. Việc áp dụng chế tài này là nhằm tước đi
một khoản tiền nhất định của người phạm tội để sung vào công quỹ của Nhà
nước mà mức tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng.
1.5 Phân biệt tội cướp giật tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu
khác
1.5.1


Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản

- Về cơ sở pháp lí:
+> Tội cướp giật tài sản: Quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự.
+> Tội cướp tài sản: Quy định tại Đều 133 Bộ luật hình sự.


- Về mặt khách quan của tội phạm:
+> Tội cướp giật tài sản: Hành vi cơng khai, nhanh chóng, lợi dụng sơ hở
của chủ tài sản hoặc người quản lí tài sản để chiếm đoạt.
+> Tội cướp tài sản: Hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc, hành vi làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể
chống cự được.
- Về khug hình phạt cơ bản:
+> Tội cướp giật tài sản: Phạt tù từ một năm đến ba năm.
+> Tội cướp tài sản: Phạt tù từ ba năm đến mười năm.
- Về khung hình phạt tăng nặng thứ ba:
+> Tội cướp giật tài sản: Phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, hoặc tù
chung thân.
+> Tội cướp tài sản: Phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
- Về hành vi hành hung để tẩu thốt:
+> Tội cướp giật tài sản: Có.
+> Tội cướp tài sản: Khơng có.
1.5.2

Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản

- Về cơ sở pháp lí:
+> Tội cướp giật tài sản: Quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự.

+> Tội trộm cắp tài sản: Quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự.
- Về dấu hiệu pháp lí:
+> Tội cướp giật tài sản: Cơng khai, nhanh chóng,…
+> Tội trộm cắp tài sản: Lén lút, hành vi được thực hiện trong khi tài sản
đang do chủ sở hữu nắm giữ như trộm tiền đang nằm trong túi xách,...
- Về hình phạt:


+> Tội cướp giật tài sản: Khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ một năm đến
ba năm..
+> Tội trộm cắp tài sản: Khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm..
Chương 2: Thực trạng của tội Cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Vinh – tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2010-2012 và các giải pháp
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Vinh – tỉnh Nghệ An
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhiều quan hệ xã hội cũng
phát triển phức tạp và đa dạng. Đặc biệt khi xuất hiện sở hữu tư nhân thì các
quan hệ trong xã hội càng trở nên gay gắt và trong xã hội hình thành các tập
hợp người có lợi ích giống nhau gọi là giai cấp. Một bộ phận khơng ít trong
xã hội muốn lợi ích về tinh thần cũng như vật chất nhiều hơn những người
khác nhưng lại ít phải lao động xuát hiện ngày càng nhiều. Đây chính là
mầm mống của tội phạm. Các nhà nước trên thế giới, muốn duy trì ổn định
xã hội và kéo dài thời gian quản lí xã hội cần thiết phải có một hệ thống
pháp luật và luật hình sự là thước đo cho các chuẩn mực xã hội. Chính từ khi
có sự xuất hiện của pháp luật hình sự, tội phạm đã bắt đầu được miêu tả và
nhận dạng là một hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra một nguy hiểm cho xã
hội – pháp lý gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như sự
xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối
kháng, có nguồn gốc xuất phát từ xã hội và mang tính xã hội. Tội phạm có

sự liên hệ với các hiên tượng xã hội và các điều kiện tồn tại xã hội. Chính vì
vậy, khi nghiên cứu về tình hình tội cướp giật trên địa bàn thành phố Vinh –
tỉnh Nghệ An là chúng ta nghiên cứu nó với các mối quan hệ với tình hình
tội phạm chung và tình hình các điều kiện, đặc điểm về mọi mặt đời sống,
kinh tế, xã hội,...của thành phố Vinh. Để từ đó ta có thể rút ra các nhận thức
được đầy đủ, đúng đắn hiện tượng xã hội này và có cơ sở đề ra các biện
pháp tác động, làm chuyển biến tình hình tội phạm nói chung và tội cướp tài
sản nói riêng.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với hơn 54 dân tộc anh em, trong đó
chủ yếu là dân tộc Kinh, được phân bố rộng khắp cả nước. Cả nước được


chia thành 64 đơn vị hành chính, và phân làm bảy khu vực kinh tế dựa vào
sự tương đồng về mặt văn hóa, phong tục tập qn, sản xuất, khí hậu đó là
Trung du miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,duyên hải
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
Nghệ An là một trong sáu tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có phía Bắc
giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp Lào.
Gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Vinh, 2 thị xã và 17 huyện lị.
Thành phố Vinh có lịch sử lâu đời, trải qua bao thế kỉ từ Kẻ Vạn ( tiếng
Nôm), kẻ Vịnh ( tiếng Hán), rồi Vĩnh Giang, Vĩnh Doanh sau chuyển thành
Vĩnh Thị. Và sau đó người Tây Âu gọi là Vinh kể từ năm 1789. Vinh có vị
trí địa lý thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua, có Quốc lộ 1A,
sân bay Vinh, bến xe, ga tầu. Ở đây hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của
văn hóa xứ Nghệ.
Vinh là thành phố duy nhất của tỉnh Nghệ An, với diện tích là 104,96
km2, dân số là 435,208 người ( thống kê số liệu năm 2010).
Với rất nhiều thuận lợi về mặt tự nhiên là địa hình đồng bằng, giao thơng
thuận lợi, khí hậu ổn định, ít chịu thiên tai, lũ lụt. Và đặc biệt là được bao

bọc bởi biển vì giáp với thị xã Cửa Lị – là một vùng biển ít khị chịu ảnh
hưởng của các trận bão lớn.
Thành phố Vinh đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều điều
kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển và từ đó trở thành trung tâm chính trị,
văn hóa, kinh tế - xã hội của khu vực Bắc miền Trung.
2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội
Trải qua thời kì kinh tế bao cấp, ngày nay thành phố Vinh đã có nhiều đổi
mới, đã có một bộ mặt hồn tồn khác. Kể từ khi Nhà nước ta có chủ trương
chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, cùng với sự thay đổi trên tồn quốc,
Vinh đã có thêm nhiều cơ hội về việc làm, nâng cao mức thu nhập, đời sống
người dân được nâng lên. Chình vì đây là trung tâm kinh tế của khu vực Bắc
Trung bộ nên số lượng dân cư tập trung về đây khá đông, vượt quá khả năng
kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Vinh là một thành phố rất đông đúc dân cư, đặc biệt là sau khi lên đơ thị
loại 1 thì số dân ngày càng tăng nhanh một phần do dân nhập cư từ các vùng
lân cận, các vùng miền trong tỉnh cũng như các tỉnh khác trong cả nước tập
trung về đây để làm ăn, sinh sống và học tập. Đây là điều kiện vô cùng thuận
lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là vào các khu công nghiệp,
các công ty may mặc, sản xuất… Đây quả thật là một thế mạnh mà khơng
phải ở đâu cũng có, vì thế các cơ quan chức năng đã phát huy hết tiềm năng
ở mọi lĩnh vực nhằm thu hút đầu tư để phát triển kinh tế của toàn thành phố


và đáp ứng được phần lớn nhu cầu việc làm cho người dân, đặc biệt là cho
tầng lớp thanh, thiếu niên đến tuổi lao động.
Thành phố Vinh có tuyến quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy
qua, có sân bay Vinh, rất nhiều hệ thống chợ, siêu thị mua sắm. Đây là điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế toàn thành phố, tạo thuận lợi cho
giao thơng đi lại, bn bán trao đổi hàng hóa với các khu vực khác trong cả
nước.

Là trung tâm đầu mối phát triển của cả tỉnh Nghệ An, Vinh nhiều lợi thế
để phát triển hơn nữa bởi có rất nhiều nguồn nguyên liệu tập trung lân cận
nó. Trước hết ta phải kể đến là nguồn khoáng sản ở miền Tây xứ Nghệ. Với
113 vùng mỏ lớn nhỏ, 171 điểm quặng. Nổi bật là mỏ than mỡ ở Khe Bố,
than nâu ở Nghĩa Đàn, sắt ở Nghi Lộc và Thanh Chương, Mângn ở Rú
Thành ( Hưng Nguyên), thiếc ở Qùy Hợp và Quế Phong, đá vôi, đá xây
dựng ở Quỳnh Lưu, đất sét, nước khoáng và Vàng,… Tiếp đến là nguồn lợi
thủy hải sản từ biển Cửa Lò, muối ở vùng biển Quỳnh Lưu… Chính những
nguồn nguyên liệu này đã tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp chế biến,
dịch vụ cho thành phố Vinh.
Khi nhắc đến thành phố Vinh ta không thể không nhắc đến sự phát triển
của du lịch. Các tour du lịch từ thành phố đi thăm khu di tích quê nội, quê
ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Trng Bồn, Quảng trường Hồ Chí
Minh, bãi tắm Cửa Lò,…
Đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật của tồn thành phố đã có
những chuyển biến vượt bậc, đã đáp ứng được đa phần nhu cầu của tồn bộ
người dân, và từ đó tạo đà cho việc đón nhận những tiến bộ về máy móc,
trang thiết bị tối tân do các nước cơng nghiệp sáng chế.
Ngồi ra thì thành phố Vinh cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học,
cao đẳng, trung cấp. Vì thế mà hàng năm, lượng học sinh, sinh viên cư trú ở
đây đều rất cao.
Từ những điều kiện về kinh tế - xã hội nói trên, Vinh đã thay đổi hồn
tồn bộ mặt thành phố, xứng đáng là đơ thị loại 1 của cả nước và đang từng
bước đưa nền kinh tế của mình phát triển vững mạnh.
2.2 Thực trạng tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Vinh –
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2012
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cùng với sự phát triển của xã hội thì
kéo theo đó là tình hình tội phạm cũng có nhiều sự biến đổi về số lượng,
phạm vi, tính chất và mức độ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội và ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Trước tình hình đó thì Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp


cấp bách tăng cường an ninh, trật tự xã hội, cùng với các biện pháp tăng
cường quản lý nhà nước thơng qua việc củng cố, kiện tồn bộ máy, tổ chức
Nhà nước và hệ thống pháp luật. Các chiến lược cải cách tư pháp đã được đề
ra và phổ biến rộng rãi, hàng loạt văn bản quy phạm được ban hành theo
nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ. Tuy nhiên tình hình tội phạm cả
nước nói chung và thành phố Vinh nói riêng tuy có chững lại nhưng diễn
biến phức tạp và vẫn có xu hướng sẽ tăng, cơ cấu thành phần tội phạm có
những biến đổi theo hướng đa dạng chứ không phải chỉ tập trung vào các đối
tượng lưu manh, chun nghiệp. Cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó, tội
cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Vinh cũng có những diễn biến phức
tạp riêng của nó. Để đánh giá tồn diện tình hình tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Vinh thì ta phải xem xét mối liên hệ của nó với tình hình
tội phạm nói chung xảy ra trên địa bàn thành phố Vinh.
* Tình hình tội phạm và sự tương quan đối với tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Vinh
Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An là một thành phố lớn, là trung tâm của cả
tỉnh cũng như của khu vực Bắc Trung bộ. Tại đây các hoạt động chính trị, xã
hội, kinh doanh thương mại diễn ra ngày càng sôi động. Và đây cũng là môi
trường hoạt động lý tưởng cho tội phạm. Theo số liệu thống kê của Cơng an
thành phố Vinh thì trong giai đoạn 2010-2012, trên địa bàn thành phố Vinh
đã xảy ra 10.535 vụ phạm tội. Trong đó, Cơng an thành phố Vinh đã điều tra,
khám phá được 8.278 vụ. Cũng trong khoảng thời gian này, trên địa bàn đã
xảy ra 565 vụ cướp giật tài sản, bình quân mỗi năm xảy ra 282,5 vụ. Trong
đó Cơng an thành phố Vinh đã điều tra, khám phá được 395 vụ, bắt giữ 578
đối tượng.
Trong hai năm, tình hình tội phạm nói chung có sự thay đổi tích cực về
mặt số học. Tuy nhiên nếu xem xét về cơ cấu tội phạm thì diễn biến của từng

loại tội phạm là khác nhau. Nhìn chung các loại tội có tính phổ biến, mức độ
nguy hiểm cho xã hội khơng cao như trộm cắp tài sản thì có vẻ chững lại,
cịn tội phạm có tính nguy hiểm cao hơn như trọng án, giết người thì lại tăng
lên. Xét tương quan tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp giật
tài sản trong thời gian qua diễn biến không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Diễn
biến của tội cướp giật tài sản tăng giảm bất thường, khơng giống các loại tội
phạm nói chung. Sau khi Bộ luật hình sự 1999 ra đời thì tội phạm nói chung
có xu hướng giảm. Xem xét mối tương quan giữa tội phạm nói chung là
10.535 vụ phạm tội, thì tội cướp giật tài sản là 565 vụ, chiếm 5,3% là khơng
lớn nhưng với tình hình hiện nay thì diễn ra rất nguy hiểm và gây hoang
mang trong quần chúng nhân dân. Trong thời gian 2010-2012 thì tình hình


khởi tố, xét xử đối với loại tội phạm cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân
thành phố Vinh là tương đối nhiều, đặc biệt có rất nhiều vụ án với những thủ
đoạn phạm tội vô cùng nguy hiểm và gây hậu quả lớn về tài sản của người
dân.
Qua điều tra và truy tố, xét xử thì ta thấy được là tội cướp giật tài sản tuy
không phải là tội phạm chiếm phần lớn trong các vụ án hình sự nhưng xét
mặt bằng chung thì mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này là rất lớn.
Đặc biệt với tình hình hiện nay thì xe máy là phương tiện chủ yếu dùng để
phạm tội. Chúng sử dụng xe phân phối lớn để giật tài sản của người dân đi
trên đường, khi bị phát hiện thì chúng tăng ga lạng lách bỏ chạy và gây ra rất
nhiều vụ tai nạn giao thông cho người đi đường.
* Về độ tuổi của những người phạm tội
Qua tìm hiểu, nghiên cứu thì ta rút ra được kết luận là tỷ lệ nhóm người
phạm tội từ 18-30 là cao nhất. Đa số người ở độ tuổi này mới rời ghế nhà
trường và khơng có cơng việc ổn định, kinh nghiệm sống khơng có trong khi
mơi trường xã hội thì càng ngày càng phức tạp và thường xuyên tác động
xấu tới họ. Các nhu cầu cá nhân thì ngày càng cao, cám dỗ vật chất lớn và

các yếu tố xã hội ảnh hưởng làm suy nghĩ tiêu cực, thích ăn chơi, kiếm tiền
nhanh. Một phần do độ tuổi này, người phạm tội có sự nhanh nhẹn, tâm lý
thích thể hiện mình dẫn đến những hành vi sai trái, những hành động thiếu
suy nghĩ. Nhóm người phạm tội trong độ tuổi này có xu hướng tăng dần.
Nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ ít hơn. Vì ở độ tuổi này người
phạm tội đã có những suy nghĩ chín chắn hơn, có nhiều kinh nghiệm sống và
họ chọn cho mình hành vi phạm tội phù hợp với sức khỏe, thủ đoạn tinh vi,
khó bị phát hiện và hậu quả tội phạm lớn.
Ta không thể khơng kể đến đó là hiện tượng số trẻ vị thành niên phạm tội
ngày càng tăng mạnh và chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là một vấn đề đáng lo ngại
vì ở độ tuổi này chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, chưa trưởng
thành hồn tồn, dễ tiếp thu cái mới và dễ bị các hiện tượng bên ngoài tác
động vào. Hiện nay, rất nhiều học sinh bị lôi kéo vào các thú vui như đi
nhảy, đi hát karaoke, ăn diện ... hoặc bị mắc phải các tật xấu như bỏ học,
nghiện đánh bài bạc, sử dụng các chất kích thích. Trẻ vị thành niên thường
dễ bị kích động, lơi kéo, chưa thấy được hậu quả do hành vi mình gây ra nên
thường hoaạt động rất táo bạo, trắng trợn.
Đáng báo động là học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo
do thiếu tiền ăn chơi nên đã có hành động phạm pháp một cách bồng bột.
Nếu khơng có sự quan tâm, giáo dục của gia đình và nhà trường thì nhóm
đối tượng này sẽ sa vào con đường phạm tội rất nhanh chóng. Thành phố


Vinh tập trung khá nhiều trường đại học, cao đẳng, mà phần lớn Sinh viên
theo học là người ngoài thành phố, sống tự lập khơng sự quản lý của gia
đình. Chính vì vậy mà rất dễ bị cuốn vào vịng xốy phạm tội nên khơng thể
tự chủ và có ý thức pháp luật.
* Về thủ đoạn, phương tiện và người bị hại của tội cướp giật tài sản
Thủ đoạn phạm tội là hình thức mà trong đó những hành vi nguy hiểm
cho xã hội được thể hiện hay nói cách khác chính là cách thức mà người

phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Còn phương tiện phạm tội
là các đồ dùng, cơng cụ hay q trình mà người phạm tội sử dụng để tác
động đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Việc xác định phương
tiện, thủ đoạn phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc định khung hình
phạt và đấu tranh, phịng ngừa tội phạm. Phương thức thủ đoạn phạm tội
được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau thường xảy ra ở những nơi
vắng người, chợ, bến xe, bến tầu, ngã ba, ngã tư... Các đối tượng trắng trợn
giật rồi bỏ chạy vào các ngõ, ngách mà chúng thông thuộc địa bàn để tẩu
thoát.
Thời gian gần đây, các đối tượng thường dùng xe máy phân phối lớn để áp
sát người có sơ hở trong quản lý tài sản để thực hiẹn hành vi, gây nguy hiểm
cho người tham gia giao thông, mất trật tự giao thơng. Thậm chí các đối
tượng cịn chuẩn bị dao, kim tiêm,... để khi bị đuổi bắt sẽ sử dụng để tẩu
thoát. Để tránh bị phát hiện, các đối tượng thường đeo biển kiểm soát xe giả,
bẻ cong biển kiểm soát xe, tháo biển số xe, thuê xe,... Sau khi thực hiện
xong chúng ẩn nấp tại các tụ điểm phức tạp, và tiêu thụ tài sản tại các hiệu
cầm đồ, các cửa hàng vàng bạc lớn đông người.
Người bị hại, qua thực tế và qua điều tra thì ta thấy đa số người bị hại là
phụ nữ. Một đặc thù của tội cướp giật tài sản là đối tượng mà chúng nhắm
đến là phụ nữ. Bởi chỉ có phụ nữ mới thường xuyên có các đồ trang sức đeo
trên người, mang theo túi xách,... là những tài sản gọn nhẹ, dễ bị cướp giật.
Ngồi ra thì phụ nữ thường là dễ tạo ra sơ hở trong quản lý tài sản, hay mất
cảnh giác. Mặt khác, phản ứng của phụ nữ sau khi bị giật là hoảng sợ, khơng
kịp để hơ hốn và đuổi bắt nên bọn tội phạm dễ dàng tẩu thoát.
* Tội phạm ẩn của tội cướp giật tài sản
Về thực tế, mọi hành vi phạm tội xảy ra đều phải được điều tra làm rõ và
xử ý nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn các cơ quan tư
pháp, công tác thống kê chưa đầy đủ, chính xác số vụ phạm tội đã xảy ra, số
khởi tố, truy tố, xét xử. Trong số đó, một lượng tội phạm nhất định đã xảy ra



trên thực tế nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, tức là chưa có một
bản thống kê nào đề cập đến, khoa học gọi đó là tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn chính là những hành vi phạm tội trên thực tế nhưng chưa bị
các cơ quan chức năng phát hiện, chưa được thống kê hình sự và do đó chưa
bị xử lý về mặt hình sự. Thực tế cho thấy khơng có một tỷ lệ chung nào cho
tất cả mọi loại tội phạm mà mỗi loại tội phạm có tỷ lệ khác nhau và ở loại đó
thì mỗi thời kì cũng có tỷ lệ khơng giống nhau. Có ba dạng tội phạm ẩn:
Dạng ẩn thứ nhất: Dạng ẩn này do các yếu tố khách quan bên ngoài như
nhận thức của công dân làm cho thông tin về tội phạm không đến được với
cơ quan chức tư pháp hoặc do khả năng che dấu của người phạm tội. Những
hành vi phạm tội này đã diễn ra trong thực tế nhưng không bị các cơ quan
pháp luật biết đến hành vi tội phạm cũng như người phạm tội. Đối với tội
cướp giật tài sản thì nguyên nhân của tội phạm ẩn là do người bị hại không
tố giác, không trình báo vì có thể là do thiệt hại về tài sản là không lớn,
không nhận diện được kẻ phạm tội hay do không tin tưởng vào kết quả điều
tra... Chúng ta khơng có số liệu cụ thể về số lượng tội phạm ẩn trên địa bàn
thành phố Vinh nhưng con số ước tính là khá lớn.
Dạng ẩn thứ hai: Là dạng ẩn do yếu tố chủ quan. Đó là các hành vi phạm
tội đã xảy ra, đã được các cơ quan chức năng phát hiện và đưa vào thống kê
nhưng chưa bị xử lý hình sự. Dạng ẩn này mang yếu tố chủ quan của các cơ
quan điều tra như khả năng nhận biết tội phạm chưa cao, khả năng điều tra
khám phá cịn yếu,...
Ngồi hai dạng tội phạm ẩn trên cịn có một dạng ẩn nữa là dạng ẩn thống
kê. Đây là trường hợp hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế, và đã được xử
lý nhưng lại không nằm trong con số thống kê. Nguyên nhân của dạng này là
do chủ quan của cán bộ tư pháp không đưa vào thống kê hoặc do khách quan
của cán bộ tư pháp là khi thống kê đã thiếu. Tỷ lệ này đối với tội cướp giật
tài sản là tương đối lớn, điều này dẫn đến tình trạng nhiều khi các con số của
các ngành liên quan không khớp hoặc không nhất quán với nhau, mỗi lần

thống kê lại có những con số khác nhau.
Vậy để khắc phục tình trạng tội phạm ẩn, chúng ta cần có sự kiểm tra,
giám sát giữa các cơ quan liên ngành lẫn nhau, thống nhất cùng chốt số liệu
vào một khoảng thời gian nhất định. Vì chỉ có dựa vào thống kê số liệu thì ta
mới có thể nhận định, đánh giá đúng tình hình tội cướp giật tài sản trên địa
bàn thành phố Vinh và từ đó đưa ra các biện pháp đấu tranh, phòng chống
loại tội phạm này.
2.3 Những nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An


2.3.1 Nguyên nhân và điều kiện mang tính khách quan
* Về kinh tế - xã hội: Sau một thời gian chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường thì kinh tế nước ta đã có nhiều bước phát triển mới. Cùng với sự đổi
thay của cả nước, Vinh cũng đã có sự thay đổi đáng phải kể đến, nền kinh tế
không chỉ thốt khỏi sự trì trệ mà cịn đạt một mức chỉ tiêu cao, đời sống của
người dân nâng lên,... Bên cạnh đó thì cũng có những yếu tố tích cực thì nền
kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận đó nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội như sự phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp về đạo đức,
lối sống... Một lượng không nhỏ là dân lao động thấp, phải lo ăn hàng ngày,
thiếu ổn định như xe ôm, thợ nề, thợ mộc… Một bộ phận khác do nhiều
nguyên nhân nên có thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt xa hoa. Sự mâu thuẫn
về lợi ích kinh thế, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt giữa các tầng
lớp xã hội. Đây chính là một tiền đề cơ bản và có ý nghĩa sâu xa dẫn tới các
hành vi tội phạm nói chung và hành vi cướp giật tài sản nói riêng.
Trong cơ chế thị trường, cơ hội làm ăn ngày càng tăng thêm nhưng mục
đích lợi nhuận, lợi ích kinh tế là trên hết. Chỉ vì lợi chí kinh tế mà giá trị đạo
đức xuống cấp, nhiều người sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ để duy trì sự tồn
tại, để làm giàu bất chấp hành vi phạm tội. Một số hành vi phạm tội tăng
nhanh như tội về kinh tế, chức vụ, xâm phạm sở hữu. Những hình thức phạm

tội đó đã và đang tác động tới tình hình tội phạm nói chung và tội cướp giật
tài sản nói riêng. Do tác động của nền kinh tế thị trường thì nhiều ngành
nghề và các loại hình kinh doanh dịch vụ đa dạng xuất hiện như: nghề kinh
doanh internet, nghề cho thuê phương tiện, cầm đồ, cho thuê phòng trọ, nhà
hàng… Những năm gần đây bọn tội phạm lợi dụng các loại dịch vụ này để
thực hiện hành vi phạm tội như thuê phương tiện để đi cướp giật, rồi các
hiệu kinh doanh vàng bạc, cầm đồ là nơi tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được.
Bên cạnh đó thì tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, cờ bạc, nghiện
rượu…, ngày càng gia tăng và ảnh hưởng đến tình hình diễn biến của tội
phạm. Những tệ nạn này đã và đang tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, làm lệch
lạc suy nghĩ, hình thành những cách sống trái chuẩn mực đạo đức, dễ dẫn tới
phạm tội.
Thành phố Vinh hiện nay có trên 15.000 người có tiền án, tiền sự. Đa số
những người có tiền án, tiền sự là người khơng có cơng ăn việc làm vì vậy
dễ đi vào con đường phạm tội. Như vậy nguyên nhân và điều kiện của tội
cướp giật tài sản có nguồn gốc sâu xa là về kinh tế - xã hội của thành phố.
Và để giải quyết tình hình đó thì phải có những biện pháp kinh tế - xã hội
thích hợp.
* Về quản lý nhà nước:


Về quản lí nhân khẩu: Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế thành
phố đang vào thời kì đơ thị hóa nhanh, dẫn tới cơ cấu dân số ln thay đổi,
những người di dân từ địa phương khác đến Vinh cũng đang ngày một tăng.
Đa số họ khơng có nơi cư trú ổn định, lâu dài. Điều này khiến cho cơng tác
quản lí nhân, hộ khẩu của thành phố trở nên khó hơn rất nhiều. Hiện nay
thành phố vẫn chưa có các biện pháp để giải quyết tình trạng di dân tự do,
quản lý số nhân khẩu và đây là một kẽ hở trong công tác quản lý cư trú. Lợi
dụng kẽ hở này, nhiều đối tượng phạm tội, truy nã của các địa phương khác
vẫn có thể đến đây ẩn náu và thực hiện hành vi phạm tội. Các tội phạm ở

tỉnh khác đến thành phố và trọ tại các phịng trọ rẻ tiền, khơng có đăng kí,
kiểm sốt vì vậy rất khó cho cơng tác quản lí. Bên cạnh đó, tình trạng đăng
kí hộ khẩu một nơi, ở một nơi hoặc khơng đăng kí hộ khẩu cịn rất phổ biến.
Một trong những nguyên nhân là do thiếu sự quản lý đồng bộ, cơng tác quản
lí nhân khẩu cịn yếu, cơ quan chính quyền địa phương cịn chưa quan tâm,
thiếu trách nhiệm. tạo ra kẽ hở trong q uản lí con người. Tình trạng thanh
niên bỏ nhà đi lang thang hoặc đi thuê nhà trọ sinh sống và hoạt động tội
phạm trở nên phổ biến, làm cho công tác phịng ngừa tội phạm trở nên khó
khăn hơn.
Về quản lý việc đăng ký, chuyển nhượng, cho thuê xe máy: Hiện nay, tội
phạm cướp giật tài sản thường sử dụng xe máy làm phương tiện để thực hiện
hành vi phạm tội vì đặc điểm xe máy tương đối sẵn có, dễ sử dụng và khả
năng tẩu thoát nhanh. Nhưng thực tế cho thấy công tác kiểm tra, quản lý việc
đăng ký, sử dụng xe máy trên địa bàn thành phố chưa thật sự được thắt chặt,
hay nói cách khác là cịn đang bị bng lỏng. Tình trạng mua bán xe máy
trao tay khơng giấy tờ hoặc giấy tờ khơng chính chủ là phổ biến. Hiện nay,
bọn tội phạm sử dụng biển số giả hoặc không biển số là rất nhiều. Dịch vụ
cho thuê xe máy được bọn tội phạm sử dụng để thuê xe đi gây án, nhằm
tránh sự phát hiện của cơ quan Cơng an. Ngồi ra tình trạng xe máy nhập lậu
đang diễn ra rất đáng báo động. Chính các điều kiện trên đã tạo ra kẽ hở để
bọn tội phạm lợi dụng nhằm đạt được mục đích là cướp giật tài sản, gây khó
khăn cho cơng tác điều tra và phịng chống tội phạm. Thơng thường người bị
hại chỉ có thể hình dung được quần áo và biển kiểm soát xe. Nhưng bọn tội
phạm lại sử dụng biển kiểm soát giả, đi thuê xe hay xe mua trao tay khơng
tìm được chủ sở hữu nên gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác điều tra, phá
án. Qua đây ta thấy rằng, công tác quản lý việc đăng ký, mua bán, sử dụng
xe máy cần được chấn chỉnh.
Quản lý nhà nươc về một số lĩnh vực an ninh trật tự: Trong thời kì bao cấp
thì thơng tin văn hóa chưa đa dạng, phong phú về nguồn cũng như thể loại…
Công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa như liểm sốt việc



×