Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử tại tỉnh bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 124 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ DUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ DUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS., TS. HẠ THỊ THIỀU DAO

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


i

TÓM TẮT
1. Tiêu đề
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2. Tóm tắt:
Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt là
một trong những mục tiêu hàng đầu được Chính phủ ta ln chú trọng. Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong
khu vực. Trước tình hình dịch bệnh Covid 19 đang tiếp tục tiếp diễn như hiện
nay thì nhiệm vụ này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy tác giả
chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử tại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để thực hiện, nghiên cứu nhằm mục đích xác định và
đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử tại tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu - một vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó đưa ra các hàm
ý quản trị phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ví điện tử. Phương pháp
nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính thơng qua việc phỏng vấn trực
tiếp 10 chuyên gia là các nhân viên giao dịch khách hàng tại các điểm nạp/ rút
tiền của ví điện tử MoMo; nghiên cứu định lượng 180 mẫu, thu về 144 mẫu hợp
lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện
tử tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bao gồm: sự hữu ích, tính dễ sử dụng, sự tin tưởng,
chi phí sử dụng và sự rủi ro. Trong đó nhân tố sự hữu ích có tác động mạnh nhất.
Ngồi ra, nghiên cứu cũng chỉ ra có khác biệt về đặc điểm cá nhân với ý định sử
dụng ví điện tử. Từ những phát hiện đó, luận văn đưa ra một số những kiến nghị
nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, gia tăng sự hài lòng, từ đó thúc

đẩy ví điện tử phát triển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và tất cả các tỉnh
thành khác trên cả nước nói chung.
Từ khóa: Ví điện tử; Nhân tố ảnh hưởng; Ý định; mơ hình TAM; tỉnh Bà RịaVũng Tàu


ii

ABSTRACT
1. Title
Factors affecting the intention to use e-wallet in Ba Ria - Vung Tau province
2. Abstract:
In recent years, the promotion of non-cash payment is one of the top goals of the
Government. However, Vietnam still witnesses the lowest rate of non-cash
transactions in the region. This task is becoming more and more urgent in the
context of the current Covid-19 pandemic. Therefore, the topic of “Factors
affecting the intention to use e-wallet in Ba Ria-Vung Tau province” is chosen
for the research in order to determine and measure effects of factors affecting the
intention to use e-wallet in Ba Ria-Vung Tau province – a key economic zone in
the south. Then, appropriate management implications are proposed to promote
the development of e-wallet. The research methodology consists of two stages:
the qualitative research is carried out by direct interview with ten experts who
are customer tellers at MoMo e-wallet cash-in/withdrawal points; the
quantitative research is executed with 180 samples, of which 144 valid samples
are collected. The research findings show that five factors have impacts on the
intention to use e-wallet in Ba Ria – Vung Tau province including the utility,
usability, reliability, using fees and risks. In which, the factor of reliability has
the strongest impacts. In addition, the research also indicates differences between
personal characteristics and the intention to use e-wallet. From such findings,
some recommendations to better satisfy customers’ demands, enhancing
satisfaction of customers and promote the development of e-wallet in Ba Ria –

Vung Tau in particular and in all other provinces in the country in general are
proposed.
Keywords: E-wallet; Factors affecting; Intention; TAM model; Ba Ria – Vung
Tau Province


iii

Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cơ PGS.,TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn vừa qua.
Trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập đến khi hoàn thành đề tài nghiên
cứu này.
Đồng thời cảm ơn các anh, chị, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi được khảo sát
thực tế để hoàn thành nghiên cứu khoa học này.
Tác giả

Phạm Thị Dung


iv

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng ví điện tử tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác
giả thơng qua sự chỉ dẫn của Cô PGS.,TS. Hạ Thị Thiều Dao.
Những số liệu và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác được sử dụng trong
luận văn đều được trích dẫn đầy đủ.
Kết quả nghiên cứu này chưa xuất hiện trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu

trước đây.
Tác giả

Phạm Thị Dung


v

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề ......................................................................................................1

1.2.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................2

1.3.

Mục tiêu của đề tài.........................................................................................5

1.3.1.

Mục tiêu tổng quát ..................................................................................5

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................5


1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................6

1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................6

1.6.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6

1.7.

Đóng góp của đề tài .......................................................................................7

1.8.

Bố cục của luận văn .......................................................................................7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ
LIÊN QUAN ..............................................................................................................9
2.1.

Các khái niệm ................................................................................................9

2.1.1.

Khái niệm Ví điện tử ..............................................................................9


2.1.2

Ý định sử dụng ......................................................................................10

2.2.

Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ .........12

2.2.1.

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA-Theory of Reasoned Action) ........12

2.2.2.

Thuyết hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behaviour) ...........13

2.2.3. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM-Technology Acceptance Model ) ....................14
2.2.4.
2.3.

Thuyết nhận thức rủi ro (TPR – Theory of Perceived Risk) .................14

Các nghiên cứu trước liên quan ...................................................................15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20
3.1.

Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu...............................................................20


3.1.1.

Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................20

3.1.2.

Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................23

3.2.

Quy trình nghiên cứu ...................................................................................24


vi

3.3.

Xây dựng thang đo ......................................................................................25

3.4.

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................29

3.4.1.

Nghiên cứu định tính ............................................................................29

3.4.2.

Nghiên cứu định lượng .........................................................................30


3.5.

Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ................................................30

3.6.

Công cụ nghiên cứu .....................................................................................31

3.7.

Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu .......................................31

3.7.1.

Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................32

3.7.2.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) .......33

3.7.3.

Phân tích tương quan Pearson...............................................................34

3.7.4.

Phân tích hồi quy đa biến......................................................................34

3.7.5.


Kiểm định sự khác biệt .........................................................................36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................38
4.1.

Mô tả đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................38

4.2.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha ...40

4.2.1.

Kiểm định cho biến độc lập ..................................................................40

4.2.2.

Kiểm định cho biến phụ thuộc Ý định sử dụng ví điện tử (YD) ..........44

4.3.

Phân tích khám phá nhân tố (EFA) .............................................................44

4.3.1.

Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ..........................................45

4.3.2.


Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc YD ..........................................46

4.4.

Phân tích tương quan ...................................................................................47

4.5.

Phân tích hồi quy .........................................................................................49

4.5.1.

Kiểm định sự tự tương quan .................................................................49

4.5.2.

Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư .........................................50

4.5.3.

Kiểm định phương sai phần dư không đổi............................................50

4.5.4.

Kiểm tra đa cộng tuyến .........................................................................51

4.5.5.

Hệ số R bình phương ............................................................................51


4.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................52


vii

4.7. Đánh giá sự khác biệt về ý định sử dụng giữa các nhóm có đặc điểm nhân
khẩu học khác nhau................................................................................................58
4.8. Đánh giá mức độ trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử ................................................................................................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ................................................66
5.1.

Kết luận........................................................................................................66

5.2.

Hàm ý quản trị .............................................................................................67

5.2.1.

Đối với yếu tố Sự hữu ích .....................................................................67

5.2.2.

Đối với yếu tố Tính dễ sử dụng ............................................................68


5.2.3.

Đối với yếu tố Sự tin tưởng ..................................................................69

5.2.4.

Đối với yếu tố Chi phí sử dụng .............................................................70

5.2.5.

Đối với yếu tố Rủi ro ............................................................................71

5.3.

Hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .............72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii

Danh mục từ viết tắt
Cụm từ đầy đủ

Chữ cái/ ký hiệu viết tắt
NHNN

Ngân hàng nhà nước


TAM

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ

UTAUT

Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công
nghệ

TMCP

Thương mại cổ phần

BRVT

Bà Rịa-Vũng Tàu

YD

Ý định

ĐTDĐ

Điện thoại di động


ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng .........................18

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ............................................................26
Bảng 3.2.Thang đo nghiên cứu chính thức ..........................................................26
Bảng 4.1. Bảng mơ tả đặc điểm nhân khẩu ..........................................................38
Bảng 4.2. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố HI .........................................40
Bảng 4.3. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố DS ........................................41
Bảng 4.4. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố TT ........................................42
Bảng 4.5. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố RR ........................................42
Bảng 4.6. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CP lần 2 ...............................43
Bảng 4.7. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố YD........................................44
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett với các biến độc lập ..................45
Bảng 4.9. Kết quả EFA cho các biến độc lập ......................................................46
Bảng 4.10. Kết quả EFA cho biến phụ thuộc YD ................................................47
Bảng 4.11. Hệ số tương quan ...............................................................................48
Bảng 4.12. Kết quả phân tích hồi quy ..................................................................49
Bảng 4.13. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu..................................................52
Bảng 4.14.Thống kê trung bình............................................................................61


x

Danh mục các hình
Hình 2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)......................................................12
Hình 2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB) .............................................................13
Hình 2.3. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM).................................................14
Hình 2.4. Mơ hình thuyết nhận thức rủi ro (TPR) ...............................................15
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................................................................23
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................25
Hình 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa .................................................50
Hình 4.2. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ................51



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, công nghệ đang là tác nhân làm thay đổi không
ngừng cuộc sống của người dân ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Việc sử dụng Internet đang làm thay đổi cách mà mọi thứ đang vận hành, cùng
với phát minh của thương mại điện tử là mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua
internet và nó ngày càng gần gũi hơn với người sử dụng từ sự chuyển đổi sang
thương mại di động bao gồm mọi kiểu giao dịch điện tử đều có thể sử dụng bằng
các thiết bị di động (Blanca và Pablo, 2008).
Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ và rộng khắp của khách
hàng sử dụng điện thoại di động tại các thị trường mới nổi, chuyển tiền di động
không chỉ là mốt nhất thời mà là một hiện tượng tuyệt vời. Sự ra đời của thẻ trả
trước và sự sụp đổ của giá điện thoại di động đã dẫn đến sự lan tỏa nhanh chóng
của điện thoại di động ở các nền kinh tế mới nổi (Orozco, Jacob và Tescher,
2007), vượt qua các rào cản địa lý và kinh tế - xã hội. Dịch vụ chuyển tiền di
động và hệ thống thanh toán điện tử như một thay thế cho cơ chế dựa trên giấy
như tiền mặt là sự đổi mới được giải quyết nhanh chóng bởi sự phát triển của
công nghệ điện thoại di động. Dịch vụ tài chính di động thơng thường được cung
cấp qua điện thoại di động bao gồm thanh tốn hóa đơn, chuyển khoản, chuyển
tiền trong nước và quốc tế từ người này sang người khác, thanh toán gần tại
điểm bán hàng và thanh tốn từ xa để mua hàng hóa và dịch vụ (Micheni, Lule
và Muketha, 2013). Nhờ tính thuận tiện của mình, thanh tốn di động đang thu
hút sự quan tâm rất lớn từ người tiêu dùng lẫn thương nhân. Theo World
Payment Report dự báo, trong giai đoạn từ 2016 – 2021, thị trường thanh tốn
khơng dùng tiền mặt sẽ tăng trưởng kép hàng năm là 12,7% và giá trị giao dịch
qua ví điện tử ước tính là 41,8 tỷ USD và chiếm 8,6% tổng giá trị giao dịch
không dùng tiền mặt (Capgemini, 2018). Tuy nhiên, sự thanh toán di dộng giữa



2

các quốc gia có sự khác biệt tùy theo sự trưởng thành của thị trường cũng như
mức độ phát triển của từng quốc gia hoặc từng khu vực.
Theo Worldpay (2017), thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã trở thành
phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển và là xu hướng
trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ví điện tử đang được đơng đảo người dân lựa
chọn thay cho hình thức thanh tốn bằng tiền mặt thơng thường bởi tính nhanh
chóng, linh hoạt, an tồn, phù hợp với điều kiện công nghệ và nhu cầu của người
tiêu dùng. Tuy nhiên, theo thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 sửa
đổi, bổ sung thông tư 39/2014/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn về dịch vụ
trung gian thanh toán, NHNN đã bổ sung nhiều quy định mới về hồ sơ mở ví
điện tử, kiểm soát hạn mức giao dịch, đặc biệt yêu cầu ví điện tử phải liên kết
với tài khoản thanh tốn nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro nhưng điều này có thể
làm người dùng e ngại sử dụng ví điện tử. Yêu cầu đặt ra lúc này cho Chính phủ
là phải tìm ra được dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả người dân
khơng có tài khoản ngân hàng, một loại ví điện tử khơng cần liên kết với tài
khoản ngân hàng. Chính vì vậy, tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020
về việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, Chính phủ đã u cầu
NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu,
đề xuất Thủ tướng ban hành Quyết định về việc thí điểm dùng tài khoản viễn
thơng để thanh tốn cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money), hồn thành
trong quý 4/2020.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2018), Việt Nam là
quốc gia có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực khi chỉ đạt
4,9%, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 26,1%, còn Thái Lan là 59,7%. Bên

cạnh đó, từ đầu năm 2019, trước tình hình dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp do
chủng mới của virus corona (Covid-19) bùng phát, với số ca nhiễm bệnh tăng


3

nhanh và là mối đe doạ lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại Việt
Nam, người dân hoang mang lo sợ về việc virus có thể lây lan qua giao dịch tiền
mặt, bởi cơ quan Y tế Trung Quốc đã xác nhận dấu vết của virus corona được
tìm thấy trên rất nhiều bề mặt, bao gồm cả trên tay nắm cửa. Để cải thiện tình
hình trên, căn cứ vào Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012, gần đây
Chính phủ đã nỗ lực áp dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy thanh tốn khơng
dùng tiền mặt như u cầu khơng dùng tiền mặt thanh tốn tiền điện, nước, học
phí ở đơ thị đồng thời thanh tốn khơng dùng tiền mặt với các khoản chi phí sinh
hoạt. Thanh tốn điện tử luôn là một trong những biện pháp được Chính phủ đẩy
mạnh nhằm thúc đẩy, chuyển dịch nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế số. Tại
Nghị quyết 02/NQ-CP ban hành ngày 01/01/2020 về việc thực hiện những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia năm 2020 nhiệm vụ thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt một
lần nữa lại được Chính phủ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ tài
chính (fintech) tại Việt Nam thì các doanh nghiệp hoạt động trong hoạt động
thanh toán là phát triển mạnh nhất. Thị trường thanh tốn điện tử có những lợi
thế phát triển nhờ cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và một tầng
lớp trung lưu ngày một gia tăng. Theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers,
United Overseas Bank và Hiệp hội FinTech Singapore (2019) thì tính đến cuối
tháng 9-2019, các quỹ đầu tư đã rót 410 triệu đơ la Mỹ vào các doanh nghiệp
FinTech Việt Nam, gấp 150 lần so với năm 2018 và chủ yếu khoản đầu tư này
tập trung vào các ví điện tử.
Được NHNN cấp phép hoạt động thí điểm vào cuối năm 2008, nhưng

trong khoảng 2 năm gần đây ví điện tử đã có tốc độ phát triển nhanh chóng về số
lượng nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng đăng ký sử dụng. Theo số liệu thống
kê của NHNN, tính đến cuối tháng 10/2019 cả nước có 32 cơng ty được NHNN
cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn, trong đó có 29


4

cơng ty cung cấp dịch vụ ví điện tử (NHNN, 2019). Đồng thời, theo báo cáo của
JP Morgan có 19% giá trị giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam được thực
hiện qua ví điện tử. Giá trị giao dịch thương mại điện tử qua ví điện tử ngang với
thanh toán bằng tiền mặt, xếp sau thanh toán qua thẻ (34%) và chuyển khoản
ngân hàng (22%) (JP Morgan, 2019).
Tuy nhiên, trong mảng thanh tốn điện tử, ví điện tử được xem là tiềm
năng và còn nhiều dư địa phát triển bởi theo số liệu NHNN (2019) cơng bố tính
đến thời điểm 31/12/2018, Việt Nam có khoảng 4,2 triệu ví điện tử kết nối tài
khoản ngân hàng. Đây là con số khá khiêm tốn so với thông tin từ các cơng ty
vận hành ví điện tử tại Việt Nam thì số ví điện tử được mở đã lên đến hàng chục
triệu ví. Đồng thời, theo dữ liệu được thu thập bởi Global Findex của World
bank (2018), ở Việt Nam có khoảng 30% dân số tuổi trưởng thành có tài khoản
ngân hàng, trong khi đó số lượng điện thoại di động/100 người là hơn 125 và
thuộc nhóm cao nhất thế giới và cao hơn nhiều so với tỷ lệ sử dụng internet và tỷ
lệ tiếp cận các dịch vụ tài chính. Do đó, với một tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di
động cao như vậy sẽ là cơ hội tốt để ví điện tử ngày càng phát triển tại Việt
Nam. Nếu dịch vụ này được sự chấp nhận đông đảo của người dân sẽ tác động
mạnh mẽ đến việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thúc đẩy giao thương, an
tồn và giảm chi phí phát hành, lưu thơng tiền mặt và các phương tiện thanh tốn
khác trong và ngồi hệ thống ngân hàng.
Để ví điện tử có thể phát triển thành công và ngày càng mở rộng tại thị
trường Việt Nam thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận

và sử dụng ví điện tử của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam còn rất hạn chế và chưa có nghiên cứu
nào được thực hiện tại một địa bàn cụ thể tại nước ta.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa- Vũng
Tàu có giao thơng đường bộ, đường biển, đường hàng không phát triển khá đồng
bộ… là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển du lịch, thương mại và hợp tác


5

đầu tư trong và ngồi nước. Tại đây, trình độ dân trí của người dân khá cao
nhưng khơng đồng đều. Bên cạnh đó, do đây là tỉnh lớn, có các huyện vùng sâu,
vùng xa và hải đảo mà mạng lưới ngân hàng tại các vùng này còn hạn chế, chủ
yếu chỉ có các chi nhánh của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn
hoạt động. Vì vậy, dù là một tỉnh rất chú trọng tới mục tiêu thanh toán không
dùng tiền mặt nhưng việc thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi đa phần
người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, thuận tiện, nhanh, gọn, lẹ, phần
đơng họ đều chưa có thói quen sử dụng các thiết bị cơng nghệ như điện thoại
thơng minh, máy tính để vào các trang thanh tốn điện tử. Chính vì vậy tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử tại
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay. Là cơ sở cho các cơ quan, tổ chức có liên quan tại tỉnh Bà RịaVũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển dịch vụ ví điện tử tại địa bàn, từ đó thúc đẩy mục tiêu
thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ.
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đưa ra các hàm ý quản trị cho nhà quản lý và các đơn vị cung ứng tại tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu nói riêng và tại Việt Nam nói chung nhằm mục đích nắm bắt tốt hơn
nhu cầu của khách hàng. Từ đó, có những tác động theo chiều hướng tích cực đến ý

định sử dụng, để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này góp phần phát triển ví

điện tử.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng
tại một địa bàn cụ thể là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và định lượng mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến ý định sử dụng dịch vụ này.


6

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng ví điện tử?
- Mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng ví điện tử như thế
nào?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: ý định sử dụng ví điện tử trong
thanh tốn của khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện
tử.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2020 đến tháng 08/2020
+ Thời gian khảo sát: từ tháng 06/2020 đến tháng 07/2020
+ Đối tượng khảo sát: các cá nhân đang sinh sống và làm việc tại tỉnh
BRVT
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn xây dựng bảng câu
hỏi cấu trúc nhằm thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học cơ

bản của người trả lời để phục vụ cho việc phân tích, so sánh sau này. Đồng thời
thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của
khách hàng. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết của mơ hình bằng
cách phân tích các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu định tính trước đó, từ đó
đưa ra các nhận xét để đánh giá kết quả và đề xuất các hàm ý quản trị liên quan.


7

1.7. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đóng góp thêm một tài liệu trong lĩnh vực áp dụng công nghệ,
làm phong phú thêm những tài liệu về chủ đề ví điện tử, bằng cách mở rộng nó
đến một khu vực khác hoàn toàn mới. Nghiên cứu này sẽ cung cấp một số hiểu
biết thú vị về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử, xác định và
kiểm tra thực nghiệm các yếu tố then chốt đã thúc đẩy khách hàng hướng tới
việc áp dụng dịch vụ ví điện tử. Phát triển một mơ hình các tiền đề ảnh hưởng
đến ý định của người tiêu dùng trong việc chấp nhận sử dụng một cơng nghệ cịn
khá mới mẻ là ví điện tử tại thị trường Việt Nam. Do đó, kết quả của nghiên cứu
này có thể cung cấp cho các nhà tiếp thị và các nhà hoạch định chính sách một số
thơng tin hữu ích về các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng của người tiêu
dùng. Từ đó có có thể định hướng việc thiết kế và phát triển các chức năng, dịch
vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút khách hàng để họ có thể biết
và sẵn sàng chấp nhận ví điện tử như một cơng cụ hữu dụng trong cuộc sống của
mình.
1.8. Bố cục của luận văn
Ngồi lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 5 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Trong chương này tác giả đưa ra lý do chọn đề tài này, mục tiêu nghiên

cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và
cuối cùng là bố cục luận văn.
Chương 2 : Cơ sở lý luận về ví điện tử và các lý thuyết chấp nhận và sử
dụng công nghệ
Chương này tác giả diễn đạt các khái niệm tổng quát về Ví điện tử, Ý định
hành vi và hành vi tiêu dùng, một số lý thuyết quan trọng về chấp nhận và sử
dụng công nghệ, tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


8

Tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu định tính, thiết
kế nghiên cứu định lượng, phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu, xây
dựng thang đo, thiết kế mẫu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Dữ liệu khảo sát sau khi được thu thập và làm sạch tác giả tiến hành phân
tích dữ liệu và trình bày kết quả phân tích.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, giải pháp
Hàm ý quản trị, kết luận các kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp và các
hạn chế của nghiên cứu, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được tác giả trình
bày trong chương này.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC CĨ LIÊN QUAN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm Ví điện tử

Tại Việt Nam, trước đây dịch vụ ví điện tử được định nghĩa là dịch vụ
cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử,
sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được
đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản
thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của
tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 (NHNN, 2016).
Tuy nhiên, gần đây Ví điện tử được định nghĩa lại là tiền điện tử do tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phát hành và định danh khách hàng thơng
qua tài khoản thanh tốn của khách hàng mở tại ngân hàng (NHNN, 2019).
Theo tác giả Upadhayaya (2012), ví điện tử là ví kĩ thuật số được tích hợp
trong các ứng dụng trên ĐTDĐ hoặc được dùng để thanh toán thông qua các
trang web trực tuyến, cho phép người dùng sử dụng để thực hiện các giao dịch
thương mại điện tử.
Theo Sahut (2008), ví điện tử là một cơng cụ thanh tốn bằng tiền điện tử.
Nó là một thẻ thơng minh với bộ vi xử lý mà bộ nhớ được ghi có khả năng mua
hàng được lưu trữ trong tài khoản thả nổi gửi tại một công ty chuyên ngành
(ngân hàng hoặc công ty phát hành tiền điện tử). Tài khoản thả nổi này được ghi
nợ tại mỗi lần mua mà khơng có sự tham gia của nhà phát hành. Các ví điện tử
cung cấp nhiều lợi thế: giao dịch được bảo mật, thích hợp để thực hiện thanh
tốn vi mô, dễ sử dụng, phổ cập (không cần liên kết với tài khoản ngân hàng
trong q trình thanh tốn) và có một phạm vi sử dụng rộng rãi. Nó có thể được
sử dụng cho điểm thanh toán bán hàng và cho các ứng dụng khác (thẻ an sinh xã


10

hội, thẻ khách hàng thân thiết, khóa điện tử để xây dựng quyền truy cập…), cũng
như thanh toán qua Internet.
Bên cạnh đó, Amoroso và Magnier-Watanabe (2012) định nghĩa ví điện tử

là một thẻ trả trước đa năng có thể nạp lại, được sử dụng cho bán lẻ nhỏ hoặc các
khoản thanh tốn khác thay vì sử dụng tiền mặt. Khơng giống như thẻ ghi nợ
hoặc thẻ tín dụng, giao dịch sử dụng ví điện tử được thực hiện ngoại tuyến mà
khơng có sự tham gia trực tiếp của các trung gian tài chính và gánh nặng của chi
phí cố định cao của các tổ chức này.
Hoặc theo Shaw (2014), ví điện tử đã được định nghĩa là một hình thức
thanh toán cho phép người dùng thực hiện thanh toán điện tử thông qua việc sử
dụng thiết bị di động, thay thế ví vật lý để giao dịch thanh tốn có thể được hồn
thành tại vị trí của người bán. Nó khơng chỉ lưu trữ dữ liệu thanh tốn mà thẻ
khách hàng thân thiết và phiếu giảm giá cũng có thể được kết hợp, cho phép
người tiêu dùng được hưởng lợi.
2.1.2 Ý định sử dụng
Ý định hành vi được định nghĩa là ý định chủ quan của khách hàng trong
việc thực hiện một hành vi, một hành động cụ thể. Ý định hành vi bao gồm và
được đo lường thông qua các biểu hiện cụ thể: ý định hành động tích cực có xu
hướng gắn bó người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ, tăng lượng sử dụng, nói tốt
về sản phẩm, dịch vụ và nhà cung cấp, sẵn sàng trả chi phí cao hơn để sử dụng
sản phẩm, dịch vụ. Ngược lại, ý định hành động tiêu cực khiến người tiêu dùng
giảm hoặc dừng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, thậm chí chuyển sang sử dụng sản
phẩm, dịch vụ cạnh tranh và nói khơng tốt về sản phẩm, dịch vụ và nhà cung cấp
(Saha và Theingi, 2009). Theo Ajzen (1991), các yếu tố động cơ có ảnh hưởng
đến hành vi được xem là ý định hành vi, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn
sàng, nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi. Ông cũng cho rằng
khả năng thực hiện hành vi sẽ càng cao khi ý định hành vi càng lớn.


11

Trong các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng, một số nhà nghiên cứu như
Zeithaml và cộng sự (1996), Cronin và cộng sự (2000) sử dụng biến ý định hành

vi là một biến phụ thuộc và tập trung vào nghiên cứu biến này. Ý định đóng vai
trị quyết định tác động lên hành vi thực tế, cũng như có mối quan hệ mạnh và
chặt chẽ với hành vi thực tế (Suki, 2011). Dự đoán được ý định là bước đầu để
dự đoán hành vi thực tế (Howard và Sheth, 1967). Do đó, ý định sử dụng được
mơ tả là sự sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm (Elbeck
và Tirtiroglu, 2008). Vì vậy, nghiên cứu ý định sử dụng có tính quan trọng hơn
nghiên cứu hành vi thực tế, đặc biệt với các nghiên cứu mang tính dự báo, các
nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp... Hay nói cách khác, hiểu được ý định mua
hàng của khách hàng là hết sức quan trọng bởi lẽ hành vi của khách hàng thường
có thể được dự đốn bởi ý định của họ, đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghệ.
Hành vi của người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu khá phức tạp bao
gồm các nghiên cứu về thái độ, hành động, phản ứng của người tiêu dùng.
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng giúp cho nhà cung cấp có thể dự đốn, xác
định được xu hướng hành vi của người tiêu dùng từ đó xây dựng chiến lược kinh
doanh, phát triển và phân phối sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách
hàng. Theo Englis và Solomon (1997) hành vi tiêu dùng của khách hàng được
định nghĩa là một quá trình mà một cá nhân hay một nhóm lựa chọn, mua, sử
dụng và vứt bỏ một sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm nào đó nhằm
thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Lý thuyết về hành vi mua sắm của
người tiêu dùng của Engel và cộng sự (1978) định nghĩa hành vi tiêu dùng là sự
tương tác năng động giữa các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành vi và mơi
trường xung quanh mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ.
Từ nghiên cứu cũng chỉ ra hành vi tiêu dùng là quá trình liên tục từ nhận ra nhu
cầu, thu thập thông tin, xem xét quyết định lựa chọn, quyết định mua, đánh giá
sau mua.


12

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng ý định sử dụng

sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nên quyết định sử
dụng của khách hàng. Ý định sử dụng như là sự khẳng định khách hàng sẽ thực
hiện hành động sử dụng (Ajzen và Fishbein,1980). Trong nghiên cứu này, tác giả
sử dụng ý định sử dụng như là một sự sẵn sàng sử dụng dịch vụ của khách hàng
Ý định sử dụng dịch vụ Ví điện tử được hiểu là động cơ thực hiện hành động,
đưa ra quyết định chấp nhận sử dụng hay không chấp nhận sử dụng dịch vụ Ví
điện tử trong tương lai. Về nghiên cứu mối liên hệ giữa ý định sử dụng dịch vụ
và chấp nhận sử dụng dịch vụ có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
đã đưa ra nhiều lý thuyết chứng minh và khẳng định các nhân tố tác động đến
hành vi tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ
đưa ra một số lý thuyết quan trọng nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng dịch
vụ của khách hàng.
2.2. Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ
2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA-Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý (TRA) được phát triển bởi Fishbein và Ajzen
vào năm 1975 trong lĩnh vực tâm lý xã hội, dựa trên giả định rằng các cá nhân
dựa vào lý trí và sử dụng các thơng tin sẵn có một cách có hệ thống để thực hiện
hành động. Theo thuyết hành động hợp lý, nhân tố quan trọng nhất quyết định
hành vi của cá nhân là Ý định hành vi, chứ không phải là thái độ của họ. Ý định
hành vi của một cá nhân là sự kết hợp của Thái độ và Chuẩn chủ quan.
Thái độ
Ý định hành vi

Hành vi thực sự

Chuẩn chủ quan
Hình 2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Ajzen và Fishbein (1975)



13

2.2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behaviour)
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) được phát triển từ lý thuyết
hành động hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975) giả định rằng một hành vi có thể
được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó.
Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng
đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để
thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ
được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân
tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để
thực hiện hay khơng thực hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định
TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung
thêm yếu tố kiểm sốt hành vi cảm nhận vào mơ hình TRA. Thành phần kiểm
soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành
vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực
hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp
đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về
mức độ kiểm sốt của mình, thì kiểm sốt hành vi cịn dự báo cả hành vi.
Thái độ

Chuẩn chủ quan

Ý định hành
vi

Nhận thức kiểm
sốt hành vi


Hình 2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB)
Ajzen (1991)

Hành vi
thực sự


×