Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề thi thử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.67 KB, 4 trang )

ưPHÒNG GD & ĐT TX TỪ SƠN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN CỪ

ĐỀ THI THỬ LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 -2020
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 120 phút

Câu 1 (3điểm):
Trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, tình huống truyện
được sáng tạo độc đáo như thế nào?
b. Tên truyện là Chiếc lược ngà. Vậy chi tiết “chiếc lược ngà” có vai trị
như thế nào trong truyện?
a.

c.

Phân tích ngữ pháp câu văn sau. Tìm biện pháp tu từ và phân tích biện

pháp tu từ trong câu văn.
“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối
được phần nào tâm trạng của anh”.
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Câu 2 (2 điểm):
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Em hiểu thế nào về lời khuyên trong bài ca dao trên? Chứng minh rằng
truyền thống đạo lí đó vẫn đang được coi trọng trong xã hội ngày nay. Viết đoạn
văn khoảng 15 câu để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Câu 3 (5điểm):
Cảm nhận của em về cách sống, tâm hồn và suy nghĩ của nhân vật anh


thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Đáp án:
Câu 1(3 điểm):
a. Trong truyện Chiếc lược ngà, tình huống đã được sáng tạo độc đáo và
góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (1 điểm)
- Tình huống thứ nhất: Hai cha con ơng Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách
nhưng con không nhận ra cha. Khi người con nhận ra cha thì cũng là lúc họ phải
chia tay nhau.


- Tình huống thứ hai: Ở chiến khu, người cha dồn hết tình yêu thương làm
chiếc lược ngà cho con nhưng chưa kịp trao thì người cha đã hi sinh.
- Tình huống thứ nhất thể hiện sâu sắc tình cảm của con với cha cịn tình huống
thứ hai bộc lộ sâu nặng tình cha với con.
b. Chi tiết “chiếc lược ngà” giữ vai trò quan trọng trong truyện (0,5 điểm)
- Đó là biểu hiện của tình cha với con
- Đó là kỉ vật của người cha, là biểu tượng của tình cha con sâu nặng.
- Đó là vật kết nối tình cha con.
c.
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp (0,5 điểm)
“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối
CN1

VN2

QHT CN2

được phần nào tâm trạng của anh”.
VN2

Câu ghép có 2 kết cấu C-V nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng” và dấu
phẩy.
- Phân tích biện pháp tu từ (1 điểm)
+ Sử dựng biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.
+ Phép tu từ ấy đã gợi hình tượng và cảm xúc cho câu văn nhằm nhấn
mạnh sức mạnh diều kì của cây lược. Người đọc có thể hình dung ra chiếc lược
ngà mà ông Sáu đã miệt mài, dồn hết tâm huyết, tình yêu thương để làm ra nó.
Từ đó diễn tả niềm vui của người cha khi hoàn thành lời hứa, hoàn thành cây
lược cho con gái. Cây lược tuy chưa chải được mái tóc con nhưng nó đã xoa dịu
nỗi đau xa cách, sự ân hận và thể hiện tình cha con thiêng liêng, sâu nặng. Nó là
biểu tượng của tình cha con bất tử, gợi suy nghĩ và những rung động sâu xa
trong người đọc.
Câu 2 (2điểm):
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu tình u thương đồn kết là truyền thống q báu của dân tộc
ta.
- Trích dẫn câu ca dao.
b. Thân đoạn
* Hiểu câu ca dao như thế nào?
- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài được trồng cho leo
chung giàn nên cùng điều kiện sống.
- Bầu bí được nhân hố trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung


làng xóm, q hương đất nước.
-> Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đồn
kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.
* Vì sao phải u thương đồn kết?
- u thương đồn kết sẽ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Người được giúp sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập cuộc sống.

+ Người giúp đỡ sẽ thất cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, cộng
đồng hơn.
+ Xã hội thêm nhiều người giúp đỡ, bớt những người khó khăn.
- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lí và truyền thống của dân tộc ta, tạo nên
sức mạnh chinh phục thiên nhiên dựng nước, chiến thắng giặc ngoại xâm giữ
nước.
* Thực hiện đạo lí đó như thế nào?
- Tự nguyện chân thành
- Kịp thời, khơng cứ ít nhiều, tuỳ hồn cảnh
- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần
* Chứng minh đạo lí đó đang được phát huy ra sao?
- Các phong trào nhân đạo thuộc nhiều lĩnh vực.
- Tồn dân tham gia nhiệt tình trở thành nếp sống tự nhiên.
- Kết quả phong trào.
3. Kết đoạn: Khẳng định đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần được phát
huy trong cuộc sống.
Câu 3 ( 5 điểm):
1. Yêu cầu
- Nội dung:
+ Người viết có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng nghị luận một tác
phẩm tự sự để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình đối với nhân vật anh
thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long.
+ Cách trình bày có thể linh hoạt nhưng cần làm rõ tình cảm, thái
độ của bản thâ trước những phẩm chất cao đẹp của người thanh niên trong câu
chuyện.
- Hình thức:
+ Bài viết có bố cục 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn).
+ Lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, chặt chẽ.
+ Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
+ Diễn đạt lưu loát.

2. Dàn bài:
a. Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và
vấn đề nghị luận: Truyện gợi lên trong mỗi người suy nghĩ về cách sống, tâm
hồn, suy nghĩ của anh thanh niên.


b. Thân đoạn:
* Cách sống giản dị mà cũng cảm của anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống của anh thanh niên:
+ Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn
cao 2600m, giữa mây mù và gió thổi. Thiên nhiên, thời tiết có phần khắc nghiệt.
+ Làm cơng tác khí tượng thuỷ văn – một cơng việc đều đều, nhàm
chán.
+ Sống một mình suốt bốn năm liền.
-> Đây là hồn cảnh sống khơng mấy thuận lợi, buồn tẻ đối với tuổi thanh niên.
- Anh hi sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng vì cơng việc, làm việc nghiêm
túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. Cách làm viêc nghiêm túc ngấm cả vào cuộc
sống hằng ngày.
- Chủ động hồ mình với cuộc đời: sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, đọc sách,
nuôi gà, trồng hoa…
* Tâm hồn cởi mở của anh thanh niên:
- Sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng biết rất rõ những người xung
quanh (vợ bác lái xe, hai cán bộ ở SaPa, ông kĩ sư nông nghiệp và anh cán bộ
nghiên cứu bản đồ sét).
- Ca ngượi mọi người, từ chối không muốn ông hoạ sĩ vẽ mình
* Suy nghĩ cao đẹp trong sáng:
- Suy nghĩ về công việc rất đẹp: thấy được cơng việc có ích làm cho cuộc
đời đẹp hơn; cơng việc là niềm vui, là người bạn nên ở mộ mình vẫn khơng cảm
thấy cơ đơn, cách nghĩ về cơng việc cũng rất mơ mộng “Hồi chưa vào

nghề….sao gọi là một mình được”.
- Kể về chiến cơng đóng góp của mình một cách khiêm nhường
* Cách sống tâm hồn, suy nghĩ của anh thanh niên gợi cho người đọc những
xúc động:
- Đó là phong cách sống của người thanh niên có li tưởng:
+ Biết hi sinh cho nhân dân, đất nước, giản dị, khiêm tốn
+ Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX
+ Phong cách sống đó tác động tới hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ
c. Kết đoạn:
Khẳng định nhân vật anh thanh niên là mẫu người lí tưởng của con người
mới học tập và noi theo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×