Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÀI tập lớn tìm hiểu sự lo âu và tinh thần trách nhiệm qua trắc nghiệm tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.89 KB, 27 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “sự lo âu và tinh thần trách nhiệm”,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cơ
giáo TS. Lê Thục Anh - Giảng viên bộ môn Tâm Lý Học và sự quan tâm giúp đỡ
của các anh chị, bạn bè.
Qua đây tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Lê Thục
Anh cùng các anh chị, bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài.
Trong q trình hồn thành đề tài nghiên cứu, mặc dù tôi đã cố gắng
nhiều nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định, tơi mong
rằng sẽ được giáo viên và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Vinh, ngày 19 tháng 1 năm 2016
Sinh viên

LÊ THỊ HUYỀN

1


1. Đặt vấn đề
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều điều khiến cho chúng ta phải lo âu.
Và khi sự lo âu ấy kéo dài, có cường độ mạnh thì sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến
đời sống của chúng ta. Lo âu là những rối loạn gây căng thẳng, sợ hãi, e ngại và
lo lắng quá mức ví dụ như lo lắng về việc thi cử; căng thẳng, lo lắng khi bản
thân hay ai đó gặp một chuyện gì đó khó khăn bất an khiến chúng ta phải suy
nghĩ . Nó là một phần tất yếu, là điều bình thường trong cuộc sống, là gia vị của
cuộc sống. Cả bạn và tơi, ít ai trong chúng ta khơng có những lúc cảm thấy lo âu
hay sa sút tinh thần, không ai sống mà không lo cả và các nguyên nhân thường
rất hiển nhiên. Tất cả chúng ta ai cũng có những thất vọng và mất mát phải đối
mặt, tất cả chúng ta đều có những nỗi lo sợ và những sự bấp bênh. Tuy nhiên,
nếu loại gia vị này chiếm tỉ lệ quá nhiều thì lo âu sẽ trở thành bệnh lý đây là


những vấn nạn rất nghiêm trọng - thậm chí cịn đe doạ đến mạng sống và ảnh
hưởng đến chức năng xã hội, nghề nghiệp của chính bạn, nên chúng ta phải có
trách nhiệm với sự lo âu đó, lại phải suy nghĩ về nó, từ đó lại gây ra trong tâm lý
mỗi chúng ta sự căng thẳng, thần kinh yếu dần đi vì lo sợ, dẫn đến suy nhược cơ
thể và có hại cho sức khỏe. Một vài ví dụ thực tế cho thấy: Chứng bệnh lo âu đi
kèm với các dấu hiệu khác như trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu thường tự nhiên có cảm giác hoảng sợ mà
không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Theo thống kê, khoảng 273 triệu
người (chiếm 4,5% dân số) trên thế giới từng mắc chứng bệnh này, trong đó nữ
giới thường gặp hơn. Hay họ bị Sang chấn tâm lý: Gặp cú sốc về mặt tinh thần
(ly hôn, người thân qua đời, vỡ nợ... ), thường xuyên sử dụng cà phê, rượu,
thuốc ngủ khiến tình trạng lo âu thêm nặng. Ngoài ra căng thẳng thần kinh
(stress): Mối lo về tài chính hoặc bệnh tật mãn tính có thể gây rối loạn lo âu, tình
trạng này thường gặp ở người già hoặc người trẻ tuổi làm việc trong môi trường
áp lực cao. Theo các nghiên cứu, yếu tố gia đình cũng liên quan đến việc mắc
chứng rối loạn lo âu. Trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn mắc bệnh thường bị

2


nguy cơ cao gấp 6 lần so với bình thường…. Và khơng thể khơng kể đến đó là
giới trẻ thanh niên hiện nay họ thường hay lo âu trong việc thi cử, trong học tập,
họ run sợ khi bị hỏi bài cũ, họ không tự tin khi đứng trước đám đơng để nói, để
diễn thuyết, hay trình bày ý kiến của họ, điều này khiến họ luôn trong tư thế sợ
hãi, khơng tự tin về bản thân…v..v…
Vì vậy, trong cuộc sống đầy căng thẳng hiện nay, chúng ta phải làm thế
nào để nhận biết và vượt qua chúng? Đây là một câu hỏi khó đặt ra cho tất cả
mỗi cá nhân chúng ta. Do vậy, để tìm được sự cân bằng trong cuộc sống của mỗi
người, để mỗi chúng ta thoải mái trong tâm lý, ít bị lo âu trong cuộc sống thì
mỗi người cần phải làm gì? Phải làm như thế nào? Vậy nên, vấn đề lo âu và tinh

thần trách nhiệm của mỗi cá nhân là vấn đề hết sức quan trọng và bức thiết
không chỉ đối với tơi mà cịn đối với tất cả mọi người.Vì vậy dù chưa có kinh
nghiệm thực tiễn là bao nhưng qua những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân
tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài “sự lo âu và tinh thần trách nhiệm” để tìm hiểu và
nghiên cứu.
Từ các lí do trên, tơi chọn đề tài : “ Tìm hiểu sự lo âu và tinh thần trách
nhiệm qua trắc nghiệm tâm lý học”.
2.Vài nét lý luận về sự âu lo và tinh thần trách nhiệm
2.1 Khái niệm sự lo âu
Mỗi người chúng ta đều trải qua những lúc và có thể có những giai đoạn
lo âu kéo dài. Vậy lo âu là gì? Có rất nhiều định nghĩa nói về sự lo âu. Nhưng
theo tôi lo âu là một trạng thái tâm lý của con người, là hiện tượng phản ứng tự
nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ
của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Lo
âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con
người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ. Lo âu bệnh lý là lo âu
quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh
3


hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành
động có vẻ như quá mức hay vơ lý. Lo âu có thể là biểu hiện hay gặp của nhiều
rối loạn tâm thần và cơ thể. Trước một bệnh nhân lo âu cần xác định:
* Lo âu bình thường hay bệnh lý.
* Nếu là bệnh lý cần xác định lo âu nguyên phát hay thứ phát (do một
bệnh tâm thần hay một bệnh lý khác)
Lo âu được miêu tả như một cảm giác khó chịu của nỗi sợ hãi mơ hồ hay
còn là lo sợ đi kèm với những tình trạng vật lý đặc trưng. Đây là một phản ứng
bình thường đối với những mối de dọa nhận thức được của một người với tâm
sinh lý bình thường. Lý do của phản xạ âu lo thường được gây ra bởi sự căng

thẳng và liên quan đến sự hoạt hóa của hệ thống thần kinh góp phần vào cơ chế
tự bảo vệ. Nó giúp chúng ta đương đầu với những tình huống căng thẳng. Nó
cũng giúp ta tập trung hành động và là động cơ thúc đẩy cá nhân thực hiện. Tất
cả chúng ta đều từng lo lắng và lo lắng sẽ được hóa giải khi sự việc được giải
quyết. Tuy nhiên, lo lắng sẽ trở thành một vấn đề khi nó trở nên quá mức, luôn
trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn như
đi thang máy, ra khỏi nhà. Những người mắc chứng rối loạn lo lắng thường cảm
thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất khó
kiểm sốt và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài hơn rất
nhiều so với lo lắng, thơng thường thì người như vậy đã chuyển sang một trạng
thái lo âu bệnh lý: Bệnh lo âu , bệnh cịn có tên khác là rối loạn lo âu tồn thể.
Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh tâm thần thường kết hợp
nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng loạn có ở 1/4 số bệnh nhân
có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các
nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di
truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm, và một báo cáo mới đây đề
nghị một khác biệt di truyền về gien vận chuyển serotonin có thể góp phần ở

4


người có cả hai bệnh lý này. Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu
National Comorbidity Survey trong năm 2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các
rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được chẩn đốn trầm cảm có
rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng
sợ. Tại Hoa Kỳ, lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh
nhân được chẩn đoán và điều trị. Bệnh lo âu thấy ở mọi người, mọi giới, mọi
tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi.
Mức trầm trọng tăng dần lên:
- Lo lâu do tình huống

- Rối loạn điều chỉnh do tâm trạng lo âu
- Rối loạn điều chỉnh
- Các ám ảnh sợ (vd: sợ độ cao)
- Các trạng thái lo lắng
Ý nghĩa của trạng thái lo âu là cảnh báo để bản thân có những giải pháp
thích hợp đối phó với những tình huống căng thẳng. Trạng thái lo âu liên quan
đến sự rối loạn của hệ thống thần kinh tạo nên 2 triệu chứng cơ bản về: tinh thần
(Ví dụ: lo lắng, sợ hãi, khó tập trung…) và thể chất (Ví dụ: tăng nhịp tim, thở
gấp, run rẩy…)
Ở đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu về lo âu tình huống và lo âu nhân
cách để thấy được tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Lo âu tình huống là sự lo âu căng thẳng của cá nhân chỉ xuất hiện trong
hoàn cảnh cụ thể, với công việc cụ thể. Sự lo âu căng thẳng khơng thường trực
đến mức trở thành thuộc tính của nhân cách.

5


Loại lo âu thứ hai là loại lo âu nhân cách, nghĩa là sự lo âu gắn với tinh
thần trách nhiệm cao như là phẩm chất tâm lý ổn định đặc trưng của nhân cách.
Khơng cứ việc dễ hay khó bất kỳ việc nào được giao cá nhân đó cũng hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ. Qua đó khảo sát đó để đi sâu đánh giá mức độ lo âu ở
mỗi người.
2.2. Tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân
Từ xưa đến nay, trong cuộc sống học tập và làm việc tinh thần trách
nhiệm ln được đề cao, được tín nhiệm và tơn trọng. Ví dụ như: Mỗi người học
sinh, sinh viên phải có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập; là một cán bộ lớp phải
gương mẫu và có trách nhiệm với lớp; học tập và làm theo “đạo đức Hồ Chí
Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đơi với
làm” là trách nhiệm của mỗi chúng ta . Nhưng đa số mọi ngời đều nghĩ rằng chỉ

cần đi làm, đi học đúng giờ, tan sở, tan trường đúng giờ, không đi muộn, khơng
về sớm đã là có trách nhiệm với cơng việc của mình, mỗi tháng đã có thể n
tâm đi lĩnh lương. Nhưng thực ra yêu cầu về ý thức trách nhiệm đối với công
việc rất nghiêm khắc. Một người dù làm bất cứ cơng việc gì, cũng nên có ý thức
trách nhiệm đối với cơng việc của mình.
Vậy trách nhiệm là gì? Tinh thần trách nhiệm là gì?
Trách nhiệm là chức trách, nhiệm vụ là điều phải làm, phải gánh vác hoặc
phải nhận lấy về mình.Trách nhiệm của một người là việc người đó phải đảm
bảo một kết quả phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời (kể
cả có ý thức hoặc vơ ý thức). Nếu khơng hồn thành trách nhiệm là mắc lỗi, và
người đó phải gánh chịu hậu quả khơng tốt xảy ra do lỗi đó của mình. Ai cũng
có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ
xã hội, như gia đình, dịng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội,
công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của
nhân loại... Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở
6


những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa
phương... Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi
dư luận xã hội. Chịu trách nhiệm bao gồm hai yếu tố:
+ Yếu tố thứ nhất là dám nghĩ, dám làm
Nhận nhiệm vụ và nhận trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, đồng thời nỗ
lực hết sức mình để hồn thành nhiệm vụ, khơng tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ
qua cho hoàn cảnh hay người khác.
+ Yếu tố thứ hai là dám chịu (trách nhiệm)
Nhận lỗi và sẵn sàng gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình khơng
hồn thành nhiệm vụ, khơng đổ thừa cho hồn cảnh hay người khác.
Người chịu trách nhiệm hay là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm. Đây là mẫu của những người chủ, những người Lãnh đạo trong tổ chức.

Nhưng cần phân biệt người dám làm dám chịu thực sự và người dám làm
dám chịu giả tạo trong công việc.
Trong khi người dám làm dám chịu thực sự luôn luôn giữ đúng các cam
kết của mình, khi ứng tuyển và trong mọi công việc. Họ luôn luôn làm đúng
theo sự chỉ đạo, theo yêu cầu của cấp trên trong sự chủ động, linh hoạt và sáng
tạo.
Người dám làm dám chịu giả tạo thoạt nhìn thì thấy họ ln là những
người đứng mũi chịu sào, luôn là người dám dấn thân và ln chịu trách nhiệm
với những việc mà mình làm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Nhưng nếu xem xét kỹ sẽ thấy họ luôn luôn không làm đúng theo sự chỉ đạo,
theo yêu cầu của cấp trên mà thường làm theo ý mình. Họ thường tự mình quyết
định làm những công việc không phải trong phạm vi quyền hạn của mình được
giao mà nằm trong quyền hạn của cấp trên (lấn quyền của cấp trên). Tuy rằng họ
sẵn sàng gánh chịu hậu quả do những gì mình gây ra, nhưng sự gánh chịu đó
cũng khơng thể bù đắp được những tổn thất mà những hành vi đó của họ có thể
gây ra cho cơng việc mà họ đảm nhiệm, cho tổ chức đó. Thực ra thì họ đã có

7


một điểm không chịu trách nhiệm, không giữ cam kết. Đó là họ đã khơng giữ
đúng các cam kết của mình khi ứng tuyển và trong bản cam kết .


Ba loại trách nhiệm
• Trách nhiệm chủ động
• Trách nhiệm thụ động
• Trách nhiệm giả tạo
Trách nhiệm chủ động là việc ta chủ động nhận trách nhiệm từ chỗ nhận
thức được trách nhiệm của mình. Ở đây có sự tham gia một cách có ý thức của

ta vào tiến trình ra quyết định nhận trách nhiệm.
Trách nhiệm thụ động là việc ta có trách nhiệm nhờ tác nhân bên ngồi
(khơng bao hàm việc ý thức về trách nhiệm của bản thân ta). Trường hợp này
thường địi hỏi phải có tác nhân bên ngồi thì mới có trách nhiệm.
Động lực làm việc của một người sẽ càng cao, nếu người đó vừa có
trách nhiệm chủ động lại vừa có trách nhiệm thụ động.
Trách nhiệm giả tạo là việc dường như ta có trách nhiệm nhưng thực tế
là không nhận trách nhiệm. Đây là việc nhận trách nhiệm ở bên ngoài, nhưng
bên trong tư tưởng thì lại khơng thơng, khơng thấy đó là trách nhiệm của mình,
cảm thấy mình bị ép buộc phải nhận trách nhiệm. Hoặc có sự nhận trách nhiệm
trong vùng ý thức nhưng lại chưa có sự nhận trách nhiệm trong vùng vô ý thức.
Những điều này dẫn tới việc bị stress, ức chế, bức xúc, bất mãn ngầm ở bên
trong.
Bên cạnh những người có trách nhiệm thì trong xã hội này vẫn cịn
những người vơ trách nhiệm. Vơ trách nhiệm là việc một người nào đó có
trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ, nhưng họ không làm, hoặc thực hiện nó
với một tinh thần hời hợt, khơng thực sự quan tâm đến những hậu quả không tốt
xảy ra do hành vi của mình gây ra.
Có 4 loại người vơ trách nhiệm:

8


• Loại thứ nhất: Không dám nghĩ, không dám làm nhưng dám chịu, đây
là mẫu của những người quản lý.
• Loại thứ hai: Dám nhận, dám chịu nhưng không làm hoặc khơng làm
hết sức mình, đây là mẫu của những người thờ ơ, thụ động
• Loại thứ ba: Dám nghĩ, dám làm nhưng không dám chịu hoặc đây là
mẫu của những kẻ phá hoại trong tổ chức.
• Loại thứ tư: Không dám nghĩ, không dám làm và cũng không dám chịu,

đây là mẫu của người nhút nhát, bất tài. Đây là mẫu của những kẻ ăn hại trong tổ
chức.
Tinh thần trách nhiệm là nhận thức, thái độ của mỗi người đối với chức
trách, nhiệm vụ của mình đối với người khác, với tổ chức, với xã hội, là kết quả
nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích
cực, tự giác của mình Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi
là có tinh thần trách nhiệm cao, là một phẩm chất cấu trúc ổn định trong cấu trúc
nhân cách, có những người chỉ có trong những tình huống cần thiết, khi nhiệm
vụ quan trọng
Hay nói cách khác đây là việc:
• Nhận thức được mình phải đảm bảo một kết quả phải xảy ra trong tương
lai một cách chính xác và kịp thời.
• Nhận thức về việc nếu khơng hồn thành cơng việc đó thì mình là người
có lỗi và mình phải gánh chịu hậu quả khơng tốt xảy ra do khơng hồn thành
cơng việc đó.
• Một cách có ý thức: ra quyết định nhận trách nhiệm đó dựa trên lịng tự
trọng hoặc dựa trên lợi ích của bản thân.

9


• Thực thi cơng việc một cách có ý thức để đảm bảo kết quả đó phải xảy
ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời
Nhìn bề ngịai thì ý thức trách nhiệm có nhiều loại như: ý thức trách
nhiệm với bản thân; ý thức trách nhiệm với người khác; ý thức trách nhiệm với
gia đình; ý thức trách nhiệm với công việc; ý thức trách nhiệm với tổ chức; ý
thức trách nhiệm với pháp luật; ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; ý thức
trách nhiệm với đất nước; ý thức trách nhiệm với loại người.....
Tuy nhiên về mặt bản chất thì tất cả đều là những biểu hiện khác nhau của
ý thức trách nhiệm với bản thân.

Như vậy, tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất của con
người, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá con người. Người có tinh thần
trách nhiệm là ln ln tìm cách để hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của
mình một cách vơ tư, trong sáng, không vụ lợi. Cũng như những người cán bộ,
Đảng viên có tinh thần trách nhiệm thì họ ln nhận thức rõ và tìm cách thực
hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, suốt đời hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng,
vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mà trước hết phải thực hiện thật tốt nhiệm
vụ được cơ quan, tổ chức phân công, thể hiện tốt chức trách của mình với bạn
bè, đồng chí, đồng nghiệp, cơ quan, đoàn thể.
Thật vậy, thực tiễn cuộc sống đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ, có cả cơ hội
lẫn thách thức, đòi hỏi mỗi người dù ở đâu, trên cương vị nào đều phải nhận
thức rõ và thể hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình, khơng ngừng học tập để
làm giàu tri thức, rèn luyện bản lĩnh, tu dưỡng đạo đức, luôn luôn sáng tạo, biết
nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân
công. Nhưng đằng sau những người biết chịu trách nhiệm và có tinh thần trách
nhiệm cao của mỗi cá nhân ngày nay thì trong xã hội vẫn cịn tồn tại một lớp
người khơng có tinh thần trách nhiệm, họ không ý thức đầy đủ về chức trách
nhiệm vụ của mình, thiếu chủ động, sáng tạo, làm việc hời hợt, chỉ lo vun vén
10


cho lợi ích cá nhân... Một số người do thiếu tinh thần trách nhiệm mà sinh ra sợ
sai, sợ trách nhiệm, khơng có bản lĩnh, khơng dám sáng tạo, dễ thì làm, khó thì
bỏ, thành tích thì vơ cho mình, khuyết điểm thì tìm cách đổ trách nhiệm cho
người khác. Người sợ trách nhiệm họ thường làm việc cầm chừng, cốt khơng để
phạm phải khuyết điểm. Vì ln ln lo sợ phải chịu trách nhiệm nên không
muốn cải tiến công tác, không dám thay đổi những điều chưa hợp lý, chỉ làm
theo nếp cũ dần dần dẫn tới bảo thủ, trì trệ. Đây cũng là kiểu người nói một đằng
làm một nẻo, nói khơng đi đơi với làm; đặt lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ lên
trên lợi ích tồn thể, vì lợi ích trước mắt mà qn đi lợi ích lâu dài, khơng lắng

nghe ý kiến của những người chung quanh.Những lớp người này cần phê phán,
cần nhắc nhở.
Bác Hồ đã nói: "Đảng Lao động Việt Nam khơng sợ kẻ thù nào dù cho
chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến
mấy, nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ
trung thành của nhân dân" trách nhiệm của mỗi người, của cán bộ, của Đảng
đối với nhân dân,với Tổ quốc.
Vậy nên tinh thần trách nhiệm là một đức tính cần có ở mỗi người, nó
giúp hình thành trong mỗi chúng ta tính tự giác,có trách nhiệm với công việc,
với bản thân và với mỗi người trong cuộc sống. Người có tinh thần trách nhiệm
sẽ ln hồn thành tốt cơng việc của mình, bởi trong họ ln có sự lo lắng thúc
giục bản thân họ làm việc, hồn thành khối lượng cơng việc đúng tiến độ hơn,
được sự tin cậy, sự kính trọng, yêu mến của mọi người dành cho họ.
2.3.Sự lo âu và tinh thần trách nhiệm
- Sự lo âu và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong các công việc
được giao của cơ quan, tập thể là một đức tính cần thiết ở mỗi người các cá nhân
khác nhau cũng khác nhau ở đức tính này. Có người tinh thần trách nhiệm cao,
là một phẩm chất ổn định trong cấu trúc nhân cách. Có người chỉ trong tình

11


huống cần thiết, khi nhiệm vụ quan trọng và quá khó khăn sự lo âu và tinh thần
trách nhiệm mới huy động.
- Sự lo âu và tinh thần trách nhiệm được đặc trưng bởi sự huy động làm
việc tích cực của các giác quan, hệ thần kinh và các quá trình tâm lý, người ta đo
được nhịp đập của tim tăng lên, huyết áp thay đổi, dòng điện trên da cũng biến
đổi.Nói tóm lại ở thời điểm lo âu quá trình thần kinh được hoạt hóa, hoạt động
sinh lý cũng được tăng cường.
- Gần đây việc nghiên cứu trạng thái căng thẳng tinh thần stress, xem như

trạng thái lo âu là khởi đầu của stress. “Stress – có ích” rất cần ở mỗi người, vì
có huy động được trạng thái căng thẳng tinh thần, mới có những suy nghĩ mới,
dám nghĩ dám làm trong một hồn cảnh khó khăn là một việc cần thiết đáng
được ủng hộ.
- Trắc nghiệm tự đánh giá sự lo âu và tinh thần trách nhiệm của nhà tâm lý
học người Mỹ T.D Spilbergher đã được các nhà tâm lý người Nga sử dụng. Trắc
nghiệm này đã được tiến hành nghiên cứu trên sinh viên Đại học sư phạm về các
phẩm chất nhân cách của sinh viên và đang được nghiên cứu trạng thái căng
thẳng tinh thần trong thời gian thi của sinh viên Sư phạm và Đại học Xây dựng.
Hiện nay một số ít các bạn trẻ còn chủ quan, chưa đề cao tinh thần trách
nhiệm, chưa thật lo lắng cho công việc, nhất là đối với việc học tập, tính ỉ lại cao
biểu hiện ở một số ít cá nhân có mức độ lo âu thấp. Vì vậy tơi đã tiến hành bước
khảo sát trắc nghiệm về sự lo âu và tinh thần trách nhiệm ở một số sinh viên
trường Đại học Vinh ở các độ tuổi khác nhau để thấy được mức độ lo âu và tinh
thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.
2.4. Các biện pháp thúc đẩy ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân
 Tuân thủ nội quy, quy chế và các quy định của tổ chức

12


Là việc tuân thủ những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động
mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo
đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh
vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng cơng việc, an
tồn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp
luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…
 Làm việc một cách tự giác

Là làm việc mà không cần phải chờ cấp trên giám sát, nhắc nhở, đơn đốc,

thúc giục mới chịu làm. Chính mình tự giám sát mình, đơn đốc mình và thúc
giục mình. Một trong những kết quả và cũng là dấu hiệu của làm việc tự giác là
làm việc một cách tận tâm, cẩn thận, chu đáo và vẹn toàn.
 Làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo

Là làm việc không theo một khuôn mẫu cứng nhắc mà biết ứng phó linh
hoạt tùy theo tình huống, khơng chờ việc đến tay mới làm mà có những dự đốn
trước, biết nhìn xa, trơng rộng.
 Ln ln nỗ lực hết sức mình để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên

giao cho.
 Có tinh thần đóng góp ý kiến, đóng góp công sức cho cấp trên, đồng nghiệp

một cách tự nguyện, tự giác nhằm góp phần xây dựng tổ chức ngày càng tốt đẹp
hơn.
 Có tinh thần hợp tác cao trong công việc với các thành viên khác trong tổ

chức.
 Không đổ thừa hay đùn đẩy trách nhiệm qua cho người khác

3. Kết quả tìm hiểu về sự lo âu và tinh thần trách nhiệm
3.1 Giới thiệu về trắc nghiệm sự lo âu và tinh thần trách nhiệm.
a. Giới thiệu về trắc nghiệm:

13


Trắc nghiệm khảo sát bao gồm 40 câu hỏi, có 2 thang điểm tự đánh giá.
Thang điểm tự đánh giá (1) gồm 20 câu được gọi là lo âu tình huống (LT) và
thang điểm tự đánh giá (2) gồm 20 câu được gọi là lo âu nhân cách (LN), mỗi

câu lại chia thành bốn mức điểm 1, 2, 3, 4. Đây là những câu hỏi với các mức
độ trả lời như khơng, có lẽ đúng, hồn tồn đúng, hầu như không khi nào, đôi
lúc, thường xuyên, hầu như lúc nào cũng vậy.
b. Quy trình nghiên cứu.
1. Phát phiếu trắc nghiệm cho 10 sinh viên. Mỗi người 2 phiếu gồm cả
trắc nghiệm về lo âu tình huống và lo âu nhân cách.
2. Hướng dẫn cách khảo sát cho mọi người. Hãy đọc kỹ từng câu gợi ý
dưới đây và rồi chỉ khoanh tròn một trong bốn số của từng hàng bên phải. Các
bạn khơng nên nghĩ ngợi q lâu vì ở đây khơng địi hỏi có những câu trả lời sai
hay đúng, chỉ miễn là đúng với thực trạng của mình lúc này.
3. Cách xử lý phiếu.
- Phân loại ra các phiếu có cùng mức độ lo âu.
- Phân loại các phiếu của sinh viên nam và sinh viên nữ.
- Tính điểm cho mỗi phiếu và đưa ra nhận xét.
3.2. Tính toán số liệu
a. Thang điểm tự đánh giá (1) gồm 20 câu hỏi về lo âu tình huống.
Cách tính lo âu tình huống (LN):
Lấy tổng điểm của các câu 3, 4, 6, 7, 9, 12, 13, 14, 17, 18 (A) trừ đi tổng
điểm các câu 1, 2, 5, 8, 10, 11, 15, 16, 19, 20 (B).
Công thức: LT = A – B + 50 (1)
(LT – là hệ số lo âu tình huống)

14


b.Thang điểm tự đánh giá (2) gồm 20 câu hỏi về lo âu nhân cách
Cách tính lo âu nhân cách (LN):
Lấy tổng điểm của các câu 22, 23, 24, 25, 28, 29, 31, 32, 34, 35, 37, 38 ,
40 (C) trừ đi tổng điểm các câu 21, 26, 27, 30, 33, 36, 39 (D).
Công thức: LN = C – D + 35 (2)

(LN – là hệ số lo âu nhân cách)
c. Cách phân tích và lý giải số liệu
Chia thành 3 mức độ ứng với 3 trạng thái nhân cách:
…. 30

31 – 45

46

Mức độ I: Nếu hệ số LT và LN nhỏ hơn 30 được gọi là mức độ lo âu
thấp.
Mức độ II: Nếu hệ số LT và LN từ 31 – 45 được gọi là mức độ lo âu
trung bình.
Mức độ III: Nếu hệ số LT và LN từ 46 trở lên được gọi là nức độ lo âu cao
* Mức độ trung bình: Hệ số lo âu đạt từ 31 – 45 điểm
Loại này bình thường biết huy động sự nỗ lực cố gắng của bản thân, hoàn
thành nhiệm vụ ở mức trung bình (cho cả 2 loại lo âu tình huống và lo âu nhân
cách).
* Mức độ cao
+ Mức độ cao 1: Nếu là nhân cách thì con người này ln ln có ý thức
thường trực nhận và hồn thành cơng việc xuất sắc trong cơng việc ngay cả khi gặp
khó khăn nguy hiểm. Giao cơng việc cho họ tập thể có thể tin được. Nhưng nếu
quá cao nghĩa là số điểm từ 65 trở lên thì nên thận trọng, vì có thể chuyển sang lo
sợ, lo hãi, hành động thiếu bình tĩnh, chính chắn có thể dẫn đến hỏng việc.
+ Mức độ cao 2: Tình huống (LN) cá nhân này biết biết huy động sức
mạnh tinh thần và thể lực để hồn thành xuất sắc cơng việc được giao, có tinh
thần trách nhiệm, đã nhận là làm, lám đế nơi đến chốn. Nhưng nếu quá cao ( số
điểm từ 65 điểm trở lên) cũng có thể chuyển thành lo hãi, dẫn đến rối loạn tâm

15



trí,rối loạn hành vi có thể dẫn đến hỏng việc (tuy nhiên cũng phụ thuộc vào sự
ủng hộ và các quan hệ xã hội).
* Mức độ thấp:
+ Mức độ thấp 1 : Các cá nhân thuộc loại này cần có sự kích thích bên
ngồi (có thể kích thích bằng tinh thần,bằng vật chất). Cần quan tâm chú ý
nhiều, nhất là các vấn đề về động cơ hoạt động, kích thích lòng tự trọng, giáo
dục tinh thần trách nhiệm trước tập thể.
+ Mức độ thấp 2: Người ở mức độ này có tính “ỳ” cao, có thể “chai lỳ”
do kiểu hình thần kinh bình thản hoặc ưu tư. Nếu khơng thuộc diện loại hình
thần kinh yếu, q trình ức chế có thể mạnh hơn hưng phấn yếu. Loại này cũng
có thể do một chấn động lớn về nhân cách dẫn đến “trầm cảm” .
3.3. Kết quả tìm hiểu sự lo âu và tinh thần trách nhiệm
- Số liệu thu được (thống kê theo bảng) :
Bảng 1. Khách thể điều tra
Sinh viên (giới tính)
Số lượng
Nam
6
Nữ
4
Tổng
10
Bảng 2. Kết quả lo âu chung
Mức độ I
LT
LN
0
0

0%
0%

Số lượng
%

%
60
40
100
Mức độ II
LT
LN
3
3
30%
30%

Tổng %
60
40
100
Mức độ III
LT
LN
7
7
70%
70%


Bảng 3. Kết quả lo âu của nhóm SV nam và nhóm SV nữ
Mức độ I
LT
LN
Nhóm

S

1(nam/ sv

L
%

năm 1.... )
Nhóm

S

0

0
0

Mức độ II
LT
LN

Mức độ III
LT
LN


0

2

1

4

5

0

66,7%

33,3%

57,14%

71,43%

0

1

2

3

2


16


2( Nữ/ SV
năm 2/3...)

L
%

0%

0%

33,3%

66,7%

42,86%

28,57%

-> Nhìn vào bảng 2 ta thấy, mức độ lo âu 3 (mức độ lo âu cao) chiếm tỉ lệ
nhiều nhất 70%, chứng tỏ sinh viên luôn có ý thức thường trực và hồn thành
cơng việc xuất sắc ngay cả khi gặp khó khăn nguy hiểm, có tinh thần trách
nhiệm, đã nhận là làm, làm đế nơi đến chốn, biết phát huy sức mạnh tinh thần và
thể lực, nỗ lực cố gắng bản thân, hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhưng cũng có
thể chuyển thành lo hãi, rối loạn hành vi dẫn đến thiếu bình tĩnh chín chắn và có
thể dẫn đến hỏng việc vì lo âu ở mức độ quá cao. Tiếp đến là 30 % ở mức độ 2
(mức độ bình thường) chứng tỏ sinh viên đã biết huy động sự nỗ lực cố gắng

bản thân, hồn thành nhiệm vụ ở mức trung bình. Cịn lại tỉ lệ 0% là mức độ
thấp, khơng có sinh nào nằm vào mức độ này cả.Có nghĩa là ở mức độ này sinh
viên được khảo sát ít có tính “ì” , khơng thuộc diện loại hình thần kinh yếu,khó
dẫn đến bệnh “trầm cảm”,họ có tinh thần trách nhiệm
-> Khi so sánh tỉ lệ giữa sinh viên nam và sinh viên nữ ở bảng 3 cho ta
thấy, tỉ lệ các mức độ lo âu chênh lệch nhau đáng kể.
* Xét về mức độ lo âu tình huống cho thấy: Sự chênh lệch nhau ở mức độ
3 (mức cao), tỉ lệ lo âu của sv nam là 57,14% cao hơn tỉ lệ lo âu của sinh viên nữ
là 42,86%. Ở mức độ 2 thì sợ lo âu của nam là 66,7% và cũng lớn hơn tỉ lệ lo âu
của nữ (33,3%). Sự chênh lệch này ta có thể lí giải là sự lo lắng trong công việc
(học tập) được giao của mỗi sinh viên là rất cao,và tinh thần trách nhiệm của
mỗi người khác nhau, sự lo âu nhân cách của mỗi người là khác nhau. Nhìn
chung ở sinh viên mam có mức độ lo âu cao hơn ở sinh viên nữ. Do vậy thấy
được, mỗi sinh viên có sự lo âu trong nhân cách và tinh thần trách nhiệm của họ
đối với công viêc là khác nhau, nên mức độ lo âu thấp của sinh viên là 0%.

17


* Chúng ta nhận thấy, mức độ lo âu nhân cách ở mức độ cao là mức độ
mà cả sinh viên nam và sinh viên nữ của trường Đại học Vinh thể hiện rõ nhất, tỉ
lệ này chiếm hơn một nửa, cụ thể là 70%, đó là những sinh viên ln có ý thức
thường trực nhận và hồn thành xuất sắc trong nhiều cơng việc, trong học tập
ngay cả khó khăn, nguy hiểm, giao công việc cho họ, tập thể có thể tin được,
tiếp theo là 30% ở mức độ trung bình và 0% ở mức thấp. Khi so sánh mức độ lo
âu nhân cách của sinh viên nữ và sinh viên nam cho chúng ta kết quả bảng 3. Cả
2 mức độ lo âu nhân cách trung bình và lo âu nhân cách cao của sinh viên chiếm
tỉ lệ rất cao. Ở mức độ 3, lo âu nhân cách ở sinh viên nam là 71,43% cao hơn so
với nữ (28,57%). Nhưng ở mức độ trung bình (mức độ 2) thì ngược lại, lo âu
nhân cách ở nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam là 66,7% và 33,3%.



Đánh Giá
Qua kết quả tổng quan tôi nhận thấy, nhiều sinh viên đã thật sự lo lắng
cho cơng việc (học tập) của mình, họ đã ý thức được phần nào nhiệm vụ và trách
nhiệm của bản thân đối với công việc thể hiện qua mức độ lo âu 2 và mức độ 3 ở
sinh viên . Đây là dấu hiệu tích cực trong cơng việc và trong q trình hồn
thành nhiệm vụ của người sinh viên, của bản thân mình. Song, cũng chính vì
điều này mức độ lo âu thường xuyên ở mức độ quá cao sẽ dẫn đến lo sợ, hoảng
loạn, mất bình tĩnh, thiếu chín chắn, có thể hỏng việc. Điều này, sinh viên nói
riêng và mỗi người nói chung phải hết sức chú ý để tự cân bằng tâm lí của mình,
biết mình nên co tinh thần trách nhiệm như thế nào với công việc để công việc
được hiệu quả. Có nghĩa là ln phải đề cao tinh thần trách nhiệm, lo lắng
nhưng ở mức độ vừa phải để mọi việc đi đúng tiến độ của nó. Nhưng bên cạnh
một số sinh viên ln có tinh thần trách nhiệm lo lắng cho cơng việc thì vẫn cịn
một số ít sinh viên còn chủ quan, chưa đề cao tinh thần trách nhiệm, chưa thật sự
lo lắng cho công việc, họ hời hợt với cơng việc, chưa biết lo âu, tính đến những
việc ình phải làm bây giờ, chưa vạch ra được những gì mình nên làm và khơng
tính ì cao, sống khép mình, thu hẹp bản thân mình vào bóng tơi, để rồi một ngày
18


đi ra một không gian rộng lớn họ như bỡ ngỡ về nó, họ có thái độ tự ti về bản
thân hay họ quá lo lắng về việc mình làm trị cười cho thiên hạ…..có nhiều
ngun nhân dẫn đến sự rối loạn lo âu, nhưng mấu chốt của vấn đề là nằm ở nội
tâm của chúng ta, ở nơi những gì diễn ra bên trong, cụ thể là ở nơi những suy
nghĩ của chúng ta. Cách chúng ta nhìn nhận và hiểu vấn đề trong mối liên hệ với
bản thân đóng vai trị quyết định đến tâm tình của chúng ta đối với hồn cảnh
hay đối tượng đó.quan trọng là chúng ta giải quyết nó như thế nào.Có một câu
chuyện rất hay nói về sự lo âu và cách giải quyết rất hay là giúp đỡ người

khác..” Má tôi bỏ nhà hồi tơi chín tuổi và ba tơi mất hồi tơi 12 tuổi. Ba tơi bị
chết vì tai nạn giao thơng, cịn má tơi thì từ khi bỏ nhà đi, cách đây 19 năm, tôi
không được gặp mặt, cả hai đứa em gái nhỏ má tôi dắt theo tôi cũng không được
gặp. Trong bảy năm đầu, tôi không nhận được bức thư nào của má tôi hết. Má
tôi đi được ba năm thì ba tơi bị tai nạn mà mất. Hồi đó, ba tơi có chung vốn với
một người bạn mở một tiệm cà phê trong một tỉnh nhỏ ở Missouri, và trong khi
ba tôi bận đi buôn bán ở nơi khác, thì người bạn kia liền bán tiệm cà phê lại cho
người khác rồi bỏ trốn mất. Một người bạn thân gọi điện gọi ba tôi về ngay; và
trong khi vội vàng, ba tôi chẳng may bị xe hơi cán ở Salines. Hai người cô tôi,
vừa già, vừa nghèo, vừa hay đau yếu, nhận nuôi ba đứa trong số năm anh em
chúng tôi. Nhưng không ai chịu nuôi tôi và em tôi hết. Chúng tôi bơ vơ trong
tỉnh. Chúng tôi rất lo bị người đời đối xử với chúng tôi như thường đối xử với
trẻ mồ côi. Nỗi lo sợ đó hiện thực ngay. Trong một thời gian ngắn, tơi sống nhờ
một gia đình nghèo trong tỉnh. Nhưng thời buổi khó khăn, vì ân nhân của tơi mất
việc, khơng nuôi tôi được nữa. Sau nhờ được ông bà Loftin dắt tôi về nuôi tôi tại
trại ruộng, cách tỉnh độ 13 cây số. Ông Loftin 70 tuổi và đau yếu, phải nằm ở
giường hồi. Ơng bảo tơi: "Hễ khơng nói dối, khơng ăn cắp và bảo gì làm nấy
thì ở mãi được". Tôi thuộc lời ấy như lời Thánh kinh và theo đúng như vậy. Tôi
được đi học, nhưng ngay tuần đầu, mỗi lần trở về nhà, la khóc khổ sở. Những
bạn học chọc ghẹo, chế giễu cái mũi lớn của tôi, bảo tôi là đồ ngu và kêu tôi là
thằng "mồ cơi thị lị mũi xanh". Tức giận q tơi muốn đánh tụi nó, nhưng ơng
19


Loftin khuyên tôi "Con nên nhớ rằng biết nhịn và tránh cuộc xơ xát, ẩu đả, là có
một nghị lực tinh thần lớn lắm". Tôi nhịn cho tới bữa kia một đứa nhở hốt bãi
phân gà trong sân trường và ném vào mặt tơi. Tơi liền xơng vào đánh nó; vài
đứa khác cho như vậy là đáng kiếp cho thằng nọ và từ đó chúng chơi với tơi. Tơi
lất làm tự hào có chiếc mũ mà ơng Loftin đã mua cho. Một hôm, một đứa bạn
gái lớn giật mũ tôi đang đội, đổ đầy nước vào, thành thử chiếc mũ bị hỏng. Nó

nói "đổ nước như vậy để cho cỏ rác trong đầu óc tơi khỏi khơ". Ở trường tơi
khơng bao giờ khóc, nhưng về nhà tơi thường sụt sùi kể lể. Rồi một hôm, bà
Loftin khuyên tôi một lời mà tơi hết ưu uất, lo buồn và từ đó, kẻ thù của tôi
thành bạn thân của tôi. Bà khuyên thế này: "Ralph ơi, bọn đó sẽ khơng hành hạ
con, khơng gọi con là "thằng mồ cơi thị lị mũi xanh" nữa, nếu con nghĩ tới
chúng và tìm cách giúp chúng". Tôi theo lời khuyên ấy. Tôi ráng học, chẳng bao
lâu đứng đầu lớp mà không bạn nào ganh tị hết, vì tơi đã tìm hết cách giúp họ
rồi. Tơi giúp nhiều bạn làm bài dịch và bài luận, có khi làm sẵn cả bài cho nữa.
Một đứa xấu hổ không dám cho người nhà biết là nhờ tôi phụ đạo, nên xin phép
má nó đi săn, nhưng lại nhà tơi, buộc chó vào cột, rồi nhờ tơi giảng giùm bài
học. Tôi chép bài cho một đứa khác và bỏ nhiều buổi tối dạy toán cho một bạn
gái. Cảnh chết chóc và đau lịng xẩy tới bên hàng xóm. Hai người chủ trại chết,
rồi một người bỏ vợ. Trong bốn gia đình, chỉ có tơi là đàn ơng. Tơi giúp những
người đàn bà gố đó trong hai năm. Khi đi học và lúc ở trường về, tôi ghé vào
trại họ, giúp họ bửa củi, vắt sữa bò, cho súc vật ăn uống. Thành thử không ai chế
nhạo tôi nữa mà biết ơn tôi. Khi tôi giải ngũ, ở Hải quân về, tơi được thấy tình
cảm của họ. Ngày đầy tiên tơi về nhà, hơn 200 người tới thăm tơi. Có người đi
hơn 120 cây số tới thăm tôi, và tấm lịng của họ đối với tơi thật chân thành. Tơi
đã vượt qua sự ưu phiền của bản thân bằng sự chịu khó và vui vẻ giúp đỡ người
khác. Đã 13 năm nay, khơng xịn ai gọi tơi là “thằng mồ cơi thị lị mũi xanh”
nữa”.

20


Vậy để là một sinh viên tốt cần đặt ra mục tiêu cho mình,từ đó thấy được
sự năng nổ,sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao sau này chuẩn bị tốt cho
công việc trong tương lai.đây là cách tự ràn luyện chính bản thân mình, góp
phần hồn thiện nhân cách cho bản thân. Nhưng không phải lúc nào cũng phải lo
âu, lo công việc mà chúng ta nên biết khi nào và mức độ ra sao. Từ đó tìm ra

giải pháp thích hợp cho nó. Có rất nhiều hướng để giải quyết sự lo âu của chúng
ta, nhưng song song với việc giả quyết là tinh thần trách nhiệm của chúng ta. Tơi
có kham khảo qua một câu chuyện nữa nói về sự lo âu, đó là câu chuyện “cốc
nước”:
Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. Ơng giơ nó
lên và hỏi các sinh viên: “Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?”
‘50 gam!’…’100 gam!’… ‘125 gam!’… các sinh viên trả lời.
“Tôi không thể biết chính xác nếu khơng cân,’ giáo sư nói, nhưng câu hỏi
của tơi là: ‘Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái cốc thế này trong vài phút?’
‘Chẳng có gì cả’, các sinh viên nói.
‘OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?’ giáo sư hỏi.
‘Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ’, một sinh viên trả lời.
‘Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?’
‘Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải
đến bệnh viện,’ Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.
‘Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái cốc có
thay đổi khơng?’, giáo sư lại hỏi.
‘Không ạ,’ các sinh viên trả lời.
21


“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm
mãi, tơi nên làm gì?’
Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt cốc xuống!’
‘Chính xác!’, Giáo sư nói, ‘Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống thế
này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì khơng sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng
làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ
không thể làm gì được nữa’.
Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng điều
quan trọng hơn là hãy nhớ ‘đặt chúng xuống’ vào cuối mỗi ngày khi bạn đi ngủ.

Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu một ngày mới thật tỉnh táo, khỏe
mạnh. Và đó lầ thứ giúp bạn có thể giải quyết mọi vấn đề.
4. Kết luận:
4.1: Một số giải pháp
- Mỗi chúng ta cần có giải pháp riêng cho mình để tránh khỏi sự lo âu
thái quá, cần có thái độ trách nhiệm với cơng việc
- Khơng nên thu hẹp mình q, khơng nên bắt mình phải trong trạng thái
lo âu mà cần phải xả stress sau mỗi lần lo lắng nghĩ ngợi về việc gì đó. Ví dụ
như tập thể dục thể thao, nghe nhạc,v,v,, tinh thần sẽ thoải mái hơn
- Không nên bận tâm lo lắng hay suy nghĩ về một việc gì đó q
- Khi một người nào đó đang trong trạng thái lo âu hốt hoảng thì chúng ta cần
+ Lắng nghe cẩn thận và tôn trọng họ
+ Không được coi thường cảm xúc của họ

22


+ Cần động viên họ, khuyến khích họ để họ khỏi lo. Lúc này họ sẽ cảm
thấy yên tâm hơn và nguôi đi sự lo âu phần nào…
4.2. Ý nghĩa đề tài đối với bản thân tôi và sinh viên hiện nay
Đây là một đề tài khó nhưng rất hay và có ý nghĩa đối với mỗi người
trong cuộc sống. Qua đề tài này tơi phần nào có thể hiểu được sự lo âu và tinh
thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong các công việc được giao trong cuộc
sống hàng ngày hay trong học tập là một đức tính cần thiết ở mỗi con người.
Mỗi người có một đức tính và tinh thần trách nhiệm khác nhau. Sự hình thành lo
âu ở mỗi người cũng khác nhau. Từ đó giúp tơi có thêm kiến thức về hiện tượng
tâm lý này.Hơn nữa, nhờ có đề tài này mà tơi được trải nghiệm thực tế, để tôi
trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về ngành học một cách vững vàng. Song,
tôi cần phải nỗ lực học tập, tự học, tự rèn luyện bản thân mình, tự bồi dưỡng
kiến thức cho mình thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học. Bằng những

hoạt động tư duy đó làm cho trình độ nhận thức của bản thân tơi nói riêng của
sinh viên nói chung được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu càng cao của xã hội
của việc làm sau khi ra trường. Khơng những thế, giúp sinh viên nói chung và
những sinh viên theo học ngành giáo dục nói riêng cập nhật những kiến thức
mới, tích lũy kiến thức thực tiễn để bổ sung vào vốn kĩ năng sau khi ra trường.
Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu là một kênh để mỗi sinh viên tự khẳng định
mình. Vì năng lực của sinh viên chúng ta được thể hiện chủ yếu thông qua học
tập và nghiên cứu khoa học. Nếu như một người giảng viên để có thể giảng dạy,
học tập phân tích một vấn đề có logic và có tính thực tiễn trên lớp, chắc chắn
mỗi sinh viên đã phân tích, nhìn nhận vấn đề ấy một cách sâu sắc và hiệu quả.
Và người sinh viên hồn tồn có thể thể hiện cách nhìn nhận, quan điểm ấy bằng
một bài viết, một cơng trình khoa học. Đó là một cách sẻ chia kiến thức một
cách hiệu quả và qua đó, khẳng định được năng lực của bản thân.mình hơn, qua
đó cịn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình, từ đó kịp thời bổ sung
và sửa chữa. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa
23


học, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, bản thân tơi
đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu đề tài với hình thức viết bài thể hiện
ý kiến của mình về những vấn đề liên quan tới tâm lý lo âu và trách nhiệm của
mỗi người đặc biệt là đối với sinh viên chúng ta.
Trên đây là một số ý kiến, đánh giá của tôi về đề tài này. Rất mong nhận
được sự giúp đỡ của giáo viên và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện
tốt hơn.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Nguyễn Ngọc Bích (1998), TLH nhân cách, NXB GD, Hà Nội.
[2]. Cruchetxi V.A (1981), Những cơ sở của TLH sư phạm, NXB GD, Hà
Nội
[3]. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2002), TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, NXB
GD, Hà Nội.
[4]. Đào Thị Oanh (chủ biên) (2007), Vấn đề nhân cách trong TLH ngày
nay, NXB GD,

25


×