Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Trắc nghiệm tính cởi mở của nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.39 KB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ tính cởi mở của nhân cách”, ngồi sự
cố gắng tìm hiểu và học tập của bản thân tơi cịn nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình của cơ giáo TS Lê Thục Anh – Giảng viên bộ môn Tâm Lý Học và sự quan
tâm giúp đỡ của các anh(chị), bạn bè.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Lê Thục Anh cùng tất cả
các anh(chị), bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài nghiên cứu. Trong qua trình
làm mặc dù cố gắng nhưng cũng khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất
định, tơi mong rằng sẽ được cơ và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn
thiện hơn!
Vinh, ngày 19 tháng 1 năm 2016

1


1. Đặt vấn đề.
Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động , nhiều
sức ép và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các bạn trẻ , đặc biệt là các bạn
sinh viên phải trang bị nhiều kỹ năng để thích ứng.Ngày nay trình độ học vấn và
các bằng cấp không phải là yếu tố chính để đánh giá năng lực của một người
Cá tính của con người có nhân tố di truyền, song vẫn có thể sửa đổi để có
được tính cách tốt. Một con người biết tu dưỡng để có được tính cách cởi mở và
tốt đẹp bao giờ cũng vui vẻ, bình tĩnh, tự tin, có chí tiến thủ, làm việc thận trọng,
thẳng thắn, nghiêm túc và nhiệt tình. Ngược lại, những người có tính cách nóng
vội, hẹp hịi, khơng quan tâm đến việc tu dưỡng thì bao giờ cũng cảm thấy đau
khổ, ân hận, căng thẳng, hay giận dữ, khiếp sợ, ln cảm thấy mình bị cơ đơn,
thất vọng, hay gây xích mích với người khác.
Việc tu dưỡng tính cách khơng phải một sớm một chiều là có thể làm
ngay được, nhưng một người dù đã lớn tuổi cũng nên tiếp tục tu dưỡng tính
cách, hết sức tránh bị tác động bởi các tác động bên ngoài, cố gắng tạo cho mình
một tính cách bình tĩnh. Khi một người ở vào trạng thái khơng vui hoặc hay cáu


gắt, có thể dùng biện pháp như chơi bóng, đi bách bộ, đi tham quan du lịch để
thay đổi trạng thái tinh thần của mình; cũng có người khi buồn phiền hoặc đau
khổ lại lăn vào làm việc và học tập một cách không mệt mỏi để làm cho tình
cảm thăng hoa, biến những nhân tố tiêu cực trở thành nhân tố tích cực, có người
lại sử dụng biện pháp như trồng hoa, hội họa, thư pháp, tập thái cực quyền, chơi
cờ, xem kịch, lấy đó làm niềm vui để điều chỉnh cuộc sống của mình. Tất cả các
biện pháp nêu trên đểu rất có ích cho việc loại trừ bệnh tật, chống lại các bệnh
huyết áp cao, tim mạch, có hại cho tính mệnh, giúp cho con người được sống
bình yên, khỏe mạnh và sống lâu. Ngồi những biện pháp đó chúng ta cịn có thể
rèn luyện tinh cởi mở để giúp cho tinh thần được thoải mái và có một cuộc sống
tốt đẹp hơn.

2


Từ xưa cho đến nay, tính cách cởi mở là điều tất yếu để mối quan hệ giữa
con người với con người trở nên thân thiết hơn. . Tại sao sự cởi mở lại quan
trọng? Bởi khi bạn có đầu óc cởi mở bạn cho phép mình nắm bắt những cơ hội
và luôn kiên định theo đuổi những cơ hội đó - dù là nhỏ. Cởi mở nghĩa là bạn
ln mở rộng với tất cả các khả năng. Điều đó giúp bạn được tiếp xúc và khám
phá những cái mới lạ những cơ hội một cách sâu hơn. Đó là cách bạn làm mới
và hồn thiện mình hơn. Bởi một cuộc sống cởi mở sẽ giúp bạn yêu đời hơn,
cảm nhận cuộc sống dễ dàng hơn. Vì một người cởi mở ln có sức thu hút với
người khác, ln nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn… và trên hết bạn sẽ tạo ra
được nguồn năng lượng tràn trề trong cơng việc và học tập. Cởi mở như chiếc
chìa khóa quan trọng giúp bạn bước vào một thế giới tươi đẹp, nhiều màu sắc
của cuộc sống. Nó giúp bạn hịa nhập với xã hội một cách có chọn lọc. Cởi mở
bản thân để tìm ra được những người bạn tốt, cởi mở bản thân để thốt khỏi sự
buồn chán cơ đơn và cởi mở để luôn được thử sức với những cơ hội thử thách…
Cởi mở bản thân, tại sao khơng? Khi mà chính nó mang lại cho bạn những gì tốt

đẹp trong khi sống khép kín làm cho cuộc sống cuốn bạn đi mỗi ngày và bạn
chìm trong cơng việc, trách nhiệm, những gánh nặng. Và nếu chỉ sống khép kín
thì ta mãi khơng thể nào chạm tay tới được những cơ hội để được tiến xa hơn
trong mọi lĩnh vực.
Ở đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu về tính cởi mở. Đây là tính cởi mở của
cá nhân chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể, với cơng việc cụ thể. Tính cởi mở
khơng thường trực đến mức trở thành thuộc tính của nhân cách nhưng cũng là
một phần tâm lý không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Qua đó
khảo sát đó để đi sâu đánh giá mức độ lo âu ở mỗi người.
Vì vậy, trong cuộc sống đầy căng thẳng hiện nay, chúng ta phải làm thế
nào để nhận biết mình đã thực sự cởi mở hay chưa? Đây là một câu hỏi khó đặt
ra cho tất cả mỗi cá nhân chúng ta. Do vậy, để tìm được sự cân bằng trong cuộc
sống của mỗi người, để mỗi chúng ta thoải mái trong tâm lý, cởi mở hơn trong
cuộc sống thì mỗi người cần phải làm gì? Phải làm như thế nào? Vậy nên, vấn
3


đề tính cởi mở của nhân cách là vấn đề hết sức quan trọng và bức thiết không
chỉ đối với tơi mà cịn đối với tất cả mọi người.Vì vậy dù chưa có kinh nghiệm
thực tiễn là bao nhưng qua những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân tôi vẫn
mạnh dạn chọn đề tài: “Trắc nghiệm tính cởi mở của nhân cách.”
2. Vài nét về tính cởi mở của nhân cách.
2.1. Nhân cách và tính cởi mở của nhân cách.
a. Khái niệm tính cởi mở: Cởi mở là bày tỏ những tâm tư tình cảm của
mình với người khác. Ln cảm thấy thoải mái khi không che đậy hay giấu giếm
điều gì khi trị chuyện với người khác. sự khơng thành kiến, luôn khách quan và
sẵn sàng chấp nhận các quan điểm mới và khác biệt.
Tính cởi mở ( tính quảng giao) là một phẩm chất quan trọng của nhân
cách, là điều kiện cần thiết trước tiên đảm bảo cho con người có thể tiếp xúc,
làm quen và mở rộng quan hệ đối với mọi người xung quanh để tác động qua lại

và hiểu biết lẫn nhau…nhằm biến kinh nghiệm của xã hội, của người khác thành
vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân, từ đó phát triển và hồn thiện nhân
cách của mình.
b. Tính cởi mở của mỗi người: Mỗi người đều có tính cởi mở nhưng mức
độ cởi mở khác nhau.
c. Tính cởi mở được thể hiện trong cuộc sống:
- Cởi mở trong giao tiếp giúp người khác cảm nhận bạn là một người
thân thiện hòa đồng. Giúp gắn chặt các mối quan hệ giữa người với người.
- Giúp đỡ mọi người. Bạn đã từng tham gia một nhóm tình nguyện viên
nào chưa? bạn đã từng đi lên những vùng cao nơi mà trẻ con lặn lội hàng chục
cây số đến trường trên đôi chân trần dưới trời mưa tầm tã? bạn đã nhìn thấy đứa
trẻ chưa kịp biết nói đã phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo? Nếu chưa
từng thì lời khuyên là hãy đi gặp họ để thấy cuộc đời đã cho ta một cuộc sống
thật tốt. Hãy cởi mở với họ để họ cảm thấy được an ủi, được sẻ chia. Hãy giúp
họ để thấy mình là người có ích và cảm nhận niềm vui khi ta trao tấm lòng đến
một tấm lòng.
4


Mỗi người chúng ta đều trải qua những lúc cởi mở hay khép kín . Vậy cởi
mở là gì? Có rất nhiều định nghĩa nói về tính cởi mở.Nhưng theo tôi cởi mở là
một trạng thái tâm lý của con người, là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình
thường) của con người trước những mối quan hệ và những vấn đề của tự nhiên,
xã hội. Cởi mở thường được biểu hiện qua cách nói chuyện:


Dễ tiếp cận và dễ nói chuyện.




Không ngắt lời trong khi lắng nghe người khác.



Tôn trọng quan điểm của người khác.



Đón nhận những tin tức xấu một cách hiệu quả.



Động viên những người khác bày tỏ quan điểm của họ.

Bảng phân cấp Năng lực
“Cởi mở trong giao tiếp”
Cấp 1 Năng lực cơ bản/ nền tảng
– Dễ gần, dễ tiếp cận.
– Chăm chú lắng nghe và xem xét vấn đề người khác trình bày.
– Cởi mở bày tỏ quan điểm riêng của bản thân.
Cấp 2 Năng lực làm việc
– Hỏi, lắng nghe và xem xét ý kiến, quan điểm của người khác.
– Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác qua hành động cụ thể.
– Cởi mở và thẳng thắn trong giao tiếp.
Cấp 3 Năng lực làm việc tốt
– Tạo cảm giác thoải mái để người khác đưa ra quan điểm riêng của họ.
– Bày tỏ sự tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi khơng đồng ý
– Khuyến khích sự trao đổi thơng tin một cách thường xuyên và hiệu quả giữa
các thành viên trong nhóm.
– Đón nhận những tin xấu mà khơng hề có thái độ nóng nảy, chỉ trích người đưa

tin.
Cấp 4 Một chuyên viên giỏi
– Khuyến khích người khác bày tỏ ý kiến của họ.
– Khuyến khíchnhững cuộc thảo luận thẳng thắng hoặc các cuộc giao tiếp mở

5


giữa các thành viên trong tổ chức ngay cả đối với những chủ đề nhạy cảm.
– Đi đầu trong việc xây dựng môi trường làm việc cho tổ chức mà trong đó đánh
giá cao và khuyến khích những cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở.
– Thường xuyên tạo cơ hội và phương pháp an toàn để mọi người giải quyết
những vấn đề và những mối lo lắng.
Tuy nhiên, quá coi trọng kỹ năng này sẽ dẫn đến việc bạn dành quá nhiều
thời gian để lắng nghe ý kiến của người khác, do đó làm chậm q trình ra
quyết định và hành động; tránh những can thiệp ngay cả khi cần thiết và có thể
bị coi là khơng có ý kiến riêng của cá nhân.
2.2 Thực trạng về tính cởi mở của mỗi cá nhân.
- Khi bạn suy nghĩ hẹp thì bạn sẽ trở nên bảo thủ và trở thành nạn nhân
của lối suy nghĩ vị kỉ – bạn luôn kết luận mọi thứ với thái độ “Đây là cái mà tơi
muốn và tơi muốn nó ngay bây giờ. Tơi sẽ khơng thử hoặc chấp nhận một cái gì
khác”. Đây là kiểu thái độ khiến bạn đóng mình lại với diễn biến của cuộc sống
và thiên nhiên – những thứ đang luôn phát triển và diễn ra nhiều khả năng mới.
Hãy nghĩ xem bạn đã bao nhiêu lần chống đối việc thử một cái gì đó mới và cuối
cùng bạn phát hiện rằng bạn thực sự thích điều đó? Chắc chắn là cái đó đã xảy
ra rất nhiều lần. Trẻ con là một ví dụ điển hình. Đầu tiên chúng ln chống lại
việc thử thứ gì đó mới, và sau khi làm rồi thì thái độ của chúng hồn tồn thay
đổi.
- Khi bạn suy nghĩ hẹp hòi và trở nên bảo thủ, bạn sẽ nói với chính mình,
cái tơi tự cao của mình, và những lực tự nhiên của vũ trụ rằng bạn sẽ không sẵn

sàng đi thêm một dặm nữa – rằng bạn không sẵn sàng phát triển và thử những
cái mới. Nếu bạn khơng sẵn sàng như vậy, thì cuộc sống sẽ khơng có sự tiến
triển và mọi thứ sẽ khơng thể tốt lên được .
- Khi bạn có đầu óc cởi mở, bạn cho phép mình nắm bắt các cơ hội và
luôn kiên định theo đuổi các cơ hội đó – dù là nhỏ. Cởi mở nghĩa là bạn luôn mở
rộng với tất cả các khả năng. Điều đó nghĩa là bạn khơng nói “Ồ, cái đó đâu có
dành cho tơi. Chẳng có cái gì hay ho cả” hay “Tại sao tơi lại muốn làm điều đó
6


nhỉ? Đó khơng phải là cái tơi tìm kiếm” hoặc “Tơi sẽ chẳng bao giờ xem xét
điều đó đâu”. Này bạn, hãy nhớ đến một yếu tố quan trọng – bạn không bao giờ
biết hết mọi thứ – và bạn sẽ khơng thể biết được cái gì sẽ và sẽ khơng phù hợp
với mình. Nếu như bạn khơng bao giờ thử một cái gì đó bạn sẽ khơng bao giờ
biết được liệu bạn có thích nó hay nó có hợp với bạn khơng – và vì thế, bạn sẽ
khơng thể nói là liệu rằng nó có đúng là dành cho mình hay khơng trước khi bạn
khám phá cơ hội đó sâu hơn.
- Nếu bạn muốn nhìn nhận ra các cơ hội, điều đầu tiên hãy nhận ra nó khi
bạn đưa ra một thơng điệp – khi bạn tìm kiếm sự thay đổi hoặc hoàn thiện các
mặt của cuộc sống, tiềm thức sẽ dẫn dắt bạn. Thường là những cơ hội này sẽ xảy
ra dưới nhiều hình thức – ít khi chúng rơi ngay vào người bạn. Thay vào đó bạn
sẽ có một sự gợi ý từ người bạn, bạn có thể đọc thấy cái gì đó trên báo, nghe
thấy cái gì đó trên đài, một người trong nhà cũng đưa ra gợi ý, ai đó quen từ lâu
cũng có thể đưa đến cho bạn một cơ hội – hãy tìm hiểu chúng. Hãy tỉnh táo hơn
– lắng nghe những gì họ nói – tập trung hơn vào những gì đang diễn ra xung
quanh bạn. Hãy tự hỏi mình những câu như: Tại sao cái này lại xảy ra vào lúc
đặc biệt này? Tại sao người đó lại gợi ý như thế? Tơi đang tìm kiếm cái gì chăng
– và liệu họ đưa ra cái gì đó giá trị khơng? Hãy nhớ là đơi khi người nào đó đem
đến cơ hội cho bạn, đôi khi bay đem đến cơ hội cho họ – đôi khi các bạn giúp
lẫn nhau. Khi bạn mở rộng đến mọi khả năng, bạn sẽ nhận ra. Quá trình này cần

tự tự nhận thức cao độ – nó đi cùng với sự thực hành và xảy ra khi bạn học cách
làm việc với trí óc và tiềm thức của mình.
- Để phát triển tính cởi mở của bản thân, hãy suy nghĩ về cách bạn phản
ứng trước những đề xuất mới. Bạn có thấy ngay lập tức mình suy nghĩ về lý do
tại sao ý tưởng mới sai khơng? Bạn có cảm thấy sự bực bội dâng trào khi đối
diện với một đề xuất khác biệt so với cái của bạn bài. Bạn có căm giận ai đó vì
đã đưa ra một quan điểm mới sẽ làm chậm lại q trình đi đến quyết định
khơng?

7


- Khi bạn thấy bản thân mình khép kín trước những kinh nghiệm, hãy thử
hai bài tập. Đầu tiên, đừng phản ứng ngay. Hãy cho bản thân cơ hội suy nghĩ
thơng suốt ý tưởng mới trước khi nói rằng nó sai. Thứ hai, hãy tập trung vào
những lợi ích của ý tưởng và bắt đầu đánh giá với một phát biểu tích cực.
- Thể hiện tính cởi mở trước những ý tưởng mới không chỉ giúp nuôi
dưỡng một môi trường trong đó mọi người trình bày những ý tưởng tốt nhất của
mình mà cịn giúp nhóm tìm ra các lợi ích chính từ những cách tiếp cận mới mẻ.
Một ý tưởng tuyệt vời có thể phơi thai từ những yếu tố tích cực của một bản đề
xuất đầy lỗi. Tính cởi mở giúp nhóm nắm bắt những phần tốt nhất trong từng ý
tưởng của mỗi thành viên trong nhóm.
Đời người khơng thể lúc nào cũng thuận buồm xi gió. Người ta sẽ ln
phải đối mặt với những khó khăn, thất bại và phiền não trong cuộc sống. Khi đối
mặt với thất bại, nếu người ấy có thể giữ một cái nhìn lạc quan, tự tin và cởi mở,
thì anh ta sẽ có thể chuyển bình thường thành giàu có, khó khăn thành thoải mái,
và ngay cả chuyển sự đau khổ trở thành những trải nghiệm tốt đẹp và quý giá.
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh rằng một người rộng lượng, lạc
quan và cởi mở sẽ có một tâm hồn thanh thản, cũng như sống một cuộc sống
thoải mái, khỏe mạnh và trường thọ.

 Vậy việc kiềm chế tấm lòng cởi mở sẽ khiến bạn già đi trước tuổi. Nó
thậm chí có thể khiến cho bạn bị bệnh. Nếu bạn khơng chịu bày tỏ sự vui mừng
của mình, bạn có thể quên mất thế nào là NIỀM VUI. Vậy hãy bày tỏ hết niềm
vui của mình ra mỗi ngày ít nhất một lần. Bạn sẽ không chỉ cảm thấy THOẢI
MÁI hơn mà còn KHỎE KHOẮN hơn nữa đấy!

 Kỹ năng dành cho bạn trẻ: Cuộc sống cởi mở
Có một người bạn lãng mạn sẽ giúp bạn thêm những niềm vui mới
Những người có cuộc sống thân thiện, hịa đồng với gia đình, xã hội sẽ giảm
50% nguy cơ chết sớm, đó là kết quả nghiên cứu của hai đại học tại Mỹ
Brigham Young (bang Utah) và North Carolina (tại Chapel Hill, bang North
Carolina). Kết luận này được rút ra từ quá trình tổng hợp dữ liệu liên quan đến
8


300.000 người và 148 cơng trình nghiên cứu thực hiện suốt ba thập kỷ qua.
Theo đó, “hầu hết những ai có mối quan hệ xã hội tốt sẽ sống thọ hơn 3,7 năm
so với những người thụ động, sống cô độc” – trích lời giáo sư tâm lý Timothy B.
Smith (Đại học Brigham Young). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng việc có
nhiều bạn sẽ có kết quả tích cực tương tự như việc bỏ hút thuốc lá. Sự cô đơn, e
dè trong việc thiết lập quan hệ xã hội sẽ khiến chúng ta có tỉ lệ tử vong tương
đương những ai nghiện rượu, thậm chí cao hơn chứng béo phì, lười vận động.
Trước đó, Janice Kiecolt-Glaser – một giáo sư khoa tâm thần thuộc Đại
học bang Ohio (Mỹ) – cũng đưa ra kết quả nghiên cứu khẳng định lại điều này,
sau khi thực nghiệm trên chính nhóm sinh viên y khoa của mình. Ơng cho biết
các sinh viên vui vẻ, hịa đồng và nhiều bạn có hệ miễn dịch tốt hơn hẳn.
Sống

khép


kín,

khó

thích

nghi:

Bệnh

tâm

thần

cần

bác



Read 1634 times
Chỉ khoảng 0,5-1% bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần mà người ta gọi là
“điên”. Còn lại cứ 4 người, thì có 1 người cần hỗ trợ tư vấn tâm thần. Mất khả
năng thích nghi, khơng thể giao tiếp, con người sẽ sống khép kín.
Sống khép kín: Cơ chế đa dạng
Theo BS. Trịnh Tất Thắng, Giám đốc BV Tâm thần TP.HCM, con người
có nhu cầu giao tiếp, tiếp xúc trao đổi với những người xung quanh. Tuy nhiên,
có nhiều người khơng thể trao đổi chia sẻ thơng tin một cách bình thường, nên
phải tự tạo ra một xã hội khác để “sống” như một phản ứng tự nhiên.
Một dịng nước muốn hịa với con sơng lớn và ra biển cả, nhưng lại bị một

hòn đá to chặn lại. Dòng nước ấy tạo thành một con kênh khác. Cũng giống như
một con người khơng thích nghi được với xã hội đương đại buộc phải tạo ra một
cuộc sống riêng. Một học sinh khơng thích nghi được với lớp học, thường bị gọi
là học sinh cá biệt. Một nhân viên khơng thể thích nghi với mơi trường cơng sở,
phải tự tìm một cuộc sống riêng.
Trong khi đó, một số người khác hồn tồn bình thường, nhưng trong một
điều kiện tâm lý nào đó hay trong một hồn cảnh xã hội nào đó, người ấy quây
9


mình vào một cuộc sống riêng, khép kín. Với những người này, chúng ta phải
tìm hiểu sâu về các mối quan hệ bên trong gia đình, bạn bè, ngồi xã hội… Đó
là về tâm lý.
Ngồi ra, rất nhiều căn bệnh khiến con người mất khả năng thích nghi,
mất những kỹ năng xã hội và chỉ sống trong thế giới riêng. Rõ nhất là bệnh tâm
thần phân liệt. Mỗi bệnh nhân tự nghĩ ra, hoang tưởng, ảo giác, sống với thế giới
riêng mà những người bình thường cũng rất khó xâm nhập.
Bệnh thứ hai là bệnh tự kỷ ở trẻ em. Những đứa trẻ này có một trục trặc gì
đó, khơng thích ứng được với xã hội bình thường, với những đứa trẻ cùng trang
lứa. Các mối quan hệ bình thường của trẻ khơng có. Một số trẻ mắc bệnh tự kỷ
nhưng rất thông minh, nhưng vẫn sống thế giới riêng vì khơng thích nghi với
một số quy định, quy ước của xã hội. Đó là hiện tượng lạ, bất thường.
“Thật sự rất khó nói rõ ràng một căn bệnh cụ thể nào dẫn đến cuộc sống
khép kín. Một em bé thơng minh nhưng bất thường cũng có thể tạo ra một thế
giới riêng. Một đứa trẻ có khiếm khuyết về mặt tinh thần hay trong não bộ, cũng
có thể tự khép kín. Vì khơng thể thâm nhập vào thế giới đó, chúng ta thường
xem họ là bất bình thường,” BS. Thắng nói.
Theo BS. Thắng, xã hội hiện đại địi hỏi con người có một số kỹ năng
nhất định. Cuộc sống là một chuỗi thách thức liên tục, đòi hỏi con người phải tự
vượt qua. Vì vậy, một nền giáo dục lành mạnh, khỏe khoắn, đóng vai trị vơ

cùng quan trọng. Để có những kỹ năng xã hội, giáo dục phải tạo ra được những
con người biết đối đầu với những thử thách. Ngay từ khi còn bé, con trẻ phải
được rèn luyện để biết suy nghĩ sáng tạo, thích nghi với những thay đổi của cuộc
sống.
Nếu cho con người có một sức bật, chúng ta sẽ bị vướng lại ở đâu đó. Khi
đó, chúng ta khơng thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra, bệnh thực thể do tâm
căn, khơng thích nghi được với xã hội, mâu thuẫn gia đình, bạn bè ghẻ lạnh,
người thân xa lánh…

10


“Khi xã hội đã dạy cho chúng ta một khả năng tự lập, bản thân khơng
luyện tập thì những điều đó cũng trở thành vơ ích. Ngay từ xưa, ơng bà ta đã
nói: “Ăn một mình thì đau tức, làm một mình thì cực thân”. Để nhân cách trở
nên mạnh mẽ, điều đầu tiên là phải biết chia sẻ, biết xây dựng tình cảm bạn bè,
tình đồng nghiệp… Bởi chỉ cần một sang chấn nhỏ, nhưng không biết chia sẻ,
cứ ôm ấp, sẽ trở thành một sang chấn trường diễn và ngày càng nghiêm trọng.
Trước hết là chia sẻ chuyện của bản thân, kế đến là chia sẻ câu chuyện của
những người xung quanh,” BS. Thắng cho biết.
Hơn thế nữa, trong một cơ thể gầy yếu, tinh thần cũng không thể khỏe
mạnh. Dinh dưỡng thể lực cũng là một yếu tố chính giúp làm giảm thiểu những
tác động của tổn thương tâm lý khiến con người co cụm lại và sống khép kín.
Bên cạnh đó, người có vấn đề về tâm thần, thường phủ nhận “tình trạng tự
khép kín”. Vì vậy, người thân, bạn bè… chính là những người rõ nhất về những
thay đổi bất thường đó, và đến nhờ các dịch vụ tư vấn chuyên khoa tâm thần.
Hiện nay, nói đến tâm thần, xã hội vẫn cịn nghĩ đó là những người điên hay
những người khùng, nhưng thực tế, con số này chỉ khoảng 0,5-1%. Theo thống
kê, khoảng 25% nhân loại cần đến những dịch vụ giúp đỡ về mặt tâm thần.
2.3. Kĩ năng thực hành cởi mở.

Nếu bạn đang sống khép kín, hãy thử qua những lời khuyên sau đây:
1. Một văn hoá cởi mở tạo ra hiệu ứng đáng kể tác động lên những con
người. Tất cả mọi người sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc trình bày những ý
tưởng khi họ tin rằng mơi trường xung quanh sẵn sàng hỗ trợ mình. Đón nhận ý
tưởng của ai đó tức là bạn đã tơn trọng nỗ lực tâm trí của họ, dù cho rốt cuộc bạn
rất e dè với đề xuất của người này.
2. "Làm mới" lại những người bạn cũ. Đây là một kỹ năng quan trọng
trong cuộc sống. Với bất cứ mối quan hệ nào, sự nhàm chán luôn là yếu tố khiến
người ta xa nhau. Nhưng bạn có biết nhiều khi điều ta cần tìm kiếm khơng đâu
xa xơi mà lại ở ngay chính những mối quan hệ cũ. Chỉ cần bạn chịu khó, cơ hội

11


ngay dưới chân mình đấy ! Chần chừ gì mà không nhấc máy hỏi thăm một người
bạn lâu ngày xa cách?
3. Có một người bạn cá tính. Trong vài trường hợp người ta khuyên nên
có một người bạn lãng mạn để bạn có những cơ hội bng trơi những lo nghĩ
cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Nhưng một người bạn cá tính có lẽ hợp với người
sống nội tâm nhiều hơn. Họ sẽ đưa bạn tới những cuộc vui mới, những quan
điểm mới, những điều khơng có trong lịch trình cuộc sống của bạn.
4. Dành thời gian cho gia đình. Có một vài người coi gia đình như một rào
cản họ với tự do bên ngoài và họ ra đi để tìm tự do. Nhưng đối mặt với tự do
chính là cơ đơn. Có nhiều khi điều mà những người con xa nhà lâu ngày nhớ
đơn giản lại là tiếng bố mẹ cãi nhau mỗi ngày khi ơng thích bật điều hịa cịn bà
thích mở cửa sổ. Gia đình chính là điểm tựa để bạn bay xa nhưng là mái ấm luôn
dọn sẵn chờ bạn mỏi cánh quay về. hãy chăm sóc nó cẩn thận nhé!
5. Gặp gỡ những người mới là cách mà mọi người thường khuyên nhau
khi họ cần thay đổi. Tham gia những khóa học, những bữa tiệc hôi họp, hội chợ,
triển lãm.... bạn sẽ thấy cái ao mình chìm đắm trong đó bao lâu thật nhỏ bé.

6. Tự tin là chính mình. Bạn cảm thấy tự ti với ngoại hình, trình độ, gia
đình, thẩm mỹ... của mình? Bạn lo lắng người u sẽ khơng chung thủy? Bạn
nghĩ rắng sếp khơng tin tưởng mình? Hãy dẹp mọi lo lắng sang một bên và tự tin
với những gì mình có trên tình thần học hỏi để hồn thiện. Nên nhớ khơng ai
sinh ra là hồn hảo và hồn hảo cũng khơng phải đích đến của bạn. Hành trình
của bạn là khám phá bản thân và sống vui vẻ với chính mình.
7. Giúp đỡ mọi người. Bạn đã từng tham gia một nhóm tình nguyện viên
nào chưa? bạn đã từng đi lên những vùng cao nơi mà trẻ con lặn lội hàng chục
cây số đến trường trên đôi chân trần dưới trời mưa tầm tã? bạn đã nhìn thấy đứa
trẻ chưa kịp biết nói đã phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo? Nếu chưa
từng thì lời khuyên là hãy đi gặp họ để thấy cuộc đời đã cho ta một cuộc sống
thật tốt. Hãy giúp họ để thấy mình là người có ích và cảm nhận niềm vui khi ta
trao tấm lòng đến một tấm lòng.
12


8. Chủ động trong mọi hoàn cảnh. Đây là lời khun vơ cùng hữu ích cho
những bạn ln e dè.
9. Làm những điều bạn chưa từng làm cũng là một cách để bạn khám phá
chính con người mình. Mỗi cá thể là một thể vô cùng phức tạp. Bạn nghĩ mình
là một nhà khoa học nhưng bật chợt một góc khác bạn lại là một nhà thơ. Cơ hội
là luôn mới và nhiều thách thức, hãy đối đầu kể cả khi bạn nghĩ mình khơng đủ
khả năng để rồi dù kết quả thế nào bạn cũng biết mình đã khơng bỏ qua bất cứ
điều gì cuộc sống ban tặng.
2.4. Một số gợi ý để thực hành cởi mở:
1. Khi bạn va vào một khó khăn nào đó thì đó cũng là một phản ứng tự
nhiên trong cuộc sống. Hãy chấp nhận những điều khác biệt trong cuộc sống sẽ
giúp bạn có được những kết quả tích cực và giảm stress. Nếu bạn gặp khó khăn,
hãy lùi lại và dành thời gian làm sáng tỏ đầu óc trước khi hành động vội vàng.
2. Lắng nghe: hãy ngừng nói và thực sự lắng nghe người khác đang nói

gì. chúng có thể gây sốc, hoặc có những nghi ngờ, nhưng đó là chìa khóa để bạn
ln giữ đầu óc cởi mở. Hãy dành thời gian lắng nghe người khác và tăng cường
cơ hội lắng nghe họ. Nếu như bạn không đồng ý quan điểm với người khác, bạn
có thể nhắc lại những điều họ nói để cho họ thấy là bạn lắng nghe họ “Vậy anh
nói là….”. Nếu quan điểm hay hệ tư tưởng của họ làm bạn thấy khơng ổn, bạn
có thể đưa ra một câu hỏi rất tôn trọng như là “Tơi biết bạn đang nói gì, nhưn tơi
khơng hiểu là…”
3. Đối với phần lớn mọi người việc giữ cho đầu óc mình khơng có thành
kiến khá là khó khi mà bạn gặp phải những điều khác biệt. Hãy nhớ là bạn nhìn
một người ở một cách khác thì họ cũng có thể nhìn bạn khác. Trong hồn cảnh
khó khăn, hãy nhìn nhận vấn đề từ nhiều quan điểm.
4. Quên đi nhu cầu được “đúng”. Hãy nhận ra rằng khơng có ai, dù là bạn
đi nữa, có được mọi câu trả lời; sự thật của mỗi người cũng chỉ là một phần của
sự thật. Do đó nếu như lý thuyết của ai đó chỉ đúng một phần thì cũng khơng
khiến bạn phải xem lại hệ tư tưởng của mình trừ khi bạn muốn thế. Nếu bạn có
13


thái độ “mỗi người một khác” (to each his own), thì bạn sẽ thấy thoải mái khi
bàn luận các quan điểm khác nhau. Hãy nhớ rằng niềm tin của con người được
hình thành bởi gene, tính cách, thiên hướng, kinh nghiệm sống, và bối cảnh lịch
sử. Nếu bạn sinh ra ở một thời điểm khác, nơi khác, hay có những kinh nghiệm
khác trong cuộc đời, thì rõ ràng là bạn có hệ tư tưởng hồn tồn khác.
5. Tìm hiểu thêm. Nếu bạn thường thấy mình nói ra “Vì sao một người
nào đó lại làm cái này?” hay “Tơi khơng thể tưởng tượng là tơi lại làm điều đó”
hoặc “Mọi người thật là ngu ngốc”, bạn hãy nhìn vào cuộc sống của họ và cách
họ suy nghĩ. Hãy cố gắng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các vấn đề khác
nhau sẽ giúp bạn mở rộng suy nghĩ, và tạo được ấn tượng hơn khi nói chuyện
với mọi người.
Cố gắng thực hiện những điều trên dần dần bạn sẽ trở thành con

người vui vẻ và hòa đồng với mọi người xung quanh. Có thể những thay đổi
về hành vi, thái độ, biểu cảm của bạn sẽ làm bạn bè, người thân cảm thấy
khơng quen nhưng đừng vì như vậy mà ngại ngùng. Hãy cố gắng thuyết phục
mọi người rằng bạn muốn trở thành một người vui vẻ, hạnh phúc hơn con
người hiện tại của bạn.
3. Kết quả tìm hiểu về tính cởi mở của nhân cách.
3.1.

Giới thiệu về trắc nghiệm cởi mở của nhân cách.

a. Giới thiệu trắc nghiệm.
-

Trắc nghiệm bao gồm 16 câu hỏi,có 3 câu trả lời. Mỗi câu trả lời “

Đúng” được 2 điểm, trả lời “ Đôi khi” được 1 điểm, trả lời “ Không đúng” được
0 điểm. Được chia thành bảy mức điểm I, II, III, IV, V, VI, VII.
Bảng phân chia mức độ cởi mở của cá nhân:
Mức độ I

II

III

Điểm
30-32 25-29 19-24
b. Quy trình nghiên cứu.

IV


V

VI

VII

14-18

9-13

4-8

0-3

- Phát phiếu khảo sát cho mọi người (gồm 10 phiếu tự đánh giá)

14

:


Phiếu thực hiện trắc nghiệm về tính cởi mở của nhân cách được phát cho
10 người trong đó 5 người là sinh viên trường Đại học Vinh, 5 người lớn tuổi
( độ tuổi trung niên)
- Yêu cầu tiến hành trắc nghiệm:
+ Khi thực hiện trắc nghiệm này đòi hỏi một sự chân thành, trung thực
phản ánh đúng với trạng thái tâm lý của bản thân mình trong thời điểm này (tất
nhiên cả những thói quen ứng xử, phản ứng của cá nhân).
+ Người được khảo sát ghi rõ họ tên,tuổi.
3.2 . Kết quả tìm hiểu tính về tính cởi mở của nhân cách:

Mức
Đặc điểm
SL(người)
%

I

II

III

IV

V

VI

VII

0
0%

0
0%

5
50%

2
20%


3
30%

0
0%

0
0%

(1) Mức độ IV (từ 14-18 điểm):
-

Bùi Thị Thắm

-

Lâm Gia Huy

Mức độ giao tiếp tính cởi mở của bạn là vừa phải. Bạn là người ham hiểu
biết, tự nguyện lắng nghe những cuộc chuyện trò lý thú, thân mật trong giao tiếp
với người khác và sẵn sàng rút lui quan điểm của mình mà khơng cáu gắt. Bạn
khơng gây ra những trạng thái khó chịu trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với những
người lạ, đồng thời cũng khơng thích những nhóm người ồn ào và rời bỏ những
người nhiều lời gây ra những kích động đối với bạn.
(2) Mức độ V(từ 9-13 điểm):
- Lê Thị Thủy Tiên
- Nguyễn Văn Quang
- Trần Thị Bích
Bạn là người rất cởi mở, là người hiếu kỳ, tị mị. Thích chuyện trị, thích

thể hiện những vấn đề khác nhau và thường gây ra kích thích đối với mọi người
15


xung quanh, tự nguyện làm quen với những người mới gặp; thích mình trở thành
trung tâm của sự chú ý của mọi người; không từ chối yêu cầu của bất kỳ ai mặc
dù khơng phải bao giờ bạn cũng có thể thực hiện được các yêu cầu đó; bạn
thường nổi nóng nhưng lại nguội ngay. Bạn có nhược điểm sau: tính tình dễ
“bốc” nhưng dễ “xẹp”, ít kiên nhẫn đối với những vấn đề đòi hỏi tinh cần mẫn
và nghiêm túc. Tuy nhiên, khi muốn, bạn có thể khơng lùi bước.
(3) Mức độ III (từ 19-24 điểm):
- Nguyễn Thị Nhạn
- Lê Viết Cương
- Đào Thị Hiền
- Nguyễn Trọng Mậu
- Nguyễn Thị Nga
Rõ ràng bạn là người cởi mở và trong hồn cảnh khơng quen biết bạn vẫn
hồn tồn cảm thấy yên tâm. Bạn không bị đe dọa bởi những vấn đề mới mẻ.
Bạn thường kết bạn có cân nhắc cẩn thận và không tự nguyện tham gia vào các
cuộc tranh luận với những người lạ. Trong những câu chuyện của bạn thường dư
thừa những câu chuyện châm biếm về bất kỳ lĩnh vực nào. Đây là những thiếu
sót cần phải được sửa chữa.
 Dựa vào những kết quả trên ta nhận thấy được những điểm chung và
sự khác biệt trong tính cởi mở của mỗi người:


Điểm chung: Ở mỗi độ tuổi khác nhau ln có tính cởi mở và đều có

tính cởi mở phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện nay. Đặc biệt là ln có thể làm
quen với bạn mới trong bất kỳ hoàn cảnh nào.



Điểm riêng: Hầu như sinh viên học sinh đều có tính cởi mở khác với

những người lớn tuổi.
-

Sinh viên học sinh có tính cởi mở đều nằm ở mức IV, V. Luôn là

nhưng con người ham học hỏi, luôn lắng nghe và thân mật với người khác trong
giao tiếp. Đặc biệt thích tìm tòi, làm quen những cái mới lạ.Sinh viên, học sinh giới trẻ hiện đại là những người trẻ năng động, tự tin, vui tươi và khỏe khoắn.
16


Cuộc sống của họ luôn bận rộn với những hoạt động hay ho, thú vị, yêu những
điều mới mẻ và không ngại thử thách. Họ lúc nào cũng xuất hiện với một vẻ
ngoài vui tươi, năng động, sành điệu và hào hứng tiếp thu kiến thức mới. Với
tính cách cởi mở và thích giao lưu học hỏi, giới trẻ hiện đại có nhiều bạn bè ở
khắp mọi nơi. Mối quan hệ rất quan trọng nên họ luôn cố gắng để giữ gìn những
người bạn tốt ở bên cạnh mình. Vì họ hiểu mỗi người bạn ấy là một kho tàng
kiến thức mới cùng những tính cách mn màu hấp dẫn, và cịn là một người
đồng hành có thể cùng họ trải nghiệm nhiều điều thú vị khác. Nhưng một người
trẻ hiện đại thì ln ý thức rõ tầm quan trọng của ngoại hình và cách ăn mặc, vì
nó sẽ giúp họ ghi được ấn tượng tốt với người đối diện, mang đến nhiều cơ hội
tốt. Quan trọng nhất, phong cách ăn mặc cũng là ngôn ngữ không lời của bạn trẻ
để thể hiện với người khác con người của họ, là một tuyên ngôn cá nhân mạnh
mẽ nhất. Giới trẻ hiện đại luôn cần những không gian riêng tư bên ngồi các
hoạt động náo nhiệt của mình. Họ khơng sợ cơ đơn, vì họ hiểu tầm quan trọng
của những giây phút được ở một mình, suy nghĩ về nhiều thứ, đọc nhiều cuốn
sách, nghe nhiều bài hát, lướt điện thoại xem tin tức… Họ thích khám phá bên

trong bản thân mình. Điều đó giúp họ ln là những người trẻ có chiều sâu tâm
hồn, tư duy phản biện tốt và ln có chủ kiến của mình. Tính cách rõ ràng và
phổ biến nhất trong lứa tuổi vị thành niên: khao khát sống, yêu đời và dám nghĩ
dám làm. Giới trẻ sẽ sống một tuổi trẻ thật sung sức và sôi nổi để khi về già
khơng cịn nuối tiếc vấn vương. Đó là một lối sống thường bị chê cười, đó là
một lối sống không biết suy nghĩ. Người lớn cho là thế nhưng họ không như thế.
- Người lớn tuổi thì họ ln là những người cẩn thận trong làm quen và
kết bạn và luôn cân nhắc kỹ trước khi tham gia vào cuộc tranh luận với những
người lạ.Người lớn tuổi phần lớn thường khơng coi trọng vẻ bề ngồi của mình,
cho nó là thứ phù phiếm bởi họ chỉ cần quan tâm đến việc sống như thế nào cho
tốt cho đẹp để không làm ảnh hưởng đến con cháu họ sau này. Và thường họ
không bị đe dọa bởi những gì mới mẻ và có thể cởi mở với những người không
quen biết nhưng vẫn cảm thấy yên tâm. Suy nghĩ của người lớn tuổi luôn mang
17


tính chính xác cao hơn. Họ là những người có kinh nghiệm sống và làm việc nên
họ có một cái nhìn về cuộc sống về con người tổng quan hơn. Để rồi qua đó họ
biết điều tiết tính cởi mở của mính sao cho phù hợp. Nhưng mặt hạn chế và thiếu
sót cần phải sửa của họ là nhiều khi trong câu chuyện của họ thường bị dư thừa
trong mọi lĩnh vực.
4. Kết luận.
Bài luận văn này hoàn toàn là một trường hợp điển hình cho tính cởi mở
của nhân cách. Giúp tôi cũng như các bạn hiểu thêm phần nào tính quan trọng
của tính cách cởi mở trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay.
Qua kết quả tổng quan tôi nhận thấy, nhiều sinh viên đã thật sự cởi mở
cơng việc (học tập) của mình. thể hiện qua mức độ cởi mở IV và mức độ cởi mở
V ở sinh viên . Đây là dấu hiệu tích cực trong cơng việc và trong q trình hồn
thành nhiệm vụ của người sinh viên,của bản thân mình. Có nghĩa là ln phải đề
cao tính cởi mở để có được những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

Nhưng bên cạnh một số sinh viên ln có tính cởi mở trong cơng việc thì vẫn
cịn một số ít sinh viên cịn thiếu cởi mở trong cơng việc, chưa vạch ra được
những gì mình nên làm và những gì khơng nên làm, sống khép mình, thu hẹp
bản thân mình vào bóng tối, để rồi một ngày đi ra một khơng gian rộng lớn họ
như bỡ ngỡ về nó, họ có thái độ tự ti về bản thân hay họ quá lo lắng về việc
mình làm trị cười cho thiên hạ…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lối sống thiếu
cởi mở nhưng mấu chốt của vấn đề là nằm ở nội tâm của chúng ta, ở nơi những
gì diễn ra bên trong, cụ thể là ở nơi những suy nghĩ của chúng ta. Cách chúng ta
nhìn nhận và hiểu vấn đề trong mối liên hệ với bản thân đóng vai trị quyết định
đến tâm tình của chúng ta đối với hồn cảnh hay đối tượng đó. Quan trọng là
chúng ta giải quyết nó như thế nào.
Vậy để là một sinh viên tốt cần đặt ra mục tiêu cho mình,từ đó thấy được
sự năng nổ,sự nhiệt huyết, tính cởi mở trong cơng việc trong tương lai.đây là
cách tự rèn luyện chính bản thân mình, góp phần hồn thiện nhân cách cho bản

18


thân. Từ đó tìm ra giải pháp thích hợp để hồn thiện hơn tính cởi mở trong nhân
cách.
Tơi có kham khảo qua một câu chuyện nói về tính cởi mở, đó là câu
chuyện “Bí mật của sự cởi mở”:
Ngày khai giảng lớp 1 của tôi, mẹ dẫn tôi đi bộ từ nhà lên đường Tự Đức
(nay là đường Nguyễn Văn Thủ), băng sang đại lộ Đinh Tiên Hoàng và dặn dị
khi tan học cứ theo đúng lộ trình ấy về nhà, mẹ khơng đón vì bận việc ở sở.
Tơi đã khơng đi lại con đường buổi sáng mà tự tìm ra các hẻm nhỏ khác,
len lỏi sang tận khu Đa Kao, có hơm cịn tới gần Thảo cầm viên. Lối về xa hơn.
Tuy vậy, chẳng có ai làm tơi sợ sệt hay điều gì khiến một đứa trẻ phải giật mình.
Cứ thế, những con đường ngày một dài. Phạm vi tôi đi theo thời gian thêm mở
rộng. Thế nhưng, trong trí nhớ tơi tuổi ấy và đến tận hơm nay thành phố này vẫn

luôn là tâm điểm. Một tâm điểm yên tĩnh, chưa bao giờ hết các bí mật ngạc
nhiên. n tĩnh trong sự đơng đúc náo nhiệt. Và bí mật trong sự cởi mở ngỡ như
chẳng nơi đâu có thể sánh bằng.
Đi học, đi làm việc, đến bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù một siêu đô thị
sầm uất hay một thành phố khiêm nhường, cũng không mất thời gian tập quen
môi trường mới. Bởi ở một lẽ nào đó, tất cả các nơi chốn ít nhiều đều đã được
tích hợp sẵn ngay trong thành phố nơi tơi lớn lên. Trầm tư hay huyên náo, cồ
điển hay hiện đại, trật tự khn khổ hay phóng khống tự do, Đông hay Tây,
những trạng thái ấy thành phố của tôi có đủ. Cũng chính vì thế, vài người bạn
hỏi tơi thành phố có phải là nơi đáng để sống khơng, đặc điểm nhận diện nơi này
là gì, tơi đành thừa nhận các thắc mắc ấy nằm ngoài khả năng của mình. Nhưng
nếu ai đó gật đầu khi tơi thử miêu tả “Sài Gịn, trước tiên, đó là một thành phố
mở”, thì câu chuyện sau đó dễ dàng trơi đi và mỗi người rồi cũng tự tìm thấy
một giải đáp riêng cho họ.
Hơn cả một nơi chốn hay một địa danh, với tơi, thành phố là một khơng
gian văn hóa khơng thể so sánh với bất cứ nơi đâu, bất cứ điều gì. Những câu
hỏi phổ thơng “bạn đến từ đâu?”, “bạn sống tại thành phố từ lúc nào?” hiếm khi
19


vang lên ở đây. Bạn là ai cũng được, chỉ cần bạn đến nơi này, sống cùng và
chuyển động cùng thành phố, mặc nhiên bạn trở thành một thành tố của nơi này.
Sự di chuyển rất nhanh giữa các không gian đối lập, sự giao tiếp dễ dàng trong
những mối liên hệ vốn dĩ vô cùng khác biệt, việc bạn vừa là một ai đấy vừa
chẳng là ai cả, những khả năng như thế không đơn thuần tạo cảm hứng, mà cịn
thiết lập nên mơi trường đặc biệt, thật sự giá trị nếu bạn mong muốn là một cá
nhân sáng tạo không ngừng.
Không phân biệt, không thành kiến, không bị câu thúc bởi những gì đã có,
trong khơng gian thành phố, mỗi người đều có thể tìm được con đường riêng để
đi, một lãnh địa để dấn thân thử nghiệm, cả một nơi chốn riêng tư để nhận biết

chính mình. Có thể đi xa khơng nhớ mong, khơng vội vã trở lại, nhưng tơi ln
thấy mình thật sự đang sống, khi ở trong thành phố của mình.
Như vậy cởi mở là một tính cách quan trọng trong thực tiễn cuộc sống
hiện nay. Cởi mở tạo ra những mối quan hệ thân thiết gắn chặt tình cảm giữa
người với người, tạo ra những cơ hội làm quen cải thiện và phát triển bản thân
trong mọi lĩnh vực. Tính cách này cịn giúp cho chúng ta có một cuộc sống vui
vẻ, thoải mái và suy nghĩ tích cực hơn để rồi mang lại hiệu quả cao trong công
việc và học tập.
Việc cởi mở trong cuộc sống là vô cùng cần thiết. Song cũng không nên
quá cởi mở ( thái quá trong giao tiếp và cơng việc) điều đó có thể sẽ gây bất lợi
cho bạn khi làm quen, tiếp cận những người bạn mới, thậm chí làm mất đi cơ
hội tiến xa trong công việc.
Khi cởi mở chúng ta cần lắng nghe để biết nội dung và điều kiện để tiếp
cận mọi thứ xung quanh một cách phù hợp để không bị xem là một kẻ phá đám,
vô duyên hay thừa thải trong cuộc giao tiếp hay trong vấn đề nào đó.
Phải nói rằng cởi mở là một tính cách khơng thể thiếu trong xã hội xưa và
nay. Trong thời đại phát triển như hiện nay tính cởi mở lại càng cần thiết đối với
mọi lứa tuổi, mọi công việc.

20


Thế nhưng để có được tính cởi mở ngồi việc lắng nghe quan sát chúng ta
cịn phải biết tìm hiểu và sẻ chia để cho người khác cảm giác tin tưởng và lắng
nghe những gì chúng ta làm.
Để tạo được tính cởi mở trong nhân cách chúng ta cần chú ý thực hiện
tốt những điều sau:
- Kết bạn với nhiều người: nhiều người họ thích kết bạn với những người
có cùng cá tính, quan điểm với mình. Như thế, chính họ đã tự thu hẹp bản thân
minh, tự hạn chế tầm nhìn của họ. Bạn khơng nên mắc sai lầm đó, hãy biết mở

rộng tấm lịng để đón nhận những người bạn cho dù họ khơng đồng quan điểm
tính cách. Điều này sẽ giúp bạn đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản
thân.
- Hãy nắm thông tin về các sự kiện đang diễn ra, các bộ phim hay các
kênh truyền hình đang nổi tiếng. Bạn có thể bắt đầu một cuộc hội thoại. Và nếu
tỏng khi đang nói chuyện có một khoảng lặng nào đó thì bạn hãy luôn chú ý để
tiếp tục câu chuyện.
- Chào mọi người với một nụ cười luôn nở trên môi và hỏi thăm họ. Mọi
người thường thích kể về những gì diễ ra trong cuộc sống của họ. Trong khi nói
chuyện bạn nên tìm điểm tương đồng để kéo dài cuộc nói chuyện. Và hãy hồn
tồn tập trung vào cuộc trị chuyện của họ.
- Khi nói chuyện hãy nhìn thẳng vào mắt người bạn nói chuyện để tạo cảm
giác gần gũi. Điều đó sẽ khiến cho bạn trở nên cởi mở hơn.
Chúc bạn may mắn và thành công!
Qua bài luận văn này cũng cho thấy khả năng kiểm sốt ngơn ngữ chính
luận cịn q non kém, việc tham khảo tư liệu khó khăn, và việc tiếp xúc với
những nguồn thông tin cũng cịn mơ hồ của sinh viên nói chung và của bản thân
tơi nói riêng. Tuy vậy trong khn khổ nhỏ hẹp này, tơi vẫn rất hy vọng bài luận
có thể phản ánh một phần hiểu biết và con người tôi, cũng như giúp hình dung
đại khái về tính cởi mở của tất cả mọi người nói chung và sinh viên nói riêng
trong hiện tại, qua đó mà nhà trường, gia đình và xã hội nếu cần thiết có thể có
21


những sự điều chỉnh để tất cả mọi người có tính cởi mở hơn trong giao tiếp,
cuộc sống hằng ngày.
5. Kiến nghị.
5.1. Đối với xã hội:
-


Xã hội cần quan tâm hơn nữa tính cởi mở trong nhân cách của mỗi

-

Cần tạo điều kiện để mỗi người thể hiện và phát huy tính cởi mở của

người
mình trong giao tiếp.
-

Tổ chức các buổi sinh hoạt phường, thành phố… để mỗi cá nhân có

thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình.
-

Học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, mở hội nghị, hội thảo để trao đổi với

nhau về thực trạng cởi mở để rồi đưa ra những giải pháp tốt nhất để tính cởi mở
trong nhân cách của mỗi người được cải thiện.
5.2. Đối với gia đình:
-

Cần quan tâm hơn nữa đến tính cách cởi mở của mỗi thành viên trong

gia đình qua giao tiếp, sinh hoạt thường ngày.
-

Tự nhìn nhận lại bản thân đã thực sự cởi mở với mọi người hay chưa?

-


Hãy ln lắng nghe và góp ý cho mọi người trong gia đình cải thiện

tính cởi mở để ln có được những mối quan hệ tốt trong xã hội.
-

Khơng ngừng tìm hiểu và học hỏi những điều mới mẻ, tích cực trong

cuộc sống để hội nhập được với xã hội bên ngoài.
5.3. Ý nghĩa đề tài đối với bản thân tôi và sinh viên hiện nay:
Đây là một đề tài khó nhưng rất hay và có ý nghĩa đối với mỗi người
trong cuộc sống. Qua đề tài này tôi phần nào có thể hiểu tính cởi mở của mỗi cá
nhân trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày hay trong học tập là một đức
tính cần thiết ở mỗi con người. Mỗi người có một đức tính cởi mở khác nhau. Sự
hình thành tính cởi mở ở mỗi người cũng khác nhau. Từ đó giúp tơi có thêm
kiến thức về hiện tượng tâm lý này.Hơn nữa,nhờ có đề tài này mà tôi được trải
nghiệm thực tế, để tôi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về ngành học một
22


cách vững vàng. Song, tôi cần phải nỗ lực học tập, tự học, tự rèn luyện bản thân
mình, tự bồi dưỡng kiến thức cho mình thơng qua các hoạt động nghiên cứu
khoa học. Bằng những hoạt động tư duy đó làm cho trình độ nhận thức của bản
thân tơi nói riêng của sinh viên nói chung được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu càng cao của xã hội của việc làm sau khi ra trường. Không những thế, giúp
sinh viên nói chung và những sinh viên theo học ngành giáo dục nói riêng cập
nhật những kiến thức mới, tích lũy kiến thức thực tiễn để bổ sung vào vốn kĩ
năng sau khi ra trường. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu là một kênh để mỗi sinh
viên tự khẳng định mình. Vì năng lực của sinh viên chúng ta được thể hiện chủ
yếu thông qua học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu như một người giảng viên

để có thể giảng dạy, học tập phân tích một vấn đề có logic và có tính thực tiễn
trên lớp, chắc chắn mỗi sinh viên đã phân tích, nhìn nhận vấn đề ấy một cách
sâu sắc và hiệu quả. Và người sinh viên hồn tồn có thể thể hiện cách nhìn
nhận, quan điểm ấy bằng một bài viết, một cơng trình khoa học. Đó là một cách
sẻ chia kiến thức một cách hiệu quả và qua đó, khẳng định được năng lực của
bản thân.mình hơn, qua đó cịn thấy được những hạn chế trong tri thức của
mình, từ đó kịp thời bổ sung và sửa chữa. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của
hoạt động nghiên cứu khoa học, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của lãnh
đạo nhà trường,bản thân tôi đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu đề tài với
hình thức viết bài thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề liên quan tới tâm lý
lo âu và trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là đối với sinh viên chúng ta.

23


6. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tâm lý học đại cương – Học viện hành chính quốc gia – Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Tâm lý học đại cương: Trần Trọng Thủy chủ biên – Nhà xuất bản Giáo
dục Hà Nội 2000.
3. Tâm lý học đại cương: Nguyễn Quang Uẩn chủ biên – Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Hà Nội 1999.
4. Nguyễn Ngọc Bích (1998), TLH nhân cách, NXB GD, Hà Nội.
5. Cruchetxi V.A (1981), Những cơ sở của TLH sư phạm, NXB GD, Hà
Nội
6. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2002), TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, NXB
GD, Hà Nội.
7. Đào Thị Oanh (chủ biên) (2007), Vấn đề nhân cách trong TLH ngày
nay, NXB GD.


24


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................2
2. Vài nét về tính cởi mở của nhân cách...............................................................4
2.1. Nhân cách và tính cởi mở của nhân cách......................................................4
2.2 Thực trạng về tính cởi mở của mỗi cá nhân....................................................6
2.3. Kĩ năng thực hành cởi mở............................................................................11
2.4. Một số gợi ý để thực hành cởi mở:...............................................................13
3. Kết quả tìm hiểu về tính cởi mở của nhân cách............................................14
3.1. Giới thiệu về trắc nghiệm cởi mở của nhân cách.......................................14
3.2

. Kết quả tìm hiểu tính về tính cởi mở của nhân cách:..............................15

4. Kết luận.........................................................................................................18
5. Kiến nghị.......................................................................................................22
5.1. Đối với xã hội:..........................................................................................22
5.2. Đối với gia đình:........................................................................................22
5.3. Ý nghĩa đề tài đối với bản thân tôi và sinh viên hiện nay:.........................22
6. Tài liệu tham khảo.........................................................................................24

25


×