Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nguyễn Thị Cẩm Thanh Trà

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2, 3

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học : TS. Chu Thị Hà Thanh

Nghệ An, năm 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nguyễn Thị Cẩm Thanh Trà

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2, 3

Chuyên ngành: Giáo dục học ( Bậc Tiểu học )
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học : TS. Chu Thị Hà


Thanh

Nghệ An, năm 2015

2


LỜI CÁM ƠN
Kính thưa qúy thầy cơ!
Để hồn thành tốt được đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao
chất lượng day học phân môn Tập đọc lớp 2,3”
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo TS. Chu Thị Hà
Thanh, cơ đã tận tình giúp đỡ, chỉnh sửa luận văn để hôm nay em được bảo vệ
luận văn của mình.
Em xin chân thành cám ơn đến tập thể giáo viên khoa Giáo dục
Tiểu học, Phòng Đào tào Sau đại học, các thầy cô cùng các bạn học viên lớp
Cao học khóa 21- Giáo Dục học- Bậc Tiểu học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian qua để em hồn tất tốt khóa
học.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm
2015
Tác giả

Nguyễn Thị Cẩm Thanh Trà

MỤC LỤC
3



1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2.Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3
6. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................ 4
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 5
Chương 1: Cơ sở lý luận ........................................................................... 6
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................. 6
1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan ...................................................... 7
1.2.1. Khái niệm về biện pháp ........................................................... 7
1.2.2. Khái niệm về chất lượng giáo dục .......................................... 8
1.3. Phân môn tập đọc ở bậc Tiểu học .............................................. 9
1.3.1. Khái niệm đọc ......................................................................... 9
1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu

học ............................................................................................................... 12

1.3.3. Nhiệm vụ dạy học Tập đọc .................................................... 13

1.3.4. Một số phương pháp dạy học Tập đọc ở Tiểu học ................. 14
1.3.5. Một số cơ sở khoa học để tổ chức dạy học Tập đọc ở

Tiểu học ...................................................................................................... 16

1.3.6. Phân phối chương trình dạy học Tập đọc lớp 2,3 .................. 18
1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học và ảnh
hưởng của nó tới dạy học
Tập
đọc…………………………………………………………………………

……………...24

1.4.1. Nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính ................................... 24

4


Chương 2: Thực trạng chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp
2,3

2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng .................................... 30

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................... 32

2.2.1. Sơ lược về tình hình đội ngũ giáo viên của trường ................. 32
2.2.2. Thực trạng nhận thức của GV và CBQL về vai trò của
việc nâng cao chất lượng dạy

học phân môn Tập đọc tại các trường tiểu học ................................ 34
2.2.3. Thực trạng về các lỗi của HS khi đọc tại trường Tiểu

học abc ......................................................................................................... 35
2.2.4. Thực trạng về việc đáp ứng các yêu cầu đọc của học
sinh……………………………. 37
2.2.5. Thực trạng dạy học đọc cho HS của GV tại các trường

Tiểu học ....................................................................................................... 38
2.2.6. Thực trạng về phương pháp dạy học Tập đọc cho học

sinh lớp 2, 3 ................................................................................................. 40

2.2.7. . Thực trạng dạy học đọc hiểu cho HS của GV tại các

trường Tiểu học ........................................................................................... 42

2.3. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................... 44
Chương 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
phân môn Tập đọc

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .................................................................... 47

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................ 47

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện ........................................ 47

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................... 48
3.2. Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập

đọc tại trường Tiểu học ....................................................................................... 48

3.2.1. Nhóm biện pháp tổ chức hoạt động dạy học của GV ............ 48
5


3.2.2. Nhóm biện pháp đối với Ban giám hiệu, tổ chun mơn ...... 71
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất . 76
KẾT

LUẬN,


KIẾN

NGHỊ……………………………………………………………………82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 86
PHỤ

LỤC

…………………………………………………………………………………...88
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Giáo viên
Cán bộ quản lý
Dạy học
Cơ sở vật chất
Số lượng
Ví dụ
Trung bình
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Thứ tự
Giải quyết vấn đề
Sách giáo khoa
Học thuộc lòng
Hoạt động
Hướng dẫn học sinh
Sáng kiến kinh nghiệm

GV

CBQL
DH
CSVC
SL
VD
TB
ĐTB
ĐLC
TT
GQVĐ
SGK
HTL

HDHS
SKKN

6


MỞ ĐẦU
1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mục tiêu phát triển chiến lược về kinh tế - xã hội đến năm 2020 về cơ bản
Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với phát triển thế giới [1]. Điều
đó địi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị một lớp người lao động mới tự chủ, sáng tạo và
sẵn sàng thích ứng với những thay đổi mới về nền kinh tế, xã hội của đất nước, phát
triển hài hòa với đời sống ngày càng đa dạng, phức tạp hơn nữa. Để trở thành một
nước cơng nghiệp hố, hiện đại hố và những thách thức mới của hội nhập Quốc tế

chúng ta phải khẩn trương đổi mới quá trình giáo dục và đào tạo của mình để tạo ra
những lớp người lao động mới có đủ điều kiện phục vụ đất nước. Để đáp ứng được
yêu cầu cấp thiết đó, giáo dục, nhất là Bậc Tiểu học, đóng vai trị rất quan trọng. Để
đạt được mục đích đó, việc dạy đủ các mơn học là u cầu khơng thể thiếu nhằm
góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
Đọc là kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người. Đọc là hình thức tiếp cận thế
giới. Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được lượng thông tin nhiều nhất,
nhanh nhất, dễ dàng, thông dụng và tiện lợi nhất để không ngừng bổ sung và nâng
cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình. Trong nhà trường, thơng qua hoạt động đọc,
học sinh được mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống con
người. Phân môn Tập đọc được dạy ở trường phổ thông với tư cách là một phân
môn cơ bản, làm cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt
7


cũng như các mơn học khác trong chương trình Tiểu học. Do đó, phân mơn Tập đọc
với vai trị quan trọng là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp, rèn luyện cho
các em các kỹ năng, kỹ xảo sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp mà
trước tiên là các hoạt động cơ bản như nghe, nói, đọc và viết. Nếu hoạt động nghe,
nói gắn liền với các em từ những năm tháng đầu đời thì hoạt động đọc viết chỉ thực
sự trở nên quen thuộc với trẻ khi các em đến tuổi cắp sách tới trường. Nói cách
khác, phân mơn Tập đọc đảm nhiệm quá trình hình thành và phát triển cho học sinh
kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc học đầu tiên trong
nhà trường phổ thông. Đầu tiên học sinh phải đọc, sau đó đọc để học. Đọc giúp các
em chiếm lĩnh một số ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, tạo điều kiện để
học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập: học, học nữa, học mãi – một khả
năng không thể thiếu của con người trong thời đại mới cần được hình thành ngay từ
lứa tuổi đầu tiên cắp sách tới trường.Vì vậy, mục tiêu dạy học phân mơn Tập đọc có
ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất cao vì nó khơng chỉ giúp học sinh
củng cố, nâng cao và phát triển kĩ năng đọc mà cịn bồi dưỡng ở các em tư tưởng,

tình cảm, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, bước đầu hình thành và
là nền tảng cho quá trình hồn thiện nhân cách.
Tuy nhiên, thực tế dạy học phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học hiện nay chưa
đạt hiệu quả cao, còn nhiều học sinh chưa thực sự đạt được kết quả như yêu cầu đã
đề ra. Mặt khác, việc dạy học phân môn Tập đọc tại nhà trường chưa thực sự kích
thích sự ham học, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đặc biệt là
chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn các kĩ năng đọc cho học sinh, đó cũng là một
phần nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc chưa tốt. Những nguyên nhân trên dẫn tới
chất lượng dạy học nói chung và dạy học phân môn Tập đọc tại các trường Tiểu học
nói riêng chưa cao. Dó đó, cần có những biện pháp thích hợp, hiệu quả là giải pháp
cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy học của trường trong thời gian tới. Thấy được
thực trạng đó, với mong muốn đóng góp một phần vào chất lượng giảng dạy của

8


nhà trường, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
phân môn Tập đọc lớp 2, 3” làm luận văn Thạc sĩ.
2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU



Từ việc tìm hiểu về cơ sở lí luận và thực trạng dạy học phân môn Tập

đọc ở trường Tiểu học, đề tài đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
phân môn Tập đọc lớp 2, 3 tại các trường Tiểu học trên địa bàn quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN

CỨU


Đối tượng nghiên cứu: biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân

môn Tập đọc.


Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học phân mơn Tập đọc ở trường

tiểu học.


Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát thực trạng và thử nghiệm kết quả

nghiên cứu tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ
Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất được các biện pháp dạy học đạt hiệu quả đúng với thực trạng
giảng dạy của GV tại các trường Tiểu học hiện nay thì sẽ góp phần nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy học phân môn Tập đọc tại trường Tiểu học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Tìm hiểu các vấn đề lý luận về biện pháp dạy học phân môn Tập đọc

tại trường tiểu học.


Nghiên cứu thực trạng về chất lượng dạy học phân môn Tập đọc ở


trường Tiểu học.


Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân

môn Tập đọc ở trường Tiểu học.


Khảo nghiệm một số biện pháp dạy học đã đề xuất.
9


6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a.

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận



Phân tích, tổng hợp các văn bản, chủ trương chính sách có liên quan

đến đề tài.


Phân tích, tổng hợp các tài liệu khoa học, sách, báo, tạp chí… có liên

quan tới đề tài.
b.


Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn



Phương pháp điều tra giáo dục
Điều tra bằng bảng hỏi, nhằm mục đích khảo sát các nhóm đối tượng là

giáo viên trực tiếp giảng dạy, học sinh, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh.


Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, xin ý kiến của một số giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý
cũng như những người có chun mơn cao về giáo dục tiểu học nhằm hiểu rõ hơn
về thực trạng để có những hướng nghiên cứu, cũng như đề xuất biện pháp hợp lý,
hiệu quả.


Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh để
thu thập thông tin trực tiếp mang tính khách quan, xác thực từ các đối tượng phỏng
vấn làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu một số báo cáo sơ – tổng kết năm học, kế hoạch giảng dạy, quản
lý, các kết quả sinh hoạt chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm kết hợp với hoạt động
dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng triển khai, áp dụng biện pháp nhằm nâng cao

chất lượng dạy học phân mơn Tập đọc tại trường.

c.

Phương pháp thống kê tốn học

Sử dụng phần mềm SPSS for windows để thống kê các số liệu của các phiếu
điều tra, khảo sát.
10


7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn bao gồm:


Phần mở đầu



Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài



Chương 2. Thực trạng chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2, 3



Chương 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn

Tập đọc lớp 2, 3.


11


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói
riêng lâu nay được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu cũng như những giáo
viên đang giảng dạy tại các trường Tiểu học. Tuy nhiên, số lượng các đề tài nghiên
cứu còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn này.
Về lý luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, có thể kể đến một số cơng trình
của một số nhà nghiên cứu như: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 [7], Một số vấn
đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học [14], Lý luận dạy học
Tiếng Việt, Phần 1- 2 [15],…
Về dạy học phân môn Tập đọc, là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu
học nên các đề tài nghiên cứu, luận văn nghiên cứu về dạy và học phân mơn này
cịn rất ít. Có thể nói đi đầu trong nghiên cứu cụ thể phân môn này là hai tác giả Lê
Phương Nga với Dạy học Tập đọc ở Tiểu học (2001)[8] và Nguyễn Thị Hạnh với
Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học (2002)[4].
Các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên ở các trường Tiểu học cũng đã đề
cập về phương pháp dạy học tập đọc ở Tiểu học trên những phương diện khác nhau
nhưng với mức độ nghiên cứu nhất định.
Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp
2, 3 là đề tài mới, hứa hẹn nhiều kết quả nghiên cứu khả quan.
1.2.


Hệ thống các khái niệm liên quan

1.2.1. Khái niệm về biện pháp
Theo Đại từ điển tiếng Việt, biện pháp là cách thức tiến hành, giải quyết một
vấn đề cụ thể. Biện pháp khác với phương pháp ở chỗ phương pháp là cách thức
tiến hành để có hiệu quả cao.[17]

12


Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có
rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về
chất lượng đã được các chuyên gia đưa ra định nghĩa như sau:
Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật. [17]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng là phạm trù triết
học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì? Tính ổn định
tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan
của sự vật, chất lượng được biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính của sự vật, gắn
bó các sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật.
Sự vật trong khi vẫn cịn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự
thay đổi về chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của
sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn
tại ngồi tính quy luật ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của số lượng và
chất lượng”. [5]
Theo đó, người nghiên cứu cho rằng khái niệm về chất lượng là khái niệm
động, rộng, đa chiều, tùy vào mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có thể có những ý
kiến khác nhau và khơng đồng nhất. Trong luận văn này, tác giả đồng ý với quan
điểm cho rằng chất lượng là một sự đáp ứng về mục tiêu và mục tiêu đó phải phù
hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2.2. Khái niệm về chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục ở phổ thông là chất lượng sản phẩm cuối cùng của quá
trình giáo dục phổ thơng, đó là chất lượng học vấn của cả một lớp người mà bộ
phận lớn là vào đời ngay sau khi ra trường, sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm
học tạo ra sự chuyển hoá từ lượng sang chất của trình độ dân trí. Chất lượng giáo
dục là mức độ của các mục tiêu được đáp ứng. Chất lượng càng cao có nghĩa là có
sự gia tăng về hiệu quả. Chất lượng giáo dục là một phạm trù động thay đổi theo
thời gian, không gian và theo bối cảnh. Chất lượng giáo dục có thể đặc trưng riêng

13


cho từng đối tượng, quốc gia, địa phương, cộng đồng, nhà trường. Tuỳ theo từng
đối tượng mà cách nhìn chất lượng, hiệu quả khác nhau.
Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển của toàn xã hội. [2]
Từ những quan điểm trên, tác giả Nguyễn Gia Cốc cho rằng chất lượng giáo
dục cần được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau:
-

Chất lượng giáo dục nhìn dưới góc độ nguồn lực và các loại đầu vào

khác (nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực,…)
-

Chất lượng giáo dục nhìn dưới góc độ nội dung, biểu hiện qua các

thuộc tính như khối lượng kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng, những thơng tin cần
có trong giáo dục).
-


Chất lượng giáo dục nhìn từ góc độ đầu ra hoặc từ kết quả cuối cùng

(dựa vào các tiêu chí thành tích học tập, tỉ lệ đạt yêu cầu, tỉ lệ lên lớp, đạt tốt
nghiệp,…).
-

Chất lượng giáo dục nhìn từ góc độ gia tăng thêm (ảnh hưởng của nhà

trường, của hệ thống giáo dục đối với học sinh).
Từ những quan điểm trên, người nghiên cứu cho rằng chất lượng giáo dục là
sự phù hợp với mục tiêu của giáo dục đã đề ra. Chất lượng giáo dục gắn liền với sự
hoàn thiện của tri thức - kỹ năng – thái độ của sản phẩm giáo dục đào tạo nhằm đáp
ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế - xã hội của nó trước mắt cũng như trong q
trình phát triển. [3]

1.3.

Phân mơn Tập đọc ở bậc Tiểu học

1.3.1. Khái niệm đọc


Cơ chế của hoạt động đọc:

Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là
việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt, đó là quá trình vận động của
mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự
14



ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng
bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm
chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc.
Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan
phát âm, các cơ quan thính giác và thơng hiểu những gì được đọc. Càng ngày,
những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn.
Có rất nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh đến
những khía cạnh khác nhau của Tập đọc. Tác giả M.R. Lơ vốp đã định nghĩa: “Đọc
là một dạng hoạt động của ngơn ngữ, là q trình chuyển dạng thức chữ viết sang
lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá
trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết sang lời nói khơng có âm thanh (ứng với
hình thức đọc thầm) [8].
Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát
âm, nghĩa của nó khơng chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng như các ký
hiệu chữ viết mà còn là một q trình nhận thức để có khả năng thơng hiểu những gì
được đọc.
Nhiều tác giả đã so sánh việc đọc to thành tiếng, đọc nhẩm và đọc thầm bằng
các sơ đồ sau:

15


a, Sơ đồ biểu diễn hoạt động đọc to thành tiếng
Bộ phát
các sóng
ánh sáng

Nguồn
(ký ức nhân
tạo: ấnphẩm)


Bộ nhận
(mắt nhìn)

Đích
(ký ức của
người học)

Sóng ấm
Tai nghe

Các thanh
đới

b, Sơ đồ biểu diễn hoạt động đọc nhẩm

Nguồn
(ký ức nhân
tạo: ấnphẩm)

Bộ phát
các sóng
ánh sáng
Bộ nhận
(mắt nhìn)

Đích
(ký ức của
người học)


Sóng ấm
Tai nghe

Các thanh
đới

c, Sơ đồ biểu diễn hoạt động đọc thầm

Nguồn
(ký ức nhân
tạo: ấnphẩm)

Bộ phát
các sóng
ánh sáng

Bộ nhận
(mắt nhìn)

16

Đích
(ký ức của
người học)


1.3.2. Vai trị và ý nghĩa của phân mơn Tập đọc ở Bậc tiểu học
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư
tưởng, tình cảm của những thế hệ đi trước và của cả những người đương thời phần
lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu khơng biết đọc thì con người khơng thể tiếp

thu nền văn minh của lồi người, khơng thể sống một cuộc sống bình thường và xã
hội sẽ khơng thể phát triển được. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận
lên nhiều lần, từ đó con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối
quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người có khả năng chế ngự một
phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người
khác, thơng hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm
của văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà cịn rung động
tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh
sáng tạo cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn. Khơng biết đọc, con người sẽ khơng
có những điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, khơng thể hình
thành và phát triển tồn diện nhân cách. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thơng tin
thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn lực về
thơng tin.
Vì những lí do trên, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành
một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước hết là trẻ phải học đọc,
sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong
giao tiếp và học tập. Nó là cơng cụ để học tập các mơn học khác. Nó tạo ra hứng thú
và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần
học tập cả đời. Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời
đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngơn ngữ cũng
như tư duy của người đọc. Việc dạy học sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở
các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách có
17


lơgic và tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có nhiệm vụ to lớn bao gồm các nhiệm
vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
1.3.3. Nhiệm vụ dạy học Tập đọc
Tập đọc với tư cách là một phân môn của mơn Tiếng Việt ở Tiểu học có

nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Phân môn học vần cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ở
mức cơ sở nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ - âm. Việc thông hiểu văn bản
chỉ đạt được ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển từ âm sang nghĩa (đọc
thầm). Như vậy, Tập đọc với tư cách là một bộ phận của môn Tiếng Việt tiếp tục
những thành tựu dạy học mà học vần đạt được, nhưng nâng lên một mức đầy đủ,
hoàn chỉnh hơn.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng
cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: Đọc đúng; Đọc nhanh (đọc lưu lốt,
trơi chảy); Đọc có ý thức (thơng hiểu được nội dung mình đã đọc hay còn gọi là đọc
hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc là
đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng cần được rèn luyện đồng thời và bổ sung, hỗ
trợ cho nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có những tác động tích
cực đến những kỹ năng khác.
Nhiệm vụ thứ hai của dạy học đọc là giáo dục lịng ham muốn đọc sách, hình
thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học
sinh. Làm cho sách được tơn kính trong trường học, đó là một trong những điều
kiện để trường học thật sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác, thông qua
việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có
lợi cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc
biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.


Những nhiệm vụ khác

18


Vì việc đọc khơng thể tách rời những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm

vụ rèn luyện kỹ năng đọc, giáo dục lịng u sách, phân mơn Tập đọc cịn có nhiệm
vụ:
-

Làm giàu kiến thức về ngơn ngữ, đời sống, văn hóa cho học sinh.

-

Phát triển ngơn ngữ và tư duy cho học sinh.

-

Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ,… cho học sinh.

1.3.4. Một số phương pháp dạy học Tập đọc ở tiểu học
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ ở lứa tuổi tiểu học, các em
thích hoạt động và hoạt động bằng lời nói, giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi
tìm hiểu bài, học sinh tự trả lời toát ra nội dung bài, muốn đọc diễn cảm được bài thì
trước hết phải cảm thụ được bài văn, phải tái hiện được các nhân vật có hình tượng
đẹp, hoặc nhân vật, nội dung chính trong bài. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các
em bằng câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ, dễ trả lời.
Phương pháp trực quan
Phương pháp này phù hợp với tư duy, với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Giáo viên có thể dùng nhiều hình thức trực quan: trực quan bằng lời nói, trực quan
bằng dáng điệu, trực quan bằng nét mặt, trực quan bằng các động tác hình mẫu, trực
quan bằng vật thật, trực quan bằng tranh ảnh, trực quan bằng băng hình…
- Trong đó trực quan bằng giọng điệu của giáo viên là hình thức trực quan
sinh động và có hiệu quả cao nhất có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc, mỗi
bài thơ, bài văn viết ở thể loại khác nhau, nên mỗi bài có giọng đọc khác nhau, có

bài giọng nghiêm trang, trầm lắng, có bài giọng đọc tình cảm, âu yếm, có bài đọc
với giọng phấn khởi, náo nức. Do đó giáo viên cần đọc đúng thể loại, ngữ điệu,
tránh đọc một cách đều đều. Khi đọc phải biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nụ cười.
- Trực quan bằng dáng điệu: Giáo viên thể hiện được dáng điệu đúng nội
dung bài học, giúp học sinh hiểu và dễ nhớ.

19


- Trực quan bằng nét mặt: Nét mặt giáo viên bộc lộ vui buồn theo giọng đọc
và theo nội dung bài.
- Trực quan bằng vật thật: Khi giảng giáo viên dùng vật thật để học sinh minh
họa theo bài.
- Trực quan bằng tranh ảnh: Giáo viên đưa tranh ảnh mẫu phù hợp với nội
dung bài.
- Trực quan bằng băng hình: Giáo viên cho học sinh nghe giọng đọc của học
sinh đọc, có thể cho học sinh luyện đọc theo.
Phương pháp luyện đọc thực hành
Là phương pháp chủ yếu trong giờ Tập đọc. Dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về đọc, có thể đọc đồng thanh, đọc cá
nhân, đọc nhóm để phát hiện từ quan trọng, những hình ảnh tiêu biểu, làm các bài
tập để xác định cách đọc và thông hiểu về nội dung, nắm ý chính. Thơng qua đọc
đoạn, nắm được mục đích đọc chủ yếu, đọc cá nhân, trả lời câu hỏi để thấy được kết
quả ngay tại lớp.
Phương pháp trò chơi
Đây là một phương pháp mới giúp cho học sinh có hứng thú khi đọc bài.
trong cuối mỗi tiết Tập đọc giáo viên tổ chức cho học sinh đọc dưới hình thức chơi
trị chơi bằng cách: thi đọc phân vai theo nhân vật; thi đọc diễn cảm một đoạn văn
hoặc một đoạn thơ. Trước khi học sinh tham gia trò chơi thi đọc giáo viên đưa ra
tiêu chuẩn đánh giá để giúp học sinh nắm được cách chơi, luật chơi, cách nhận xét

đánh giá cho điểm để tạo cho học sinh tham gia chơi một cách tích cực, vui vẻ, bổ
sung cho giờ học đạt hiệu quả cao.
Phương pháp cá thể hoá sản phẩm của học sinh
Giáo viên chú ý đến từng học sinh, tôn trọng những phát hiện và ý kiến riêng
của từng em. Thận trọng khi đánh giá học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát
hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt.
20


1.3.5. Một số cơ sở khoa học để tổ chức dạy học Tập đọc ở Tiểu học
Bình diện âm thanh của ngôn ngữ và ứng dụng để luyện đọc thành tiếng
cho học sinh
Đọc đúng, đọc diễn cảm vừa là yêu cầu, vừa là mục đích mà dạy học Tập đọc
hướng tới, đó chính là nội dụng của việc luyện đọc thành tiếng. Đọc đúng trước hết
là đọc đúng chính âm. Vì vậy để dạy đọc, người dạy cần có hiểu biết về chính âm.
Chính âm và vấn đề luyện chính âm
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngơn ngữ có giá trị và hiệu lực
về mặt xã hội. Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở Tiểu học. Chính âm
liên quan đến vấn đề chuẩn hóa ngơn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Việc hiểu biết về chính âm sẽ giúp chúng ta xác định nội dung đọc đúng, đọc diễn
cảm một cách có nguyên tắc.
Để luyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết và thực chất phải giải quyết
các vấn đề về phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là luyện cho học sinh vươn
tới một tiếng nói dân tộc thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, cần
phải luyện cho học sinh đọc đúng, hay trong phạm vi giao tiếp rộng hơn phương
ngữ hẹp của mình.
Trọng âm, ngữ điệu và nội dung luyện đọc thành tiếng ở Tiểu học
Trọng âm và đọc đúng trọng âm
Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết (tiếng). Dựa vào sự phát
âm một tiếng mạnh hay yếu, kéo dài hay không kéo dài, đường nét thanh điệu rõ

hay không rõ, người ta chia các tiếng trong chuỗi lời nói thành tiếng có trọng âm (là
tiếng có trọng âm mạnh) và khơng có trọng âm (tiếng có trọng âm yếu). Trọng âm
mạnh rơi vào các từ truyền đạt thơng tin mới hoặc có tầm quan trọng trong câu. Từ
có trọng âm yếu rơi vào các từ khơng có hoặc có ít thơng tin mới. Đây là căn cứ
quan trọng để xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài.
Thực từ mới có trọng âm, từ loại và hư từ mang trọng âm yếu.. trong câu.
Trong câu, mỗi ngữ đoạn (mà đường ranh giới là chỗ ngắt, nghỉ) được kết thúc bằng
21


một trọng âm, trừ khi ngữ đoạn kết thúc bằng một ngữ khí từ… Đây là căn cứ quan
trọng để xác định những chỗ cần luyện ngắt nghỉ trong câu văn, câu thơ, cũng là căn
cứ để xác định những chỗ cần luyến ngắt giọng trong bài.
Ngữ điệu và đọc đúng ngữ điệu
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao
hay hạ xuống, giọng nói, giọng đọc. Theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự thống nhất của
tổ hợp các phương tiện siêu đoạn có quan hệ tương tác lẫn nhau được sử dụng ở
bình diện như câu cao độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ lớn, nhỏ, mạnh,
yếu của âm thanh), tốc độ (đọc nhanh chậm, ngắt nghỉ), trường độ (độ ngắn dài của
âm thanh và âm sắc).
Luyện đọc thành tiếng khơng dừng lại ở việc luyện chính âm (phát âm đúng
âm vị) mà cần phải luyện đọc đúng ngữ điệu. Để tạo ra ngữ điệu, giáo viên cần
luyện tập cho học sinh nắm được các thông số âm thanh của giọng như trường độ,
tốc độ, cao độ, …
Đọc diễn cảm các bài văn
Đọc diễn cảm có thể hiểu một cách đơn giản là đọc hay, là một yêu cầu đặt ra
khi đọc những văn bản văn chương hoặc các yếu tố ngôn ngữ văn chương. Ở Tiểu
học không yêu cầu học sinh có phong cách riêng mà yêu cầu học sinh có ý thức học
đọc đúng ngữ điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa mà tác giả đã gửi gắm trong văn bản
được đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác

phẩm. Vì vậy, để đọc diễn cảm, trước hết phải xác định nội dung, ý nghĩa của bài
đọc, sắc thái, tình cảm, giọng điệu chung của bài đọc. Tiếp đó, một điều rất quan
trọng là sử dụng những yếu tố âm thanh của ngữ điệu như thế nào để thể hiện cho
đúng cảm xúc đã xác định được.
1.3.6. Phân phối chương trình dạy học Tập đọc lớp 2, 3

TUẦN

LỚP 2

LỚP 3
22


- Có cơng mài sắt, có ngày nên - Cậu bé thông minh.
kim.
1

- Hai bàn tay em.

- Tự thuật (Ngày hôm qua đâu (Đơn xin vào Đội.)
rồi?)

2

3

4

5


6

7

- Phần thưởng

- Ai có lỗi?

- Làm việc thật là vui.

- Cơ giáo tí hon.

(- Mít làm thơ.)

(- Khi mẹ vắng nhà.)

- Bạn của Nai nhỏ.

- Chiếc áo len.

- Gọi bạn.

- Quạt cho bà ngủ.

(- Danh sách học sinh tổ 1, lớp (- Chú sẻ và bơng hoa bằng
2A.)

lăng.)


- Bím tóc đi sam.

- Người mẹ.

- Trên chiếc bè.

- Ơng ngoại.

(- Mít làm thơ – tt)

(- Mẹ vắng nhà ngày bão.)

- Chiếc bút mực.

- Người lính dũng cảm.

- Mục lục sách.

- Cuộc họp của chữ viết.

(- Cái trống trường em.)

(- Mùa thu của em.)

- Mẩu giấy vụn.

- Bài tập làm văn.

- Ngôi trường mới.


- Nhớ lại buổi đầu đi học.

(- Mua kính.)

(- Ngày khai trường.)

- Người thầy cũ.

- Trận bóng dưới lịng đường.

- Thời khóa biểu.

- Bận.
23


8

9

10

11

12

13

14


(Cô giáo lớp em.)

( Lừa và ngựa.)

- Người mẹ hiền.

- Các em nhỏ và cụ già.

- Bàn tay dịu dàng.

- Tiếng ru.

(- Đổi giày.)

(- Những chiếc chng reo.)

- Ơn tập giữa học kì I

- Ơn tập giữa học kì I

- Sáng kiến của bé Hà.

- Giọng quê hương.

- Bưu thiếp.

- Thư gửi bà.

(- Thương ông.)


(- Quê hương.)

- Bà cháu.

- Đất q, đất u.

- Cây xồi của ơng em.

- Vẽ q hương.

(- Đi chợ.)

(- Chõ bánh khúc của dì tơi.)

- Sự tích cây vú sữa.

- Nắng phương Nam.

- Mẹ.

- Cảnh đẹp non sông.

(- Điện thoại.)

(- Luôn nghĩ đến miền Nam.)

- Bông hoa Niềm Vui.

- Người con của Tây Nguyên.


- Quà của bố.

- Cửa Tùng.

(- Há miệng chờ sung.)

(- Vàm Cỏ Đông.)

- Câu chuyện bó đũa.

- Người liên lạc nhỏ.

- Nhắn tin.

- Nhớ Việt Bắc.

(- Tiếng võng kêu.)

(- Một trường tiểu học vùng
cao.)

24


- Hai anh em.
15

16

17


18

19

- Hũ bạc của người cha.

- Bé Hoa.

- Nhà rơng ở Tây Ngun.

(- Bán chó.)

(- Nhà bố ở.)

- Con chó nhà hàng xóm.

- Đơi bạn.

- Thời gian biểu.

- Về quê ngoại.

(- Đàn gà mới nở.)

(- Ba điều ước.)

- Tìm ngọc.

- Mồ Cơi xử kiện.


- Gà “tỉ tê” với gà.

- Anh Đom Đóm.

(Thêm sừng cho ngựa.)

(Âm thanh thành phố.)

Ơn tập cuối học kì I

Ơn tập cuối học kì I

- Chuyện bốn mùa.

- Hai Bà Trưng.

- Thư Trung thu.

- Báo cáo kết quả tháng thi

(Lá thư nhầm địa chỉ.)

đua Noi gương chú bộ đội.
(Bộ đội về làng.)

20

- Ông Mạnh thắng Thần Gió.


- Ở lại với chiến khu.

- Mùa xuân đến.

- Chú ở bên Bác Hồ.

(- Mùa nước nổi.)

(- Trên đường mịn Hồ Chí
Minh.)

- Chim sơn ca và bơng cúc
21

trắng.
- Vè chim.

- Ơng tổ nghề thêu.
- Bàn tay cơ giáo.
(- Người trí thức yêu nước.)
25


×