Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quan niệm văn học của trần đăng khoa qua chân dung và đối thoại và hầu chuyện thượng đế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.13 KB, 99 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VŨ THỊ HƯƠNG

QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA QUA
CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI VÀ HẦU CHUYỆN THƯỢNG ĐẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VŨ THỊ HƯƠNG

QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA QUA
CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI VÀ HẦU CHUYỆN THƯỢNG ĐẾ

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN



NGHỆ AN - 2016


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài ................................................ 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn ............................................................... 4
Chương 1. CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI VÀ HẦU CHUYỆN THƯỢNG ĐẾ
TRONG VĂN NGHIỆP CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA ................................................. 6

1.1. Văn nghiệp của Trần Đăng Khoa ............................................................... 6
1.1.1. Một số nét về con người và đường đời, đường thơ Trần Đăng Khoa ..... 6
1.1.2. Trần Đăng Khoa với sáng tác văn xuôi ................................................. 16
1.1.3. Trần Đăng Khoa với với thể tài chân dung, tiểu luận, phê bình, đàm
thoại văn học ................................................................................................... 20
1.2. Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế - sự hiện diện của Trần
Đăng Khoa trong lĩnh vực phê bình, tạp luận, đàm luận văn học... ............... 23
Chương 2. QUAN NIỆM CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA VỀ CÁC VẤN ĐỀ, CÁC HIỆN
TƯỢNG VĂN HỌC TRONG CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI VÀ HẦU CHUYỆN
THƯỢNG ĐẾ ..................................................................................................... 27

2.1. Quan niệm của Trần Đăng Khoa qua Chân dung và đối thoại ................ 27
2.1.1. Vấn đề thể loại/thể tài của Chân dung và đối thoại .............................. 27

2.1.2. Về chân dung các tác giả văn học ......................................................... 29
2.1.3. Về một số tác phẩm văn học ................................................................. 42
2.1.4. Về một số vấn đề khác của văn học ...................................................... 50
2.2. Hầu chuyện thượng đế với những phân tích, thẩm bình, hóa giải,... của
Trần Đăng Khoa .............................................................................................. 53
2.2.1. Về một số chân dung văn học (do Trần Đăng Khoa phác thảo trước đây) . 53
2.2.2. Về nhiều vấn đề của văn học, nhất là những vấn đề liên quan đến
chương trình Ngữ văn trong nhà trường ......................................................... 58


4
Chương 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA TRẦN ĐĂNG
KHOA QUA CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI VÀ HẦU CHUYỆN THƯỢNG ĐẾ ...... 65

3.1. Vận dụng sáng tạo các thể loại/ thể tài tạo ưu thế cho việc bộc lộ quan điểm. 65
3.1.1. Với thể tài chân dung (Gắn khắc họa chân dung với đối thoại) ........... 65
3.1.2. Với thể tài đàm thoại ( gắn đàm thoại với phê bình) ............................ 71
3.2. Ngơn ngữ và giọng điệu bộc lộ quan điểm .............................................. 79
3.2.1. Ngôn ngữ ............................................................................................... 79
3.2.2. Giọng điệu ............................................................................................. 83
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 93


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trần Đăng Khoa - một hiện tượng được đặc biệt chú ý của văn học
Việt Nam đương đại, trước hết với tư cách một nhà thơ, một “thần đồng” thơ
từ lúc còn nhỏ tuổi. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Trần Đăng Khoa cịn

sáng tác bằng tiểu thuyết (Đảo chìm), viết tạp văn, báo chí (Người thường
gặp), viết tiểu luận phê bình dưới hình thức thể tài chân dung và đối thoại/
đàm thoại văn học (Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế)... Trần
Đăng Khoa rất xứng đáng có những cơng trình nghiên cứu về ơng với tư cách
tác giả- tác phẩm xuất sắc.
1.2. Hai tập Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế đã đề
cập đến nhiều vấn đè, nhiều hiện tượng (tác giả, tác phẩm, công chúng độc
giả,..) của đời sống văn học Việt Nam đương đại. Có khơng ít những vấn đề ở
đây cần được bàn luận thấu đáo.
1.3. Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế cho thấy quan
niệm văn học có nhiều nét độc đáo, mới mẻ của Trần Đăng Khoa... Tìm hiểu,
nghiên cứu vẫn đề này là việc làm cần thiết, có nhiều ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Trần Đăng Khoa.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về hai tập Chân dung và đối thoại và Hầu
chuyện thượng đế của Trần Đăng Khoa.
Trong Tạp chí Văn số Xuân Kỷ Mão (tháng 1, 2 -1999) có đăng ý kiến
của Lê Quý Kỳ. Sau khi băn khoăn tự hỏi Chân dung và đối thoại thuộc thể
loại nào, tác giả đã đi tới khẳng định: Đó là “văn xi viết về người thật việc
thật! Nó là truyện ký hay bút ký gì đó. Bút ký có lẽ đúng… hơn” (tr.145). Kết
luận chưa thể làm chúng ta hài lòng bởi hai lẽ:
Trần Đăng Khoa gọi sản phẩm mới của mình là “bình luận văn chương”.
Tơi chưa thấy chất “bình luận” trong tên gọi “bút ký”.


2
Nếu bảo tập sách là bút ký viết về người thật việc thật ở đây là nhà văn và
nghề văn vậy sao có thể xem Trần Đăng Khoa đã làm cơng việc phê bình văn
chương (dẫu là “phê bình nói”) như quan niệm sau đó của tác giả được?

2.3. Các ý kiến đã có về quan niệm văn học của Trần Đăng Khoa qua
hai tập Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế.
Đã có rất nhiều ý kiến khen chê xung quanh cuốn sách này, nhưng bản
lĩnh, cá tính thể hiện ở nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Trần
Đăng Khoa thì khơng ai phủ nhận được. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng
cho rằng: “Chính ở việc vẽ chân dung người khác, Trần Đăng Khoa càng nỗ
lực tỉa tót, tơ vẽ bao nhiêu thì chân dung anh lại càng tự nổi lên bấy nhiêu…
Có thể nói bao nhiêu tư chất, bao nhiêu tài hoa có được ở Trần Đăng Khoa
đều phát tiết ra ở những thao tác họa chân dung các nhà văn này”.
Cuốn Chân dung và Đối thoại, ra đời đã có hàng nghìn trang viết, bình
luận về nó ở thái độ cả phản đối cả ủng hộ. Trước những ý kiến trái chiều,
Trần Đăng Khoa cho rằng “Việc cuốn sách hay hoặc dở thì tôi không bàn, hãy
để cho độc giả và để cho thời gian nữa. Có những cuốn sách ra có thể ầm ĩ
nhưng thời gian lắng đi thì trơi vào qn lãng. Có những cuốn sách ra rất
khiêm nhường, rồi cuối cùng càng lùi về qng thời gian thì nó lại càng sáng”
và ơng nói. “Cái này Xn Diệu nói rất giỏi, ông bảo là: Một tác phẩm ra đời
giống như con thuyền mới xuống nước, nó cứ nhấp nha nhấp nhơ theo những
đợt sóng của những "làn sóng" của dư luận mang đầy mầu sắc cảm tính và
đến khi giời n bể lặng rồi thì nó sẽ nổi bằng đúng cái sức nổi của nó. Tơi
nghĩ, tác phẩm của tơi, cũng như nhiều những cuốn sách khác, sẽ do thời gian
và bạn đọc phán quyết”, các vấn đề văn chương được phát biểu qua các cuộc
đối thoại thật và tưởng tượng, cũng mang lại khơng khí mới mẻ cho văn
chương, thậm chí trở thành một hiện tượng vì những nhận định khác người
gây bất ngờ của tác giả.
Đúng như vậy, ngay sau khi Chân dung và đối thoại ra đời, đã có rất
nhiều bài viết đăng tải trên khắp các báo của nhiều tác giả, các tác giả đó có


3
thể là những bạn đọc thông thường, hay những nhà giáo, cũng như những nhà

phê bình, nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ khác…Có hai hướng khen và chê "đứa
con" mới ra đời Trần Đăng Khoa. Ngoài những bài viết đăng trên khắp các
báo như: Văn nghệ chủ nhật, Văn nghệ quân đội, Thế giới mới, An ninh thế
giới, Tạp chí văn học, Tài hoa trẻ…
Cịn có những cuốn sách đó là sự tập hợp của nhiều bài viết của nhiều
tác giả hợp lại, chủ yếu là chỉ dừng lại ở các ý kiến và trong một phạm vi hẹp
là một bài viết, với thời gian nghiên cứu ít. Chẳng hạn như: Đối thoại với
“Chân dung và đối thoại", Nhiều tác giả. Xung quanh cuốn "Chân dung và
đối thoại" của Trần Đăng Khoa, Nxb Thanh Niên, 4 - 1999, Về một cách tiếp
cận một tác phẩm văn học'. Văn Tuệ Quang (Tuyển chọn và giới thiệu), Nxb
Đại học Quốc gia H, 2000. Chỉ có một cuốn duy nhất do một tác giả viết ra đó
là cuốn Cảm nhận và phê bình văn học Lê Xuân Lít, Nxb Đại học Quốc gia
H, 2001.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quan niệm văn học của Trần
Đăng Khoa qua Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế.
3.2. Giới hạn đề tài
Đề tài bao quát tất cả các bài, các ý kiến của Trần Đăng Khoa trong hai
cuốn Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế
Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào cuốn:
- Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh Niên,Hà Nội,1998
- Hầu chuyện thượng đế, Nxb Văn học, Hà Nội, 2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát, phân tích Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng
đế, luận văn nhằm xác định quan niệm của Trần Đăng Khoa về nhiều vấn đề


4

của văn học đương đại, từ đây tìm những bài học kinh nghiệm cho việc tiếp
nhận và tìm hiểu, nghiên cứu, phê bình văn học...
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa ra một các nhìn chung về Chân dung và đối thoại và Hầu
chuyện thượng đế trong văn nghiệp của Trần Đăng Khoa và trong bối cảnh
của tiểu luận, tạp luận, đàm luận phê bình văn học Việt Nam đương đại.
4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá các ý kiến của Trần Đăng Khoa về
nhiều vấn đề, nhiều hiện tượng của văn học Việt Nam đương đại.
4.3. Khảo sát, phân tích, đánh giá những thành công (và cả hạn chế)
trong cách viết phê bình, tiểu luận, đối thoại, đàm thoại văn học của Trần
Đăng Khoa.
Cuối cùng rút ra một kết luận về quan niệm văn học của Trần Đăng
Khoa qua Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghien cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chủ yếu: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp
phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp cấu trúchệ thống...
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn là cơng trình hiểu quan niệm văn học của Trần Đăng Khoa
qua Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế cái nhìn tập trung và hệ
thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu, nghiên cứu quan niệm văn học của Trần Đăng Khoa nói riêng, quan
niệm văn học thể hiện qua các thể tài chân dung và đối thoại, đàm thoại trong
văn học Việt Nam đương đại nói chung.


5
6.2. Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
trong ba chương.
Chương 1. Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế trong văn
nghiệp văn của Trần Đăng Khoa.
Chương 2. Quan điểm của Trần Đăng Khoa về các vấn đề, các hiện
tượng của văn học Việt Nam đương đại trong Chân dung và đối thoại và Hầu
chuyện thượng đế
Chương 3. Phương thức thể hiện quan niệm văn học của Trần Đăng
Khoa qua Chân dung và đối thoại và Hầu chuyện thượng đế
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.


6
Chương 1
CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI VÀ HẦU CHUYỆN THƯỢNG ĐẾ
TRONG VĂN NGHIỆP CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
1.1. Văn nghiệp của Trần Đăng Khoa
1.1.1. Một số nét về con người và đường đời, đường thơ Trần
Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì,
xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo,
biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt
Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát
thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ơng giữ chức
Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Từ nhỏ, ơng đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi,
ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của
ơng: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời)
được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến
nhất của ông là bài thơ Hạt gạo làng ta, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân

Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp
10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung
đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân
cho chiến trường khơng cịn cần thiết nữa, ơng được bổ sung về qn chủng
hải qn. Sau đó ơng theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang
học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng
6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam,
ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng
ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng


7
nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh
có hình VOVTV, ơng được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này.
Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ơng Vũ Hải Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ơng là Phó Bí thư Đảng
ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV
Trần Đăng Khoa khơng có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng
thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến
quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước
làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm
khi tác giả đã cao tuổi.
Thời kỳ niên thiếu được tính từ khi bài thơ đầu tiên Con bướm vàng ra
đời. Đó là năm 1966, khi Trần Đăng Khoa mới lên 8 tuổi. Ban đầu, ông chỉ
làm thơ một cách ngẫu hứng, cảm xúc đến với anh một cách tự nhiên. Ông
từng tâm sự: Không biết các nhà thơ khác làm thơ như thế nào? Cịn tơi, bài
thơ đến với tơi thường bất chợt. Có khi đang ngồi nói chuyện với bạn tự dưng
trong đầu nảy ra một ý gì đó mà mình tự thấy hay hay. Cũng có khi đang đọc
sách, gặp một chi tiết tiết thú vị, rồi chi tiết ấy cũng gợi cho mình một cái tứ

nào đó. Thế rồi bài thơ hình thành, bài thơ đầu tiên ra đời trong những phút
ngẫu hứng ấy
Có thể nói, thời kỳ niên thiếu là quãng thời gian rực rỡ của Trần Đăng
Khoa, thời kỳ của một tài năng nở rộ để ông được mệnh danh là một “thần
đồng”. Bài thơ Con bướm vàng là tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm đầu
tiên đến ngay với bạn đọc đã để lại ấn tượng mạnh mẽ về một giọng thơ trẻ
con. Tiếp sau đó là hàng loạt các bài thơ có giá trị khác cũng ra đời trong
khoảng thời gian đó như là Trông trăng, lẢnh Bác, Bên kia sông Kinh Thầy,
Trăng sáng sân nhà em,Kể cho bé nghe, Hạt gạo làng ta, Chiếc ngõ nhỏ,…
Trên dưới trăm bài thơ của ông đã ra mắt độc giả cuốn hút sự say mê của
hàng nghìn người, nhất là độc giả trẻ em. Đọc thơ Trần Đăng Khoa thời niên
thiếu, có thể thấy một thế giới kỳ diệu, lung linh màu sắc và ánh sáng, ngộ


8
nghĩnh và đáng yêu được mở ra. Thế giới ấy được nhìn bằng ánh mắt trẻ thơ
trong veo đến kỳ lạ, hồn nhiên đến ngộ nghĩnh và sống động đến bất ngờ. Từ
những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như dịng sơng, ánh trăng,
cánh đồng, mùa gặt… cho đến những con vật bình thường, thậm chí là tầm
thường nhất trong cuộc sống hàng ngày như con kiến, con giun, con dế, con
trâu… cũng đi vào thơ, trở thành những nhân vật trữ tình ngộ nghĩnh mà đáng
yêu. Trần Đăng Khoa đã thổi linh hồn cuộc sống vào những vật vơ tri ấy bằng
tất cả tình cảm, tài năng và trí tuệ của mình, biến tất cả thành một thế giới
thần tiên, trong ngần của riêng ông. Và bạn đọc được đắm mình, được hịa
vào trong thế giới ấy khi đến với thơ ông.
Bên cạnh những bài thơ hồn nhiên con trẻ, người ta còn bắt gặp một
Trần Đăng Khoa đầy suy tư và chín chắn như người già trước tuổi. Đó là khi
ơng viết về chiến tranh, về chú bộ đội, về những người anh hùng, về mẹ... đặc
biệt là khi viết về những nỗi đau nhân thế. Đọc những câu thơ sau đây có ai
nghĩ được đó là những lời tâm huyết gan ruột của một cậu bé 12 tuổi đối với

người mẹ kính yêu:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
… Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
(Mẹ ốm)
Hay những cảm nhận đến độ tinh vi, tinh xảo như một thi sĩ đầy kinh
nghiệm khi ơng mới chỉ là cậu bé 10 tuổi:
Ngồi thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Đêm Cơn Sơn)
Rồi những cảnh vật rất đỗi bình thường, quen thuộc cũng được
Trần Đăng Khoa thổi hồn của tư tưởng vào làm bật ra những ý nghĩ sâu xa,
lay động nhất:


9
Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương
(Khúc hát người anh hùng)
Những câu thơ mà Trần Đăng Khoa viết về người anh hùng Mạc Thị
Bưởi cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc như khái quát cả truyền thống cha ông
trong cuộc đấu tranh giữ nước:
Có qua những cuộc đấu tranh
Máu người đổ xuống mới thành núi sơng
Đẹp sao dịng máu anh hùng
Lại từ sơng núi chảy trong tim người
(Khúc hát người anh hùng)
Chính cái phần suy tư của Trần Đăng Khoa đã làm cho nhà thơ Tố Hữu
phải thốt lên rằng: “Tinh hoa văn học của dân tộc đã dồn đúc vào một số ít

người, trong đó có Khoa. Giời đã mượn cái miệng trẻ con để làm thơ cho
người lớn đọc, không hiểu sao một chú bé tám tuổi lại có được những câu thơ
như vậy. Đó là câu thơ của Giời”.
Quả thật, thời niên thiếu của mình, Trần Đăng Khoa đã gặt hái được
những thành công quá sớm trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Trong 10 năm
là học sinh phổ thông, ngồi tập Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa đã
xuất bản 4 trường ca: Đánh Thần Hạn, Làng quê, Trừng phạt và Khúc hát
người anh hùng. Suốt trong những năm từ 1968 đến 1983, thơ thời niên thiếu
của ông được xuất bản, rồi tái bản nhiều lần ở cả trong và ngoài nước, riêng
trường ca Khúc hát người anh hùng được tái bản 5 lần. Sáng tác của Trần
Đăng Khoa, dù ở đâu, lúc nào cũng được độc giả, đặc biệt là các em nhỏ đón
nhận một cách say mê, nhiệt thành.
Có thể khẳng định ở thời kỳ niên thiếu, Trần Đăng Khoa đã tạo cho mình
một thế giới riêng, một góc trời riêng. Thế giới ấy bắt nguồn từ cái góc sân và
khoảng trời - nơi mà Trần Đăng Khoa thường để quan sát, ngắm nhìn bao quát


10
cảnh quê, hồn quê. Một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế với giọng điệu ngây thơ, ngộ
nghĩnh nhưng lại chứa đựng tình cảm tha thiết, mang tầm vóc lớn của thời đại.
Rõ ràng, với một số lượng lớn các tác phẩm ra đời trong quãng thời
gian Trần Đăng Khoa học phổ thông cũng như giá trị mà các tác phẩm đó để
lại trong lịng độc giả, có cơ sở để khẳng định ông là một nhân tài, một “thần
đồng thi ca” mà không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đều hiếm có. Có
lẽ, trong lịch sử văn học dân tộc nói chung và với sự nghiệp sáng tác của
Trần Đăng Khoa nói riêng, đó là thời kỳ một đi không trở lại. Đấy là thời kỳ
đẹp đẽ nhất, vàng son nhất, rực rỡ nhất trong cuộc đời của một tài năng.
Thời kỳ trưởng thành trong cuộc đời của Trần Đăng Khoa có thể được
tính từ khi ơng đi bộ đội. Đó là năm ơng đang học lớp 10 tại trường phổ thông
Nam Sách. Ý thức về vận mệnh dân tộc, về trách nhiệm của cá nhân đối với dân

tộc luôn thường trực hiện hữu trong tầm thức ông ngay từ khi còn là một cậu bé:
Em chẳng còn bé bỏng như xưa
Chiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chật
Những trang giấy cứ cồn lên mặt đất
Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời
Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời
Là Tổ quốc đang một còn, một mất.
(Thư thơ)
Từ ý thức đó ơng từng tâm nguyện:
Và sau này, nếu các anh gặp em
Khơng phải trên góc sân nhà ngồi ngắm trăng lên
Mà trong chớp đạn rực trời, cứ điểm thù tan rã
Thì điều ấy, chắc các anh không lạ…
(Thư thơ)
Tâm nguyện ấy đã thành hiện thực khi ơng nhập ngũ, chính thức trở
thành người lính Cụ Hồ năm 17 tuổi. Đang học lớp 10 phổ thông, ông lên
đường tham gia đợt Tổng động viên mùa xuân năm 1975, khi cả dân tộc gồng


11
mình lên trận cuối. Kể từ đây, Trần Đăng Khoa từ giã tuổi thơ, từ giã thế giới
hồn nhiên của Góc sân và khoảng trời thơ bé để đến với một cuộc sống rộng
lớn hơn, gian khổ hơn, sôi động hơn và đầy gian nan thử thách.
Nói là thời kỳ trưởng thành bắt đầu từ khi nhập ngũ nhưng trên thực tế,
ơng đã trưởng thành từ những ngày cịn là một thiếu niên 14, 15 tuổi, bởi thơ
ông thời gian đó đã chững chạc lắm rồi. Hàng loạt các tác phẩm của ông ra
đời từ những năm 1972 trở đi đến 1975 như Lời một bạn gái mười hai tuổi,
Tiếng đàn bầu và đêm trăng, Thư thơ, trường ca Đánh Thần Hạn, trường ca
Khúc hát Người anh hùng… đã cho độc giả thấy một Trần Đăng Khoa chín
chắn, đầy suy tư như một người lớn, một chàng thanh niên thực sự. Tuy

nhiên, chỉ đến khi trở thành người lính, thơ Trần Đăng Khoa mới chính thức
chuyển sang một giai đoạn khác: giai đoạn trưởng thành.
Qua tuổi thiếu niên, cánh thơ Trần Đăng Khoa đã “từ góc sân nhà em”
bay đến khắp mọi nơi như biên cương, hải đảo, nước Nga... Trần Đăng Khoa
viết khơng nhiều và chủ đề chính là về người lính. Có lẽ, số lượng tác phẩm ít
đi và chủ đề hẹp hơn cũng bởi một phần do khơng khí sáng tạo khơng cịn sục
sơi như trước nữa. Đất nước đã sạch bóng quân thù, kẻ thù lớn nhất đã khơng
cịn là kẻ thù nguy hiểm nữa. Sau những tháng ngày sục sôi căng thẳng của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, tất cả tạm lắng xuống như để nghỉ ngơi, để
chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, mơi trường của
cuộc sống mới, những suy nghĩ mới khi thành người lính khơng cịn cho phép
Trần Đăng Khoa được giữ mãi cái tuổi hồn nhiên nữa. Phải chăng đấy là
những nguyên nhân khiến tác phẩm của anh ít đi và đi vào chiều sâu nhiều
hơn?
Những tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa thời kỳ trưởng thành chủ yếu
được tập hợp trong tập Đi ngang qua bão và sau này là Bên cửa số máy bay.
Ông đã đi nhiều nơi, ở đâu ơng cũng có những bài thơ để kỷ niệm. Dù ở đâu
và lúc nào, thơ ông cũng mang đậm chất đam mê, cũng thấy sự vượt lên của ý
chí cách mạng và sự chiêm nghiệm về cuộc sống chiến đấu của chính bản


12
thân và của dân tộc. Năm 1978, khi ở mặt trận biên giới Tây Nam, nghe tin bé
Giang vừa thi đỗ vào trường Đại học sư phạm, ông đã viết bài Gửi em gái:
Hôm nay em đến giảng đường
Anh hằng khao khát
Thế hệ anh, mấy lớp người đi cứu nước
Có bao anh chưa được tới lớp Mười
Có bao anh nằm lại dọc đường rồi
Bên con suối không tên, dưới ngọn đồi khơng tuổi

Có thể sau này em dẫn học trị tới
Chỉ thấy im lìm rừng xanh với núi xanh…
Một trong những nơi mà nhà thơ hái lượm được nhiều thi tứ nhất là
Trường Sa thân yêu. Qua chùm thơ viết về Trường Sa của ông, người đọc bắt
gặp sức sống Trường Sa vừa bền bỉ dẻo dai nhưng cũng đầy gian khổ khắc
nghiệt Lính đảo hát trường ca trên đảo, Cây bão táp đảo Nam Yết, Đợi mưa
trên đảo Sinh Tồn, Ghi ở đảo chìm... Trần Đăng Khoa viết nhiều về sóng gió
Trường Sa nhưng khơng làm người lính bị chìm lấp giữa thiên nhiên, trái lại
sóng gió được dựng dậy làm nền để nhà thơ khắc hoạ chân dung lồng lộng
của chiến sĩ Trường Sa:
Ơi, ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần nhẩy choi choi trên cát
Như con cá rơ rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
( Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn)
Rồi người ta lại thấy một Trần Đăng Khoa trầm tư, rắn rỏi và đầy lãng mạn:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên…
(Thơ tình người lính biển)


13
Đọc những tác phẩm của Trần Đăng Khoa, có ý kiến đã nhận xét: “Ơng
đã viết như ơng nghĩ và ông đã sống như anh đã viết. Sự nhất quán giữa trang
thơ và cuộc đời, giữa nghệ thuật và lý tưởng, là một vẻ đẹp của anh cũng là
một vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh” [17].
Có thể nói, ở thời kỳ trưởng thành, Trần Đăng Khoa viết không nhiều,
mật độ không dày như ở thời niên thiếu. Một vài tác phẩm để lại những cảm

xúc đẹp trong lịng độc giả khi ơng viết về người lính. Đọc Ngày mai ra trận
người đọc nín thở cùng cảm nhận sự căng thẳng, hồi hộp của tâm trạng người
lính khi đợi ngày mai phải trực tiếp đối mặt với kẻ thù. Dù vậy vượt lên trên
tất thảy là sự lạc quan của người lính:
Nếu ngày mai chúng mình đều cịn cả
Ta sẽ ơm nhau hát vang rừng
Cho mẹ chúng mình ở nhà đừng sốt ruột
Cho sơng núi biết chúng mình là những thằng hai mươi
(Ngày mai ra trận)
Bài thơ Về làng được ông ghi lại những mất mát, hi sinh của người lính
trong chiến tranh, những nỗi buồn mà chiến tranh mang lại. Dù vậy, họ vẫn ý
thức được họ là người may mắn, hạnh phúc khi được trở về “Với Độc lập Tự
do cho tất thảy mọi người” và “xứng đáng để thế hệ sau kiêu hãnh”… Rồi
những bài thơ Về làng, Lính thời bình… đều đem lại những cảm xúc mới cho
người đọc về cuộc sống của những người lính thời hậu chiến.
Bên cạnh đó cịn có những bài thơ mà Trần Đăng Khoa viết về cuộc
sống là những cảm xúc giản dị trong cuộc sống hàng ngày như Cát Bà,
Không đề, Gửi em ở Ninh Bình, Hoa xương rồng… hay một chút hồi cổ
trong Hoa Lư, Đỉnh núi, Chiều Riazan, Qua Bôrôđinô...
Khi ở tuổi tứ tuần Trần Đăng Khoa có vẻ hợp hơn với thể loại phê
bình bình luận văn học. Năm 1998, tập bình luận văn chương Chân dung
và đối thoại, Hầu chuyện thượng đế đã gây được sự chú ý của đông đảo
bạn đọc, tạo ra một làn sóng dư luận sơi nổi với những khen chê khác nhau.


14
Dù vậy, ở đây người ta vẫn thấy một Trần Đăng Khoa như đã biết “trung
thực và đi đến tận cùng trong cảm nhận nghệ thuật”.
Trong nghiệp văn thơ, buổi đầu đời Trần Đăng Khoa chịu ba sự ảnh
hưởng lớn đó là nguồn văn học dân gian từ mẹ, những kiến thức về văn học

hiện đại trong tủ sách của anh trai là Trần Nhuận Minh và một người thầy lớn
hết sức nghiêm khắc là nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu đã nhiều lần về nhà
Trần Đăng Khoa ở Xã Quốc Tuấn, Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Ông
chăm lo tài năng của Trần Đăng Khoa, uốn nắn cái mầm non tài năng ấy và
giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa cho bạn đọc cả nước.
May mắn của Trần Đăng Khoa là được sinh ra ở một đất nước yêu văn
chương và trong một thời đại hoàng kim của thi ca. Cuối những năm sáu
mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước với tư cách nhà thơ Trần
Đăng Khoa giữ một vị trí dường như rất đặc biệt, rất riêng. Mỗi một câu thơ,
bài thơ hay của Trần Đăng Khoa ra đời liền được đón nhận với tấm lịng trân
trọng của đông đảo bạn đọc. Sống trong hào quang rực rỡ ấy, thơ Trần Đăng
Khoa đã được kích thích sáng tạo rất nhiều. Khi đã vượt qua tuổi lên mười,
Trần Đăng Khoa không thể viết theo lối cũ được nữa. Những biến đổi trong
tâm lý và những yêu cầu mới đối với một tài năng đã làm ông phải trăn trở.
Trần Đăng Khoa bắt đầu viết trường ca, và làm những bài thơ bớt hồn nhiên,
dần mang đậm yếu tố suy tư với những cung bậc sâu lắng dần. Ơng dần thốt
khỏi cái hồn thiện trẻ thơ và bắt đầu hình thành một giọng điệu mới. Nếu
khơng phải là một tài năng lớn, Trần Đăng Khoa sẽ không thể vượt qua bước
ngoặt hiểm nghèo này. Cuối cùng thì Trần Đăng Khoa cũng thành công khi
ông lột xác thành cái giọng điệu tâm tình qua những bài thơ thuở bước chân
vào lính và dấn thân trên những chiến trường ác liệt ở biên giới Tây Nam, hay
sống cùng với lính đảo tận Trường Sa sóng gió. Thơ Trần Đăng Khoa dần lấy
lại sự hồn nhiên và độc đáo trong hình tượng, trong giọng điệu ở tuổi hai
mươi. Tập thơ Bên cửa sổ máy bay là một đỉnh cao mới trong sáng tác của
ông.


15
Trần Đăng Khoa là người đã tạo cho mình một phong cách thơ khơng
lầm lẫn với bất kì nhà thơ nào, ơng sáng tác cịn rất sớm: khi mới lên tám

tuổi! So với các trẻ con khác, nếu sáng tác trong độ tuổi này thì sẽ khơng
tránh khỏi sự vụng về, non nớt trong suy nghĩ… nhưng đối với Trần Đăng
Khoa, ơng đã đạt được sự chín chắn trong tư duy, độc đáo trong việc thể
hiện suy nghĩ, sử dụng các biện pháp tu từ điêu luyện và có sự trau chuốt
trong cách chọn lọc từ ngữ.
Đến với thơ Trần Đăng Khoa, người đọc có cảm giác như được trở về
với tuổi thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngơn ngữ giản dị, dễ hiểu nên đã để lại
ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hầu hết các bài thơ đều là những bức
tranh tái hiện lại cuộc sống ở làng quê. Từ những âm thanh trong cuộc sống
đến “những năm bom đạn” trong chiến tranh, được thể hiện trong thơ một
cách đầy đủ và rõ nét.
Người xưa quan niệm, thơ khơng nhất thiết cầu kì, thơ cần nhất sự
dung dị, Lưu Đại Khơi đã nói: “Văn chương q ở chỗ giản dị. Phàm viết
văn và cả làm thơ nữa, những cây bút già dặn thì giản dị, vị thanh đạm thì
giản dị, khí đầy đủ thì giản dị, thần cao xa mà hàm chứa khơn cùng thì giản
dị. Vì vậy, giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương vậy”. Bởi vì giản
dị thì khơng cầu kì, câu chữ lại có tính triết lí, ý tứ sâu xa lại hàm chứa tư
tưởng khôn cùng. Thơ của Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại rượu vang
nho nhẹ không gây sốc, không nồng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và
khó bỏ.
Thơ của Trần Đăng Khoa được đưa vào chương trình Tiếng Việt trong
Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để giảng dạy cho học
sinh Phổ thông trung học từ rất sớm. Chúng được đánh giá rất cao và chiếm vị
trí quan trọng trong mảng văn học thiếu nhi.
Nhìn chung, nhóm chất liệu được sử dụng với tầng số cao nhất là: hiện
tượng tự nhiên, trạng thái, tâm lí, hoạt động. Khơng chỉ riêng ở trong thơ Trần


16
Đăng Khoa mà hầu hết các nhà thơ khác cũng vậy, những hình ảnh quen

thuộc thường xuyên được dùng làm chất liệu so sánh.
Thơ Trần Đăng Khoa có điểm chung là lấy hình ảnh để so sánh nhằm
bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên, vũ trụ bao la. Tuy nhiên nó cũng có những
hình ảnh độc đáo riêng xuất phát từ cách nhìn, cách nghĩ, cách nói và cách
diễn đạt của riêng thần đồng thơ.
Hầu hết những hình ảnh trong thơ là những hình ảnh quen thuộc, gần
gũi với nơng thôn. Bởi đấy là nơi nhà thơ lớn lên, nơi ươm mầm cho cảm xúc
xuất hiện. Hình ảnh so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa là kết quả của sự vận
động, những rung động trước cảnh vật, thiên nhiên. Nhờ so sánh tu từ mà nhà
thơ đã thể hiện được sự quan sát, liên tưởng thật dễ thương, giản dị mà rất đỗi
độc đáo, mở ra cho người đọc những nhận thức mới.
Nhiều người cho rằng Trần Đăng Khoa là người nhất “hai trong một”.
Thứ nhất, so với những nhà thơ, nhà văn cùng và sau thế hệ, Trần Đăng Khoa
là người có thơ đăng báo sớm nhất (8 tuổi) với tư cách là sự khởi đầu cho một
tài năng thơ thực thụ. Hai là, Trần Đăng Khoa là nhà văn đương đại có tác
phẩm văn chương được tái bản nhiều nhất (trên 30 lần). Chính vì lẽ đó mà
ơng đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật, năm 2000.
1.1.2. Trần Đăng Khoa với sáng tác văn xi
Khơng chỉ thơ mà Trần Đăng Khoa cịn có tài trong viết văn. Chỉ
khoảng trên dưới hai năm nhà thơ Trần Đăng Khoa gắn bó trực tiếp với quần
đảo Trường Sa trong tư cách là một chiến sĩ Hải quân nhưng Trần Đăng Khoa
cho ra đời hàng loạt những bài thơ, bút ký, tiểu thuyết, đánh dấu sự trưởng
thành của một tài năng thực thụ.
Trần Đăng Khoa đã cho ra đời khoảng trên 35 bài thơ, trong đó có hơn
chục bài được phổ nhạc như: Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca, Đợi mưa trên đảo
Sinh Tồn, Lính đảo hát tình ca trên đảo, Hát về một hịn đảo,… đặc biệt bài
Thơ tình người lính biển với lời thơ chân thành, đằm thắm mà sâu lắng, thể
hiện sinh động khát vọng tình yêu của tuổi trẻ Việt Nam trong tư cách người



17
lính canh giữ biển trời biên cương cho Tổ quốc. Bài thơ đã được bốn nhạc sĩ
cùng phổ nhạc, nhưng bản phổ của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp thực sự
đã nâng bài thơ lên một tầm cao mới nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của âm nhạc,
vì thế nó được nhiều người biết đến hơn cả.
Bài thơ cũng như ca khúc là bản tình ca bất diệt về tình u đơi lứa và
tình u giữa đất liền với biển đảo quê hương. Chính sự lồng ghép giữa tình
u lứa đơi và tình u đất nước, bài thơ và ca khúc thực sự có sức lan tỏa
rộng lớn và đã nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của bao thế hệ thanh niên trên
khắp mọi miền của Tổ quốc. Đây là một trong những bài thơ - ca khúc đi
cùng năm tháng.
Cùng với nhiều bút ký, phóng sự khác mà Trần Đăng Khoa đã viết về
Trường Sa, Đảo chìm có thể được coi như một liên khúc các bút ký hay một
tiểu thuyết mini (theo cách gọi của tác giả), cũng được. Chính ở sự khơng
phân định một cách rạch rịi về hình thức thể loại, đã tạo nên sự hấp dẫn lạ
thường cũng như sức sống bền lâu cho tác phẩm. Đã có trên 50 bài viết của
các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình về cuốn sách, trong đó có tác giả
viết tới ba bài như các nhà văn Xuân Đức, Phan Văn Tòng,… Ấy là chưa đến
hàng chục những lời góp ý chân thành của chính những người đồng đội đã
từng có những năm tháng sồng cùng Trần Đăng Khoa ở Trường Sa cách đây
hơn 30 năm về trước và cả những người hiện nay đang cơng tác tại quần đảo
này. Có thể vì sức lan tỏa của Đảo chìm là quá lớn nên tính đến thời điểm này
tác phẩm đã được tái bản tới trên 30 lần, tính trung bình mỗi năm tái bản gần
một lần. Đây thực sự là một kỷ lục hiếm hoi đối với văn học Việt Nam đương
đại, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin kỹ thuật số, sự ra đời
đến chóng mặt các trang báo điện tử, các trạng mạng và blog cá nhân, khiến
cho ngày càng thưa vắng hơn những tác phẩm văn chương in trên giấy được
tái bản nhiều lần.
Các cụ ta xưa bảo rằng: chuyện kể không bằng lối kể. Trước và sau
Trần Đăng Khoa đã có hàng trăm bút ký, phóng sự, truyện ngắn và tiểu thuyết



18
viết về Trường Sa. Nhưng với Đảo chìm, Trần Đăng Khoa đã tìm ra cho mình
một lối kể chuyện riêng, khơng trộn lẫn vào bất cứ ai. Khơng biết có phải đấy
là nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự thành cơng của Trần Đăng Khoa và Đảo
chìm. Đặc biệt về ngôn ngữ và giọng điệu của người kể chuyện trong Đảo
chìm vừa như thật, lại vừa như đùa, đầy cảm hứng chủ quan của tác giả, rất
gần với sự hồn nhiên, vui đùa của những người lính trẻ ngồi đảo xa, khiến
người đọc liên tưởng đến bút pháp của thể bút ký nhiều hơn là tiểu thuyết:
Nhưng ở đây, dưới vịm trời âm u, khơng tiếng gà, khơng bóng trẻ, người ta
dần quên đi những cái dáng ong óng đầy huyền bí của các cơ gái. Người ta
cũng qn ln cả vẻ trai tráng của chính mình. Bộ râu của Tư cũng bị bỏ
quên, nên tha hồ bành trướng. Chúng tranh nhau mọc. Sợi xỉa ra. Sợi quặp
vào, nom xùm xoè nghiêng ngửa như chùm rễ dại trắng phếu cặn muối vểnh
ra ngoài lợi nước. Tư như trẻ, lại như già. Một bộ mặt “hoang vu rất khó xác
định niên đại”.
So với nhiều nhà văn khác, Trần Đăng Khoa viết khơng nhiều, nhưng
đã viết thì tác phẩm nào ra tác phẩm nấy, chọn lọc kỹ càng, trau chuốt từng
câu chữ, ý tứ sao cho vừa đủ lượng thông tin cần thiết đem đến cho độc giả sự
thỏa mãn thẩm mỹ trong thưởng thức, nhất trong tiểu thuyết mini Đảo chìm.
Có những chương chỉ khoảng vài ba trang sách in như: “Hòn đảo kỳ lạ”, “Ở
xứ sở tự do”, “Cuộc biểu diễn khơng sân khấu”,… nhưng tuyệt nhiên khơng
có chương nào dài đến 10 trang in. Mỗi chương là một bài bút ký hay một câu
chuyện ngắn gọn, súc tích. Nhưng nó được đặt trong một cấu trúc hết sức chặt
chẽ, nếu bớt đi bất cứ chương nào, người đọc cũng thấy tiếc vì khơng được
thưởng thức trọn vẹn những câu chuyện mà ông kể.Cuốn tiểu thuyết tuy
không dày, chỉ vỏn vẹn khoảng chưa đầy 100 trang in, nhưng cũng đủ để
người đọc cảm nhận khá đầy đủ về cuộc sống của những người lính biển đảo
cách đây hơn 30 năm về trước. Khó khăn, gian khổ là thế, nhưng cán bộ và

chiến sĩ Trường Sa vẫn không hề nao núng, kiên quyết bám biển đảo ngày
đêm bảo vệ từng tấc đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc.


19
Đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, sau những năm lăn lộn trong
quân ngũ, trải qua những chiến trường nóng bỏng, những địa danh khắc
nghiệt, và kết thúc những năm học tập ở Viện viết văn Gorki tại Liên Bang
Nga, Trần Đăng Khoa đã trở thành một người từng trải và uyên bác. Thơ Trần
Đăng Khoa lúc này mang nhiều suy ngẫm về kiếp người, về vinh quang và
đau đớn, về sự mất còn trên thế gian đầy đổi thay, tráo trở. Khơng cịn hồn
nhiên như xưa, nhưng Trần Đăng Khoa vẫn ln giữ được giọng chân tình,
giản dị, những ý tứ sâu xa và sự xuất thần. Làm sao có thể nói thơ Trần Đăng
Khoa lúc này khơng hay? Chỉ có điều ơng làm thơ ít hơn trước nhiều và càng
ngày càng ít dần đi.
Trong cuộc sống nhiều thay đổi, đổ vỡ cả từng mảng giá trị và lý
tưởng, cả những hệ thống chính trị đã tồn tại trong hàng chục quốc gia đã
khiến con người phải nhận thức lại nhiều điều. Ở trong nước, công cuộc đổi
mới kích thích nhiều xu hướng mới trong sáng tạo văn học nói chung, thơ ca
nói riêng. Người ta nói nhiều đến cách tân, đến việc tìm kiếm những lối viết
mới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, du nhập cách cấu tứ và và cảm nhận của
thơ phương tây. Thơ Việt vì thế phong phú về giọng điệu và sắc màu. Nhưng
rồi, như một định mệnh không thể tránh, thơ dần xa công chúng và mất dần
độc giả. Trần Đăng Khoa đành thốt ra khỏi thơ. Ơng bảo thơ bây giờ chỉ cịn
là một phần trong sáng tác của ơng. Trần Đăng Khoa viết tiểu thuyết, viết
truyện ngắn, viết phê bình, chân dung văn học và nhiều thể loại khác. Cuốn
sách đề cập đến những vấn đề văn học đương đại, lao động của các nhà văn
và các chân dung văn học được vẽ lên theo một cách riêng của tác giả. Đây là
một tác phẩm rất mới mẻ, đang vận động và được nhiều bạn đọc, bạn viết
trong cả nước đón nhận nồng nhiệt . Cho đến nay, Chân dung và đối thoại đã

tái bản đến lần thứ 14, với số lượng lên tới hàng ngàn cuốn. Đây là một con
số rất lớn và là một "hiện tượng lạ" trong xuất bản sách. Điều này cho ta thấy,
Chân dung và đối thoại phải là một "vấn đề", một ''điểm nóng" hấp dẫn nào
đấy thì nhu cầu về nó mới cao như vậy.


20
1.1.3. Trần Đăng Khoa với thể tài chân dung, tiểu luận, phê bình,
đàm thoại văn học
Năm 1998, Trần Đăng Khoa cho công bố cuốn Chân dung và đối thoại.
Cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa vừa ra mắt đã ngay
lập tức trở thành một “hiện tượng văn học” vốn đang rất buồn tẻ của đời sống
văn học vào cuối những năm 1990. Đó là dấu hiệu mở đầu cho sự “trở dạ”
của văn học khi chuẩn bị bước sang những năm 2000. Hay chỉ đơn thuần là vì
“Thần đồng thơ ca” bỗng nhiên nhảy vào khu vực Phê bình văn học vốn ln
được xem là vừa thiếu vừa yếu nên người ta tò mò muốn xem Thần đồng
“Nói Trạng” ra sao?
Chân dung và đối thoại” bao gồm 23 bài viết. Trừ bài Nguyễn Văn
Chộp ra, những bài viết khác ít nhiều đề cập tới các hiện tượng, các vấn đề
văn chương Việt Nam hiện đại và đương đại. Tập sách được Trần Đăng Khoa
sáng tác ở thể loại nào? Trần Đăng Khoa sử dụng thể loại văn chương nào?
Có người bảo đó là văn xi. Từ này chưa nói lên được gì cả. Văn xi (đối
lập với văn vần) mới là thể văn chứ không phải là loại hình hay thể tài văn
chương.
Năm 2015 Hầu chuyện thượng đế được ra đời đánh dấu một mốc, một
bước chuyển từ thơ ca đến văn chương của Trần Đăng Khoa. Hầu chuyện
thượng đế là tác phẩm tập hợp từ nhiều bài viết Trần Đăng Khoa từng trả lời
các độc giả thiếu nhi trên trang mục Tiếp chuyện các bạn đọc nhỏ tuổi (Tạp
chí Văn học & tuổi trẻ). Đó là những câu trả lời về những kiến thức văn học
sử, tác giả tác phẩm văn học trong nước và văn học nước ngồi theo cách nói

dí dỏm, đời thường nhưng ý nhị và sâu sắc nên những câu chuyện Trần Đăng
Khoa đưa ra đều thu hút bạn đọc không chỉ với lứa tuổi thiếu nhi.
Tên cuốn sách dày trên 400 trang, tuyển 80 bài viết của Trần Đăng Khoa
trả lời thư bạn đọc Tạp chí Văn học & Tuổi trẻ những năm qua, có bài rất
ngắn, chỉ hơn trang sách - trừ phần câu hỏi của bạn đọc thì phần tác giả viết


21
chưa đầy trang. Người hỏi phần lớn là học sinh, giáo viên xoay quanh những
bài thơ và giai thoại trong cuộc đời của Trần Đăng Khoa.
Trần Đăng Khoa đặt tên cuốn sách Hầu chuyện thượng đế vì đây là
tuyển 80 bài viết của ông trả lời thư bạn đọc Tạp chí Văn học & Tuổi trẻ
những năm qua. Trong những bài viết “ có bài ơng sửa chữa, thêm bớt tí chút
cho phù hợp với việc chuyển bài từ Tạp chí sang sách” (Tr 15) cũng rất chi là
hóm, rất tếu, đúng điệu Trần Đăng Khoa mà qua đó bạn đọc được thưởng
thức một bữa tiệc phong phú, và nhìn thấy được “chân dung tự họa” đầy đủ và
sinh động nhất của “lão Khoa”.
1.1.3.1 Sự nhạy cảm nắm bắt thần thái của đối tượng
Dù muốn hay không, khắc họa chân dung nhân vật cũng gần với nghệ
thuật hội họa và điêu khắc. Điều khác nhau chỉ là ở chỗ, họa sĩ vẽ chân dung
bằng đường nét và màu sắc, còn nhà văn thì dùng ngơn từ để miêu tả. Trong
hội họa, dù vẽ chân dung theo kiểu truyền thống hay sáng tạo, họa sĩ cũng cần
phải giỏi trong việc nắm bắt thần thái đối tượng, tìm ra nét riêng của từng
khuôn mặt, để với chỉ vài nét phác thảo, ta đã có thể nhận ra đó là nhân vật
nào. Trong văn học cũng vậy, khắc họa chân dung thì địi hỏi đầu tiên là phải
giỏi nắm bắt thần thái của đối tượng. Và khả năng này lại là thiên bẩm của
Trần Đăng Khoa. Ngay từ nhỏ, khi các nhà thơ nhà văn chưa tin vào khả năng
thần đồng của Khoa đã đến tặng thơ và muốn Khoa làm thơ phát biểu cảm
tưởng. Cậu bé thần đồng ngày ấy dù chỉ mới nơi “góc sân” nhà mình đã
khơng ngần ngại hướng đến đồng vọng với những “khoảng trời”. Sau khi

được đọc thơ Huy Cận, một hồn thơ ôm nhiều nỗi “nhớ khơng gian”, Trần
Đăng Khoa đã có bài thơ Nửa đêm thức giấc đề tặng chú Huy Cận; cả bài thơ
được làm nên bằng một thế giới hình ảnh chất chứa cảm thức không gian. Với
Xuân Diệu, người nặng cảm thức thời gian, ông lại viết tặng bài Ở nhà chú
Xuân Diệu với sự cảm nhận về từng bước đi mong manh của thời gian. Với
Tố Hữu - phong cách thơ đậm tính dân tộc, Trần Đăng Khoa viết bài Kính


×