FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn
trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là " Giao hàng lên tàu" .Điều này có nghĩa là
ngườ mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng kể từ thời điểm hàng
qua lan can tàu . Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp
hàng lên tàu. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ "FOB New York"
hay "FOB Hải Phòng". Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về
trách nhiệm của bên mua hàng.
Điều kiện FOB đòi hỏi người bán phải hoàn thành thủ tục thông quan XK.
Điều kiện FOB chỉ áp dụng cho vận tải biển hoặc đường thuỷ nội địa.
Nghĩa Vụ Của Người Bán Nghĩa Vụ Của Người Mua
A1.Cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng:
Phải cung cấp hàng háo và hoá đơn thương
mại, các bằng chứng phù hợp khác theo yêu
cầu của hợp đồng mua bán.
B1.Trả tiền hàng:
Phải trả tiền hàng theo quy định của hợp
đồng mua bán.
A2.Giấy phép và các thủ tục:
Với rủi ro và chi phí thuộc về mình, phải lấy
giấy phép XK và hoàn thành các thủ tục
thông quan XK
B2.Giấy phép và các thủ tục:
Với rủi ro và chi phí thuộc về mình, phải lấy
giấy phép NK và hoàn thành các thủ tục
thông quan NK và quá cảnh hàng qua nước
khác.
A3.Hợp đồng vận tải & hợp đồng bảo hiểm:
a/ Hợp đồng vận tải: Không có nghĩa vụ.
b/Hợp đồng bảo hiểm: Không có nghĩa vụ.
B3.Hợp đồng vận tải & hợp đồng bảo hiểm:
a/Hợp đồng vận tải: Với rủi ro và chi phí
thuộc về mình, phải ký hợp đồng để chở
hàng từ địa điểm quy định, trừ khi hựop
đồng vận tải do người bán ký theo quy định.
b/Hợp đồng bảo hiểm: Không có nghĩa vụ.
A4.Giao hàng:
Phải giao hàng lên con tàu do người mua chỉ
định, tại cảng bốc hàng theo quy định, vào
ngày hoặc trong thời hạn quy định và theo
tập quán thông thường của cảng.
B4.Nhận hàng:
Phải nhận hàng khi hàng đã được chuyển
giao theo đúng điều A4.
A5.Chuyển giao rủi ro:
Trừ những quy định tại điều B5, phải chịu
mọi rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hoá
cho đến khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng
bốc quy định
B5.Chuyển giao rủi ro:
Chịu mọi rủi ro về mất mát và hư hỏng
hàng:
-từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng
bốc quy định; và
-từ ngày thoả thuận hoặc ngày hết hạn giao
hàng, phát sinh do người mua không thông
báo cho người bán theo đúng điều B7, hoặc
do tàu người mua chỉ định đến không đúng
hạn, hoặc không thể nhận hàng, hoặc ngưng
xếp hàng sớm hơn thời gian thông báo theo
quy định tại điều B7, nhưung với điều kiện
hàng thuọoc hợp đồng đã được tách riêng
biệt.
A6.Phân chia chi phí:
Trừ những quy định tại điều B6, phải trả:
-mọi chi phí liên quan đến hàng cho đến khi
hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy
định; và
-mọi khoản thuế XK và chi phí thông quan
XK.
B6. Phân chia chi phí:
Phải trả:
-mọi chi phí liên quan đến hàng kể từ khi
hàng quan lan can tàu tại cảng bốc quy định:
và
-mọi chi phí phát sinh thêm do tàu người
mua chỉ định không thể nhận hàng, hoặc
ngưng xếp hàng sớm hơn thười gian thông
báo tại điều B7, hoặc do người mua không
thông báo tại điều B7, hoặc do người mua
không thông báo thích hợp cho người bán
theo đúng điều B7,nhưng với đk hàng thuộc
hợp đồng đã được tách riêng biệt;và
-mọi chi phí liên quan đến giấy phép, thuế,
thông quan NK và quá cảnh qua nước khác.
A7. Thông báo cho người mua:
Phải thông báo đầy đủ cho người mua là
hàng đã được giao theo đúng điều A4.
B7. Thông báo cho người bán:
Phải thông báo đầy đủ về tên tàu, địa điểm
bốc hàng và thời gian giao hàng cần thiết.
A8.Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận tải
Với chi phí thuộc về mình, cung cấp cho
người mua bằng chứng thông thường về
giao hàng theo đúng điều A14.
Trừ khi các chứng từ nói trên là chứng từ
vận tải, theo yêu cầu, rủi ro và chi phí thuộc
người mua, người bán phải giúp người mua
lấy được một chứng từ về hợp đồng vận tải.
B8. Bằng chứng gia hàng, chứg từ vận tải
Phải chấp nhận bằng chứng của việc giao
hàng theo đúng điều A8.
Nếu người bán và người mua thoả thuận
trao đổi thông tin bằng phương tiện điện tử,
thì chứng từ nói ở đoạn trên có thể được
thay thế bằng một dữ liệu truyền thống điện
tử (EDI) tương đương.
A9. Kiểm tra-Bao bì-Ký mã hiệu:
Chịu mọi chi phí kiểm tra (như kiểm tra
chất lượng, khối lượng, trọng lượng, số
lượng) bắt buộc cho việc giao hàng theo
đúng điều A4.
Chịu chi phí bao bì thích hợp với hàng và
phương thức vận chuyển.
Bao bì phải ghi ký hiệu thích hợp.
B9.Kiểm định hàng:
Phải trả mọi chi phí về kiểm định hàng
trước khi giao, trừ khi việc kiểm định đó là
theo lện của cơ quan chức năng của nước
XK.
A10.Những nghĩa vụ khác:
Với rủi ro và chi phí thuộc về người mua,
người bán phải giúp người mua có được các
chứng từ được ký phát tại nước XK (hoặc
nước xuất xứ), mà người mua cần cho NK
hoặc quá cảnh hàng qua nước khác. Phải
cung cấp những thông tin cần thiết cho
người mua để mau bảo hiểm hàng ngay khi
được yêu cầu.
B10.Những nghĩa vụ khác:
Phải trả mọi chi phí cho người bán để có
được các chứng từ hoặc thông tin nói tại
điều A10 và hoàn trả các chi phí phát sinh
mà người bán phải chịu trong việc giúp
người mua thực hiện điều đó.
-Nhận xét đặc điểm của FOB:
Khi xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB thì người bán có những lợi thế sau đây:
+ Không phải chiụ mọi chi phí và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can
tàu ở cảng bốc hàng
+ Không phải chịu chi phí vận chuyển hàng hoá từ cảng bốc hàng qui định,
+ Không phải lấy vận đơn
+ Không phải trả chi phí dỡ hàng
Nếu xét ở tầm DN thì có vẻ như khi áp dụng điều kiện FOB sẽ có lợi cho bên XK và thiệt
hại cho bên NK .Tuy nhiên, khi xét về góc độ kinh tế vĩ mô cũng như vi mô thì việc xuất
khẩu theo điều kiện FOB sẽ có những nhược điểm:
+ Giảm nguồn thu ngoại tệ: So với cách XK sử dụng các đk ở nhóm C (VD xuất khẩu giá
CIF), XK sử dụng điều kiện FOB mang lại ít nguồn thu ngoại tệ hơn vì giá XK theo điều
kiện FOB thường thấp hơn các đk của nhóm C do đó lượng ngoại tệ thu lại ít hơn.
+ Không được chủ động trong việc giao hàng:nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều
phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định và đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng
hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho.
+ Mất đi cơ hội tạo thêm công ăn việc làm trong nước: do không chủ động trong việc giao
hàng nên nhà XK không có cơ hội lựa chọn các phương tiện vận tải, các nhà bảo hiểm
trong nước cho HĐ xk do vậy đã bỏ phí mất cơ hội tạo thêm việc làm cho người lao động
trong nước.
Trên thực tế các nhà xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu theo điều kiện FOB. Trong
khi nhiều nước trên thế giới lại làm ngược lại có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+Do nhận thức sai lầm của nhà xuất khẩu cho rằng trách nhiệm về hàng hóa của nhà xuất
khẩu đối với điều kiện nhóm C là tại nước nhập khẩu, còn đối với điều kiện nhóm F là tại
nước xuất khẩu.
+Do vị thế trong đàm phán của nhà xuất khẩu ở Việt Nam còn thấp: những nhà xuất nhập
khẩu chuyên nghiệp đều biết rõ những lợi ích cụ thể của từng điều kiện thương mại trong
Incoterms nên bên nào cũng muốn giành những lợi ích cho doanh nghiệp, quốc gia mình.
Tuy nhiên, do vị thế của nhà xuất khẩu ở Việt Nam còn thấp nên việc lựa chọn điều kiện
nào là phụ thuộc vào nhà nhập khẩu.
+Do năng lực của nhà xuất khẩu yếu nên chưa hiểu biết hết những lợi ích khi xuất khẩu
theo điều kiện nhóm C, đặc biệt là các doanh nghiệp mới xuất khẩu, họ chưa biết làm thế
nào để thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa một cách hiệu quả nhất.
+Do hoạt động của các Công ty tải ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên một số tuyến
đường quốc tế các Công ty vận tải ở Việt Nam chưa thực hiện được. Hơn nữa chất lượng
vận tải ở Việt Nam chưa làm cho nhà xuất khẩu an tâm (trọng tải, tuổi thọ phương tiện vận
tải…). Ngoài ra chi phí vận tải, bảo hiểm ở Việt Nam còn cao hơn các nước nhập khẩu.
+Do thói quen. Trước đây, các nhà xuất nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu với
điều kiện FOB và nhập với điều kiện CIF. Điều kiện này cũng có nhiều ưu điểm riêng nên
các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn thường xuyên áp dụng và trở thành thói quen nên rất
khó để chuyển sang các điều kiện khác.
Các vấn đề về thực tiễn hoạt động XNK ở VN và giải pháp sẽ đưựoc chúng tôi trình bày
thêm trong phần 2 của bài