Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tăng cường hợp tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN CÔNG BIÊN

TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC CÔNG TƢ TRONG XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN CÔNG BIÊN

TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC CÔNG TƢ TRONG XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI
TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60.31.01.02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG BẰNG


NGHỆ AN, NĂM 2016


MỤC LỤC

Mục lục ............................................................................................................... i
Danh mục bảng................................................................................................. iv
Danh mục hộp .................................................................................................. vi
Danh mục viết tắt ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1

2.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .............................. 2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 4

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................... 4

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ..................................................... 5


6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................ 7

7.

Bố cục của luận văn .............................................................................. 7

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP
TÁC CÔNG TƢ TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG............... 8
1.1.

Một số vấn đề lý luận về hợp tác cơng tƣ ............................................. 8

1.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 8
1.1.2. Nội dung về hợp tác công tƣ .............................................................. 13
1.1.3. Đặc điểm xây dựng cơ sở hạ tầng ....................................................... 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác công tƣtrong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn ................................................................................ 13
1.1.5. Lợi ích của mơ hình hợp tác cơng tƣ .................................................. 16
1.2.

Cơ sở thực tiễn về hợp tác công tƣ trong xây dựng mơ hình cơ sở
hạ tầng hiện nay .................................................................................. 22

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc về thúc đẩy hợp tác công tƣ trong
phát triển hạ tầng nông thôn................................................................ 22

i



1.2.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Nghệ An về hợp tác công tƣ
trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ............................................. 26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƢ TRONG XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH
NGHỆ AN ........................................................................................... 31
2.1.

Đặc điểm các huyện miền núi tỉnh Nghệ An ...................................... 31

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 32
2.2.

Thực trạng hợp tác công tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện
miền núi tỉnh Nghệ An ........................................................................ 36

2.2.1. Kết quả thực hiện hợp tác giữa đầu tƣ cơng và xã hội hố trong
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn các huyện miền
núi tỉnh Nghệ An ................................................................................. 36
2.2.2.

Mức độ hợp tác giữa đầu tƣ cơng và xã hội hố trong xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn các huyện miền núi .................. 46

2.2.3. Tổ chức thực hiện trong xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các
huyện miền núi tỉnh Nghệ An ............................................................. 52
2.2.4. Các hình thức đóng góp và huy động đóng góp trong xây dựng
cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 58
2.2.5. Cơ chế giám sát và quản lý sau khi kết thúc xây dựng cơng trình ..... 65

2.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác công tƣ trong xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn ................................................................................ 68

2.3.1. Chủ trƣơng, chính sách, văn bản pháp lý............................................ 68
2.3.2. Sự tham gia của ngƣời dân và doanh nghiệp ...................................... 70
2.3.3. Nhận thức của lãnh đạo và ngƣời dân địa phƣơng về hợp tác
công tƣtrong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thơn................................. 74
2.3.4. Vai trị của các tổ chức xã hội trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn...................................................................................................... 77

ii


2.4.

Đánh giá chung về kết quả thực hiện hợp tác công tƣ trong xây
dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An .................. 81

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân ........................................... 81
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 86
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
HỢP TÁC CÔNG TƢ TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN ............................. 91
3.1.

Phƣơng hƣớng tăng cƣờng mức độ hợp tác công tƣ trong xây
dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi, tỉnh Nghệ An ................. 91


3.1.1. Quan điểm ........................................................................................... 91
3.1.2. Phƣơng hƣớng ..................................................................................... 94
3.2.

Các giải pháp chủ yến nhằm tăng cƣờng hợp tác công tƣ trong
xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An ........... 94

3.2.1. Hồn thiện cơ chế, chính sách về hình thức hợp tác cơng tƣ ............. 94
3.2.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ...................................................... 95
3.2.3. Huy động tối đa các nguồn lực cho các hình thức hợp tác công tƣ .... 96
3.2.4. Vận động tuyên truyền nâng cao nhận thức ....................................... 98
3.2.5. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng và hoàn thiện
quy hoạch hệ thống đƣờng giao thông nông thôn ............................ 100
3.2.6. Khuyến cáo một số mơ hình hợp tác cơng tƣđể thử vận dụng ......... 101
3.3.

Một số kiến nghị ............................................................................... 104

KẾT LUẬN ................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 109

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm cơ bản của các mơ hình hợp tác cơng tƣ (PPP).............. 13
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các
huyện miền núi tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2013-2015......................... 41
Bảng 2.2. Hệ thống văn bản pháp lí về hợp tác cơng tƣ và các văn bản
liên quan trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thơn của Chính phủ

và địa phƣơng ...................................................................................... 43
Bảng 2.3. Số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn trong xây dựng
cơ sở hạ tầng các huyện miền núi tỉnh Nghệ An qua 3 năm 20132015 ..................................................................................................... 47
Bảng 2.4. Hợp tác của ngƣời dân vào giai đoạn trƣớc khi xây dựng tại
các điểm nghiên cứu ........................................................................... 55
Bảng 2.5. Hợp tác của ngƣời dân vào giai đoạn thi công xây dựng ............... 57
Bảng 2.6. Các hình thức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm
nghiên cứu ........................................................................................... 58
Bảng 2.7. Nguồn đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm
nghiên cứu ........................................................................................... 64
Bảng 2.8. Ý kiến của ngƣời dân về sự tham gia của mình vào giai đoạn
quản lý, duy tu bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các điểm
nghiên cứu ........................................................................................... 66
Bảng 2.9. Mức độ sẵn lòng tham gia quản lý, duy tu, sửa chữa cơ sở hạ
tầng nông thôn tại các điểm nghiên cứu ............................................. 67
Bảng 2.10. Lý do tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các
điểm nghiên cứu .................................................................................. 71
Bảng 2.11. Quan điểm của cán bộ các cấp chính quyền về hợp tác cơng
tƣtrong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ......................................... 74

iv


Bảng 2.12. Quan điểm của ngƣời dân về hợp tác công tƣtrong xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn ...................................................................... 76
Bảng 2.13. Ý kiến của ngƣời dân về tác động hợp tác công tƣtrong xây
dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An ... 84
Bảng 2.14. Quan điểm của ngƣời dân về xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa
bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An ................................................ 88
Bảng 2.15. Mức độ hài lòng của ngƣời dân với cách tổ chức huy động

xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các huyện miền núi tỉnh
Nghệ An .............................................................................................. 89
Bảng 2.16. Ý kiến đóng góp của ngƣời dân nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng
hiệu quả ............................................................................................... 89

v


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Giảm chi phí xây dựng khi có hợp tác cơng tƣ ................................ 82
Hộp 2.2. Chất lƣợng cơng trình đảm bảo ........................................................ 83
Hộp 2.3. Ý kiến của ngƣời dân về ích lợi của việc xây dựng cơ sở hạ
tầng nơng thơn..................................................................................... 84
Hộp 2.4. Khó khăn về thu hút nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An ......................................... 87
Hộp 3.1. Công tác tuyên truyền trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ..... 98
Hộp 3.2. Tác động của công tác tuyên truyền trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn..................................................................................... 99

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT

CP

Chính phủ

ĐCĐC


Định canh định cƣ

HTCSHTNT

Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

MTQG

Mục tiêu quốc gia



Nghị định

NTM

Nông thôn mới



Quyết định

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân


vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn trên cả nƣớc (điện, đƣờng, trƣờng,
trạm, chợ, thủy lợi) nhìn chung cịn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa khơng đồng
bộ; nhiều hạng mục cơng trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn đƣợc
cứng hố thấp; giao thơng nội đồng ít đƣợc quan tâm đầu tƣ; hệ thống thuỷ lợi
cần đƣợc đầu tƣ nâng cấp; chất lƣợng lƣới điện nông thôn chƣa thực sự an
toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hố cịn rất hạn chế, mạng lƣới chợ
nơng thơn chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng
để xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn.
Nhu cầu vốn để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Khả năng huy
động vốn trong dân rất khó khăn, phần lớn hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
ở các địa phƣơng vẫn dựa chủ yếu vào nguồn vốn Nhà nƣớc, chƣa tạo đƣợc
một động lực đầu tƣ của nhân dân, toàn xã hội. Để tạo điều kiện thuận lợi
trong xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng nơng thơn cũng nhƣ thúc đẩy q
trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện cần có chính sách thu hút đầu
tƣ, kết hợp đầu tƣ nhằm mang lại hiệu quả cao.
Các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, những năm qua hƣởng ứng
phong trào xây dựng (NTM), các cơng trình kỹ thuật, các cơng trình văn hóa,
phúc lợi cơng cộng đƣợc quan tâm, đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, một số cơng
trình xây dựng chƣa đáp ứng đƣợc theo quy hoạch, tiến độ xây dựng các cơng
trình chƣa đảm bảo, cảnh quan nơng thơn chƣa thật sự khang trang, sự tham
gia đóng góp của ngƣời dân cịn nhiều hạn chế đã gây khơng ít khó khăn cho
q trình triển khai xây dựng trên địa bàn các huyện miền núi. Vấn đề tham
gia, hợp tác của ngƣời dân và các tổ chức, tập thể vẫn chƣa đƣợc cụ thể hố
một cách chi tiết, chƣa mơ phỏng nó thành phƣơng pháp để thực hiện có tính
đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế.


1


Hợp tác cơng tƣ trong chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn
là một vấn đề nghiên cứu mới, chƣa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề
này. Vì vậy tơi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường hợp tác công
tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình cũng nhƣ rất nhiều nhà khoa
học nghiên cứu hình thức đầu tƣ PPP (Private-Public-Partnership) - hợp tác
Nhà nƣớc - tƣ nhân, đã đƣợc triển khai hiệu quả tại nhiều nƣớc và đƣợc coi
là một trong những “cứu cánh” cho việc huy động nguồn vốn trong và
ngoài nƣớc, nhà nƣớc và nhân dân cùng làm để xây dựng cơ sở hạ tầng
quốc gia nhanh chóng, hiệu quả và bền vững. Kỷ yếu hội thảo Hợp tác
công tƣ PPP, diễn ra tại Hà Nội 5/2008 đã đề cập tới “Kinh nghiệm thực
hiện PPP tại các nước thuộc tiểu vùng Mêkông mở rộng khác Thái Lan,
Lào và Campuchia", cho thấy để triển khai thành cơng mơ hình PPP trong
đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng:
- Xây dựng phƣơng pháp lý về sự tham gia của khu vực tƣ nhân vào
những cơng trình nhà nƣớc.
- Thành lập cơ quan quản lý PPP, ví dụ Campuchia thành lập cơ quan
đầu mối quản lý cơ sở hạ tầng phụ trách việc phát triển các dự án liên ngành
theo phƣơng pháp tiếp cận PPP.
- Thành lập một quỹ phát triển dự án, chuẩn bị chính sách và hƣớng dẫn
cho các hoạt động PPP trong các lĩnh vực; các yêu cầu về xã hội và phát luật,
môi trƣờng, kỹ thuật riêng của từng lĩnh vực mở rộng. Xác định và giảm nhẹ
rủi ro, các phƣơng án cơ cấu dự án PPP, các khung hợp đồng mẫu cho các mơ
hình PPP khác nhau, lập quỹ chênh lệch lợi suất kinh tế tài chính.

Trong "PPP In toll Roads in PRC - Worldbank 2002" đề cập tới kinh
nghiệm của Anh trong quan hệ đối tác công cộng và tƣ nhân rút ra những bài
học nhƣ sau:

2


- Quan hệ đối tác PPP không phù hợp với tất cả các dự án.
- Phân chia rủi ro là then chốt.
- Chính phủ cần tạo mơi trƣờng thuận lợi cho quan hệ đối tác PPP.
- Những nền kinh tế có quy mơ sẽ cải thiện chất lƣợng PPP.
Hầu nhƣ các bài viết đều đề cập đến kinh nghiệm của các nƣớc trong
việc triển khai mơ hình PPP trong đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.
Ở trong nƣớc sau hội thảo Hợp tác công tư PPP, tháng 5/2008 Tại Hà
Nội, đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, tuy nhiên rất
ítcơng trình nghiên cứu về vấn đề này:
+ Bài viết : “Hợp tác công tƣ trong đầu tƣ phát triển CSHT giao thơng”,
đăng trên tạp chí khoa học giao thơng số tháng 9 năm 2008, của PGS.TS
Nguyễn Hồng Thái đã phân tích sự cần thiết và lợi ích cũng nhƣ trách nhiệm
Nhà nƣớc nhằm nâng cao khả năng hợp tác giữa Công tƣ phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông tại Việt Nam [20].
+ Bài viết, "Phân tích lợi ích trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thơng theo hình thức PPP”, của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, đăng trên tạp chí
giao thơng 10/2008.
Các cơng trình đã cơng bố của các nhà nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ
các đề xuất của các nhà đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc và kinh nghiệm của các
chuyên gia quản lý trong và ngoài nƣớc đều, cho thấy khó khăn vƣớng mắc
chính đối với vấn đề tham gia đầu tƣ về cơ sở hạ tầng của khối doanh nghiệp
tƣ nhân là do hầu hết các dự án có tính khả thi cao đều đƣợc giao cho các
doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân khơng có điều kiện tiếp cận

thơng tin về các dự án lớn, điều đó đã ngăn cản họ tham gia mạnh mẽ vào
phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia.
Tóm lại để đẩy mạnh mơ hình hợp tác đầu tƣ PPP tại Việt Nam, cần xây
dựng cơ chế, phƣơng thức hợp tác đầu tƣ Công - Tƣ một cách rõ ràng, công khai
và minh bạch, cũng nhƣ những ƣu tiên hỗ trợ về mặt bằng, chính sách thuế, vay

3


vốn ƣu đãi, thủ tục đầu tƣ tạo cơ sở pháp lý cho khu vực tƣ nhân tham gia đầu tƣ
xây dựng cơ sở hạ tầng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích chung
Đánh giá thực trạng hợp tác công tƣ trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An; từ đó đề xuất các giải pháp
tăng cƣờng hợp tác cơng tƣ trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền
núi, tỉnh Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác công tƣ
trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Đánh giá thực trạng hợp tác công tƣ trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại
các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng hợp tác công tƣ trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung về hợp tác công tƣ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên
địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu các hình thức hợp tác công tƣ trong xây dựng cơ

sở hạ tầng nông thôn tập trung vào một số vấn đề cơ bản: (1) quy hoạch cơ sở hạ
tầng nông thôn trên địa bàn các huyện miền núi; (2) thực trạng hợp tác trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (3) Giải pháp thúc đẩy hợp tác công tƣ trong xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại địa bàn một số xã thuộc các huyện
miền núi, tỉnh Nghệ An.

4


Số liệu thu thập đƣợc từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian
từ năm 2012 đến năm 2014; số liệu khảo sát thực trạng đƣợc điều tra từ năm
2013 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp tiếp cận
5.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu sẽ sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống để nhìn nhận và
phân tích vấn đề một cách tổng thể theo chu trình chính sách từ khâu xây
dựng - tổ chức thực hiện - giám sát, đánh giá cũng nhƣ mối quan hệ giữa các
tác nhân trong hệ thống.
5.1.2. Phương pháp tiếp cận theo nhóm yếu tố tác động đến hợp tác
Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến hợp tác bao gồm: điều kiện kinh tế xã
hội, nguồn lực thực hiện chƣơng trình và đối tƣợng thụ hƣởng (Vốn, trình độ
dân trí, năng lực cán bộ,....)
5.1.3. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Tiếp cận có sự tham gia đƣợc coi là cách tiếp cận quan trọng và đƣợc
sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của đề tài, từ việc điều
tra, khảo sát và đánh giá mức độ, giải pháp nâng cao hợp tác giữa đầu tƣ cơng
và xã hội hố trong xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn nói chung và theo
chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng.

Các thảo luận ở cấp huyện, xã với sự tham gia của các thành viên thuộc
các đối tƣợng tham gia chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó chính
quyền huyện, xã, các tổ chức xã hội sẽ đƣợc chú trọng nhằm đánh giá một
cách khách quan việc thực hiện hợp tác giữa đầu tƣ và xã hội hoá trong xây
dựng cơ sở hạ tầng.

5


5.2. Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo
của huyện, tỉnh, số liệu thống kê,… có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
5.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp
bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn, các công cụ PRA, thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu, … đƣợc sử dụng linh hoạt.
- Phƣơng pháp quan sát:
- Phƣơng pháp điều tra thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp: Điều
tra trực tiếp thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối với các trƣởng
thôn, BCĐ xây dựng cơ sở hạ tầng xã.
- Phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng:
- Nội dung thơng tin thu thập: tình hình hợp tác đầu tƣ cơng và xã hội
hố trong chƣơng trình xây dựng Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện;
5.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin
5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng để thống kê đánh giá thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn theo chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh
Nghệ An.
5.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh mức độ hợp tác giữa hợp tác công tƣ giữa các vùng khác nhau
trong huyện, từ đó tìm ra yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác công tƣ để đẩy nhanh
tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các xã trên địa bàn huyện.
5.3.4. Phương Pháp SWOT
Dùng để đánh giá điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của vấn đề
hợp tác đầu tƣ cơng và xã hội hố cơ sở hạ tầng theo chƣơng trình xây dựng

6


cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An để đề xuất một số giải
pháp đẩy mạnh hợp tác đầu tƣ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác công tƣ
trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Đánh giá thực trạng hợp tác công tƣ trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại
các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hợp tác công tƣ trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài 2 phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục làm 3 chƣơng,
cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác công tƣ trong
xây dựng cơ sở hạ tầng
Chƣơng 2. Thực trạng hợp tác công tƣ trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại
các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng hợp tác công tƣ
trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.

7



CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP
TÁC CÔNG TƢ TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp tác cơng tƣ
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về hợp tác
Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên
sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị
hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí khơng thể thực hiện đƣợc, hoặc
thực hiện kém hiệu quả so với có hợp tác.
1.1.1.2. Khái niệm về hợp tác công tư
PPP là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều thực thể, hợp tác hƣớng đến
mục tiêu chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm, rủi ro và lợi ích, kết nối các nguồn
lực đầu tƣ.
PPP là một giao kết bằng hợp đồng giữa một đơn vịnhà nƣớc và một
đơn vị tƣ nhân, theo đó đơn vị tƣ nhân chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm
đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà nƣớc yêu cầu, trong một thời
gian cụ thể và đổi lấy lợi ích thƣờng dƣới hình thức là khoản tiền thanh toán
dịch vụ.
Mối quan hệ đối tác nhà nƣớc - tƣ nhân miêu tả một loạt các mối quan
hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nƣớc và tổ chức tƣ nhân liên quan đến lĩnh
vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác.
Ủy ban Châu Âu coi các dự án PPP có các nét đặc trƣng chủ yếu nhƣ:
- Đó là các mối quan hệ tƣơng đối lâu dài, bao gồm việc hợp tác giữa
đối tác công cộng và đối tác tƣ nhân trên những khía cạnh khác nhau của một
dự án đã đƣợc lập kế hoạch từ trƣớc.
- Các cơ cấu vốn liên kết các nguồn vốn của khu vực công cộng và tƣ

8



nhân, trong đó cơ quan vận hành đóng một vai trò quan trọng tại mỗi giai
đoạn của dự án (thiết kết, hồn thiện, thực hiện, cấp vốn).
- Đối tác cơng cộng chú trọng vào việc xác định các mục tiêu cần đạt
đƣợc;
- Có sự phân chia rủi ro giữa đối tác thuộc khu vực công cộng và đối tác
thuộc khu vực tƣ nhân.
Ở nƣớc ta, theo quy chế thí điểm đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng tƣ
đƣợc Thủ tƣớng chính phủ ban hành theo quyết định 71/2010, Đầu tƣ theo
hình thức đối tác cơng - tƣ là việc nhà nƣớc và Nhà đầu tƣ cùng phối hợp thực
hiện Dự án phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp
đồng dự án.
Và theo Nghị định 15/2015/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 14
tháng 02 năm 2015 về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ và các Thông tƣ
hƣớng dẫn của các Bộ có liên quan nhƣ Thơng tƣ 02/2016/TT - BKHĐT ban
hành ngày 01/03/2016; Thông tƣ 38/2015/TT - BTC ban hành ngày
30/10/2015; Thông tƣ 86/2015/TT - BGTVT ban hành ngày 31/12/2015 thì
Đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng - tƣ (gọi tắt là PPP) là đầu tƣ dự án theo
hình thức hợp đồng có hiệu lực pháp lý đƣợc ký kết giữa một bên là cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền đại diện cho khu vực cơng và một bên là thực thể
của khu vực tƣ nhân. Thông qua hợp đồng dự án, khu vực tƣ nhân cung cấp
những cơng trình cơ sở hạ tầng và dịch vụ công mà trƣớc đây thƣờng đƣợc
thực hiện bởi khu vực công; chịu chia sẻ những rủi ro liên quan đến việc thực
hiện dự án; đổi lại, khu vực tƣ nhân nhận đƣợc những lợi nhuận hợp lý từ việc
kinh doanh cơng trình cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công thông qua các
nguồn thu khác nhau của dự án.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể tóm tắt các đặc trƣng cơ bản
của PPP nhƣ sau:
- Là sự cộng tác giữa khu vực công và khu vực tƣ dựa trên một hợp

đồng dài hạn để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ.

9


- Phân bổ hợp lý về lợi ích, chi phí, rủi ro và trách nhiệm giữa hai khu vực.
- Kết quả: hiệu quả về chất lƣợng hàng hóa dịch vụ, và sử dụng vốn.
- Đối tác tƣ nhân thực hiện việc thiết kế, xây dựng, tài trợ vốn và vận hành
- Việc thanh toán thực hiện trong suốt thời gian hợp đồng.
- Quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về khu vực công và khu vực tƣ nhân sẽ
chuyển giao tài sản lại cho khu vực công khi kết thúc thời gian hợp đồng.
Hợp tác công tƣ (từ tiếng Anh là Public Private Cooperation - PPC) là
phƣơng thức hợp tác giữa khu vực công và khu vực tƣ nhân trong sản xuất
kinh doanh khơng cung cấp các hàng hóa cơng và dịch vụ cơng với cơ chế
khơng hợp đồng, ít phân rõ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro giữa hai khu vƣc
công và tƣ. Thực chất PPC là quá trình liên kết hợp tác giữa khu vực cơng và
khu vực tƣ để cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ƣu
hóa hiệu quả đầu tƣ và cung cấp dịch vụ công cộng chất lƣợng cao, nó sẽ
mang lại lợi ích cho cả nhà nƣớc và ngƣời dân vì tận dụng đƣợc nguồn lực tài
chính và quản lý từ tƣ nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho ngƣời dân.
“Hợp tác cơng tƣ là hợp tác giữa các khối tƣ nhân với Nhà nƣớc, ngƣời
ta thƣờng nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, trong hợp tác
công - tƣ ở Việt Nam, nơng dân có vai trị đặc biệt quan trọng. Hợp tác công tƣ ở Việt Nam, điều mà chúng ta làm rất tốt trong thời gian vừa qua chính là
hợp tác giữa nơng dân với Nhà nƣớc. Các chính sách, chỉ tiêu của Nhà nƣớc
đƣa ra, các định hƣớng đều đƣợc nông dân chú ý, tham gia, phối hợp và khai
thác có hiệu quả.
1.1.1.3. Cơ sở hạ tầng
Từ khái niệm về Nơng thơn và phát triển nơng thơn có thể hiểu một
nơng thơn phát triển là Nơng thơn có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp, đời
sống của nhân dân đƣợc nâng cao, hoạt động dƣới sự quản lý và điều hành

của Nhà Nƣớc.

10


Ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã k‎ý Quyết định số 491/QĐTTg, ban hành ”Bộ tiêu chí quốc gia về cơ sở hạ tầng” bao gồm 19 tiêu chí
và đƣợc chia thành 5 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - mơi trƣờng và hệ thống
chính trị.
Cơ sở hạ tầng nơng thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật
chất - kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và cơng
trình vật chất - kỹ thuật đƣợc tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông
thôn và rong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện
chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông
nghiệp.
Cơ sở hạ tầng nơng thơn có thể bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết
bị và cơng trình chủ yếu sau:
- Hệ thống và các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ nơng, phịng chống thiên tai,
bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trƣờng trong nông nghiệp nông thôn
nhƣ: đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mƣơng thuỷ lợi, các trạm bơm…
Các hệ thống và cơng trình giao thơng vận tải trong nông thôn: cầu
cống, đƣờng xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng
hoá, giao lƣu đi lại của dân cƣ.
- Mạng lƣới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lƣới thông tin
liên lạc…
- Những cơng trình xử lý, khai thác và cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt cho
dân cƣ nông thôn.
- Mạng lƣới và cơ sở thƣơng nghiệp, dịch vụ cung ứng vât tƣ, nguyên vật
liệu, mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lƣu bn bán.
- Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ
thuật; trạm trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.


11


Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng nhƣ sự phân bố, cấu
trúc trình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc
gia cũng nhƣ giữa các địa phƣơng, vùng lãnh thổ của đất nƣớc. Tại các nƣớc
phát triển, cơ sở hạ tầng nơng thơn cịn bao gồm cả các hệ thống, cơng trình
cung cấp gas, khí đốt, xử lý và làm sạch nguồn nƣớc tƣới tiêu nông nghiệp,
cung cấp cho nông dân nghiệp vụ khuyến nông.
1.1.2. Đặc điểm xây dựng cơ sở hạ tầng
Ngoài những đặc điểm của cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở hạ tầng nông
thôn cịn có những đặc thù gồm:
Thứ nhất, các hoạt động của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
diễn ra trong một phạm vi không gian rất rộng lớn. Tuy vậy ở mọi nơi đều
cần cơ sở hạ tầng cho hoạt động đó do đó hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn
nói chung đƣợc xây dựng trong một phạm vi không gian rất rộng lớn, tập
trung trong không gian nhất định và phải kết hợp với nhiều chức năng
khác. Đồng thời dẫn đến kết quả một cơng trình cơ sở hạ tầng nông thôn đa
chức năng.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng nông thôn ảnh hƣởng trực tiếp đến tồn bộ các
q trình sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các hoạt động đều cần đến giao thông
để vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển nhân lực và phân phối sản phẩm
đến thị trƣờng.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng nơng thơn có u cầu rất lớn về khơng gian và
quỹ đất. Các cơng trình cơ sở hạ tầng nơng thôn yêu cầu một quỹ rất lớn về
không gian trong tổng quỹ không gian. Thông thƣờng đối với cơ cấu phƣơng
tiện đi lại cá nhân trung bình và lớn, quỹ đất giành cho hệ thống cơ sở hạ tầng
nông thôn nói chung chiếm tới 18-25% trong tổng quỹ đất.
Thứ tư, hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn có quan hệ với hầu hết các hệ

thống trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống mạng lƣới đƣờng giao thông có
sự liên hệ chặt chẽ với hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nƣớc và hệ thống

12


chiếu sáng công cộng. Điều này rất quan trọng đến trình tự phối hợp đầu tƣ
khai thác các cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng nơng thơn phục vụ q trình sản xuất nhƣng
khơng chỉ tạo ra sản phẩm cụ thể mà chỉ là gián tiếp tạo ra sản phẩm của xã
hội, mà còn trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội.

Sở hữu

BOT

Nhà nƣớc

DBFM

Khởi
xƣớng

Cơng ty
liên doanh

Hợp đồng giao
quyền Vận hành
và Bảo trì


Chìa khố
trao tay
(Thiết kế &
Xây dựng)

Hợp đồng
Vận hành và
Bảo trì

Bảng 1.1. Đặc điểm cơ bản của các mơ hình hợp tác cơng tƣ (PPP)

Nhà nƣớc

Nhà nƣớc
hoặc Tƣ
nhân

Nhà nƣớc
hoặc Tƣ
nhân

Nhà nƣớc
hoặc NN /
Tƣ nhân

Nhà nƣớc

Nhà nƣớc

Nhà nƣớc


Nhà
nƣớc

Thiết kế
Xây
dựng

Tƣ nhân
theo hợp
đồng trả phí

NN hoặc
TN theo
hợp đồng
cơng việc

TN theo
hợp đồng
trả phí

Vận
hành và
Bảo trì

TN theo
hợp
NN hoặc TN
đồng trả theo HĐ phí
phí


TN theo
hợp đồng
giao quyền

TN theo
hợp đồng
trả phí

Rủi ro
doanh
thu
Tài trợ

Tƣ nhân
Nhà
nƣớc

Nhà nƣớc /
Tƣ nhân

Nhà nƣớc

Tƣ nhân
theo hợp
đồng giao
quyền

Tƣ nhân


Nhà nƣớc

Ban đầu là
NN, NN / NN / Tƣ
NN, sau đó
TN hoặc nhân hoặc
TN hoặc
Tƣ nhân
Tƣ nhân
NN / TN
Nguồn: Từ US Department of Transportation, FHWA, Public Private Partnerships

1.1.3. Nội dung về hợp tác công tư
Bản chất của hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các bên liên quan để
tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi bên riêng

13


rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí khơng thể thực hiện đƣợc, hoặc thực hiện kém
hiệu quả so với có hợp tác.
Về cơ bản, nền kinh tế đƣợc phân

Sơ đồ Hợp tác công tƣ

định thành hai khu vực: Khu vực công và
khu vực tƣ. Khu vực công (public sector),
đại diện chủ yếu là nhà nƣớc, có nhiệm vụ
cung cấp các hàng hóa cơng (cơ sở hạ tầng
thiết yếu…) và dịch vụ công để tạo điều

kiện cho khu vực tƣ nhân phát triển. Khu

ĐẦU TƢ
CƠNG:
Theo mục
tiêu của
chính sách

ĐẦU TƢ
TƢ NHÂN:
Theo tín hiệu
thị trƣờng

vực tƣ (private sector) bao gồm các tổ chức
của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế. Trên
cơ sở khả năng tiếp cận đƣợc hàng hóa cơng và dịch vụ công do khu vực công
cung cấp, khu vực tƣ thực hiện đầu tƣ trong nền kinh tế theo tín hiệu của thị
trƣờng. Nền kinh tế phát triển là nền kinh tế có khu vực cơng ln làm hậu
thuẫn cho khu vực tƣ nhân phát triển [7].
Tuy nhiên, vấn đề là các chính phủ thƣờng khơng đủ nguồn tài chính,
chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế trong đầu tƣ để cung
cấp các hàng hóa cơng và dịch vụ công nên hiệu quả đầu tƣ công thƣờng thấp.
Trƣớc tình trạng đó, hợp tác cơng - tƣ (PPC) đã ra đời và đƣợc các chính phủ
đã quan tâm, vận dụng nhƣ là một cơng cụ chính sách đầu tƣ để “xã hội hóa”
đầu tƣ cơng nhằm cung cấp hàng hóa cơng và dịch vụ cơng một cách hiệu
quả. Nhà nƣớc phối hợp với tƣ nhân, với cộng đồng hoặc các đối tác khác để
thực hiện nhiệm vụ này. Một cách khái quát, khi thực hiện hợp tác công - tƣ
thƣờng hƣớng tới các mục tiêu sau [7].
- Tăng lợi ích của các bên liên quan, góp phần làm tăng lợi ích của tồn
xã hội. Cụ thể, góp phần tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ, hiệu quả quản lý và xã

hội hóa việc cung cấp hàng hóa cơng và dịch vụ công, thực hiện đƣợc các
mục tiêu phát triển của đất nƣớc; đối với khu vực tƣ, giúp tối đa hóa lợi ích,

14


tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, đa dạng và tăng chất lƣợng sản phẩm và dịch
vụ, tăng lòng tin cho ngƣời tiêu dùng.
- Tối ƣu hóa sự phân phối nguồn lực với cơ chế thị trƣờng cạnh tranh.
- Cải thiện phúc lợi cơng cộng.
Có nhiều khái niệm liên quan đến hợp tác công - tƣ, cụ thể:
Thuật ngữ “xã hội hóa” đƣợc dùng khá phổ biến mang tính khái qt
với ý nghĩa là sự huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong toàn
xã hội tham gia, đầu tƣ để phục vụ cho mục tiêu phát triển đã định. Các thuật
ngữ: xã hội hóa đầu tƣ, xã hội hóa cơng tác khuyến nơng, xã hội hóa y tế,…
đƣợc dùng với ngụ ý này.
“Sự tham gia” có ý chỉ nội dung, mức độ sự tham gia của các bên liên
quan trong thực thi một chính sách, chƣơng trình, dự án nhất định. Thơng
thƣờng chính phủ là ngƣời khởi xƣớng chính sách và mong muốn có sự tham
gia ở nội dung nào đó, với mức độ nào đó của cá nhân, tổ chức hoặc cộng
đồng để tăng hiệu lực và hiệu quả của chính sách. Mức độ tham gia khác nhau
thể hiện từ việc đƣợc thông báo, xác định nhu cầu, lập kế hoạch, hƣởng lợi,
giám sát, vận hành, duy tu, bảo dƣỡng,… Tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời
dân, cộng đồng trong xây dựng , trong các chƣơng trình/dự án giảm nghèo,
v.v… đƣợc sử dụng với hàm ý này.
Đối tác công tƣ (từ tiếng Anh là Public Private Partnership-PPP) là đầu
tƣ dự án theo hình thức hợp đồng có hiệu lực pháp lý đƣợc ký kết giữa một
bên là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đại diện cho khu vực công và một
bên là thực thể của khu vực tƣ nhân. Thông qua hợp đồng dự án, khu vực tƣ
nhân cung cấp những cơng trình cơ sở hạ tầng và dịch vụ công mà trƣớc đây

thƣờng đƣợc thực hiện bởi khu vực công; chịu chia sẻ những rủi ro liên quan
đến việc thực hiện dự án; đổi lại, họ nhận đƣợc những lợi nhuận hợp lý từ
việc kinh doanh cơng trình cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công thông qua
các nguồn thu khác nhau của dự án.

15


PPP khơng phải là tƣ nhân hóa, mà là cơng tƣ phối hợp thực hiện dự án,
cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và sự rủi ro, nó giúp cải thiện chất lƣợng các
dịch vụ công. Để thực hiện PPP, Nhà nƣớc sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung
cấp dịch vụ và tƣ nhân đƣợc khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán
theo chất lƣợng dịch vụ đƣợc thực hiện qua hợp đồng, trên nguyên tắc chuyển
rủi ro cho ngƣời quản lý tốt hơn rủi ro đó; tƣ nhân sẽ đóng góp khơng chỉ là
vốn mà cả cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý [7]. PPP thƣờng đƣợc thực hiện
theo ba phƣơng thức cơ bản sau: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
(Build - Operation - Transfer - BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
(Build - Transfer - Operation - BTO), Xây dựng - chuyển giao (Build Transfer - BT).
Hợp tác công - tƣ (Public Private Cooperation-PPC): Thực chất PPC là
quá trình liên kết hợp tác giữa khu vực công và khu vực tƣ để cung cấp hàng
hóa hay dịch vụ. Với nghĩa rộng hơn PPP, quan hệ trong PPC không nhất
thiết phải thông qua hợp đồng, nó đƣợc sử dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt
hơn và thƣờng ở những lĩnh vực ít sinh lợi nhuận, khó kiểm sốt hơn.
Về bản chất PPP và PPC đều có sự tham gia của cả hai khu vực, cùng
đảm bảo lợi ích của các bên. PPP liên quan đến hợp đồng giữa cấp có thẩm
quyền của khu vực công với một hay một số nhà đầu tƣ tƣ nhân, trong đó nhà
đầu tƣ tƣ nhân cung cấp dịch vụ cơng hay cơng trình dự án và gánh vác phần
lớn rủi ro về kinh doanh, kỹ thuật, tài chính có thể xảy ra trong dự án.
1.1.4. Lợi ích của mơ hình hợp tác cơng tư
1.1.4.1. Tính vượt trội của hợp tác cơng tưso với hình thức đầu tư truyền

thống
Hình thức đầu tƣ truyền thống đƣợc tài trợ từ thuế và nợ cơng. Nhà
nƣớc tài trợ tồn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vƣợt trội. Việc vận hành và
bảo dƣỡng do nhà nƣớc quản lý, nhà thầu không chịu trách nhiệm sau khi kết
thúc thời gian bảo hành.

16


×