Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương hạt nhân nguyên tử vật lí lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ HỢI

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “HẠT NHÂN NGUN TỬ”
VẬT LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ HỢI

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “HẠT NHÂN NGUN TỬ”
VẬT LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Chun ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ NHỊ


NGHỆ AN - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu tìm hiểu, cịn có
sự đóng góp khơng nhỏ của thầy cơ giáo trong Khoa Vật lý Đại học Vinh, bạn bè
và gia đình của tơi. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Nhị,
người đã giúp đỡ hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn. Bên
cạnh đó, tơi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn bè, người thân và các
đồng nghiệp cũng như các em học sinh của trường THPT Cát Ngạn - Thanh
Chương - Nghệ An đã có những nhận xét, đánh giá, trao đổi và cung cấp cho tôi
nhiều tài liệu tham khảo bổ ích giúp tơi hồn thành tốt luận văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, nơi ln động
viên, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Nghệ An, tháng 7 năm 2016
Tác giả

Võ Thị Hợi


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3

8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................................... 5
1.1. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí ở trường trung
học phổ thông .................................................................................................... 5
1.1.1. Quy luật chung của quá trình nhận thức .............................................. 5
1.1.2. Phát triển tư duy của học sinh .............................................................. 5
1.1.3. Sự nghi nhớ ở học sinh ........................................................................ 9
1.2. Bản đồ tư duy ........................................................................................... 10
1.2.1. Giới thiệu bản đồ tư duy .................................................................... 10
1.2.2. Khái niệm bản đồ tư duy .................................................................... 11
1.2.3. Ưu điểm của bản đồ tư duy ................................................................ 12
1.2.4. Bản đồ tư duy trong dạy học vật lý .................................................... 12
1.3. Thực trạng sử dụng BĐTD trong dạy học ở phổ thông ........................... 14
1.3.1. Thực trạng nhận thức ......................................................................... 15
1.3.2. Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong thực tiễn ............................ 16
1.3.3. Nguyên nhân và thực trạng ................................................................ 16
1.4. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý THPT ........ 17
1.4.1. Nguyên tắc xây dựng ......................................................................... 17
1.4.2. Nguyên tắc sử dụng BĐTD trong dạy học vật lí ............................... 19
1.5. Bản đồ tư duy trong các loại bài học vật lý ............................................. 20
1.5.1. Bản đồ tư duy trong bài học xây dựng kiến thức mới ....................... 20
1.5.2. Bản đồ tư duy trong bài học giải bài tập vật lý .................................. 21
1.5.3. Bản đồ tư duy trong bài học ôn tập, tổng kết ..................................... 22
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 24


Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG ''HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ'' VẬT LÍ 12 TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG ................................................................................................... 25
2.1. Kiến thức khoa học chương “Hạt nhân nguyên tử’’ Vật lý 12 THPT ......... 25
2.1.1. Những tính chất cơ bản của hạt nhân nguyên tử ............................... 25
2.1.2. Hiện tượng phóng xạ .......................................................................... 28
2.1.3. Tương tác hạt nhân ............................................................................ 30
2.1.4. Năng lượng phân hạch ....................................................................... 31
2.1.5. Năng lượng nhiệt hạch ....................................................................... 31
2.1.6. Một số khái niệm ............................................................................... 32
2.2. Nội dung phần “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT ........................... 32
2.3. Mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng ..................................... 33
2.4. Thiết kế BĐTD trong dạy học một số bài trong chương “Hạt nhân nguyên
tử’’ Vật lý 12 THPT ........................................................................................ 34
2.4.1. BĐTD trong bài học xây dựng kiến thức mới ................................... 34
2.4.2. Bản đồ tư duy trong bài học bài tập vật lí .......................................... 40
2.4.3. Bản đồ tư duy trong bài học ôn tập .................................................... 45
2.5. Thiết kế một số tiến trình dạy học có sử dụng BĐTD đã xây dựng ........ 47
2.5.1. Bài học xây dựng kiến thức mới (giáo án 1) ..................................... 47
2.5.2. Bài học xây dựng kiến thức mới (giáo án 2) ..................................... 53
2.5.3. Bản đồ tư duy trong bài tập vật lý (giáo án 3) ................................... 64
2.5.4. Bài học ôn tập tổng kết chương (giáo án 4) ....................................... 73
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 78
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 79
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................... 79
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm ......................................... 80
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 80
3.4. Diễn biến thực nghiệm sư phạm .............................................................. 81
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 84
3.5.1. Kết quả định tính ................................................................................ 84
3.5.2. Kết quả định lượng ............................................................................ 85
3.5.3. Kiểm định giả thuyết của đề tài ........................................................ 88

Kết luận chương 3 ........................................................................................... 89
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

BĐTD

Bản đồ tư duy

2

HS

Học sinh

3

SGK

Sách giáo khoa


4

SL

Số lượng

5

THPT

Trung học phổ thông

6

TL

Tỷ lệ


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình:
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 2.1.

Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Hình 2.12.
Hình 2.13.
Hình 2.14.
Hình 2.15.
Hình 2.16.
Hình 2.17.
Hình 2.18.
Hình 2.19.
Hình 2.20.
Hình 2.21.
Hình 2.22.
Hình 2.23.
Hình 2.24.
Hình 2.25.

Bản đồ tư duy tổng kết bài học phản ứng phân hạch .................. 11
BĐTD định hướng tìm hiểu phản ứng phân hạch dây chuyền ............ 21
BĐTD thể hiện đặc tính của q trình phóng xạ ......................... 21
BĐTD hệ thống các dạng bài tập phóng xạ ................................ 22
BĐTD tổng kết nội dung phản ứng hạt nhân .............................. 23

BĐTD tổng kết kiến thức phân hạch ........................................... 23
Grap nội dung chương hạt nhân nguyên tử ................................. 32
BĐTD nêu vấn đề về phóng xạ, các tia phóng xạ ....................... 35
BĐTD xây dựng kiến thức mới về hiện tượng phóng xạ ............ 36
BĐTD củng cố kiến thức dưới dạng bài tập ................................ 36
BĐTD tìm hiểu về đồng vị phóng xạ .......................................... 37
BĐTD củng cố, tổng kết bài học phóng xạ (tiết 2) ..................... 37
BĐTD định hướng tìm hiểu phản ứng phân hạch ....................... 38
BĐTD phản ứng phân hạch hoàn chỉnh ...................................... 38
BĐTD phản ứng phân hạch ......................................................... 39
BĐTD tìm hiểu năng lượng phân hạch ....................................... 39
BĐTD năng lượng phân hạch ...................................................... 40
BĐTD tìm hiểu năng lượng liên kết ............................................ 40
BĐTD gợi ý hồn chỉnh phương trình phản ứng hạt nhân .......... 41
BĐTD định hướng cụ thể hoàn thành phản ứng hạt nhân ........... 42
BĐTD định hướng tổng quát giải bài tập ví dụ 2 ........................ 43
BĐTD hướng dẫn chi tiết giải bài tập ví dụ 2 ............................. 43
BĐTD định hướng tổng quát giải bài tập ví dụ 3 ........................ 44
BĐTD hướng dẫn chi tiết giải bài tập ví dụ 3 ............................. 44
BĐTD đơn vị kiến thức chương VII ........................................... 45
BĐTD tổng kết chương ............................................................... 46
BĐTD về hạt nhân nguyên tử ...................................................... 50
BĐTD tìm hiểu đơn vị khối lượng hạt nhân ............................... 50
BĐTD tổng kết, củng cố bài học tính chất và cấu tạo hạt nhân ......... 53
BĐTD tìm hiểu độ hụt khối ......................................................... 56
BĐTD hoàn chỉnh kiến thức độ hụt khối .................................... 57


Hình 2.26.
Hình 2.27.

Hình 2.28.
Hình 2.29.
Hình 2.30.
Hình 2.31.
Hình 2.32.
Bảng
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 2.1.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

BĐTD tìm hiểu phản ứng hạt nhân ............................................. 60
BĐTD hoàn chỉnh nội dung kiến thức ''phản ứng hạt nhân'' .......... 63
BĐTD các dạng bài tập phản ứng hạt nhân, năng lượng
liên kết của hạt nhân .................................................................... 66
BĐTD định hướng hệ thống kiến thức tính chất và cấu tạo hạt nhân ............75
BĐTD định hướng hệ thống hóa kiến thức năng lượng liên
kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân ........................................... 76
BĐTD định hướng hệ thống hóa kiến thức phóng xạ ................. 76
BĐTD định hướng hệ thống hóa kiến thức phản ứng phân
hạch, phản ứng nhiệt hạch ........................................................... 77
Mức độ hiểu biết về việc sử dụng BĐTD trong dạy học ............ 15
Phương tiện vẽ BĐTD trong dạy học .......................................... 15
Mức độ sử dụng BĐTD trong năm học 2015-2016 .................... 16

BĐTD trong dạy học giúp học sinh ............................................. 16
Những khó khăn đối với giáo viên khi sử dụng BĐTD trong
dạy học .......................................................................................... 17
Khối lượng và năng lượng tương ứng của vài hạt nhân .............. 27
Bảng thống kê điểm số Xi của bài kiểm tra ................................. 85
Phân phối tần suất ........................................................................ 86
Phân bố tần suất tích lũy .............................................................. 86
Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm ....................................................................... 88

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ......... 85
Biểu đồ 3.2. Phân bố tần suất của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ........... 86
Biểu đồ 3.3. Phần bố tần xuất tích lũy của nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm ................................................................................. 87


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đổi mới giáo dục thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học này lấy học sinh (HS) làm trung tâm nhằm tích cực hóa
hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Người học chủ
động, tích cực tham gia vào q trình khám phá, vận dụng kiến thức để lĩnh hội
nội dung bài học, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tối đa khả năng học tập,
năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề.
Vì vậy các trường THPT đã trển khai các phương pháp dạy học mới. Tuy
nhiên việc thực hiện phương pháp dạy học mới cịn mang tính tiếp cận, nên hiệu
quả chưa cao. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của giáo viên cho
HS, thì phần lớn HS học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ máy móc

để vận dụng kiến thức vào giải bài tập, vào thực tế mà chưa rèn luyện kỹ năng tư
duy. HS học bài nào biết bài đấy mà chưa liên hệ được kiến thức các bài với
nhau, thậm chí kiến thức trong mỗi phần trong một bài học cũng chưa liên hệ và
hệ thống được lôgic.
Từ những vấn đề đặt ra như vậy người giáo viên cần phải tìm phương
pháp dạy học “phát triển” để kích thích hứng thú học tập ở HS. HS tích cực, chủ
động tìm hiểu lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo.
Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh
để mở rộng mà đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền
tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ,
hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng
của bộ não.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với mạng
lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ
với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng
cố kiến thức sau mỗi tiết học, ơn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương.


2
BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp
học cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạyhọc mà còn là mục
tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém,
nhất là các môn học tự nhiên. Khả năng ghi nhớ, liên kết vận dụng kiến thức còn
kém. Các HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi
chép để lưu thơng tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng
thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính
độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn
ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực,

huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Khi dạy chương “Hạt nhân ngun tử” Vật lý 12 THPT, tơi thấy kiến thức
có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, HS thấu hiểu được phần trước thì mới nắm bắt
được phần sau của bài. Không những vậy bài trước là cơ sở, nền tảng của bài
sau. Để hiểu sâu sắc kiến thức trọng tâm của chương và vận dụng vào giải bài
tập và giải thích các hiện tượng thực tế linh hoạt, HS phải nhớ kiến thức của
chương một cách nhuần nhuyễn, liên hệ được kiến thức ở trong mỗi bài, từng
bài của chương và hệ thống hóa chúng một cách lơgic.
Dựa trên thực tế của nhà trường, nhu cầu của bản thân, xuất phát từ cơ sở
lí luận và thực tiễn nói trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Sử dụng bản đồ
tư duy trong dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lí lớp 12 THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng BĐTD trong dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12
THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học vật lý ở trường THPT.
- Bản đồ tư duy trong dạy học vật lý ở trường phổ thông.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý lớp 12 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng BĐTD trong dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý
12 THPT và sử dụng chúng vào quá trình dạy học thì sẽ nâng cao được chất
lượng dạy học ở trường phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về tư duy, BĐTD và sử dụng BĐTD trong quá trình
dạy học.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý ở một số
trường THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung dạy học chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật
lý 12 THPT.
- Thiết kế các BĐTD chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT.
- Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học trong chương “Hạt nhân
nguyên tử” Vật lý 12 THPTcó sử dụng BĐTD đã xây dựng.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các tiến
trình dạy học đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra, quan sát, kiểm tra.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Thống kê tốn học
7. Đóng góp của luận văn
* Về lý luận: Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về BĐTD trong dạy học
vật lý ở trường phổ thông.
* Về thực tiễn
- Thiết kế được 45 BĐTD dùng trong dạy học chương “Hạt nhân nguyên
tử” Vật lý lớp 12 THPT.


4
- Thiết kế được 6 bài học trong chương “Hạt nhân ngun tử” Vật lí 12
THPT có sử dụng BĐTD đã xây dựng.
8. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu (4 trang).
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông (20 trang).
Chương 2. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học chương

“Hạt nhân nguyên tử” Vật lý lớp 12 trung học phổ thông (54 trang).
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm (11 trang).
- Kết luận (1 trang).
- Tài liệu tham khảo (2 trang).
- Phụ lục (20 trang).


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí ở trường
trung học phổ thơng
1.1.1. Quy luật chung của q trình nhận thức
Tâm lý học hiện đại cho rằng: Trong nhận thức thế giới, con người có thể
đạt được những mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp. Mức độ thấp ban đầu là nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri
giác, trong đó con người phản ánh vào óc những biểu hiện bên ngoài của sự vật
khách quan. Những cái đang tác động trực tiếp vào giác quan.
Mức độ cao gọi là nhận thức lý tính, cịn gọi là tư duy, trong đó con người
phản ánh vào óc những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, những mối
quan hệ có tính quy luật. Dựa trên những dự liệu cảm tính, con người thực hiện
các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để rút ra
những tính chất chủ yếu của đối tượng nhận thức và xây dựng thành những khái
niệm. Mỗi khái niệm được diễn đạt bằng một từ ngữ. Mối quan hệ giữa các
thuộc tính của vật chất cũng được biểu thị bằng mối quan hệ giữa các khái niệm
dưới dạng những mệnh đề, những phán đoán.
Đến đây con người tư duy bằng khái niệm. Sự nhận thức không dừng lại ở
sự phản ánh vào trong óc những thuộc tính của sự vật, hiện tượng khách quan

mà còn thực hiện các phép suy luận để rút ra những kết luận mới trong thực tiễn.
Nhờ thế mà tư duy ln có tính sáng tạo, có thể mở rộng sự hiểu biết của mình
vào sự cải tạo thế giới khách quan, phục vụ lợi ích con người [13].
1.1.2. Phát triển tư duy của học sinh
1.1.2.1. Khái niệm về tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và


6
hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của
chúng, những mối quan hệ khách quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là
sự vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu được vào những dấu hiệu
cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới [15].
1.1.2.2. Đặc điểm của tư duy
- Tính vấn đề của tư duy: Khi gặp những hồn cảnh, những tình huống
mà vốn hiểu biết đã có, phương pháp hành động đã biết của con người khơng
đủ giải quyết, lúc đó con người rơi vào hồn cảnh có vấn đề (hay cịn gọi là
tình huống có vấn đề). Khi ấy, con người phải vượt ra khỏi phạm vi hiểu biết
và đi tìm kiến thức, con đường giải quyết (đi tìm cái mới) hay nói con người
phải tư duy.
- Tính khái quát của tư duy: Tư duy là khả năng khám phá những thuộc
tính chung, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện
tượng. Do vậy tư duy có tính khái quát.
- Tính gián tiếp của tư duy: Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người phản
ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng bằng giác quan của mình và cũng chỉ có được
những hình ảnh cảm tính về các sự vật, hiện tượng đó. Trong tư duy của con
người phản ánh thế giới một cách gián tiếp, phản ánh bằng ngơn ngữ.
- Tư duy có quan hệ trực tiếp với ngôn ngữ: Ngôn ngữ được xem là
phương tiện của tư duy. Trong quá trình tư duy nhờ sự tham gia của hệ thông tin
ngôn ngữ mà con người tiến hành thao tác tư duy. Cuối cùng sản phẩm của quá

trình tư duy là là những khái niệm, phán đốn, suy lý… được biểu đạt bằng ngơn
ngữ, câu v.v...
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: Tư duy và nhận
thức cảm tính thuộc hai mức độ nhận thức khác nhau nhưng không tách rời
nhau, có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau. Trong hoạt động
nhận thức, nói chung nhận thức cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu
tượng, tựa hồ như làm chỗ dựa cho tư duy. Ngược lại tư duy và kết quả của nó
chi phối khả năng phản ánh của cảm giác và tri giác, làm cho khả năng cảm giác
của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa.


7
1.1.2.3. Quá trình tư duy
Tư duy xuất hiện như một q trình theo quy luật diễn biến của nó. Q
trình này có các giai đoạn kế tiếp nhau [16].
Giai đoạn 1: Xác định vấn đề, biểu đạt nó thành nhiệm vụ tư duy. Khi gặp
tình huống (hồn cảnh) có vấn đề, chủ thể phải ý thức được đó là tình huống có
vấn đề đối với bản thân, phải phát hiện ra mâu thuẫn chứa đựng trong tình
huống đó, tạo ra nhu cầu phải giải quyết vấn đề đối với bản thân, tìm thấy những
tri thức đã có trong kinh nghiệm cá nhân có liên quan đến vấn đề, sử dụng các tri
thức đó vào giải quyết vấn đề, từ đó đề ra nhiệm vụ tư duy.
Giai đoạn 2: Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm của bản thân có liên
quan đến vấn đề, làm xuất hiện trong bộ não chủ thể tư duy những mối liên
tưởng xung quanh vấn đề đang cần giải quyết.
Giai đoạn 3: Sàng lọc những liên tưởng, gạt bỏ những cái khơng cần thiết,
hình thành giả thuyết về vấn đề có thể có.
Giai đoạn 4: Hình thành cách giải quyết vấn đề, nếu giả thuyết sai thì phủ
định lại nó để hình thành giả thuyết mới, nếu giả thuyết được khẳng định thì
chuyển sang giai đoạn 5.
Giai đoạn 5: Giải quyết vấn đề đi đến kết quả, kiểm tra lại kết quả.

1.1.2.4. Các loại tư duy
Dựa vào các dấu hiệu cấu trúc khác nhau của hiện thực mà người ta chia
tư duy thành các loại tư duy khác nhau [16].
- Tư duy hình tượng là tư duy biến đổi cấutrúc của tri giác. Những dấu
hiệu cấu trúc của hiện thực trong trường hợp này là quan hệ của đối tượng và
những thuộc tính của cảm tính của chúng trong tri giác trong đó có cả những
dấu hiệu như “gần hơn - xa hơn”, “nhỏ hơn - lớn hơn”, “giống nhau - không
giống nhau”…
- Tư duy kinh nghiệm là giai đoạn thấp của nhận thức lý tính, trong đó
con người rút ra những tri thức về sự vật hiện tượng khách quan, chủ yếu thông
qua con đường khái quát hóa kinh nghiệm quy nạp.


8
Tư duy kinh nghiệm là tư duy chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cảm tính và
sử dụng phương pháp “thử và sai”. Chủ thể phải thực hiện một số thao tác nào
đó, hành động nào đó, ngẫu nhiên gặp một trường hợp thành cơng, sau đó làm
lại theo lối cũ mà khơng cần biết ngun nhân vì sao. Tư duy kinh nghiệm là tư
duy tiền khoa học.
- Tư duy khoa học (hay còn gọi là tư duy lý luận) là tư duy dựa vào
những quy luật và những thuộc tính khách quan, bản chất do khoa học xác định.
Đặc trưng của tư duy khoa học là:
+ Không dừng lại ở kinh nghiệm rời rạc mà luôn hướng tới xây dựng quy
tắc, quy luật chung ngày một sâu rộng hơn.
+ Tự định hướng hành động, suy nghĩ về cách thức hành động trước khi
hành động.
+ Luôn sử dụng những tri thức khái qt hóa đã có để lý giải, dự đốn
những sự vận động của sự vật, hiện tượng cụ thể.
- Tư duy lôgic là tư duy thay thế các hoạt động với các sự vật, hiện tượng
bằng sự vận dụng theo quy tắc lôgic học.

- Tư duy khái quát là tư duy hoạt động dựa vào sự khái quát hóa. Khái
quát hóa là thao tác tư duy chuyển từ khái niệm hay tính chất nào đó cóngoại
diên hẹp sang khái niệm hay tính chất có ngoại diên rộng hơn bao gồm có đối
tượng ban đầu. Những dấu hiệu của hiện tượng khách quan mà tư duy dựa
vào đó có thể là những quan hệ riêng cũng như quan hệ phổ biến của sự vật
và hiện tượng.
1.1.2.5. Các thao tác tư duy cơ bản
Quá trình tư duy bao gồm các thao tác trí tuệ hay cịn gọi là thao tác tư
duy, có các thao tác cơ bản như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa,
khái qt hóa...
Phân tích là dùng trí óc tách đối tượng tư duy thành những thuộc tính,
những bộ phận, các mối liên hệ để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.


9
Tổng hợp là dùng trí óc đưa ra những thuộc tính, những thành phần đã
được phân tích vào thành một chỉnh thể giúp ta nhận thức đối tượng bao
quát hơn.
Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau,
trong một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở của tổng hợp, tổng hợp
diễn ra trên cơ sở của phân tích.
So sánh là dùng trí óc để xác định sự giống nhau, khác nhau giữa các sự
vật, hiện tượng (giữa các thuộc tính, các quan hệ, các bộ phận của một sự vật,
hiện tượng).
Trừu tượng hóa là thao tác tư duy trong đó chủ thể dùng trí óc gạt bỏ
những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không cần thiết về một
phương diện nào đó chỉ giữ lại những yếu tố cho tư duy mà thơi.
Khái qt hóa là thao tác trí tuệ trong đó chủ thể dùng trí óc bao quát
nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại... trên cơ sở có một số
thuộc tính chung và bản chất những mối quan hệ có tính quy luật. Kết quả khái

qt hóa cho ta một cái gì đó chung cho hàng loạt sự vật hiện tượng cùng loại.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa là hai thao tác tư duy có quan hệ mật
thiết với nhau, chi phối bổ sung cho nhau.
Kết quả của cả quá trình tư duy là những sản phẩm của trí tuệ: Những
khái niệm, những phán đoán, những suy lý.
1.1.3. Sự nghi nhớ ở học sinh
Đó là hoạt động lưu giữ thơng tin. Những hành động tư duy để ghi nhớ
kiến thức, kỹ năng đã học, có thể kể đến đọc nội dung có trong tài liệu sách giáo
khoa, sách tham khảo, tạp chí, tái hiện lại nội dung cơ bản (ghi lại, kể lại) nêu
lên những vấn đề chủ yếu của đề tài, nghĩ ra những thí dụ của bản thân để khẳng
định những quan điểm lý thuyết.v.v.. Hoạt động tư duy để ghi nhớ tài liệu đã
học không chỉ rút lại thành lĩnh hội tài liệu đó những khía cạnh và những chi tiết
mới, mà có lúc khơng thể làm sáng tỏ ngay tức khắc được hoặc không được học
sinh chú ý ngay từ lúc tri giác đầu tiên.


10
Trong quá trình ghi nhớ học sinh phải lĩnh hội được những sự kiện,
những kết luận (khái niệm) rút ra từ chúng, có lơgic sắp xếp nội dung kiến
thức, và cả những vấn đề đặc trưng cho mối liên hệ giữa kiến thức mới và
những kiến thức đã học trước đó. Để có sự bền vững địi hỏi học sinh tự giác,
tự lực rèn luyện thông qua ôn tập, luyện tập, thực hành để đào sâu và hệ thống
hóa kiến thức, hiểu sâu trình tự lơgic của chúng có sự kiểm tra và tự kiểm tra
thường xuyên.
1.2. Bản đồ tư duy
1.2.1. Giới thiệu bản đồ tư duy
(Mindmap) được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả
năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp,
hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Phương tiện này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiệnlại với nhau.

Bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung
tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ
các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một BĐTD, một danh
sách dài những thơng tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc,
sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế
hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ
dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony
Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách
ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.


11
là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành
hai hạt nhân trung bình ( kèm theo một vài nơtrơn )

Phản ứng phân hạch là gì?

Quy ước: Hai mảnh vở được gọi là sản phẩn
phân hạch hay ' mảnh vở'' phân hạch
Phân loai

Cơ chế của phản ứng phân hạch

- Phản ứng phân hạch tự phát
- Phản ứng phân hạch kích thích
Phản ứng phân hạch kích thích

Sub Topic


Phản ứng phân hạch kích thích

Sub Topic
Sub Topic

Sub Topic

Sub Topic

Sub Topic

Phản Main
ứngIdea
phân hạch

Input your Idea or Topic

Idea or Topic

Idea or Topic

Idea or Topic

Phản ứng phân hạch tỏa năng lượng gọi là năng lượng phân hạch

k 0 phản ứng phân hạch dây chuyền tắt nhanh
Năng lượng phân hạch

Phản ứng phân hạch dây chuyền


k  phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì
Điều kiện để phản ứng phân hạch dây chuyền duy trì
khối lượng chất phân hạch lớn hơn hoặc bằng khối lượng tới hạn

Phản ứng phân hạch có điều khiển

Thực hiện trong lị phản ứng hạt nhân

k=1

BĐTD 5.7
Hình 1.1. Bản đồ tư duy tổng kết bài học phản ứng phân hạch
1.2.2. Khái niệm bản đồ tư duy
Theo Tony Buzan “BĐTD là vẽ cách nghĩ của mình lên giấy, khả năng
hình tượng hóa tư duy này giúp ích cho bạn đào sâu suy nghĩ. BĐTD là một
hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng, đào sâu các ý tưởng
của chủ thể” [15].
BĐTD có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau nhưng chung quy lại thì
BĐTD là một sơ đồ được xây dựng theo kiểu lược đồ phân nhánh, trong đó nội
dung cơ bản, trọng tâm của vấn đề được thình bày ở trung tâm của bản đồ. Các


12
nội dung cụ thể, chi tiết vấn đề được trình bày xung quanh theo các nhánh khác
nhau. Mỗi nhánh lại có thể được chia thành các nhánh nhỏ hơn.
Những kiến thức càng xa trung tâm thì lĩnh vực kiến thức càng hẹp và
càng chuyên sâu.
BĐTD được xây dựng để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích
một vấn đề ra thành các nội dung chi tiết theo một dạng của lược đồ phân nhánh.
BĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng từ khóa, chữ số, màu sắc và

hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng của một vấn đề nào đó.
1.2.3. Ưu điểm của bản đồ tư duy
Khi chúng ta sử dụng BĐTD vào các cơng việc khác nhau thì bản đồ tư
duy sẽ có một số ưu điểm so với các phương pháp khác như:
- Trong ghi chép: Đỡ tốn thời gian hơn, làm rõ trọng tâm cần ghi chép,
việc ghi chép theo BĐTD phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình.
- Trong ghi nhớ: Có thể nhìn thấy tồn bộ nội dung cần ghi nhớ và có thể
tận dụng khả năng ghi nhớ hình ảnh của não để ghi nhớ nội dung của vấn đề.
- Trong việc trình bày, thuyết trình: Tiết kiệm dung lượng của giấy,
slide, bảng, mà vẫn tốt lên được nội dung cần trình bày thơng qua một số hình
ảnh dễ nhớ.
- Trong phương pháp giảng dạy: Kích thích hứng thú học tập và khả năng
sáng tạo của học sinh. Tạo cho học sinh phong cách làm việc khoa học, giúp học
sinh tự tin vào khả năng của mình.
1.2.4. Bản đồ tư duy trong dạy học vật lý
1.2.4.1. Đặc điểm của BĐTD trong dạy học vật lý
Sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Hình ảnh trung tâm phải được xác định rõ ràng và được tổng
hợp thành một hình ảnh trọng tâm.
- Thứ 2: Từ hình ảnh trung tâm, ý chủ đề chính của kiến thức vật lý được
tỏa rộng thành các nhánh. Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý
càng quan trọng thì nằm ở vị trí càng gần ý chính.


13
- Thứ 3: Các nhánh đều được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ
khóa trên một dịng liên kết. Những vấn đề nhỏ cũng được biểu thị bởi các
nhánh liên kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
- Thứ 4: Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau.
Ngồi ra màu sắc, hình ảnh, kích thước, mã số có thể được sử dụng để

làm nổi bật và phong phú BĐTD làm tăng sức thu hút, hấp dẫn, cá tính. Nhờ đó
đẩy mạnh tính sáng tạo, kỹ năng ghi nhớ và đặc biệt sức gợi nhớ.
1.2.4.2. Phương pháp xây dựng BĐTD trong dạy học vật lý
Để xây dựng BĐTD trong dạy học vật lý ở trường THPT cần phải thực
hiện các nhiệm vụ sau:
a. Lựa chọn cách thức xây dựng BĐTD phù hợp với loại bài học vật lý ở
chương trình THPT.
Trong dạy học vật lý BĐTD được sử dụng rất nhiều, trong tất cả các loại
bài học khác nhau như bài học xây dựng kiến thức mới, bài học ôn tập tổng kết,
bài học bài tập luyện tập giải bài tập và có một số giáo viên còn khai thác sử
dụng BĐTD trong bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh…
b. Xác định các nội dung cần chuẩn bị cho việc xây dựng một BĐTD.
- Xác định chủ đề, vấn đề chính, đối tượng trọng tâm cần ghi nhớ. Chủ đề
chính có thể là một kế hoạch, cơng việc nào đó hay một đơn vị kiến thức, một
bài học, một đối tượng nào đó.
- Liệt kê các nội dung kiến thức có liên quan đến chủ đề trọng tâm. Đó là
các thành phần kiến thức, thơng tin có liên quan hay cấu thành chủ đề chính.
- Phân loại, phân nhánh, phân nhóm các kiến thức chi tiết. Sự phân loại
đó dựa trên các tiêu chí như: Thứ tự xuất hiện, mức độ chuyên sâu, hay phân
chia theo lĩnh vực…
- Lựa chọn các hình ảnh, màu sắc phù hợp và gây chú ý đến người xem.
c. Các bước tiến hành xây dựng BĐTD
Bước 1: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm.
Chủ đề trung tâm được vẽ chính giữa bản đồ bằng từ ngữ, kí hiệu hay
đối tượng và được đặt trong một hình (vng, chữ nhật, trịn, sao…). Chủ


14
đề trung tâm thường kèm theo các hình ảnh có liên quan hay có tính gợi
mở cho chủ đề trung tâm. Các hình ảnh này phải có màu sắc, hình dạng bắt

mắt người xem. Hình ảnh trung tâm phải làm nổi bật được nội dung cần
trình bày.
Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ.
Dựa vào các kiến thức đã phân loại ta vẽ các tiêu đề phụ. Tiêu đề phụ
là nội dung kiến thức cơ bản của một bài học hoặc một đơn vị kiến thức
nào đó của bài học. Những nội dung kiến thức này sẽ góp phần làm sáng tỏ
nội dung của chủ đề chính ở trung tâm. Các tiêu đề phụ có thể được bổ
sung trong q trình nghiên cứu. Các tiêu đề phụ cũng có thể có hình ảnh
hay hình vẽ đi kèm hỗ trợ cho thuyết trình bằng ngơn ngữ, giúp người xem
ghi nhớ tốt hơn.
Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chính là kiến thức chi tiết, chuyên sâu,
cụ thể của tiêu đề phụ nhằm làm sáng tỏ bản chất của chủ đề trung tâm. Quá
trình phân chia nhánh là khơng giới hạn và có thể bổ sung bất kì lúc nào. Ở đây
thường xuất hiện các cơng thức, định nghĩa, định luật, bản chất, tính chất, số
lượng, thời gian…
Bước 4: Hồn thiện BĐTD.
Dùng hình ảnh, màu sắc, biểu tượng mang tính “bắt mắt” để làm cho
BĐTD trở nên sinh động hơn và gây ấn tượng mạnh với những ai quan sát nó.
Hồn thiện thiết kế BĐTD gọn gàng, dễ nhớ, dễ liên tưởng tránh rườm rà, lộn
xộn và khơng tn theo quy luật nào. Điều đó làm cho việc ghi nhớ kiến thức
được dễ dàng và lâu hơn.
1.3. Thực trạng sử dụng BĐTD trong dạy học ở phổ thông
Để đánh giá thực trạng sử dụng BĐTD trong dạy học ở trường phổ
thông. Tôi đã tiến hành điều tra 40 giáo viên THPT dạy tất cả các bộ môn của
trường THPT Cát Ngạn - Thanh Chương - Nghệ An. Thu được kết quả trên các
mặt như sau:


15

1.3.1. Thực trạng nhận thức
Bảng 1.1. Mức độ hiểu biết về việc sử dụng BĐTD trong dạy học
TT

Nội dung

SL

TL (%)

1

Chưa biết

0

0%

2

Biết ít

34

85 %

3

Biết nhiều


6

15 %

4

Hiểu sâu sắc

0

0%

Qua kết quả điều tra ta thấy được số lượng giáo viên hiểu biết kiến thức
về bản đồ tư duy chưa nhiều (biết ít 85%). Mặt khác những giáo viên hiểu rõ
kiến thức về bản đồ tư duy cịn ít (15 %) đó là những người được đi học chuyên
đề tại sở. Qua nghiên cứu tơi thấy BĐTD có rất nhiều ưu điểm trong dạy học nói
chung và mơn vật lí nói riêng. Mặt khác số lượng hiểu sâu về vấn đề này chưa
nhiều nên giáo viên nên tự học tự nghiên cứu để vận dụng nó vào dạy học để
nâng cao chất lượng dạy và học.
Bảng 1.2. Phương tiện vẽ BĐTD trong dạy học
TT

Nội dung

SL

TL (%)

1


Vẽ bằng tay

8

20%

2

Vẽ bằng máy tính

0

0%

3

Kết hợp cả hai phương tiện trên

0

0%

Con số 8/40 giáo viên có sử dụng phương tiện vẽ BĐTD bằng tay trong
dạy học cho thấy số lượng sử dụng BĐTD trong dạy học còn ít, phương tiện
khai thác chưa phong phú. Mới sử dụng công cụ bảng phụ, giấy, bút, phấn màu
nên chưa tận dụng được hình ảnh minh họa trên mạng, vì vậy khó lưu trữ khó
chỉnh sửa so với việc vẽ bằng máy vi tính. Trong dạy học nên kết hợp nhuần
nhuyễn hai phương tiện vẽ BĐTD trên vào dạy học, nên lựa chọn hình thức vẽ
BĐTD thích hợp với nội dung bài dạy mà giáo viên muốn truyền tải đến HS.



16
1.3.2. Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong thực tiễn
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng BĐTD trong năm học 2015-2016
TT

Nội dung

SL

TL (%)

1

Khơng sử dụng

32

80%

2

Sử dụng rất ít

5

12,5%

3


Thỉnh thoảng có sử dụng

3

7,5%

4

Thường xuyên sử dụng

0

0%

Qua bảng điều tra trên cho thấy số lượng không sử dụng BĐTD vào dạy
học chiếm tỉ lệ lớn 80%, còn lại 20% giáo viên có sử dụng chưa nhiều. Như vậy
ta thấy việc khai thác sử dụng BĐTD trong dạy học còn hạn chế, tuy rằng nó có
rất nhiều ưu điểm trong dạy học.
1.3.3. Nguyên nhân và thực trạng
Bảng 1.4. BĐTD trong dạy học giúp học sinh
TT

Nội dung

SL

TL (%)

1


Sáng tạo hơn

2

5%

2

Tiết kiệm thời gian

10

25%

3

Ghi nhớ tốt hơn

24

60%

4

Phát triển tư duy

4

10%


5

Ý kiến khác

0

0%

Bảng điều tra 1.4 cho thấy giáo viên đều nhìn nhận lợi ích của BĐTD
trong dạy học đối với HS. Đặc biệt BĐTD giúp HS ghi nhớ tốt hơn được đánh
giá cao với tỉ lệ 60%. Trong ghi chép của HS cũng nhanh gọn hơn, HS chỉ cần
vạch ra sườn nội dung chính từ đó triển khai dần các chi tiết kiến thức chuyên
sâu bằng các nhánh, nên việc ghi chép cũng ngắn gọn hơn, tiết kiệm thời gian.
Quá trình dạy học bằng BĐTD theo một số giáo viên nó cịn giúp cho HS phát
triển tư duy, sáng tạo hơn. Với đánh giá lợi ích của BĐTD như vậy tại sao số
lượng giáo viên sử dụng nó vào dạy học lại ít và chưa khai thác hết thế mạnh
của BĐTD vào dạy học?


17
Bảng 1.5. Những khó khăn đối với giáo viên khi sử dụng BĐTD
trong dạy học
TT

Nội dung

SL

TL (%)


1

Chưa biết được kĩ thuật

0

0%

2

Biết kĩ thuật rất ít

8

20%

3

Mất nhiều thời gian

32

80%

Số lượng giáo viên biết được kĩ thuật rất ít chiếm 20%, điều này chứng tỏ
việc tiếp cận, tìm hiểu để sử dụng BĐTDvào dạy học chưa được chú trọng. Bên
cạnh đó một bộ phận lớn giáo viên còn ngại mất thời gian khi nghiên cứu để sử
dụng BĐTD vào dạy học.
BĐTD được triển khai về trường học bằng hình thức học chuyên đề của
giáo viên vào đầu năm học 2011- 2012. Mỗi bộ môn nhà trường cử một giáo

viên đi học để tiếp thu chuyên đề về BĐTD do chuyên viên của sở giáo dục triển
khai, sau đó về triển khai ở nhóm tổ và tiến hành một số tiết dạy thử nghiệm.
Sau các tiết học thử nghiệm nhà trường tổ chức giáo viên làm quen với BĐTD,
và từ đó tự tìm hiểu để tự mình vận dụng vào mơn học mà mình giảng dạy.
Chính vì vậy mà BĐTD ít được sử dụng trong dạy học ở trường THPT Cát Ngạn
nói riêng, và địa bàn Thanh Chương nói chung. Tuy nhiên giáo viên đều thấy
được ưu điểm của BĐTD trong dạy học và nếu sử dụng nó vào dạy học thì làm
tăng hiệu quả của việc dạy và học ở trường THPT.
1.4. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng BĐTD trong dạy học vật lý THPT
Mục tiêu của các nguyên tắc trong xây dựng và sử dụng BĐTD là tích cực
hóa hoạt động học tập, tự do tư duy, phát huy tính sáng tạo trong học tập mơn
vật lí. Có thể chia làm hai nhóm nguyên tắc khi xây dựng và sử dụng BĐTD
trong dạy học là.
1.4.1. Nguyên tắc xây dựng
Có thể chia làm 2 nguyên tắc cơ bản.
a. Nguyên tắc kĩ thuật
* Nhấn mạnh là quan trọng vì nó có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh


×