Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỉ lệ phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây lạc (arachis hypogeae) trồng trên đất màu tại xã xuân lâm, nam đàn, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 83 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN CÔNG MẬU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỈ LỆ PHÂN BÓN
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CÂY LẠC (Arachis hypogeae) TRỒNG TRÊN ĐẤT MÀU TẠI
XÃ XUÂN LÂM, NAM ĐÀN, NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Vinh, tháng 8 năm 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỈ LỆ PHÂN BÓN
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CÂY LẠC (Arachis hypogeae) TRỒNG TRÊN ĐẤT MÀU TẠI
XÃ XUÂN LÂM, NAM ĐÀN, NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH THỰC VẬT HỌC


Mã số: 60.42.01.11
Người thực hiện: NGUYỄN CÔNG MẬU
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH SAN

VINH, tháng 8 năm 2016


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỉ lệ phân bón đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây lạc (Arachis hypogaea) trồng trên đất
màu tại xã Xuân Lâm, Nam Đàn, Nghệ An” chun ngành Thực vật học là cơng
trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong đề tài là trung thực và chưa có ai nghiên
cứu. Các thơng tin, số liệu trích dẫn trong q trình thực hiện luận văn này đã được
trích dẫn chi tiết, chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Công Mậu

ii


4

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, giúp đỡ
chu đáo của PGS.TS. Nguyễn Đình San, xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học,

Ban chủ nhiệm khoa Sinh học cùng quý thầy cô giáo Bộ mơn Thực vật và Trung
tâm thực hành thí nghiệm trường Đại học Vinh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT;
cán bộ, viên chức, người lao động Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương đã
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người thân trong gia đình, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Vinh, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Công Mậu

iii


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

Công thức

Đc


Đối chứng

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới

PB

Phân bón

KL

Khối lượng

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NSKT

Năng suất kinh tế


LA

Diện tích lá

LAI

Chỉ số diện tích lá

CS

Cộng sự

CTV

Cộng tác viên

T

Tổng hợp

HC

Hữu cơ

V

Vi sinh

K


Kali

TN

Thí nghiệm



Giai đoạn

DLTS

Diệp lục tổng số

SS

So sánh

VCR

Value Cost Ratio

NXB

Nhà xuất bản

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG



6

Bảng

Bảng 2.1

Tên các bảng

Trang
30

Liều lượng phân bón ở các cơng thức
Số lá trên cây lạc qua một số giai đoạn phát dục chủ yếu: Đơn vị :

Bảng 3.1
Bảng 3.2.
Bảng 3.3

34

lá/cây
Diện tích lá của cây lạc qua một số thời kỳ phát dục chủ yếu

37

Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá của các giống lạc

39


thí nghiệm

Bảng 3.4

Ảnh hưởng của phân bón lá đến số cành trên cây

41

Bảng 3.5

Ảnh hưởng của phân bón đến sự ra hoa của giống lạc L14

43

Bảng 3.6

Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá (mg)

46

Ảnh hưởng của phân bón đến số quả, quả chắc và tỷ lệ quả

48

Bảng 3.7

chắc/cây
Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất cây

Bảng 3.8


50

lạc

Bảng 3.9

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất

52

Bảng 3.10

Hàm lượng dầu trong hạt lạc (%)

53

Bảng 3.11

Hiệu quả kinh tế của việc dùng phân bón

56

v

Hình

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình


Trang


7

Số lá trên cây lạc qua một số giai đoạn phát dục
Hình 3.1

34

chủ yếu
Diện tích lá của cây lạc qua một số thời kỳ phát

Hình 3.2

dục chủ yếu

Hình 3.3

Ảnh hưởng của phân bón đến sự ra hoa của giống lạc L14

37
43

Ảnh hưởng của phân bón đến số quả, quả chắc và
Hình 3.4

48

tỷ lệ quả chắc/cây

Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành

Hình 3.5

năng suất cây lạc

Hình 3.6

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất

52

Hình 3.7

Hàm lượng dầu trong hạt lạc (%)

54

50

vi
MỤC LỤC


8

Tên mục

TT


Trang

Lời cảm ơn

i

Lời cam đoan

ii

Danh mục các từ viết tắt

iii

Danh mục các bảng

iv

Danh mục các đồ thị

v

Mục lục

vi

Mở đầu

1


1

Lý do chọn đề tài

1

2

Mục tiêu nghiên cứu

2

3

Ý nghĩa của đề tài

2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

1.1

Vai trò của cây lạc

3

1.1.1


Giá trị dinh dưỡng

3

1.1.2

Giá trị trong nông nghiệp

3

1.1.2.1

Giá trị trong chăn nuôi

3

1.1.2.2

Giá trị trong trồng trọt

4

1.1.3

Giá trị xuất khẩu

5

1.1.4


Giá trị trong cơng nghiệp

5

1.1.5

Vai trị của cây lạc trong hệ sinh thái

5

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc

6

1.2.1

Vai trò của Đạm (N) và nhu cầu dinh dưỡng Đạm ở cây lạc

6

1.2.2

Vai trò của lân (P) và nhu cầu dinh dưỡng lân ở cây lạc

7

1.2.3

Vai trò của kali (K) và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc


7

1.2.4

Vai trò của canxi (Ca) và nhu cầu dinh dưỡng canxi ở cây lạc

7

1.2.5

Vai trò của Mg, S và nhu cầu dinh dưỡng Mg, S ở cây lạc

8

1.2.6

Vai trò của Borax và nhu cầu dinh dưỡng Borax ở cây lạc

8

1.2.7

Vai trò của phân hữu cơ vi sinh

10

1.2.8

Vai trị của phân bón lá


10

CHƯƠNG I

1.2


9

1.3

Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón

11

1.4

Bón phân cân đối và hợp lý

13

1.4.1

Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý

13

1.4.2

Vai trị của bón phân cân đối – hợp lý


14

Sinh trưởng, phát triển và sinh thái học của cây lạc

14

Sinh trưởng và phát triển của cây lạc

14

1.5.1.1

Sự nảy mầm của hạt lạc:

14

1.5.1.2

Sự phát triển thân, cành

15

1.5.1.3

Sự phát triển của bộ lá và bộ rễ

15

1.5.1.4


Sự hình thành nốt sần và cố định nit[

16

1.5.1.5

Sự ra hoa và đâm tia hình thành quả

16

Một số yếu tố sinh thái đối với cây lạc

17

1.5.2.1

Nhiệt độ:

17

1.5.2.2

Ánh sáng:

17

1.5.2.3

Nước và độ ẩm


17

1.5.2.4

Đất

18

1.5.2.5

Dinh dưỡng khoáng

18

Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng quy trình kỹ thuật bón

18

1.5
1.5.1

1.5.2

1.6

phân trong sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.6.1

Trên thế giới


18

1.6.2

Ở Việt Nam

21

1.6.3

Vài nét về việc sử dụng phân bón sinh học trong nơng nghiệp

26

Đặc điểm sinh học của giống lạc sen L14

27

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

2.1

Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu

28

2.2


Nội dung nghiên cứu

28

2.3

Phương pháp nghiên cứu

29

2.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm

29

2.3.2

Các cơng thức thí nghiệm: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

29

1.7
CHƯƠNG II


10

2.3.3


Phương pháp đo đạc và phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu

30

2.3.4

Tính tốn hiệu quả kinh tế

32

2.3.5

Phương pháp xử lý số liệu

32

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng

33

CHƯƠNG III

3.1

của cây lạc

3.1.1

Ảnh hưởng các tỷ lệ phân bón đến số lượng lá của cây

33

3.1.2

Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến diện tích lá, chỉ số diện

36

tích lá
3.1.3

Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến số lượng đẻ nhánh

40

3.1.4

Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến số lượng hoa, số lượng

42

tia của cây
3.2

Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý cây


45

lạc
Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến hàm lượng diệp lục của

45


3.3

Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến các yếu tố cấu thành

46

năng suất và năng suất của cây lạc
3.3.1

Ảnh hưởng của phân bón đến số quả/cây và số quả chắc/cây

47

3.3.2

Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

49

cây lạc
Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lạc


51

3.4

Ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón đến hàm lượng dầu

53

3.5

Đánh giá hiệu quả kinh tế

55

3.6

Ý nghĩa về mặt môi trường

56

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

58

Kết luận

58

3.3.3


1


11

2

Đề nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea), cịn có tên địa phương khác là đậu phộng, đậu phụng,
đậu nụ - là cây thảo hàng năm thuộc họ đậu Fabaceae, là cây thực phẩm, cây lấy
dầu quan trọng. Trong số các loại cây cho hạt có dầu trồng hàng năm trên thế giới
thì lạc đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích cũng như sản lượng. Cây lạc có
nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ, hiện có hơn một trăm nước trồng lạc, thuộc vùng
nhiệt đới và các vùng ấm áp trên thế giới. Cây Lạc đã được nông dân nước ta trồng
từ lâu đời và được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, lạc
được trồng chủ yếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông
Hồng, Bắc Trung bộ và miền Đông Nam Bộ. Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích
và sản lượng của cả nước, cịn lại trồng rải rác ở một số vùng.
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị kinh tế và dinh
dưỡng cao, là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Lạc là cây
lấy dầu có giá trị dinh dưỡng cao, nguồn thức ăn giàu lipit và protein (trong hạt lạc

chứa lượng dầu cao từ 40-57%, ngoài ra chứa protein khá cao từ 20 – 37,5%) và các
vitamin quan trọng khác, như vitamin A, B1, B6, vitamin PP. Do có giá trị dinh
dưỡng cao nên lạc là một loại quả hiện đang tiêu thụ mạnh trên thị trường, lạc từ lâu đã
được loài người sử dụng là một nguồn thực phẩm quan trọng như sử dụng trực tiếp
(luộc, rang, nấu...), ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực
phẩm khác. Gần đây nhờ có cơng nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến
thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như rút dầu, bơ lạc, pho mát
lạc, sữa lạc, kẹo lạc...
Ở Việt Nam, cây lạc đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT xác định là một trong
những cây trồng có vai trị chủ đạo và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế


12

nơng thơn vì trồng loại cây này chi phí thấp, chu kỳ sống tương đối ngắn, ít sâu bệnh hại,
năng suất lại cao, hiệu quả kinh tế tương đối lớn.Năm 2013, diện tích trồng lạc cả nước
đạt 219.300 ha, sản lượng đạt 468.400 tấn. Giá trị xuất khẩu lạc năm 2011 là
2.573.000 USD, năm 2012 là 5.614.000 USD (theo FAO, 2014)
Cây Lạc cũng có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh
Nghệ An, hiện nay hàng năm trồng khoảng 45.000 ha, đang là một trong những cây
nơng nghiệp chủ lực, sản xuất có hiệu quả. Ở Nghệ An, năm 2014 diện tích gieo
trỉa ước đạt 19.640 ha, giảm 2,35% (ít hơn472 ha) so với năm trước; năng suất sơ
bộ 22,66 tạ/ha, tăng 2,92 tạ/ha, sản lượng sơ bộ đạt 44.509 tấn, tăng 12,08%
(+4.798 tấn) (nguồn: Chi cục thống kê Nghệ An).
Huyện Nam Đàn là một trong những vùng trồng lạc lớn của tỉnh Nghệ An, diện
tích ngày càng được mở rộng tuy nhiên năng suất, hiệu quả kinh tế còn thấp so với
điều kiện đất đai và tiềm năng của địa phương là do người dân trồng lạc trên địa bàn
đang còn sản xuất theo truyền thống, sử dụng phân bón chưa phù hợp, thậm chí cịn
dùng giống cũ, cơng tác phịng trừ sâu bệnh hại và áp dụng các biện pháp kỷ thuật
chưa được quan tâm đúng mức…

Do đó, chúng tơi chọn đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỉ lệ phân bón đến một
số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của cây lạc (Arachis hypogaea) trồng trên đất màu
tại xã Xuân Lâm, Nam Đàn, Nghệ An.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được tỷ lệ các loại phân bón (phân lân tổng hợp, phân hữu cơ vi sinh,
kali) thích hợp cho giống lạc sen L14 nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình
phân bón theo hướng giảm lượng phân bón hóa học góp phần vào nền nơng nghiệp
thân thiện với môi trường.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài góp phần làm cơ sở khoa học để xây dựng các tỷ lệ phân bón theo
hướng giảm phân bón hóa học tăng cường phân bón sinh học đối với giống lạc sen
L14.
- Góp phần vào việc xây dựng nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của cây lạc
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Lạc là cây trồng có nhiều giá trị kinh tế và nguồn thực phẩm quan trọng.Trong
hạt lạc có nhiều chất dinh dưỡng và khá đầy đủ các nguyên tố khoáng với hàm
lượng cao. Cây lạc là cây trồng quan trọng xếp thứ 13 trong số các cây thực phẩm
trên thế giới [33].Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Hạt lạc có chứa nhiều chất
dinh dưỡng, hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hố học
hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ như lipid, protein, glucid và các amin… Trong đó
lipid (dầu) chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó là protein và glucid. Nó cung cấp một nguồn
năng lượng rất lớn. Trong 100g hạt lạc cung cấp 590kcal, trong khi trị số này ở đậu
tương là 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal, thịt lợn nạc là 286kcal…[30].

Trong hạt lạc có các vitamin quan trọng: 68 mg vitamin PP và nhiều vitamin A,
B, C, D, E, F ... Mặc dù hàm lượng vitamin A trong dầu lạc rất ít nhưng do hàm
lượng dầu cao đã giúp cho cơ thể con người hấp thu tốt hơn, do vậy sử dụng các sản
phẩm từ lạc có thể khắc phục được sự thiếu hụt vitamin A [40].
1.1.2. Giá trị trong nông nghiệp
1.1.2.1.Giá trị trong chăn nuôi
Giá trị thức ăn chăn nuôi của lạc được đánh giá trên các mặt: khô dầu, thân lá
lạc và cám vỏ quả lạc. Khô dầu làsản phẩm phụ khi ép dầu lạc với hàm lượng dinh
dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Khi phân tích thân lá lạc thì có
47% đường bột, trên 15% chất hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo; thân lá của lạc


14

với năng suất 5 đến 10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả)nên thân lá lạc cũng có
thể dùng làm thức ăn cho gia súc [9].
Vỏ quả lạc chiếm 25 đến 30 % trọng lượng quả, vỏ quả dùng để nghiền thành cám
dùng cho chăn nuôi (Cám vỏ lạc ). Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương
đương với cám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt công nghiệp rất tốt. Như vậy, từ lạc người
ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia
súc, góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi.
1.1.2.2. Giá trị trong trồng trọt
Ngoài giá trị kinh tế của lạc làm thực phẩm, nguyên liệu trong công nghiệp
chế biến, trong chăn ni thì cây lạc cịn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do
khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể
tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn
Rhizobium vigna. Rhizobium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu.
Nhưng với rễ cây lạc thì số lượng nốt sần tạo ra được rất lớn nên khả năng cố định
đạm cao hơn cả. Vì vậy trồng lạc có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng, tăng độ phì nhiêu
của đất, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng năng suất đối với đất bạc màu, ở

vùng Trung Du và đất bồi dốc, trồng lạc thu đơng có tác dụng vừa sản xuất giống
tốt, vừa làm cây phủ đất chống xói mịn trong mưa lũ. Ngồi ra, lạc là loại cây trồng
có khả năng trồng xen, trồng gối vụ với các cây hoa màu, cây công nghiệp khác cho
năng suất và hiệu quả cao.
Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đạt 70 đến 110
kgN/ha/vụ. Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng prôtêin của hạt và các bộ
phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố định
đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ rệt,
lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng cường
có lợi đối với cây trồng sau [22].
So với phân chuồng tính theo chất khơ thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá lạc xấp
xỉ phân chuồng, hàm lượng đạm cao gấp 2,5 lần. Hiện nay, hầu hết các vùng trồng lạc
đều sử dụng thân lá lạc làm phân bón cho lúa, màu. Mỗi ha thân lá lạc đủ bón cho


15

2÷3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt. Mặt khác, với bộ tán dày, có khả năng che phủ tốt
nên cây lạc làm giảm mức độ xói mịn của đất, góp phần bảo vệ, nâng cao độ phì
nhiêu của đất, đặc biệt vào mùa mưa. Vì vậy, người ta trồng lạc luân canh với cây
trồng khác, xen canh giữa các cây hàng rộng như chè, sắn, dâu, mía... [16]
1.1.3. Giá trị xuất khẩu
Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan
trọng, nó đóng góp khoảng 15% trong nguồn hàng nơng sản xuất khẩu. Việt Nam đứng
vào hàng thứ 5 trong số 10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới, đạt kim ngạch xuất
khẩu hàng năm từ 40÷50 triệu USD. Những năm gần đây nước ta đã xuất khẩu khoảng
70÷80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như: Đức, Pháp, Ý, Mỹ ... cho nên lạc là cây
đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [40]. Tuy nhiên chất lượng lạc xuất khẩu của
Việt Nam vẫn chưa thật sự thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì vậy cần
nâng cao chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch cao và mở rộng thị trường

xuất khẩu.
1.1.4. Giá trị trong cơng nghiệp
Hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao cho nên con người đã sử dụng chúng là một
nguồn thực phẩm quan trọng. Ngoài việc dùng lạc để ăn dưới nhiều hình thức trực
tiếp như luộc, rang, nấu xơi, làm bánh kẹo, chao dầu… lạc cịn được dùng để ép dầu
ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và chế biến các mặt hàng khác [9]. Gần đây
nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm
có giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, chao, phomat sữa, sữa lạc,… được sử dụng
chế biến nhiều loại thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy, bỏ trục xe,
loại dầu xấu dùng để nấu xà phòng.
1.1.5. Vai trò của cây lạc trong hệ sinh thái
Lạc là cây trồng có tính thích nghi cao, có thể trồng được trên nhiều loại đất,
kể cả các loại đất nghèo chất hữu cơ. Tuy nhiên, để có thể đạt được năng suất cao
và ổn định, việc áp dụng một chế độ bón phân hợp lý cho lạc là hết sức cần thiết.
[15], [18]


16

Theo Lê Minh Dụ (1993) trồng cây họ đậu ở một số loại đất dốc ổn định làm
tăng nguồn hữu cơ, tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, làm cho hàm lượng
photphas trong đất có sự biến đổi, nhóm photphas canxi tăng lên, nhóm photphas
sắt và nhơm giảm xuống.
Như vậy, lạc là loại cây trồng có nhiều giá trị cả về kinh tế, nông nghiệp và
môi trường. Để phát huy hiệu quả của cây lạc, chúng ta cần có nhiều đề tài nghiên
cứu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của cây lạc từ đó phát triển kinh tế nông
thôn, cải tạo môi trường.
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc
1.2.1. Vai trò của Đạm (N)và nhu cầu dinh dưỡng Đạm ở cây lạc
Mỗi nguyên tố có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh lý của cây lạc: N cấu

thành prơtêin và các hợp chất có N khác ở trong các bộ phận non của cây, N có mặt
trong các enzim quan trọng trong các hoạt động sống của cây [9].
Đạm là thành phần không thể thiếu được ở prôtêin dự trữ trong hạt. Ở thời kỳ sinh
trưởng dinh dưỡng, N tập trung ở các phần non của cây, các mô phân sinh đang hoạt
động, ở các phần sống của tế bào. Khi hạt chín, phần lớn N trong cây tập trung ở hạt.
Vì vậy thiếu đạm cây sinh trưởng kém, cịi cọc, lá vàng, tích luỹ chất khô giảm, số
quả và trọng lượng quả đều giảm, nhất là thiếu N ở thời kỳ sinh trưởng cuối. Lượng N
lạc hấp thu rất lớn, để đạt được 1 tấn lạc quả khô cần sử dụng tới 50 ÷ 75 kg đạm.
Thời kỳ lạc hấp thu nhiều đạm nhất là thời kỳ ra hoa - làm quả và hạt. Thời kỳ này
chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc, nhưng hấp thu tới 40 ÷ 45% nhu cầu
đạm của cả chu kỳ sinh trưởng.
Có hai nguồn cung cấp đạm cho cây lạc là do bộ rễ hấp thu từ đất và đạm cố
định ở nốt sần do hoạt động của vi khuẩn cộng sinh cố định đạm.
Nguồn N cố định có thể đáp ứng được 50 ÷ 70% nhu cầu đạm của cây. ngồi
ra, lá cũng có khả năng hấp phụ N. Vì vậy phương pháp bón bổ sung N qua lá rất có
ý nghĩa, nhất là thời kỳ sinh trưởng cuối.
1.2.2. Vai trò của lân (P) và nhu cầu dinh dưỡng lân ở cây lạc
Lân còn đóng vai trị quan trọng đối với sự cố định N và sự tổng hợp lipít ở hạt


17

trong thời kỳ chín. Ngồi ra, bón lân cịn kéo dài thời kỳ ra hoa và tăng tỷ lệ hoa có
ích. Đối với q trình cố định đạm, lân trong thành phần của mối liên kết cao năng
ATP, chuyển năng lượng cho hoạt động cố định ở hạt khi chín, lân nằm trong các
enzim xúc tiến tổng hợp lipít. Người ta thấy rằng trong thời kỳ này, 50% lượng lân
của cây tập trung ở hạt. Bón đủ lân hàm lượng dầu trong cây tăng lên đáng kể [9].
1.2.3. Vai trò của kali (K) và nhu cầu dinh dưỡng kali ở cây lạc
Kali trong cây dưới dạng muối vơ cơ hồ tan và muối của axít hữu cơ trong tế
bào. Kali khơng trực tiếp đóng vai trị là thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham

gia vào hoạt động của các enzim, nó đóng vai trị chất điều chỉnh xúc tác. Chính vì
vậy kali tham gia chủ yếu vào các hoạt động chuyển hố các chất ở cây. Vai trị
quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và sự phát triển của quả, ngồi ra
kali cịn làm tăng cường mơ cơ giới, tăng tính chống đổ của cây.
Trong cây, kali tập trung chủ yếu ở các bộ phận non, lá non và lá đang hoạt
động quang hợp mạnh. Cây hấp thu kali tương đối sớm và tới 60% nhu cầu kali của
cây được hấp thu trong thời kỳ ra hoa - làm quả. Thời kỳ chín, nhu cầu về kali hầu
như khơng đáng kể (5 ÷ 7% nhu cầu kali).
Thiếu kali, thân cây chuyển thành màu đỏ sẫm và lá chuyển màu xanh nhạt.
Tác hại lớn nhất của thiếu kali là cây bị lùn, khả năng quang hợp và hấp thu N
giảm, tỷ lệ quả một hạt tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất lạc giảm rõ rệt. Lạc
có thể hút lượng kali rất lớn, trong mơi trường giàu kali, nó có khả năng hấp thu
kali quá mức cần thiết.
1.2.4. Vai trò của canxi (Ca) và nhu cầu dinh dưỡng canxi ở cây lạc
Dinh dưỡng canxi đối với lạc được coi là nguyên tố thường, lượng can xi lạc
hấp thu gấp gần 2 ÷ 3 lần lượng lân hấp thu.
Các nhà khoa học đã đánh giá vai trò của can xi giúp ngăn ngừa tích luỹ nhơm
và các cation gây độc, tăng hoạt động của vi khuẩn nốt sần, tăng hấp thu đạm. Để
quả phát triển bình thường, can xi phải có ở quả đang phát triển.
Hàm lượng canxi cao trong lá ở mức tới hạn là 2%, năng suất lạc cao đều
chuyển tới các bộ phận của cây, kể cả hoa và tia đang phát triển, nhưng ngay sau khi tia


18

quả đâm vào đất và phát triển quả, canxi từ rễ không được vận chuyển tới tia quả nữa mà
để hình thành và phát triển quả, tia phải trực tiếp hút canxi từ đất, điều này giải thích vì
sao phải có canxi trực tiếp vùng hình thành quả.[9].
Hiện tượng quả lép, ốp thường xảy ra khi lượng canxi hữu hiệu trong đất
thấp và do ảnh hưởng xấu có thể gây ra bởi các loại phân khoáng hoặc thời tiết

đến sự hút canxi của quả.
Canxi ít di động trong cây, và hàm lượng canxi ở các bộ phận của cây phụ
thuộc vào sự cung cấp can xi ở thời điểm bộ phận đó hình thành. Phân canxi được
sử dụng ở hầu hết các vùng sản xuất lạc to quả, các dạng canxi có ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng hấp thu canxi của lạc.
1.2.5. Vai trò của Mg, S và nhu cầu dinh dưỡng Mg, S ở cây lạc
Mg là thành phần của diệp lục, vì vậy Mg có liên quan trực tiếp tới quang hợp
của cây, nếu thiếu Mg cây giảm hàm lượng diệp lục ở lá, lá vàng úa, cây lùn. Mg có
trong thành phần của nhiều enzim đặc biệt là enzim khử.
Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axit amin quan trọng trong cây, vì
vậy S có mặt trong thành phần prôtêin của lạc. Thiếu S sự sinh trưởng của lạc bị cản
trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây chậm phát triển, tác dụng tăng năng suất lạc của
thạch cao (CaSO4) ở Nigeria là nhờ S chứ khơng phải Ca. Sự hút S có liên quan đến
sự hút N và P2O5 để hình thành các axit amin, S có thể hấp thu bằng cả rễ và quả,
lượng S lạc hấp thu tương đương lân. Reich đã xác định hàm lượng S trong lá trong
chu kỳ sinh trưởng của lạc là khoảng 0,2%.
1.2.6. Vai trò của Borax và nhu cầu dinh dưỡng Borax ở cây lạc
Borax, còn được biết dưới tên sodium borate (Na2B4O7.10H2), và axít boric
(H3BO3) là những chất khơng màu, giống như muối và có thể ở dưới dạng bột trắng.
Borax là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70
quốc gia đã được phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại
đất. Phân Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, kết quả
nghiên cứu trong đất cho thấy có tới 78% các loại đất nghèo Bo [4]. Nhìn chung, sự
thiếu Bo trong đất thường xảy ra trong những điều kiện như :


19

- Những vùng có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều (do Bo là nguyên tố dễ bị rửa trôi)
- Đất chua phát triển trên đá phún xuất, đất có pH < 4.

- Đất phát triển trên đá vơi.
- Đất có kết cấu thơ, đất thốt nước tốt như đất dốc,…
Canxi là nguyên tố tương tác mạnh với Bo, nhu cầu Bo của cây thấp khi cây
thiếu Canxi. Ngược lại, Kali là nguyên tố đối kháng với Bo, nếu bón quá nhiều Kali
sẽ ức chế cây hút Bo làm giảm năng suất cây trồng.
Vai trò của Bo trong cây:
- Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của
cây. Giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng
tỷ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.
- Bo có liên quan đến q trình tổng hợp Protein, Lipid, làm tăng hàm lượng
đường và các Vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối rữa, giúp bảo quản nông sản
được lâu sau thu hoạch.
Bo và Motipđen rất quan trọng với cây họ đậu vì nó tham gia trong thành
phần enzim cố định đạm (Nitrogenoza)
- Bo ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, đồng thời giúp điều chỉnh
tỷ lệ K/Ca trong cây.
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy khi bón Bo
vào gốc hoặc phun Bo qua lá đã làm gia tăng năng suất các loại cây trồng từ 6 48%, cải thiện chất lượng và màu sắc của nông sản cho người nông dân.
Triệu chứng thiếu Bo ở lạc:
Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở các
bộ phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô. Các lá
non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu. Trên
bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng.
- Lá già có kết cấu dày, đơi khi cong lên và dịn.
- Hoa ít hoặc khơng hình thành, rễ cịi cọc.
- Hoa, trái dễ bị thối và rụng non.


20


Để khắc phục các triệu chứng thiếu Bo, nhằm nâng cao năng suất và phẩm
chất lạc, chúng ta có thể bón các loại phân có chứa Bo vào gốc như: Borax, Boric
acid… hoặc phun qua lá như sản phẩm Pisomix, đầu trầu Polyhumate, Komix,…
Trong q trình canh tác, ngồi phương pháp bón phân vào đất, việc sử dụng
phân bón lá để chủ động cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng ngày nay đã trở
thành một trong những biện pháp phổ biến với hầu hết bà con nông dân
1.2.7. Vai trị của phân hữu cơ vi sinh
Sản xuất nơng nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm nhằm bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu
của ngành nông nghiệp nói chung và nơng dân nói riêng. Một trong những biện
pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh
học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hóa chất bảo vệ thực vật và các
loại phân hóa học có tác dộng xấu đến mơi trường. Nơng nghiệp sạch, dựa trên các
kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài. Việc canh tác nông
nghiệp sạch khơng những giúp nơng dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hóa
học đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn
nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ cịn có thể xuất khẩu với
giá cao hơn. Theo tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nền nơng nghiệp hữu
cơ có khả năng đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống số dân trên thế
giới hiện nay song song với việc giảm thiểu những tác động có hại cho mơi trường.
1.2.8. Vai trị của phân bón lá
Bón phân qua lá, kể cả đối với dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, là cần thiết để
lạc quang hóa về năng suất, chất lượng dẫn đến gia tăng lợi tức của nhà nông. Đối
với nhiều vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới. Bón phân qua lá đã minh chứng tính hiệu
quả, tính hiệu lực của nó, do đó nơng dân nên được khuyến khích áp dụng phương
pháp này kể cả trên các loại cây trồng chưa được khảo nghiệm tới [31].


21


Bón phân qua lá có vai trị quan trọng trong việc làm gia tăng chất dinh dưỡng
cho cây trồng và đã được nông dân áp dụng nhiều năm nay ở khắp nơi trên thế giới,
mặc dù thông tin về lĩnh vực này trên các tài liệu khoa học còn nhiều hạn chế.
Bón phân qua lá là một phương pháp dễ áp dụng và hiệu quả để gia tăng năng
suất và chất lượng nông sản dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho nhà nông nếu được áp
dụng đúng cách. Sự hiểu biết đầy đủ về Bón phân qua lá sẽ tránh được các lầm lẫn
và sẽ làm cho nơng dân có thu nhập cao hơn [20].
Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng
lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao
sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên mặt đất của cây trồng [20].
1.3. Mối quan hệ giữa đất – cây trồng – phân bón
Đất là mơi trường sống của cây (chứa nhiều sinh vật lớn, nhỏ khác nhau)
luôn luôn biến động, thay đổi. Đất được hình thành với vai trị chủ yếu thuộc về thế
giới sinh vật mà trước tiên là thực vật cây xanh và thế giới vi sinh vật. Sự sống của
sinh vật trên bề mặt lục địa ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lớp đất mặt. Lớp đất
mặt này là nguồn cung cấp thức ăn cho thực vật và qua thực vật cho động vật và
con người [14].
Phân bón là nguồn cung cấp thức ăn chất khống thiết yếu cho cây trồng,
thiếu chất khống cây khơng thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân
bón có vai trị rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng
và nâng cao độ phì nhiêu của đất [24].
Phân bón là: Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải
tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng,
trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic,
vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử
dụng phân bón, chất điều hồ sinh trưởng thực vật, chất phụ gia....
Cây hút thức ăn quan các con đường :
- Nhờ bộ rễ: Khơng phải tồn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là
nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều



22

cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước
trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu
huỳnh, magê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức
ăn cho cây.
- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể
hấp thu trực tiếp các dưỡng chất [32]. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí
khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây
một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên
lá nhiều hơn mặt dưới lá như: Lúa , lúa mì…, trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí
khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc
điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
Quan hệ đất - cây trồng - phân bón là mối quan hệ biện chứng tác động qua
lại lẫn nhau và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Đất

Cây trồng

Phân bón

Đất là mơi trường sống, nơi chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng.Cây trồng cung cấp một lượng lớn sinh khối từ thân, rễ, lá…tạo nên một tầng
thảm mục trên bề mặt đất. Đây là nguồn phân bón hữu cơ hết sức quan trọng giúp
tăng độ phì nhiêu đất [32]. Chính vì vậy mà cây trồng có thể sinh trưởng phát triển
được trên đất mà khơng cần bón phân.
Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của mình nhờ sự cung
cấp dinh dưỡng từ đất mà khơng cần phân bón.Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, ổn

định, chất lượng nông sản tốt thì bên cạnh các yếu tố như khí hậu, thời tiết, giống, kỹ
thuật thâm canh,…Chúng ta cần phải thêm các loại phân vơ cơ và các phân bón hữu
cơ.


23

1.4. Bón phân cân đối và hợp lý
1.4.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý
* Bón phân cân đối:
Là việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố với số lượng và tỷ lệ thích hợp giữa
các loại phân bón cho từng vùng sinh thái, cây trồng nhất định để đạt được năng
suất cao nhất [24].
Bón phân cân đối phải đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng cân đối: Cân đối giữa
các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng, cân đối giữa hàm lượng vô cơ và
hữu cơ, cân đối với từng loại cây trồng.
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định
với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh
trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa
thãi.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà cịn có
ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu
tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử
dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác
nhau.
Điều cần lưu ý là khơng được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân
mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác.
Bón phân khơng cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của
các loại phân, gây lãng phí mà cịn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với

năng suất cây trồng và đối với mơi trường.
*Bón phân hợp lý:


24

Là sử dụng lượng phân bón thích hợp bón cho cây trồng đảm bảo tăng năng
suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hậu quả tiêu cực lên nơng
sản và mơi trường sinh thái.
Bón phân hợp lý là thực hiện bón phân cân đối và đảm bảo bốn đúng: đúng
liều lượng, đúng loại phân, đúng tỷ lệ, đúng thời kỳ.
1.4.2. Vaitrị của bón phân cân đối – hợp lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về phân bón và cách bón phân cho cây trồng.
Bên cạnh những quan niệm cho rằng phân bón có ảnh hưởng tích cực đến cây trồng
thì cũng khơng ít ý kiến cho rằng phân bón là hố chất có ảnh hưởng xấu đến cây
trồng và môi trường sinh thái [32].
Tuy nhiên, ý kiến này chỉ đúng khi sử dụng loại phân (chất khống ngồi
nhu cầu của cây) hoặc liều lượng q cao làm chất đất “mặn” hoặc thiếu cân đối
(cân bằng về sinh lý) giữa các loại phân đã sử dụng. Nếu chúng ta biết sử dụng phân
bón một cách cân đối và hợp lý thì khơng những khơng huỷ hoại mơi trường mà cịn
làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nơng sản phẩm.
Thực tế cho thấy bón phân cân đối và hợp lý đều có tác dụng:
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất do không làm cây trồng phải khai
thác triệt để các chất dinh dưỡng trong đất mà con người không cung cấp đủ cho nó.
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất: Khi bón phân cân
đối và hợp lý cây trồng có thể phát huy hết tiềm năng năng suất sẵn có.
- Tăng chất lượng nơng sản: Tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc,
vitamin trong rau quả, đường trong mía, giảm tích luỹ nitrat trong rau, làm hình
dáng nơng sản hấp dẫn hơn,…
- Bảo vệ nguồn nước, đất hạn chế khí thải, chất thải độc hại làm ảnh hưởng

đến môi trường.
1.5. Sinh trưởng, phát triển và sinh thái học của cây lạc
1.5.1. Sinh trưởng và phát triển của cây lạc


25

Sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc được chia làm nhiều giai đoạn, bắt
đầu từ giai đoạn hạt nảy mầm, gồm sự phát triển thân, cành, bộ lá, bộ rễ, sự hình
thành nốt sần, sự ra hoa, đâm tia và hình thành quả lạc.
1.5.1.1. Sự nảy mầm của hạt lạc
Giai đoạn hạt nảy mầm gồm 3 giai đoạn:
- Sự hút nước của lạc: điều kiện tốt nhất cho hạt nảy mầm là độ ẩm 100%,
nhiệt độ khoảng 300C.
- Hoạt động của các men phân giải: Sau khi hút đủ nước, các enzym bắt đầu
hoạt động, quan trọng nhất là lipaza và proteaza.
- Sự nảy mầm của hạt: Trục phơi dài ra, đâm thủng vỏ hạt lộ ra ngồi, trong
điều kiện thuận lợi, chỉ khoảng 30 – 40 giờ sau khi gieo đã có thể quan sát được
trục phơi. Ở lạc, sự nảy mầm xảy ra theo kiểu nâng hạt, lá mầm dần dần được nâng
lên khỏi mặt đất.
1.5.1.2. Sự phát triển thân, cành
Thân lạc tương đối cao. Những quan sát ở nước ta cho thấy, chiều cao thân
phụ thuộc đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc. Tốc độ
sinh trưởng chiều cao thân lạc tăng dần từ khi mọc cho đến khi đâm tia rộ, hình
thành quả sau đó giảm dần.
* Sự phát triển của cành: khả năng đâm cành của lạc khá lớn và diễn ra sớm.
Tuỳ vào từng giống mà sự đâm cành cấp 1 và cấp 2 là không giống nhau:
- Cành cấp 1: 2 cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm nên mọc đối, thường xuất
hiện khi lạc có 3 lá thật. Các cành tiếp theo có thể mọc từ nách lá thật thứ 3 hoặc
thứ 4 và mọc cách do lá mọc cách.

- Cành cấp 2 thường ngắn, lá trên các cành này thường nhỏ hơn và có ít khả
năng quang hợp.
Số cành trên cây lạc liên quan trực tiếp đến số quả. Cành phát triển nhiều,
khoẻ sẽ cho nhiều hoa và nhiều quả.
1.5.1.3. Sự phát triển của bộ lá và bộ rễ


×