Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 101 trang )

333.71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

LÊ THỊ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN THẠCH HÀ
- TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VINH, 5/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN THẠCH HÀ
- TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :


Lớp:
Mã số sinh viên:

TS. Hoàng Phan Hải Yến
Lê Thị An
52K5 - QLTN&MT
1153071185

Vinh, 5/2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................... 2
3. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 6
7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 6
B. NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ................................................... 7

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7

1.1.1. Biến đổi khí hậu ................................................................................ 7
1.1.2. Sản xuất nông nghiệp ...................................................................... 20
1.1.3. Đánh giá chung ............................................................................... 28
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 29
1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp ở
Việt Nam trong những năm gần đây ............................................... 29
1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp ở Hà
Tĩnh trong những năm gần đây ....................................................... 32
1.3. Một số kết luận rút ra ............................................................................... 35
Chương 2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN THẠCH HÀ ................................... 37

2.1. Khái quát về Huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh........................................ 37
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 37
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................. 39
2.1.3. Đặc điểm kinh tế và xã hội ............................................................. 46

SVTH: Lê Thị An


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

2.1.4. Khái quát chung về ngành sản xuất nông nghiệp huyện
Thạch Hà......................................................................................... 48
2.1.5. Đánh giá chung ............................................................................... 50
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng
nghiệp huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh ......................................................... 51
2.2.1. Tác động đến trồng trọt ................................................................... 51

2.2.1.1. Năng suất cây trồng ............................................................ 52
2.2.1.2. Sự thay đổi về lịch thời vụ .................................................. 56
2.2.1.3. Xuất hiện các loài sâu bệnh hại trên cây trồng .................. 57
2.2.1.4. Thay đổi hình thức sử dụng đất nơng nghiệp ..................... 60
2.2.2. Tác động của đến hoạt động chăn ni ........................................... 62
2.2.2.1. Giảm q trình sinh trưởng và phát triển của gia súc,
gia cầm................................................................................ 62
2.2.2.2. Thiệt hại về chăn nuôi do thiên tai, dịch bệnh hàng năm...... 63
2.2.3. Tác động đến hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản ........ 65
2.2.3.1. Tình hình khai thác và ni trồng thủy hải sản .................. 65
2.2.3.2. Tác động đến hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy
hải sản ................................................................................. 66
2.2.3. Đánh giá chung ............................................................................... 70
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP HUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 ....... 71

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp gắn với biến đổi
khí hậu............................................................................................................. 71
3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển nơng nghiệp gắn với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam ......................................................................... 71
3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp gắn với biến đổi
khí hậu ở tỉnh Hà Tĩnh .................................................................... 73
3.1.3. Mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp gắn với biến đổi
khí hậu ở huyện Thạch Hà .............................................................. 75
SVTH: Lê Thị An


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

3.2. Giải pháp .................................................................................................. 77
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................... 77
3.2.1.1. Một số văn bản có liên quan............................................... 77
3.2.1.2. Một số đề án, mơ hình phát triển nơng nghiệp gắn với
đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền
vững, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và xây
dựng nông thôn mới ............................................................ 79
3.2.1.3. Thực trạng áp dụng và kết quả ........................................... 80
3.2.2. Các giải pháp chung ........................................................................ 81
3.2.2.1. Giải pháp về chính sách và nguồn vốn............................... 81
3.2.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ và đầu tư cơ sở hạ tầng...... 81
3.2.2.3. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................... 82
3.2.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................. 83
3.2.2.5. Giải pháp về môi trường..................................................... 83
3.2.3. Các giải pháp cụ thể ........................................................................ 84
3.2.3.1. Đối với hoạt động trồng trọt............................................... 84
3.2.3.2. Đối với hoạt động chăn nuôi .............................................. 87
3.2.3.3. Đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản .......... 88
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 91
1. Kết luận ............................................................................................................ 91
1.1. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 91
1.2. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 91
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 93

SVTH: Lê Thị An



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1

Thống kê diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh do thiên tai, sâu bệnh giai đoạn 2008 - 2014............. 32

Bảng 2.1

Lượng mưa, bốc hơi hàng năm tại Trạm Hà Tĩnh .......................... 40

Bảng 2.2

Tình hình dân số và lao động huyện Thạch Hà .............................. 48

Bảng 2.3

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà giai
đoạn 2009 - 2013 ............................................................................ 49

Bảng 2.4

Tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn huyện Thạch Hà giai
đoạn 2008 - 2014 ............................................................................ 52

Bảng 2.5


Thống kê thiệt hại ngành nông nghiệp huyện Thạch Hà do
trận lũ năm 2010 và bão số 10 năm 2013 ....................................... 53

Bảng 2.6

Sản lượng lúa và hoa màu huyện Thạch Hà giai đoạn
2009 - 2013 .................................................................................... 54

Bảng 2.7

Đặc điểm thích nghi của các loài sâu bệnh trên cây trồng ............. 58

Bảng 2.8

Diện tích lúa bị sâu bệnh hại giai đoạn 2010 - 2014 ...................... 59

Bảng 2.9

Biến động diện tích đất nơng nghiệp huyện Thạch Hà giai
đoạn 2008 - 2014 ............................................................................ 61

Bảng 2.10 Thống kê số lượng gia súc gia cầm huyện Thạch Hà giai
đoạn 2009 - 2013 ............................................................................ 64
Bảng 2.11 Thống kê diện tích, sản lượng khai thác và ni trồng thủy
hải sản huyện Thạch Hà giai đoạn 2010 - 2014.............................. 65
Bảng 2.12 Đặc điểm thích nghi của các lồi thủy sản ..................................... 68
Bảng 3.1

Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 ....... 72


Bảng 3.2

Định hướng phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn
2015 - 2020 .................................................................................... 74

SVTH: Lê Thị An


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt

Cụm từ đầy đủ

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BCH

Ban chỉ huy

BĐKH

Biến đổi khí hậu


BNN

Bộ Nơng nghiệp

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

IPCC

Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KTTV

Khí tượng thủy văn

NN&PTNT


Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

PCLB&TKCN

Phịng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

THT

Tổ hợp tác

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

SVTH: Lê Thị An



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
TS. Hoàng Phan Hải Yến, Giảng viên khoa Địa lý - Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn sự góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cơ giáo khoa
Địa lý - Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Vinh trong quá trình nghiên cứu,
thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân huyện Thạch Hà, Ban lãnh
đạo Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Thạch Hà, Phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Thạch Hà, phịng Kinh tế - Hạ tầng, Chi cục
Thống kê huyện Thạch Hà, Chi cục Thống kê Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể K52 - QLTN&MT và các bạn sinh viên
khoa Địa lý - Quản lý Tài nguyên đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ
nghiên cứu, vì vậy đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hồn
thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Lê Thị An


SVTH: Lê Thị An


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường
bức xúc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự tác động của biến đổi khí hậu, suy
thối đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên, nguồn nước, tầng ozon, suy thối
đất và hoang mạc hóa; ơ nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy… Những
vấn đề này có mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của con người cũng như sự phát triển của xã hội trong đó dù ở mức độ quốc gia
hay tồn cầu thì BĐKH ln được xem là vấn đề mơi trường nóng, và hơn thế
nữa cịn được coi là vấn đề quan trọng tác động tới tiến trình phát triển bền vững
hiện nay trên tồn thế giới.
Theo nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đứng thứ 5 trong số
10 quốc gia hàng đầu chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Hàng năm
chúng ta phải hứng chịu hậu quả của sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng trên tất cả
các lĩnh vực. Biến đổi khí hậu ngày càng tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam
đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Các hiện tượng thời tiết như mưa, bão gây
ra ngập lụt làm thiệt hại tới sản lượng của các cây lương thực, nước biển dâng
cao làm mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa. Bên cạnh đó, hạn hán cũng là một
trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho nơng nghiệp, các yếu tố khí hậu biến
đổi cũng gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. Biến đổi khí
hậu đang ngày càng tác động đến các hệ sinh thái biển, làm giảm nguồn lợi hải
sản ven bờ. Suy thối mơi trường nước cùng sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu
đã dẫn đến bùng phát nhiều dịch bệnh thủy sản nguy hiểm.

Thực tế những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Hà Tĩnh
nói riêng và Việt Nam nói chung cịn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khi nhiệt
độ tăng, tính biến động, dị thường của thời tiết và khí hậu tăng gây ảnh hưởng
rất lớn tới sản xuất nông nghiệp. Sự bất thường về chu kỳ khí hậu khơng chỉ dẫn
tới sự gia tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng mà còn gây ra

SVTH: Lê Thị An

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

các rủi ro nghiêm trọng khác. Tình hình thực tế những năm gần đây cho thấy
hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh đã và đang
chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố khí hậu đặc biệt là hạn hán và mưa lũ xảy
ra thường xuyên gây khó khăn cho người dân trong sản xuất và đời sống.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi chọn tìm hiểu về chun đề “Ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh
giai doạn 2008 - 2013” với mục đích là để hiểu hơn nữa về biến đổi khí hậu và
các tác động của nó, đặc biệt là những ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đồng thời đề xuất ra các giải pháp giảm thiểu tác động nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp ở Huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng
nghiệp (trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản) của huyện
Thạch Hà để đề xuất một số giải pháp góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Thu thập số liệu về tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện
Thạch Hà
- Nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp
trên địa bàn huyện
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Về nội dung
Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đi vào các nội dung nghiên cứu
cụ thể như sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về biến đổi khí hậu và sản xuất nơng nghiệp
- Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
SVTH: Lê Thị An

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp ở huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh
3.2. Về không gian
Huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
3.3. Về thời gian
Các số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài là những số liệu

được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, tập trung trong giai đoạn 2008 - 2014.
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm tổng hợp
Mọi hoạt động phát triển ít nhiều đều phải phụ thuộc vào các yếu tố trong tự
nhiên và tác động con người. Khi nghiên cứu về một sự vật, sự việc nào đó,
chúng ta phải tìm hiểu, đánh giá về các yếu tố thành phần có liên quan để từ đó
đánh giá tác động tổng thể của tất cả các yếu tố đó đối với vấn đề nghiên cứu.
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp cần phải có sự tác động tổng hợp của nhiều yếu
tố bao gồm thổ nhưỡng, khí hậu, nước, sinh vật… và tác động của con người.
Do đó, khi nghiên cứu tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp,
cần thiết phải đưa ra được tác động của các yếu tố khí hậu nói riêng và các yếu
tố tự nhiên nói chung để từ đó đánh giá tổng hợp các yếu tố trong thành phần khí
hậu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
4.2. Quan điểm hệ thống, lãnh thổ
Mọi chủ thể tồn tại và phát triển trên Trái Đất đều có mối quan hệ gắn kết
hữu cơ trong thể thống nhất như một hệ thống mang tính tự nhiên khác quan.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu một vật thể hay chủ thể chúng ta cần xem xét lợi
ích chung của hệ thống, có nghĩa là mọi chủ thể kinh tế - xã hội của một địa
phương phải đặt lợi ích chung của địa phương lên trên hết; các tỉnh thỏa thuận
với cấp vùng vĩ mô, các vùng vĩ mơ phục tùng lợi ích của quốc gia.
Hệ thống lãnh thổ nông nghiệp được xem là hệ thống xã hội được thành tạo
bởi nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội, con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết
gắn bó với nhau một cách hồn chỉnh theo từng sự phân công chức năng. Hoạt

SVTH: Lê Thị An

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

động sản xuất nông nghiệp là một bộ phận trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nó gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất của con người, môi trường
tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội bao quanh. Các thành phần cơ bản của tự
nhiên cùng với phương thức sản xuất sẽ đem lại sự phát triển cho hệ thống lãnh
thổ nông nghiệp. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất
định. Vì vậy cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với khơng gian xung quanh mà
nó đang tồn tại.
4.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đã
trở thành định hướng dài hạn của các cấp các ngành ở Việt Nam sau khi có Định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Phát triển nông nghiệp phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên,
môi trường sinh thái. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải đặt ra các kế hoạch
và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sao cho
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường khơng bị suy thối về chất lượng và
số lượng. Bởi vì nơng nghiệp là ngành chịu tác động của thiên tai nhiều nhất so
với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, việc suy thoái tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp.
4.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên
con người ngày càng có những phát minh, chế tạo ra nhiều loại công cụ hiện đại
để sản xuất phục vụ cho đời sống của mình. Các yếu tố khí hậu khơng ngừng
biến đổi theo thời gian cả về quy mơ và tính chất, các phương thức sản xuất
nông nghiệp không ngừng thay đổi, vận động trong không gian và theo thời
gian. Những thành tựu của hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay là sự kế
thừa của các phương pháp, cách thức sản xuất trước, đồng thời cũng là cơ sở để
phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong nghiên cứu tác động của sự biến đổi khí hậu đến hoạt động sản
xuất nơng nghiệp để xem xét sự biến đổi và tác động của nó theo không gian và


SVTH: Lê Thị An

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

thời gian, đồng thời dự báo một số tác động trong tương lai và triển vọng phát
triển nông nghiệp làm cơ sở lý luận cho việc vận dụng nghiên cứu tác động của
biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp trên một địa bàn cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp
Điều tra thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện, số liệu về hoạt động sản xuất nông nghiệp, số liệu về biến đổi khí hậu và
các tác động của các thiên tai đến sản xuất nông nghiệp của huyện.
5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Từ các số liệu thu thập được, tiến hành phân tích xử lý theo chuỗi thời gian
để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan.
5.3. Phương pháp chuyên gia
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, tơi có tham khảo ý kiến của các
chun gia, cán bộ phịng Nơng nghiệp và PTNT, phịng Tài ngun và Mơi
trường, phịng Tài chính Kế hoạch cũng như các điển hình nơng dân sản xuất,
kinh doanh giỏi của Huyện để đề xuất hướng phát triển nông nghiệp, các biện
pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp để thực hiện.
5.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã cùng với một số cán bộ phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà đi thực tế cơ sở tại một số

xã điển hình ở vùng Bãi ngang và vùng đồi núi Trà Sơn. Qua nghiên cứu thực địa
đã đạt một số kết quả như: đặc điểm về tự nhiên của từng vùng đặc biệt là thổ
nhưỡng và địa hình, nhận xét về mức độ thích nghi của một số loại cây trồng đối
với từng tiểu vùng, đưa ra một số giải pháp về các mơ hình, các hình thức trồng
trọt, chăn ni và ni trồng thủy sản phù hợp với điều kiện riêng của từng xã…
5.5. Phương pháp dự báo
Các đề xuất, định hướng được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và
những dự báo về nhu cầu, tiềm năng về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phục vụ
phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện.

SVTH: Lê Thị An

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra định hướng và một số giải pháp chung, giải pháp cụ thể cho
ngành nơng nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất nơng nghiệp huyện Thạch
Hà - tỉnh Hà Tĩnh nói riêng nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền
vững, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu
7. Cấu trúc của đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về biến đổi khí hậu và hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
Chương 2. Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng
nghiệp huyện Thạch Hà
Chương 3. Định hướng và một số giải pháp góp phần giảm thiểu ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà - tỉnh
Hà Tĩnh.

SVTH: Lê Thị An

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khái niệm
Trong những năm gần đây, khí hậu Trái đất đang có xu hướng biến đổi phức
tạp và ngày càng nóng lên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn thời kỳ ấm lên của
Trái Đất đã từng xảy ra cách đây hàng triệu năm. Từ năm 1750 đến nay Trái Đất
đang nóng lên với một tốc độ rất nhanh tạo ra những thay đổi đáng kể trong hệ
thống khí hậu mà hiện nay chúng ta đang gọi biểu hiện của sự thay đổi này là
biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu theo IPCC (2007), là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống
khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các
thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các q trình tự nhiên bên trong hệ thống
khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt là sự gia tăng của

hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển.
Biến đổi khí hậu mang tính tồn cầu đã trở thành vấn đề phát triển của xã hội
trong tương lai, tồn tại hay không tồn tại của các quốc gia đảo nhỏ, của các vùng
thấp ven biển và của các nước giáp biển. Vấn đề này đã trở thành mối quan tâm
lớn của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và là trọng tâm của
công tác quản lý nhà nước trong việc đưa ra các đường lối chính sách phát triển
bền vững và kế hoạch chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một thực tế đã, đang và sẽ xảy ra trên
phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong 10 nước chịu hậu quả nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu.

SVTH: Lê Thị An

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

Thích ứng với BĐKH là một q trình mà qua đó con người làm giảm những
tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe và đời sống sản xuất, sinh hoạt đồng
thời sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại.
Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh hoặc thụ động, hoặc phản ứng
tích cực có phịng bị trước được đưa ra với ý nghĩa là làm giảm thiểu và cải
thiện những tác động có hại của BĐKH.
Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,
xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay
thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay được
chuẩn bị trước và có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong

nhiều điều kiện khác nhau.
1.1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Nghiên cứu một cách khái quát, BĐKH được thể hiện ở các đặc trưng chủ
yếu như sau:
a. Sự gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển
theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước:
- Cường độ của bão và gió lốc mạnh gia tăng từ thế kỷ XX trở lại đây với
xu hướng thời gian diễn ra lâu hơn và cường độ mạnh hơn.
- Elnino, Lanina xuất hiện thường xuyên và mạnh hơn với thời gian diễn ra
kéo dài hơn trước gây ra bão, lũ lụt ở Bắc bán cầu và khơ hạn ở Nam bán cầu;
- Bão và lốc xốy ngày càng gia tăng, nhất là ở khu vực Đông Á, Nam Á và
Đông Nam Á;
- Tuyết rơi giữa sa mạc cũng là một hiện tượng thời tiết cực lạ lẫm từng xảy
ra. Trung bình cứ 7 năm 1 lần, tuyết lại rơi trên đỉnh Tibesti thuộc sa mạc
Sahara. Đặc biệt, tháng 2/1979, các khu vực có địa hình thấp ở Sahara cũng đã
chứng kiến những trận mưa tuyết bất thường. Từ đó cho tới nay, hiện tượng
tương tự đã lặp lại khá nhiều. Điển hình là việc tuyết rơi đột ngột giữa mùa hè
tại sa mạc Acatama, Chile năm 2011 hay tuyết rơi lần đầu tiên ở Ai Cập sau
khoảng một thế kỷ vào năm 2013.
SVTH: Lê Thị An

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

- Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các

hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khơ hạn, nắng nóng, bão tuyết…
Dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu chỉ ra, thế giới sẽ cịn
phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp
hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn.
Các dự báo và thống kê cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng
về cường độ và mức độ trong thời gian tới nếu chúng ta còn tiếp tục hủy hoại
hành tinh xanh như bây giờ.
b. Mực nước biển dâng do băng tan ở hai cực dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển
Sự nóng lên của tồn cầu khơng chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh
hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn
700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên.
Mực nước biển dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong thế kỷ qua.
Sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mực nước biển, các nhà khoa học cho
biết, từ năm 1993 - 2000, mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9 - 3,4 ± 0,4 0,6 mm/năm, chủ yếu do hậu quả của sự giãn nở nhiệt, nóng lên và tan chảy của
các tảng băng.
Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng,
núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Các
nhà khoa học cảnh báo, nếu khuynh hướng gia tăng này vẫn tiếp diễn, mức nước
tăng trong thế kỷ XXI có thể lên đến là 28-34cm, một số các hịn đảo hay vùng
đất thấp có thể bị nhấn chìm hồn tồn.
Qua nghiên cứu thực nghiệm, vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần
mức nóng trung bình trên tồn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi
băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại. Theo trung tâm Dữ liệu Băng tuyết
quốc gia Hoa Kỳ, tính đến ngày 16/9/2012, diện tích băng ở Bắc Cực chỉ cịn 3,4
triệu km2. Nói cách khác, băng biển Bắc Cực đã bị mất 80% khối lượng của nó ở
thời điểm hiện tại.

SVTH: Lê Thị An


Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

Năm 1995, tảng băng Larsen A trên bán đảo Nam Cực sụp đổ và bắt đầu tan
chảy, những năm sau đó, các tảng băng lớn ở đây cũng sụp đổ theo và dần biến
mất. Cùng với đó, nhiệt độ phía Nam bán cầu tăng khoảng 2,80C đã khiến cho
băng mùa hè ở đây tan chảy nhanh gấp 10 lần với 600 năm trước. Điều này đã
chứng minh rằng, mức độ tan băng ở bán đảo Nam Cực đặc biệt nhạy cảm với
sự gia tăng nhiệt độ trong thế kỷ XX.
c. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất
Cho dù được đo từ đất liền hay từ vệ tinh, chúng ta không thể phủ nhận một
sự thật rằng, nhiệt độ toàn cầu đang gia tăng. Bằng chứng của sự nóng lên về hệ
thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt độ trung bình của khơng khí và
đại dương trên tồn cầu, tình trạng băng tan và tăng mực nước trung bình trở nên
phổ biến.
- Do tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng siêu nắng nóng diễn ra với
tần suất ngày một gia tăng và nghiêm trọng. Tại thị trấn Marble Bar, Australia,
từ ngày 31/10/1923 tới 07/04/1924, người dân phải làm bạn với Mặt trời nóng
bỏng trong vịng 160 ngày liên tiếp. Người ta ước tính, nhiệt độ trung bình trong
qng thời gian đó lên tới hơn 37,80C.
- Tới năm 1966, cư dân tại Pincher Creek, Alberta cũng trải qua tình trạng
tương tự khi trong 4 phút, nhiệt độ ngoài trời tăng 210C. Cả hai địa danh này đều
năm ở Bắc Mỹ và chịu ảnh hưởng nặng của gió phơn.
- Mới đây nhất vào năm 2003, một đợt nắng nóng kỉ lục cũng đã "quét"
qua châu Âu (đặc biệt là Pháp) và gây ra tới gần 70.000 ca tử vong vì sốc và
đột quỵ nhiệt.

Giai đoạn 1995 - 2006 được xem là giai đoạn có nhiệt độ bề mặt Trái Đất
nóng kỷ lục (từ năm 1850). Nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập niên 90 đã
cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI, mỗi một
năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại cao hơn.
Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ
lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình tồn cầu tính trên mặt

SVTH: Lê Thị An

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,740C trong thế kỷ qua. Sự gia tăng nhiệt độ
đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở
phía Bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn khu vực đại dương.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng, nhiệt độ Trái đất tăng cao
nhất trong 11.000 năm qua và có thể còn tăng thêm 5 độ nữa trong 100 năm tới.
d. Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên
Carbon dioxide là khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của khí
quyển và do đó dẫn đến sự nóng lên của Trái đất.
Bằng cách phân tích các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và
Greenland, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ
khí carbon dioxide dao động từ 180 - 300ppm.
Vào giữa thế kỷ XVIII, trước khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra,
nồng độ CO2 đo được ở mức cân bằng khoảng 280ppm. Tuy nhiên, con số
này đã tăng nhanh khơng ngừng qua các năm sau đó và hiện tại nó đang tiến

sát tới mốc 400ppm.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), từ nay đến năm 2050, việc thải
khí CO2 sẽ tăng 130%, lên đến 900ppm, cao gấp đôi hàm lượng mà ta không
được phép vượt quá.
Việc phân tích các đồng vị của carbon trong khí quyển cho thấy sự gia tăng
CO2 trong khí quyển là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và đốt
rừng, chứ khơng phải là kết quả của q trình tự nhiên.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cịn có một số biểu hiện tiềm tàng khó phát
hiện như:
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
SVTH: Lê Thị An

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

1.1.1.3. Ngun nhân
Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học đã
có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như
khai thác và sử dụng năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp và

sinh hoạt đã thải ra các khí có hại cho mơi trường, từ đó làm tăng nồng độ các
khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển làm
Trái Đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới mơi trường
tồn cầu.
a. Tác động từ con người
Ngun nhân của sự biến đổi khí hậu tồn cầu hiện nay tiêu biểu là sự nóng
lên tồn cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ
tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750) con người đã sử dụng ngày càng nhiều
năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu khí, khí đốt),
qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính,
làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái Đất.
Những số liệu về hàm lượng CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi
băng được khoan ở Greenland và Nam Cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà
(khoảng 18 nghìn năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng
180 - 200ppm, nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền cơng nghiệp
(280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên vượt con
số 300ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền cơng
nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ơxit nitơ (N2O)
cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp
lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí
chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên tồn
cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ơzơn bình lưu, chỉ mới
có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa
mỹ phẩm phát triển.
SVTH: Lê Thị An

Trang 12



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu
chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 tồn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và
Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung
Quốc và 48 lần ở Ấn Độ.
Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng
khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 tồn cầu. Trung Quốc là nước phát
thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3
tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn,
Vương quốc Anh 580 triệu tấn.
Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng
lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải
toàn cầu), điều này cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá
nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu
các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Cơng ước Biến đổi khí hậu.
b. Tác động của tự nhiên
- Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục
địa và đại dương trên tồn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều
này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và tồn cầu cũng như các
dịng tuần hồn khí quyển - đại dương.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến
các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trị quan trọng
trong việc kiểm sốt sự truyền nhiệt và độ ẩm trên tồn cầu và hình thành nên
khí hậu tồn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong
đại dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm
dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có

ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học trong đại dương của hải
lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng.
Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365 triệu năm trước, hoạt động kiến
tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà. Các
SVTH: Lê Thị An

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hồn "gió mùa lớn"
(megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa Pangaea, và từ mơ
hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình
thành gió mùa.
- Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái đất
lên bề mặt của nó. Phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng, là
những ví dụ của các q trình đó giải phóng khí núi lửa và các hạt bụi vào khí
quyển. Tro bụi, khí gas giải phóng vào tầng bình lưu sẽ ngăn ánh sáng Mặt Trời
và khiến nhiệt độ giảm đáng kể, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Hoạt động của
núi lửa Pinatubo năm 1991, một trong hai vụ phun trào lớn nhất thế kỷ 20, từng
"làm mát" nhiều khu vực trên thế giới trong hai năm.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình
mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào của
núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt đất
của thế kỷ 20 (sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta ảnh hưởng đến
khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5°C (0.9°F).

Vụ phun trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến khơng có một mùa hè
trong một năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi
trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên tồn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
1.1.1.4. Hệ quả của biến đổi khí hậu
BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã
hội và sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên mức độ tác động
của Biến đổi khí hậu có khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng về điều kiện địa lý,
trình độ phát triển và các hành động ứng phó của từng vùng miền, từng quốc gia
cụ thể.
a. Tác động đến tài nguyên nước
Tăng nhiễm mặn tầng nước ngầm không phải từ các lớp đất nằm trên tầng
nước ngầm mà do quá trình xâm nhập mặn từ biển, khi cột thủy áp của nước

SVTH: Lê Thị An

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

ngầm hạ thấp xuống dưới mực nước biển, hiện tượng này xảy ra khi có sự thay
đổi về điều kiện cân bằng nước ngầm tự nhiên hay do quá trình khai thác sử
dụng nước ngầm quá mức khiến cho mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến sự dịch
chuyển của biển mặn về phía đất liền.
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân
đầu người cả nước mặt và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400
m3/người/năm (so với bình quân thế giới là 7.400 m3/người/năm). Trong khai
thác sử dụng tài nguyên nước, Việt Nam có nhiều yếu tố khơng bền vững. Sự

suy thối tài ngun nước ngày một tăng về cả số lượng và chất lượng do nhu
cầu về nước ngày một lớn, khai thác sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch và đặc
biệt là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất
thường của khí hậu, thời tiết và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài
nguyên nước ngọt ở các khía cạnh sau:
- Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thơng… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc
hơi nước của các thủy vực (hồ, ao, sông, suối,…) cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự
suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
- Những thay đổi về lượng mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dịng chảy của
các con sơng và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng
nước ngầm. Theo dự đoán, BĐKH sẽ làm giảm đáng kể lượng nước trong các
con sông ở nhiều vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Khi băng tuyết ở các cực và đỉnh núi cao tan sẽ làm tăng dịng chảy ở các
sơng và làm tăng lũ lụt. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng khi đó
các dịng chảy cũng giảm dần, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm trọng
hơn. Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á với nguồn nước sơng ngịi phụ
thuộc nhiều vào nước thượng nguồn.
b. Tác động đến nông nghiệp
Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu
như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ tới sản xuất
SVTH: Lê Thị An

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến


nơng - lâm nghiệp và thủy hải sản. trong thời gian qua, ở nhiều nơi, mùa màng
đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt và hạn hán).
Khi nhiệt độ và các biến động dị thường của thời tiết tăng sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kỳ sinh
khí hậu nơng nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút
năng suất của mùa màng, mà cịn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác khó
có thể lường trước.
Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các
ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi
cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số lồi có nguồn gốc ơn
đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật ni và mùa vụ có thể bị
thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đơng ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại,
thậm chí khơng cịn vụ đơng, vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi
kỹ thuật canh tác trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Nhiệt độ tăng và tính
biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với
biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro
đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
c. Tác động đến tài nguyên đa dạng sinh học rừng và tài nguyên đất
Khi nhiệt độ tăng lên, lớp băng trên hành tinh sẽ bắt đầu tan chảy. Nước từ
các sông băng tan chảy sẽ chảy về các đại dương, làm tăng mực nước biển. Hơn
một thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng lên 4-8 inch và vào năm 2100 nó sẽ tăng
lên đến 35 inch. Nếu nhiệt độ tồn cầu tăng thêm 2 độ nữa sẽ dẫn đến sự tan
chảy hoàn toàn của núi băng Greenland, sẽ làm cho mực nước biển tăng 5 - 6
mét. Một sự gia tăng như thế sẽ làm cho nhiều vùng thấp như vùng bờ biển Vịnh
Hoa Kỳ và Bangladesh cũng như các đảo như Lakswadweep sẽ chìm dưới nước.
Nếu tồn bộ các dải băng Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu dự kiến sẽ
tăng 10,5 mét.


SVTH: Lê Thị An

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hồng Phan Hải Yến

Việt Nam có ĐDSH cao, có các HST đa dạng. Tuy nhiên, trong thời gian
qua, do những nguyên nhân khác nhau, ĐDSH, các HST, đặc biệt là các HST
rừng - HST có ĐDSH cao nhất bị suy thối trầm trọng. Diện tích rừng trồng,
rừng ngập mặn ven biển bị suy thoái nghiêm trọng (giảm 80% diện tích) do bị
chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu quy hoạch. Trong
những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng tỷ lệ rừng nguyên
sinh cũng vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% của các nước trong khu vực).
Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam để ứng phó với BĐKH trong
các hoạt động thực hiện mục tiêu của Công ước ĐDSH nhằm tăng cường hiệu
quả bảo tồn và dịch vụ của các HST rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài
nguyên nước và giảm phát thải CO2.
Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã
sinh vật của nhiều HST. Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và
có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các HST trên cạn.
Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng
trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải
khí nhà kính và làm gia tăng BĐKH.
Trong thời gian gần đây, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp do sức ép dân
số, đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện tượng
xói mịn, rửa trơi, hoang mạc hóa và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp ngày

càng gia tăng.
Dưới tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư
dân và phần đất màu mỡ nhất cho sản xuất nông nghiệp, đây sẽ là thách thức lớn
cho ngành nông nghiệp trong tương lai gần. Thiên tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm
tăng hiện tượng xói mịn, rửa trơi, sạt lở bờ sơng, bờ biển, bồi lắng lòng dẫn ảnh
hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn
tới hoang mạc hóa, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.
d. Tác động của BĐKH đến sức khỏe
Báo cáo ngắn gần đây nhất của ủy ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng
định, BĐKH gây ra tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai
SVTH: Lê Thị An

Trang 17


×