Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện anh sơn, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

631.4

KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
----------------

ĐẶNG THỊ THANH HUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN ANH SƠN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN
2010 - 2014

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản lý đất đai

Giáo viên hướng dẫn : Th.S PHẠM VŨ CHUNG
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ THANH HUYÊN
Lớp

: 52K4 – QLĐĐ

NGHỆ AN - 2015


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp , để có thể hồn thành tốt


cơng việc, ngồi sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường
đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Địa lý – Quản Lý Tài Nguyên cùng các
thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện cho em học tập, trau dồi kiến
thức và hồn thành q trình thực hiện đồ án tốt nghiệp một cách thật tốt.
Nhân đây em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo :
GV.Th.S Phạm Vũ Chung , giảng viên khoa Địa lý – Quản lý Tài Nguyên,
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cho em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND huyện Anh Sơn, phịng Tài Ngun
Mơi Trường, phịng Nơng Nghiệp , phòng Thống Kê, cùng các hộ dân đã giúp
đỡ em trong quá trình điều tra thu thập số liệu tại địa phương.
Anh Sơn, ngày

tháng

năm

Sinh viên
Đặng Thị Thanh Huyên

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ 6
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 7
1.1 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 7
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................. 8
1.3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu ........................................................ 8
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................. 11
CHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ................................ 11
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 11
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 11
1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất. ..................................................................... 12
1.1.2.1. Những quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng đất.......... 12
1.1.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp ........................................................................................ 13
1.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................... 15
1.1.3.1.Các yêu cầu của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp ................................................................................................. 15
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 19
1.2.1. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An........................... 19
1.2.2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. .... 21
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Anh Sơn. .......... 23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 23
2.1.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................. 23
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................. 23

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

2.1.1.3. Khí hậu .................................................................................. 24
2.1.1.4. Thuỷ văn ................................................................................ 24
2.1.1.5. Tài nguyên ............................................................................. 25
2.1.2. Các điều kiện kinh tế xã hội ............................................................ 26
2.1.2.1. Các lĩnh vực kinh tế ............................................................... 26
2.1.2.2. Các lĩnh vực xã hội ................................................................ 28
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ................. 29
2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường ..... 29
2.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 30
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn năm 2013 32
2.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn huyện Anh Sơn giai
đoạn 2010 – 2014 ...................................................................................... 35
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Anh Sơn. .... 37
2.3.1 .Tổng quát ........................................................................................ 37
2.3.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nơng nghiệp ....................... 38
2.3.2.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Anh Sơn. 38
2.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 39
2.3.3.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nông
nghiệp ................................................................................................. 50
2.3.3. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp ........................ 53
2.3.4. Hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất. .................................... 54

2.3.5. Thành tựu, hạn chế .......................................................................... 56
2.3.5.1. Thành tựu đạt được................................................................ 56
2.3.5.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................... 57
3.1. Tổng quát ........................................................................................ 59
3.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 ....................... 60
3.1.2. Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 .......................... 60
3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp. ............................................. 64
3.2.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .............................. 64
3.2.1.1. Đất trồng cây hàng năm. ........................................................ 64
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

3.2.1.1. Đất trồng cây lâu năm............................................................ 66
3.2.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp. .............................................. 66
3.2.3. Định hướng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản. ................................ 67
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Anh Sơn ................................................................... 68
3.3.1. Giải pháp về chính sách .................................................................. 68
3.3.2. Giải pháp về nguồn vốn. ................................................................. 69
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực. ......................................................... 69
3.3.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật....................................................... 70
3.3.5. Giải pháp về thị trường. .................................................................. 70
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 72
1. Kết luận ................................................................................................. 72

2. Kiến nghị............................................................................................... 73
2.1.Đối với các cấp chính quyền............................................................. 73
2.2. Đối với người nơng dân. .................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 74

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GTSX : Giá trị sản xuất
CPDT : Chi phí đầu tư
GTTN : Giá trị thu nhập
QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất
ĐVT : Đơn vị tính
HQSĐV : Hiệu quả sử dụng đồng vốn.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
KH-KT : Khoa học kỹ thuật
BVTV: Bảo vệ thực vật

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

5



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01 : Tổng hợp diện tích, năng suất sản lượng một số cây trồng [ 7]
Bảng 02 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 ( ha) [6]
Bảng 03 . Loại hình sử dụng đất chính theo các loại cây trồng [6]
Bảng 04 : Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014 [6]
Bảng 05: Giá trị tổng sản lượng của đơn vị diện tích đất nông nghiệp năm
2010 [6]
Bảng 06 : Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014 [6]
Bảng 07 : Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Anh Sơn năm
2014 [4]
Bảng 08 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất lúa đông xuân – lúa hè thu
Bảng 09 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất lúa hè thu – ngô đông
Bảng 10 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất ngơ đơng xn – ngơ hè thu
Bảng 11 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất lạc - ngô
Bảng 12 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất trồng sắn
Bảng 13 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất trồng mía
Bảng 14 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất chè
Bảng 15 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất cam
Bảng 16 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất trồng keo
Bảng 17 : Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất trồng mét
Bảng 18. Chi phí vật chất của kiểu sử dụng đất nuôi cá
Bảng 19 : Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế (Triệu đồng/ ha)
Bảng 20 : Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên 1ha
Bảng 21 : Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính

trên 1ha
Bảng 22 : Một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội [9]
Bảng 23 : Tỷ lệ độ che phủ ( %)
Ảnh 01 : Vị trí hành chính huyện Anh Sơn
Biểu đồ 01 : Cơ cấu sử dụng đất của huyện Anh Sơn năm 2014
Biểu đồ 02 : Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2014
Biểu đồ 03 : Diện tích hằng năm và năng suất của các cây trồng chính.

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai từ trước đến nay vẫn luôn là một tài nguyên vô cùng giá trị. Từ
khi thoát khỏi chế độ mẫu hệ thị tộc chuyển sang chế độ tư hữu nô lệ, con
người đã bắt đầu nhận thức về tầm quan trọng của đất đai. Đất đai không
những là nơi trú ngụ, là nơi để sinh sống, đi lại,là nơi để sản xuất, tạo ra của
cải vật chất mà cịn là chìa khóa cho tiền tài và quyền lực chính trị. Vì thế mà
trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, con người đã khơi dậy không biết
bao nhiêu cuộc chiến tranh, cuộc tàn sát đẫm máu với mục đích mở rộng bờ
cõi nhằm chiếm đoạt thật nhiều đất đai. Hệ quả để lại của những cuộc chiến
tranh là đất đai bị phá hủy hoặc suy thoái nghiêm trọng. Và những cuộc chiến
đó vẫn chưa bao giờ thực sự kết thúc.
Ngày nay, nhận thức của con người về tầm quan trọng của đất đai

không ngừng tăng lên. Xã hội phát triển, sự bùng nổ dân số kéo theo hàng loạt
những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm chỗ ở cũng như các
nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách khai thác triệt để đất
đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng của bản thân. Đặc biệt là
khi thiếu thốn chỗ ở, con người đã mạnh tay thu hẹp diện tích đất nông nghiệp
để xây khu đô thị, khu dân cư . . khiến cho đất nơng nghiệp vốn đã có hạn về
diện tích nay lại ngày càng khan hiếm và kém chất lượng, trong khi khả năng
khai hoang đất mới lại rất hạn chế . Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nơng nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử
dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành
vấn đề mang tính tồn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm. Đối với một nước có nền nơng nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên
cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết.
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An, Việt
Nam. Huyện nằm dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, với nền kinh tế
chính là sản xuất nông nghiệp. Việc thu hẹp đất do nhu cầu chuyển đổi mục
đích: đất ở, đất chun dùng đã có tác động rất đáng kể đối với các nông hộ
trên địa bàn. Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất
nơng nghiệp hiện có trên địa bàn là vấn đề đang được các cấp chính quyền
quan tâm nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho việc đề ra các phương án chuyển

dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhất, nhằm đem lại hiệu quả sử dụng
đất cao nhất có thể. Xuất phát từ thực tế trên, đươc sự đồng ý của khoa Địa lý
- Quản lý tài nguyên dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Phạm Vũ Chung,
em xin được tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 ”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực
tiễn sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương.
- Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.
- Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
1.3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: một số loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Anh Sơn.
 Giới hạn nghiên cứu:
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

- Giới hạn không gian : huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Giới hạn thời gian : Từ năm 2010 đến năm 2015

- Giới hạn nội dung : Đất nông nghiệp (bao gồm một số loại hình: lúa –
màu; chuyên lúa; rừng sản xuất; cây ăn quả..)
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Định hướng và đề xuất giải pháp hợp lý nhằm sử dụng đất nông
nghiệp hiệu quả đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
nơng nghiệp, nơng thơn.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập và xử lý số liệu :
- Thu thập thơng tin từ cơ quan hành chính của huyện về tình hình sản
xuất nơng nghiệp của huyện trong giai đoạn 2010 – 2015. Cơ quan hành chính
của huyện giúp đỡ nghiên cứu đề tài là phòng Tài ngun mơi trường, cũng
chính là địa điểm thực tập.
- Thu thập các thông tin tài liệu trên Internet, các đề tài nghiên cứu
tương tự để bổ sung, chắt lọc các thông tin quan trọng cần thiết.
b) Phương pháp kế thừa: Kế thừa các báo cáo về đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp của địa phương, các nội dung nghiên cứu liên quan đến
công tác đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương.
c) Phương pháp so sánh đối chứng : So sánh hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp giữa các loại hình sử dụng đất với nhau.
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

d) Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo thang bậc : Từ các
số liệu đã thu thập và xử lý, tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp theo thang bậc.
e) Phương pháp đánh giá: Sau khi phân tích, tổng hợp những số liệu đã
thu thập được rút ra những đánh giá nhận xét về hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Anh Sơn.

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung
PHẦN 2 : NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
 Đất đai:
Theo học thuyết sinh cảnh quan, đất đai được coi là vật mang của hệ sinh
thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ như sau : “ Một vạt đất xác định về mặt
địa lý là một diện tích bề mặt Trái Đất với những thuộc tính tương đối ổn định
hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của sinh quyển bên
trên, bên trong và bên dưới nó, như là khơng khí, đất, điều kiện thủy văn, địa
chất, thực vật, động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay của

con người ở chừng mực mà những thuộc tính đó ảnh hưởng có ảnh hưởng có
ý nghĩa tới việc sử dụng đất hiện nay và tương lai của con người “
 Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích
nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Kể cả diện tích đất
lâm nghiệp và các cơng trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm
nghiệp.Đất nông nghiệp gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu
năm.
- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất
khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh ni, bảo vệ
nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

(đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt
tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chun vào mục đích
ni, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi
trồng nước ngọt.
- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất

muối.
Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nơng
nghiệp được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở
các nước đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn
trong phạm vi đất tưới tiêu.
 Sử dụng đất
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
giữa người và đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và
môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định xu
hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối
đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế - xã hội cao
nhất.
1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất.
1.1.2.1. Những quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng đất.
Khi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất nơng nghiệp
nói riêng có rất nhiều quan điểm khác nhau do cách nhìn nhận khác nhau về
hiệu quả. Có thể tóm tắt thành các quan điểm sau đây :
Quan điểm 1 : Trước đây người ta coi hiệu quả là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế. Ngày nay quan điểm này khơng cịn phù hợp, bởi lẽ

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

nếu cùng một kết quả sản xuất nhưng 2 mức chi phí khác nhau thì theo quan

điểm này chúng có cùng một hiệu quả, điều đó khơng đúng.
Quan điểm 2 : Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản
phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu đó cao, nhưng chi phí hoặc nhuồn lực được sử dụng tăng nhanh
hơn thì sao ? Hơn nữa điều kiện sản xuất của các năm có thể khác nhau, do đó
quan điểm này cũng chưa được thỏa đáng.
Quan điểm 3 : Coi hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu quy luật kinh
tế cơ bản của Chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này cho rằng mức tiêu dùng với
tính cách là đại diện cho mức sống của nhân dân là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
của nền sản xuất xã hội.
Quan điểm 4 : Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu
ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kì, góp phần làm tăng thêm
lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Trước kia
khi nhận thức con người còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và
hiệu quả chỉ là một. Sau này khi nhận thức của con người phát triển cao hơn
người ta đã thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả cần phải xuất phát
từ những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của hệ thống sau này.
1.1.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp
Phạm vi sử dụng, cơ cấu và phương thức sử dụng đất nông nghiệp một
mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị
kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế, xã hội và các yếu tố kĩ thuật. Vì
vậy, có thể khái quát những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
đất nông nghiệp theo bốn nội dung sau đây:
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

13



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

a) Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ( đất, nước, khí hậu, thời tiết. .) là yếu tố cơ bản để
xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc,
nhất là đối với sản xuất nông – lâm nghiệp. Đặc thù của điều kiện tự nhiên
mang tính khu vực, vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh
sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định khả
năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đất
càn tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao
nhất về kinh tế, xã hội và mơi trường.
b) Nhóm các nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thơng tin và
quản lý chính sách mơi trường, chính sách đất đai, sức sản xuất và trình độ
phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và
phân bố sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, thương nghiệp, giao thơng,
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, áp
dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Điều kiện kinh tế, xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định
bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Việc
sử dụng đất đai như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người
và các điều kiện kinh tế, xã hội kĩ thuật hiện có, quyết định bởi tính hợp lý,
tính khả thi và kinh tế kĩ thuật, quyết định bởi nhu cầu của thị trường.
c) Nhóm các yếu tố về kĩ thuật canh tác.
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,
cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hịa giữa các yếu tố của các q trình

sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kĩ thuật, lựa chọn chủng loại và
cách sử dụng đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra.
Tuy nhiên, việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuạt tiến bộ trong canh tác
cịn phụ thuộc rất lớn vào trình độ đầu tư các cơ sở kinh tế, hạ tầng trong nông
nghiệp. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản
xuất, về thời tiết về điều kiện mơi trường.
d) Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Việc quy hoạch và bố trí sản xuất : Thực hiện phân vùng sinh thái nông
nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh
giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết
cáu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế pháp luật bảo vệ tài
ngun, mơi trường. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và
khai thác đất một cách đầy đủ hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để
đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chun mơn hóa, hiện đại hóa
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng lâm nghiệp.
Hình thức tổ chức sản xuất : Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nơng- lâm nghiệp. Vì vậy, phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử
dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là rất cần thiết. Muốn vậy cần phải thực
hiện đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ

thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình
thức đó.
1.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.1.3.1.Các yêu cầu của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả sử dụng
đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng phải đáp ứng yêu cầu sau :
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

- Đảm bảo tính thống nhất về mọi mặt nội dung với hệ thống chỉ tiêu
kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống – tức là có cả chỉ tiêu tổng quát
và chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu và chỉ tiêu phụ.
- Đảm bảo tính đơn giản và khả thi.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nước ta, đồng
thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
Hệ thống chỉ tiêu kinh tế được bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả, đó
là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đấu ra. Hay nói cách khác giữa chi phí
và các kết quả thu được từ chi phí đó. Tùy theo các hệ thống tính tốn mà các
chỉ tiêu về kết quả và hệu quả sẽ có sự khác nhau.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Một số cơng thức tính hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất nơng
nghiệp nói riêng được thể hiện như sau :

- Tỉ lệ sử dụng đất: Là tỉ lệ % giữa quỹ đất đã sử dụng so với tổng diện
tích đất tự nhiên (%).
- Hệ số sử dụng ruộng đất: Chỉ tiêu này phản ánh cường độ sử dụng đất
canh tác (lần). Hệ số sử dụng ruộng đất = Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng
diện tích canh tác (lần).
- Năng suất cây trồng (Nci): Là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng
tính trên một hecta đất của loại cây trồng đó. Trong một vụ hay một năm chỉ
tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn
ngành.
- Năng suất ruộng đất: Về mặt lượng, năng suất ruộng đất, năng suất cây
trồng và giá trị sản lượng trên hecta canh tác, hecta gieo trồng đôi khi đồng
nhất với nhau. Nhưng về mặt chất mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

định của sử dụng đất nông nghiệp. Năng suất ruộng đất phản ánh hiệu quả của
sử dụng đất nơng nghệp, vì nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử dụng
đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tổng giá trị sản lượng (GO): Là tồn bộ của cải vật chất và dịch vụ
hữu ích trực tiếp tạo ra trong thời kỳ nhất định thường là một năm của các
hoạt động sản xuất.
- Chi phí trung gian (IC): Là những chi phí vật chất dịch vụ phục vụ cho
q trình sản xuất khơng tính khấu hao.

- Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa tổng giá trị sản lượng và chi phí
trung gian. VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi thuế
và các khoản lệ phí phải nộp. MI = VA – (Thuế + lệ phí phải nộp).
- Hiệu quả trên một đơn vị lao động: Giá trị sản xuất (GO)/ Lao động;
Giá trị gia tăng (VA) / Lao động; Thu nhập hỗn hợp (MI) / Lao động.
- Bình quân diện tích đất nơng nghiệp / Nhân khẩu = Tổng diện tích đất
nơng nghiệp / Tổng số nhân khẩu (m2/khẩu).
- Bình quân diện tích đất canh tác / khẩu = Tổng diện tích đất nơng
nghiệp canh tác / Tổng số nhân khẩu (m2/khẩu).
- Bình qn diện tích đất nơng nghiệp / Lao động = Tổng diện tích đất
nơng nghiệp / Tổng số lao động (m2/lao động).
- Bình qn diện tích đất canh tác / Lao động = Tổng diện tích đất nông
nghiệp canh tác / Tổng số lao động (m2/lao động).
- Lợi nhuận tính trên đơn vị diện tích đất nơng nghiệp, đất canh tác.
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

a) Hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất GO/ha. ( Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm) trên một hecta đất.
GO = Năng suất x Giá bán sản phẩm
- Giá trị gia tăng: VA/ha (Value Added): Là giá trị tăng thêm (hay giá trị
sản phẩm mới tạo ra) trong một quá trình sản xuất trên 1 hecta đất.

Để tính VA cần phải tính được chi phí trung gian IE (Intermediate
Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp DC (Direct Cost) (Đó là chi phí giống,
phân bón, bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác trong quá trình
sản xuất.)
VA = GO – DC or VA = GO – IE
- Thu nhập thuần NVA/ha (Net Value Added): Là phần phải trả cho người
lao động (cả lao động tay chân và lao động quả lý), cùng tiền lãi thu được trên
từng loại hình sử dụng đất của 1 hecta.
Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy
cho tái sản xuất mở rộng.
NVA = VA – DP – T
Trong đó: DP là khấu hao tài sản cố định.
T là thuế sử dụng đất.
b) Hiệu quả xã hội.
- Sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng cao trình độ dân trí
và những hiểu biết xã hội.
- Sử dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo nhu cầu lương thực
thực phẩm cho người dân.
- Hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho
người lao động, giải quyết vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm tiêu
cực xã hội.
c) Hiệu quả môi trường
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung


Một số tiêu chí đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử
dụng đất là :
- Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai.
Độ che
phủ (%)

Diện tích đất trồng cây lâu năm + Diện tích đất lâm nghiệp có rừng
 100

=
Tổng diện tích đất tự nhiên

- Tăng độ phì nhiêu của đất
- Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên
- Sự thích hợp mơi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An
Ở Việt Nam, đất canh tác nông nghiệp phân bố không đồng đều giữa
các vùng miền và mỗi vùng thì tỷ lệ đất canh tác nơng nghiệp so với tổng diện
tích đất tự nhiên lại khác nhau. Nếu tính bình qn đất nơng nghiệp trên đầu
người thì Việt Nam là một trong những nước thấp nhất khu vực Đơng Nam Á.
Hiện nay, nhìn chung, việc sử dụng đất nông nghiệp của cả nước đang
phát triển mạnh. Nhiều giống cây trồng, vật ni có năng suất và chất lượng
cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nơng dân. Sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa của Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn
cần phải khắc phục. Trong giai đoạn này đã xuất hiện nhiều mơ hình ln
canh 3 -4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao. Song trong quá trình sử dụng
đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc cơng thức luân
canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà trồng

cây lương thực, đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại khơng ln canh với
cây họ đậu. Nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
nơng nghiệp và q trình đơ thị hóa gây sức ép rất lớn lên đất, chúng ta cần
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

phải tránh để mất đất nông nghiệp. Tuy nhiên sự mất đất đang diễn ra rất
mạnh, những cánh đồng màu mỡ đang mất dần. Diện tích đất canh tác giảm
dần. Theo số liệu kiểm kê đất đai cả nước năm 2010, cứ mỗi năm chúng ta
mất đi hơn 7 nghìn ha đất nông nghiệp. Riêng đồng bằng Sông Hồng dất nông
nghiệp đã giảm đi 32 nghìn ha, chủ yếu do chuyển sang mục đích phi nơng
nghiệp.
Tại Nghệ An, đất sản xuất nơng nghiệp có diện tích gần 196.000ha,
bình qn 670 m2/người. Trước dồn điền đổi thửa, đất sản xuất được chia
phân tán, manh mún, bên cạnh đó hệ thống giao thơng, thủy lợi nội đồng cịn
nhiều bất cập, khó khăn cho đi lại, vận chuyển và tưới tiêu, chưa tạo ra được
những vùng sản xuất lớn, tập trung nên sản phẩm nông nghiệp chưa thực sự
trở thành hàng hóa, giá trị nơng nghiệp chưa cao. Do đó, Nghệ An xác định
cơng tác dồn điền đổi thửa là nhiệm vụ quan trọng trong q trình xây dựng
nơng thơn mới.
Sau những biện pháp quyết liệt, đến thời điểm hiện nay trên địa bàn
toàn tỉnh có 300/319 xã đã thực hiện chuyển đổi ruộng đất ngoài thực địa với
331.321 hộ tham gia trên tổng diện tích 83.017ha; Quy mơ bình qn mỗi
thửa sau chuyển đổi là 1.214,19m2 và mỗi hộ chỉ từ 1 đến 4 thủa trên 1 đến 2

xứ đồng, đã tạo ra những thửa ruộng rộng và vuông vắn hơn trên mỗi cánh
đồng; hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng được quy hoạch và nâng
cấp, hồn thiện. Điển hình trong phong trào đó có một số huyện đã chỉ đạo
thực hiện tốt và hoàn thành cơ bản như: Huyện Yên Thành 39/39 xã, huyện
Diễn Châu 35/37 xã, huyện Quỳnh Lưu 29/29 xã, huyện Đo Lương 26/32 xã,
huyện Anh Sơn 20/20 xã, huyện Thanh chương 38/38 xã, huyện Nam Đàn
23/23 xã, thị xã Thái hịa 5/5 xã. Từ đó, các địa phương đã có điều kiện đưa
cơ giới hóa vào đồng ruộng, giảm tải sức lao động, xây dựng các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung, cho hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện
tích. Tồn tỉnh đã quy hoạch, xây dựng được 375 mơ hình canh tác sản xuất
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

có hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, tạo điều kiện cho nông dân áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, làm tiền đề cho cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Từ việc dồn điền, đổi thửa đã tạo
sự chuyển đổi ruộng đất cho liền vùng, liền thửa quy hoạch thành vùng sản
xuất tập trung có sự quản lý, khơng phải giao lại ruộng đất cho nông dân.
1.2.2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện, đến ngày 31/12/2010
tồn huyện có 50.008,62 ha đất nơng nghiệp, với 13.563,56 ha đất sản xuất
nơng nghiệp.
Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm là 8.750,08 ha

- Đất trồng cây lâu năm là 4.858,48 ha
Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 17.054 ha (tăng 188 ha so với
năm 2005 và 2.198 ha so với năm 2000). Trong đó:
- Diện tích các loại cây lương thực có hạt năm 2010 là 11.494ha, (trong
đó đất trồng lúa là 5.984 ha)
+ Năng suất các loại cây lương thực có hạt: Lúa 50 tạ/ha (năm 2000 là
40,51 tạ/ha, năm 2005 là 44,54 tạ/ha); Ngô 47,3 tạ/ha (năm 2000 là 33,98
tạ/ha, năm 2005 là 44,24 tạ/ha)
+ Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 là 51.036 tấn (trong đó lúa là
43.344 tấn, ngơ 37.455 tấn).
+ Diện tích chè cơng nghiệp năm 2010 là 1.884 ha.
+ Diện tích mía năm 2010 là 853 ha (năm 2000 là 568 ha, năm 2005 là
853 ha). Sản lượng mía năm 2010 là 51.180 tấn (năm 2000 là 26.295 tấn và
năm 2005 là 42.386 tấn)
+ Tỷ trọng ngành chăn nuôi nông nghiệp là 31,13% năm 2005, 35,56%
(2010).
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiên hành) năm 2000 đạt 194.952
triệu đồng, năm 2005 tăng lên 406.417 triệu đồng, năm 2010 là 810.553. Tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 8,68%/năm
Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng và ứng dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ
thuật và sản xuất, tăng thêm 3 vụ trên đất 2 lúa trồng ngô và rau dưa, chuyển

đất màu trồng khơng hiểu quả sang đất trồng mía, cải tạo vườn đồi, vườn tạp
sang trồng chè công nghiệp, trồng cây ăn quả, nuôi cá trên lúa và tận dụng
khả năng đất đai vào đắp đập nuôi cá. Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng
hàng hóa.... nhờ vậy trồng trọt và chăn nuôi giai doạn 2006 - 2010 đều phát
triển khá.
Năm 2011: Diện tích gieo trồng là 17.323 ha, giá trị sản xuất 1.305.897
triệu đồng, trong đó giá trị ngành trồng trọt 790.194 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 60,05%, bình quân 1 ha gieo trồng đạt 45,6 triệu đồng; giá trị ngành
chăn nuôi 515.703 triệu đồng, chiếm 49,05% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Năm 2012: Diện tích gieo trồng 17.125 ha, giá trị sản xuất 1.363.233
triệu đồng, trong đó giá trị ngành trồng trọt đạt 825.138 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 60,053%, bình quân 1 ha gieo trồng đạt 48,18 triệu đồng; giá trị ngành
chăn nuôi 538.095 triệu đồng, chiếm 49,04 %.
Năm 2013: Diện tích gieo trồng 17.245 ha, giá trị sản xuất 1.435048
triệu đồng, trong đó giá trị ngành trồng trọt 880.489 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 61,35 %, bình quân 1 ha gieo trồng đạt 51,57 triệu đồng; giá trị ngành
chăn nuôi 554.559 triệu đồng, chiếm 38.65 %. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi và
mùa vụ chuyển biến theo hướng phù hợp với điều kiện lập địa, sinh thái của
vùng và bước đầu theo hướng sản xuất hàng hóa.

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TẠI HUYỆN ANH SƠN TỈNH NGHỆ AN.
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Anh Sơn.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Anh Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có tọa
độ địa lý từ 104055’ đến 105015’ kinh độ Đông, 18046’ đến 19010’ vĩ độ
Bắc.
Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Chương;
- Phía Đơng giáp huyện Đơ Lương;
- Phía Tây giáp huyện Con Cng và nước Cộng hồ dân chủ Nhân dân
Lào.
- Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện Năm 2007 là 60.328,50 ha với 20
đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 19 xã).
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi có xen kẽ với đồng bằng, hai bên
cao dốc ở giữa là sông Lam. Do địa hình bị chia cắt bởi ba con sông lớn (sông
Lam, sông Con và sông Giăng) và các khe suối nên hạn hán lũ lụt thường xảy
ra. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 dạng: Dạng đồng bằng ven sông,
dạng đồi và dạng núi thấp.

Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD : Ths. Phạm Vũ Chung


Ảnh 01 : Vị trí hành chính huyện Anh Sơn
2.1.1.3. Khí hậu
Anh Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của khí hậu
vùng Tây Nam Nghệ An. Có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng
10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 23,50C.
Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất (350C), tháng 1 co nhiệt độ thấp nhất (40C.).
Bức xạ mặt trời 74,6 kcal/Cm2. Số giờ nắng trung bình hang năm là 1.073
giờ. Tổng tích ơn 3.500-4.0000C. Lượng mưa bình quân là 1.760-1.820 mm,
tập chung vào 3 tháng (8, 9, 10) chiếm 60% lượng mưa cả năm. Độ ẩm khơng
khí trung bình là 83%
2.1.1.4. Thuỷ văn
Sơng Lam là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Anh Sơn, chia huyện
Anh Sơn thành 2 phần. Chiều dài của sông đoạn qua địa bàn huyện là 47 km,
chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Ngồi ra cịn có sơng Giăng
và sông Con
Sinh viên : Đặng Thị Thanh Huyên

24


×