Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn ba hàng đồi, xã thống nhất, xã phú nghĩa và sáp nhập xã lạc long vào thị trấn chi nê huyện lạc thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.02 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


TIỂU LUẬN MƠN HỌC
QUẢN LÝ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tên tiểu luận: “Điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Ba
Hàng Đồi, xã Thống Nhất, xã Phú Nghĩa và sáp nhập xã Lạc Long vào thị
trấn Chi Nê huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hồ Bình”

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Trần Trọng Phương

Người thực hiện:
Lớp:

Quảng Ninh, 1/2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN I
I. Khái quát chung về điều chỉnh địa giới hành chính
1. Sự cần thiết điều chỉnh địa giới hành chính thành lập đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn.
2. Mục đích yêu cầu việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập đơn vị
hành chính cấp xã, phường, thị trấn.
3. Trình tự thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã,
phường, thị trấn.
3.1. Hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã


3.2. Trình tự thủ tục thơng qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính cấp
xã.
3.3. Trình tự thủ tục thơng qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính cấp
xã.
3.4. Nội dung Tờ trình Chính phủ
4. Nội dung thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã,
phường, thị trấn.
PHẦN II. Kết quả điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Lạc Thuỷ.
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hồ
Bình
2. Kết quả thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
3. Tổ chức phát triển không gian sau điều chỉnh địa giới:
3.1. Phát triển không gian đô thị:
3.2. Phát triển không gian nông thôn:
3.3. Phát triển hạ tầng kinh tế:
3.4. Phát triển hạ tầng xã hội:

PHẦN III
Kết luận

Trang
3
5
5
5
7
8
8
8

9
9
9
14
14
15
17
17
18
18
20
22
22

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất quan
trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Mặt khác, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng nên việc quản lý, sử dụng
đất đai có hiệu quả và bền vững luôn là vấn đề mà mọi Quốc gia quan tâm và được
bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
Điều 53, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài
sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Tổ chức các đơn vị hành chính - lãnh thổ là một bộ phận của tổ chức cấu trúc
hành chính nhà nước, thể hiện sự phân chia quyền lực giữa nhà nước trung ương
với các cộng đồng lãnh thổ địa phương và là một vấn đề hết sức quan trọng của mỗi

quốc gia. Thơng qua điều chỉnh địa giới hành chính để đưa ra những quyết định
tách, sáp nhập hay mở rộng các địa phương. Nền tảng của công tác này là dựa trên
những tiêu chí, những đặc trưng nhất định về tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã
hội, yếu tố dân cư, lịch sử, văn hóa. Tổ chức điều chỉnh hợp lý, ổn định các đơn vị
hành chính lãnh thổ có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả quản lý, phát
huy được những tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng miền.
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc
trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

3


Như vậy nước ta có 4 cấp chính quyền, bao gồm: trung ương; cấp tỉnh (tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương); cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh); cấp xã (xã, phường, thị trấn). Việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp góp
phần ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phịng an ninh, trật tự an tồn xã hội.
Để làm rõ một số nội dung về điều chỉnh địa giới hành chính các cấp của mơn
học Quản lý địa giới hành chính do PGS.TS. Trần Trọng Phương trực tiếp giảng dạy.
Tôi tập trung nghiên cứu thông qua tiểu luận: “Điều chỉnh địa giới hành chính
thành lập thị trấn Ba Hàng Đồi, xã Thống Nhất, xã Phú Nghĩa và sáp nhập xã
Lạc Long vào thị trấn Chi Nê huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hồ Bình” để làm rõ sự
quan trọng và cần thiết của môn học.

4



PHẦN I
I. Khái quát chung về điều chỉnh địa giới hành chính
1. Sự cần thiết điều chỉnh địa giới hành chính thành lập đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn.
Điều chỉnh địa giới hành chính là việc thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành
chính hoặc điều chỉnh diện tích tự nhiên và dân số của một hoặc một số đơn vị
hành chính cho một hoặc một số đơn vị hành chính khác theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực tế cơng tác quản lý cho thấy việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành
chính xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể liệt kê một số
nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Do diện tích rộng và dân số đơng (căn cứ chủ yếu theo các tiêu chí quy
định trong Quyết định 64b/HĐBT). Tuy nhiên, một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền
Trung, Tây Nguyên tuy diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính q rộng, khơng
quản lý được xin chia tách nhưng dân số lại rất thấp so với quy định. Một số quận,
phường chia tách thì tuy dân số đơng nhưng diện tích lại q nhỏ, cũng khơng tn
thủ theo đúng quy định.
- Việc chia tách huyện, xã do nguyên nhân lịch sử. Các huyện, xã độc lập
trước khi được nhập lại thành huyện, xã mới muốn được tái lập như cũ.
- Sự khác biệt và khó khăn về địa hình (núi non hiểm trở, sơng rạch chằng
chịt) của các vùng, miền gây ra những khó khăn trong cơng tác quản lý của chính
quyền, sản xuất và sinh hoạt, đời sống của nhân dân.
- Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh, đòi hỏi các địa phương phải thành lập
mới đơn vị hành chính đơ thị, hoặc mở rộng, nâng cấp các đô thị.
- Yêu cầu khác về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng
trong tình hình mới nên việc tổ chức các đơn vị hành chính cần thiết phải thay đổi
theo.


5


Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân chủ yếu như đã nêu trên đây, cịn có
các ngun nhân khác sâu xa hơn, tác động không nhỏ đến việc điều chỉnh mà chủ
yếu là chia tách các đơn vị hành chính, đó là:
- Về mặt nhận thức, chưa có những nghiên cứu tổng thể, quy hoạch có tính
chiến lược tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ. Chậm đánh giá, tổng kết tác động
của việc chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính, nhất là huyện và xã là cấp
có biến động đơn vị hành chính nhiều nhất. Chưa xuất phát từ việc xem xét hiệu
quả phân bổ các nguồn lực của cả quốc gia để phân định, điều chỉnh đơn vị hành
chính. Chưa quan tâm đến tầm kiểm sốt của Chính phủ, chính quyền các cấp, đến
trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức địa phương. Các nghiên cứu, đánh
giá, đề xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng, tác động của điều
chỉnh địa giới hành chính chưa được thể chế vào các văn bản hiện hành để hạn chế
tối đa việc thành lập đơn vị hành chính mới. Các tiêu chí về địa lý nhân văn, địa lý
tự nhiên, tài chính cũng chưa được nghiên cứu, đặt ra khi xây dựng những quy định
về điều chỉnh địa giới hành chính cũng như chia tách, thành lập đơn vị hành chính.
- Chưa xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật, kỹ thuật đầy đủ,
đồng bộ phù hợp điều kiện thực tế trong quản lý tạo cơ sở pháp lý để chỉ đạo việc
chia tách, thành lập, điều chỉnh và quản lý đơn vị hành chính các cấp. Trong cơng
tác tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ và quản lý địa giới hành chính, cịn thiếu
quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính mang tính dài hạn. Các văn bản quy định
của Nhà nước về công tác quản lý các đơn vị hành chính lãnh thổ và địa giới hành
chính chưa rõ và cụ thể, chưa phù hợp với yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Đặc
biệt, Quyết định 64b/HĐBT ban hành ngày 12/9/1981 về điều chỉnh địa giới đối
với huyện, xã có địa giới hành chính chưa hợp lý ra đời đã lâu, khơng cịn phù hợp
với hiện tại nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nên các địa phương
vẫn vận dụng để đề nghị chia tách.
- Khi xây dựng phương án điều chỉnh địa giới hành chính, nhiều nơi các cấp

chính quyền thường chưa phân tích, đánh giá kỹ, cụ thể các mặt được và chưa được
6


của phương án (tổ chức, nhân sự, nguồn vốn đầu tư, …) đối với mỗi đơn vị hành
chính mới để báo cáo với cấp có thẩm quyền ở địa phương để nghiên cứu cân nhắc
trước khi quyết định chủ trương chính thức. Có những đề án điều chỉnh địa giới
hành chính mà mục đích chưa rõ ràng, số liệu chưa chính xác, các yếu tố đảm bảo
cho tính khả thi của phương án chưa đầy đủ nhưng vẫn được đề nghị.
- Cơ chế phân bổ nguồn lực công không theo đầu người mà theo đơn vị hành
chính như hiện nay đã dẫn đến các địa phương muốn điều chỉnh, chia tách đơn vị
hành chính để được đầu tư hoặc có thêm biên chế, tổ chức và các lợi ích khác.
Đây là nguyên nhân được nhiều địa phương cho là nguyên nhân chính dẫn
đến việc chia tách đơn vị hành chính. Chính vì chính sách đầu tư của Nhà nước
cịn cào bằng đối với tất cả các loại hình đơn vị hành chính: Việc đầu tư cơ sở hạ
tầng nơng thơn cũng như đầu tư phát triển kinh tế - xã hội còn dàn trải, chia đều
cho mỗi địa phương; chưa có sự phân biệt về mơ hình chính quyền đơ thị - nơng
thơn, chưa có sự khác biệt về chính sách đối với những huyện, xã có dân số đơng,
diện tích rộng cũng được đầu tư giống như những huyện, xã có diện tích nhỏ, dân
số ít… dẫn đến các địa phương muốn tách nhỏ đơn vị hành chính để được hưởng
đầu tư của Nhà nước.
- Một nguyên nhân cũng khơng kém phần quan trọng đó là trình độ, năng lực
quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền địa phương ở nhiều nơi nói chung và
trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương nói riêng (đặc biệt
đối với cấp xã) cịn yếu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong thời kỳ mới, do vậy việc
điều chỉnh, chia tách những đơn vị hành chính có diện tích rộng, dân số đơng cũng
được coi là một biện pháp có hiệu quả thay vì áp dụng các biện pháp khác như cơ
chế đầu tư, chính sách tài chính, tăng cường cán bộ, chính sách tiền lương,..
2. Mục đích yêu cầu việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập đơn vị
hành chính cấp xã, phường, thị trấn.

Phù hợp với quy hoạch tổng thể của trung ương, tỉnh, thành phố và cơ cấu
kinh tế của vùng.
7


Có quy mơ diện tích đất phù hợp với phương hướng sẩn xuất, kế hoạch phân
bổ lại lao động.
Đảm bảo đồn kết dân tộc, tơn trọng phong tục tập qn tố đẹp và việc đi lại
của nhân dân
Huyện, xã có diện tích, dân số vừa phải, phù hợp với trình độ, khả năng quản
lý của cán bộ.
Cấp huyện, xã biên giới phía Bắc cần có địa hình thuận lợi cho việc bố trí
phịng thủ, tác chiến, bảo vệ lãnh thổ, đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an tồn
xã hội.
3. Trình tự thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã,
phường, thị trấn.
3.1. Hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã
1. Tờ trình của UBND cấp tỉnh trình Chính phủ.
2. Nghị quyết kỳ họp HĐND cấp tỉnh.
3. Trích biên bản hội nghị HĐND tỉnh (phần địa giới).
4. Tờ trình của UBND cấp huyện trình UBND tỉnh.
5. Nghị quyết kỳ họp HĐND cấp huyện.
6. Trích biên bản hội nghị HĐND cấp huyện (phần địa giới).
7. Tờ trình của UBND cấp xã liên quan trình UBND cấp huyện
8. Nghị quyết của HĐND cấp xã liên quan.
9. Trích biên bản kỳ họp HĐND cấp xã phần địa giới
10. Đề án về điều chỉnh địa giới hành chính
3.2. Trình tự thủ tục thơng qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính cấp
xã.
- UBND cấp xã được điều chỉnh địa giới hành chính trình HĐND cùng cấp

xem xét, thảo luận đề án (kèm theo bản tổng hợp ý kiến nhân dân) và quyết định
bằng Nghị quyết.

8


- UBND cấp xã được điều chỉnh địa giới hành chính lập tờ trình kèm theo dự
thảo đề án, Nghị quyết và trích biên bản (phần địa giới) kỳ họp HĐND cùng cấp,
bản tổng hợp ý kiến nhân dân trình UBND cấp huyện.
- UBND cấp huyện xem xét hồ sơ do UBND cấp xã trình và trình dự thảo đề
án cùng toàn bộ hồ sơ hội nghị HĐND cùng cấp xem xét, quyết định bằng Nghị
quyết.
- UBND cấp huyện lập tờ trình kèm theo Nghị quyết, trích biên bản (phần
địa giới hội nghị HĐND cùng cấp và hồ sơ của UBND cấp xã trình UBND cấp tỉnh
xem xét, quyết định bằng nghị quyết.
3.3. Trình tự thủ tục thơng qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính cấp
xã.
- UBND cấp tỉnh xem xét hồ sơ do UBND cấp huyện trình, trình dự thảo đề
án cùng tồn bộ hồ sơ của UBND cấp huyện, cấp xã ra hội nghị HĐND cấp tỉnh.
- UBND tỉnh trình phê duyệt đề án và lập tờ trình Chính phủ kèm theo Nghị
quyết, trích biên bản (phần địa giới) hội nghị HĐND cấp tỉnh và toàn bộ hồ sở của
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gửi Chính phủ ( qua Bộ nội vụ)
- Bộ nội vụ thẩm định tại thực địa 1 ngày (nếu thấy cần thiết).
- Bộ nội vụ thẩm định hồ sơ, xây dựng Tờ trình để trình Chính Phủ (7 ngày).
- Chính phủ họp xem xét, thảo luận ( hoặc cho ý kiến vào Phiếu xin ý kiến
thành viên Chính phủ) và Quyết định bằng Nghị định.
3.4. Nội dung Tờ trình Chính phủ
1. Căn cứ pháp lý ( những căn cứ chính).
2. Thực trạng phát triển KT-XH và lý do điều chỉnh địa giới hành chính
3. Nơi dung xin điều chỉnh địa giới hành chính: Thực trạng, phương án

4. Kết Luận và kiến nghị.
4. Nội dung thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã,
phường, thị trấn.
* Bản đồ
- Bản đồ dùng để điều chỉnh địa giới hành chính xã là bản đồ lập trên nền
bản đồ địa hình (có thể in ra từ bản đồ số) với đường địa giới hành chính 364/CT.
Trường hợp kích thước đơn vị hành chính nếu ở tỷ lệ 1/50.000 hay 1/100.000 quá
lớn hoặc quá bé thì có thể thu, phóng về kích thước tương đương 1 tờ giấy A0.

9


- Chuẩn bị 2 tờ bản đồ cùng tỷ lệ. Một tờ thể hiện đường địa giới hành chính,
địa danh; hiện trạng của các đơn vị hành chính ( trước điều chỉnh) và một tờ thể
hiện đường địa giới hành chính dự kiến chia tách, địa danh mới của các đơn vị hành
chính theo đề án (sau điều chỉnh).
- Trên bản đồ, màu của đường địa giới hành chính dự kiến điều chỉnh được
thể hiện khác với màu của đường địa giới hành chính hiện trạng. Trên 2 tờ bản đồ
ghi rõ tên cũ, tên mới của đơn vị hành chính theo đề án trình. Tại góc phía Tây
Nam ( phía dưới góc bên trái tờ bản đồ) có đủ dấu và ký của UBND cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã liên quan.
- Bản đồ được gấp theo khổ A4 kèm theo bộ hồ sơ để trình Chính Phủ.
* Xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính
- Tên đề án
- Những căn cứ làm cơ sở (Luật, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định…)
- Tình hình chung: Nêu tổng hợp tình hình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội
của xã và những lý do chính yếu hiện nay cần phải được điều chỉnh địa giới hành
chính.
- Thực trạng đơn vị hành chính trước khi chia:
+ Diện tích tự nhiên: tính bằng ha, số liệu lấy theo nguồn số liệu chính thức (

tổng kiểm kê đất đai hoặc cá số liệu đã được công bố trên các Nghị quyết, Nghị
định của chính phủ; số liệu phải thống nhất từ cấp tình đến cấp xã)
+ Dân số: tổng số (nam/nữ), số lao động, số liệu lấy theo nguồn số liệu chính
thức ( đối với phường, thị trấn thì phân tích cơ cấu thành phần dân số chi tiết hơn).
+ Vị trí địa lý: Đông, Tây, Nam, Bắc giáp đâu
+ Số tổ dân phố, thôn, làng, ấp, bản; số lượng, tên gọi tổ dân phố, thơn ấp
+ Tình hình phát triển kinh tế- xã hội:
- Chính quyền địa phương: Số lượng đại biểu HĐND; số lượng thành viên
UBND
- Nội dung điều chỉnh địa giới hành chính:
10


Nêu rõ các bước điều chỉnh cụ thể (hành động pháp lý)
+ xã mới có bao nhiêu ha diện tích tự nhiên và dân số bao gồm nhiêu thôn,
làng, ấp, bản…. vị trí địa lý của xã mới.
+ Sau khi điều chỉnh đơn vị hành chính: xã cũ cịn bao nhiêu ha diện tích tự
nhiên và và dân số, gồm bao nhiêu đơn vị (thơn, làng, ấp, bản)….Vị trí địa lý của
xã cịn lại.
+ Khẳng định lại quy mơ của huyện ( có xã bị điều chỉnh): diện tích, dân số,
số đơn vị hành chính trực thuộc (liệt kê tồn bộ tên các đơn vị hành chính trực
thuộc huyện)
- Dự báo khả năng phát triển kinh tế- xã hội của đơn vị hành chính sau khi
điều chỉnh ( đánh giá đối với đơn vị còn lại và đơn vị mới).
+ Khả năng phát triển kinh tế xã hội
+ Khả năng đảm bảo về trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phịng ( nếu là
đơn vị hành chính có đặc thù này)
+ Phương án hoạt động và hướng kiện tồn bộ máy chính quyền: về HĐND;
về UBND.
- Xây dựng trụ sở làm việc mới của đơn vị hành chính mới.

+ Vị trí mới nêu rõ địa điểm, địa danh.
+ Đánh giá sơ bộ về cơ sở vật chất nơi đóng trụ sở mới.
+ Dự tốn kinh phí, phương hướng nguồn kinh phí cho việc xây dựng hoặc
hồn thiện trụ sở mới.
- Kết luận: Nêu những kết luận và kiến nghị về việc điều chỉnh địa giới.
- Phụ lục và thuyết minh: các phụ lục kèm theo và bản đồ.
+ Bản đồ mơ tả đường địa giới hành chính dự kiến điều chỉnh.
+ Bản đồ thu nhỏ (khổ A4) thể hiện rõ đường địa giới hành chính hiện trạng
và dự kiến của xã đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính.
+ Các phụ lục khác (nếu có)

11


* Hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính thành phố thuộc tỉnh, thị xã,
quận, phường, thị trấn
- Tờ trình Chính phủ của UBND cấp tỉnh về việc đề nghị thành lập thành phố
thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn
- Đề án thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.
- Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã có liên
quan thơng qua đề án thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.
Các văn bản pháp lý liên quan đến đề án phê duyệt Đề án thành phố
thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn
- Báo cáo thẩm định Đề án thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận,
phường, thị trấn của Sở Nội vụ trình UBND cấp tỉnh
- Quyết định công nhận loại đô thị của cấp có thẩm quyền ( đối với thành lập
thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn).
- Các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các căn cứ xác định khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo; các văn bản công nhận về di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên du lịch

cấp quốc gia hoặc quốc tế quy định tại khoản 1, Điều 9 Nghị định số 62/2011/NĐCP và các văn bản khác có liên quan đến việc thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị
xã, quận, phường, thị trấn (nếu có).
* Trình tự lập hồ sơ thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận,
phường, thị trấn
- UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện có liên quan xây dựng Đề án
thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.
- UBND cấp huyện xây dựng đề án thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã,
quận, phường, thị trấn; chỉ đạo UBND cấp xã lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện
hộ gia đình, trình HĐND cấp xã thông qua đề án thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị
xã, quận, phường, thị trấn.

12


UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp thơng qua Đề án thành lập thành
phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn trước khi trình UBND cấp tỉnh.
- Sở Nội vụ thẩm định đề án thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận,
phường, thị trấn do UBND cấp huyện trình, báo cáo UBND cấp tỉnh.
- UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp thơng qua trước khi trình Chính Phủ
xem xét, quyết định.
* Thẩm định hồ sơ thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận,
phường, thị trấn
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ thành lập
thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn của UBND cấp tỉnh, Bộ Nội Vụ
có ý kiến bằng văn bản về quy trình, thủ tục xây dựng hồ sơ và nội dung của Đề án
thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh hoàn chỉnh Hồ sơ thành
lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn gửi Bộ Nội vụ thẩm định.
- Khảo sát hiện trạng phát triển

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ thành lập
thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn đã được UBND cấp tỉnh hoàn
chỉnh theo quy định của khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2012/TT-BNV, Bộ Nội vụ tổ
chức khảo sát hiện trạng phát triển đối với khu vực đề nghị thành lập thành phố
thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn.
- Tổ chức hội nghị thẩm định
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày khảo sát hiện trạng phát triển.
Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị thẩm định Hồ sơ thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã,
quận, phường, thị trấn
- Trình chính phủ xem xét, quyết định
Sau khi thẩm định, nếu thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn
được đề nghị thành lập có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn và đã hoàn thiện các quy
13


trình, thủ tục quy định tại Nghị định số 32/2011/NĐ-CP và các quy định tại Thơng
tư 02/2012/TT-BNV thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức Hội
nghị thẩm định Hồ sơ thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn
Bộ nội vụ trình Chính phủ xem xét, quyết định.
PHẦN II
Kết quả điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Lạc Thuỷ.
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lạc Thuỷ, tỉnh
Hồ Bình
Lạc Thủy là huyện miền núi thấp nằm phía Đơng nam tỉnh Hồ Bình, trung
tâm huyện cách thành phố Hà Nội 80 km, cách thành phố Hịa Bình 75 Km, cách
thành phố Phủ lý - tỉnh Hà Nam 30 km, cách thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình
43 km.
- Tọa độ địa lý:
+ Vĩ độ bắc:


Từ

20o 22' - 20o 36'.

+ Kinh độ đơng: Từ 105o41' - 105o53'.
- Phía Bắc giáp huyện Kim Bơi, huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình.
- Phía Tây giáp huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
- Phía Đơng giáp huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; huyện Gia Viễn, Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình.
Diện tích tự nhiên của huyện là 31.358,89 ha, chiếm 6,83% diện tích của cả
tỉnh (là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 8 trong tổng số 11 huyện, thành phố của
tỉnh Hịa Bình). Huyện Lạc Thủy (trước khi thực hiện điều chỉnh theo Nghị quyết
số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hịa Bình và Nghị quyết số 172/NQHĐND ngày 14/8/2019 của HĐND tỉnh Hồ Bình về việc thơng qua chủ trương
sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hồ Bình) có 15
14


đơn vị hành chính cấp xã (gồm 02 thị trấn và 10 xã); Huyện có hệ thống đường
giao thơng thủy bộ khá thuận lợi; đường quốc lộ 21A từ Xuân Mai qua vùng giáp
ranh giữa huyện Lương Sơn, huyện Kim Bơi (tỉnh Hịa Bình) với huyện Mỹ Đức
(TP Hà Nội), chạy dọc theo huyện gặp đường quốc lộ 1A tại thành phố Phủ Lý
(tỉnh Hà Nam); Đường 438A từ thị trấn Chi Nê chạy xuống Nho Quan nối với
đường chiến lược 12A. Đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn huyện
có vai trị chiến lược rất quan trọng với việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Lạc Thủy và của tỉnh Hịa Bình.
Cùng với hệ thống giao thơng đường bộ thì sơng Bơi cũng là một tuyến
đường giao thông thủy quan trọng. Đây là sông lớn thứ hai của tỉnh Hịa Bình sau

sơng Đà, bắt nguồn từ huyện Kim Bôi đổ vào sông Đáy tạo ra thế thuận lợi cho
giao lưu giữa huyện Lạc Thủy với tỉnh Hà Nam và tỉnh Ninh Bình.
Địa hình huyện Lạc Thủy có tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung du
và miền núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam với
nhiều đồi đất nằm rải rác, các dãy núi đá vôi bao bọc xung quanh, xen lẫn các sông
suối và những hồ đầm lớn hình thành các thung lũng và tạo nên các đồng ruộng là
nơi canh tác chủ yếu của huyện. Độ dốc bình quân của huyện từ 20 0 đến 300, độ cao
tuyệt đối trung bình so với mực nước biển là 110 m trong đó cao nhất là 480 m và
thấp nhất là 30 m.
Sông Bôi chạy dọc theo chiều dài của huyện cùng với các dãy núi đá vôi tạo
nên vệt chia cắt địa hình lớn nhất, chia lãnh thổ của huyện thành hai vùng: Vùng
trong và Vùng ngoài.
2. Kết quả thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12 năm 2019
về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hịa Bình.
Thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-HĐND ngày 14/8/2019 của HĐND tỉnh
Hồ Bình về việc thơng qua chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện,

15


cấp xã trên địa bàn tỉnh Hồ Bình. Đến nay huyện Lạc Thuỷ đã hoàn thành việc sáp
nhập và điều chỉnh địa giới hành chính các xã cụ thể như sau:
a) Thành lập thị trấn Ba Hàng Đồi trên cơ sở nhập tồn bộ 24,35 km 2 diện
tích tự nhiên, 5.203 người của xã Thanh Nơng và tồn bộ 2,76 km 2 diện tích tự
nhiên, 2.169 người của thị trấn Thanh Hà. Sau khi thành lập, thị trấn Ba Hàng Đồi
có 27,11 km2 diện tích tự nhiên và quy mơ dân số 7.372 người.
Thị trấn Ba Hàng Đồi giáp xã Phú Nghĩa, xã Thú Thành; huyện Kim Bôi,
huyện Lương Sơn và thành phố Hà Nội;
b) Thành lập xã Thống Nhất trên cơ sở nhập toàn bộ 24,01 km 2 diện tích tự

nhiên, 2.717 người của xã An Lạc; tồn bộ 19,32 km2 diện tích tự nhiên, 1.400
người của xã Đồng Mơn và tồn bộ 14,65 km2 diện tích tự nhiên, 1.751 người của
xã Liên Hòa. Sau khi thành lập, xã Thống Nhất có 57,98 km 2 diện tích tự nhiên và
quy mô dân số 5.868 người.
Xã Thống Nhất giáp các xã An Bình, Hưng Thi, Khoan Dụ, Phú Nghĩa, Phú
Thành, Yên Bồng và huyện Yên Thủy;
c) Nhập toàn bộ 8,49 km2 diện tích tự nhiên, 1.659 người của xã Lạc Long
vào thị trấn Chi Nê. Sau khi nhập, thị trấn Chi Nê có 14,82 km 2 diện tích tự nhiên
và quy mô dân số 7.743 người.
Thị trấn Chi Nê giáp các xã Đồng Tâm, Khoan Dụ, Phú Nghĩa, Yên Bồng và
tỉnh Hà Nam;
d) Thành lập xã Phú Nghĩa trên cơ sở nhập tồn bộ 13,42 km 2 diện tích tự
nhiên, 4.127 người của xã Cố Nghĩa và toàn bộ 17,55 km 2 diện tích tự nhiên, 3.751
người của xã Phú Lão. Sau khi thành lập, xã Phú Nghĩa có 30,97 km2 diện tích tự
nhiên và quy mơ dân số 7.878 người.
Xã Phú Nghĩa giáp các xã Khoan Dụ, Phú Thành, Thống Nhất, thị trấn Chi
Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi; thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam;
đ) Sau khi sắp xếp, huyện Lạc Thuỷ có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08
xã và 02 thị trấn.
16


3. Tổ chức phát triển không gian sau điều chỉnh địa giới:
- Khu vực phát triển đô thị (thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi): Khu vực
phía Bắc của thị trấn Chi Nê, là đầu mối kết nối với thành phố Hồ Bình, thành phố
Hà Nội và các huyện gồm: Quốc lộ 21A, đường 12B, đường Hồ Chí Minh. Định
hướng phát triển không gian của đô thị lấy thị trấn Chi Nê là hạt nhân, thị trấn BA
Hàng Đồi là khu đô thị vệ tinh, phát triển mở rộng đơ thị mới về phía Bắc thị trấn
Chi Nê hướng đi đường Hồ Chí Minh.
- Khu vực nơng thơn và khu vực du lịch sinh thái: Chủ yếu nằm ở các xã

vùng ngoài xã, gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp, khu cảnh quan thiên nhiên:
Khu Du lịch tâm linh Chùa Tiên trên địa bàn xã Phú Nghĩa; khu du lịch sinh thái
Đồng Tâm…. Tạo nên một vùng hành lang xanh nông nghiệp, sinh thái, mật độ xây
dựng thấp gắn với các sơng ngịi kênh mương thốt nước. Các trục giao thông
huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ tạo mối liên kết về không gian và chức năng giữa các
vùng, đồng thời là hệ thống hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế.
3.1. Phát triển không gian đô thị:
Khu vực phát triển đô thị được tổ chức thành 2 vùng khơng gian chính: Khu
bảo tồn, hạn chế phát triển; Khu phát triển đô thị mới.
+ Khu bảo tồn, hạn chế phát triển: Khu du lịch tâm linh Chùa tiên và khu
hành chính trung tâm huyện. Chủ yếu tổ chức khơng gian thấp tầng. Kiểm sốt về
chức năng sử dụng đất, tầng cao cơng trình, giữ được nét đặc trưng của khu du lịch
tâm linh.
+ Khu phát triển đô thị mới:
- Phát triển đơ thị mới về phía Bắc và Tây Bắc của huyện để tạo các liên kết
về trục không gian, giao thông giữa khu trung tâm và khu phát triển mới.
- Phát huy ưu thế cảnh quan, cây xanh trong khu vực thị trấn Chi Nê. Hình
thành hệ thống hành lang xanh dọc sông Bôi và vùng cảnh quan Di tích lịch sử Nhà
máy in tiền.

17


- Xây dựng các khu đô thị mới theo hướng đô thị xanh với hệ thống hạ tầng
xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Các khu ở hiện trạng cải tạo, kiểm sốt về kiến
trúc theo thiết kế đơ thị và bổ sung đầy đủ các cơng trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật theo quy chuẩn xây dựng.
- Xây dựng hệ thống giao thông đô thị kết nối giữa khu phát triển mới và khu
cũ, đặc biệt là khu vực phía Bắc thị trấn Chi Nê. Khai thác lợi thế giao thông đường
thủy trên sông Bôi để phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Phát triển không gian nông thôn:
- Tập trung phát triển trọng điểm vùng trồng Cam Lạc Thuỷ, chủ yếu là ở các
xã Thống Nhất, Khoan Dụ, An Bình, Phú Nghĩa, Phú Thành.
- Phát triển du lịch khai thác lợi thế về các vùng cảnh quan thiên nhiên tạo
thành các khu vực dịch vụ, du lịch cao cấp thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực
nông thôn.
- Phát triển giao thông kết nối thuận lợi từ các làng, xóm tới khu vực trung
tâm huyện và thị trấn Ba Hàng Đồi tạo nên chuỗi dịch vụ dọc theo hướng từ phía
Bắc xuống phía Đơng Nam. Phát triển đồng bộ kết cấu cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo
thuận lợi cho việc thúc đẩy lưu thông hàng hố nơng sản.
- Xây dựng nơng thơn mới gắn với điều kiện thực tiễn từng xã trong đó tập
trung đẩy mạnh liên kết vùng để tạo thế cho phát triển cây cam, đồng thời với phát
triển kinh tế rừng, tiến tới đưa huyện Lạc Thuỷ về đích Nơng thơn mới năm 2021.
- Bảo vệ các cơng trình quốc phịng, an ninh, đảm bảo an tồn hành lang các
cơng trình thủy lợi, kè sông Bôi.....
3.3. Phát triển hạ tầng kinh tế:
a. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Tiếp tục mở rộng và đưa Khu công nghiệp Phú Thành đi vào hoạt động làm
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phí Bắc của huyện. Xây dựng hạ tầng
Cụm công nghiệp Đồng Tâm làm nơi thu hút đầu tư công nghệ chế biến nông sản.

18


- Mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất và chế biến đá cảnh tại xã Phú Thành,
Hưng Thi, Đồng Tâm. Đóng cửa các nhà máy gạch cơng nghệ cũ, lạc hậu.
b. Thương mại, dịch vụ:
Phát triển thương mại dịch vụ và du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng trở
thành ngành kinh tế chủ lực chất lượng cao. Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại
tại thị trấn Chi Nê và thị trấn Ba Hàng Đồi thành trung tâm giao dịch các loại sản

phẩm hàng hoá của các nhà máy, công ty trên địa bàn huyện kết hợp với giới thiệu
các sản phẩm công nghệ sạch của địa phương như cam, na, bưởi, mật ong….
c. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp:
Trồng trọt:
- Lạc Thuỷ có lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông nghiệp. Tuy
nhiên, do phần lớn đất đai là đồi núi, diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp
không nhiều, huyện đã xác định nông nghiệp công nghệ cao là một khâu đột phá để
phát triển kinh tế. Nhờ thế, vùng đất đồi núi thấp của huyện đang trở thành hình
mẫu trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Lạc Thuỷ đã ban hành các
chính sách ưu tiên nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lựa chọn cây trồng, vật
nuôi phù hợp, thúc đẩy năng suất, chất lượng giá trị nông sản. Hiện nay, huyện có
rất nhiều mơ hình nơng nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển.
Năm 2017 huyện đã công bố nhãn hiệu Cam Lạc Thuỷ với quy mơ diện tích
966ha. Cây cam đang từng bước trở thành nghề chính trong sản xuất nơng nghiệp
của huyện Lạc Thủy, góp phần giải quyết việc làm cho 3.600 lao động, trong đó
khoảng 1.200 lao động thường xuyên, 2.400 lao động thời vụ với mức thu nhập
bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Diện tích trồng cây có múi đạt 996ha, trong đó
diện tích trồng cam 668ha, khoảng gần 50% diện tích đang trong giai đoạn kinh
doanh. Cơ cấu giống chủ yếu là Xã Đồi, V2, Đường canh, năng suất trung bình
28,5 tấn/ha, giá bán tại vườn ổn định từ 20.000 đồng – 25.000 đồng/kg. Đặc biệt,
Cam Lạc Thủy được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ có chất lượng tốt (vỏ mỏng,
mẫu mã đẹp, nhiều nước, ít hạt, tỷ lệ xơ thấp, vị ngọt và thơm), đảm bảo ATTP với
19


việc áp dụng tốt nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV. Việc phòng trừ dịch
bệnh hướng tới các giải pháp vi sinh và tổng hợp. Trong 3 năm gần đây, 100% mẫu
sản phẩm kiểm nghiệm đều đáp ứng các yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV. Phát
triển sản xuất cam hàng hóa chất lượng cao là chiến lược của huyện nhằm xây dựng
NTM, tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.

Quá trình xây dựng nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy”, kể từ năm 2015 đến
nay, thực hiện Nghị quyết số 23 – NQ/HU của Huyện ủy, Nghị quyết số
05/2015/NQ – HĐND của Hội đồng nhân dân huyện, Quyết định số 982/QĐ –
UBND của UBND huyện, cây có múi đã trở thành sản phẩm mũi nhọn của ngành
nơng nghiệp, hồn thành quy trình để được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và
Cơng nghệ) công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.
Chăn ni: Ngồi trồng trọt huyện cịn có nhiều thuận lợi trong việc phát
triển kinh tế rừng kết hợp chăn ni. Dự kiến năm 2022 huyện sẽ trình cấp có thẩm
quyền cơng nhận nhãn hiệu tập thể Dê Lạc Thuỷ và Gà Lạc Thuỷ.
Thủy sản: Khuyến khích và triển khai các dự án nuôi trồng thủy sản ở các xã
có nhiều hồ quy mơ diện tích lớn như: hồ Đá Bạc, hồ Đồng Tâm, hồ Bai Bồn….
d. Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao tại xã
Phú Nghĩa và xã Đồng Tâm, mở rộng quy mô phát triển du lịch kết hợp với trồng
trọt tại các xã có diện tích cây lâu năm lớn như: Thống Nhất, Hưng Thi, An Bình.
- Kết nối các điểm du lịch thông qua phát triển mạng lưới giao thơng, hình
thành các cụm tuyến du lịch như tuyến Chùa Hương - Chùa Tiên - Tam Chúc, Chùa
Tiên - Tam Chúc - Bái Đính, Chùa Hương - Chùa Tiên - Serena Reasort ...
3.4. Phát triển hạ tầng xã hội:
a. Về giáo dục đào tạo:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng các trường đạt chuẩn theo tiêu chí Nơng thơn mới,
tập trung, khuyến khích trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường THPT Lạc Thuỷ B,
THPT Thanh Hà đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
b. Về y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
20


- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, vừa
phát triển y tế cơng cộng vừa khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng xã hội hóa
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đảm bảo 100% các xã, thị trấn có trạm y tế
đạt chuẩn quốc gia về y tế.

c. Cơng trình thiết chế văn hóa:
- Đầu tư 100% các Nhà Văn hố thơn, xóm, các thiết chế văn hố đạt tiêu
chuẩn theo quy định, tập trung xây dựng khu công viên cây xanh thị trấn Chi Nê và
thị trấn Ba Hàng Đồi.

21


PHẦN III
KẾT LUẬN
Điều chỉnh địa giới hành chính là một quy luật tất yếu của mỗi giai đoạn phát
triển. Tuy nhiên cần phải có đánh giá tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm
trong quá trình điều chỉnh địa giới hành chính đặc biệt là yếu tố kinh tế - xã hội;
quốc phòng, an ninh; phong tục tập quán của mỗi địa phương. Với đặc thù của một
huyện có 5/10 xã, thị trấn thuộc vùng CT229 Sự điều chỉnh địa giới hành chính bên
cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế xã hội thì đều kéo theo sự thay đổi nhất
định, gây nên một số xáo trộn, khó khăn nhất định cho người dân địa phương. Do
đó việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Lạc Thuỷ cần đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội gắn với giữ vững quốc phòng an ninh.

22



×