Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tài liệu Xây Dựng Mô Hình Quản Trị Tài Chính Cho Tập Đoàn Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 104 trang )

tai lieu, document1 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------- * ----------

BÙI XN TƯỜNG

XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
CHO TẬP ĐOÀN THƯƠNG MẠI SAIGON CO.OP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010

luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------- * ----------

BÙI XN TƯỜNG

XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
CHO TẬP ĐOÀN THƯƠNG MẠI SAIGON CO.OP

Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số : 60.31.12



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010

luan van, khoa luan 2 of 66.


tai lieu, document3 of 66.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Bùi Xuân Tường. Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.

TÁC GIẢ

BÙI XUÂN TƯỜNG

luan van, khoa luan 3 of 66.


tai lieu, document4 of 66.

LỜI CẢM ƠN


Hiểu rằng kiến thức đã có được là vơ giá và hữu ích. Tơi rất trân trọng
và chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã truyền
đạt các kiến thức thật quý báu cho tôi nghiên cứu đề tài này, đặc biệt là
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa đã trực tiếp hướng dẫn tơi rất tận tình. Cảm
ơn Saigon Co.op đã cho tôi cơ hội được làm việc tại đây, giúp tơi có được
nhiều kiến thức thực tế và tạo điều kiện thật thuận lợi về thời gian cho tơi
hồn thành luận văn này. Cảm ơn các tác giả đi trước đã cung cấp các tài liệu,
mà qua các nghiên cứu này, tôi đã hiểu hơn về vấn đề mà mình đang trăn trở.
Tơi mong muốn đề tài có thể góp phần hỗ trợ cho các nghiên cứu tiếp theo và
cho công cuộc phát triển của Saigon Co.op.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện
Bùi Xuân Tường

luan van, khoa luan 4 of 66.


tai lieu, document5 of 66.

MỤC LỤC
(Trang)

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ................................ 5
1.1.

Khái niệm tập đoàn kinh tế .................................................................................... 5


1.2.

Sự hình thành các tập đồn kinh tế thế giới.......................................................... 6

1.2.1. Liên kết nhằm đa dạng hoá hoạt động của các thành viên. ....................................... 6
1.2.2. Liên kết nhằm gia tăng lợi ích về tài chính ............................................................... 7
1.2.3. Liên kết do nhu cầu của quá trình tăng trưởng .......................................................... 7
1.2.4. Liên kết do xu thế tồn cầu hố ................................................................................. 7
1.3.

Đặc điểm của tập đoàn kinh tế ............................................................................... 8

1.3.1. Tư cách pháp nhân..................................................................................................... 8
1.3.2. Quy mô ...................................................................................................................... 8
1.3.3. Ngành nghề kinh doanh ............................................................................................. 8
1.3.4. Cơ cấu tổ chức trong tập đoàn ................................................................................... 9
1.4.

Quản trị tài chính trong tập đồn kinh tế ........................................................... 12

1.4.1. Khái quát về quản trị tài chính................................................................................. 12
1.4.2. Vai trị của cơng ty tài chính trong tập đồn............................................................ 12
1.4.3. Các hoạt động quản trị tài chính .............................................................................. 13
1.4.3.1. Quyết định đầu tư.................................................................................................. 13
1.4.3.2. Quyết định tài trợ .................................................................................................. 14
1.4.3.3. Quyết định phân phối lợi nhuận............................................................................ 18
1.4.3.4. Quyết định quản trị tài sản.................................................................................... 19
1.4.3.5. Quản trị doanh thu và chi phí ............................................................................... 20
1.5.


Kinh nghiệm về mơ hình Liên hiệp HTX tiêu dùng Nhật Bản (JCCU) ........... 20

1.5.1. Giới thiệu về JCCU ................................................................................................. 20
1.5.2. Mối quan hệ tài chính giữa JCCU và các HTX thành viên ..................................... 22
1.5.3. Bài học kinh nghiệm từ JCCU................................................................................. 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................... 24

luan van, khoa luan 5 of 66.


tai lieu, document6 of 66.

CHƯƠNG 2 – HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA SAIGON CO.OP ..................... 25
2.1.

Thực trạng hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam và vị thế của Saigon
Co.op trong thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay.............................................. 25

2.1.1. Quá trình phát triển của hoạt động bán lẻ hiện đại tại Việt Nam ............................ 25
2.1.2. Cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện nay ........................ 30
2.2.

Hoạt động kinh doanh của Saigon Co.op ............................................................ 33

2.2.1. Giới thiệu về Saigon Co.op ..................................................................................... 33
2.2.2. Mô hình tổ chức của Saigon Co.op ......................................................................... 34
2.3.


Hoạt động quản trị tài chính của Saigop Co.op.................................................. 37

2.3.1. Tổ chức bộ phận tài chính ....................................................................................... 38
2.3.2. Quyết định đầu tư .................................................................................................... 38
2.3.3. Quyết định tài trợ..................................................................................................... 40
2.3.4. Quyết định phân phối lợi nhuận .............................................................................. 43
2.3.5. Quyết định quản trị tài sản....................................................................................... 43
2.3.6. Quản trị doanh thu và chi phí .................................................................................. 44
2.3.7. Đánh giá về hoạt động quản trị tài chính của Saigon Co.op ................................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................... 48

CHƯƠNG 3 - XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CHO
TẬP ĐỒN THƯƠNG MẠI SAIGON CO.OP ....................................................... 49
3.1.

Nhận định một số vấn đề đặt ra khi xây dựng mơ hình tập đồn thương mại
Saigon Co.op........................................................................................................... 49

3.1.1. Định hướng hoạt động của tập đồn thương mại Saigon Co.op.............................. 49
3.1.1.1. Hồn thiện mơ hình công nghệ bán lẻ .................................................................. 49
3.1.1.2. Phát triển mở rộng các vệ tinh bán lẻ ................................................................... 50
3.1.1.3. Phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ và công nghệ bán lẻ mới .......................... 50
3.1.1.4. Liên kết với các nhà cung ứng hàng hóa............................................................... 51
3.1.2. Tái cơ cấu tập đồn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phát triển ...................... 51
3.1.2.1. Sự cần thiết chia tách mơ hình quản lý tập quyền thành các đơn vị nhỏ.............. 51
3.1.2.2. Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho phát triển .................................................. 53
3.2.

Xây dựng mơ hình quản trị tài chính cho tập đồn thương mại Saigon
Co.op ....................................................................................................................... 56


3.2.1. Tổng quan về mơ hình ............................................................................................. 56
3.2.2. Đặc điểm của mơ hình ............................................................................................. 57
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 57
3.2.2.2. Hình thức sở hữu và mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty trực thuộc .... 57
luan van, khoa luan 6 of 66.


tai lieu, document7 of 66.

3.2.2.3. Cách thức chi phối giữa công ty mẹ đối với công ty con ...................................... 58
3.2.2.4. Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn................................................................... 59
3.2.2.5. Cách thức quản lý và điều hành............................................................................ 60
3.2.3. Quản trị tài chính trong mơ hình tập đồn bán lẻ Saigon Co.op ............................. 62
3.2.3.1. Luân chuyển tiền nội bộ từ các hoạt động của tập đồn ...................................... 62
3.2.3.2. Cơng ty tài chính của tập đoàn ............................................................................. 65
3.2.3.3. Quyết định đầu tư.................................................................................................. 66
3.2.3.4. Quyết định tài trợ .................................................................................................. 68
3.2.3.5. Quyết định phân phối lợi nhuận............................................................................ 71
3.2.3.6. Quyết định quản trị tài sản.................................................................................... 73
3.2.3.7. Quản trị doanh thu và chi phí ............................................................................... 73
3.3.

Giải pháp hỗ trợ khác ........................................................................................... 74

3.3.1. Hoàn chỉnh hệ thống quản trị tài chính, tiến tới xây dựng cơng ty tài chính cho
tập đồn.................................................................................................................... 74
3.3.2. Tái cơ cấu, chuyển đổi hình thức của các công ty con thành công ty cổ phần để
dễ dàng huy động vốn thông qua thị trường tài chính ............................................. 74
3.3.3. Chuẩn bị thật tốt cơng tác tổ chức nhân sự, huấn luyện để có đủ nguồn nhân lực

phục vụ cho phát triển ............................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................... 76

KẾT LUẬN....................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC

luan van, khoa luan 7 of 66.


tai lieu, document8 of 66.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CM

Siêu thị Co.opMart

CSH

chủ sở hữu

ERP

Enterprise Resource Planning, là hệ thống phần mềm để giúp cho một
công ty quản lý tất cả các hoạt động chủ chốt của mình bao gồm: kế
tốn, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch
định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách
hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, ....


HĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

HTX

Hợp tác xã

SCID

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Saigon Co.op

SGC

Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op)

SOP

Thể thức điều hành tiêu chuẩn (Standard operating proceduce)

TĐKT


Tập đoàn kinh tế

TMĐT

Thương mại điện tử

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTTM

Trung tâm thương mại

VN

Việt Nam

luan van, khoa luan 8 of 66.


tai lieu, document9 of 66.

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
(Trang)

Hình 1.1: 10 tập đồn có doanh thu lớn nhất thế giới năm 2009. ............................. 8
Hình 1.2: Mơ hình quản trị tiền mặt phân tán. ........................................................ 16
Hình 1.3: Chiến lược tài trợ của doanh nghiệp qua các giai đoạn phát triển .......... 17
Hình 1.4: Mơ hình quản trị tiền mặt tập trung......................................................... 18

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức của JCCU. ........................................................................ 21
Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức của Miyagi Co-op............................................................. 22
Hình 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá thực tế từ 2005-2009...................... 27
Hình 2.2: Các nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, Thái Lan và khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương .............................................................................. 29
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của Saigon Co.op theo cấu trúc vốn................................. 34
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức của Văn phịng Saigon Co.op........................................... 35
Hình 2.5: Kết quả kinh doanh của Saigon Co.op các năm 2005-2009 ................... 37
Hình 2.6: Thành phần nợ của các ngành cơng nghiệp lớn ...................................... 40
Hình 2.7: Tình hình tài sản và vốn của Saigon Co.op từ 2005-2009 ...................... 41
Hình 3.1: Nhu cầu vốn và phương án tài trợ cho đầu tư một Co.opMart năm
2010......................................................................................................... 53
Hình 3.2: Tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam và hệ thống Co.opMart
từ 2010-2015 ........................................................................................... 54
Hình 3.3: Mơ hình tập đồn thương mại Saigon Co.op .......................................... 56
Hình 3.4: Cấu trúc theo hoạt động của các cơng ty trong tập đồn ........................ 60
Hình 3.5: Sự ln chuyển tiền giữa các đối tượng trong tập đồn .......................... 63
Hình 3.6: So sánh khả năng tạo vốn giữa 2 mô hình............................................... 69

luan van, khoa luan 9 of 66.


-1-

tai lieu, document10 of 66.

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự hoạt động của doanh nghiệp cũng giống như cơ thể con người vậy. Khi
cơ thể còn bé, ta cần được bảo bọc chở che, khi cơ thể lớn dần, thì đó là lúc phải

triển khối óc và trái tim để hồ hợp cùng với sự phát triển của các bộ phận cơ thể
khác mà đương đầu với cuộc sống.
Doanh nghiệp nào cũng trãi qua các giai đoạn khởi đầu, khó khăn, phát triển
rực rỡ và lụi bại, đó là quy luật tất yếu của phát triển. Song song với nó, việc quản
lý điều hành như là khối óc, giúp doanh nghiệp điều khiển, vận hành cơ thể của
mình; quản trị tài chính như là trái tim nghệ thuật và cảm xúc, cung cấp nguồn máu
chứa năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu chúng không phát triển theo kịp
với sự phát triển của cơ thể thì khơng đủ dưỡng chất, khơng đủ trí não vận hành các
bộ phận hoạt động, cơ thể sẽ suy giảm và đào thải, đó là quy luật tất yếu.
Mơ hình tập đồn chính là bước phát triển hơn của mơ hình doanh nghiệp
quy mơ vừa và nhỏ, sự vận hành nó cũng địi hỏi phải khoa học hơn, đó là phương
pháp quản trị theo khoa học thay thế cho phương pháp quản trị theo sự thuận tiện.
Đây khơng phải là vấn đề mới vì nó đã thịnh hành từ những năm 1960 ở các nước
phát triển, tuy nhiên trong bối cảnh mới thì nó cũng có đặc trưng riêng và việc áp
dụng khéo léo, hợp lý cách quản trị này cùng với các tiến bộ và nghiên cứu mới
chính là chìa khố cho sự thành cơng của một doanh nghiệp.
Yêu cầu của quản trị tài chính là phải xây dựng một mơ hình hợp lý để đảm
bảo nó cung cấp đầy đủ nhất “dưỡng chất” cần thiết cho doanh nghiệp, không chỉ
ngay lúc này mà phải chuẩn bị trước cho cả tương lai khi doanh nghiệp đạt quy mơ
cực lớn, đó là: quản trị việc đầu tư để bảo toàn và phát triển nguồn vốn; quản trị
việc tài trợ để có kế hoạch tiếp cận thị trường vốn, thị trường nợ nhưng vẫn đảm
bảo an toàn tài chính; và quản trị việc sử dụng tài sản để góp phần cùng với nhà
điều hành kiểm sốt việc kinh doanh của tất cả bộ phận, đảm bảo chúng được vận
hành theo đúng định hướng, hoà hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

luan van, khoa luan 10 of 66.

-1-



tai lieu, document11 of 66.

-2-

Mơ hình tập đồn Saigon Co.op được xây dựng trên cơ sở như vậy, mục tiêu
trọng tâm của tập đồn là phục vụ lợi ích xã hội, như tôn chỉ cao cả của truyền
thống hợp tác xã, nó mong muốn cung cấp một dịch vụ bán lẻ đa dạng, hiện đại, văn
minh, thuận tiện, với giá cả hợp lý nhất cho người tiêu dùng. Nhưng để làm được
như vậy nó phải nhanh chóng phát triển chuỗi bán lẻ rộng khắp, phải hồn thiện
cơng nghệ kinh doanh bán lẻ và các dịch vụ hỗ trợ lên một tầm cao mới để cạnh
tranh được với các nhà bán lẻ hùng mạnh trên khắp thế giới đang tìm đến Việt Nam.
Lựa chọn hình thức tập đồn kinh tế phù hợp, tái cấu trúc lại các doanh
nghiệp trong tập đoàn để chuẩn bị một nội lực mạnh là vấn đề sống còn đối với
Saigon Co.op, việc này đang được thực hiện và sẽ làm tốt nhờ sự quyết tâm của cả
tập thể nhân viên, sự hỗ trợ của cả xã hội giành cho nó vì ước vọng tốt đẹp mà
Saigon Co.op đang phấn đấu.
Sự cần thiết của đề tài
Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển rất nhanh, đạt
nhiều thành quả to lớn, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tầm
vóc nền kinh tế vẫn còn nhỏ bé, đa số các doanh nghiệp là quy mơ vừa và nhỏ.
Trong khi đó, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu phải tích tụ, tập trung kinh
tế, tạo ra các doanh nghiệp quy mơ thật lớn, đó là các tập đồn kinh tế, mà qua đó
nó tạo ra một sức mạnh tổng hợp đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển, cạnh tranh
với thế giới trong bối cảnh tồn cầu hố.
Với quy mơ lớn, tập đồn kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, cung cấp đủ
nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển mà các doanh nghiệp nhỏ không
làm được. Tuy nhiên, với cơ thể to lớn việc điều hành đòi hỏi phải khác trước, phải
ứng dụng các kinh nghiệm quản lý, các nghiên cứu phù hợp với loại hình tập đồn.
Một mơ hình giống nhau cho các tập đồn là điều khơng thể, mỗi tập đồn phải
chọn lối đi riêng, cách quản trị riêng để thành công.

Bán lẻ hiện đại là một ngành non trẻ ở Việt Nam, vai trị của nó là kích thích,
định hướng sự tiêu dùng của toàn xã hội, ưu tiên tiêu thụ hàng sản xuất trong nước,
từ đó thúc đẩy nền sản xuất, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Nghiên cứu một mô

luan van, khoa luan 11 of 66.

-2-


tai lieu, document12 of 66.

-3-

hình tập đồn bán lẻ phù hợp với điều kiện Việt Nam là việc cần thiết để có được
các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thành cơng, đó là lý do của việc chọn đề tài:
“Xây dựng mơ hình quản trị tài chính cho tập đồn thương mại Saigon Co.op“.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là bổ sung và hệ thống những cơ sở lý luận và
thực tiễn về mơ hình tập đồn thương mại và hoạt động quản trị tài chính trong các
tập đoàn thương mại nhằm vận dụng, định hướng xây dựng mơ hình tập đồn
thương mại phù hợp với điều kiện đặc thù của Saigon Co.op.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung nghiên cứu để trả
lời các câu hỏi sau:
1) Tập đoàn kinh tế là gì, nó được hình thành trên cơ sở nào ?
2) Các tập đồn trên thế giới có hình thức và đặc điểm như thế nào ?
3) Các thức quản lý điều hành và hoạt động quản trị tài chính của tập đoàn
diễn ra như thế nào ?
4) Đặc trưng của hoạt động kinh doanh bán lẻ là gì và thực tiễn kinh doanh
bán lẻ tại Việt Nam hiện nay ?
5) Các vấn đề đặt ra và các giải pháp để thực hiện thành cơng việc xây dựng

một tập đồn bán lẻ Việt Nam ? và trường hợp của Saigon Co.op ?
6) Hình thức quản lý điều hành và quản trị tài chính nào là phù hợp với mơ
hình tập đoàn thương mại Saigon Co.op ?
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng phương pháp
phân tích để tổng hợp lại một cách có hệ thống mơ hình tập đồn bán lẻ dựa trên các
lý thuyết đã được nghiên cứu trước đó về tập đoàn kinh tế, về kinh doanh bán lẻ.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh nhằm làm rõ đặc thù
riêng của hoạt động bán lẻ so với các hoạt động khác, cũng như sự khác biệt riêng
của trường hợp Saigon Co.op. Các phương pháp hỗ trợ khác như là phỏng vấn, khảo
sát kinh nghiệm cũng được ứng dụng nhằm làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực
tiễn nghiên cứu.

luan van, khoa luan 12 of 66.

-3-


tai lieu, document13 of 66.

-4-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mơ hình tập đoàn thương mại.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cách thức quản lý điều hành chung cũng
như hoạt động trị tài chính cho tập đồn thương mại Saigon Co.op trong điều kiện
cạnh tranh hội nhập quốc tế của ngành bán lẻ hiện nay.
Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm ba phần chính như sau:
Chương 1 – Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế.

Chương 2 – Thực trạng kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam và hoạt động kinh
doanh của Saigon Co.op.
Chương 3 – Lựa chọn mơ hình tập đồn và hoạt động quản trị tài chính cho
tập đồn thương mại Saigon Co.op.
Giới hạn nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như giành phần lớn nghiên cứu tập
trung cho hoạt động quản trị tài chính tại cơng ty mẹ là Liên hiệp HTX Thương mại
TP.HCM, vì vậy đề tài cũng có một số mặt hạn chế như sau:
-

Chỉ tập trung đánh giá hoạt động quản trị tài chính tại cơng ty mẹ mà
chưa đi sâu phân tích đánh giá ở các công ty con.

-

Chỉ tập trung ở một số nội dung chính của hoạt động quản lý điều hành
cũng như hoạt động quản trị tài chính của mơ hình tập đồn, mà các nội
dung này là đặc trưng nổi bật hoặc khơng có ở mơ hình doanh nghiệp nhỏ
hơn. Do vậy, chắc chắn không thể giải quyết tất cả các vấn đề liên quan
đến quản trị tài chính tập đồn.

-

Việc xây dựng mơ hình tập đồn và kiến nghị các giải pháp chỉ dựa trên
tình hình thực tiễn của hoạt động bán lẻ hiện nay và định hướng phát triển
của Saigon Co.op.

luan van, khoa luan 13 of 66.

-4-



tai lieu, document14 of 66.

-5-

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐỒN KINH TẾ
1.1. Khái niệm tập đồn kinh tế
Quan niệm về tập đồn và nhận diện về loại hình tập đoàn kinh tế (TĐKT) là
rất đa dạng. TĐKT ở các nước khác nhau được gắn với các tên gọi khác nhau.
Nhiều nước gọi là group hay business group, Ấn Độ dùng tên gọi business houses,
Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai gọi là zaibatsu và sau chiến tranh gọi là
keiretsu, Hàn Quốc dùng từ chaebol, Trung Quốc dùng thuật ngữ tập đoàn doanh
nghiệp. Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình
thức liên kết được khái quát chung là TĐKT.
Quan niệm về tập đồn có sự thay đổi và khác nhau theo thời gian, điều kiện
và trình độ phát triển kinh tế, sự phân cơng chun mơn hố, hợp tác giữa các doanh
nghiệp, cách tiếp cận và mục tiêu quản lý ở mỗi nước. Điều đó lý giải vì sao cho
đến nay khơng có định nghĩa thống nhất về TĐKT.
Theo Từ điển Business English của Longman, TĐKT là “một tổ hợp các
công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đồn gồm một cơng ty mẹ
và một hay nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm sốt của
cơng ty mẹ”.
Theo từ điển kinh tế Nhật Bản, “tập đoàn (keiretsu) là một tổ hợp các doanh
nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan
hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và
tiêu thụ sản phẩm”.
Ở Hàn Quốc, tập đoàn (chaebol) được sử dụng để chỉ một liên kết gồm nhiều
cơng ty hình thành quanh một công ty mẹ. Thông thường, các công ty này nắm giữ

cổ phần/vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành.
Theo một số nước như Hà Lan, Anh, Đan Mạch, TĐKT là sự liên kết giữa
nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và giao kết với nhau,
cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành nghề,
nhiều lĩnh vực kinh tế.

luan van, khoa luan 14 of 66.

-5-


tai lieu, document15 of 66.

-6-

Ở Malaysia và Thái Lan, TĐKT được xác định là tổ hợp kinh doanh với các
mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nịng cốt của các tập đồn là
cơ cấu cơng ty mẹ - công ty con tạo thành một hệ thống các liên kết chặt chẽ trong
tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong hợp đồng đều có tư cách pháp
nhân độc lập và thường hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý.
Tại Việt Nam (VN), Luật Doanh nghiệp 2005 có một số quy định đề cập đến
TĐKT. Đồng thời, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ
hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp đã có một số quy
định chi tiết và cụ thể hơn về TĐKT. Theo đó, “TĐKT bao gồm nhóm các cơng ty
có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thơng qua
đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn
bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh
doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới
hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con. TĐKT sẽ khơng có tư cách pháp nhân, không
phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp và việc tổ chức

hoạt động của tập đồn do các cơng ty lập thành tập đồn tự thỏa thuận quyết định”.
Tóm lại, có thể khái quát như sau: Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công
ty độc lập về mặt pháp lý, hoạt động trong một ngành hay những ngành khác
nhau, có quan hệ với nhau về vốn, tài chính, cơng nghệ, thơng tin, đào tạo,
nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp tham gia
liên kết, trong đó thường có một "cơng ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt
động của các "công ty con" về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
1.2. Sự hình thành các tập đồn kinh tế thế giới
TĐKT được hình thành do nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, đó
là sự tích tụ và liên kết kinh tế giữa các chủ thể nhằm đạt được mục tiêu chính là gia
tăng lợi nhuận cho các chủ thể tham gia. Các lợi ích từ liên kết là:
1.2.1. Liên kết nhằm đa dạng hoá hoạt động của các thành viên.
Đây là liên kết chủ yếu của các doanh nghiệp thành viên nhằm làm giảm đi
hoặc loại trừ các sự trùng lặp khơng cần thiết liên quan đến chi phí cố định, góp
phần làm tăng hiệu quả kinh doanh. Sự liên kết này tạo ra một hiệu ứng do các
thành viên phối hợp với nhau nên hiệu quả tổng cộng có được lớn hơn hiệu quả độc
luan van, khoa luan 15 of 66.

-6-


tai lieu, document16 of 66.

-7-

lập của từng thành viên khi hoạt động riêng lẻ. Ngoài ra, liên kết giúp tập đồn đa
dạng hố các hoạt động của mình giảm thiểu được các rủi ro.
1.2.2. Liên kết nhằm gia tăng lợi ích về tài chính.
Trên khía cạnh tài chính, việc hình thành TĐKT có thể đạt được các lợi ích:
-


Giảm thuế.

-

Giảm chi phí phát hành chứng khốn mới.

-

Tăng khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn vay.

1.2.3. Liên kết do nhu cầu của quá trình tăng trưởng.
Tăng trưởng là sự gia tăng về quy mô và hoạt động của một cơng ty hợp
nhất. Nó biểu hiện ở việc:
-

Điều chỉnh kích thước doanh nghiệp (tăng doanh thu, tăng quy mô
vốn, tăng số lượng chi nhánh, cửa hàng, tăng số lượng nhân viên,...).

-

Thay đổi bản chất hoạt động của doanh nghiệp.

Sự liên kết theo hàng ngang tạo ra sức mạnh khống chế giá cả và sản lượng
cung ứng trên thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi liên
kết, từ đó gia tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sự liên kết theo hàng dọc dẫn đến chun mơn hóa cao hơn, tăng hiệu quả
sản xuất, chủ động trong các khâu sản xuất sản phẩm mà không phải lệ thuộc vào
nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp bên ngoài.
Sự kết hợp đa ngành xuất phát từ mục tiêu đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nhằm

giảm thiểu rủi ro, tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia vào những hoạt động kinh
doanh có hiệu quả cao và cắt giảm các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Ngồi
ra liên kết đa ngành cịn là phương cách giúp các công ty tham gia vào lĩnh vực kinh
doanh mới hoặc chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1.2.4. Liên kết do xu thế tồn cầu hố.
Trong xu thế tồn cầu hố, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động đến nhiều
quốc gia khác nhằm: mở rộng thị trường, khai thác lợi thế so sánh ở các quốc gia
khác nhau để tối đa hoá lợi nhuận.

luan van, khoa luan 16 of 66.

-7-


-8-

tai lieu, document17 of 66.

1.3. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
1.3.1. Tư cách pháp nhân
TĐKT khơng có tư cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên trong tập đoàn là
một pháp nhân độc lập. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp trong tập đồn, kể cả cơng
ty mẹ và các cơng ty thành viên, bình đẳng với nhau trước pháp luật, được thành lập
và đăng ký theo quy định của pháp luật.
Công ty mẹ và các công ty con tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư, trong giới
hạn của khoản vốn do mình bỏ ra, tập đồn hoặc công ty mẹ không phải chịu trách
nhiệm liên đới trước trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp khác.
1.3.2. Quy mơ
Quy mơ của tập đồn là rất đa dạng, nhưng nhìn chung là tương đối lớn, hoạt
động đa dạng, đa ngành (xem Hình 1.1).

Hình 1.1: 10 tập đồn có doanh thu lớn nhất thế giới năm 2009.
Tập đoàn (quốc gia)
- Ngành nghề

Doanh thu
(triệu USD)

Lợi nhuận
Tổng
sau thuế
tài sản
(triệu USD) (triệu USD)

Vốn CSH
(triệu
USD)

Số lượng
nhân viên
(người)

1. Wal-Mart Stores (Mỹ) - Bán lẻ

408.214

14.335

170.706

70.749


2.100.000

2. Royal Dutch Shell (Hà Lan) Dầu khí

285.129

12.518

292.181

136.431

101.000

3. Exxon Mobil (Mỹ) - Dầu khí

284.650

19.280

233.323

110.569

102.700

4. BP (Anh) - Dầu khí

246.138


16.578

235.968

101.613

80.300

5. Toyota Motor (Nhật) - Xe hơi

204.106

2.255

324.869

110.894

320.590

6. Japan Post Holdings (Nhật) Bưu chính

202.196

4.849

3.196.010

98.087


229.134

7. Sinopec (TQ) - Dầu khí

187.517

5.755

188.793

63.506

633.383

8. State Grid (TQ) - Điện lực

184.495

-343

269.801

90.088

1.533.800

9. AXA (Pháp) - Bảo hiểm

175.257


5.012

1.016.270

66.334

103.432

10. China National Petroleum
(TQ) - Dầu khí

165.496

10.272

325.384

185.946

1.649.992

(Nguồn: Tạp chí Fortune [ />
1.3.3. Ngành nghề kinh doanh
Đa số các TĐKT đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực hoặc phát
triển từ đơn ngành lên đa ngành, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn thay
luan van, khoa luan 17 of 66.

-8-



tai lieu, document18 of 66.

-9-

đổi phù hợp với sự phát triển của tập đồn và mơi trường kinh doanh, nhưng mỗi
ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm
đặc trưng của tập đoàn. Bên cạnh những đơn vị sản xuất hoặc thương mại, các tập
đoàn doanh nghiệp mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực khác như tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, nghiên cứu khoa học.
TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là để phân tán rủi ro, mạo hiểm vào
các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau đảm bảo cho hoạt động của tập
đồn ln được bảo tồn và hiệu quả. Tuy nhiên, lại có hạn chế là khó tập trung
được năng lực mũi nhọn, thiếu tính chun sâu. Đối với TĐKT đơn ngành thì có ưu
thế là phát triển theo chun mơn hố sâu, khai thác được thế mạnh về chun mơn,
bí quyết về cơng nghệ, uy tín trong ngành nhưng lại có hạn chế về phạm vi thị
trường dễ bị rủi ro khi ngành đó bị khủng hoảng.
1.3.4. Cơ cấu tổ chức trong tập đoàn
1.3.4.1. Cơ cấu tổ chức
Nhìn chung, TĐKT thường được tổ chức theo mơ hình cơng ty mẹ[1] - cơng
ty con. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn gồm nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều mơ hình tổ
chức khác nhau. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con ở các tầng nấc
khác nhau cũng khác nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ liên kết giữa các doanh
nghiệp trong tập đoàn và mức độ phân quyền giữa công ty mẹ và công ty con (xem
thêm Phụ lục 1: Một số mô hình tổ chức của các tập đồn kinh tế).
Về cơ cấu, các TĐKT thế giới thường xây dựng một “Holding company”
hoặc một ngân hàng độc quyền lớn hoặc một công ty tài chính. Đó là dạng các cơng
ty mẹ khống chế, nắm cổ phần chi phối với các công ty thành viên. Công ty mẹ
thông qua quyền lực tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của mình để tham gia vào
hội đồng quản trị của công ty con nhằm chỉ đạo và định hướng mục tiêu hoạt động

của công ty con.
1

Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005, thì một cơng ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i). Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thơng đã phát hành của cơng ty đó;
(ii). Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc của cơng ty đó;
(iii). Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

luan van, khoa luan 18 of 66.

-9-


tai lieu, document19 of 66.

-10-

1.3.4.2. Cách thức chi phối và ra quyết định giữa công ty mẹ đối với công
ty con
a) Cơ chế chi phối
Có nhiều khái niệm khác nhau về chi phối, tuỳ theo góc độ tiếp cận và mục
đích nghiên cứu.
Theo Uỷ ban tiêu chuẩn kế tốn Australia (Australian Accounting Standards
Board - AASB), chi phối được định nghĩa như sau: "chi phối là khả năng một chủ
thể trong việc kiểm sốt q trình ra quyết định, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong mối
quan hệ với các chính sách tài chính và vận hành của một thực thể khác, qua đó tạo
khả năng cho thực thể đó vận hành theo các mục tiêu của chủ thể chi phối".
Mức độ, vai trò, lĩnh vực cũng như thời gian chi phối phụ thuộc vào tỷ lệ sở

hữu vốn của công ty mẹ đối với các công ty con.
Thông thường việc chi phối phụ thuộc vào phần trăm vốn sở hữu của công ty
bị chi phối. Công ty chi phối phải nắm giữ hơn 50% cổ phần có quyền biểu quyết
của cơng ty bị chi phối. Tuy nhiên, công ty chi phối cũng có thể chi phối cơng ty bị
chi phối mà không nhất thiết phải sở hữu một tỷ lệ cổ phần lớn hơn 50%, đó là hình
thức cơng ty chi phối và cơng ty bị chi phối có một ràng buộc bằng các cam kết hay
hợp đồng liên kết.
Trường hợp chi phối thông qua các ràng buộc trong hợp đồng liên kết.
Thơng thường nhất là hình thức nhượng quyền thương hiệu, công ty sử dụng
thương hiệu (công ty bị chi phối) cam kết phải chịu sự chi phối của công ty sở hữu
thương hiệu (công ty chi phối) trong một số lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, có
thể là: quy định về hệ thống nhận diện, cách thức tổ chức kinh doanh, chi phí sử
dụng thương hiệu, giá bán hàng hố, giá mua và nguồn cung cấp ngun liệu,...
Hình thức khác là các công ty thành viên liên kết tạo thành một liên minh
(Alliance), có hai hình thức liên minh phổ biến, đó là:
- Liên minh kinh doanh (Business alliance): là sự thoả thuận giữa các cơng
ty, thường vì mục tiêu giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cung ứng sản
phẩm, dịch vụ cho khách hàng, được ràng buộc bởi một thoả thuận đơn giản với sự
chia sẻ các cơ hội và rủi ro một cách công bằng đối với các bên tham gia. Liên minh
kinh doanh thường được quản lý bởi một Nhóm chuyên trách dự án.

luan van, khoa luan 19 of 66.

-10-


tai lieu, document20 of 66.

-11-


- Liên minh chiến lược (Strategic alliance): là mối quan hệ chính thức vì lợi
ích dài hạn được tạo nên bởi hai hay nhiều bên tham gia nhằm theo đuổi một nhóm
mục tiêu đã thống nhất hoặc nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trọng yếu mà
vẫn giữ được tính độc lập về tổ chức.
Các bên tham gia hợp tác với nhau trong các hoạt động kinh doanh với
nguyên tắc mỗi một bên đóng góp những thế mạnh và khả năng của mình vào trong
quá trình hợp tác.
Tuy nhiên, vì khơng có sự ràng buộc về mặt sở hữu vốn, nên ràng buộc bằng
hợp đồng là không chặt chẽ, dễ bị phá vỡ và chỉ ràng buộc ở một số điểm cam kết
trong hợp đồng, chủ yếu là chi phối về mặt hoạt động kinh doanh còn các lĩnh vực
khác như quan hệ về vốn, tổ chức nhân sự gần như là khơng có ràng buộc.
Trường hợp chi phối thông qua cơ chế sở hữu vốn.
Để chi phối công ty mẹ phải sở hữu một tỷ lệ vốn nhất định tại công ty con.
Về mặt logic, yếu tố quyết định để chi phối một doanh nghiệp khác đó là quyền sở
hữu tư liệu sản xuất của doanh nghiệp đó, quyền sở hữu này biến thành quyền sở
hữu về vốn. Như vậy, có thể nói nếu khơng có sở hữu về vốn thì khơng thể chi phối,
kiểm sốt tài chính, từ đó khơng thể quản lý được các mặt khác của doanh nghiệp
như là điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy nhân sự.
Cơ chế chi phối thông qua sở hữu vốn là cơ chế hiệu quả và chắc chắn nhất,
nó tạo ra khả năng linh hoạt để điều chỉnh quy mô của tập đồn.
b) Cơ chế ra quyết định.
Thơng thường, trong mỗi cơng ty đều có trung tâm quyền lực của nó, tuỳ vào
từng loại hình cơng ty, nó sẽ có các hình thức khác nhau. Trong hình thức cơng ty
TNHH, đó là Hội đồng thành viên (HĐTV); cịn trong hình thức cơng ty cổ phần,
đó là đại hội đồng cổ đơng (HĐCĐ), hội đồng quản trị (HĐQT).
Để cơng ty mẹ có thể chi phối hoạt động của các cơng ty con thì bắt buộc
cơng ty mẹ phải:
(i) Có người đại diện nắm đa số trong các trung tâm quyền lực của công ty
con. Trường hợp công ty con là công ty cổ phần thì cơng ty mẹ vừa phải
nắm cổ phần chi phối (lớn hơn 50% cổ phần có quyền biểu quyết của cơng

ty con), vừa phải có đủ số người đại diện được bầu vào HĐQT để có thể

luan van, khoa luan 20 of 66.

-11-


tai lieu, document21 of 66.

-12-

nắm đa số trong HĐQT. Qua đó có thể chi phối bằng cách thơng qua hay
khơng thông qua các quyết định tại các cuộc họp của HĐCĐ và HĐQT.
(ii) Cơng ty mẹ có quyền quyết định trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung
điều lệ của cơng ty con.
1.4. Quản trị tài chính trong tập đồn kinh tế
1.4.1. Khái quát về quản trị tài chính
Quản trị tài chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức
việc thực hiện các quyết định đó nhằm đạt mục tiêu hoạt động tài chính của doanh
nghiệp, đó là: tối đa hố lợi nhuận, khơng ngừng làm tăng giá trị của doanh nghiệp
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Theo Van Horne và Wachowicz (2001) quản trị tài chính quan tâm đến mua
sắm, tài trợ và quản lý tài sản công ty theo mục tiêu chung được đề ra. Cũng quan
niệm tương tự như vậy nhưng McMahon (1993) chi tiết thêm rằng quản trị tài chính
quan tâm đến tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động của cơng
ty, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những mục đích sử dụng khác nhau, bảo
đảm cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra.
Các tác giả khác như Brealey và Myers (1996), Ross và nhóm tác giả (2002)
đều thống nhất cho rằng tài chính cơng ty quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài
trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Qua những định nghĩa nêu trên có thể thấy quản trị tài chính cơng ty liên
quan đến bốn loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định
phân phối lợi nhuận và quyết định quản trị tài sản.
1.4.2. Vai trị của cơng ty tài chính trong tập đồn
Khi tập đồn phát triển đến một quy mơ nhất định, thông thường sẽ thành lập
hoặc liên kết, sáp nhập với một cơng ty tài chính. Trường hợp các tập đồn Nhật
Bản thành lập tập đoàn thường xoay quanh một ngân hàng để có thể dễ dàng trong
việc huy động và cấp vốn cho cả tập đồn.
Trong các mơ hình TĐKT, thông thường công ty mẹ không can thiệp trực
tiếp vào hoạt động của công ty con, mà công ty mẹ thơng qua cơng ty tài chính hoặc
các cơng ty nắm vốn (holding company) để thực hiện chi phối các công ty con căn

luan van, khoa luan 21 of 66.

-12-


tai lieu, document22 of 66.

-13-

cứ trên tỷ lệ vốn mà cơng ty tài chính đang nắm giữ. Có thể nói cơng ty tài chính là
trung tâm, là hạt nhân giúp cơng ty mẹ điều phối vốn của cả tập đồn.
Cơng ty tài chính thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Là đầu mối huy động vốn, là kênh dẫn vốn tới các đơn vị trong tập đoàn,
đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của tập đồn.
- Thực hiện nhiệm vụ điều hịa vốn trong nội bộ tập đoàn, nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của cả tập đồn. Với chức năng này, cơng ty tài chính sẽ điều
tiết dẫn chuyển các luồng vốn trong nội bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu, vừa tránh
lãng phí vốn vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các thành viên

thiếu vốn trong tập đồn.
- Thực hiện vai trị đầu tư tài chính trong và ngoài tập đoàn. Ngoài việc đầu
tư nội bộ, các cơng ty tài chính cịn có thể thực hiện đầu tư ra bên ngoài tập đoàn, ở
phạm vi trong nước và quốc tế (thường xảy ra khi tập đoàn thừa vốn).
1.4.3. Các hoạt động quản trị tài chính
1.4.3.1. Quyết định đầu tư
Bản chất của việc đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, do vậy quyết định đầu tư là
quyết định quan trọng nhất, vì thơng qua các quyết định này, nhà quản trị có thể xác
định: quy mơ tài sản hợp lý; cơ cấu phù hợp của từng loại tài sản thành phần; thực
hiện đầu tư mua sắm để mở rộng quy mô doanh nghiệp hoặc thanh lý các tài sản
khơng cần thiết để qua đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, tăng hiệu quả đầu tư.
Trong mơ hình tập đồn, cơng ty mẹ là nhà đầu tư cấp vốn cho các công ty
con. Công ty con là nơi tiếp nhận nguồn vốn đó để hoạt động. Quan hệ sở hữu vốn
giữa công ty mẹ - công ty con làm nên mối liên kết giữa công ty mẹ và cơng ty con.
Cơng ty mẹ có thể có tỷ lệ góp vốn cao nhất vào cơng ty con hoặc tỷ lệ góp vốn này
có thể thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo quyền chi phối công ty con của công ty mẹ so
với các chủ sở hữu khác.
Công ty mẹ cũng có thể góp một phần vốn vào cơng ty con nhưng không
nắm giữ cổ phần chi phối công ty con này. Tuy nhiên công ty con này vẫn thuộc sở
hữu của cơng ty mẹ. Khi đó, cơng ty mẹ đóng vai trị như các cổ đơng thơng thường
khác, hưởng các quyền và lợi ích tương đương với số vốn đã đầu tư vào công ty
con. Quyền đưa ra các quyết định của công ty mẹ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của
cơng ty mẹ trong cơng ty con.

luan van, khoa luan 22 of 66.

-13-


tai lieu, document23 of 66.


-14-

Quan hệ vốn giữa công ty mẹ và công ty con cũng như các quyền, nghĩa vụ
phát sinh từ quan hệ này đối với công ty mẹ, công ty con thường được xác lập trong
điều lệ của công ty con qua những điều khoản quy định có tính kỹ thuật về hoạt
động của cơng ty. Cơng ty con là đơn vị nhận vốn của công ty mẹ nhưng vẫn là
những công ty độc lập, kể cả khi cơng ty con có 100% vốn của cơng ty mẹ.
Thơng thường, chỉ có quan hệ đầu tư vốn từ cơng ty mẹ đến cơng ty con mà
ít khi có chiều ngược lại. Tuy nhiên một số tập đoàn Châu Á vẫn xuất hiện khá phổ
biến việc đầu tư, sở hữu vốn chéo nhau giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa
các công ty con với nhau (các tập đồn Hàn Quốc).
Trong quan hệ đầu tư, cơng ty mẹ xác định các chỉ tiêu mang tính vĩ mơ như
mức vay vốn thích hợp, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chính để vay vốn. Cơng ty
mẹ chỉ giám sát hiệu quả hoạt động, cịn lãnh đạo cơng ty con chịu trách nhiệm
hoàn toàn việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu này.
Để đảm bảo cho tập đoàn sử dụng vốn hiệu quả, nhiều tập đoàn rất chú ý đến
việc cơ cấu lại khoản vốn tồn đọng bằng cách rút bớt khoản vốn không hiệu quả để
tập trung vào những khoản vốn mang lại hiệu quả theo cách thức cơ bản sau:
- Tập trung vốn cho các doanh nghiệp thành viên có khả năng phát triển tốt.
- Hỗ trợ một hoặc một số doanh nghiệp chủ chốt trong tập đoàn đạt được
những yêu cầu của thị trường và thoả mãn điều kiện lưu thông tiền tệ.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao, sản phẩm tốt.
HĐQT công ty mẹ có quyền độc lập ra các quyết định đầu tư trong hạn mức
vốn và phạm vi nhất định. Tương tự như vậy, HĐQT cơng ty con cũng có quyền
độc lập ra các quyết định đầu tư trong giới hạn vốn và phạm vi cho phép. Những
quyết định vượt ngoài giới hạn mức độ vốn và phạm vi cho phép phải đưa ra đại hội
cổ đông hoặc hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật, bản điều lệ của công
ty và theo "thể thức điều hành tiêu chuẩn" (SOP) đã được ban hành của tập đoàn.
1.4.3.2. Quyết định tài trợ

Quyết định tài trợ là việc tìm kiếm và lựa chọn các nguồn vốn để tài trợ cho
việc đầu tư của doanh nghiệp. Vì nguồn lực vốn CSH là giới hạn và thường ít hơn
danh mục tài sản của doanh nghiệp, nên quyết định này tập trung vào nhiệm vụ là
xác định một cơ cấu vốn tối ưu giữa vốn CSH và nợ, mà với cơ cấu vốn này, doanh

luan van, khoa luan 23 of 66.

-14-


tai lieu, document24 of 66.

-15-

nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn CSH hiệu quả nhất, tận dụng lợi ích từ lá chắn
thuế để tiết giảm chi phí sử dụng vốn từ vay nợ, đồng thời vẫn đảm bảo mức độ rủi
ro tài chính trong mức cho phép.
Hai nguyên tắc chính khi xây dựng cơ cấu vốn đó là :
- Nguyên tắc phù hợp giữa cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản. Tài sản cố định và
tài sản lưu động thường xuyên cần được tài trợ bằng nguồn vốn ổn định, bao gồm
vay dài hạn, thuê tài chính, phát hành trái phiếu và vốn chủ sở hữu. Tài sản lưu
động thời vụ được tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn như các khoản nợ chiếm
dụng, nợ tích lũy và vay ngắn hạn.
- Nguyên tắc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro. Nguyên tắc này đòi hỏi
người ra quyết định huy động vốn phải cân nhắc đến mối quan hệ giữa địn bẩy hoạt
động và địn bẩy tài chính, mức độ tác động của nợ đến suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE). Đồng thời, cố gắng kiểm sốt rủi ro tài chính và hạn chế chi phí phát
sinh do tình trạng kiệt quệ tài chính.
Trong mơ hình tập đồn, cơng ty mẹ ngồi việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho
cơng ty mẹ, cịn phải tìm kiếm các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động của các cơng

ty con. Thơng thường, cơng ty mẹ khơng có đủ khả năng tài chính để thoả mãn tất
cả nhu cầu về vốn của cơng ty con. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn, các cơng ty con
phải tự tìm kiếm nguồn tài trợ trên thị trường vốn bằng cách như là:
- Giao dịch trực tiếp với các ngân hàng thương mại, như các TĐKT của Nhật
Bản thường tập hợp xung quanh ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn.
- Phát hành cơng cụ chứng khốn, như các tập đồn lớn của Trung Quốc
thường niêm yết các cơng ty trên thị trường chứng khoán để dễ huy động vốn.
Tuy nhiên, giữa công ty mẹ và các công ty con thường cũng có các mối quan
hệ tài chính được ràng buộc bằng các quy định của tập đoàn. Việc vay vốn giữa các
công ty con đối với công ty mẹ phải được thực hiện theo lãi suất thị trường. Khi
thiếu hụt vốn, cơng ty con có thể tìm nguồn tài trợ từ bên trong hay bên ngoài tập
đoàn, vay bằng nợ hay phát hành cổ phiếu, tùy theo sở thích và thái độ đối với rủi ro
của nó. Cũng có thể cơng ty mẹ sẽ tập trung dịng tiền của các cơng ty con về một
mối sau đó tiến hành đầu tư, cung cấp vốn cho các công ty con đang thiếu vốn
nhưng tựu trung lại mục đích chính là tối đa hóa lợi nhuận tồn tập đồn.

luan van, khoa luan 24 of 66.

-15-


-16-

tai lieu, document25 of 66.

Dưới đây xin trình bày hai mơ hình quản trị dịng tiền thường được các
TĐKT trên thế giới áp dụng:
a) Mơ hình quản trị tiền mặt phân tán
Trong mơ hình quản lý tiền mặt phân tán, công ty con tự chủ sử dụng nguồn
tiền một cách hiệu quả nhất. Cơng ty con có thể huy động vốn thơng qua thị trường

tài chính, vay vốn của cơng ty mẹ hay huy động từ việc phát hành cổ phiếu bán ra
trên thị trường (xem Hình 1.2).
Cơng ty mẹ

Vốn vay

Vay
Khoản phải thu

Bán trả chậm

Tồn kho

Phí và
một
phần
thu
nhập

Các
khoản
vay
Trả nợ
vay

Tiền từ
các khoản
phải thu

Nguồn tiền mặt

cơng ty con

Các dự án
dài hạn
Đầu tư

Thanh
tốn

Số dư
khoản phải trả

Thanh toán
tiền hàng

Thu tiền
bán hàng
Sản xuất

Vật tư và
nguyên vật liệu

Hình 1.2: Mơ hình quản trị tiền mặt phân tán
(Nguồn: Tài chính quốc tế [10, tr.354])

Chiến lược tài trợ của công ty con sẽ được lựa chọn phù hợp với mức độ
chấp nhận rủi ro của các nhà quản lý của công ty con. Rủi ro tổng thể mà một công
ty phải đối mặt bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Nói chung, các cơng
ty có xu hướng kiềm chế mức rủi ro tổng thể ở mức “chấp nhận được”. Như vậy,
một khi mức rủi ro kinh doanh cao cũng đồng nghĩa với rủi ro tài chính đi kèm phải

được giữ càng thấp càng tốt và ngược lại. Khi doanh nghiệp phải đối đầu với rủi ro

luan van, khoa luan 25 of 66.

-16-


×