Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIỚI THIỆU VỀ TRANH SƠN MÀI VÀ HỌA SĨ NỔI TIẾNG VỀ TRANH SƠN MÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.74 KB, 17 trang )

GIỚI THIỆU VỀ TRANH SƠN MÀI VÀ HỌA SĨ NỔI TIẾNG VỀ TRANH SƠN
MÀI.
I.

Tranh sơn mài Việt Nam

1

Sơ lược về tranh sơn mài

Sơn mài được coi là một trong những chất liệu của hội họa Việt Nam. Đây là sự
tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn thủ công truyền thống Việt Nam thành
nghề sơn mài. Tuy nhiên từ dùng để gọi sơn mài thường được hiểu sang các đồ
dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn của
đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơ
cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, sơn thếp, bạc thếp, vỏ trai… vẽ lên
trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam
học tại trường Mỹ thuật Đơng Dương đã tìm tịi và phát hiện thêm các vật liệu khác
như vỏ trứng, ốc, cật tre… và đặc biệt là đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn
mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. thuật ngữ sơn mài và
tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh được vẽ và mài nhiều lần cho đến khi
đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn, sau cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm ngược đời, muốn lớp sơn vừa
vẽ khô tranh phải ủ trong tủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải
mài mịn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên
nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt
được sau khi mài tranh.
2.


Sơn mài thời hiện đại

Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến.
Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"),
ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vàothời tiết khá nhiều. Khi thời tiết
có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khơ, nếu thời tiết khơ ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất
lâu khơ. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khơ ráo. Trong khi
đó, sơn Nhật lại nhanh khơ và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ơn đới


cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây
giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngồi
tranh, cịn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh,
hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hơi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy
nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự cơng phu trong
q trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.
3.

Các họa sĩ và những bức tranh sơn mài nổi tiếng

Trước thập niên 30, người ta chỉ dùng sơn ta trong làm đồ thời cũng và mỹ nghệ.
Vào thời gian này một số họa sĩ Việt Nam đầu tiên đang học như Trần Đình
Thọ,Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Nguyễn Sáng… đã mạnh dạn sử
dụng nghệ thuật sơn ta vào sáng tác tranh nghệ thuật.
Những bức tranh sơn mài nổi tiếng:

Dọc mùng của Nguyễn Gia Trí


Ông Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm


Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng


Nhớ một chiều Tây bắc của Phan Kế An

Tre Trần Đình Thọ.


II, HỌA SĨ SƠN MÀI TIÊU BIỂU

1, Họa sĩ Nguyễn Sáng.
Tiểu sử.
Nguyễn Sáng ( 1923- 1988 ) là 1 họa sĩ có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật Việt
Nam hiện đại. Ơng sinh ra tại làng Điều hịa, tỉnh Mỹ Tho ( nay thuộc thành phố
Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang).
Ơng là họa sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xã hội lớn lao, gay cấn rất thuần nhị,
lay động với hình họa và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo
rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng tài năng biến ảo, đa dạng.
Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm ơng là cây đại thụ của sơn mài Việt
Nam. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở tranh sơn mài và
đó là đóng góp lớn nhất của ơng cho nền hội họa Việt Nam cả về chất liệu và dnah
tiếng.
Ơng là bậc thầy về mơ tả, làm nổi bật tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật. ngồi ra
ơng còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau như: phụ nữ và hoa, cảnh đẹp vừa cổ kính
vừa lộng lẫy của chùa chiền, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ, cảnh nơng thơn
bình dị hiền hịa, cảnh ghi lại những trị chơi dân gian… Tên tuổi của ơng được ghi
trong Từ điển Bách khoa Larousse ở Pháp. Ông được nhà nước truy tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh.
Sự nghiệp Hội họa

Ông đã làm cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất là sơn mài. Đồng
thời ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuậ hội họa châu Âu nhưng
vẫn không xa rời nghệ thuật cổ truyền dân gian Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự
kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn


Tư Nghiêm ông là cây đại thụ của tranh sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia
Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên thì Nguyễn Sáng đưa sơn
mài đến tầm cao của những cảnh đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung
đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào bảng màu vàng, xanh, diệp lục với
cách diễn tả phong phú dường như vô tận. các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm
cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về con người và tiềm ẩn một tài năng
lớn của sáng tạo hiện đại cho nền Mỹ thuật Việt Nam.
Tác phẩm: “ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”
Họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ bức tranh này năm 1963, bằng chất liệu sơn mài, khổ
112.3x180 cm, gần chín năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Bức tranh không tràn ngập những cảm xúc mạnh mẽ và hứng khởi ào ạt của người
chiến thắng, mà thấm đẫm chất anh hùng ca, như một lời lý giải vì sao những
người lính áo vải anh hùng của chúng ta đã chiến thắng trong một cuộc chiến
không cân sức với thực dân Pháp.

Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ dựng lại thời khắc hào hùng của những người chiến
sĩ Điện Biên ngay tại chiến trường với ba nhóm nhân vật chính/phụ. Nhóm nhân
vật trung tâm gồm ba chiến sĩ trong đó có một chiến sĩ trên đầu còn quấn băng với
khẩu súng trong tay. Nhóm ba người này được liên kết chặt chẽ với hai chiến sĩ
khác phía bên phải bức tranh bằng một cái bắt tay đầy quyết tâm. Góc trái là một
chiến sĩ đang dìu đồng đội bị thương cho thấy ranh giới của sự sống và cái chết
thật mong manh. Nhưng phía hậu cảnh lại là một chiến sĩ khác hối hả ra trận như
thể sự mất mát đó chính là động lực và nhấn mạnh thêm bối cảnh khẩn trương của
cuộc chiến.



Bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
Tuyến các nhân vật được xây dựng theo chiều ngang, tạo khối chắc khỏe, giản lược
bớt các đường cong lượn, nhiều đường thẳng. Chỉ có ba tơng mầu chủ đạo của sơn
mài, son, vàng bạc, then. Bố cục với những mảng miếng lớn, khúc triết và tuyến
nhân vật dàn hàng ngang, gần như loại bỏ xa gần, tương quan sáng tối ước lệ
khơng gị theo ánh sáng thật, ưu tiên lợi thế đồ họa mảng phẳng của sơn mài. Có
thể cảm nhận được khơng gian trang nghiêm và tĩnh lặng của tồn bộ khung cảnh
buổi kết nạp đảng, được diễn ra chóng vánh trong không gian chiến hào.


Thiếu nữ bên hoa sen.

Tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách tiêu biểu của một họa sĩ bậc thầy của nền mỹ
thuật Việt Nam, hơn thế còn là minh chứng căn bản cho khả năng biểu cảm đa
dạng của nghệ thuật sơn mài Việt Nam ngồi lối biểu hình kiểu trang trí trong mỹ
thuật truyền thống. Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ đã tạo nên những ảnh hưởng
mạnh mẽ đến xã hội. Mãi mãi tác phẩm được coi là bản hùng ca về chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam trong hội họa.


2. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Tiểu sử:
Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) là một hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, biếm hoạ Việt Nam. Ơng
cùng với Tơ Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn là bốn cây đại thụ của
nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn).
Ông quê ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (từ năm 2008 thuộc về Hà
Nội mở rộng). Năm 1936, ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Từ năm 1954, ông di cư vào Nam.Danh hoạ Nguyễn Gia Trí từ trần lúc 22 giờ 30
phút ngày 20 tháng 6 năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự nghiệp


Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành
những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ơng đã được mệnh danh là "người cha đẻ
những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Ơng Nguyễn Gia Trí là một trong
những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới
cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ
thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng
thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa
hiện đại mang đầy tính chất dân tộc. Những tác phẩm của ơng có thể tìm thấy trong
viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Những bức tranh đầu tiên mang nhiều dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực và ấn tượng
Châu Âu
Cuối thập niên 30, ông cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Văn Luyện, Khái Hưng,
Hoàng Đạo thành lập Đại Việt Dân chính Đảng. Vì những hoạt động chính trị của
mình ơng bị chính quyền thực dân Pháp bắt đày lên Sơn La.[1]
Vào thập niên 40 thế kỉ 20, khi chuyển sang sáng tác chuyên về chất liệu sơn mài,
đã tạo ra được một phong cách riêng. Chủ đề quen thuộc là những thiếu nữ duyên
dáng, nhàn tản trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Với chất son, sơn than,
vàng, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián, Nguyễn Gia Trí đã tạo cho tranh sơn mài một
vẻ đẹp lộng lẫy, một chiều sâu bí ẩn, đưa kĩ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định
tầm quan trọng của chất liệu hội hoạ này trong nền mĩ thuật Việt Nam:
Tranh ông được nhiều người Pháp sưu tập thời đó, kể cả nhiều tranh gần như chưa
vẽ xong, hoặc những phác thảo có ký tên tác giả. Sau 1954 tới 1975, nhiều tranh
quý của ông được nhiều người sưu tập, thường nằm trong những biệt thự sang
trọng, bộ tranh sưu tập của bác sĩ Bùi Kiến Tín (chú họ nhà thơ Bùi Giáng) treo
trong hãng dầu cù là Macphsu trên đường Trương Minh Giảng là một trong những

bộ tranh quý.
Những năm 1960 - 1970, nghệ thuật của ơng có xu hướng thiên sang trừu tượng.
Tuy vậy, cuối đời ông lại trở về với thế giới lãng mạn đầy mộng mơ của những
năm 40.
Tính thị trường


Các tác phẩm của ông không bao giờ hết hợp đồng. Hầu hết khách đặt tranh là tỉ
phú Nam Mỹ với những bức tranh khổ lớn và giá trị được bán bằng tất, bán rất
chạy và có giá trị bằng nhiều cây vàng
Các tác phẩm còn tồn tại đến nay nằm trong bảo tàng
Các tác phẩm được sao chép lại bán ra thị trường có giá trị cao.
Giới thiệu về một số tác phẩm
Dọc Mùng – Bức tranh thiên nhiên phong cảnh miêu tả cảnh làng quê Bắc Bộ
với sự gần gũi, chân chất và mộc mạc (1 bên) và 1 bên cịn lại thì là những cơ gái
đang chạy nhảy, vui đùa,… Được giới chuyên gia hội họa đánh giá cao và nhìn
nhận như một trong những bức tranh sơn mài đẹp nhất Việt Nam nên luôn được cất
giữ và lưu trữ cân thận để những thế hệ họa sĩ mới được nhìn nhận và chiêm
nghiệm.
Trong những bức tranh sơn mài đẹp hàng đầu thì khơng thể nào khơng nói đến bức
tranh “Dọc Mùng”, họa sĩ Ngun Gia Trí đã để lại cho người xem nhiều ấn tượng
khó phai trong dòng tranh sơn mài và tác phẩm Dọc Mùng là một trong những bức
tranh sơn mài đẹp nhất.
Dọc mùng (tên gọi chính xác là Phong cảnh) là bức tranh sơn mài khổ lớn trình
bày theo kiểu bình phong của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Bức tranh thực chất gồm hai
mặt, mặt trước là tranh Phong cảnh còn mặt sau là tranh Thiếu nữ trong vườn. Bức
tranh được giới chuyên môn cũng như giới sưu tập đánh giá là Bức tranh sơn mài
đẹp nhất Việt Nam. Hiện nay, bức tranh được đặt trang trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam.
Bức tranh là một bộ bình phong gồm 8 tấm gỗ ghép lại. Với sơn son, sơn then,

vàng, bạc, vỏ trứng và sơn cánh gián họa sĩ đã tạo cho Dọc mùng một vẻ đẹp lộng
lẫy, có chiều sâu bí ẩn, đưa kĩ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định tầm quan
trọng của chất liệu hội hoạ này trong nền mỹ thuật Việt Nam, đồng thời, đánh dấu
sự khởi đầu cho khuynh hướng sáng tác đưa sơn mài vào nghệ thuật của Nguyễn
Gia Trí những năm sau này.


Mặt trước:Dọc mùng

Mặt sau: Thiếu nữ trong vườn.
Tranh sơn mài "Vườn xuân Bắc Trung Nam" của ông trong Bảo tàng Mỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh Vườn xuân Trung Nam Bắc” được thể hiện với hình ảnh
vườn hoa mn màu, mn sắc trong đó các thiếu nữ đang vui đùa, chạy nhảy.


Những sắc vàng kim trên bầu trời, trên những tấm áo điểm xuyết vỏ trừng mài tạo
thành những vệt vàng lộng lẫy trên từng đường lượn như tôn vẻ đẹp thanh tân ở
người thiếu nữ. Sự cộng hưởng từ việc xử lý chất liệu cho đến cách tạo hình bố
cụng đã làm cho bức họa trở thành một tuyệt tác giao hưởng mà trong đó mọi nhân
vật, mọi yếu tố cúng cất tiếng hát vang. Trong “Vườn xuân Trung Nam Bắc”, trung
tâm là nhóm thiếu nữ Bắc, Trung, Nam với trang phục truyền thống đang chơi đùa.
Bên cạnh là hai đưa bé như trong tranh dân gian cưỡi kỳ lân chay chơi. Xa xa phía
sau là ngơi miếu nhỏ trang nghiêm. Mặc dù bức tranh thể hiện rõ nét truyền thống
qua hình ảnh ngơi miếu, những trang phục dân tộc nhưng khơng vì thế mà mất đi
khơng khí hiện đại với hình ảnh tươi trẻ của các thiếu nữ..

Họa sĩ lúc sinh thời đã có nguyện vọng giữ lại ba bức tranh: "để cho thế hệ mai sau
nghiên cứu". Đó là 3 bức tranh sơn mài khổ lớn lưu tại Thư viện quốc gia TP Hồ
Chí Minh mà Trần Lệ Xn mua định tặng Nhật Hồng, nhưng ơng u cầu phải
để lại trong nước. Những năm 70 của thế kỷ 20, tài chính của Nguyễn Gia Trí tới

hàng nghìn cây vàng. Nhưng đến khi nhắm mắt, xi tay, ngồi vài tấm tranh, tài
sản của ơng chẳng có gì đáng kể, tất cả đã được họa sĩ dành cho nghệ thuật.
Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã được chỉ định là Quốc bảo. Vì thế,
những tác phẩm của ông không được phép rời khỏi Việt Nam.
Năm 2012, họa sĩ Nguyễn Gia Trí được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh
cho các tác phẩm của ơng.


3. Họa sĩ Hồng Tích Chù

Tiểu sử:
Hồng Tích Chù (1912 - 20 tháng 10 năm 2003) là hoạ sĩ nổi danh trong lĩnh vực
tranh sơn mài, với tác phẩm nổi tiếng nhất là Tổ đổi cơng (1958). Ơng được trao
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000.
Ông sinh năm 1912 tại Hà Bắc, quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh,
là con trai thứ hai của Hồng Tích Phụng - một nhà Nho từng làm tri phủ và tham
gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Anh trai ơng là nhà báo Hồng Tích Chu, các em là
nhà viết kịchHồng Tích Linh, bác sĩ Hồng Tích Tộ, nhà biên kịch Hồng Tích
Chỉ.
Năm 1929, ông theo học lớp dự bị trường Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương. Do
hồn cảnh gia đình khó khăn nên ông học ngắt quãng, phải thi nhiều lần cho đến
năm 1936, Hồng Tích Chù mới thi đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương[3],
học cùng khố 11 với Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Trang Chước...
Tốt nghiệp năm 1941, ông mở xưởng vẽ tại phố Hàng Khoai, và là một trong bốn
hoạ sĩ đầu tiên mở xưởng sơn mài Hà Nội[2]. Ông tham dự Salon Unique cũng như
các cuộc triển lãm của FARTA. Năm1944, ông tham gia Ban kịch Đơng Phương,
làm trưởng ban, phụ trách phần hóa trang của ban.
Sau Cách mạng tháng 8, ông trở thành một trong những giảng viên đầu tiên của
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (1945-1946)[2]. Trong liên hoan "Tuần lễ
vàng", ông gửi bày bức tranh sơn dầu khổ lớn "Đêm hoa đăng" (sau thuộc về Bảo

tàng Đức Minh). Toàn quốc kháng chiến, ông cùng gia đình về quê, tham gia hoạt
động trong Hội Liên Việt Kháng chiến. Ít lâu sau, Hồng Tích Chù chuyển lên Khu
12, tham gia vẽ tranh tuyên truyền và dạy các lớp học ngắn hạn trong quân đội[3].


Năm 1947, trong một chiến dịch càn của quân Pháp, ông cùng gia đình bị kẹt lại,
phải trở về Hà Nội. Thời gian này, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt , tham gia
hoạt động bí mật trong thành và sau bị bắt giam (1953)

Phong cảnh chùa Thầy, sơn mài, 97x196 cm, 1944
Sau khi hịa bình lập lại, Hồng Tích Chù giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật
Hà Nội (1956-1969)[1]. Ông cộng tác cùng Nguyễn Đức Nùng và Nguyễn Văn
Tỵviết giáo trình trang trí và riêng ơng tự viết giáo trình sơn mài. Ơng là hội viên
sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong năm 1957 - 1960, ông giành được 3 giải
thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và nhận được Bằng khen tại triển lãm
quốc tế ở Đức, Ba Lan và Ấn Độ[1]. Năm 1960, ông phụ trang trí Hội trường của
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 3 và được cử đi dự Đại hội Anh hùng
Chiến sĩ thi đua toàn quốc[4]. Ông là Viện trưởng Viện Mỹ nghệ Hà Nội từ năm
1970 cho tới lúc nghỉ hưu.
Hồng Tích Chù mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, hưởng thọ 93 tuổi. Thi hài ông
được đưa về chôn tại làng Phù Lưu, Từ Sơn,Bắc Ninh quê ông[2].
Sự nghiệp và Tác phẩm
Được xem là một bậc thầy trữ tình trong hội họa sơn mài, bút pháp nghệ thuật của
Hồng Tích Chù thay đổi qua nhiều hoàn cảnh lịch sử như: cổ điển (trước 1945,
tiêu biểu bình phong Phong cảnh chùa Thầy ), hiện thực (sau 1954, Tổ đổi công,
Bác Hồ chơi với thiếu nhi), tượng trưng (những năm cuối, Hịa bình trên các vì
sao, Nhịp điệu). Ông chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật dân gian qua thi ca và không


gian văn hóa hơn là trực tiếp từ nghệ thuật tạo hình cổ, kết hợp với sự u thích

nghệ thuật hiện đại và đồng thời ngưỡng mộ phong cách hội họa giàu tính dân tộc
của các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân

Tổ đổi cơng, sơn mài, 76x100cm, 1958
Bức tranh nổi tiếng nhất của ông là Tổ đổi công, vẽ năm 1958. Đây là một trong
những tác phẩm sơn mài đầu tiên sử dụng bảng màu phong phú, đặc biệt là màu
xanh bổ sung cho những màu truyền thống son - then - vàng - bạc, đã thể hiện
thành cơng hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Nam một cách sống động tự
nhiên
Ơng có tranh trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật
Phương Đông ở Moskva và một số bộ sưu tập tư nhân
Tác phẩm chính


Phong cảnh chùa Thầy (1944)



Tổ đổi cơng (1958)



Gánh lúa (1961)



Bác Hồ chơi với thiếu nhi (1971)




Hịa bình trên các vì sao (1989)


Tổ đội cấy lúa



×