Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

THU HOẠCH TCCT ý NGHĨA LỊCH sử của sự KIỆN THÀNH lập ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM, PHÊ PHÁN,PHẢN bác NHỮNG QUAN điểm SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.93 KB, 12 trang )

TỈNH ỦY
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA SỰ
KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM, PHÊ PHÁN,PHẢN
BÁC NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI
TRÁI, THÙ ĐỊCH
CHỦ ĐỀ:

Họ tên học viên:
Lớp:
Phần: Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam

........................., năm 2021


2

Phần 1: Tính tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1. Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã tạo bước ngoặt cho cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin thâm
nhập vào phong trào công nhân làm cho phong trào phát triển từ tự phát sang tự
giác. Giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, thấy rõ sứ mệnh lịch sử của mình.
Để hồn thành sứ mệnh lịch sử cao cả ấy, giai cấp cơng nhân phải tổ chức ra
chính đảng của mình, bao gồm những người ưu tú nhất của giai cấp, để lãnh đạo


phong trào đi đến thắng lợi cuối cùng. Từ thực tế đó, Lênin đã khái quát: “Chủ
nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân đã dẫn đến sự ra đời của các đảng
cộng sản”. Đây là quy luật chung dẫn đến sự ra đời của một Đảng cộng sản nói
chung.
Để sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua
một q trình nghiên cứu, khảo nghiệm, tìm tịi. Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin,
Người tìm thấy con đường cứu nước và sớm ý thức về sự cần thiết phải tổ chức
ra một Đảng chân chính để lãnh đạo giai cấp, lãnh đạo dân tộc tiến hành cách
mạng, đánh đuổi đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa
xã hội.
Ngay từ khi còn hoạt động tại Pháp, năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã kết
luận: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết,
ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hồ
bình, hạnh phúc, nãi tãm lại là nền cộng hồ thế giới chân chính, xố bỏ những
biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dày ngăn cản
những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”
Muốn thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho dân tộc
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề: “Cách mạng trước hết phải có cái gì?”.
Người khẳng định: Cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức vơ sản
giai cấp ở mọi nơi”.


3
“Đảng cách mạng” đó là Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3
tháng 2 năm 1930. Xuất phát từ việc quán triệt chủ nghĩa Mác-Lênin và tổng kết
thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng:“Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng
sản Đông Dương vào đầu năm 1930”.

Đây là luận điểm thể hiện sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa MácLênin về quy luật hình thành Đảng cộng sản vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam,
một nước thuộc địa nửa phong kiến, luận điểm này của Người đã được thực tiễn
cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới chứng minh
là hoàn toàn đúng đắn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về
đường lối cứu nước
Quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước trong hàng ngàn năm đã hun
đúc nên truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường, nhưng Việt Nam lại phải
rơi vào cảnh nước mất, nhà tan, bị chủ nghĩa thực dân Pháp đè nén, áp bức hơn 80
năm (1858-1945).
Trước sự xâm lăng tàn tạo của chủ nghĩa thực dân Pháp, giai cấp phong
kiến ở Việt Nam từng bước nhượng bộ và đầu hàng. Bắt đầu từ việc cắt các tỉnh
phía nam cho thực dân Pháp đến việc ký hiệp ước dâng toàn bộ đất nước cho
bọn thực dân vào năm 1884, giai cấp phong kiến Việt Nam đã trở lên đớn hèn,
phản động, khơng cịn đủ tư cách đại diện cho tinh thần bất khuất của dân tộc.
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam bị cả hai thế lực là thực dân Pháp và phong
kiến kìm hãm, hệ tư tưởng và đường lối cách mạng bạo động, manh mún nên
không thể đứng ra với tư cách là giai cấp của cả dân tộc. Trong lúc đó, chủ nghĩa
thực dân Pháp đẩy mạnh q trình khai thác, bóc lộc nhân dân Việt Nam. Q trình
mà chúng gọi là “khai hóa văn minh” thực chất là bòn rút sức lực, tài lực của một
nước thuộc địa khiến đời sống nhân dân vô cùng cơ cực. Trong hồn cảnh đó,
phong trào u nước chống Pháp nổ ra mạnh mẽ tuy nhiên, đều bị thực dân Pháp
đàn áp và thất bại. Nhà cách mạng nhiệt thành Phan Bội Châu tổng kết trong một
cuốn hồi ký của mình:“Than ơi! Lịch sử của tơi là lịch sử một trăm thất bại


4
không một thành công ... Tôi chỉ mong gặp được người anh hùng vơ danh
khơng khác gì đãi mong cơm, khát mong nước vậy”.

Trước sự bế tắc của phong trào cứu nước mặc dù rất khâm phục tinh thần
yêu nước của các vị tiền bối, nhưng Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường
của họ. Người đã đi tìm con đường khác, con đường Cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng mười Nga. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, tìm
cách truyền bá về Việt Nam để hình thành một Đảng Cộng sản. Cuộc khủng
hoảng về một đường lối cứu nước đã có lối khắc phục. Chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam phải trải qua những cuộc đấu tranh quyết liệt với các quan điểm
của giai cấp tư sản. Nguyễn Ái Quốc đã có những bước đi thích hợp nhằm chuẩn
bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đào tạo, huấn luyện cán bộ, trước hết là
lập ra tổ chức Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội để tiến tới thúc đẩy
cả phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển.
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào cơng nhân ở Việt
Nam dần dần đã có tính độc lập rõ nét, hàng loạt các cuộc bãi công của phong
trào công nhân lần lượt nổ ra với quy mô ngày càng lớn, phong trào yêu nước
cũng ngày một phát triển và q trình “vơ sản hóa” đã dẫn tới sự ra đời các tổ
chức cộng sản. Tháng 6 năm 1929, Đông Dương cộng sản đảng ra đời ở miền
Bắc, An Nam cộng sản đảng ra đời ở miền Nam vào tháng 10 năm 1929, Đông
Dương cộng sản liên đoàn ra đời ở miền Trung vào tháng 1 năm 1930.
Nguyễn Ái Quốc đã nhận lãnh trách nhiệm rất lớn lao là đứng ra hợp
nhất các tổ chức cộng sản để hình thành một chính đảng cộng sản duy nhất ở
Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ những dẫn chứng thực tiễn lịch sử trên, chúng ta thấy: Quan điểm về sự
hình thành một Đảng Cộng sản ở Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa quán
triệt đầy đủ học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, vừa phù
hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa lạc hậu, chậm phát triển, nơi có truyền
thống đấu tranh yêu nước lâu đời của nhân dân, nơi số lượng giai cấp cơng nhân
cịn ít nhưng đã có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yêu nước ngay từ đầu.
Phần 2: Ý nghĩa lịch sử sự kiện thành lập Đảng Cộng sản việt Nam và
nhận diện, đấu tranh những quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
2.1. Ý nghĩa lịch sử sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam



5
Trong vòng 6 tháng, ba tổ chức Cộng Sản lần lượt ra đời chứng tỏ những
điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta đã chín muồi. Sự ra đời của các tổ
chức Cộng sản là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và đi đúng
quỹ đạo của thời đại, là tất yếu trước sự phát triển của phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. Do đó, tổ chức một Đảng Cộng sản thống nhất
là nhu cầu bức thiết của cách mạng Việt nam.
Mùa xuân năm 1930, từ 3-7/02/1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng), Trung Quốc dưới sự chủ trì của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược
vắn tắt. Đây chính là những vấn đề cốt lõi trong chủ trương, đường lối cách
mạng Việt Nam. Hội nghị giao cho các đại biểu khi về nước thống nhất hợp nhất
các tổ chức Cộng sản và cử Ban chấp hành lâm thời gồm 7 đồng chí: Trịnh Đình
Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt,
Phan Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo. Đến ngày 24/3/1930 Đơng Dương Cộng sản liên
đồn cũng tự nguyện hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, sự ra
đời của Đảng cộng sản Việt Nam có một ý nghĩa trọng đại lớn lao.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại của cách
mạng Việt Nam. Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai
cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng ra đời với đường lối đúng đắn ngay từ
đầu đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng hai phần ba thế kỷ, kể
từ khi Pháp xâm lược nước ta.
Đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tồn bộ q trình phát
triển của cách mạng Việt Nam từ đã về sau; là sự chuẩn bị điều kiện cơ bản cho
những thắng lợi và những bước nhảy vọt trong lịch sử dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của
giai cấp công nhân Việt Nam, từ đấu tranh tự phát lên tự giác và xác lập vai trị
lãnh đạo của giai cấp cơng nhân Việt Nam, quy mơ tồn bộ phong trào cơng

nhân và phong trào yêu nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một tổ chức tiền
phong.


6
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa cách mạng Việt Nam hòa vào phong
trào chung của phong trào cách mạng thế giới tạo ra khả năng kết hợp các nhân
tố giai cấp, dân tộc, quốc tế tạo ra sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam
để giành thắng lợi.
Đánh giá về sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sau này Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng
trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”
2.2. Nhận diện và đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch
hiện nay
Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
hơn 91 năm qua, các thế lực phản động, thù địch ln tìm cách chống phá Đảng
cộng sản Việt Nam. Trong thời gian qua, chúng ra sức đẩy mạnh chiến lược
“diễn biến hịa bình” phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chia rẽ nội bộ, gây
mất ổn định về chính trị nhằm cản trở quá trình Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
Thứ nhất, các thế lực thủ địch ln phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam
Các thế lực thù địch lại tấn cơng mạnh mẽ vào vai trị lãnh đạo của Đảng
bằng những luận điệu xuyên tạc, phản động, hiện nay, chúng luôn rêu rao rằng:
“Cộng sản khinh dân, Đảng Cộng sản đã mạo nhận là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân
tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao
động. Trong lịch sử, khơng có khi nào Đảng Cộng sản phục vụ lợi ích của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động mà cộng sản chỉ lợi dụng công nhân và

nhân dân lao động để phục vụ quyền lợi của Đảng Cộng sản”. Từ việc đưa ra
những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, các thế lực thù địch cịn lên tiếng địi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, những quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận đường lối cách
mạng của Đảng, phủ nhận công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.


7
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn và
xuyên xuốt trong quá trình cách mạng. Đó chính là con đường độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên các thế lực thù địch luôn xuyên tạc, phủ nhận
quan điểm, đường lối của Đảng qua các cương lĩnh, văn kiện. Các thế lực thù
địch cho rằng, việc ban hành các cương lĩnh, văn kiện là thể hiện sự “chuyên
quyền”, “độc đoán”, “đảng trị”, thể hiện sự “sự chuyên chính của một đảng”,
“sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu”. Những luận điệu này được các thế
lực thù địch tung ra ngày càng nhiều nhằm phá hủy lòng tin của Nhân dân với
Đảng, chia rẽ Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng và Nhà nước với Nhân dân.
Trọng tâm của sự cơng kích, chống phá cương lĩnh, văn kiện của Đảng là sự
xuyên tạc, bãp méo của các thế lực thù địch về con đường đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề dân tộc, dân chủ, tôn giáo, nhân
quyền…

Bên cạnh những luận điệu phủ nhận về đường lối lãnh đạo của Đảng, các
thế lực thù địch còn ra sức tấn công vào công cuộc xây dựng Đảng hiện nay.
Chúng cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã quá khôn ngoan khi đưa vấn đề
xây dựng Đảng thành vấn đề then chốt nhưng đã chỉ là kiểu “giật gấu vá vai”.
Tình trạng này tất yếu sẽ khiến Đảng đổ vỡ và tan rã.
Thứ ba, những quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về cán bộ lãnh đạo

của Đảng.
Vì xác định đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính là “linh hồn” của Đảng nên các
thế lực thù địch đã ra sức xun tạc sự thật, bơi nhọ hình ảnh của các lãnh đạo,
nhất là lãnh đạo cấp cao của Đảng nhằm tạo nên sự hoài nghi, mất niềm tin của
nhân dân. Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dông
truyền thông, nhất là mạng xã hội để phát tán các bài viết, video, clip xuyên tạc
về cuộc đời và sự nghiệp của các lãnh tụ của Đảng, các cán bộ lãnh đạo nhằm
tạo ra sự bất mãn trong nhân dân, kích động “phản biện xã hội”, nhất là vào các
dịp trước, trong và sau Đại hội Đảng....


8
Có thể nói tất cả những vấn đề trên là những luận điệu hết sức xuyên tạc,
phản động. Thực tế đã và đang khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin từ khi ra
đời đến nay đã thể hiện rõ bản chất khoa học và cách mạng, giá trị và sức sống
bền vững của nó. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá một cách
khách quan, chính xác, đầy đủ và sâu sắc vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin trong
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vào năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết:
“…Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Theo Người, chủ
nghĩa Mác-Lênin khơng những là kim chỉ nam mà cịn là “mặt trời soi sáng” con
đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản. Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến nay cho thấy,
sở dĩ dân tộc ta giành được những thành quả lớn lao trong các cuộc kháng chiến
chống thực dân, đế quốc xâm lược cũng như trong hịa bình xây dựng đất nước,
một mặt vì nhân dân ta giàu lịng u nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng và của
cải của mình, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; mặt khác là nhờ vào đường lối
lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị và bản
lĩnh lãnh đạo thể hiện ở đường lối, chính sách, ở chiến lược và sách lược trong
suốt chiều dài lịch sử hơn 91 năm qua.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân
dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua mn vàn
khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc
lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975,
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc
tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và


9
hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam”.
Đặc biệt, sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, thế và lực của nước ta
được nâng lên tầm cao mới. Đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
khái quát: “Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, hầu như khơng có tên trên
bản đồ thế giới, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có quy mơ
dân số gần 100 triệu người, đang phát triển, có quan hệ với hầu hết các nước
trên thế giới, tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế và là thành viên, đối tác tin
cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Đây chính là những bằng chứng
thép đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.
Phần 3 Bài học kinh nghiệm sự kiện thành lập Đảng và trách nhiệm
của đảng viên.
3.1. Bài học kinh nghiệm về sự kiện thành lập Đảng.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng của Đảng
ta.

Đảng ra đời gắn liền với công lao vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Độc lập
tự chủ, sáng tạo, tự lự, tự cường, tổng kết thực tiễn, kết hợp tinh hoa của nhân
loại với tinh hoa dân tộc là những yếu tố giúp Nguyễn Ái Quốc tìm được cịn
đường cứu nước, đặt tiền lệ cho truyền thống độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng
ta về sau. Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản tiền bối có phương pháp
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin đúng đắn, sáng tạo vào cả phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác
– Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng sớm
xác định được đường lối cách mạng đúng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Việc kiên định đường lối cách mạng chính là nguyên
nhân sâu sa của mọi thành tựu đất nước ngày hôm nay và tiếp tục được củng cố
phát huy.
Sự đoàn kết thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định
sự đoàn kết thống nhất phong trào cách mạng cả nước.
3.2. Trách nhiệm của bản thân trong công tác và xây dựng chi bộ


10
Bản thân tôi vinh dự tự hào được đứng trọng hàng ngũ của Đảng, tôi luôn
nhận thức rõ con đường cách mạng và những mục tiêu cao cả mà Đảng Cộng
sản sản Việt Nam đang chèo lái con thuyền của đất nước. Đó chính là con đường
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, là người đảng viên phải ln tích
cực học tập, nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, gắn với học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó để thường xun rèn luyện đạo đức
cách mạng, xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng miễn
nhiễm với những luồng thông tin độc hại, đúng như tư tưởng của Bác về đạo đức
cách mạng là: “Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận
hiếu với dân”.

Trên cương vị là Phó Trưởng phịng Tài chính Kế tốn - Cơng ty Cổ phần
Cao su Sông Bé. Tôi luôn tâm niệm cần phải tiếp tục vận dụng những giá trị ưu
việt của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Quan điểm, đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vào trong cơng tác, nhằm hồn thành xuất sắc
những nhiệm vụ được giao. Làm được việc này cũng chính là sự khẳng định
mạnh mẽ, góp phần chứng minh làm sáng tỏ những giá trị to lớn và góp phần
thiết thực trong việc bảo vệ đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác những luận điệu sai trái, chống phá của các thế lực thù địch trong điều
kiện hiện nay.
Là người cán bộ, tôi luôn ý thức rõ việc nêu gương trong mọi hoạt động,
tăng cường tuyên truyền những giá trị ưu việt của Chủ nghĩa xã hội, những
thành quả đã đạt được trong thực tiễn đời sống xã hội. Qua đó giúp nâng cao
nhận thức cho mọi người trong cơ quan, biết phân biệt phải, trái, đúng, sai,
khẳng định lòng tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung, bảo vệ lẽ phải, chống lại
những luồng tư tưởng lệch lạc, những thói hư, tật xấu trong đời sống xã hội.
Hiện nay, các thế lực thù địch có nhiều âm mưu, thủ đoạn để chống phá, với
những phương thức hoạt động đa dạng tinh vi. Chúng lợi dụng những sai sót,
vướng mắc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành, những biểu hiện tiêu
cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhiều khi chỉ là vô ý trong nhận thức


11
và những khó khăn khách quan tác động, để dựng lên những câu chuyện xuyên
tạc, tạo ra tin đồn đoán “nửa thực, nửa hư” tung lên mạng xã hội, để tạo dư luận
xã hội nhằm chống phá, đả kích theo kiểu “mưa dầm, thấm sâu”. Chính vì vậy,
bản thân tơi luôn đề cao cảnh giác, và bày tỏ thẳng thắn quan điểm, đấu tranh,
không chia sẻ, hưởng ứng những vấn đề có tính nhạy cảm trên các trang mạng
xã hội, bám sát tình hình, cập nhật thơng tin chính thống, nắm bắt tư tưởng, dư
luận trong xã hội để kịp thời chấn chỉnh, định hướng dư luận cho cán bộ, nhân

viên thuộc quyền Cùng với đó, làm tốt cơng tác tham mưu với lãnh đạo phịng,
và Tổng cơng ty đển quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của cán
bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chính trị
nội bộ, giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có), tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính, nhất là kỷ luật phát ngơn trong q trình cơng tác, trước hết trong cơ
quanvà rộng ra ngoài xã hội.
KẾT LUẬN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của việc chuẩn bị công
phu và đầy đủ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Quan hơn 91 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã được tôi luyện, thử
thách và xứng đáng là đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp
công nhân; giữ quyền lãnh đạo đối với dân tộc Việt nam. Có thể khẳng định,
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời không phải là hiện tượng ngẫu nhiên của dân
tộc, mà là quá trình tất yếu của sự tìm tịi con đường cách mạng. Đây chính là sự
phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng. Quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua mn ngàn
khó khăn, thử thách, làm nên những thành tựu vĩ đại. Khắc ghi lời Bác dạy:
“Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc của Đảng đều do
đảng viên làm. Mọi nghị quyết của Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi
chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu,


12
mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”, mỗi cán bộ, đảng
viên chúng ta cần nêu cao tinh thần đồn kết, khắc phục khó khăn, lấy mục tiêu
hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan đơn vị là lợi ích cao nhất trong thực thiện
chức trách nhiệm vụ của mình. Ln tu dưỡng bản thân cũng có nghĩa là giữ
gìn uy tín và danh dự của Đảng, ln tích cực học tập nâng cao chun mơn

nghiệp vụ, trau dồi đạo đức lối sống cũng chính là góp phần làm cho tổ chức
đảng thêm vững mạnh. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Cái quý nhất
của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì, đời người chỉ sống có một
lần...”. Đó cũng là điều mà mỗi đảng viên cần tâm niệm để không ngừng nỗ lực
sống, làm việc vì uy tín của tổ chức Đảng cũng chính là danh dự của bản thân và
gia đình.



×