Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CÂU hỏi THI TÌNH HUỐNG – DSĐH, DSTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.57 KB, 8 trang )

CÂU HỎI THI TÌNH HUỐNG – DSĐH, DSTH
Câu hỏi & Trả lời
Câu 1. Giải thích từ ngữ: Thuốc gây nghiện là gì?
Thuốc gây nghiện là thuốc nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn tới nghiện,
được quy định tại danh mục thuốc gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.

Câu 2. Giải thích từ ngữ: Thuốc hướng tâm thầm là gì?
Thuốc hướng tâm thần là thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương,
nếu sử dụng khơng đúng có khả năng lệ thuộc vào thuốc, được quy định tại
danh mục thuốc hướng tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp
với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
Câu 3. Thủ kho thuốc trong một đơn vị có được phép mang chìa khóa kho ra
khỏi phạm vi đơn vị hay không? Nêu nguyên tắc thực hiện.
Thủ kho thuốc trong một đơn vị khơng được phép mang chìa khóa kho
ra khỏi phạm vi đơn vị. Khi có việc phải ra ngồi, thủ kho phải để chìa khóa
kho vào hộp chìa khóa chung của đơn vị. Khi hết giờ làm việc, thủ kho phải
để chìa khóa kho vào hộp chìa khóa chung của đơn vị và dán niêm phong
gửi tại bộ phận trực hành chánh của đơn vị. Đơn vị phải có quy định về việc
này.


Câu 4. Thủ kho chẳn nghỉ phép. Trong trường hợp cấp thiết, nhân viên khác
muốn vào kho chẳn để cấp phát thuốc thì phải thực hiện như thế nào?
Trường hợp số liệu trong sổ xuất nhập thuốc bị ghi sai. Khắc phục bằng
cách nào?
Thủ kho chẳn nghỉ phép, trong trường hợp cấp thiết, nhân viên khác
muốn vào kho chẳn để cấp phát thuốc phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn
vị. Khi vào kho phải có ít nhất 03 người.


Trường hợp số liệu trong sổ xuất nhập thuốc bị ghi sai. Khắc phục bằng cách
gạch ngang giữa số liệu ghi sai. Ghi số liệu đúng bên cạnh và ký tên, ghi rõ họ và
tên. Khơng được tẩy, xóa trong sổ xuất nhập thuốc.

Câu 5. Thành phẩm thuốc gây nghiện, hướng tâm thần chưa được cấp có
thẩm quyền phê duyệt dự trù có mua được khơng? Nêu quy trình mua thành
phẩm thuốc gây nghiện, hướng tâm thần của một đơn vị là bệnh viện.
Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần chưa được cấp có thẩm quyền phê
duyệt dự trù thì khơng được mua. Bệnh viện muốn mua thành phẩm thuốc
gây nghiện, hướng tâm thần phải làm dự trù gửi Sở Y tế địa phương phê
duyệt. Dự trù được làm 04 bản theo mẫu số 9 của Thông tư số 19/2014/TTBYT.
Câu 6. Nêu nội dung kiểm tra, đối chiếu trong cấp phát thuốc cho người
bệnh.
- Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;
- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng,
đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao;
- Nhãn thuốc;
- Chất lượng thuốc;
- Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số
thuốc sẽ giao.


Câu 7. Nêu nguyên tắc cấp phát thuốc
Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn
dùng ngắn hơn xuất trước. Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và
đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Câu 8. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc cịn hạn sử dụng
nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải xử lý như thế nào?
Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc cịn hạn sử dụng nhưng
có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.

Câu 9. Giải thích từ ngữ: Như thế nào là thuốc giả?
Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa
đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Khơng có dược chất;
b) Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký;
c) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn;
d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở
hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.
Câu 10. Hiểu thế nào về hạn dùng của thuốc.
Cho thí dụ. Một loại thuốc có hạn dùng: 12/2015. Em hiểu như thế nào?
Trong tháng 12/2015 có người bệnh đến mua thuốc này, em bán được
không?
Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà
sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng.
Một loại thuốc có hạn dùng: 12/2015 có nghĩa là sau ngày 01/12/2015 thuốc
này không được phép sử dụng. Trong tháng 12/2015 có người bệnh đến mua
thuốc này, người bán lẻ thuốc không được bán.
Câu 11. Hiểu thế nào về thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn.
- Thuốc kê đơn là thuốc nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê
đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khoẻ; khi cấp phát, bán lẻ, sử


dụng phải theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê
đơn.
- Thuốc khơng kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn
thuốc.
Câu 12. Hãy kể các hình thức tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc.
Các hình thức tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc
a) Nhà thuốc;
b) Quầy thuốc;

c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp;
d) Tủ thuốc của trạm y tế;
đ) Cơ sở bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

Câu 13. Tại cơ sở bán lẻ thuốc, một bệnh nhân đến mua 10 viên
Ciprofloxacin 500mg. Em bán như thế nào?
Ciprofloxacin là kháng sinh, thuộc danh mục thuốc bán theo đơn. Phải có
đơn thuốc của thầy thuốc mới được cấp phát, bán lẻ, sử dụng.

Câu 14. Hãy trình bày cách xử lý khi một bệnh nhân bị đau bụng (không phải
do rối loạn tiệu hóa) đến quầy thuốc mua thuốc giảm đau.
Khi một bệnh nhân bị đau bụng nếu không phải do rối loạn tiêu hóa, người bán
lẻ khơng nên bán thuốc giảm đau vì có thể bệnh nhân bị đau ruột thừa, khi uống
thuốc giảm đau sẽ làm mất triệu chứng, khó chẩn đốn. Người bán lẻ thuốc
hướng dẫn người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh, tìm ra ngun
nhân.

Câu 15. Một người có bằng tốt nghiệp DSTH thì được phép kinh doanh các
hình thức kinh doanh thuốc nào?
Một người có bằng tốt nghiệp DSTH thì được phép kinh doanh các hình thức
kinh doanh: Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, Tủ thuốc của
trạm y tế, Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.


Câu 16. Hãy nêu cách thực hiện việc thu hồi thuốc khi nhận được thông báo
thu hồi thuốc của cơ sở sản xuất hoặc quyết định đình chỉ lưu hành của cơ
quan quản lý nhà nước về dược.
Khi nhận được thông báo thu hồi thuốc của cơ sở sản xuất hoặc quyết định
đình chỉ lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về dược của Việt Nam thì tổ
chức, cá nhân kinh doanh thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người kê đơn

và người sử dụng thuốc đó phải lập tức đình chỉ việc kinh doanh, thơng tin,
quảng cáo, kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc bị thông báo thu hồi.

Câu 17. Khi được phân công cấp phát thuốc BHYT ngoại trú tại trạm y tế
xã, em hãy nêu quy trình thực hiện việc cấp phát một đơn thuốc cho người
bệnh.
Quy trình thực hiện việc cấp phát một đơn thuốc cho người bệnh:
- Kiểm tra thể thức phiếu lĩnh thuốc;
- Chuẩn bị thuốc sẽ cấp phát;
- Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan;
- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế trên đơn
thuốc với thuốc sẽ giao;
- Kiểm tra số lượng, số khoản thuốc trong phiếu lĩnh thuốc với số thuốc
sẽ giao;
- Giao thuốc cho người bệnh;
- Thực hiện ký giao, ký nhận.
- Lưu đơn thuốc.
Câu 18. Được phân công quản lý thuốc tại trạm y tế xã, khi có thuốc hướng
tâm thần quá hạn dùng, em xử lý như thế nào?
Khi có thuốc hướng tâm thần hết hạn dùng, người quản lý thuốc phải báo
cáo lãnh đạo đơn vị và làm văn bản đề nghị hủy thuốc gửi đến cơ quan xét
duyệt dự trù. Việc hủy thuốc chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan duyệt
dự trù phê duyệt. Thành lập hội đồng hủy thuốc, lập biên bản hủy thuốc và
lưu tại cơ sở, gửi báo cáo việc hủy thuốc lên cơ quan duyệt dự trù (kèm theo
biên bản hủy thuốc).


Câu 19. Hãy nêu một số trang thiết bị cần có cho một kho thuốc để đảm bảo
được yêu cầu bảo quản thuốc.
Một số trang thiết bị cần có cho một kho thuốc để đảm bảo được yêu cầu

bảo quản thuốc:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có u cầu nhiệt độ thấp;
- Kho có quạt thơng gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút
ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu
chuẩn định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng
để vệ sinh và xếp dỡ hàng;
- Đủ trang thiết bị cho phịng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng
cát, vòi nước).
Câu 20. Tại cơ sở bán lẻ thuốc, khi phát hiện đơn thuốc không đúng quy
định em xử lý như thế nào?
Tại cơ sở bán lẻ thuốc, khi phát hiện đơn thuốc không đúng quy định người
bán lẻ thuốc có quyền từ chối bán thuốc.

Câu 21. Hãy kể các hình thức kinh doanh thuốc.
Kinh doanh thuốc bao gồm các hình thức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
bán bn, bán lẻ, dịch vụ bảo quản và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.

Câu 22. Thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc, thuốc pha chế tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có phải đăng ký thuốc khơng? Thực hiện việc cấp, bán như
thế nào?
Thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc, thuốc pha chế tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh không phải đăng ký thuốc, chỉ được cấp phát hoặc bán lẻ tại cơ sở
đó. Hồ sơ pha chế thuốc phải được lưu giữ trong thời gian một năm kể từ
ngày thuốc được pha chế.


Câu 23. Khi sử dụng thuốc, nếu cơ thể có những dấu hiệu khơng bình
thường, thì phải làm gì?

Người sử dụng thuốc cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất, người kê
đơn thuốc hoặc người bán lẻ thuốc biết để có biện pháp xử lý kịp thời.

Câu 24. Những loại thuốc nào trên bao bì lẻ của thuốc phải in dịng chữ
“Khơng được bán”?
- Thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu cho chương trình y tế quốc gia;
- Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo;
- Thuốc thử lâm sàng, làm mẫu đăng ký, tham gia trưng bày triển lãm, hội
chợ;
- Các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.
Câu 25. Điều kiện của người tham gia thử lâm sàng.
1. Người tham gia thử lâm sàng phải là người tình nguyện, đáp ứng u cầu
chun mơn và phải ký hợp đồng với tổ chức nhận thử lâm sàng, trừ người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng
có năng lực hành vi dân sự.
2. Trường hợp người thử lâm sàng chưa đến tuổi thành niên, bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý
của người đại diện theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đối với trường hợp người thử lâm sàng là phụ
nữ đang mang thai.
Câu 26. Thuốc lưu hành trên thị trường bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Thuốc lưu hành trên thị trường bị thu hồi trong các trường hợp sau
đây:
a) Không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong q trình cấp phát,
giao nhận;
b) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c
và d khoản 1 Điều 36 của Luật dược ( như không đạt tiêu chuẩn chất lượng


đã đăng ký; không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá của

thuốc; Vật liệu bao bì và dạng đóng gói khơng đáp ứng u cầu bảo đảm
chất lượng thuốc; khơng có số đăng ký hoặc khơng được phép nhập khẩu
theo quy định)
c) Có thơng báo thu hồi thuốc của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý nhà
nước về dược của Việt Nam hoặc nước ngoài.

Câu 27. Kể các loại thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc
phóng xạ là những loại thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt.

Câu 28. Thuốc cấp phát lẻ khơng cịn ngun bao gói phải được thực hiện
như thế nào?
Thuốc cấp phát lẻ không cịn ngun bao gói phải được đóng gói lại trong
bao bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng.
Việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm thực hiện trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và
thao tác hợp vệ sinh.

Câu 29. Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm những
thành phần nào?
Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoa
Dược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phịng Tài chính Kế tốn.
Câu 30.Hãy nêu quy định thời gian kiểm kê thuốc tại khoa dược, thuốc tủ
trực tại các khoa lâm sàng?
Thời gian kiểm kê thuốc:
- Kiểm kê thuốc tại khoa Dược 1 tháng/lần. Các cơ số thuốc tự vệ,
chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý và có quy định về
luân chuyển cơ số thuốc này;
- Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần;




×