Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÂU hỏi THI bác sĩ điều DƯỠNG–Y sĩ 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.21 KB, 15 trang )

CÂU HỎI THI BÁC SĨ - ĐIỀU DƯỠNG–Y SĨ
Câu 1: Khi được phân cơng tiếp nhận bệnh tại phịng khám, có bệnh nhân cứ
muốn được vào khám sớm vì lý do bận công việc trong khi số thứ tự chưa tới.
Bạn sẽ giải quyết như thế nào cho phù hợp?
Trả lời:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao thân nhân bệnh nhân muốn vào khám sớm (2đ)
* Nếu nguyên nhân chính đáng như BN bệnh nặng, cấp cứu, người cao tuổi… thì
nên thông báo cô bác đang ngồi chờ cho phép ưu tiên giải quyết bệnh trước (3đ)
* Nếu nguyên nhân không chính đáng thì giải thích thân nhân BN hiểu và cần đảm
bảo cơng bằng đối với mọi người. Có thể giải thích NB sắp xếp đến khám vào thời
điểm nào thuận lợi cho NB nhất. (5đ)

Câu 2: Bạn hãy trình bày những việc Nhân viên y tế:
1.

Không được làm với Đồng nghiệp

2. Không được làm với Người bệnh
Trả lời:
1.Không được làm với Đồng nghiệp
a) Né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp.(2đ)
b) Bè phái, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa phương.(2đ)
2. Không được làm với Người bệnh
a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ.(2đ)
b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong q trình khám bệnh, chữa bệnh.(2đ)
c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người
bệnh (2đ)


Câu 3: Là đồng nghiệp với nhau; bạn cho biết cần phải làm gì trong ứng xử với
đồng nghiệp?


Trả lời:
a) Trung thực, chân thành, đồn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ
lẫn nhau(2,5đ)
b) Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng.
(2,5đ)
c) Tơn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, phối hợp, trao đổi kinh nghiệm,
học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao. (2,5đ)
d) Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy
định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có thẩm
quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó. (2,5đ)

Câu 4: Bạn cho biết cách sơ cứu khi bị phơi nhiễm với:
1. Tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn.
2. Bắn máu hoặc dịch cơ thể Người bệnh lên mắt
Những việc nên làm và không nên làm trong các tình huống trên?
Trả lời:
1. Tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn.
+ Nên làm: Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xả phòng và nước dưới vòi
nước chảy và để máu ở vết thương tự chảy. (2,5đ)
+ Không nên làm: nặn bóp vết thương để máu chảy(2,5đ)
2. Bắn máu hoặc dịch cơ thể Người bệnh lên mắt
+ Nên làm: Xả nước nhẹ nhàng nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước
muối NaCl 0,9% vơ khuẩn trong ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt.
(2,5đ)


+ Không nên làm: dụi mắt. (2,5đ)

Câu 5: Thân nhân bệnh nhân phản ứng vì cả ngày bệnh nhân nằm viện chưa có
thuốc. Khi kiểm tra hồ sơ bệnh án, Bạn phát hiện đồng nghiệp đã quên cấp phát

thuốc cho bệnh nhân. Bạn xử lý tình huống này như thế nào cho hợp lý đối với
bệnh nhân và đồng nghiệp?
Gợi ý trả lời:
Với bệnh nhân:
- Xin lỗi vì sự bỏ sót này, mong được BN thơng cảm và sẽ có hành động khắc phục
ngay (2đ)
- Kiểm tra lại DHST bệnh nhân, xin ý kiến Bác sĩ (2đ)
- Phát thuốc lại và hướng dẫn thời gian uống thuốc, cách uống thuốc. (2đ)
2. Với đồng nghiệp:
- Báo lại cho đồng nghiệp và cách giải quyết (2đ)
- Thảo luận với đồng nghiệp những nguyên nhân có thể bỏ sót y lệnh để rút kinh
nghiệm để khơng sai sót nữa (2đ)
1.

Câu 6: Bạn trình bày 05 thời điểm Rửa tay và 06 bước rửa tay thường quy?
Trả lời:
1. Năm thời điểm rửa tay:
- Trước khi tiếp xúc với người bệnh (1đ)
- Trước khi tiến hành thủ thuật vô khuẩn(1đ)
- Sau khi tiếp xúc, phơi nhiễm với máu/ dịch cơ thể(1đ)
- Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào người bệnh(1đ)
- Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào các vật dụng xung quanh người bệnh. (1đ)


2. Sáu bước rửa tay thường qui:
Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn
tay vào nhau(0,5đ)
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngồi các ngón tay của bàn tay kia
và ngược lại(1đ)
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay(1đ)

Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia(1đ)
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại(1đ)
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch
tay dưới vịi nước chảy đến cổ tay và làm khơ tay(0,5 đ)

Câu 7.
Em hãy cho biết tại sao chúng ta rất cần tinh thần sẵn sàng giúp đỡ nhau, phối hợp
chuyên mơn, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với đồng nghiệp
trong thực hiện nhiệm vụ được giao?
Gợi ý trả lời
- Hậu quả của việc chia rẽ, mất đồn kết, khơng cầu thị, khơng chia sẻ trong lao
động học tập (2đ)
- Lợi ích của đồn kết, chia sẽ kinh nghiệm trong kíp trực, trong cơng việc (3đ)
- Biện pháp: tăng cường tuyên truyền giáo dục để nhân viên ý thức (2đ)
Câu 8.
Khi thân nhân bệnh nhân đang giận dữ vì bác sĩ khơng khám bệnh cho con họ ngay
mà khám các bệnh khác. Là điều dưỡng phiên trực cấp cứu em sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời
- Quan sát, nhận định tình trạng và dấu sinh hiệu cho bé (2đ)
- Giải thích để người nhà thơng cảm vì Bs đang tập trung cấp cứu bệnh nặng (2đ)
- Cung cấp một số thông tin cần thiết có liên quan để người nhà BN an tâm (2đ)
- Mời BS khám ngay khi cấp cứu BN nặng xong (1đ)


Câu 9.
Khi phát hiện bạn mình thực hiện kỹ thuật nhưng vi phạm ngun tắc vơ trùng và có
nguy cơ gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Em sẽ làm gì?
Gợi ý trả lời
- Chủ động đến giúp bạn và nhắc nhở bạn đã phạm vô trùng trong các bước
thực hiện để bạn làm đúng hơn (2 đ)

- Báo cáo với bác sĩ/ĐDT để có chế độ theo dõi sát diễn tiến của bệnh (2 đ)
- Khơng chỉ trích đồng nghiệp khi đang có mặt bệnh nhân (2 đ)
- Góp ý trong cuộc họp giao ban để bạn và đồng nghiệp khác không mắc sai
lầm tương tự (1đ)
Câu 10.
Nếu đồng nghiệp thường xun né tránh, đùn đẩy cơng việc, khơng hồn thành hết
nhiệm vụ chuyên môn, những việc nào em nên và không nên làm với đồng nghiệp?
Gợi ý trả lời
* Khơng nên:
- Cự cãi, gây mất đồn kết (1đ)
- Khơng trả đũa trở lại (1đ)
- Không nên bỏ lại công việc làm ảnh hưởng đến BN (1đ)
* Nên:
- Ưu tiên giải quyết công việc không để ảnh hưởng BN (1đ)
- Trao đổi với đồng nghiệp những việc làm không đúng làm ảnh hưởng đến hoạt
động của khoa (1đ)
- Nếu đồng nghiệp vẫn cố chấp khơng thay đổi thì cũng nên mạnh dạn báo cáo
lãnh đạo khoa để có hướng xây dựng đóng góp sớm để đồng nghiệp nhận thấy sai trái
mà khắc phục vì cơng việc chun mơn đều có liên quan đến sức khỏe BN (2 đ)
Câu 11.
Thấy đồng nghiệp đang cãi vã và lớn tiếng khi BN không cho tiêm thuốc. Em sẽ giúp
đồng nghiệp như thế nào?


Gợi ý trả lời
- Khéo léo nhờ đồng nghiệp giúp dùm chuyên môn khác (2 đ)
- Nhận nhiệm vụ tiêm thuốc (1 đ)
- Giải thích để BN bình tĩnh và tìm hiểu lý do BN từ chối tiêm thuốc (1 đ)
- Nếu do BN sợ đau thì giải thích và sẽ tiêm chậm để không đau (1đ)
- Nếu do BN mất lòng tin với đồng nghiệp về thái độ, về cách giao tiếp thì xin

lỗi, rút kinh nghiệm và sẽ báo lại cho đồng nghiệp làm tốt hơn (1 đ)
- Nếu BN cứ cương quyết khơng đồng ý tiêm thì xin phép báo cáo lại bác sĩ
điều trị để có hướng điều trị tiếp (1 đ)

Câu 12.
Em sẽ nhắc nhở như thế nào khi thấy những bệnh nhân đang hút thuốc lá trong bệnh
viện?
Gợi ý trả lời
- Chào bệnh nhân và giới thiệu về mình (1 đ)
- Xin lỗi vì phải yêu cầu BN tắt thuốc, không hút lá trong BV (2 đ)
- Giải thích đây qui định của Nhà nước, của BV để bảo vệ sức khỏe chính BN
và những người khác (3 đ)
- Cám ơn khi bệnh nhân đã chấp hành. Nhắc nhỡ BN không hút thuốc lá trong
khuôn viên BV nữa (1 đ)
Câu 13.
Là thành viên của khoa, em phải làm gì để tăng cường hiệu quả hoạt động của khoa,
khơng để xảy ra sai sót chun môn, phản ánh về giao tiếp?
Gợi ý trả lời
- Cùng xây dựng mơi trường làm việc thân thiện: đồn kết, giúp đỡ, mạnh dạn
xây dựng những cá nhân làm mất đoàn kết nội bộ (2 đ)
- Tuân thủ đúng các qui trình, qui định, khơng tự ý cắt xén qui trình, kiểm tra,
đối chiếu kỹ trước các thao tác thực hiện (3 đ)


- Trao dồi y đức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ và bảo
vệ đồng nghiệp (2đ)
Câu 14.
Một bệnh nặng đang cấp cứu nhưng em chưa tiêm được tĩnh mạch, người nhà lo lắng
thể hiện bằng những tiếng “chắc lưỡi, hít hà”, than thở… Em hãy xử lý như thế nào
trong tình huống này?

Gợi ý trả lời
- Em phải biết xin lỗi vì chưa tìm được tĩnh mạch và chia sẽ sự lo lắng của
người nhà (1 đ)
- Giải thích cho người nhà hiểu trách nhiệm của BV là mong muốn cấp cứu
người bệnh nhanh nhất nhưng đây là trường hợp khó rất cần sự động viên hợp tác của
người nhà để nhân viên bình tĩnh cấp cứu BN (2 đ)
- Có thể mời người nhà ngồi chờ đợi bên ngoài để giảm bớt áp lực cho gia đình
và cho cả ê kíp cấp cứu (2 đ)
- Mời đồng nghiệp giỏi hơn làm thay. Tự nhũ phải cố gắng học tập để nâng cao
tay nghề (2 đ)
Câu 15.
Trong cấp cứu người bệnh, là Điều dưỡng em cần có những kỹ năng nào?
Gợi ý trả lời
- Cấp cứu nhanh nhẹn, khẩn trương (1đ)
- Bình tĩnh, thực hiện chính xác (1đ)
- Quan sát, theo dõi tình trạng người bệnh kỹ, không lơ là, chủ quan (2đ)
- Phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp (2đ)
- Khơng có tư tưởng bỏ cuộc, làm đúng quy chế cấp cứu (1đ)
Câu 16.
Bác sĩ cho thử test kháng sinh trước khi tiêm, ĐD thử liên tục 3 ngày đều âm tính, vì
thế đến ngày thứ 4 không thử test nữa mà vẫn tiếp tục tiêm thuốc kháng sinh đó, sau
khi tiêm khoảng 15 phút, người bệnh có triệu chứng sốc phản vệ xảy ra.


Việc làm này của ĐD không đúng ở điểm nào? Để vấn đề này khơng xảy ra và
an tồn cho người bệnh khi tiêm thuốc, ĐD cần chú ý gì?
Gợi ý trả lời:
-

ĐD đã không thực hiện nghiêm túc về thử test theo yêu cầu của BS (1đ)


-

ĐD phải hỏi tiền sử dị ứng NB trước khi tiêm (2đ)

-

ĐD luôn mang theo hộp chống sốc khi đi tiêm (2đ)

-

ĐD thuộc lịng phác đồ xử trí Sốc phản vệ theo thơng tư 08/1998 của Bộ Y
tế về cấp cứu sốc phản vệ (2đ)

Câu 17.
Sau khi tiêm thuốc cho BN, bạn dùng tay để đậy nắp kim, do sơ xuất bạn bị kim đâm
vào tay mình. Trong trường hợp này bạn, điều gì bạn đã làm khơng đúng và bạn phải
xử lý khi bị kim đâm như thế nào cho đúng trình tự?
Gợi ý trả lời:
- Hành động đậy nắp kim sau tiêm là không đúng (2đ)
- Xử lý vết thương: rửa với xà bơng hoặc dung dịch có tính sát khuẩn với nước
sạch (2đ)
- Báo cáo Ban lãnh đạo khoa hoặc ĐDT khoa để lập biên bản về tai nạn rủi ro
do vật sắc nhọn theo mẫu qui định (2đ)
- Được các nhà chuyên môn tư vấn (khoa KSNK, khoa Nhiễm, TT phòng chống
HVI/AIDS…) để xử lý tùy theo mức độ và tình trạng phơi nhiễm (1đ).
Câu 18.
ĐD sau khi thay băng vết thương xong liền tháo găng tay và tiếp tục truyền dịch ngay
cho BN đó, thiếu sót của ĐD này là quên rửa tay.
Bạn cho biết có bao nhiêu phương pháp rửa tay? Rửa tay thường quy gồm mấy

bước? Mang găng có thay thế được việc rửa tay khơng? Trình bày 5 thời điểm cần rửa
tay?
Trả lời:
-

Có 3 phương pháp rửa tay: phẫu thuật, thường quy & rửa tay nhanh (1.5đ)

-

Rửa tay thường quy gồm 6 bước – kể ra (2đ)


-

Mang găng không thể thay thế được việc rửa tay (1 đ)

-

5 thời điểm rửa tay: (2.5đ)
+ Trước khi tiếp xúc BN
+ Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
+ Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết cơ thể BN
+ Sau khi Chăm sóc NB
+ Sau khi đụng chạm vào những vùng xung quanh người bệnh

Câu 19.
Trong khi đang chăm sóc BN, có một người bạn điện thoại hoặc nhắn tin liên tục; bạn
phải ứng xử như thế nào?
Gợi ý trả lời:
-


Xin lỗi BN vì sự gián đoạn chăm sóc (1đ)

-

Cho người bạn biết mình đang làm việc (2đ)

-

Nếu sự việc khơng quan trọng thì sẽ gọi lại khi xong việc; có thể tắt máy nếu
thấy bị làm phiền (2đ)

-

Nếu sự việc cấp thiết hoặc quan trọng thì chỉ nói ngắn gọn để khơng mất
thời giờ làm ảnh hưởng đến CSBN (2 đ)

Câu 20.
Một buổi sáng tại phòng khám bệnh, bệnh nhân chờ đợi để được khám bệnh rất đông;
là ĐD đang công tác tại khoa Khám bệnh; bạn được 1 người quen nhờ đưa vào khám
bệnh sớm hơn; bạn phải làm gì để những bệnh nhân đang chờ đợi khơng phải khó
chịu, thậm chí phản ứng với hành động của bạn?
Gợi ý trả lời:
-

Cần cho người quen biết làm như thế sẽ bị những người bệnh khác không
hài lịng, khó chịu…(2 đ)

-


Nếu thật sự là bệnh nặng: đưa đến phịng cấp cứu để được khám sớm (2đ)

-

Nếu khơng phải bệnh nặng thì chịu khó chờ theo thứ tự (2đ)

-

Muốn khám sớm thì lần sau cố gắng sắp xếp đi sớm (1đ)


Câu 21.
Bạn được phân cơng chăm sóc 1 BN có hồn cảnh rất khó khăn, khơng có bảo hiểm y
tế nhưng bệnh nặng, chưa xuất viện được; BN rất muốn được tiếp tục điều trị nhưng
khơng cịn tiền. Trong hồn cảnh này bạn phải làm gì để BN được tiếp tục điều trị?
Gợi ý trả lời:
-

Giải thích cho BN biết dù BN khơng cịn tiền nhưng Bệnh viện vẫn phải
điều trị cho đến khi bệnh ổn định (2.5đ)

-

Báo Ban lãnh đạo khoa & Điều dưỡng trưởng biết về trường hợp này để có
hướng hỗ trợ kinh phí (2.5 đ)

-

Liên hệ với các cá nhân, tổ chức từ thiện để thiện để giúp đỡ BN thêm (2đ)


Câu 22.
Tại một phòng cấp cứu, người nhà BN đang rất lo lắng trước tình trạng của người
bệnh và đã to tiếng với ĐD. Người ĐD vì khơng giữ được bình tĩnh cũng đã to tiếng
với BN. Bạn suy nghĩ gì về hành động này của người ĐD? Theo bạn khi tiếp xúc với
người bệnh và gia đình họ, bạn phải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Trả lời suy nghĩ của bản thân (3 đ)
- Tuỳ theo cách trả lời tuy nhiên thí sinh phải nêu được:
+ Đây là một hành động sai của người ĐD. Trong bất cứ tình huống và hồn cảnh
nào người ĐD cũng phải giữ bình tĩnh để lắng nghe và giải thích cho NB (1,5đ)
+ Người ĐD đã vi phạm Quyết định số 4031/2001/QĐ–BYT ngày 27/9/2001 Qui
định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh của BYT (1,5đ)
2. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ người ĐD cần (4 đ):
- Phải có thái độ:
+ Niềm nở, tận tình và lịch sự ( 0,5đ)
+ Tác phong, ngôn ngữ đúng đắn, nghiêm túc, nhã nhặn (0,5đ)
+ Thông cảm và tôn trọng người bệnh (0,5đ )
+ Động viên, giải thích và an ủi người bệnh (0,5đ)
- Khơng nên:
+ Trao đổi thiếu văn hóa trong lời nói (0,5đ)
+ Nhận xét, phê phán cơng tác chẩn đốn, điều trị, chăm sóc của tuyến trước
hoặc của cơ sở y tế có liên quan trước mặt NB (0,5đ)


+ Trao đổi về bệnh tật (giữa cán bộ y tế với nhau) trước NB và gia đình NB (0,5đ)
+ Có biểu lộ lo lắng, sợ hãi, thất vọng, thờ ơ, lạnh nhạt, riễu cợt, nô đùa, cãi vã
(0,5đ)

Câu 23.
Bạn sẽ làm gì khi thực hiện thuốc cho bệnh nhân nội trú A mà thấy có một loại thuốc

mới so với ngày hôm trước? Để chống nhầm lẫn thuốc, bạn phải làm gì?
Gợi ý trả lời:
1. Khi thực hiện thuốc cho bệnh nhân nếu thấy có một loại thuốc mới so với ngày
hôm trước cần phải: (3đ)
- Kiểm tra lại y lệnh tại bệnh án của bệnh nhân và sổ tổng hợp thuốc xem có sự
nhầm lẫn khơng? có loại thuốc đó khơng? (1,5đ)
- Thận trọng, hỏi lại BS điều trị (1,5đ)
2. Để chống nhầm lẫn thuốc, điều dưỡng cần phải: (4đ)
- Công khai thuốc được dùng hằng ngày cho từng người bệnh. (0,5đ)
- Phải có sổ thuốc điều trị, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ. (0,5đ)
- Phải có khay thuốc, lọ đựng thuốc sáng, chiều và tối cho từng NB (0,5đ)
- Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh quá liều quy định phải thận trọng, hỏi lại bác
sỹ điều trị. (0,5đ)
- Thực hiện 3 kiểm tra (Họ và tên người bệnh, tên thuốc, liều dùng), 5 đối chiếu
(Số giường, nhãn thuốc, đường dùng, chất lượng thuốc, thời gian dùng thuốc) hoặc 5
đúng (kể ra).(1đ)
- Bàn giao thuốc cịn lại cho kíp trực sau. (0,5đ)
- Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc và trộn lẫn các thuốc để tiêm. (0,5đ)
Câu 24.


Có quan niệm cho rằng, chăm sóc tồn diện chỉ là nhiệm vụ của điều dưỡng. Bạn suy
nghĩ gì về quan niệm này?
Gợi ý trả lời:
Quan niệm CSNBTD chỉ là nhiệm vụ của Điều dưỡng.
- Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm (2đ)
- Điều dưỡng chỉ đóng vai trị quan trọng trong cơng tác này. (2đ)
- Theo quy định của Bộ Y tế thì CSNBTD là nhiệm vụ của tồn bệnh viện, theo
mơ hình phân cơng chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm thì tất cả các khoa phòng
và mọi thành viên trong bệnh viện đều phải tham gia.(3đ)

Câu 25.
Khi bác sỹ trực khơng có mặt, một điều dưỡng tiếp nhận một bệnh nhân sốt cao
trên 39 độ C và đã cho bệnh nhân uống Paracetamol. Theo bạn, người điều dưỡng đó
xử trí như vậy có đúng khơng? Nếu là bạn, bạn sẽ xứ trí như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Người điều dưỡng xử trí như vậy có đúng khơng? (3đ)
- Trong Quy chế sử dụng thuốc của Bộ Y tế quy định:
+ Bác sỹ được quyền và chịu trách nhiệm ra y lệnh sử dụng thuốc, căn cứ vào
tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý và tính chất dược lý của thuốc mà ra y lệnh sử
dụng thuốc thích hợp (1đ)
+ ĐD có nhiệm vụ tổng hợp y lệnh lĩnh thuốc và thực hiện y lệnh. (1đ)
- Do đó người ĐD tự chỉ định và cho NB uống paracetamol là sai. (1đ)
2. Bạn xử trí như thế nào? (4đ)
- Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt không dùng thuốc như: nới rộng quần áo, lau
ấm… (2đ)
- Cần liên lạc và mời bác sỹ trực khám cho người bệnh. (1đ)
- Khi bác sỹ cho y lệnh dùng thuốc thì tiến hành thực hiện thuốc cho người
bệnh. (1đ)
Câu 26.
Một điều dưỡng A mới nhận công tác tại đơn vị của bạn, được ĐD trưởng phân
công làm thủ thuật X nhưng bản thân ĐD này chưa rõ, chưa thông thạo thủ thuật X.
Nếu bạn là ĐD A, bạn xử trí thế nào?


Gợi ý trả lời:
- Phải thật thà báo cáo với ĐDT để có hướng giải quyết (2đ )
- Nhờ đồng nghiệp có khả năng, trình độ cao hơn hỗ trợ giúp đỡ (2đ )
- Lưu ý để học hỏi, rèn luyện khả năng tay nghề, khắc phục cho những lần sau
phải làm được (1đ)
- Không được:

+ Làm liều, làm ẩu (1đ)
+ Sử dụng người bệnh làm thực nghiệm (1đ)
Câu 27.
Một điều dưỡng nhận bệnh tại phòng khám vừa hỏi vừa cắm cúi ghi chép mà không
chú ý tới đối tượng đang tiếp xúc. Bạn suy nghĩ gì về sự việc trên? Bạn phải như thế
nào khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà đến phòng khám?
Gợi ý trả lời:
1. Suy nghĩ về hành động của Điều dưỡng trên. (3đ)
- Tuỳ theo cách trả lời tuy nhiên thí sinh phải nêu được:
+ Đây là một hành động sai của ĐD thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với NB (1,5)
+ ĐD đã vi phạm Quyết định số 4031/2001/QĐ – BYT ngày 27/9/2001 Qui
định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế .(1,5đ)
2. Khi tiếp xúc với BN và người nhà đến phòng khám điều dưỡng cần: (4đ)
- Chủ động đón tiếp với thái độ niềm nở và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh, người
nhà người bệnh và khách (1đ)
- Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh, người nhà người bệnh và khách với
thái độ ân cần, quan tâm và lịch sự. (1đ)
- Phân loại và phát sổ khám cho người bệnh theo thứ tự. (0,5đ )
- Mời người bệnh, người nhà NB hoặc khách ngồi chờ đúng nơi qui định. (1đ)
- Hướng dẫn các thủ tục nhập viện. Đưa người bệnh nặng đến nơi làm xét nghiệm,
chụp chiếu XQ nếu người bệnh năng không tự đi được và đưa người bệnh vao khoa
điều trị (0,5đ)
Câu 28.


Tại bệnh phòng, khi đang tiêm thuốc cho bệnh nhân, bệnh nhân kêu nhức đầu, chóng
mặt và nằm vật ra giường. Bạn phải làm gì?
Gợi ý trả lời:
- Ngưng ngay thuốc đang tiêm. (1đ)
- Đặt người bệnh nằm tại chỗ, không di chuyển người bệnh.(1đ)

- Tiêm ngay Adrenaline theo phác đồ đã quy định (2đ)
- Báo cáo cho BS điều trị biết càng nhanh càng tốt và thực hiện các y lệnh (nếu
có) như: cho thở Oxy – bóp bóng Ampu, thiết lập đường truyền tĩnh mạch v.v…. (2đ)
- Tiêm nhắc lại Adrenaline mỗi 15 phút đến khi sinh hiệu trở lại bình thường. (1đ)
- Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định (1đ)
Câu 29.
Hàng ngày bạn vẫn thường xuyên phải đeo khẩu trang y tế. Theo bạn đeo khẩu trang y
tế để làm gì? Bạn sử dụng khẩu trang y tế trong những trường hợp nào?
Gợi ý trả lời:
1. Mục đích của đeo khẩu trang y tế. (3đ)
- Đeo khẩu trang đề phòng tránh lây nhiễm mầm bệnh qua đường thở, đường
miệng.(1,5đ)
- Bảo vệ mình và mọi người chung quanh tránh nhiễm bệnh do lây truyền, tránh
gây ô nhiễm môi trường. (1,5đ)
2. Sử dụng khẩu trang trong các trường hợp. (4đ)
- Trong phịng phẫu thuật, thủ thuật, buồng bệnh vơ khuẩn. (0,5đ)
- Khi tiếp xúc người bệnh có nguy cơ lây bệnh theo đường hơ hấp (1đ)
- Khi tiếp xúc chăm sóc người bệnh có vết thương hở (1đ)
- Khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn dịch hoặc máu (1đ)
- Khi tiếp xúc chăm sóc người bệnh suy giảm miễn dịch (0,5đ)
Câu 30.
Theo bạn, người điều dưỡng cần có phẩm chất cá nhân gì? Nêu phẩm chất đạo đức
của người điều dưỡng.
Gợi ý trả lời:
1. Người điều dưỡng cần có các phẩm chất cá nhân có thể chia thành 3 nhóm cơ
bản sau: (3đ)


+ Các phẩm chất về đạo đức.(1đ )
+ Các phẩm chất mỹ học. (1đ)

+ Các phẩm chất trí tuệ. (1đ)
2. Các phẩm chất về đạo đức: (4đ)
+ Ý thức trách nhiệm cao. (1đ)
+ Lịng trung thực vơ hạn. (0,5đ)
+ Sự ân cần và cảm thơng sâu sắc. (0,5đ)
+ Tính mềm mỏng và có ngun tắc. (0,5đ)
+ Tính khẩn trương và tự tin. (0,5đ)
+ Lòng say mê nghề nghiệp. (1đ)



×