Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BẢO tồn và PHÁT HUY nét đẹp văn hóa TRONG tín NGƯỠNG THỜ mẫu âu cơ tại đền mẫu âu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.34 KB, 30 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HĨA TRONG TÍN
NGƯỠNG THỜ MẪU ÂU CƠ TẠI ĐỀN MẪU ÂU CƠ
(xã Hiền Lương, huyện hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths Hoàng Thanh Mai
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: Lê Thị Ánh

Lớp

:QLDS 3

Mã sinh viên

:57DDS03004

Hà nội – 2019


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................3
1Lý do chọn đề tài....................................................................3
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................5
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................5
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................5
5.Bố cục của tiểu luận..............................................................5


Chương 1: Giới Thiệu Chung.....................................................6
1.Giới thiệu chung về Đền Mẫu................................................6
1.1.Vị trí địa lý:.........................................................................6
1.1.1.Bộ máy hành chính.........................................................7
1.1.2Lịch sử hình thành và phát triển......................................7
1.1.3Giới thiệu về tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ...........................9
CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN VÀ VAI TRỊ CỦA TIN
NGƯỠNG THỜ MẪU..................................................12
2.1 Các giai đoạn hình thành, phát trển và mai một của tín
ngưỡng...................................................................................12
2.1.1Các giai đoạn hình thành và phát triển..........................12
2.1.2Sự mai một.....................................................................14
2.2 Vai trị của tín ngưỡng thờ Mẫu........................................14
2.1.1.Trong đời sống văn hóa, chính trị – xã hội....................14
2.1.2.Trong đời sống tinh thần và đạo đức truyền thống.......16
2.1.3.Trong q trình hội nhập kinh tế và văn hóa................18
CHƯƠNG 3: CÁC CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG.........................................20
3.1 Giải pháp đối với cá nhân và cộng đồng..........................20


3.2..........................................giải pháp đối với các nhà quản lý
22
KẾT LUẬN................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................29
PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài.


Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, thờ Mẫu là một trong các
hình thức mang những nét đặc trong văn hóa, thể hiện lối sống của con người
Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài
lịch sử hàng ngàn năm, nó phát triển theo sự phát triển đa dạng của tín
ngưỡng dân gian mà khơng theo một quy luật định sẵn nào. Tín ngưỡng thờ
Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại
lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân, để lại những giá trị văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa tổ chức cộng đồng rất đặc sắc trên
nhiều phương diện. Trong đó, tín ngưỡng này hướng tới một thế giới đề cao,
tôn vinh những giá trị của người phụ nữ. Người phụ nữ giữ một vai trị vơ
cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người. Ở Việt Nam hình ảnh
người phụ nữ ln được coi trọng. Sự coi trọng đó được thể hiện qua tín
ngưỡng thờ Mẫu nhằm ca ngợi các vị nữ thần có cơng lao với đất nước, ban
phát sự may mắn, hi vọng và trừ ma quỷ, những vị nữ thần gắn với các hiện
tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời tôn vinh là các chức năng sáng tạo ra
mn lồi và mang sự sống đến cho con người như: Trời, đất, sơng nước….
Nguồn gốc lịch sử của tín ngưỡng thờ Mẫu khơng được ghi chép rõ ràng
trong sách mà nó chỉ là sự truyền miệng của dân gian về người phụ nữ. Có
một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi
người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái


niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Theo thời gian khái niệm Thánh
Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian - những
ngƣời phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh.
Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tơn thờ và cuối cùng được thần
thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu. 6 Tín ngưỡng
thờ Mẫu ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại. Với những giá trị văn hóa
đặc sắc được ghi lại trong nhiều cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng, các nghi

thức, lễ hội… tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã để lại những dấu ấn, giá trị
văn hóa tốt đẹp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Thờ mẫu
từ bao đời nay đã trở thành mỹ tục thấm đậm nét văn hóa đặc trong của người
Việt. Lễ hội đền Quốc mẫu Âu Cơ thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa được
coi là khởi thủy của mỹ tục này. Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được
xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà,
tỉnh Phú Thọ ngày nay. Tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ bay về trời. Xuất xứ
của tục thờ Mẫu Âu Cơ từ truyền thuyết trăm trứng, trăm con mà mẹ Âu Cơ người mẹ của dân tộc Việt Nam. Đền Mẫu Âu Cơ là một cơng trình lịch sử
văn hóa đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại
đoàn kết dân tộc. Hình tượng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nước Việt
trong một bọc trăm trứng đã trở thành hình tượng bất hủ trong tư tưởng tình
cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam. Nhắc nhở mỗi ngƣời dân Việt
Nam dù đi xa tới đâu, dù đang hạnh phúc hay hoạn nạn, vẫn có một nơi để trở
về. Đó là nơi mẹ Âu Cơ đã để lại dải lụa đào rồi bay về trời. Hình ảnh người
mẹ nhân từ của dân tộc vừa nhắc nhở mỗi chúng ta luôn khắc ghi đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”, vừa tiếp thêm sức mạnh cho dòng giống Tiên Rồng
giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường để xây dựng và bảo vệ từng tấc
đất tổ tiên truyền lại. Không chỉ vậy, thờ Mẫu Âu Cơ cịn là một hiện tượng
mang tính phổ biến khơng chỉ ở xã Hiền Lương mà còn ở nhiều vùng khác
trên khắp đất nƣớc Việt Nam. Những năm gần đây, hoạt động thờ Mẫu nói
chung và thờ cúng Mẫu Âu Cơ nói riêng là vấn đề rất đáng được quan tâm.


Sự phát triển của khu di tích đền Mẫu Âu Cơ chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với đời sống tín ngưỡng tâm linh tại cộng đồng bản địa. Tuy nhiên, ta
cũng nhìn thấy tính hai mặt trong cùng một vấn đề của tín ngưỡng này. Đa
phần các bài viết trên báo chí chỉ nhắc đến hoặc khái quát đôi nét nhất về
truyền thuyết, nhân vật Mẹ Âu Cơ. Chính vì thế, trong bài tiểu của mình, em
xin đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị tơn
giáo tín ngưỡng tốt đẹp.

Với những nhìn nhận trên đây, em chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy nét
đẹp văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ” làm hướng nghiên cứu cho bài
tiểu luận của mình
2.

Mục đích nghiên cứu

Chun đề tập chung nghiên cứu về những đặc điểm chính trong tín
ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ của văn hóa Việt Nam. Từ việc nghiên cứu đưa ra
những nhận xét đánh giá, giải pháp bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa trong
tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng

Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ
phạm vi nghiên cứu
- Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ trong văn hóa Việt Nam
- Nhìn nhận khách quan về tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ
- Tác dụng của tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ
4. Phương pháp nghiên cứu
a.
b.
c.

Thu thập tài liệu từ những tài liệu đã được kiểm duyệt
Hệ thống những vấn đề nghiên cứu
Tác dụng của tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ


5.

Bố cục của tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn kết cấu gồm 3 chương :



CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG
1.Giới thiệu chung về Đền Mẫu
1.1.Vị trí địa lý:
Xã Hiền lương nằm ở phía tây bắc huyện Hạ Hịa tỉnh Phú Thọ phía Bắc
giáp sơng Hồng, phía Tây giáp Các xã Minh quân, Việt Cường, Vân Hội
huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Tây nam và phía nam giáp xã Qn Khê, phía
Đơng giáp xã Đơng Lâm, huyện Hạ Hịa tỉnh Phú Thọ.
Hiền lương có diện tích tự nhiên hơn 700ha, địa hình hiểm trở với ba dãy
núi bao bọc như hàng rào thiên tạo. Dưới chân các dãy núi là đầm Vân Hội
mênh mơng có nhiều ngách nhỏ lượn vòng uốn khúc khiến cho cảnh sắc nơi
đây thật trữ tình, kỳ thú. Ven bờ sơng Thao, cánh đồng Hiền lương trải dài
màu mỡ bốn mùa xanh biếc lúa ngô đem lại nguồn sống ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân nơi đây.
Với địa bàn vùng giáp ranh không tỏa ra mọi phía, tiền lương được coi là
một trong những cửa ngõ đi từ vùng trung du Bắc bộ lên miền Tây Bắc rộng
lớn của tổ quốc. Vùng đất cổ Hiền Lương đã trải qua nhiều lần thay đổi về tên
gọi và địa giới hành chính trong lịch sử. Thời Trần, Hiền lương thuộc châu
Thao Giang, lộ Tam Giang. Thời Lê, Hiền Lương thuộc tổng Động Lâm
huyện Hạ Hòa phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây. Năm 1841, nhà Nguyễn đổi tên
Hạ Hoa thành Hạ Hòa thuộc chủ Lâm Thao, tỉnh hưng hóa. Từ năm 1903 tỉnh

hưngHóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ từ đó xã Hiền lương thuộc tổng động
Lâm huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.
Sau khi cách mạng tháng tám thành công, Hiền Lương nằm trong địa bàn
xã Âu Cơ huyện Hạ Hòa. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập hiện nay xã Hiền
lương có bẩy thơn gồm: Việt Hồng, Tân Trường, Quyết Tiến, Tân Tiến, Hạnh
Phúc, Nàng Sa, Minh Tiến.


Hiền Lương là vùng đất nằm trong cái nôi của nước Văn Lang xưa, với
nét cảnh quan đặc biệt có Sơng Thao từ phía Bắc ( ngoặc lào cai, n Bái)
chạy qua địa phận xã, rồi tiếp tục chạy xuôi về châu thổ Bắc bộ Như một
mạch nối chuyện tiếp các yêu tố địa lý nhân văn quan trọng giữa miền núi
cao với vùng đồng bằng châu thổ thấp. Cảnh quan địa lý nhân văn đặc biệt đó
chính là một trong những cội nguồn quan trọng đưa tới sự ra đời Đền thờ Tổ
Mẫu Âu Cơ trong lịch sử, được lưu truyền đến ngày nay , trên mảnh đất Hiền
lương. Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, một cơng trình lịch sử văn hóa quý giá lâu
đời, gắn liền với truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân mà bất cứ người dân
Việt Nam nào cũng tự hào về dòng giống Tiên Rồng của mình.
1.1.1.Bộ máy hành chính
Một trưởng ban, hai phó ban, kế tốn thủ quỷ, tổ trường cơng đồn cịn lại là
nhân viên
1.1.2

Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử vị thần : Vua Đế Minh phong cho Đế Nghi làm vua ở phương
Bắc, Lộc Tục làm vua ở phương Nam. Lộc tục lên ngôi vua khoảng năm 2879
trước công nguyên xưng là kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương truyền
ngôi cho con là Sùng Lãm năm 2793 trước công nguyên, xưng là Lạc long
Quân. Lạc long Quân kết duyên với Âu Cơ là con gái của Đế Lai ở động Lăng

Xương này là xã Trung Nghĩa huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ.
Tục truyền rằng, khi Ngọc Nương phu nhân xinh nàng Âu Cơ thấy có
mây lành che chở, hương thơm tỏa ngát khắp nơi, là điềm
“ tiên nữ giáng trần”. Nàng Âu cơ rất xinh đẹp, “so hoa hoa biết nói so
Ngọc, Ngọc ngát hương”, chăm đọc chữ, Giỏi đàn sáo tinh thông âm luật,
khác nào bà Tương Phi khéo léo, hệt tựa tựa nàng Lộng Ngọc tài cao.
Sau khi kết duyên. Lạc long Quân đưa Âu Cơ từ động Lam Xương về
núi nghĩa lĩnh, Âu Cơ chở dạ xinh được một bọc trứng nở thành 100 người
con trai. Khi các con trai lớn lên, Lạc long Quân nói với Âu Cơ: Ta là gíơng


Rồng đứng đầu Thủy tộc, nàng là giống Tiên sống trên cạn là chính,Thủy hỏa
khắc, tuy khí âm dương hợp lại mà xinh trăm con, chung hợp thật khó vì dịng
giống bất đồng khơng ở lâu với nhau được. Nói rồi bèn chia năm mươi người
con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển để lưu truyền
được lâu dài, về sau tất cả các con đều hóa thần.
Trong năm mươi người con theo mẹ thì người con cả lên ngôi vưa , lấy
niên hiệu là Hùng Vương thứ nhất , đặt tên nước là Văn Lang , đóng đơ ở
Phong Châu truyền 18 đời Vua Hùng , trị vì đất nước trong 2621 năm ( từ
năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN).
Bà Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng đều thu phục nhân tâm , dậy
nhân dân trồng dâu , nuôi tằm , dệt vải . Trên con đường vạn dặm đó, một
ngày người đến trang Hiền Lương , quận Hạ Hoa , trấn Sơn Tây . Thấy cảnh
sắc thiên nhiên đẹp , có núi cao đồng ruộng , sơng dài, có hồ nước trong xanh
bát ngát , cỏ cây hoa lá tốt tươi , chim cá muông thú dồi dào . Người cho khai
hoang lập ấp , dạy dân cấy lúa trồng dâu , nuôi tằm , dệt vải . Giếng loan ,
Giếng phượng , gò Thị , gò Cây Dâu.. là những cái tên từ thuở xa xưa đến nay
vẫn còn đọng mãi trong ký ức người dân Hiền Lương .
Khi vùng đất Hiền Lương đac trở nên trù phú , dân trang đông đúc, khá
giả, Mẹ Âu Cơ để người con trai thứ hai cảu mình (là Đức Ơng Đột Ngột Cao

Sơn), cùng hai người con của ngài là Hùng Trấn Qúy Minh và Hùng Trấn
Bảo Quốc ở lại tiếp tục trông nom đất này. Người cùng các con lên đường đến
vùng đất mới . Khi giang sơn đã thu về một mối , bờ cõi biên cương được mở
rộng, người lại trở về trang Hiền Lương nơi người đã chọn để gắn bó cuộc đời
mình . Tương truyền , ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Tuất , bà Âu Cơ cùng
các tiên nữ bay về trời , để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa. Tại nơi đó nhân
dân Hiền Lương đã dựng lên một ngôi miếu thờ đời dời hương khói .
Trải qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần bốn họ khai cơ dựng nước thì đều
thấy tổ mẫu giáng linh cứu nước giúp dân , vì thế các vị hoàng đế đương triều


đêu ban cấp sắc phong , gia ban mỹ tự , cho phép nhân dân thờ cúng hương
hỏa muôn đời chẳng dứt.
Đến thời Hậu Lê (1428-1527) dưới triều vua Lê Thánh Tông niên hiệu
Hồng Đức năm thứ 6 (1465), vua sai ngài giám quốc sư đến Hiền Lương
phong thần, cấp tiền xây dựng đền Mẫu Âu Cơ , giao cho nhân dân xã Hiền
Lương thờ phụng. “ Thật là lâu dài tốt đẹp, rực rỡ ngàn năm, càng ngắm càng
cao, mn thuở càng truyền càng kính, đời đời khói hương khơng dứt”.
Như vậy, theo thần tích Hiền Lương là nơi lập trang ấp và là nơi mất của
tổ Mẫu Âu Cơ .
Trong hơn 5 thế kỷ tồn tại , đền Tổ Mẫu Âu Cơ đã bốn lần được các
triều đại nhà nươc Việt Nam công nhân . Thế kỷ XV, nhà Nguyễn một lần nữa
lại phong sắc công nhân đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Ngày 3/8/1991, đền Mẫu Âu Cơ
đã được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch nước CHXHCNNVN cấp bằng cơng
nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Mùa xuân năm Đinh Dậu ( 2017) tín
ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ được vinh danh là di sản văn hóa
phi vật thế quốc gia .
1.1.3

Giới thiệu về tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ


Thờ mẫu là một trong những tập quán sinh hoạt của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Tập quán này đã trở thành mỹ tục, nét văn hóa, nhân văn sâu
sắc của người Việt. Tục thờ Mẫu người mẹ linh thiêng, huyền thoại của dân
tộc Việt Nam đã sinh ra đồng bào ta trong bọc trăm trứng đã khởi thủy, hình
thành và phát triển mỹ tục mang nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Từ bao đời nay, bên dịng sơng Hồng đỏ nặng phù sa, trên mảnh đất Hiền
Lương thanh bình, đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương - Hạ Hòa - Phú Thọ) là
biểu tượng thiêng liêng cho nguồn cội con Lạc cháu Hồng, nơi gìn giữ và tơn
vinh tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ, người Mẹ của muôn dân đất Việt. Trải qua
thời gian, tín ngưỡng ấy đã có sức sống bền bỉ trong mạch nguồn văn hóa của
dân tộc.


Ngày 23/01/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết
định số 217/QĐ-BVHTTDL, cơng nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ là Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận và tôn vinh giá trị văn hóa của
Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ là nguồn cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền
xã Hiền Lương nói riêng và nhân dân Hạ Hịa nói chung. Tự hào là vùng quê
xưa kia là nơi Mẹ Âu Cơ cùng đàn con dừng chân khai thiên phá thạch, xây
dựng cơ đồ, là nơi hương hỏa, thờ phụng quốc Mẫu Âu Cơ, trải qua bao thăng
trầm của lịch sử, của thời gian, cư dân nơi đây đã gìn giữ và phát huy tín
ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với văn hóa xứ sở và thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Khi nói về tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ, chúng ta nói đến nguồn cội, dịng
giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam. Mẹ Âu Cơ vốn là con gái của vợ
chồng Đế Lai ở động Lăng Xương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy , Phú
Thọ ngày nay). Khi Âu Cơ cất tiếng khóc chào đời thì hương thơm tỏa ngát,
trên trời có mây lành che chở, điềm báo “Tiên nữ giáng trần”. Âu Cơ được
Lạc Long Quân kén làm vợ và đưa về núi Nghĩa Lĩnh, sau đó sinh ra bọc trăm
trứng nở ra một trăm người con trai.

Khi các con lớn khơn, Lạc Long Qn nói với Âu Cơ: “Ta là giống
Rồng, nàng là giống Tiên duyên phận đến đây đã hết”. Lạc Long Quân đưa 50
người con về miền biển làm nghề chài lưới, Âu Cơ đưa 49 người con lên núi
khai phá rừng hoang, để lại người con trưởng làm vua, 18 chi đời đều gọi là
Hùng Vương. Mẹ Âu Cơ cùng 49 người con lên miền ngược thấy đất Hiền
Lương phong cảnh tươi đẹp, sơn thủy hữu tình nên đã chọn làm nơi dừng
chân khai sơn phá thạch. Từ huyền thoại ấy, bao đời nay, hình tượng Cha
Rồng, Mẹ Tiên đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, trở
thành biểu tượng thiêng liêng về giống nịi của dân tộc mình.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ gắn liền với sự tri ân cơng đức người Mẹ
của mn dân. Đó là Mẹ Âu Cơ, người đã đưa đàn con đi khai thiên phá
thạch, mở mang sơn trang, bờ cõi. Mẹ Âu Cơ bước ra từ trong huyền tích vốn
là một người mẹ như bao người mẹ Việt khác, bình dị, đảm đang, chịu thương


chịu khó và rất mực yêu thương các con. Mẹ Âu Cơ dừng chân nơi mảnh đất
trù phú Hiền Lương đã dạy muôn dân trồng lúa nước, nuôi tằm, dệt vải, đánh
bắt cá, hái lượm… Bởi vậy, hình tượng Mẫu Âu Cơ luôn gắn với nền văn
minh nông nghiệp, là người Mẹ xứ sở. Vì vậy, khi đến Đền Mẫu Âu Cơ ở xã
Hiền Lương, bức tượng Mẹ Âu Cơ luôn tỏa ra một nét đẹp thanh cao, đôn
hậu, giản dị mà gần gũi.
Biết bao đời nay, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng nhân dân
xã Hiền Lương, huyện Hạ Hịa ln gìn giữ tín ngưỡng thờ Mẫu Mẹ, lập đền
thờ và hương hỏa cho đến hôm nay. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, ở
Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng ấy bắt nguồn từ chính tín
ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ ở đền Mẫu tọa lạc tại xã Hiền Lương ngày nay.


CHƯƠNG 2
CÁC GIAI ĐOẠN VÀ VAI TRÒ CỦA TIN NGƯỠNG THỜ MẪU


2.1 Các giai đoạn hình thành, phát trển và mai một của tín ngưỡng
2.1.1Các giai đoạn hình thành và phát triển
Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ đã hình thành và phát
triển mạnh từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê.
Các triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân duy trì
tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ và liên tục sắc phong cho Đền
thờ Mẫu Âu Cơ, miễn thuế và các ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để
người dân canh tác thu hoa lợi và con sóc đền thờ. Tuy trải qua một thời kỳ
gián đoạn vì chiến tranh, nhưng từ khi được phục hồi đến nay, việc thực hành
tín ngưỡng được tổ chức quy mơ hơn và dần trở thành lễ hội lớn của nhân dân
địa phương. Có được sức sống đó là do trong tâm thức nhân dân Hiền Lương
việc thực hành đầy đủ tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ luôn là một nhu cầu tự
thân, xuất phát từ sự trao truyền giữa các thế hệ và giá trị tốt đẹp của tín
ngưỡng trong đời sống cộng đồng. Thực tế, tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ đã
được lưu truyền qua nhiều thế hệ nhân dân Hiền Lương. Các tri thức và kỹ
năng liên quan đến thờ cúng Mẫu Âu Cơ được lưu hành, trao truyền, hướng
dẫn thực hành bằng hình thức truyền khẩu và cầm tay chỉ việc, thế hệ trước
cho truyền cho thế hệ sau trong gia đình và trong làng xóm. Hàng năm xã
Hiền Lương tổ chức tập luyện các nghi thức tế lễ cho đội tế nữ và những
người có liên quan trong vòng trên dưới một tháng. Cách đọc văn tế được chủ
tế của những năm trước dạy cho chủ tế năm sau. Thế hệ trẻ và những người
cao tuổi ngày càng quan tâm đến việc dạy và học những nghi thức tế lễ liên
quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền.


Có sức sống trường tồn, nhưng cũng cần phải khẳng định đề tín ngưỡng
thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ ở hiền lương, Hạ Hịa có được sự lan tỏa
mạnh mẽ trong cộng đồng là nhờ sự quan tâm đặc biệt của các ngành, các cấp
cùng các đoàn thể từ năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã quyết định

đầu tư 12 tỷ đồng cho dự án bảo tồn, tơn tạo khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ.
Năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định lập ban quản lý Khu
di tích Đền Mẫu Âu Cơ trực thuộc ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa là đơn vị
trực tiếp quản lý và tổ chức các hoạt động tại di tích, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đưa toàn bộ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị khu di
tích trong đó có việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu
Cơ đi vào nề nếp, chất lượng và hiệu quả. Cùng với sự quan tâm của UBND
tỉnh và UBND huyện Hạ Hòa, ban quản lý khu di tích cùng chính quyền địa
phương đã tích cực huy động các nguồn lực khác,với sự đóng góp của nhiều
tổ chức, cá nhân, để tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích và tăng cường cơ sở vật
chất cho việc thực hành tín ngưỡng. Mặt khác cơng tác tun truyền quảng bá
giá trị của khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ và tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền
Mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương, Hạ Hòa đã được triển khai khá tích cực và hiệu
quả trong những năm qua cùng với việc biên soạn xuất bản tập sách khu di
tích lịch sử Đền tổ mẫu cơ ban quản lý khu di tích cịn thường xun phối hợp
với các tạp chí đài phát thanh truyền hình nhằm quảng bá hình ảnh nét đẹp
văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ vào giáo dục học đường, lịch sử
văn hóa địa phương, giới thiệu đến không chỉ du khách thập phương, mà còn
cả bạn bè quốc tế biết đến.
Sự ra đời và tồn tại lâu đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ Đền Mẫu Âu
Cơ ở Hiền Lương, Hạ Hòa được xem như một trong những đỉnh cao của ý
thức tự tôn về cội nguồn dân tộc và đạo lý uống nước nhớ nguồn của các thế
hệ người Việt Nam, mà cộng đồng nhân dân Hiền Lương cùng với nhân dân
các vùng miền trên cả nước đã sáng tạo, giữ gìn, vun đắp trong trường kỳ lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Việc tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ được


bộ văn hóa thể thao và du lịch quyết định đưa vào danh di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia đã chứng tỏ những giá trị tinh thần được truyền đời qua các sinh
hoạt tín ngưỡng Chắc chắn mà cịn tỏa ra trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ

tổ quốc Việt Nam hôm nay và mai sau và tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền
Mẫu Âu Cơ ở hiền lương Hạ Hòa là một bổ xung quanh trọng vào hệ thống
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên vùng đất tổ góp phần làm phong phú
và sâu sắc thêm những hình thức tưởng nhớ tri ân cơng đức tổ tiên của nhân
dân ta.
2.1.2Sự mai một
Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương Hạ Hòa Phú Thọ và một
tín ngưỡng vơ cung thiêng liêng và cao q. Tuy nhiên hiện nay với sự phát
triển của khoa học cơng nghệ cơn người như đang đắm chìm vào cuuocj sống
hiện đại, mà dần lãng quên đi các lễ hội các di sản văn hóa truyền thống của
dân tộc.
Việc thực hành tín ngưỡng thờ mẫu âu cơ đang dần bị biến đổi và mai
một khơng cịn giữ ngun được nguồn gốc ban đầ. Do yếu tố môi trường và
yếu tố con người tác động vào.
Những người tham gia trực tiếp vào việc thực hành tín ngưỡng thờ mẫu
âu cơ ngày càng ít khơng cịn được như trước. trong q trình thực hành tín
ngưỡng thờ mẫu âu cơ, các nghi lễ đã dần bị thay đổi và lược bớt, dần dần bị
biến đổi và mất đi do ảnh hưởng của xã hội cơng nghiệp hóa hiện đại hóa chi
phối con người
2.2 Vai trị của tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện từ rất sớm, nó đã tồn tại cùng chiều dài
lịch sử của dân tộc. Vì vậy, nó có vai trò, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời
sống xã hội:
2.1.1. Trong đời sống văn hóa, chính trị – xã hội


Việt Nam hiện nay cịn tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo.
Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút rất nhiều người, các sinh hoạt tín
ngưỡng thời gian trước đây diễn ra bán cơng khai, nay với chính sách tự do
tín ngưỡng và tơn giáo của Nhà nước ta thì nó trở nên cơng khai hơn, tự do

hơn. Chính vì thế, vai trị và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với chính
trị – xã hội ngày càng lớn.
Thực tế cho thấy, nếu một số người trong chúng ta từ một cách nhìn nào
đó coi sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu như một thứ trở lực xã hội gây hao tổn
thì giờ, tiền bạc…mà đi đến bài trừ hoặc cấm đốn một cách thái q loại
hình tín ngưỡng dân gian này, có thể dẫn tới việc vi phạm quyền tự do tín
ngưỡng của nhân dân. Ngược lại, nếu chúng ta để hiện tượng lợi dụng chính
sách tự do tín ngưỡng và tơn giáo của Nhà nước ta để chống lại Nhà nước,
phá hoại sự nghiệp đoàn kết tồn dân, hoạt động mê tín dị đoan thì điều này
cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới đời sống văn hóa – xã hội, dẫn tới những hậu
quả khôn lường.
Việc thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ cũng có những vai trị tích cực đối với
cộng đồng, cho dù nhiều Mẫu chỉ là một nhân vật huyền thoại nhưng vẫn
mang tính chất hiện thực. Thờ Mẫu đã phản ánh được trong lịch sử văn hóa
của tổ tiên ta là những cư dân nơng nghiệp trồng lúa nước và vai trị quan
trọng của người phụ nữ ln có vị trí quan trọng trong gia đình, xã hội và
trong đời sống cộng đồng. Có thể nói: “Người tiểu nơng Bắc Bộ đã sử dụng
tơn giáo tín ngưỡng truyền thống như chỗ dựa tinh thần khơng thể thiếu qua
nhiều thế kỷ ”.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trị quan trọng trong việc dung nạp các tín
ngưỡng, tơn giáo khác ở Việt Nam. Góp phần trong truyền thống hịa đồng
các tơn giáo, tín ngưỡng: Thánh, Thần, Phật,…đều phù hộ độ trì cho con
người. Tín ngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một tín ngưỡng bản địa, cịn có sự
ảnh hưởng ngược lại đối với tơn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công giáo,…


Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn có vai trị là liên kết tinh thần giữa những
người có cùng một niềm tin vào các “Mẫu”, người ta có thể liên kết với nhau
đôi lúc rất chặt chẽ trên nhiều phương diện ngay cả khi họ khơng cùng ý thức
chính trị. Bởi vì, bản thân tín ngưỡng này đã có sức mạnh cố kết tinh thần

mạnh mẽ. Sự cố kế ấy được nâng lên nhờ sự “linh thiêng” của các “Mẫu” và
các thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nếu tổ chức tốt các sinh hoạt tín ngưỡng
thờ Mẫu ở các vùng, các địa phương sẽ làm tăng cường tình đồn kết, cảm
thơng lẫn nhau một cách sâu sắc hơn giữa các thành phần và các tầng lớp
khác nhau trong xã hội.
Những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng được xem là có vai
trị, vị trí vơ cùng quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng, nếu gạt bỏ những
tiêu cực thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần đáng kể cho bản sắc văn hóa
Việt Nam: Từ truyền thuyết, văn chầu, trang phục trong điện thần đều là nét
độc đáo về văn hóa, nghệ thuật. Ngồi ra, bên cạnh hát chầu văn theo nhạc
điệu cịn có múa đồng. Đó là những di sản văn hóa dân tộc rất quý giá cần
được đánh giá đúng mực, cần bảo tồn và phát triển.
2.1.2. Trong đời sống tinh thần và đạo đức truyền thống
Khi xã hội phát triển tồn diện thì cuộc sống của nhân dân lao động cũng
không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Trong đó, tín ngưỡng
cũng trở nên không thể thiếu được đối với một bộ phận cư dân có nhu cầu
trong đời sống tâm linh của họ. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là một nhu cầu
thuộc đời sống tinh thần của một số người.
Từ việc nghiên cứu khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của
tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ đã cho thấy vai trò của phần “lễ” và
phần “hội” trong xã hội ngày nay là là rất to lớn. Ngồi việc chấn hưng nền
văn hóa dân tộc, nó cịn lưu truyền những tinh hoa văn hóa giàu bản sắc địa
phương, có tính chất vùng miền…vốn có từ xa xưa do cha ơng để lại cho con
cháu sau này. Nó giúp cho thế hệ con cháu đời sau nhớ về cội nguồn lịch sử
dân tộc, ca ngợi Mẹ khởi thủy, Mẹ dạy nghề. Bởi vì các Mẹ là anh hùng văn


hóa, anh hùng dân tộc. Ý thức về cộng đồng cũng được củng cố thêm trong lễ
hội của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cái đẹp của lễ hội là đề cao và khuyến khích

chính những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng được thể hiện qua các nhân vật
được cử lễ. Các hình tượng nhân vật trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất là
tinh hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng tích tụ lại trong đấy mà thơi.
Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa
tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng này.
Ngồi ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu cịn mang tính thiêng liêng, phản
ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên kết mọi
người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự
cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một lễ
hội thống nhất. Nó cịn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong
các mối quan hệ xã hội.
Biểu tượng của các Mẫu được thờ ở đồng bằng Bắc bộ bao giờ cũng
mang một ý chí kiên cường, sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc ngoại
xâm, thiên tai nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là nét đẹp truyền
thống của người Việt Nam. Vai trị và ảnh hưởng của tín ngưỡng và lễ hội
trong tín ngưỡng thờ Mẫu cịn được thể hiện qua cách ứng xử, tấm lòng, tâm
hồn thật đẹp của các nhân vật được tôn thờ, nhất là những cái đẹp của người
phụ nữ Việt Nam là một biểu tượng cần được đề cao và luôn ghi nhớ.
Thực tế, khi một ai đó bước chân vào những nơi thờ tự họ đều nghĩ rằng
đây là chốn linh thiêng. Cho nên, tín ngưỡng có thể khơi dậy tính lương thiện
và bản chất chân thành của con người vì họ muốn thể hiện sự tốt đẹp của
mình trước những vị thần linh.
Khi con người tin vào một tín ngưỡng hay một tơn giáo nào đó thì người
ta tin rằng với khơng gian và thời gian linh thiêng đó, mọi lời cầu xin sẽ được
thiêng hóa vì đã có các thánh chứng giám. Họ tin vào điều đó, có thể đời họ


chưa thực hiện được, nhưng đời con cháu họ sẽ đạt được. Trong chiều sâu tâm
thức của con người, niềm tin đã đánh thức và thúc giục họ đến một nhu cầu

hiện thực hóa những đối tượng họ tin dưới dạng lý tưởng nhất. Mặt khác,
người Việt luôn tâm niệm rằng con cái được hưởng phúc từ người mẹ nên có
câu “phúc đức tại mẫu”. Vì vậy tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp một phần vào
việc giáo dục và hướng con người đến với Chân – Thiện – Mỹ.
Hình ảnh người Mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là người Mẹ có cơng
sinh thành và ni dưỡng đàn con:
Một lịng thờ mẹ kính cha,
cho trịn chữ hiếu mới là đạo con
Và tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ là một loại hình tín ngưỡng
dân gian gắn liền với tập tục, truyền thống văn hóa đạo đức của người Việt
Nam.
2.1.3. Trong quá trình hội nhập kinh tế và văn hóa
Chúng ta đã biết, giữa văn hóa với kinh tế- xã hội có một mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Vì vậy, Đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế -xã hội”.
Với những định hướng trên, chúng ta đã đặt Việt Nam trong bối cảnh:
“Thế giới đã bước vào nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, cịn văn hóa
khơng chỉ gắn với phát triển mà cịn có khả năng điều tiết sự phát triển đúng
hướng”.
Khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đây cũng là điều kiện
để cho sự tích hợp và phát huy mọi tiềm năng văn hóa tinh thần vốn có của
dân tộc, là tiền đề cho sự mở rộng mọi mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu, hội
nhập văn hóa giữa các vùng, miền trong và ngồi nước. Con người có cơ hội
bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của mình, vừa được giao lưu tình cảm với
cộng đồng… Nhưng xuất hiện cùng lúc này là hàng loạt vấn đề đặt ra do cơ
chế thị trường đem lại.


Xu hướng “thương mại hóa” lại ảnh hưởng đến lễ hội dân gian của loại

hình thờ Mẫu. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường còn bộc lộ đến một số người
dân sở tại nơi có đền, phủ, miếu thờ Mẫu. Họ đến với Mẫu khơng cịn xuất
phát từ nhu cầu tâm linh mà bởi nhu cầu kinh tế.
Thực tế, trong thời đại ngày nay khi mà xu hướng quốc tế hóa, tồn cầu
hóa đang phát triển ở nước ta, hiện đang có nguy cơ lãng qn hoặc khơng
quan tâm đến những giá trị của tín ngưỡng truyền thống, những sự kiện lịch
sử của dân tộc mà ông, cha đã để lại. Đây là lúc cần phát huy vai trò, ảnh
hưởng của tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng
vào phần “lễ” và “hội” để mọi người cùng tham gia những lễ hội đó. Hạn chế
những tác động và du nhập của văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng ngoại lai có hại
cho sự phát triển văn hóa của dân tộc ta. Từ đó, giáo dục lịng yêu nước,
truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế
hệ con cháu và mọi người dân.
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được thực hiện,
nền kinh tế nước ta đã phần nào khởi sắc. Nhưng một hiện tượng khá nổi bật
mà rất nhiều người quan tâm, ngay cả những quốc gia được coi là phát triển
cũng khơng tránh khỏi đó là sự chênh lệch khá lớn giữa những người được coi
là giàu có và những người cịn q nghèo. Sự bất bình đẳng đó thường ngày là
khoảng cách giữa mọi người có thể tách biệt về thân phận, địa vị xã hội, các
thành phần kinh tế… Nhưng với những người tin và đi theo tín ngưỡng thì khi
vào đền, phủ, miếu, chùa đứng trước ban thờ, điện thờ, trước những làn khói
hương thì mọi người đều bình đẳng, dân chủ, khơng có sự phân biệt.


CHƯƠNG 3:
CÁC CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA TÍN
NGƯỠNG

3.1 Giải pháp đối với cá nhân và cộng đồng
Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng cịn

nhiều bất cập. Nguy cơ mất dần, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa,
và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn đang ở mức báo động .Việc phát
huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại
hóa trong lễ hội vẫn chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả , sự hạn hẹp
về kinh phí để bổ xung cho bảo tàng, nạn trộm cắp , buôn bán cổ vật vẫn diễn
ra phức tạp, tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam, thắng cảnh, hiện tượng xây
dựng trái phép, tu bổ di tích sai ngun tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp
thơi…
Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động thì khơng gian dành cho
các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng bị thu hẹp hoặc bị thay đổi. giới
trẻ hiện nay hầu hết không hiểu hết được giá trị của các di sản văn hóa , mà có
xu hướng ưa chuộng các hình thức nghệ thuật mơi, hiện đại , ít quan tâm tìm
hiểu cái hay cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy
được nhưng giá trị của di sản văn hóa đã có lúc trở thành nguy cơ tiềm ẩn
trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực tiễn đã chứng minh khơng ai có thể giữ gìn bản sắc văn hóa tốt
hơn, hiệu quả hơn chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa ấy. Di sản
văn hóa khơng thể đứng ngồi sinh hoạt của cộng đồng cư dân, hoặc đứng
ngồi khơng gian văn hóa của nó. Để có thể duy trì sức sống cho di sản văn
hóa vốn đã được nhân loại tơn vình , thì trước hết các di sản văn hóa ấy phải
được bảo tồn như vốn có của nó, phải được “ sống” được tôn vinh được người
dân thừa nhận trong chính đời sống của cộng đồng. Cho nên cần ứng sử với di


sản văn hóa bằng lịng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp,
bằng cái cảm sự tinh túy của di sản văn hóa.
Muốn có được điều ấy chúng ta cần tăng cường thẩm mỹ, giáo dục sự
hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và các di sản văn hóa dân tộc nói
riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong
mỗi người. Phương thức giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là gắn lý

thuyết với thực hành , gắn nhà trường với địa phương, nội dung các môn học
đều đề cập đến nội dung giáo dục truyền thống, tổ chức đời sống văn hóa tinh
thần trong cộng đồng nhân dân , chăm sóc di sản gắn với tìm hiểu di sản.
Nâng cao nhận thức về di sản văn hóa cho mỗi cá nhân và cộng đồng ,
các hình thức giáo dục di sản văn hóa phù hợp cho mọi lứa tuổi , làm tăng
them vốn hiểu biết về di sản văn hóa , xã hội , bồi đắp them lòng yêu nước
yêu quê hương truyền thống dân tộc.
Tuyên truyền, thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc phá hoại hay làm
ảnh hưởng xấu đến các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa tín ngưỡng
thờ Tổ Mẫu Âu Cơ nói riêng , thực hiện nghiêm việc sử phạt đối với các hành
vi làm ảnh hưởng đến di sản , tuyên dương các cá nhân đồn thể có đóng góp
tích cực trong việc bảo vệ và phát huy những nét đẹp của di sản . Mọi cá nhân
tổ chức đều có nghĩa vụ phải bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc , báo cho các
cơ quan chức năng về mọi hành vi xâm hại di sản làm di sản bị mai một , mất
đi …
Nhắc nhở mọi người luôn ln ghi nhớ và phát huy truyền thống văn hóa
dân tộc , áp dụng nhiều phương tiện khác nhau để truyền bá và lưu giữ di sản ,
thực hiện các quy định của pháp luật về việc bảo vệ và phát huy các giá trị tốt
đẹp của di sản văn hóa , nâng cao nhận thức bản thân và tích cực tuyên truyền
bảo vệ trống phá hoại di sản …


3.2 Giải pháp đối với các nhà quản lý
Trong một nền văn hóa , nếu di sản bị xóa bỏ thì nền văn hóa ấy sẽ mất
bản sắc, tự đánh mất mình. Bản sắc văn hóa được khẳng định, góp phần tạo
nền tảng tinh thần xã hội phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc.
Trong quá trình đổi mới, chúng ta luôn quan tâm đến bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, quá trình bảo tồn, phát huy các di
sản văn hóa cịn bộc lộ những hạn chế. Việc thể chế hóa các văn bản quản lý,
cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa còn

nhiều bất cập; giải quyết giữa bảo tồn với khai thác, phát huy di sản văn hóa
cịn hạn chế, nặng về bảo tồn, phục cổ, coi nhẹ việc phát huy giá trị của di sản
văn hóa. Tình trạng di tích bị vi phạm, cổ vật bị mất cắp vẫn diễn ra. Một số
dự án kinh tế cịn có hiện tượng xâm lấn di tích lịch sử, văn hóa. Hoạt động
bảo tồn, nhất là bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, việc tơn tạo, trùng tu
các di tích lịch sử, văn hóa ở một số nơi thực hiện chưa kịp thời, thiếu nghiêm
túc. Công tác quản lý di sản chưa thống nhất. Đội ngũ cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ, nhà nghiên cứu khoa học ở một số cơ quan quản lý di sản còn
thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Nhận thức, sự tham gia của cộng đồng
vào quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản chưa thực sự đồng đều, vững
chắc. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị
di sản văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cịn thiếu thốn.
Để góp phần nâng cao công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân
tộc, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thường xuyên quán triệt, thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng về
bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc.
Tăng cường hợp tác giữa các cấp, các ngành ở trung ương, địa phương,
trước hết là giữa ngành du lịch với Cục bảo tồn di sản văn hóa để tạo ra sự
phát triển du lịch thực sự bền vững. Lồng ghép tốt giữa chương trình mục tiêu
quốc gia về chống xuống cấp, tôn tạo di tích, bảo tồn di sản văn hóa phi vật


thể với chương trình quốc gia về du lịch, mơi trường, giáo dục, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực có di sản thế giới.
Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, song song với quá trình đào tạo
các cán bộ chun mơn, cần có kế hoạch tập huấn về chuyên môn, thái độ ứng
xử đối với di sản, với khách tham quan cho cán bộ, nhân dân các địa phương
có di sản thế giới, các đối tượng tham gia khai thác du lịch tại các di sản thế
giới, không chỉ cán bộ du lịch mà cả đối với những người bán hàng, dân địa
phương, hướng dẫn du lịch tự do..., để thực sự tạo ra những hoạt động du lịch

bền vững tại các khu di sản thế giới. Tập trung đầu tư có trọng điểm cho việc
bảo quản, tu bổ, phục hồi những điểm di tích vật thể, nghiên cứu, lập hồ sơ, tư
liệu, phục hồi các di sản văn hóa phi vật thể quan trọng tại các khu di sản thế
giới. Đầu tư chiều sâu cho việc duy trì một số ngành nghề thủ cơng, lễ hội,
nghệ thuật trình diễn tiêu biểu độc đáo tại các khu di sản. Phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các cơ quan địa phương, đảm bảo cho môi trường di sản thế
giới (môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội), tạo sự ổn định, bền vững
cho di sản văn hóa.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy
các di sản văn hóa.
Tăng cường cơng tác giáo dục, tun truyền nâng cao nhận thức của
chính quyền, đồn thể các cấp, tồn thể nhân dân về vai trị của di sản văn
hóa. Chú trọng cơng tác quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản văn
hóa, đặc biệt trong việc thống kê, lập hồ sơ các di sản văn hóa; khuyến khích
tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy, giới
thiệu di sản văn hóa phi vật thể; áp dụng các biện pháp cần thiết của chính
quyền các cấp để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn
nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền. Có chính sách tạo điều kiện
bảo vệ, phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Khuyến khích sưu tầm,
biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại, lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ


thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian... Khuyến khích
việc duy trì những phong tục tập qn lành mạnh của các dân tộc; phục hồi,
phát triển các nghề thủ cơng truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu, ứng
dụng các tri thức về y, dược học cổ truyền; khôi phục, nâng cao các lễ hội
truyền thống, bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; chống
các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức các hoạt động lễ hội;
duy trì, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc,

các tri thức dân gian khác.
Xã hội hóa việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, tranh thủ sự
giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực, trên thế giới.
Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cần phải gắn liền với nghiên
cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp; nâng cao trình độ đội
ngũ quản lý, chuyên môn ở các cấp. Các cơ quan chức năng văn hóa phải giữ
vai trị quản lý, hướng dẫn theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà
nước. Các tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật,
nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Triển khai, thực hiện
hiệu quả xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa để mọi tầng lớp nhân dân hiểu về
quyền, nghĩa vụ của mình. Thường xuyên hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám
sát việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn vi
phạm; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy cơng tác xã hội hóa
hoạt động bảo tồn di sản; khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp
đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng nhà nước,
tổ chức các hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể. Để thực hiện
những điều nêu trên, địi hỏi phải có sự ưu đãi đầu tư, hỗ trợ, giảm hoặc miễn
thuế cho các hoạt động được thực hiện từ các nguồn kinh phí ngồi ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế. Xây dựng, ban hành chính sách
quản lý, sử dụng các nguồn tài chính xã hội hóa: tiền công đức, tiền bán vé,
tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ..., có chính sách hỗ trợ, tơn vinh những


×