Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận thạc sĩ quản lí giáo dục môn lí luận giáo dục giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.51 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUẾ

BÀI TIỂU LUẬN MƠN LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NGHỀ NGHIỆP
VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

HUẾ - 2021


PHẦN I: MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Định hướng giá trị là cấu tạo tâm lý đặc trưng của nhân cách, là cơ sở của hành
vi, thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích trong cuộc sống. Định hướng giá
trị có vai trị hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, góp phần
xây dựng lý tưởng, niềm tin cách mạng, hình thành đạo đức lối sống, thúc đẩy động cơ
lập thân, lập nghiệp, hình thành ý thức và trách nhiệm cơng dân... Do đó, định hướng giá
trị là vấn đề luôn được nhiều tổ chức và các ngành khoa học khác nhau quan tâm nghiên
cứu.
Thanh niên là nhóm xã hội đặc thù, là nguồn lực to lớn của xã hội, sẽ góp phần
quyết định sự tiến bộ của xã hội hiện nay. Thanh niên đang ở độ tuổi phát triển và hoàn
thiện mạnh mẽ về nhân cách và lối sống. Nét nổi bật trong đời sống tâm lý của thanh niên
là những ước mơ, hoài bão và những dự định trong tương lai về công việc và những
thành công trong cuộc sống. Đặc trưng trong hoạt động của thanh niên là sự năng động,
sáng tạo, tìm tịi khám phá và đặc biệt nhạy cảm với những yếu tố mới nảy sinh trong xã
hội. Những giá trị mới nảy sinh trong xã hội kể cả tích cực và tiêu cựu đều có tác động


ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của thanh niên. Đất nước ta đang trong tiến trình đổi
mới mạnh mẽ và đẩy mạnh hội nhậpkinh tế quốc tế với nền kinh tế thị trường đang từng
bước được xác lập. Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhân dân ta đã thu được
những thành tựu vô cùng to lớn và toàn diện. Những thành tựu ấy đã và đang tác động
mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hố,
đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.
Trước những thay đổi mạnh mẽ về cuộc sống, các giá trị đạo đức của con người
cũng bị ảnh hưởng theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Điều này tác động trực
tiếp tới quá trình định hướng và hoàn thiện nhân cách của mỗi người trong lựa chọn nghề
nghiệp trong tương lai. Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc cũng như việc xây dựng
hệ giá trị trong lối sống mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.
Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa
cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng với lối sống ích
kỷ, thực dụng đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong
quá trình hội nhập, những yếu tố tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của
nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên. Sinh ra và lớn lên trong môi trường thông
tin đa chiều và xu thế hội nhập quốc tế, thanh niên Việt Nam hiện nay là lớp người chịu
nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực từ những biến đổi của đất nước và thế giới.
Thanh niên đang ở độ tuổi phát triển và hoàn thiện mạnh mẽ về nhân cách và lối sống bên
cạnh đó kéo theo sự lựa chọn về nghề nghiệp. Nét nổi bật trong đời sống tâm lý của thanh
niên là những ước mơ, hoài bão và những dự định trong tương lai về công việc và những


thành công trong cuộc sống. Một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, có
biểu hiện xa rời các giá trị truyền thống, dễ bị dao động về mặt định hướng giá trị và lối
sống. Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng và
hoàn thiện giá trị, nhân cách của con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hố
dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng

các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, thanh niên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng
lực trí tuệ, đạo đức cao đẹp và bản lĩnh văn hố con người Việt Nam” Việc phát huy tính
tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong đời sống của thanh niên có tác dụng
vơ cùng to lớn trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực quý giá này. Để tạo ra
bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng và định hướng đúng đắn hệ giá trị cho
thanh niên, chúng ta cần có các cuộc nghiên cứu Khoa học để phân tích một cách khách
quan sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên trong điều kiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, từ đó xác định những vấn đề chủ yếu
nhất cần giải quyết.
Đó chính là lý do tơi chọn vấn đề: “Nhận định đánh giá thực trạng định hướng giá
trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề nghề nghiệp và những ý kiến đề xuất” làm
đề tài của mình.
PHẦN II: NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ THANH NIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY

1. Khái niệm định hướng giá trị

Định hướng giá trị là một trong những khái niệm của Tâm lí học, là yếu tố quan trọng
nhất của cấu trúc bên trong của nhân cách, được củng cố bởi kinh nghiệm sống cá nhân
và tập hợp những trải nghiệm của cá nhân, giúp họ phân biệt cái có ý nghĩa, cái bản chất
với cái vô nghĩa, cái không bản chất.
Theo I. T. Levukin: “ĐHGT là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để
xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” Tác giả
Phạm Minh Hạc cho rằng: “ĐHGT là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu
hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm nét
tính xã hội - lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù
của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tơn giáo, địa phương khác nhau”.

Nhấn mạnh vai trò của ĐHGT trong việc điều chỉnh hành vi, tác giả Trần Trọng Thuỷ cho
rằng: “ĐHGT là các giá trị đã được con người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như
là những tiêu chuẩn của hành vi”. Tác giả Lê Đức Phúc quan niệm: “ĐHGT là thái độ lựa
chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm
tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người. Đó cũng là năng lực của ý thức,
nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau”.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về ĐHGT, song các tác giả đều có sự
thống nhất ở các điểm cơ bản sau đây:


ĐHGT là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố
bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài, giúp cá
nhân có thể tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái
không bản chất. Bởi vì ĐHGT được hình thành thơng qua q trình cá nhân gia nhập các
quan hệ xã hội, hoạt động sống cơ bản và là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá
trị có nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm.
Q trình ĐHGT bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí và
cảm xúc (thử nghiệm), cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát triển nhân
cách.
ĐHGT là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống cá nhân; tập hợp các giá trị
đang tồn tại tạo nên nét đặc biệt của ý thức, bảo đảm tính kiên định của nhân cách. Sự kế
thừa hành vi và hoạt động theo phương thức xác định chúng biểu thị ở nhu cầu và hứng
thú, là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh và quyết định hệ động cơ của nhân cách.
Như vậy, theo chúng tôi: ĐHGT là thái độ lựa chọn của cá nhân hay của nhóm xã hội
vào hệ thống giá trị này hay giá trị khác trên cơ sở hệ thống giá trị đó được nhận thức,
hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết định hành vi lựa chọn của họ.
- Có nhiều cách để phân loại ĐHGT, cụ thể:
Căn cứ vào đối tượng định hướng, có thể phân chia thành: ĐHGT vật chất và ĐHGT
tinh thần.
Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con người đang theo

đuổi, có thể phân chia thành: ĐHGT tích cực và ĐHGT tiêu cực.
Căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay ý nghĩa cá nhân của giá trị, có thể phân chia thành:
ĐHGT xã hội và ĐHGT cá nhân.
2. Vai trò của định hướng giá trị với sự phát triển nhân cách
Đối với việc hình thành nhân cách con người mới, ĐHGT có vai trị như sau:
ĐHGT là cơ sở hình thành lí tưởng, niềm tin cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, sự
biến đổi nền kinh tế thị trường và những biến động kinh tế chính trị phức tạp nên con
người nói chung, TN-SV nói riêng cần phải có những nhận thức và chính kiến về những
vấn đề như tình hình đất nước, xác lập lí tưởng, niềm tin của cuộc sống. Do đó, việc chỉ
ra ĐHGT của TN-SV là một việc làm rất cần thiết.
ĐHGT là chỉ tiêu của đạo đức, lối sống, quyết định những phẩm chất cá nhân như:
tính mục đích, tính tư tưởng, sự nỗ lực ý chí, tính tích cực của nhân sinh quan.
ĐHGT đối với thái độ lao động lập thân, lập nghiệp là một trong những yếu tố quan
trọng nhất, tạo thành lí tưởng, niềm tin của TN-SV hiện nay.
ĐHGT là cơ sở hình thành ý thức trách nhiệm và nhân cách công dân. ĐHGT có vai
trị định hướng nhân cách theo xu thế phát triển của xã hội mới, góp phần hình thành ý
thức công dân và nhân cách con người mới trên cơ sở các chuẩn mực của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Đặc trưng định hướng giá trị thanh niên Việt Nam hiện nay
* Về vấn đề định hướng giá trị chung:


Trong 20 giá trị có tính chất nhân loại phổ biến, đa số người Việt Nam đã lựa chọn 11
giá trị và được xếp theo thứ hạng sau: 1. Hòa bình; 2. Tự do; 3. Sức khỏe; 4. Việc làm; 5.
Công lý; 6. Học vấn; 7. Gia đinh; 8. An ninh; 9. Niềm tin; 10. Nghề nghiệp; 11. Sống có
mục đích.
Sự lựa chọn trên cho thấy con người Việt Nam hiện nay trong lựa chọn giá trị chung
đã kế thừa các các giá trị truyền thống, cơ bản ít thay đổi. Điều đó thể hiện nguyện vọng
con người Việt Nam mong muốn sống trong hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế, cải
thiện đời sống. Lựa chọn này có nhiều điểm tương đồng với các các dân tộc khác trên thế

giới. Ngồi ra so với các nước khác thì có các giá trị sáng tạo, làm giàu con người Việt
Nam ít quan tâm.
* Định hướng lựa chọn giá trị nhân cách con người Việt Nam hiện nay:
Trong thời kì đổi mới, mở cửa có 6 giá trị được lựa chọn nhiều nhất trong 25 giá trị
đưa ra. Thứ hạng được sắp xếp như sau: 1. Có trình độ học vấn; 2. Sống có tình Nghĩa; 3.
Có khả năng tổ chức quản lý công việc; 4. Làm việc tân tâm, có trách nhiệm, kỉ luật; 5.
Sáng tạo trong học tập, lao động, công tác; 6. Biết nhiều nghề, thạo một nghề.
Như vậy, sự lựa chọn giá trị nhân cách con người Việt Nam mang tính tồn diện, cả
về phẩm chất và năng lực.Giá trị năng lực được quan tâm nhiều hơn để phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại. Những lựa chọn trên phản ánh được đặc trưng của thời đại,
phản ánh những giá trị thuộc về thuyền thống của dân tộc Việt Nam.Việc lựa chọn các giá
trị nhân cách con người Việt Nam trên đây cho thấy, đã có sự biến động trong định hướng
giá trị nhân cách con người Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Biểu hiện cụ thể đó là:
- Từ con người chịu đựng gian khổ, ít địi hỏi đến đòi hỏi mức tiêu dùng ngày càng
cao.
- Từ ít biết đến tính toán hiệu quả kinh tế đến đến tính tốn hiệu quả kinh tế.
- Từ kém năng động tháo vát trong sản xuất ứng xử đến chấp nhận ganh đua cạnh
tranh, giám phiêu liêu mạo hiểm.
- Từ hướng vào giá trị tập thể, xã hội là chính đến hướng vào lợi ích cá nhân là chính.
- Từ thích bình qn cào bằng đến chấp nhận sự phân hóa giào nghèo.
- Từ sống nặng về tình nghĩa đến quan hệ người-người phụ thuộc vào quan hệ kinh tế,
tài chính.
*Sự định hướng về giá trị nghề nghiệp của con người Việt Nam:
Đại đa số lựa chọn 9 trong số 25 giá trị được đưa ra và được xếp theo thứ hạng: 1.
Nghề có thu nhập cao; 2.nghề phù hợp với sức khỏe và trình độ cá nhân; 3.phù hợp với
hứng thú, sở thích cá nhân; 4.Nghề có điều kiện chăm sóc gia đình; 5. nghề có điều kiện
phát triển năng lực; 6.nghề được xã hội coi trọng; 7. nghề được đảm bảo yên tâm suốt
đời; 8. nghề có thể giúp ích cho mọi người; 9. nghề có điều kiện để tiếp tục học lên.
Trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể, hiện nay

hai đặc trưng giá trị cơ bản của nghề đó là: nghề có thu nhập cao và phù hợp với lợi ích
cá nhân nó phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay.Sự thay đổi còn được thể hiện ở chổ,
trước đây đại đa số chọn nghề nhàn hạ, được xã hội coi trọng thì nay xu hướng chuyển
sang chọn nghề có thu nhập cao, có cơ hội phát triển năng lực cá nhân…


4. Những biểu hiện cụ thể về sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp của
thanh niên Việt Nam hiện nay
- Trong một thời gian dài của lịch sử, người Việt Nam vốn có truyền thống” coi trọng
tình cảm, khinh tiền bạc”, “Trọng tình hơn lý”… trong quan hệ con người hiện nay thì
bên cạnh việc duy trì một số giá trị truyền thống đã xuất hiện xu hướng coi trọng đình
hướng khía cạnh vật chất trong định hướng giá trị của mình.
- Do sự tác động của nền kinh tế thị trường, trong định hướng giá trị hiện nay của
chúng ta đã có sự thay đổi quan niệm về đức, tài đối với nhân cách con người. Trước đây,
nhận xét, đánh giá con người vấn đề đạo đức, thành tích cống hiến được coi trọng hơn
năng lực của người đó. Hiện nay, vấn đề năng lực đã được chú ý coi trọng hơn khi đánh
giá, tuyển chọn, đề bạt cán bộ…
- Một nét mới nữa trong định hướng giá trị hiện nhay là sự thay đổi, suy nghĩ sở hữu,
quyền sở hữu cá nhân, về năng lực của các nhân. Quyền sở hữu cá nhân được thừa nhận.
Đặc biệt trong suy nghỉ của cộng đồng, của dư luận xã hội đã khiến năng lực của cá nhân
được thừa nhận. Điều này tạo điều kiện quan trọng để sử dụng và phát huy năng lực của
cá nhân trong tổ chức cũng như trong xã hội.
- Sự thay đổi tích cực trong quan niệm về vai trò của sản xuất kinh doanh và làm
giàu. Trước đây chúng ta lên án, khinh bỉ và không thừa nhận việc làm giàu và hoạt động
kinh doanh thì ngày nay, quan niệm này đã thay đổi, hoạt động kinh doanh, làm giàu
nhân chính đã được xã hội thừa nhận, ủng hộ, được xem như một giá trị phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức.
- Thay đổi sự nhận nhận về vấn đề giàu nghèo trong xã hội là một biểu hiện trong
định hướng giá trị của người Việt nam hiện nay. Đước đây, do ảnh hưởng của tư tưởng
cộng đồng, chủ nghĩa bình quân và chủ nghĩa tập thể, sự phân tầng xã hội chưa được thể

hiện rõ rệt, mọi người đều “sàn sàn”, “bình bình” như nhau. Khi chuyển sang nền kinh tế
thị trường, sự phân từng xã hội đã thể hiện rõ rệt. Qua nghiên cứu cho thấy, hơn 80% dân
chúng cho rằng hiện tượng giàu, nghèo hiện nay là chấp nhận được.
5. Nguyên nhân của sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên
Việt Nam hiện nay:
Việc thay đổi định hướng giá trị ở thanh niên Việt Nam hiện nay là kết quả tác động
của một loạt các yếu tố kinh tế xã hội. Có thể nêu lên bốn nguyên nhân chính sau:
+ Thứ nhất, đất nước đã chuyển từ thời kì chiến tranh giải phóng dân tộc sang thời kì
hịa bình và xây dựng đất nước.
+ Thứ hai, chúng ta đang chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp lấy các biện pháp hành
chính, kế hoạch tập trung làm nội dung chủ yếu sang cơ chế thị trường lấy việc hạch toán
kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm nội dùn quản lí, chấp nhận cạnh tranh
và thừa nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
+ Thứ ba, chúng ta phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
kinh tế tri thức.
+ Thứ tư, chúng ta chuyển đổi từ nền kinh tế tiểu nơng, khép kín sang nền kinh tế
hàng hóa trên cơ sở mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong cả
nước, hội nhập khu vực và quốc tế.


6. Một số biểu hiện tiêu cực về sự thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp ở thanh
niên Việt Nam hiện nay:
- Một là, sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày nay, ngày càng rõ rệt, đây là hiện
tượng có tính hai mặt, trong đó mặt trái của nó như cơng bằng xã hội, lành mạnh xã hội
đang được đặt ra. Có khơng ít hiện tượng làm giàu bất chính bằng con đường bn lậu
tham nhũng, ăn cắp, hối lộ, buôn gian bán lận, trốn thuế ... bất chấp cả nhân phẩm, đạo
đức, lương tâm, danh dự, coi thường pháp luật. Mặt trái này có ảnh hưởng xấu đến tình
cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ và nếp sống mới cửa con người hiện đại.
- Hai là, lối sống thực dụng đã len lỏi vào tận mọi ngõ ngách của cuộc sống từ thành
thị đến nông thôn, làm thay đổi nhiều giá trị của nền văn hóa truyền thống. Đồng tiền lên

ngôi, chi phối nhiều quan hệ giữa người với người. Lối sống tất cả vì tiền ảnh hưởng xấu
đến lý tưởng cao đẹp, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi. Thay cho lý tưởng sống vì Tổ quốc,
vì Chủ nghĩa xã hội ''mình vì mọi người'', phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội thì hiện nay
khơng ít thanh niên đang hướng vào lợi ích cá nhân thực dụng của nó là : Sự quan tâm
của con người từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu đùng ''tiêu dùng vì tiêu dùng''. Sự
tiêu dùng bị tách khỏi mối liên hệ hữu cơ của nó đối với sản xuất, với quá trình người tiêu
dùng thể hiện một cách sáng tạo những lực lượng bản chất của mình. Trong tâm lý tiêu
dùng này, đồ vật khơng cịn là điều kiện của cuộc sống mà biến thành vật chưng diện của
con người, là thước đo giá trị, là uy tín của một con người.
- Ba là, hiện nay khi xu hướng làm ăn kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất,
các tiện nghi sinh hoạt ngày càng nhiều, con người lo bận bịu vào công việc làm ăn... thì
nhu cầu tình cảm, đời sống đạo đức trong quan hệ gia đình, bạn bè càng lớn, và nó cũng
là một nhu cầu bức xúc, cấp bách trong xã hội ta hiện nay. Hình ảnh một xã hội giàu vật
chất mà thiếu tình cảm, đạo đức, khủng hoảng về tình cảm đạo đức như một số nước ở xã
hội phương Tây cho ta nhiều điều đáng suy nghĩ. Mặc dù xã hội ta là xã hội phương
Đông, một xã hội trọng tình cảm đạo lý, thậm chí coi tình cao hơn lý, một xã hội sống
theo tình nghĩa đã trở thành một nét đặc sắc của văn hóa dân tộc. Nhưng trước xu hướng
của kinh tế thị trường nói trên, sự ưu tiên và nổi trội giá trị kinh tế coi trong về vật chất
đang có xu hướng và nguy cơ lấn át các giá trị đạo đức làm suy thoái các giá trị đạo đức
truyền thống. Do đó, nhu cầu sống có đạo đức thực sự là nhu cầu cấp bách trên bình diện
xã hội nói chung.
- Bốn là, qua một số kết quả nghiên cứu cho thấy, một số giá trị tinh thần nhân loại
phổ biến, xưa nay được nhân loại ca ngợi nhiều, nhưng chỉ được người Việt Nam định
hướng ở mức trung bình, thậm chí ở mức thấp như:
Sáng tạo: Việc làm, nghề nghiệp cao hơn sáng tạo;
Tình yêu: Tình nghĩa cao hơn tình yêu.
Chân lý: Công lý cao hơn chân lý.
Các giá trị thấp nhất trong 20 giá trị được hầu hết các nhóm xã hội lựa chọn là cái
đẹp, địa vị xã hội và cuộc sống giàu sang. Đặc điểm này đặt ra những vấn đề đáng suy
nghĩ. Tại sao cái đẹp, địa vị xã hội, cuộc sống giàu sang đối với người Việt Nam hôm nay

lại là vấn đề xa lạ. Theo chúng tơi bởi vì trong xã hội mà cịn đang thiếu cơng ăn, thu
nhập thì trồi sụt thất thường thì cái nhu cầu cao nhất phải là việc làm, có việc làm mới có


thể có tất cả. Cho nên đối với người Việt Nam hơm nay, việc chọn cho mình một việc
làm, một nghề nghiệp vững vàng hơn là nghiên cứu, phát minh, sáng tạo. Cũng như vậy,
người ta đề cao tình nghĩa hơn là tình u, cơng lý hơn chấn lý. Như vậy, cái đẹp, địa vị
xã hội, cuộc sống giàu sang đối với người Việt Nam hôm nay được đặt ở vị trí cao, điều
này có cơ sở khách quan của nó. Để thực sự giàu sang và vươn tới cái đẹp, đối với người
Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, vấn đề là “sao cho chọn được một nghề mà cái nghề
đó phải mang lại sự giàu sang và có khả năng vươn tới sáng tạo và hưởng thụ cái đẹp. Vì
lẽ đó mà giá trị nghề nghiệp được người Việt Nam đặt lên hàng đầu. Mặc dầu vậy, giàu
và đẹp vẫn đang là xu thế có sức hấp dẫn mạnh. Khơng phải mỗi người, mỗi gia đình mà
cả mỗi quốc gia cũng đang tìm mọi cách, mọi con đường tiến tới cuộc sống ngày càng
giàu sang hơn (tăng thu nhập, tăng mức sống). Mỗi người, mỗi giới và xã hội đang hướng
về cái đẹp trong việc làm cụ thể. Cố mua được hàng tốt và đẹp, cố làm ra hàng rẻ và đẹp,
cố xây dựng, trang trí nhà cửa của mình đẹp hơn. Như vậy ''Giàu và đẹp hẳn phải là
những giá trị có xu thế và là động lực trong xã hội chúng ta, nhất là thế hệ trẻ''
+ Năm là, khi chúng ta bước vào kinh tế thị trường thì thang giá trị trong nghề
nghiệp cũng có sự biến đổi đáng kể. Nếu như những năm tháng trước đây, xã hội chúng
ta xếp : “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm”
Những năm gần đây, theo số liệu tuyển sinh thì người Việt Nam chúng ta lại ưa
chuộng những nghề nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau:1. Luật sư; 2. Kinh tế ; 3. Sinh ngữ; 4.
Bách khoa
Y dược, sư phạm lại được xếp vào những hạng thấp. Vì sao lại có sự biến đổi như
vậy? Theo chúng tơi nghề thầy thuốc, thầy giáo, là những nghề đáng được xã hội trân
trọng, Song nghề thầy thuốc, thời gian học thì lâu, ra trường bác sĩ lại khơng có chỗ làm,
thậm chí có nhiều bác sĩ phải vào bệnh viện làm khơng công hàng chục năm trời, đã thế
lương của thầy thuốc, thầy giáo lại thấp, làm tư thì bấp bênh, phải tuân theo quy luật cạnh
tranh… còn những nghề luật sư, kinh tế, ngoại ngữ, kỹ thuật bách khoa là những nghề

trong thời kinh tế thị trường dễ ''hái'' ra tiền, dễ “phất lên'' làm giàu nhanh chóng.
II. ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA THANH NIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY:
Giá trị việc làm và sự lập nghiệp được thanh niên lựa chọn và xếp ở thang bậc cao
nhất. Hiện nay, việc làm là mối quan tâm hàng đầu, giá trị quan trọng nhất của thanh
niên. Nguyện vọng đó của thanh niên là hết sức chính đáng và cần được tơn trọng.
Biểu hiện về định hướng giá trị của thanh niên trong lĩnh vực nghề nghiệp và việc
làm: 73,2% thanh niên cho rằng nghề nghiệp và việc làm là mối quan tâm số một của họ
so với học tập và phát triển tài năng: 49,2%t tình u hơn nhân gia đình: 37% thu nhập
làm giàu: 24,4%...Như vậy đại đa số thanh niên đánh giá rất cao ý nghĩa nhiều mặt của
nghề nghiệp và việc làm đối với họ chứ không chỉ đơn thuần là thu nhâp và sự làm giàu.
Giá trị của việc làm và nghề nghiệp còn chi phối nhiều lĩnh vực khác nhau trong
nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên. Khi được hỏi về động cơ của việc học thêm


của thanh niên hiện nay, 51,9% số người được hỏi cho rằng để dễ tìm việc làm hơn (thanh
niên thanh niên là 71,8 %) so với để dễ đổi nghề hơn 14,7 % để thành đạt nghề nghiệp
36,5 %...Rõ ràng, xu hướng thanh niên chủ động học thêm tiếng nước ngồi và tin học
phổ biến. Họ cịn tự chọn, tự tìm đến học nghề ở những cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn của
tư nhân và các chương trình mở rộng.
III NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO
THANH NIÊN.
3.1. Chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và lý
tưởng cho thanh biên. Đồng thời, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của thanh
niên trong quá trình tu dưỡng, học tập, rèn luyện nghề nghiệp.
Mỗi thanh niên trong quá trình học tập, rèn luyện, cùng với việc tiếp thu tri thức, kĩ
xảo, kĩ năng nghề nghiệp cần được giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị nghề nghiệp
mà họ đang theo đuổi. Họ cần ý thức được rằng mỗi nghề nghiệp trong xã hội đều có vị
trí, vai trò riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ việc nhận thức được ý nghĩa và
giá trị to lớn của nghề nghiệp sẽ chi phối đến thái độ, tình cảm của họ đối với nghề

nghiệp. Nhà trường cần có những hình thức khác nhau để bồi dưỡng, phát triển những
thái độ, tình cảm tốt đẹp đối với nghề nghiệp trong tương lai. Đó là con đường để củng cố
tình cảm tích cực và hình thành niềm tin sâu sắc, lý tưởng cao đẹp cho thanh niên đối với
nghề nghiệp động lực thúc đẩy mọi thanh niên toàn tâm toàn ý trong học tập, tu dưỡng và
rèn luyện chiếm lĩnh các giá trị nghề nghiệp.
Kết quả học tập, rèn luyện nghề nghiệp của thanh niên phụ thuộc trực tiếp vào tính
tích cực, chủ động của chính họ. Vì vậy, cùng với nâng cao nhận thức và hình thành niềm
tin, lý tưởng nghề nghiệp cho thanh niên, cần phát huy vai trò chủ thể của thanh niên
trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện. Nói cách khác, mỗi thanh niên phải "hành
động hóa" nhận thức, niềm tin, lý tưởng vào trong thực tiễn. Thông qua sự tự giác, tích
cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, rèn luyện sẽ tạo nên sự thống nhất từ nhận thức,
đến thái độ và hành động - con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất trong việc chiếm lĩnh và
rèn luyện nghề nghiệp tương lai.
3.2. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong đào tạo
nghề nghiệp.
Theo đánh giá của đa số các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, của giảng viên
và thanh niên: nội dung, chương trình đào tạo ở các trường hiện nay còn nhiều hạn chế,
lạc hậu, dàn trải, mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành, thực tập; phương pháp giảng
dạy chủ yếu vẫn là đọc và chép, chưa kích thích được tư duy và tính tích cực nhận thức
của thanh niên, v.v...
Những hạn chế này đã khiến thanh niên không hứng thú, mặn mà với nội dung học
tập; không tích cực trong việc nghiên cứu, tìm tịi, khám phá và lĩnh hội tri thức; dẫn đến


thiếu động cơ đúng đắn và tinh thần trách nhiệm trong tu dưỡng, học tập và chiếm lĩnh
các giá trị nghề nghiệp. Vì vậy, cần đổi mới nội dung, chương trình theo hướng thiết thực,
hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế, có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo cơ cấu hợp lý
giữa lý thuyết và thực hành, thực tập; đổi mới phương pháp giảng dạy cần hướng trực
tiếp vào việc kích thích tính tích cực nhận thức, tính độc lập và sáng tạo của thanh niên
trong nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Sự tích cực, hứng thú với nội dung học tập cộng

với những tri thức, kĩ năng lĩnh hội được sẽ tạo ra khuynh hướng, động cơ đúng đắn và
niềm tin đối với nghề nghiệp tương lai.
3.3. Nâng cao phẩm chất, năng lực và uy tín của đội ngũ giảng viên hiện nay.
Đối với thanh niên, hình ảnh người giảng viên trực tiếp giảng dạy cũng chính là
hình ảnh lý tưởng về bản thân họ trong tương lai. Do vậy, nâng cao phẩm chất, năng lực
và uy tín của đội ngũ giảng viên được coi là một giải pháp có ý nghĩa đặc biệt, vừa mang
tính "hình mẫu trực quan" lại vừa có tính triết lý sâu xa. Những xúc cảm tích cực đối với
tài nghệ và phẩm chất nhân cách tốt đẹp của ng ười thầy sẽ tạo nên động cơ "đồng nhất
hóa" với người thầy (muốn được giỏi và đức độ như thầy). Từ sự phân tích đó, có thể
khẳng định nhân cách người thầy chính là "cơng cụ", "phương tiện" hữu hiệu trong giáo
dục hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp sư phạm cho thanh niên. Vì vậy, bồi
dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và uy tín của đội ngũ giảng viên được coi là một
trong những giải pháp then chốt nhằm hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp cho
thanh niên.
3.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng; đồng thời phát huy vai trị
của mơi trường văn hóa trong giáo dục hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp sư
phạm cho thanh niên.
Giáo dục hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp cho thanh niên không chỉ là
nhiệm vụ của giáo viên mà đây là nhiệm vụ chung của các lực lượng trong nhà trường
như: tổ chức Đảng, Đồn, Hội, v.v… trong đó giáo viên giữ vai trị chủ đạo. Mỗi lực
lượng cần thơng qua ảnh hưởng và ưu thế "trội" của mình để tiến hành giáo dụ c hình
thành định hướng giá trị nghề nghiệp cho thanh niên bằng những phương thức khác nhau
phù hợp với đặc thù hoạt động. Đồng thời, giữa các lực lượng này cần có kế hoạch và sự
phối kết hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính hợp lý, lơgic, hiệu qu và khơng trùng lắp
trong giáo dục hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp cho thanh niên.
Chính sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong quá trình giáo dục
hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp sẽ tạo ra mơi trường văn hóa lành mạnh - mơi
trường mà ở đó mọi thành viên từ người giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ
Đảng, Đoàn, Hội cho đến thanh niên đều cùng chung tư tưởng, hướng đến mục đích
thống nhất là phấn đấu cơng tác, học tập, rèn luyện vì sự nghiệp phát triển xã hội. Vì vậy,

phát huy ảnh hưởng tích cực của mơi trường văn hóa sẽ góp phần làm cho mọi thanh niên
ln phấn khởi, tích cực, hình thành động cơ đúng đắn, niềm tin sâu sắc và lý tưởng cao
đẹp đối với nghề nghiệp.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, tất yếu không thể khơng
có sự chuyển đổi các định hướng giá trị. Vấn đề là chuyển đổi theo hướng nào, tiến bộ
hay thối hóa, thăng hoa hay sa đọa. Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã
hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với
chủ nghĩa sùng bái đồng tiền? Đây là những vấn đề bức xúc hiện nay. Hơn ai hết chúng
ta, những nhà quản lý giáo dục, cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc để có
những kế hoạch thật cụ thể trong cơng tác giáo dục học sinh thực hiện thành công mục
tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con
người kiến thức văn hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có
kỷ luật, giàu lịng nhân ái, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng các yêu cầu
phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
- Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân thường là cách lựa chọn của
những người ưa cuộc sống bình thường, yên ổn. Khi yẽu cầu của nghề nghiệp phù hợp
với khả năng thực có, mồi người sẽ làm được tốt nhât cơng việc của chính mình, hồn
thành được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Trong trường hợp này, nếu có một năng
lực tốt, con người hồn tồn có thế khẳng định mạnh mẽ giá trị bản thân mình bằng
những đóng góp nối bật.
- Chọn nghề mà mình u thích sẽ tạo niềm say mê, thậm chí dam mê với cơng việc.
Yếu tố tâm lí này rất quan trọng để kích thích khả năng, phát triển năng lực giúp người
lựa chọn có thể làm tốt nhất các u cầu của cơng việc. Thường thì nghề u thích cũng
là nghề mà người lựa chọn có khả năng đề đáp ứng vì có như vậy mới có niềm yêu thích
thật sự.
.................................................... ....................................................




×