Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

trình bày chứng cứ và chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự với tội “Tham ô tài sản” được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.65 KB, 6 trang )

BÀI TẬP KIỂM TRA MÔN CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Đề: Đồng chí hãy trình bày chứng cứ và chứng minh trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự với tội “Tham ơ tài sản” được quy định tại Điều 353 Bộ
luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
BÀI LÀM:
Chứng cứ trong tố tụng hình sự được định nghĩa tại·Điều 86 Bộ luật Tố
tụng hình sư 2015 (BLTTHS) như sau: Chứng cứ là những gì có thật, được thu
thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác
định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và
những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Để giải quyết làm
sáng tỏ vụ án nghĩa là phải thu thập đầy đủ các chứng cứ và các chứng cứ phải
đảm bảo tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp.
Chứng minh trong tố tụng hình sự được hiểu là q trình cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng dựa vào các thông tin liên quan đến đối tượng chứng
minh được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định (chứng cứ) để kết luận về các
tình tiết nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Quá trình chứng minh là quá trình tư
duy logic và thực tiễn của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để thu thập, kiểm tra, đánh
giá chứng cứ nhằm giải quyết vụ án vụ án.
Theo quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015, SĐBS 2017 thì Tội tham ô
tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có
trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định từ Điều 353 đến Điều 359, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và khơng trong
tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (Điều 12, Điều 21
1


BLHS năm 2015) với lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015). Dấu


hiệu cấu thành tội phạm của tội Tham ô tài sản như sau:
Khách thể: Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm
tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho
các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ
chức ngoài Nhà nước. Hành vi đã xâm phạm đến hoạt động bình thường của các
cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà
nước, làm mất niềm tin của nhân dân.
Mặt khách quan: Hành vi khách quan của Tội tham ô tài sản là hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Người
tham ô tài sản thuộc 01 trong 03 trường hợp sau đây mới phạm tội tham ô tài
sản: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm
quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng
đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm. Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới
2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận
hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong
công tác, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
Chủ thể: Chủ thể của Tội tham ơ tài sản là người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ
16 tuổi trở lên và khơng trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự
(Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015).
Mặt chủ quan: Tội tham ô tài sản cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt
nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện
hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp.
2



Như vậy, để làm sáng tỏ và có căn cứ để đưa ra Kết luận điều tra và đề
nghị truy tố, trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt
động nhằm thu thập chứng cứ thông qua các nguồn chứng cứ để phục vụ cho
hoạt động chứng minh tội phạm với tội Tham ô tài sản, chứng cứ và chứng minh
tội Tham ô tài sản được thực hiện như sau:
Về chứng cứ, đối với Tội tham ô tài sản cần phải thu thập các chứng cứ
cần thiết để phục vụ cho quá trình chứng minh (Quy định tại Điều 87 BLTTHS
2015) gồm:
Vật chứng: Trong tội Tham ơ tài sản, vật chứng rất đa dạng, có thể là vật
được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là
đối tượng của tội phạm, thậm chí là tiền,…có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án Tham ô tài sản. Ví
dụ: băng ghi âm, ghi hình; giấy tờ; sổ sách; dấu vết để lại ở hiện trường; hóa
đơn, chứng từ;…
Lời khai, lời trình bày: theo quy định lời khai được dùng làm chứng cứ
trong điều tra tội Tham ô tài sản rất đa dạng, nhưng quan trọng nhất vẫn là lời
khai của bị can về quá trình thực hiện hành vi tham ô tài sản, thiệt hại xảy ra,
động cơ, mục đích,…; lời khai của người làm chứng, nhưng người liên
quan...đối với hành vi của bị can.
Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng
tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử
chứa đựng các thông tin về hành vi tham ô tài sản như các hình ảnh, ghi âm, ghi
hình...
Kết luận giám định: giám định dấu vết, vật chứng…;Kết luận định giá tài
sản với các tài sản là đối tượng tham ô để xác định mức độ thiệt hại.
Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố,
điều tra trong q trình điều tra tội tham ơ tài sản.
3



Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án: Những tình tiết liên quan đến vụ án
ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi
là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89
BLTTHS 2015 thì được coi là vật chứng.
Như vậy, đối với vụ án Tham ô tài sản, trong giai đoạn điều tra, Điều tra
viên được phân công phải thu thập tất cả các chứng cứ có liên quan đến hành vi
Tham ô để làm căn cứ để thực hiện việc chứng minh tội phạm.
Chứng minh trong giai đoạn điều tra với tội Tham ô tài sản được thực
hiện qua các giai đoạn:
– Thu thập chứng cứ: là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ
và bảo quản chứng cứ.
– Kiểm tra và Đánh giá chứng cứ: là việc xác định một cách thận trọng,
toàn diện, khách quan mức độ tin cậy của những tình tiết thực tế đã thu thập
được cũng như nguồn của nó để xác lập đúng đắn những những tình tiết của vụ
án.
Quá trình chứng minh tội Tham ơ tài sản phải làm rõ các vấn đề chứng
minh theo quy định tại Điều 85 BLTTHS, cụ thể:
Có hành vi tham ơ tài sản xảy ra hay khơng, thời gian, địa điểm và những
tình tiết khác của hành vi phạm tội tham ô tài sản. Làm rõ hành vi khách quan
trong việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có trách nhiệm quản lí tài sản
trong việc chiếm đoạt tài sản đó. Cụ thể, Hành vi tham ơ có thể ở các dạng: Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị
giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý
kỷ luật về hành vi tham ơ tài sản mà cịn vi phạm. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng
nhưng đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng
chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
4



thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong cơng
tác, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
Ai là người thực hiện hành vi tham ô tài sản, lưu ý về các dấu hiệu chủ thể
đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lí với tài sản là
đối tượng của hành vi tham ô và họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để thực
hiện hành vi, xét về tuổi của chủ thể và năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể
thục hiện hành vi tham ơ); có lỗi hay khơng có lỗi, do cố ý hay vơ ý (trong tội
tham ô tài sản, lỗi của hành vi là lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận
thức được hành vi tham ơ của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy được hậu
quả của hình vi gây ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi nhằm chiếm
đoạt tài sản); mục đích, động cơ phạm tội là vì vụ lợi, trục lợi cá nhân;
Những tình tiết giảm nhẹ: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Người phạm tội tự thú; Người phạm
tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải; Người phạm tội là cha, mẹ, vợ,
chồng, con của liệt sĩ, người có cơng với cách mạng… Các tình tiết tăng nặng:
Phạm tội có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên;.. và các đặc điểm nhân thân của bị
can.
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi tham ô tài sản gây ra về định
lượng tài sản tham ô thông qua kết luận định giá và các hậu quá khác do hành vi
tham ô gây ra.
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội tham ô tài sản;
Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự,
miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Dựa vào các vấn đề phải chứng minh nêu trên, Cơ quan điều tra và Điều
tra viên phải làm rõ các cấu thành tội phạm để có đầy đủ cơ sở kết luận về Tội
tham ô tài sản và đề nghị truy tố.
5



Có thể thấy, chứng cứ và chứng minh trong điều tra vụ án Tham ô tài sản
quy định tại Đièu 353 BLHS 2015, SĐBS 2017 là hoạt động vô cùng quan trọng
trong tố tụng nhằm cung cấp, chuẩn bị đầy đủ các căn cứ để đưa ra kết luận điều
tra và đề nghị truy tố. Là cơ sở để thực hiện các giai đoạn tố tụng tiếp theo và
việc buộc tội tại tòa của Viện kiểm sát với người thực hiện hành vi tham ô tài
sản.
Thời gian qua, hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh tội Tham ô
tài sản cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể: Việc phát hiện các vụ án tham ơ
tài sản cịn chưa kịp thời; Việc giải quyết vụ án còn kéo dài do quan điểm của
các cơ quan tố tụng không thống nhất trong việc xác định tội danh, hoặc phải
chờ kết quả giám định tư pháp, hoặc do việc thu thập chứng cứ cịn gặp nhiều
khó khăn; Việc thu hồi tài sản tham ơ cịn nhiều bất cập, hiệu quả thấp, chưa
thực sự có tác dụng đối với việc phịng ngừa loại tội phạm này trên thực tế;…
Chính vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác điều tra tội phạm tham ô tài sản nói chung và việc thu thập
chứng cứ, chứng minh loại tội phạm này nói riêng. Theo tơi thấy, việc quan
trọng nhất là hướng dẫn nghiệp vụ với hoạt động thu thập chứng cứ kịp thời,
nhanh chóng nhằm tránh việc tẩu tán, hủy hoại, giả mạo chứng cứ trong hành vi
tham ô tài sản và nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong hoạt động chứng
minh vụ án tham ô tài sản.

6



×