Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tìm hiểu về pocket PC và xây dựng chương trình ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
2.1.4.7 Điều khiển TextBox......................................................................................27

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin
trường Đại Học Vinh, các thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình hồn thành khố luận này. Đặc biệt em xin bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Công Nhật về
sự chỉ dạy tận tình và tận tâm hướng dẫn từ những ý tưởng ban đầu cho đến
khi hồn thành khố luận quan trọng này.
Em xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình thân yêu, bạn bè đã luôn quan
tâm tin tưởng động viên em trong suốt thời gian qua.
Em rất mong đón nhận sự đánh giá, bổ sung và những lời chỉ bảo của
các thầy cơ có thể giúp em tiếp tục nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

1


LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cơng nghệ thơng tin đang trở thành một phần quan trọng của cuộc
sống. Các thiết bị kĩ thuật cao ngày càng gần gũi với hoạt động của con
người. Đặc biệt những năm gần đây, các thiết bị không dây với ưu thế nhỏ
gọn, dễ vận chuyển đã chứng tỏ được lợi ích to lớn cho người sử dụng. Trong
đó điện thoại di động, với các chức năng liên lạc, nổi bật lên như một thiết bị
“không thể thiếu” trong cuộc sống của nhiều người. Với sự phát triển nhanh
chóng của cơng nghệ sản xuất thiết bị không dây, điện thoại di động đã trở
thành phương tiện đa chức năng (nghe nhạc, chơi trò chơi, nhắc lịch làm việc)
phục vụ nhu cầu của người sử dụng mọi lúc, mọi nơi.


Các thiết bị tính tốn di động có kiến trúc giống như máy để bàn hồn
tồn tương thích với các phần mềm có sẵn và có thể làm việc khơng cần đến
nguồn điện trực tiếp trong nhiều giờ liền. Và trong số những thiết bị đó thì
PDA và PocketPC nổi lên những đại diện mang đầy đủ các đặc tính thích hợp
để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Vì vậy nhu cầu sử dụng và khai thác
các phần mềm trên PDA ngày càng lớn. Xuất phát từ ý tưởng đó em đã chọn
đề tài “Tìm hiểu về Pocket PC và xây dựng chương trình ứng dụng”
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu các cơng cụ lập trình cho mobile và xây dựng ứng dụng tra
cứu lịch xuất hành trên PC Pocket.
3. Bố cục luận văn.
Nội dung gồm có 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về Pocket PC (PDA)
1.1 Giới thiệu về Pocket PC
1.2 Môi trường phát triển ứng dụng
Chương 2: Các cơng cụ lập trình với PDA
2.1 Giới thiệu về C#
2.2 Các công cụ lập trình PDA
2


Chương 3: Xây dựng ứng dụng tra cứu lịch xuất hành trên Pocket PC
3.1 Vai trò lịch xuất hành
3.2 Giới thiệu phương pháp lập lịnh xuất hành
3.3 Xây dựng Modul tra cứu ngày
3.4 Xây dựng Modul tra cứu giờ
3.5 Xây dựng Modul chuyển đổi ngày
3.6 Các môi trường thi hành ứng dụng
3.7 Cài đặt và cấu hình chương trình cho thiết bị giả lập
4. Kết quả đạt được

Đề tài “Tìm hiểu về Pocket PC và xây dựng chương trình ứng dụng”
xuất phát từ thực tế ngày nay khi các thiết bị di động ngày càng cải tiến và
nhu cầu của con người sử dụng và khai thác các ứng dụng ngày càng nhiều.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tìm hiểu các kiến thức đã học, kết hợp tra
cứu các tài liệu chuyên ngành nhưng đề tài “ Tìm hiểu về Pocket PC và xây
dựng chương trình ứng dụng” do hạn chế về mặt thời gian, khả năng và kinh
nghiệm nên khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định nên khố luận đã
hồn thành ở mức độ sau:
- Tìm hiểu ngơn ngữ lập trình C#
- Áp dụng xây dựng ứng dụng tra cứu lịch xuất hành trên Pocket PC.
5. Hướng nghiên cứu phát triển:
- Nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về các công cụ hỗ trợ và các giải pháp
lập trình với mobile, xây dựng các ứng dụng thiết thực hỗ trợ người dùng.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỂ POCKET PC
1.1.

Giới thiệu về PDA và Pocket PC
PDA(personal Digital Assistant): Thiết bị trợ giúp kĩ thuật số, xây dựng

trên nền tảng là một máy tính cá nhân bỏ túi đầy đủ phần cứng và phần mềm
dễ dàng sử dụng, khởi động ngay lập tức khi bấm máy, làm việc mọi lúc mọi
nơi. Một PDA đơn giản thường có đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc
cần làm, sổ ghi chép, và máy tính bỏ túi.
Trước đây PDA thường chia làm 2 dịng chính là Palm và Pocket PC,
đây là cách phân biệt dựa trên hệ điều hành của máy sử dụng.
Không một lĩnh vực tính tốn cá nhân nào thay đổi nhanh chóng hơn

công nghệ di động. Cùng với sự lớn lên theo thời gian của các phần mềm và
máy tinh được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong công việc. Các nhà
sản xuất gặp nhiều khó khăn khi chia nhỏ các chương trình để làm việc với
chúng tại mọi chỗ, mọi nơi. Và cơng nghệ máy tính di động ra đời giúp giải
quyết vấn đề này. Các thiết bị tính tốn di động này có kiến trúc giống như
máy để bàn hồn tồn tương thích các phần mềm có sẵn và có thể làm việc
khơng cần đến nguồn điện trực tiếp trong nhiều giờ liền.
Trong bối cảnh đó vào năm 1980 PDA ra đời, lúc đầu nó chỉ là một
chiếc máy tính cầm tay với vài ứng dụng chủ yếu như: đồng hồ, sổ ghi địa
chỉ, danh bạ điện thoại, lịch làm việc,… và đến ngày nay hầu hết các PDA
đều có các ứng dụng cao cấp như: bảng tính, xử lý văn bản, quản lí tài chính,
trị chơi,….
Điều đã làm cho PDA trở nên gần gũi là sự kết hợp gắn bó giữa sức
mạnh của máy tính để bàn và khả năng di chuyển cao của PDA. Giữa chúng
có một mối liên hệ chặt chẽ, hàng loạt thiết bị phụ trợ trao đổi thông tin dễ
dàng sử dụng.
Hiện nay công nghệ phần mềm cho PDA đang được phát triển nhằm
đáp ứng nhu cầu của người dùng. PDA có nhiều tên gọi như Pocket PC, Palm,
4


XDA,.... Với một PC Pocket hiện nay thì khơng có vấn đề gì trong việc tìm
kiếm web, gửi email cho đến chụp hình, quay camera. Có một số model của
Pocket PC được kết hợp với điện thoại di động như XDA của O2. Bộ nhớ
chuẩn của Pocket PC là 64mb flash, bạn có thể nâng cấp bằng cách mua thêm
card SD, MMC, Memory stick,… tuỳ theo Pocket PC của bạn hỗ trợ gì.
Hệ điều hành: Hầu hết các PDA sử dụng 3 hệ điều hành: Windows CE,
EPOC và PalmOS. Đã bắt đầu có sản phẩm PDA được giới thiệu cùng Linux.
Song song với các phiên bản Windows trên PC, Microsoft phát triển hệ điều
hành Windows CE dành riêng cho PDA cùng với các đối tác mạnh mẽ như:

NEC, Motorolla và Philips. Phiên bản Windows CE được xây dựng giống như
Windows 95 hoạt động tương thích cùng các bộ vi xử lí từ Motorolla cung
cấp, cho PDA giao diện đồ hoạ với dáng vẻ Windows quen thuộc, mặc dù còn
quá cồng kềnh nhưng Windows CE đã không ngừng thay đổi từ phiên bản 1.0
đến 2.0 trở nên một đối thủ cạnh tranh đáng nể. Mặt khác cùng với Visual
Studio for Windows CE Microsoft đã làm cho việc viết và phát triển các ứng
dụng trên PDA trở nên thật dễ dàng. Microsoft hy vọng với bản Windows CE
mang tên mã Rapies sẽ là bước nhảy vọt của công ty trong thế giới PDA.
1.1.1 Lịch sử phát triển
Lần đầu tiên xuất hiện PDA đơn giản chỉ là một chiếc máy tính cầm tay
với các ứng dụng cơ bản như đồng hồ, máy tính, danh bạ điện thoại( chưa gọi
được), lịch làm việc, sổ ghi chép, sổ ghi nhớ,… Chiếc PDA đầu tiên ra đời
năm 1984 từ cơng nghệ của ANH có kích thước 142mm x 78mm x 29.3mm,
và chỉ nặng 225 grams, được làm từ công nghệ 8 bit, với 10K bộ nhớ, màn
hình 16 kí tự LCD, có một đồng hồ và lịch kèm theo một bộ các hàm tính
tốn và lập trình với OPL. Cùng thời gian nay thì Apple cũng cho ra đời chiếc
PDA trên cơ sở dùng bút quang có tên là Newton. Đây là một thiết bị khơng
được thị trường chấp nhận vì kích cỡ và khối lượng của nó, hơn nữa, nó lại bị
hạn chế trong việc nhận biết các kí tự viết tay và rất nhiều các tính năng khác

5


mà người mua khơng thật sự cần trong thời kì này. Đến cuối thập niên 80
Psion II ra đời có 64K ROM, 32K RAM màn hình 4x20 kí tự.
Thế hệ Psion Seria 3 ra đời vào năm 1993 xây dựng trên nền tảng cơng
nghệ 16 bit có màn hình 40 kí tự và 8 dịng LCD với bàn phím 58 phím. Đây
là một sự đột phá lớn của PDA khi nó có khả năng chuyển giao và đồng bộ
hố dữ liệu với máy tính để bàn. Cùng với sự phát triển của thị trường máy
tính, năm 1997 seria 5 ra đời với khả năng tính tốn 32 bit đánh dấu bước

ngoặt của PDA. Cũng trong thời điểm này Psion đánh mất vị trí dẫn đầu PDA
vào tay Palm của 3COM. Palm INC thành lập năm 1992 sau đó hợp nhất với
US Robostics năm 1995 và từ những năm 1997 là thành viên của 3COM.
Thuật ngữ PDA được John Sculley đưa ra lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 1
năm 1992 tại hội chợ Consumer Eletronics Show tổ choc tại Las Vegas,
Nevade, để chỉ thiết bị cầm tay Newton PDA của hãng Apple. Tuy vậy nhưng
các thiết bị trước đó như Psion hay Sharp Wizard có thể coi như là một PDA
1.1.2 Các tính năng điển hình
Nhiều PDA có thể vào mạng thông qua Wi-fi, Bluetooth hay GPRS.
Một đặc điểm quan trọng của các PDA là chúng có thể đồng bộ dữ liệu với
PC. Hiện tại ngồi tính năng hỗ trợ cá nhân như trên PDA còn giúp nghe
nhạc, ghi âm, xem phim, gọi điện thoại, chụp ảnh, quay phim, tìm đường
(bằng cách kết hợp GIS với GPS định vị toàn cầu), điều khiển các thiết bị
điện tử từ xa và các cổng giao tiếp truyền thống như USB, các loại thẻ nhớ và
cổng hồng ngoại. Cũng có thể gọi điện thoại với giao tiếp không dây dùng
chuẩn GSM/GPRS hay CDMA. Một PDA điển hình có một màn hình cảm
ứng(touch screen) để nhập dữ liệu, một khe cắm cạc bộ nhớ dành cho các
thiết bị lưu trữ dữ liệu và một cổng hồng ngoại (IrDA port) để nối mạng. Các
PDA thế hệ sau thường được tích hợp cả Wi-Fi và Bluetooth.
1.1.2.1

Cạc thẻ nhớ:

Nhiều PDA có một dạng khe cắm cạc bộ nhớ nào đó. Khe cắm
SD(Secure Digital) là loại khe cắm chuẩn cho PDA. Mặc dù ban đầu được
6


thiết kế cho bộ nhớ, trong những năm gần đây, việc phát minh ra chuẩn SDIO
đã cho phép những thứ như cạc Wi-Fi và Webcam cũng cắn được vào khe

này. Các khe cắm như Compact Flash được dùng trong nhiều PDA để cung
cấp thêm khả năng mở rộng. Ví dụ, một khe dành cho bộ nhớ, khe kia dành
cho Wi-Fi. Một số PDA cịn có một cổng USB, chủ yếu dành cho USB Flash
drive.
1.1.2.2

Nối mạng:

Mỗi PDA cịn có một cổng hồng ngoại để nối mạng. Điều này cho phép
chúng ta liên lạc giữa 2 PDA, Giữa một PDA và một thiết bị dùng cổng hồng
ngoại, hoặc giữa một PDA và một máy tính có adapter hồng ngoại. Hầu hết
PDA hiện đại cịn có khả năng kết nối khơng dây theo công nghệ Bluetooth
mà nhiều điện thoại di động, tai nghe mà các thiết bị định vị toàn cầu sử dụng.
Ngoài ra cịn có kết nối Wi-Fi, WiMax.
1.1.2.3

Đồng bộ hố:

Một chức năng quan trọng của PDA là đồng bộ hóa dữ liệu với máy
tính cá nhân. Điều này cho phép các thông tin địa chỉ liên lạc lưu trữ trong các
phần mềm chẳng hạn như Microsoft Outlook hay ACT cập nhật cơ sở dữ liệu
tại PDA. Dữ liệu được đồng bộ hố đảm bảo rằng PDA có một danh sách
chính xác các địa chỉ liên lạc, các cuộc hẹn và thư điện tử, cho phép người
dùng truy nhập cùng một thông tin trên PDA cũng như trên máy tính cá nhân.
Việc đồng bộ hố cịn ngăn được mất mát thơng tin lưu trên thiết bị
trong trường hợp nó bị mất trộm, bị lấy trộm, bị huỷ. Một ưu điểm khác là
việc nhập dữ liệu trên PC thường nhanh hơn nhiều, do nhập dữ liệu qua một
mành cảm ứng vẫn chưa thật tối ưu. Do đó, việc truyền dữ liệu tới một PDA
qua một máy tính nhanh hơn nhiều so với việc phải nhập bằng tay tất cả dữ
liệu vào thiết bị cầm tay. Đa số PDA có sẵn khả năng đồng bộ hoá với một

PC. Điều này thực hiện qua các phần mềm đồng bộ hoá được cung cấp kèm
theo thiết bị, chẳng hạn HotSync Manager đi cùng Palm OS, hoặc Microsoft
ActiveSync đi kèm Windows Mobile.
7


1.1.2.4

Tuỳ biến theo người dùng:

Cũng như đối với máy tính cá nhân, có thể cài đặt các phần mềm bổ
sung như từ điển, trình soạn thảo văn bản, bảng tính, trình diễn, tìm đường đi,
… lên hầu hết các PDA. Phần mềm có thể được mua hoặc tải xuống từ
Internet. Gần như tất cả các PDA cũng đều hỗ trợ việc bổ sung một số dạng
phần cứng. Loại thông dụng nhất là khe cắm cạc bộ nhớ, thiết bị này cho phép
người dùng có thêm khơng gian lưu trữ chuyển đổi được trên cac thiết bị cầm
tay của mình. Ngồi ra cịn có các bàn phím mini có thể nối với một số PDA
để nhập dữ liệu văn bản nhanh hơn. PDA với Bluetooth cịn có thể sử dụng
các thiết bị Bluetooth như tai nghe, chuột, bàn phím gấp được.
1.1.2.5

Nhận dạng chữ viết tay và nhập dữ liệu:

Đây là một trong những yếu tố quyết định của PDA, công nghệ này xây
dựng dựa trên việc người dùng sử dụng cây bút điện tử viết trực tiếp lên màn
hình và PDA nhận dữ liệu chúng chuyển thành các văn bản đẹp hoặc lưu trữ
chúng giống như các cuốn sổ tay điện tử, công nghệ Graffiti được ứng dụng
rộng rãi. Đối với những người vẫn ưa thích bàn phím Fabric Pocket Keyboad
đi kèm nhỏ gọn cũng thật là lí tưởng.
Liên lạc, kết nối: phụ thuộc vào các hãng sản xuất và model chủ yếu

ngày nay có PDA đều có thể kết nối với nhau hoặc với PC qua cổng serial,
hồng ngoại, modem trong kết nối với nhau qua đường điện thoại và cả điện
thoại di động. IrDA và Bluetooth sẽ là giao tiếp chuẩn cho PDA.
Một trong những thiết bị mở rộng không thể thiếu của PDA là card mở
rộng và card nhớ. Trên thị trường đại diện tiêu biểu của PDA là Palm Pilot.
Vào những năm 1996 Palm Computing giới thiệu Palm Pilot như một máy
tính di động hồn hảo, Pilot mang lại khả năng quản lí, liên lạc, lịch làm việc,
các ứng dụng thơng tin thương mại, có khả năng kết nối với các máy tính để
bàn từ xa đã là người trợ thủ không thể thiếu cho những người thường xuyên
đi lại, làm việc trên đường, công trường,… chúng có tính năng thật tuyệt với:
kích thước nhỏ gọn trong túi áo, màn hình đồ hoạ giao tiếp thân thiện, đế cắm
8


đế đồng bộ với PC chỉ trong một nút bấm. Chỉ với trọng lượng 155grams,
kích thước 115x70x10cm màn hình 160x160 điểm đóng gói tồn bộ trong nó
bộ phần mềm quản lý cá nhân PIM. Với chiếc bút điện tử và phần mềm nổi
tiếng Graffiti bạn có thể nhập tới 30 từ trong một phút. Palm Pilot đã thực sự
trở thành tiêu chuẩn so sánh giữa các PDA.
1.1.2.6

Màn hình:

Kế thừa các tính năng ưu việt của cơng nghệ điện tử di động PDA trang
bị cho mình màn hình tinh thể lỏng tốt nhất chịu đựng được môi trường, rung,
va đập, màu sắc và ít tiêu thụ năng lượng nhất.
Pin: Pin sử dụng cho PDA hầu hết là dạng Lithium hoặc AA thường, có
thời gian lưu trữ lâu và khả năng nạp lại.
1.1.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
1.1.3.1


Cấu tạo

a. Bộ nhớ:
Có sẵn của PocketPC gồm ROM và RAM. Ngoại ra có thể có Card để
làm bộ nhớ ngồi.
- RAM (Ramdom Access Memory) chỉ bộ nhớ có thể ghi/đọc được. Khi
ngắt nguồn ni (hết Pin hoặc Hard Reset) thì thơng tin lưu trữ trên RAM bị
mất.
- ROM (Read Only Memory): Hầu hết các PocketPC hiện nay sử dụng
FlashROM, có thể đọc/ghi được. Do đó, có thể up ROM mà khơng cần phải
mang đến nhà sản xuất. Khi ngắt nguồn nuôi hoặc Hard Reset thì thơng tin
lưu trữ trên ROM khơng bị mất. ROM gồm có hệ điều hành, radio, Extended
ROM.
- Card: là bộ nhớ ngồi. có nhiều loại carrd: SD, CF, MMC,… nhưng
phổ biến dùng SD (pocketPC dùng SD cũng dùng được MMC vì khe cắm
dùng chung). Có nhiều loại 256MB đến 2G.
PocketPC tổ chức memory thành 3 thành phần:
 Main Memory (Dành để cài và chạy phần mềm)
9


 Storage
 Storage Card.
b. Soft Reset:
Là chức năng khởi động lại máy, tương đương với Restart trong máy
tính. Thơng thường, sau khi cài đặt xong phần mềm, các font hệ thống hay
máy bị treo thì cần phải được soft reset lại để “làm tươi”.
c. Hart Reset:
Khi cài đặt hệ điều hành trên máy bạn thực hiện lệnh Hard Reser, ổ cài

đặt bị xoá sạch để cài đặt lại mới. Sau khi Hard Reser các chương trình sẽ bị
mất và chỉ còn lại hệ điều hành Windows Mobile.
d. Back up:
Trên hầu hết các máy PocketPC đều có chức năng backup Contacts,
Apointments lên một phần ROM để giúp lưu trữ những thông tin quan trọng.
Với các máy đời mới của HP, phần này chính là tính năng PIM Mirroring
trong iPAQ Backup, với các máy khác phần này thường được gọi là
Permament Save (chọn Start/ Setting/ System). Khi sử dụng tính năng này
mỗi lần bạn soft reset, Contact…. sẽ được đòng bộ và lưu lại trên ROM, việc
này làm cho quá trình khởi động diễn ra chậm hơn, bù lại, bạn có thể yên tâm
là những dữ liệu này của mình được đảm bảo an toàn.
1.1.3.1.1 Kết nối với PC (Personal Computer):
PocketPC cần phải được kết nối với PC để thực hiện việc cài đặt
software, sync data,… Tất cả các PocketPC đều có thể connect với PC bởi
software MC ActiveSync (miễn phí). Khi bạn mua máy, CD đi kèm theo bao
giờ cũng có MS ActiveSync. Soft này cài đặt trên PC. Version chính thức hiện
nay là 3.8. đã có Version 4.0 nhưng chỉ chạy trên Windows XP SP2 là có hiệu
lực rõ ràng, trên PocketPC chạy hệ điều hành WM5 mà thôi.
Sau khi setup thành công, cắm cable USB nối PocketPC với PC. PC
nhận ra PocketPC và sẽ hỏi phương thức kết nối:

10


- Parnership: ngồi các tính năng như phương thức Guest, nó cần thiết
khi bạn muốn đồng bộ dữ liệu giữa PC và PocketPC, nếu bạn chọn phương
thức này lần kế tiếp connect PocketPC với PC sẽ tự động dùng Partnership.
- Guest: Nếu bạn chỉ có nhu cầu cài đặt software, connect Internet,
copy, move, del file giữa PocketPC va PC thì chọn nó. Nếu chọn phương thức
này lần kế tiếp connect PocketPC với PC sẽ hỏi lại bạn muốn dùng Parnership

hay Guest. Phương thức này cho phép giảm đáng kể thời gian kết nối.
Sau khi connect thành công, trên PC sẽ thấy có mục Mobile Device khi
bạn dùng Windows Explorer (hay một trình file manager nào đó). Và bạn có
thể xem Mobile Device giống như một ổ cứng trong PC vậy.
1.1.3.1.2 Cài đặt software:
Sau khi connected, chúng ta có thể bắt đầu cài đặt phần mềm. Có 2
phương thức: cài từ file EXE hoặc từ file CAB
a. Cài từ file EXE: chạy file EXE trên PC, ActiveSync sẽ hỏi “có muốn
cài phần mềm này vào default folder không?”. Defaul Folder thường là
main memory của PocketPC nên ta click”yes” để cài trực tiếp vào máy
và click “no” để cài vào vị trí khác (Storage hay Storage Card).
b. Cài từ file CAB:
File CAB cần được chép vào PocketPC. Trên PocketPC, vào
start\Programs\File Explorer và Browse tới vị trí file CAB rồi kích vào nó là
xong. Sau khi cài đặt file CAB sẽ bị xoá, trừ khi bạn đặt thuộc tính READ
Only cho nó hoặc dùng CAB Instl (option)
Đoạn cuối cửa quá trình cài đặt thường có 1 thơng báo là software bạn
cài đặt có thể khơng tương thích với hệ điều hành của PocketPC. Bạn có thể
bỏ qua.
1.1.3.2

Nguyên lý hoạt động

PDA và PocketPC thực chất là một chiếc Radio cực kì tinh vi. Trước
đây PDA có thể hiểu là một máy tính thu nhỏ cịn điện thoại thì chỉ để nghe

11


gọi, nhưng bấy giờ kĩ thuật tiên tiến nên phát sinh ra PDA có chức năng nghe

họi hay điện thoại di động như là một PDA.
PDA hiểu như là một máy tính cá nhân nó bao gồm PocketPC và Palm.
PocketPC dùng hệ điều hành Windows mobile, nó cũng có hệ điều hành, cũng
có phần mềm, cũng phải lập trình cho nó. Có điều các ứng dụng cho PDA đều
phải đáp ứng hạn chế về tài nguyên nên thường tích hợp rất chặt chẽ với hệ
điều hành. Hơn nữa do mục đích sử dụng PDA chủ yếu nhằm lưu trữ cá nhân
và với khối lượng ít nên chủ yếu ứng dụng PDA là lập lịch, ghi nhớ, nhận
dạng chữ viết (thường có sẵn trong hệ điều hành hoặc được hỗ trợ bằng phần
cứng ln), một ít game giảI trí, các ứng dụng quay phim, nghe nhạc,…
Các nhà sản xuất ln có tham vọng tích hợp những gì được cho là tiện
ích, cần thiết nhất vào trong chiếc máy nhỏ bé của mình để hấp dẫn người
dùng hơn. Có lẽ vì thế mà các dòng máy và các đời máy lần lượt ra đời, đa
dạng và vô cùng phong phú.
1.1.4 PDA hiện tại và tương lai
PDA đã tiệm cận với máy tính xách tay( và ngược lại) khi các bàn phím
và màn hình có thể cuộn lại, trải ra (hiện đã có nhưng giá quá cao), PDA sử
dụng năng lượng mặt trời, truy cập internet không dây (CDMA-EVDO,
WCDMA) khi di động với tốc độ cao, là thiết bị theo dõi sức khoẻ (khám theo
kiểu bác sĩ khơng biên giới) điện thoại có chức năng truyền hình ảnh trực tiếp,
xem vơ tuyến, kĩ thuật số di động DVB-T.
Cùng với thời gian và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, PDA được
sự hưởng ứng mạnh mẽ từ người dùng và các nhà sản xuất, hàng loạt thế hệ
PDA mới nối tiếp nhau ra đời. Phát triển từ thị trường Psion, năm 1993, Apple
ra đời sản phẩm Newton MessagePad và nhanh chóng các hãng khác như
COMPAQ, HP, SONY Ecletronic đưa ra các sản phẩm PDA của mình.
Việc nhập dữ liệu từ các bàn phím tí hon đã hạn chế nhiều sự phát triển
của PDA. Hàng loạt công nghệ mới được sử dụng tập trung vào yếu tố này.
Apple đưa ra cơng nghệ màn hình điều khiển trực tiếp bằng tay, và công nghệ
12



nhận dạng chữ viết một cách nhanh chóng. Trong năm 1995 công nghệ nhận
dạng chữ viết tay Graffiti được giới thiệu bởi Palm, cùng với cơng nghệ màn
hình mới và bút điện tử làm cho việc nhập dữ liệu trên PDA dễ dàng hơn bao
giờ hết. Hàng loạt các sách hướng dẫn sử dụng, các hỗ trợ trực tiếp đã góp
phần làm cho PDA phát triển thật sự mạnh mẽ.
PDA sẽ sử dụng SD( Secure Digital) để phát triển tiềm năng trong
tương lai. Thị trường PDA thật sự rất hứa hẹn. Kích thước nhỏ gọn và tiết
kiệm năng lượng là những lợi thế của PDA tỏ ra rất phù hợp với việc truyền
dẫn không dây và sử dụng máy dựa trên máy chủ. PDA sẽ ngày càng nhỏ gọn
và nhẹ hơn, thực hiện được nhiều chức năng hơn. Rất có thể trong tương lai
PDA sẽ sử dụng năng lượng mặt trời, cho phép làm việc ngay cả khi đang di
chuyển với việc truy cập internet không dây. Dữ liệu sẽ được bảo đảm hơn
với việc lưu trữ từ xa. Trên thực tế, chúng ta đã thấy các thiết bị dùng công
nghệ Bluetooth và WAP cho phép trao đổi thông tin, truy nhập internet không
dây với các thiết bị Bluetooth khác mà khơng phải lo nghĩ gì về sự tương
thích đang là một trở ngại ở các tia hồng ngoại đang dùng trong các máy
PDA.
1.1.5 PDA- Hướng tới người dùng
PDA dành cho tất cả mọi người, từ doanh nhân, bác sĩ, kĩ sư đến học
sinh, sinh viên thậm chí cả những bà nội trợ. Tại sao ư? Như đã nói ở trên
PDA gần như một chiếc máy vi tính, nên khơng có gì là khơng làm được với
chiếc máy bé nhỏ này cả.
Với những người có cơng việc ổn định và luôn luôn bận rộn, họ sử
dụng PDA thường xuyên như một thư kí riêng, có nhiệm vụ nhắc nhở, ghi
chép, báo cáo. Hơn nữa, vì tính chất cơng việc hay phải di chuyển nhiều, họ
dùng email, gửi fax, gọi điện thoại và thậm chí điều khiển cả máy vi tính của
mình ở văn phịng.
Lợi ích của PDA đối với học sinh, sinh viên cũng rất rõ. Với PDA, các
bạn đang ngồi trên ghế nhà trường có thể bỏ tất cả ở nhà khi đến lớp. Hãy

13


tưởng tượng cuộc sống sẽ thú vị đến nhường nào khi PDA của mình có thể
thay thế được hàng đống sách vở, đặc biệt là hàng đống từ điển nặng trịch.
Phần mềm học tập cho PDA rất nhiều và vô cùng phong phú, từ bảng tuần
hồn hố học, các cơng thức vật lý, máy tính vẽ đồ thị, các thí nghiệm khoa
học đến từ đa ngơn ngữ,thậm chí cả bách khoa toàn thư.
Với các quý bà PDA là một thư viện lớn nơi có thể tìm vơ số cơng thức
nấu ăn, vô số các kinh nghiệm làm đẹp, cách nuôi dạy con cái. Cịn nhiều nữa
những tính năng tuyệt vời của PDA mà chỉ người sử dụng mới biết hết được.
1.2.

Mơi trường phát triển ứng dụng

Hình 1.1. Thiết bị emulator chạy ứng dụng hello world.
1.2.1 Các thiết bị phi chuẩn
.NET Compact Framework có thể chạy trên rất nhiều các thiết bị phần
cứng chạy Windows CE. Bảng 1 cho chúng ta thấy các bộ xử lý được hỗ trợ
bởi .NET Compact Framework và các hệ điều hành hỗ trợ cho các bộ xử lý.
.NET Compact Framework được lưu trữ như là một file CAB trên máy
14


Desktop. Chỉ có một file CAB duy nhất cho mỗi hệ điều hành và kiểu bộ xử
lý mà .NET Compact Framework hỗ trợ. Smart Device Extensions đưa file
CAB phù hợp vào thiết bị khi nó xác định thiết bị khơng cài đặt .NET
Compact Framework. Trong phần này, chúng ta thảo luận chi tiết bộ xử lý làm
việc như thế nào và làm thế nào để tự triển khai các file CAB nếu không thể
triển khai tự động.

Tất cả các thiết bị Pocket PC chạy hệ điều hành Pocket PC version 2003 hoặc mới
hơn đều có .NET Compact Framework trong ROM. Nếu chúng ta không thể triển khai
hoặc gỡ lỗi ứng dụng trên các thiết bị, trong phần này chúng ta sẽ học cách làm thế nào để
Smart Device Extensions kết nối với các thiết bị để gỡ lỗi và triển khai và thảo luận một
vài vấn đề liên quan.

Tên CPU
Intel ARM 4
Intel ARM 4i
Hitachi SH3
Hitachi SH4
Intel 80x86
MIPS 16
MIPS II
MIPS IV

Phiên bản hệ điều hành hỗ trợ
Pocket PC 2000, 2002, 2003, và WinCE 4.1 hoặc mới hơn
Pocket PC 2000, 2002, 2003, và WinCE 4.1 hoặc mới hơn
Pocket PC 2000, 2002, 2003, và WinCE 4.1 hoặc mới hơn
Pocket PC 2003 và WinCE 4.1 hoặc mới hơn
Pocket PC 2000, 2002, 2003, và WinCE 4.1 hoặc mới hơn
Pocket PC 2000, 2002, 2003, và WinCE 4.1 hoặc mới hơn
Pocket PC 2000, 2002, 2003, và WinCE 4.1 hoặc mới hơn
Pocket PC 2000, 2002, 2003, và WinCE 4.1 hoặc mới hơn

Bảng 1. Mô tả .NET Compact Framework chạy trên nhiều phần cứng. Có
ba mức hỗ trợ cho các thiết bị phi chuẩn
- Hỗ trợ đầy đủ triển khai và gỡ lỗi: mức hỗ trợ này có nghĩa IDE có
thể triển khai cùng với thiết bị và gỡ lỗi mã nguồn đang chạy trên thiết bị.

- Hỗ trợ triển khai: có nghĩa IDE chỉ có thể triển khai trên thiết bị
nhưng không thể gỡ lỗi chạy trên thiết bị.
- Hỗ trợ Target: có nghĩa là chúng ta có thể phát triển ứng dụng bằng
Visual Studio nhưng chúng ta phải tự cài đặt Compact Framework trên thiết bị
và sao chép vào thiết bị.
1.2.2 Kết nối Visual Studio với các thiết bị
Để thiết lập giao tiếp Visual Studio với thiết bị, chúng ta làm theo các
bước sau:
15


 Bước 1: Chọn Tools, Options trong Visual Studio.
 Bước 2: Bấm đúp trên mục Device Tools và chọn Devices. Xem
hình hình 1.2.

Hình 1.2. Sử dụng hộp thoại kết nối thiết bị để chọn kiểu thiết bị muốn
kết nối.
 Bước 3: Chọn nền tảng Pocket PC hay Windows CE.
 Bước 4: Chọn kiểu thiết bị mà chúng ta muốn triển khai ứng
dụng trên đó. Hình 1.3 cho phép chọn Emulator hoặc thiết bị
Pocket PC.
 Bước 5: Lựa chọn cách thức truyền tin được dùng. Thiết bị
Pocket PC có hai lựa chọn là: kết nối TCP và IRDA.
16


Kết nối TCP Connect Transport có nghĩa là thiết bị desktop sẽ kết nối
với ConmanClient.exe trên thiết bị bằng kết nối TCP.
Kết nối IRDA Tranport sử dụng IRDA trên thiết bị để kết nối. Điều này
rất hữu ích khi máy


tính của chúng ta là

laptop có cổng IRDA.
 Bước

6:

Nếu

chọn

TCP

Connect

Transport, sau đó

bạn có thể

thay đổi bằng cách

chọn nút Configure… sau đó sẽ nhận được như hình 1.3.

Hình 1.3. TCP Connect Transport cho phép chúng ta thiết lập
kết nối tới thiết bị TCP.
 Bước 7: Hộp thoại như hình 1.4 cho phép chúng ta thiết lập địa
chỉ IP cho thiết bị. Nếu thiết bị kết nối bằng ActiveSync, Visual
Studio có thể tự động điền nhận ra địa chỉ. Bạn có thể lựa chọn
sử dụng số hiệu cổng khác với cổng 5656. Để không sử dụng

cổng mặc định, bạn phải tự cấu hình CommanClient.exe trên
thiết bị.

17


18


CHƯƠNG II: CÁC CƠNG CỤ LẬP TRÌNH VỚI PDA
2.1. Giới thiệu về C#
2.1.1 Thiết kế các ứng dụng GUI bằng Windows Forms
2.1.1.1 Những điều khiển không hỗ trợ:
Sau đây là danh sách các điều khiển không được .NET Compact
Framework hỗ trợ.
 CheckedListBox
 ColorDialog
 ErrorProvider
 FontDialog
 GroupBox
 HelpProvider
 LinkLabel
 NotificationBubble
 NotifyIcon
 All Print controls
 RichTextBox
 Splitter
2.1.1.2 Những hàm .NET Compact Framework không hỗ trợ:
Danh sách các hàm .NET Compact Framework không hỗ trợ.
 AcceptButton

 CancelButton
 AutoScrol
 Anchor
 Giao diện đa tài liệu (MDI)
 KeyPreview
 TabIndex
19


 TabStop
 Kéo thả
 Tất cả các khả năng in ấn
 Các điều khiển Hosting ActiveX
2.1.2 Thiết kế Form trên Visual Studio .NET
Thiết kế Form bằng Visual Studio .NET cho phép chúng ta thiết kế giao
diện ứng dụng trực quan bằng cách kéo thả các điều khiển. Bạn có thể điều
chỉnh vị trí các điều khiển, thiết lập các thuộc tính thơng qua cửa sổ thuộc
tính, và tạo các sự kiện cho các điều khiển.
2.1.2.1 Cửa sổ thiết kế Forms
Khi chúng ta tạo một dự án Smart Device Extension (SDE), là một ứng
dụng cửa sổ, Visual Studio .NET sẽ mở dự án trong phần hiển thị thiết kế.
Chúng ta có thể lựa chọn thiết kế từ menu View để đưa vào khung nhìn của
dự án. Hình 2.1 đưa đến cho chúng ta Form Designer của dự án SDE Pocket
PC trong khung nhìn Designer.
Chú ý rằng thành phần mainMenu1 ở phía dưới của cửa sổ thiết kế.
Khu thiết kế danh riêng cho các điều khiển, những điều khiển khơng có sự thể
hiện trực quan, giống như là điều khiển MainMenu, điều khiển ContextMenu,
điều

khiển Timer, và


còn

nhiều điều khiển

khác.

20


Hình 2.1. SDE Pocket PC trong màn hình Designer view
Khi Form Designer được sử dụng để xây dựng ứng dụng, phương
thức InitializeComponent chứa đựng mã nguồn để xây dựng giao diện của
ứng dụng. Mã nguồn này có ảnh hướng lớn đến quá trình thực hiện nếu form
của bạn chứa đựng một vài điều khiển ẩn. Trên .NET Compact Framework đề
nghị các cửa sổ được tạo theo hướng từ trên xuống. Ví dụ, nếu một panel
được đặt trên form và panel đó chứa một vài điều khiển, panel đó sẽ được
thêm vào form, và sau đó các điều khiển mới được thêm vào panel.
2.1.2.2 Cửa sổ ToolBox
Cửa sổ ToolBox chứa đựng tất cả các điều khiển của .NET Compact

Framework mà chúng ta có thể thêm vào ứng dụng. Để thêm một điều khiển
vào ứng dụng vào lúc thiết kế rất dễ như là kéo một điều khiển từ ToolBox và
thả vào Forms của ứng dụng trong cửa sổ Form Designer. Hình 2.2

21


Hình 2.2.


Cửa

sổ
ToolBox

cho

dự án

SDE

Pocket

PC

2.1.2.3 Cửa sổ thuộc tính
Cửa sổ thuộc tính chứa đựng tất cả các thuộc tính public của điều khiển
đang lựa chọn trong cửa sổ Form Designer. Bạn có thể thay đổi thuộc tính của
các điều khiển bằng cách đưa giá trị vào điều khiển TextBox bên cạnh các tên
thuộc tính. Nếu thuộc tính có giới hạn số lượng giá trị, sau đó hộp thả xuống
được hiển thị bên cạnh tên thuộc tính đó. Nếu giá trị của thuộc tính là một tập
hợp các đối tượng hoặc một đối tượng phức tạp, có thể đặc tính đó ở bên cạnh
tên thuộc tính. Chọn vào đặc tính đó sẽ hiển thị một hộp thoại cho phép chúng
ta sửa đổi giá giá trị của thuộc tính. Hình 2.3 hiển thị cửa sổ thuộc tính khi
một điều khiển TextBox được chọn

22


Hình 2.3. Cửa sổ Properties của một điều khiển TextBox

2.1.3 Tìm hiểu các nền tảng Window Form
Các dự án Smart Device Extensions (SDE) phải nhằm vào hệ điều hành
Pocket PC hoặc Windows CE .NET. Hai nền tảng có các hàm giao diện người
sử dụng API khác nhau. Một dự án SDE thao tác bằng cách gọi các thư viện
khác nhau cho mỗi nền tảng.
2.1.3.1 Nền tảng Windows CE .NET
Dự án Windows CE.NET giống như các dự án ứng dụng Window.NET
Framework đầy đủ. Trước tiên, nút minimize, nút maximize, và nút close xuất
hiện trong hộp điều khiển của ứng dụng như chúng ta làm việc trên đối tượng
Form .NET Framework đầy đủ. Các nút này có hành vi như là trên desktop.
Chúng ta có thể loại bỏ các nút đó bằng cách gán thuộc tính ControlBox của
Form là false. Chúng ta cũng có thể loại bỏ nút minimize và nút maximize
bằng cách thiết lập các thuộc tính MinimizeBox và MaximizeBox thành false.
Khi một form ứng dụng Windows CE .NET được tạo bằng phần thiết
kế Form của Visual Studio.NET, kích cỡ được thiết lập là 640 x 450. Bạn có
thể thay đổi thuộc tính Size nếu nó khơng phù hợp. Mặc dù lớp Form được
đưa ra thuộc tính FormBorderSytle, thiết lập thuộc tính Sizable sẽ khơng ảnh
hưởng tới đường viền của cửa sổ. Những ứng dụng Windows CE.NET khơng
thể thay đổi kích cỡ. Nó chỉ có thể thu nhỏ, phóng to hết màn hình, hoặc kích
cỡ như thuộc tính Size.
2.1.3.2 Nền tảng Pocket PC
Các ứng dụng Pocket PC trong tương lai sẽ theo hướng các dự án ứng
dụng Windows .NET Framework đầy đủ. Trước tiên, một đối tượng
23


MainMenu luôn luôn được thêm vào một ứng dụng Pocket PC. Chúng ta có
thể loại bỏ menu đó, những hành động đó sẽ là nguyên nhân phát sinh ngoại
lệ khi tương tác với Soft Input Panel (SIP). SIP là một phần mềm bổ sung của
bàn phím QWERTY.

Cửa sổ ToolBox của Visual Studio .NET chứa đựng một điều khiển
InputPanel. Trên mỗi Pocket PC điều khiển này cho phép chúng ta tương tác
với SIP. InputPanel cho phép chúng ta nâng nên và hạ xuống SIP. InputPanel
sẽ gắn vào ứng dụng khi SIP có khả năng.
Trong Form phải có một điều khiển MainMenu hợp lệ cho điều khiển
InputPanel được thêm vào trong Form. Nếu khơng có điều khiển MainMenu
trên Form, sau đó một ngoại lệ sẽ được đưa ra vào lúc thực thi khi chúng ta cố
gắn hiện InputPanel.
2.1.4 Làm việc với Form
Điều khiển Form là nơi chứa các điều khiển của ứng dụng. Điều khiển
Form hiện diện là một cửa sổ chứa các điều khiển của ứng dụng. Lớp Form có
nhiều thuộc tính tạo ra hành vi khác nhau phụ thuộc vào nền tảng (target
platform).
2.1.4.1 Ảnh hưởng của thuộc tính FormBorderStyle
Thuộc tính FormBorderSytle xác định kiểu đường viền của Form. Giá
trị mặc định là FormBorderStyle.FixedSingle.
Trên Pocket PC, thiết lập thuộc tính FormBorderStyle.None để tạo một
form cùng với đường viên và khơng có tiêu đề. Kiểu Form này có thể thay đổi
kích thước và di chuyển trong mã nguồn nhưng không thể thay đổi bởi người
sử dụng. Thiết lập thuộc tính FillBorderStyle.FixedSingle hoặc bất kỳ giá trị
nào khác sẽ tạo ra một Form bao trùm tồn bộ màn hình, và Form sẽ khơng
thể di chuyển và thay đổi kích thước.
Trên Windows CE.NET, thiết lập thuộc tính
FormBorderStyle.FixedDialog hoặc FormBorderStyle.None sẽ tạo ra một
Form khơng có đường viền và tiêu đề. Form sẽ di chuyển và thay đổi kích
24


thước chỉ thơng qua mã nguồn của chương trình. Thiết lập thuộc tính
FormBorderStyle.FixedSingle hoặc bất kỳ giá trị nào khác sẽ tạo Form có một

kích cỡ trả về thơng qua thuộc tính Size với đường viên và tiêu đề. Form chỉ
có thể thay đổi kích thước và di chuyển thơng qua mã nguồn, và người sử
dụng sẽ có thể di chuyển Form
2.1.4.2 Sử dụng thuộc tính ControlBox
Thuộc tính ControlBox của Form xác định hộp điều khiển của Forms
có được hiển thị hay. Thiết lập thuộc tính ControlBox thành true sẽ hiển thị
hộp điều khiển. Thiết lập thuộc tính này thành false sẽ ẩn hộp điều khiển.
2.1.4.3 Thuộc tính MinimizeBox và MaximizeBox
Trên Pocket PC hộp điều khiển chỉ chứa đựng nhiều nhất một nút, một
là nút minimize, nhãn X, hoặc nút close, nhãn OK. Trên Windows CE .NET
hộp điều khiển có thể chứa đựng nút minimize, nút maximize, và nút close.
Để các nút này hiển thị được điều khiển bằng thuộc tính MinimizeBox và
MaximizeBox. Bảng 2.1 mơ tả giá trị vị trí của MinimizeBox và ảnh hưởng
của mỗi nền tảng.

Giá trị
True

Ứng dụng POCKET-PC
X(nút minimize trên menu bar)

Ứng dụng WINDOWS CE.NET
Nút minimize giống như thơng
thường

False

OK(nút close trên menu bar)

Khơng có nút minimize trên thanh

tiêu đề

Bảng 2.1. Giá trị thuộc tính MinimizeBox và
ảnh hưởng của nó cho mỗi nền tảng

25


×