Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC THÔNG QUA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ 45 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.22 KB, 7 trang )

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
THƠNG QUA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ 4-5 TUỔI
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1. Lý do chọn biện pháp
Giáo dục âm nhạc là một nội dung quan trọng trong giáo dục phát triển
toàn diện nhân cách của trẻ mầm non, là tiền đề cho việc hình thành những cơng
dân tương lai có tâm hồn “đẹp”, giàu lịng nhân ái, giàu tình yêu thương, biết
cảm nhận cái đẹp, bảo vệ và sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.
Thành công của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non được thông
qua việc trẻ lĩnh hội và thể hiện một cách tự tin, biểu cảm các hoạt động âm
nhạc cũng như việc trẻ mong muốn, tích cực tham gia vào các hoạt động hay
khơng. Chính vì vậy, để các hoạt động âm nhạc có hiệu quả và kích thích được
sự hứng thú của trẻ thì giáo viên cần phải nhận thấy những mặt hạn chế để tìm
cách khắc phục đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm đó.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, mục tiêu trên trẻ luôn
làm tôi trăn trở mong muốn tìm ra một số biện pháp phù hợp nhất với tâm sinh lí
của lứa tuổi mầm non và phải làm sao đạt được kết quả như mong đợi nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Giúp trẻ hứng thú, tích cực sáng tạo và
u thích mơn âm nhạc đáp ứng được u cầu của chương trình chăm sóc giáo
dục mầm non giai đoạn hiện nay.
Trong rất nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc tôi đã
áp dụng thì “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thơng qua
việc phát huy tính tích cực của trẻ 4 -5 trong trường mầm non” là biện pháp
có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và hoạt động giáo dục được ứng
dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp, phù hợp với thực tiễn nhà trường nơi tôi
công tác.
2. Nội dung biện pháp
2.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Năm học 2019 - 2020, tôi tiếp tục được phân công dạy lớp 4 - 5 tuổi. Qua


thực tế giảng dạy và khảo sát thực trạng tơi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Trẻ lớp tơi được học qua lớp mẫu giáo bé (3-4 tuổi) ít nhiều cũng có kỹ
năng hoạt động âm nhạc
- Các bé là con em phụ huynh Thị xã được tiếp xúc với âm nhạc và
phương tiện âm nhạc hiện đại.
- Trẻ luôn hứng thú và yêu thích hoạt động âm nhạc.
- Bản thân tơi đã có nhiều năm liên tục chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi. Là giáo
viên trẻ với lịng nhiệt tình đam mê và nhiệt huyết, không ngừng học hỏi , tìm
tịi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm sát sao, tổ chức các giờ mẫu để giáo viên
1


dự giờ rút kinh nghiệm.
* Khó khăn:
- Bên cạnh đó dù cùng độ tuổi nhưng khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ
khơng đồng đều, trẻ cịn nhút nhát khi tham gia hoạt động, một số trẻ hát tiếng
địa phương, một số trẻ quá hiếu động còn một số trẻ lại chưa chủ động mạnh
dạn, tự tin trong học tập.
* Kết quả của thực trạng:
Năm học 2019 - 2020 lớp 4-5 tuổi do tơi phụ trách có số lượng là 25 trẻ,
qua giờ hoạt động âm nhạc tôi đã khảo sát trẻ ở lớp để đánh giá khả năng hứng
thú, tính tích cực trong hoạt động âm nhạc của trẻ. Kết quả như sau:
KHẢO SÁT TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG
ÂM NHẠC
KẾT QUẢ
Tổng
Đạt
Chưa đạt

số
Nội dung khảo sát
trẻ
Số trẻ
%
Số trẻ
%

25

Trẻ tích cực trong hoạt động:
Hát
Trẻ tích cực trong hoạt động:
Vận động theo nhạc
Trẻ tích cực trong hoạt động:
Âm nhạc tổng hợp

10

40%

15

60%

12

48%

13


52%

11

44%

14

56%

Từ thực trạng trên tôi thấy vấn đề là cần tìm ra biện pháp để khắc phục và
cần áp dụng có hiệu quả biện pháp đó.
2.2 . Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi thơng
qua việc phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động có chủ định.
2.3. Biện pháp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và hoạt
động giáo dục đối với thực tiễn nhà trường
Để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi thì việc phát
huy tính tích cực của trẻ có thể áp dụng ở tất cả các nhóm lớp 4-5 tuổi. Bởi tính
tích cực của trẻ ln là tiền đề cho sự thành công của hoạt động. Để phát huy
được tính tích cực của trẻ trong giáo dục âm nhạc là vơ cùng cần thiết vì trẻ
được tiếp cận âm nhạc, cảm thụ âm nhạc một cách tuyệt đối khơng thụ động,
máy móc. Vì thế để trẻ hoạt động tích cực thì việc xác định nội dung trong tâm
lại là tiền đề cho việc thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc. Vậy để phát huy
tính tích cực nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc cho trẻ tôi đã nghiên cứu cụ
thể trong từng tiết dạy âm nhạc dành cho trẻ 4-5 tuổi.
a. Dạy hát là trọng tâm:
Để tiến hành dạy hát có hiệu quả với một bài hát mới phải giúp trẻ thể
hiện cảm xúc một cách tự nhiên và bộc lộ hết khả năng của mình. Tơi thay

đổi các hình thức hát mới đầu nên cho trẻ hát cả bài cùng cô rồi đến hát nối
2


tiếp mục đích là để trẻ thuộc lời và biết nối tiếp câu (đoạn). Sau đó tổ luân
phiên hát nối tiếp để trẻ có dịp nghỉ ngơi, theo dõi hoặc hoà nhập đúng lúc
với các bạn. Chú ý thay đổi tư thế, vị trí đứng hay ngồi, vịng trịn hay đối
mặt… cho trẻ đỡ mỏi, đỡ chán.
Trong giờ học hát không nhất thiết là phải ấn định trẻ hát mà nên khuyến
khích sự hứng thú và tính tích cực của trẻ bằng nhiều cách. Nếu mục đích của
hình thức hát cả lớp, hát theo tổ là giúp trẻ thuộc bài hát và thể hiện cùng nhau
thì việc thể hiện theo nhóm và cá nhân lại vơ cùng cần thiết để phát huy tính tích
cực của trẻ giúp giờ học đạt hiệu quả hơn nhiều.

Hình ảnh : Thay đổi hình thức cho trẻ hát
Không nên ấn định gọi trẻ lên hát khi trẻ thực sự khơng thích. Tơi khơi
gợi ý thích và sự tự tin của trẻ bằng cách hỏi trẻ
Ví dụ: Các con thấy bài hát như thế nào? cô nghĩ bạn nào cũng hát
giỏi và làm được ca sĩ đấy. Những ca sĩ nhí hãy xung phong lên hát cho
khán giả nghe nào?
Nhiều trẻ giơ tay đó chính là thành cơng của việc phát huy tính tích cực
của trẻ. Lúc này không nhất thiết là chỉ mời một đến hai nhóm mà có thể 3 đến 4
nhóm hay 2-3 cá nhân lên thể hiện và cũng có thể bớt 1 chút thời gian ở hai phần
kết hợp nghe hát và trò chơi mà vẫn đảm bảo thời lượng của hoạt động tránh sự
nhàm chán.
* Với việc phát huy tính tích cực bằng cách này kết quả giờ học được
nâng cao rõ dệt .
b. Dạy vận động theo nhạc là trọng tâm:
Vận động theo nhạc bao gồm nhiều hình thức:
+ Vỗ tay kết hợp (dụng cụ) theo nhịp, phách.

+ Vận động tự do theo cảm nhận âm nhạc của riêng mình.
+ Các động tác múa
Khi hướng dẫn cho trẻ vận động theo nhạc động tác khơng nên q khó
khiến trẻ khơng thực hiện được thì sẽ khơng phát huy được tính tích cực của trẻ
3


vì vậy tơi ln đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ.

Hình ảnh : Trẻ vận động múa
Ví dụ: Bài hát nào dễ múa thì đưa động tác múa vào cịn những bài hát
khó kết hợp động tác múa thì sẽ vỗ theo nhịp phách.
Phần làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác
tồn vẹn. Nếu là hát kết hợp vận động vỗ tay theo nhịp phách thì tơi sử dụng các
nhạc cụ: Xắc xơ, phách tre, phách dừa, mõ…tôi làm mẫu chậm tiếng gõ, cách
gõ, cho trẻ tập chậm rồi mới nhanh dần theo tốc độ bình thường. Tuy nhiên
trong tiết học cũng khơng nhất thiết phải sử dụng nhạc cụ từ đầu đến cuối tiết
học mà có thể thay đổi hình thức vận động bằng vẫy tay, lắc mông hoặc dậm
chân… tùy vào sự hứng thú sáng tạo thêm của trẻ.
Ngoài ra khi dạy vận động để phát huy tính sáng tạo của trẻ tôi thường
cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ.
Ví dụ: Bài “ Nhà của tơi”- Nhạc và lời Thu Hiền. Ngồi cho trẻ múa
theo động tác của cơ ở phần cả lớp và tổ đến khi thực hiện theo nhóm, cá
nhân thì tơi cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ (1-2 trẻ) và cho cả lớp vận
động theo trẻ đó.
Với hình thức tổ chức dạy vận động như trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tự tin,
thoải mái khi hoạt động âm nhạc và đặc biệt trẻ tiếp thu bài rất tốt.
c. Âm nhạc tổng hợp - biểu diễn:
Đây là một hoạt động có thể đánh giá tính tích cực và khả năng âm nhạc
của trẻ. Cuối mỗi chủ đề nên tổ chức âm nhạc tổng hợp biểu diễn khuyến khích

trẻ thể hiện những bài hát điệu múa, trị chơi có trong chủ đề, tơi lựa chon 3 đến
4 nội dung âm nhạc kết hợp trò chơi, nghe hát và cùng trẻ biểu diễn.

4


Hình ảnh: Trẻ biểu diễn âm nhạc
Để trẻ tham gia hoạt động này một cách hứng thú, tích cực tơi tạo những
yếu tố bất ngờ như đóng vai nhân vật, sử dụng trang phục, sử dụng dụng cụ biểu
diễn đơn giản hay nhân dịp sinh nhật, ngày lễ nào đó… tùy vào hiện thực. Và
cũng có thể tổ chức như liveshow âm nhạc, tổ chức thoải mái như trò chơi âm
nhạc trên truyền hình tơi giới thiệu gây hứng thú như một MC chương trình.
Khi đã tạo được sự hứng thú của trẻ ngay từ đầu thì việc trẻ tích cực cơ
chỉ cần thêm chút thủ thuật nữa.
Ví dụ: Cho 3 đội biểu diễn thi đua bốc thăm hoặc đăng ký các bài hát
trong chủ đề mà trẻ yêu thích để trẻ biểu diễn.
Để cho trẻ một chút chuẩn bị tinh thần thoải mái ở những phần tiếp theo
cơ có thể biểu diễn giao lưu cùng trẻ (Cô hát trẻ múa cùng cơ) và tổ chức trị
chơi âm nhạc.
Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi thì
việc phát huy tính tích cực là biện pháp có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới
dạy học và hoạt động giáo dục đối với thực tiễn nhà trường nói chung và hoạt
động âm nhạc nói riêng.
2.4. Các kết quả minh chứng đạt được khi áp dụng biện pháp
Sau một thời gian thực hiện biện pháp tôi thu được kết quả như sau:

5


KHẢO SÁT TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC


Tổng
số
trẻ

25

Nội dung khảo
sát

KẾT QUẢ
Đạt

Chưa đạt
Số trẻ
%

Số trẻ

%

Trẻ tích cực trong
hoạt động: Hát

21

84%

4


16%

Trẻ tích cực trong
hoạt động: Vận
động theo nhạc

22

88%

3

12%

Trẻ tích cực trong
hoạt động: Âm
nhạc tổng hợp

22

88%

3

12%

Như vậy, chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi lớp tôi được nâng
lên rõ rệt so với số liệu điều tra đầu năm. Kết quả thu được rất khả quan, hầu hết
số trẻ trong lớp đã u thích mơn học âm nhạc và nhiều trẻ có khả năng cảm thụ
âm nhạc rất tốt.

Tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, sinh động hơn, thoải mái
hơn, trẻ hứng thú học nhất là trẻ đã tham gia các hoạt động một cách tích cực.
Cơ và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ ở lớp mạnh dạn tự tin hơn trước rất
nhiều. Nhiều cháu tham gia vào đội văn nghệ của lớp, của trường và biểu
diễn rất tự nhiên.
3. Kết luận
Qua nghiên cứu thực hiện biện pháp tôi nhận thấy việc nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong
trường Mầm non Ngọc Trạo. Để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ
nói chung và giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mầm non
Ngọc Trạo nói riêng thì việc phát huy tính tích cực của trẻ là biện pháp tối ưu.
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực coi trọng việc tăng cường tổ
chức các hoạt động của trẻ. Trẻ hoạt động càng tích cực thì sự phát triển của trẻ
càng nhanh. Trẻ được cuốn hút vào các hoạt động, được tự tìm tịi, khám phá,
trải nghiệm, chiếm lĩnh các tri thức, kỹ năng của cuộc sống. Để làm được điều
này, giáo viên khơng “làm hộ trẻ”, khơng “bắt” trẻ phải thích bài hát này, điệu
bộ kia. Khi cho trẻ tiếp cận với ngôn ngữ âm nhạc, giáo viên cho trẻ hoạt động
càng nhiều càng tốt thơng qua trị chơi, biểu diễn … Việc trải nghiệm thực tiễn
sẽ giúp trẻ tiếp cận với âm thanh âm nhạc một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi thông
qua việc phát huy tính tích cực của trẻ trong trường mầm non là điều mà tôi nghĩ
rằng tất cả các cô giáo phụ trách độ tuổi này đều mong muốn làm được. Vì vậy
cần thường xuyên nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành âm nhạc đồng thời
tích cực tìm tịi những biện pháp tốt cho trẻ hoạt động phù hợp.
6


Trên đây là bài thuyết trình của tơi, rất mong nhận được góp ý của
ban giám khảo để tơi hồn thành biện pháp và ứng dụng tốt hơn trong
những năm học sau.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của hiệu trưởng

Nguyễn Thị Thu

Bỉm Sơn, ngày 6 tháng 11 năm 2020
Người thực hiện

Lê Thị Hòa

7



×