Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Sử dụng mô hình camels để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng ACB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 69 trang )

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

----------

BÀI THẢO LUẬN
SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Nhóm: ATC
Lớp: Quản trị Ngân hàng, nhóm 11

Hà Nội, tháng 09 năm 2014


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CAMELS ........................... 2
1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Error! Bookmark not defined.2
2. MÔ HÌNH CAMELS ......................................................................................... 3
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU THÔNG QUA MÔ


HÌNH CAMELS ................................................................................................... 4
I. MỨC ĐỢ AN TOÀN VỚN ................................................................................ 4
1.1. Vớn điều lệ và mức độ đủ vốn của ACB ........................................................ 4
1.2. Chất lượng nguồn vốn của NHTM ................................................................. 5
1.3. Xu hướng thay đổi nguồn VCSH .................................................................... 7
1.4. Mức độ đòn bẩy tài chính................................................................................ 8
1.5. Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng ............................................ 9
1.6. Hiệu quả sử dụng VCSH ............................................................................... 10
1.7. Khả năng chịu đựng rủi ro của NHTM với quy mô vốn ............................... 11
II. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN .............................................................................. 13
2.1. Mức độ tập trung danh mục cho vay tại ngân hàng ...................................... 13
2.1.1. Theo loại tiền vay ....................................................................................... 14
2.1.2. Theo kỳ hạn vay ......................................................................................... 15
2.1.3. Theo thành phần kinh tế ............................................................................. 16
2.1.4. Theo ngành nghề kinh doanh ..................................................................... 17
2.1.5. Theo khu vực địa lý.................................................................................... 19
2.2. Chất lượng danh mục đầu tư ......................................................................... 20
2.3. Tài sản cố định .............................................................................................. 21
III. NĂNG LỰC QUẢN LÝ ................................................................................ 22
3.1. Bộ máy tổ chức quản lý, ban quản trị ........................................................... 22
3.2. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng .......................................................... 26
3.3. Các chính sách quản lý khác ......................................................................... 28


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

3.4. Sự tuân thủ pháp luật và quy định ................................................................. 30
3.5..Kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................................... 31
IV. KHẢ NĂNG SINH LỜI ................................................................................ 35
4.1. Lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn chủ sở hữu ............................................... 35

4.2. Lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn điều lệ ...................................................... 40
4.3. Thu lãi trên tài sản có sinh lời bình quân ...................................................... 40
4.4. Chi lãi trên tài sản có lời bình quân .............................................................. 41
4.5. Tổng chi phí/Tổng thu nhập .......................................................................... 41
4.6. Lợi nhuận trên tổng thu nhập ........................................................................ 42
4.7. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ................................................................ 42
4.8. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần ................................................................................. 43
4.9. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần ....................................................................... 44
V. MỨC ĐỘ THANH KHOẢN ......................................................................... 44
5.1. Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn.................................................................... 44
5.2. Các chỉ số thanh khoản ................................................................................. 44
5.3. Phân tích tương quan giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay ................................. 47
VI. MỨC ĐỘ NHẠY CẢM ĐỐI VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG ........................ 51
6.1. Mức nhạy cảm với lãi suất ............................................................................ 52
6.3. Mức nhạy cảm với tỷ giá hối đoái................................................................. 52
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU .................................................................................................. 55
I. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO ............................................. 55
1.1. Quản trị rủi ro về tín dụng ............................................................................. 55
1.2. Quản trị rủi ro thanh khoản ........................................................................... 56
1.3. Hạn chế rủi ro về thị trường .......................................................................... 58
1.4. Phòng chống rủi ro về pháp luật ................................................................... 58
II. ĐẨY MẠNH SỰ KHÁC BIỆT VÀ ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM ............. 59
III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC .................................. 60
IV. CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ............................... 60


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí


V. HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH MARKETING... 61
5.1. Công tác quảng bá hình ảnh .......................................................................... 61
5.2. Công tác nghiên cứu thị trường ..................................................................... 61
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 63


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB các năm
2011, 2012, 2013 và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2014.

2. Các website:
- acb.com.vn – Trang web của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- sbv.gov.vn – Trang Web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- cafef.vn – Kênh thông tin tài chính – kinh tế Việt Nam


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

LỜI MỞ ĐẦU

Robert Kiyosaki – nhà đầu tư, doanh nhân nối tiếng thế giới từng nói rằng :
« Điều quan trọng khơng phải là bạn kiêm được bao nhiêu tiền mà là giữ được bao
nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền ấy
cho bao nhiêu thế hệ ». Quả đúng như vậy, xét trên khía cạnh một doanh nghiệp

hoạt động kinh doanh trên thị trường, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của nó
không chỉ dừng lại ở con số tĩnh, mà còn là sự thay đổi, chuyển dịch, vận động
trong nhiều mối quan hệ khác nhau, trên nhiều phương diện khác nhau, không chỉ
giúp ta nhìn lại những gì đã đạt được trong quá khứ, đang diễn ra ở hiện tại mà còn
giúp định hướng tầm nhìn chiến lược phát triển trong tương lai. Đới với mợt
« doanh nhiệp đặc biệt » như ngân hàng thương mại, để đánh giá một cách toàn diện
và tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta có thể sử dụng một mô hình phân
tích phổ biến và hiệu quả, được áp dụng ngày càng rộng rãi ngày nay, mô hình
CAMELS.
Trong phạm vi yêu cầu thảo luận của bộ môn Quản trị Ngân hàng, nhóm
ATC xin phép sử dụng mô hình CAMELS để phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động
của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, kết hợp với những thông tin tài chính
và phi tài chính được tổng hợp từ báo cáo thường niên của ngân hàng giai đoạn
2011 – 2013 và những kết quả hoạt động kinh doanh được cập nhật trong các báo
cáo bộ phậ năm 2014.
Do có phần hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm phân tích
và đánh giá, nên bài thảo luận khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận
được sự hướng dẫn, góp ý, bổ sung của thầy giáo để bài thảo luận được hoàn thiện
hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CAMELS

1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia

Commercial Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào
hoạt đợng kinh doanh sau ngày 4 tháng 6 năm 1993. Trong định hướng phát triển
của mình, ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: định hướng khách hàng,
quản lý rủi ro, tài chính bền vững, năng suất hiệu quả và đạo đực kinh doanh. Các
giá trị cốt lõi của ACB được xác định là chính trực, cẩn trọng, cách tân, hài hòa và
hiệu quả. Trong lĩnh vực tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến
khách hàng nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Trong lĩnh
vực tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân
hàng, nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và
tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng, và
thúc đẩy hoạt động tự kinh doanh.
Đến 31/05/2014, ACB có 346 chi nhánh và phịng giao dịch đang hoạt đợng
tại 47 tỉnh thành trong cả nước.Tính theo sớ lượng chi nhánh và phịng giao dịch và
tỷ trọng đóng góp của mỡi khu vực vào tởng lợi nḥn Ngân hàng, thì Thành phớ
Hờ Chí Minh, miền Đơng Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường
trọng yếu của Ngân hàng
Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm:
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn
khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng
thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
Vào năm 2013, tuy còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/2012, ACB đã
trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân
hàng truyền thống và thu hẹp hoạt động đầu tư. Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu
khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết quả mà ACB đạt được là đáng
khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khan và nỗ lực khắc phục và xử lý các vẫn đề
tồn đọng của mình. Tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có
mức đợ tăng trưởng khả quan về huy đợng và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm
soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

bán nợ cho Cơng ty Quản lý tài sản của các tở chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
ACB cũng kéo giảm hệ sớ chi phí/thu nhập x́ng cịn khoảng 66%, giảm 7% so với
năm 2012. Về nhân sự, quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp
quản lý được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp
xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Tình hình hoạt đợng ba năm từ
2011 đến 2013 cũng được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được
điều chỉnh cho giai đoạn 2014 – 2018.
2. MÔ HÌNH CAMELS
Mô hình CAMELS là một công cụ hiệu quả được sử dụng rộng rãi từ lâu trên
thế giới, áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của
ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí
và thực hiện được các nghĩa vụ của mình, được đánh giá thông qua đánh giá mức độ
đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS
dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó
là:
- Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy)
- Chất lương tài sản có (Asset quality)
- Năng lực quản lý (Management competence)
- Khả năng sinh lời (Earnings strength)
- Mức độ thanh khoản (Liquidity risk exposure)
- Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (Sensity)
Nhóm ATC xin được sử dụng mô hình CAMELS kết hợp với các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan của NHNN để tiến hành phân tích, đánh giá hoạt
động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, dựa trên những thông
tin trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của ngân hàng từ năm 2011 đến
nay.



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)
THÔNG QUA MÔ HÌNH CAMELS

I. MỨC ĐỘ AN TOÀN VỚN
Đới với ngân hàng, vớn tự có có vai trị vơ cùng quan trọng, chẳng những nó
đảm bảo an tồn vớn, tạo cơ sở cho huy đợng vớn, tạo cơ sở để ngân hàng thực hiện
cho vay, đầu tư, kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động,
mở rộng đối tượng khách hàng. Vốn tự có cịn giúp cho ngân hàng tự chủ hơn, sử
dụng để mua sắm tài sản cố định, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, để phát triển
bền vững, hoạt đợng ởn định. Ngồi ra, vớn tự có cũng xác định vị thế của ngân
hàng.
1.1. Vốn điều lệ và mức độ đủ vốn của ACB theo các quy định về đảm bảo an tồn
vớn tới thiểu trong hoạt động mà NHNN quy định
- Vốn điều lệ là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ
của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi NHTM được thành lập, nó phản ánh
quy mô hoạt động của NHTM. Nếu vốn điều lệ của ngân hàng cao, chứng tỏ ngân
hàng có quy mô hoạt động lớn và ngược lại, nếu vốn điều lệ ít thì quy mô hoạt động
vủa ngân hàng cũng nhỏ.
Nghị định số 141/2006/NĐ – CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định
về số vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM phải bằng vốn pháp định là 3000 tỷ VND
thì ACB (tính từ năm 2011) duy trì vốn điều lệ ở mức 9.376.965 triệu VND.
- Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải
có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng
liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn
cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Bằng tỉ lệ này ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán
các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi
ro vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn
xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở
Việt Nam theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỉ lệ này được quy
định là 9%. Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp
dụng phổ biến là 8%.
Bảng II.1.1: Hệ số an toàn vốn CAR của ngân hàng ACB giai đoạn 2011 – 2013
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

9.25%

13.52%

14.66%

CAR

Các chỉ tiêu tài chính về an tồn trong hoạt đợng ngân hàng đều tớt. Hệ sớ an

tồn vớn CAR của ACB năm 2013 là 14,66%, so với mức 13,52% của năm 2012 và
cao hơn nhiều so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước. Hệ số CAR cao được
ví như lớp đệm giúp ngân hàng chống lại cú sớc bên ngồi và bảo vệ người gửi tiền
tớt hơn. Như vậy, ACB đáp ứng khá tốt mức độ đủ vớn theo các quy định về đảm
bảo an tồn vốn tối thiểu trong hoạt động mà NHNN quy định.
1.2. Chất lượng nguồn vốn của NHTM
Vốn cấp 1 = vốn điều lệ + quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ + quỹ đầu tư phát triển
nghiệp vụ + lợi nḥn khơng chia
Chỉ sớ an tồn vớn cấp 1 =

Vốn cấp 1
Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro

+ Chỉ số này thể hiện khả năng khả năng đảm bảo mỗi đồng vốn ròng của cổ
đông góp vào bằng những tài sản của ngân hàng đã điều chỉnh rủi ro. Chỉ số này
được tính toán bằng cách chia Vốn cấp 1 (Tier 1) cho tổng tài sản đã điều chỉnh rủi
ro (Risk-weighted assets). Vốn câp 1 được hiểu như là tổng vốn góp của cổ đông và
những phần vốn cổ đông được hưởng nhưng không nhận lại (payout), mà để đó để
tiếp tục phát triển ngân hàng, nó bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại, các quỹ bao
gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát
triển. Đây có thể coi là nguồn vốn cốt lõi (core capital) của mỗi ngân hàng
+Tỷ lệ này càng lớn, trước tiên thể hiện khả năng chịu đựng được những rủi ro
không thu hồi được vốn (tài sản rủi ro) của ngân hàng, ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

đợng và khơng chịu nhiều tổn thất. Thứ hai là thể hiện mức độ rủi ro trong tương
đối, tỷ lệ này lớn đồng nghĩa với rủi ro của ngân hàng nhỏ hơn. Thứ 3, nó thể hiện
khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ.

Bảng II.1.2: Vốn cấp 1 của ngân hàng ACB giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
2011

2012

2013

Vốn điều lệ

9.376.965

9.376.965

9.376.965

Các quỹ

1.753.237

2.582.364

2.034.952

828.890

665.123

1.351.706


11.959.092

12.624.452

12.763.623

Lợi nḥn khơng
chia
Vốn cấp 1

Các tỷ lệ an tồn vốn luôn cao hơn mức quy định. Điều này thể hiện ở ng̀n
vớn cấp 1 dời dào. Với tình hình tài chính khá lành mạnh, tỷ lệ an tồn vớn tối thiểu
CAR của ACB luôn cao hơn mức quy định là 9% của NHNN. Trong đó, tổng nguồn
vốn của ACB chủ yếu đến từ nguồn vốn cấp 1 dồi dào liên tục được bổ sung qua
các năm. Nguồn vốn cấp 2 hầu như không đáng kể. Nguồn vốn cấp 1 được bổ sung
qua các năm từ các quỹ và lợi nhuận không chia. Nguồn vốn này của ngân hàng Á
Châu cũng ln được duy trì khá ởn định trong giai đoạn này.
Để phản ánh chính xác hơn khả năng an tồn vớn, loại trừ lợi thế thương mại
và tài sản vơ hình ra khỏi tởng tài sản và tính Tỷ lệ đòn bẩy Vốn cấp 1. Sau khi đạt
mức cao nhất 7.4% năm 2008, tỷ lệ này liên tục giảm và chỉ còn 4.3% năm 2011.
Theo thông lệ quốc tệ, việc tỷ lệ đòn bẩy vốn cấp 1 giảm xuống dưới 5% là tín hiệu
cần phải chú ý. Tuy nhiên, tính đến 30/6/2012, tỷ lệ đòn bẩy vốn cấp 1 của ACB đã
tăng lên trên 5% (đạt 5.3%) sau khi ngân hàng thực hiện tăng vốn thành công vào
quý 1/2012.
Về khả năng tự cân đối vốn của ACB tương đối tốt. Đây là phần vốn chủ sở
hữu của ngân hàng và khả năng của ngân hàng đáp ứng các món vay ngày càng mở
rộng cũng như các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà ngân hàng cần đạt
được. Hệ thớng phân tích CAMELS xem xét khả năng của ngân hàng trong việc
huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như
chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động. Trên thực tế,



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

nhờ có ng̀n vớn dời dào và tương đới ởn định, ACB có khả năng tự cân đới vớn
để đáp ứng các món vay ngày càng mở rợng của mình.
1.3. Xu hướng thay đổi nguồn VCSH
Bảng II.1.3: Xu hướng thay đổi nguồn VCSH (đv: triệu đồng)

Tổng vốn chủ
sở hữu
Tỷ lệ
VCSH

tăng

2011

2012

2013

11.959.092

12.624.452

12.504.202

5%


6%

-1%

Về quy mô VCSH: Nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm
với tốc độ tăng trưởng VCSH bình quân 5 năm (từ 2009 – 2013) đạt 13%. Trong đó,
vốn điều lệ liên tục được bở sung, giúp cho hệ sớ an tồn vốn tối thiểu CAR của
ngân hàng luôn được đảm bảo trên 9%. Trong năm 2012, ACB tăng vốn điều lệ
thêm 3000 tỷ đồng lên 12300 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng thêm được lấy từ lợi nhuận
chưa phân phối, từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và từ chào bán cổ phiếu ra công
chúng.
Biểu đồ II.1.3. Tính hình vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2013

14000000
12000000
10000000

11959092
9376965

12624452
9376965

12504202
9376965

8000000
6000000
4000000
2000000

0
Năm 2011
Vốn điều lệ (triệ u đồ ng)

Năm 2012

Năm 2013

Vốn chủ sở hữu (triệ u đồ ng)


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Năm 2012, tởng ng̀n vớn huy động từ thị trường đạt 145 616 tỷ đồng, vốn
chủ sở hữu đạt 12 624 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 9 377 tỷ đồng. Mặc dù Vốn điều lệ
được tăng liên tục để cải thiện tình hình tài chính của ACB tuy nhiên vẫn khơng
tăng vượt so với sự tăng trưởng lớn mạnh của tổng tài sản trong đó chiếm tỷ lệ tăng
cao là Tổng dư nợ qua từng năm.
1.4. Mức độ địn bẩy tài chính
Mức đợ đòn bẩy tài chính L = Tởng nợ phải trả / Vớn chủ sở hữu
Bảng II.1.4: Mức độ địn bẩy tài chính
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tởng nợ phải trả (triệu
đờng)


269.060.227

163.683.155

154.094.787

Tởng vớn chủ sở hữu
(triệu đờng)

11.959.092

12.624.452

12.504.202

Mức đợ đòn bẩy tài
chính

22,5

12,97

12,32

Mức đợ đòn bẩy tài chính trung bình của ngành là 12.5. trong khi đó, tỷ lệ
này của ngân hàng ACB năm 2011 là quá cao (22,5). Năm 2012, hệ số này giảm
xuống còn 12.97 nhưng vẫn tương đối cao so với các ngân hàng trong nhóm 1 như
VCB (10.0), STB (11.1), EIB (10.7). Nguyên nhân do nợ phải trả tăng nhanh hơn
tốc độ tăng của VCSH. Tốc độ tăng trung bình của nợ phải trả giai đoạn này là 36%
trong khi tốc độ tăng trung bình của VCSH chỉ đạt 17%. Trong đó, VCSH tăng do

vốn điều lệ không ngừng được bổ sung từ 6 355 tỷ đồng năm 2008 lên 9 377 tỷ năm
2011, các quỹ và lợi nhuận sau thuế cũng biến động theo xu hướng tăng tương ứng;
nợ phải trả tăng chủ yếu do tăng trưởng vốn tiền gửi với tốc độ tăng trung bình
33%, phát hành giấy tờ có giá cũng tăng trung bình 44%.
Việc ACB có xu hướng ngày càng mạo hiểm hơn trong việc sử dụng hệ sớ
đòn bẩy tài chính mợt mặt mang lại khả năng sinh lợi cao song đờng thời đẩy ngân
hàng vào tình trạng cơ cấu vớn kém an tồn. Tuy nhiên, sớ liệu năm 2012 cho thấy
những nỗ lực của ngân hàng trong việc khắc phục tình trạng này.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.5. Mức độ rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng
Về các cam kết ngoại bảng: trong quá trình kinh doanh bình thường, ACB
thực hiện nhiều cam kết ngoại bảng khác nhau. Các cam kết này bao gồm các khoản
bảo lãnh, thư tín dụng. Tỷ trọng giữa thư tín dụng với các khoản bảo lãnh không
chênh lệch nhau quá lớn.
Bảng II.1.5 : Cam kết ngoại bảng ( Đơn vị tính: triệu đờng)

Chỉ tiêu

Thư tín
dụng
Bảo lãnh
Tởng

Năm 2011

Năm 2012


Năm 2013

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

756.488

43,8%

1.629.857

54,2%

2.556.324

55,4%

970.399

56,2%


1.380.674

45,8%

2.066.305

44,6%

1.726.887

100%

3.010.531

100%

4.622.629

100%

Nhìn chung, doanh số cam kết ngoại bảng của ACB tăng qua các năm. Tuy
nhiên, doanh số này vẫn rất nhỏ so với dư nợ cho vay của ngân hàng. Trong đó, các
khoản mục bảo lãnh chiếm tỷ trọng nhiều hơn, thường trên 50%. Tính đến thời
điểm 31/12/2011, hoạt động bảo lãnh của ACB tăng trưởng 76.1% so với thời điểm
cuối năm 2010. Tuy nhiên đến cuối năm 2012, số dư bảo lãnh của ACB chỉ tăng
trưởng 1.63% do tình hình suy thoái kinh tế chung. Đến 31/12/2012, ACB chỉ phải
trả thay khách hàng hơn 5 262 triệu đồng (chiếm 0.07% sớ dư bảo lãnh cùng thời
điểm này). Như vậy, nhìn chung hoạt động bảo lãnh của ACB diễn ra ổn định
nhưng tăng trưởng chậm trong giai đoạn này.
Rủi ro hoạt động ngoại bảng là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân

hàng phát triển các hoạt động ngoại bảng. Chẳng hạn trong trường hợp bảo lãnh
công ty phát hành trái phiếu, nếu cơng ty này phá sản thì ngân hàng phải đứng ra
thanh tốn tồn bợ gớc và lãi chứng khốn do cơng ty phát hành.
Các hoạt đợng ngoại bảng của ACB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho
vay và các hình thức bảo lãnh. Tỷ trọng các cam kết giao dich ngoại hối như cam
kết mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward) và quyền chọn mua/ bán ngoại tệ có tỷ lệ
rất nhỏ. ACB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng, phần lớn các khoản bảo lãnh
đều có tài sản thế chấp. HĐTD quyết định các hạn mức bảo lãnh cấp cho các cá


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

nhân và doanh nghiệp trên cơ sở được thẩm định chặt chẽ , được xem xét như khoản
vay.
Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng của ACB chủ yếu bao gồm các khoản cam
kết cho vay và các hình thức bảo lãnh. Mợt xu hướng đang phát triển mạnh mẽ
trong hoạt động của một ngân hàng hiện đại là việc mở rộng các nghiệp vụ ngoại
bảng. Theo định nghĩa hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân
đối tài sản (nội bảng). Tuy nhiên, các hoạt đợng ngoại bảng có ảnh hưởng tới trạng
thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, bởi vì các hoạt đợng ngoại bảng có
thể tạo ra những tài sản có và tài sản nợ bở sung cho bảng cân đới nợi bảng. Ví dụ
về hoạt động ngoại bảng của ngân hàng như phát hành tín dụng dự phịng bảo lãnh
cho cơng ty phát hành trái phiếu. Rất nhiều công ty không thể phát hành được trái
phiếu nếu khơng có bảo lãnh của ngân hàng.
X́t phát từ tính chất của các hoạt đợng ngoại bảng là ngân hàng thu được
lãi trong khi không phải sử dụng vớn kinh doanh cho nên đã khún khích các hoạt
đợng ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, những hoạt động này cũng tiềm
ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn, trong trường hợp cơng ty phát hành trái phiếu phá sản
thì ngân hàng phải đứng ra thanh tốn tồn bợ gớc và lãi chứng khoán do công ty đó
phát hành, điều này dẫn đến bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân

đối tài sản nội bảng, nghĩa là ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình để
trang trải những cam kết trong thư bảo lãnh. Trong thực tế, những trường hợp thua
lỗ nghiêm trọng trong các hoạt động ngoại bảng đã trở thành những nguyên nhân
chính khiến cho ngân hàng có thể phá sản.
1.6. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng VCSH = Lợi nhuận sau thuế / VCSH
Bảng II.1.6: Hiệu quả sử dụng VCSH (Đơn vị: triệu đồng)

Lợi nhuận
thuế

sau

VCSH
Hiệu quả sử dụng
VCSH

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

3.207.841

784.040

826.493

11.959.092


12.624.452

12.504.202

26,82%

6,21%

6,61%


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng
vốn của người quản lý doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Qua
bảng trên thấy được, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ACB giai đoạn năm
2012 trở về trước được đánh giá khá tốt khi tỷ suất hiệu quả sử dụng VCSH luôn ở
mức cao (từ 20 – 30%) cho thấy hiệu quả sinh lời cao của mỗi đồng vốn chủ sở hữu
ngân hàng bỏ ra, cũng như khả năng sử dụng và quản lý tốt vốn chủ sở hữu của
ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2012 do sự bất ổn trong bộ máy lãnh đạo cấp cao dẫn
đến sự sụt giảm mạnh mẽ của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCSH khi chỉ tiêu này
giảm đột ngột từ 26.82% xuống chỉ còn 6.21% năm 2012 và 6.61% năm 2013. Đến
thời điểm hiện tại, ngân hàng này đã có những chuyển biến phục hồi tuy nhiên hiệu
suất này chưa thực sự được cải thiện.
1.7. Khả năng chịu đựng rủi ro của NHTM đối với quy mô vốn
+ Xác định VCSH trong quan hệ với tiền gửi
Bảng II.1.7: VCSH/tiền gửi (Đơn vị: triệu đờng)
Năm 2011


Năm 2012

Năm 2013

VCSH

11.959.092

12.624.452

12.504.202

Tiền gửi

86.349.838

27.540.972

10.280.841

0,14

0,46

1,22

VCSH/tiền gửi

Có nhiều quan niệm cho rằng tỷ lệ VCSH trên tiền gửi càng cao thì càng an
tồn. Do quy mơ tiền gửi phản ánh trách nhiệm chi trả. Các cơ quan quản lý ngân

hàng ở nhiều nước quy định tỷ lệ tối đa VCSH/tiền gửi, coi như tiêu thức để xác
định độ an toàn trong thanh toán liên quan đến quy mô VCSH. Tuy nhiên, tỷ số này
trên thực tế cho thấy không có độ chính xác cao. Theo như bảng 1.7 trên, năm 2012
tỷ lệ này tăng lên gấp nhiều lần do lượng tiền gửi tại và cho vay các tở chức tín
dụng khác giảm đi nhiều lần.
+ Xác định VCSH trong quan hệ với tổng tài sản
Hiện nay, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản dần thay thế tỷ lệ VCSH trên tiền gửi,
xác định mối quan hệ VCSH với các khoản nợ, phản ánh khả năng bù đắp tổn thất
của cam kết hoàn trả của ngân hàng.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Bảng II.1.8: VCSH/Tổng tài sản (Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

VCSH

11.959.092

12.624.452

12.504.202

Tổng tài sản


281.019.319

176.307.607

166.598.989

4,26

7,16

7,51

VCSH/Tổng
sản

tài

+ Xác định VCSH trong quan hệ với tổng nợ
Bảng II.1.9 : Hệ số VCSH/Nợ phải trả (Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng nợ phải trả
269.060.227
163.683.155
154.094.787
VCSH
11.959.092
12.624.452
12.504.202

4,44%
7,71%
8,11%
VCSH/Nợ phải
trả
Tỷ lệ VCSH/Nợ phải trả cho biết khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ số
này càng cao cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng càng tốt, đảm bảo được
khả năng thanh toán nợ của ngân hàng. Hệ số này của ngân hàng ACB tương đối
thấp năm 2011 chỉ đạt 4.11%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã được cải thiện nhờ việc bổ
sung 3000 tỷ đồng vốn điều lệ, khiến cho hệ số này tăng lên 7.71% năm 2012.
KẾT LUẬN: Qua phân tích mức đợ an tồn vớn giai đoạn 2011 – 2013 của
ngân hàng thương mại cở phần Á Châu có thể nhận thấy:
Tuy gặp nhiều những biến cố liên quan đến bộ máy điều hành năm 2012 dẫn đến
những hệ quả về hoạt động kinh doanh, ngân hàng ACB vẫn duy trì được mức an
tồn về vớn xét trên mặt bằng chung của hệ thớng ngân hàng. Hệ sớ an tồn vốn
(CAR) của ACB trong giai đoạn này đều đáp ứng yêu cầu theo thông tư của NHNN
và nhiều năm vượt ngưỡng rất xa. Hơn thế nữa, ngân hàng cũng chú trọng đến việc
bổ sung nguồn vốn điều lệ, cân bằng hệ sớ đòn bẩy tài chính, nâng cao hiệu quả
cơng tác sử dụng nguồn vốn… Từ đó giúp cho ngân hàng có thể đảm bảo được việc
hỡ trợ thanh tốn các khoản nợ đến hạn, đảm bảo cơ cấu vốn an tồn. Ngồi ra, họ
vẫn khơng ngừng đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn vốn để nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các chỉ sớ phân tích gần đây
cũng đã cho thấy những chuyển biến tích cực.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

II. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
Quy mơ, cơ cấu và chất lượng tài sản có qút định sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng. Chất lượng tài sản có phản ánh chất lượng quản lý, khả năng thanh

toán, khả năng sinh lời, và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro
trong hoạt đợng ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản có của nó, nên cùng với việc
đảm bảo có đủ vớn thì việc nâng cao chất lượng tài sản có là ́u tớ quan trọng để
đảm bảo cho ngân hàng hoạt đợng và phát triển an tồn, tránh rủi ro.
Để đánh giá chất lượng tài sản có mà NHTM đang có thể hiện qua các danh
mục cho vay, danh mục đầu tư, tài sản cố định và các khoản mục ngoại bảng của
ngân hàng.
2.1. Mức độ tập trung danh mục cho vay tại ngân hàng
Một cách khái quát, ta có bảng số liệu sau về tình hình cho vay của ngân
hàng
Bảng II.2.1. Tình hình tín dụng giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng tài sản

Tỷ đồng

281.000

176.300

167.000

Tổng dư nợ


Tỷ đồng

102.809

102.800

107.000

Vốn huy động

Tỷ đồng

142.200

140.700

151.000

Tỷ lệ nợ xấu

%

0,88

2,46

3

0,72


0,73

0,71

37

58

64

Chỉ tiêu

Tổng dư nợ/Vốn
huy động
Tỷ lệ cho
vay/Tổng tài sản

%

- Tổng dư nợ/ Vốn huy động:

Chỉ tiêu này cho viết khả năng sử dụng vớn huy đợng của ngân hàng. Nhìn
chung, ngân hàng chưa khai thác tốt nguồn vốn huy động trong cho vay, tỷ số Tổng
dư nợ/Vốn huy động trong 3 năm 2011,2012,2013 đều dưới 1. Nguyên nhân là do
tình hình kinh tế khó khăn, và ngân hàng đang tập trung xử lý các vấn đề tờn đọng
của mình.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí


- Tỷ lệ nợ xấu:
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như khả năng thu
hồi nợ của ngân hàng, giúp đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng. Qua số liệu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm. Năm 2013, tăng
hơn 50 điểm phần trăm so với năm 2012 nhưng tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình
chất lượng tài sản có của ACB. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn,
nhiều doanh nghiệp bị đình đốn sản xuất, hàng hóa tồn kho cao,… thì nợ xấu tăng là
điều khó tránh khỏi. Dù vậy, tỷ lệ nợ xấu vẫn thấp hơn mức bình quân ngành.Vì
vậy, năm 2013 tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự
phịng phải trích lập, chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay tồn đọng của
những năm trước làm biên lãi bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB
vẫn được củng cớ và có hiệu quả.
- Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản:
Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản của ACB trung bình đạt 53% trong 3 năm, cao
nhất là năm 2013 đạt 64%, năm 2011 thấp nhất đạt 37%. Đây cũng là mức an tồn
cho hệ thớng khi đảm bảo tài sản có tính lỏng thấp như các khoản vay không chiếm
tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản.
Mức độ tập trung cho vay theo từng tiêu chí được phân tích cụ thể như sau:
2.1.1. Theo loại tiền vay
Xét theo loại tiền vay, loại tiền tệ chủ yếu cho vay của ACB là VND, tỷ lệ
này luôn chiếm trên 70% trong tổng dư nợ cho vay quy đổi qua các năm và không
ngừng tăng trong giai đoạn 2010 – 2013. Trong khi đó, tỷ lệ ngoại tệ và vàng chiếm
tỷ lệ nhỏ hơn, và có xu hướng giảm. Năm 2012, tỷ lệ ngoại tệ và vàng giảm đáng
kể, giảm khoảng 30% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ này cũng tiếp tục giảm
khoảng 40% x́ng cịn 10 997 368 triệu đồng.
Nguyên nhân về tỷ lệ tiền vay có sự biến đợng như vậy là vì vào thời điểm
năm 2012, 2013, nền kinh tế có sự đi xuống dẫn đến các doanh nghiệp e dè hơn với
việc mở rộng đầu tư nói chung và đầu tư ra thị trường nước ngoài nói riêng. Điều
này khiến cho tỷ lệ cho vay vàng và ngoại tệ có sự sụt giảm. Ngồi ra, nếu cho vay

lượng lớn ngoại tệ có thể khiến ACB chịu nhiều rủi ro về biến động tỷ giá khi mà
vào thời điểm này, tỷ lệ lạm phát cao và tỷ giá không ngừng biến động. Do đó, với
cơ cấu cho vay như vậy, ACB có thể tránh được những rủi ro về biến động tỷ giá.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Theo
loại
tiền
vay
-VND
-Ngoại
tệ và
vàng
Tổng
dư nợ
tín
dụng
Tốc độ
tăng
trưởng

Bảng II.2.1.1: Dư nợ tín dụng theo loại tiền vay của ACB
giai đoạn 2011 – 2013 (đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
101.897.633 Tỷ lệ
101.832.103

Tỷ lệ
106.178.937
Tỷ lệ
(%)
(%)
(%)

75.140.821
26.756.812

73,74
26,26

83.270.270
18.561.833

81,77
18,23

95.181.569
10.997.368

101.897.633

101.832.103

106.178.937

17,6


(0,06)

4,27

89,6
10,4

2.1.2. Theo kỳ hạn vay
Trong giai đoạn 2011 – 2013, ACB có xu hướng chuyển dần từ tập trung cho
vay trung dài hạn sang cho vay ngắn hạn. có thể lý giải là vì trong giai đoạn này,
nền kinh tế đang trong giai đoạn đóng băng, việc cho vay trung và dài hạn tuy mang
lại lợi nhuận cao hơn so với cho vay ngắn hạn, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều nguy
cơ rủi ro. Ngoài ra, xét trong bối cảnh thực tế nguồn huy động của các NHTM nói
chung, các NHTMCP nói riêng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, độ ổn định không
cao, cộng thêm tỷ trọng dùng nguồn vốn ngắn hannj để cho vay trung dài hạn bị
giới hạn bởi quy định của Ngân hàng nhà nước thì cơ cấu cho vay như vậy là hợp
lý. Mặt khác, do lãi suất biến động rất khó lường kể từ năm 2008 trở lại đây, khiến
cho các ngân hàng e ngại cho vay kỳ hạn dài, nhằm tránh rủi ro thanh khoản và rủi
ro lãi suất.
Bảng II.2.1.2: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay của ACB giai đoạn 2011
– 2013 (đơn vị: triệu đồng)
Theo
thời
hạn
vay
-Ngắn

Năm 2011
101.89. 633
Tỷ lệ

(%)

Năm 2012
101.832.103
Tỷ lệ
(%)

Năm 2013
106.178.937
Tỷ lệ (%)

53,316,844

55.878.105

56.837.993

52,32

54,87

53,53


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

hạn
-Trung
hạn
-Dài

hạn
Tổng
dư nợ
tín
dụng
Tốc độ
tăng
trưởng

26,899,822

26,4

18.807.961

18,47

16.685.473

15,71

21,680,967

21,28

27.146.037

26,66

32.655.471


30,76

101.897.633

101.832.103

106.178.937

17,6

(0,06)

4,27

2.1.3. Theo thành phần kinh tế
Với định hướng là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách
hàng chủ yếu của ACB là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong giai đoạn 2010 – 2013, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm trên
35%, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm trên 50%. Thu nhập từ nhóm
khách hàng này là rất lớn do đặc điểm của nền kinh tế nước ta, tuy nhiên các đối
tượng KH này có trình độ quản lý còn kém, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến
cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,…cũng gây trở ngại
không nhỏ cho ACB. Lý do là vì khi cho vay các đối tượng khách hàng này, tình
hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của
môi trường kinh tế xã hợi bên ngồi. Vì vậy kéo theo những rủi ro trong q trình
cấp tín dụng của ACB. Theo đánh giá chung, cơ cấu danh mục theo đối tượng
khách hàng như vậy là hợp lý, phù hợp với thị trường mục tiêu của các ngân hàng
TMCP và xu hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam.
Bảng II.2.1.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại ACB

giai đoạn 2011 – 2013 (đơn vị: triệu đồng)

Theo
thành
phần kinh tế
Doanh nghiệp
nhà nước
Công ty cổ
phần,
CT
TNHH, DNTN
Công ty liên

Năm 2011
Tỷ lệ
(%)
3.237.458
3,18

Năm 2012
Tỷ lệ
(%)
3.185.087
3,13

Năm 2013
Tỷ lệ
(%)
2.625.950
2,47


61.531.015

60,39

53.497.279

52,53

57.043.792

53,72

501.340

0,49

306.256

0,3

536.554

0,51


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

doanh
Cơng ty 100%

807.489
vớn nước ngồi
Hợp tác xã
19.056
Cá nhân, các 35.801.275
đối tượng khác
Tổng
101.897.633

0,79

467.995

0,46

389.598

0,37

0,019
35,13

26.688
44.348.798

0,03
43,55

35.911
45.547.132


0,03
42,9

100

101.832.103

100

106.178.937

100

2.1.4. Theo ngành nghề kinh doanh
ACB tập trung cho vay chủ yếu đối với ngành thương mại và dịch vụ cá
nhân & cộng đồng; kế đến là ngành sản xuất và gia công chế biến. Có thể thấy,
ACB chủ ́u tài trợ đới với những ngành được nhà nước khuyến khích sản xuất
kinh doanh. Lý giải về điều này, nước ta là một nước đang phát triển, các sản phẩm
phục vụ cộng đồng chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn và được nhà nước hỡ trợ, vì thế
cho vay mảng dịch vụ cợng đờng là gói cho vay an toàn đối với ngân hàng, tránh
được nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, kể từ khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp sản
xuất gia công chế biến để xuất khẩu cũng như để tiêu thụ trong nước có xu hướng
ngày càng tăng, vì vậy tập trung cho vay đối tượng này sẽ là một hướng đầu tư đúng
đắn, đem lại nhiều lợi nhuận cho ACB.
Đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, ACB ln duy trì tỷ
lệ cho vay hợp lý, chỉ khoảng dưới 3% trong danh mục cho vay để giảm thiểu
những rủi ro có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng, khi mà tình hình bất đợng
sản đang đóng băng như hiện nay (đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro nếu cho vay
nhiều sẽ có nguy cơ không thu hồi được vốn khi giá bất động sản trên thị trường sụt

giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính).
Đặc biệt, đới với lĩnh vực nhà hàng khách sạn đang ngày càng phát triển,
ACB cũng đã đưa khoản cho vay đối với lĩnh vực mới mẻ này vào danh mục cho
vay của mình.
Tóm lại, qua phân tích cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế, nhận
thấy ngân hàng có mức đợ đa dạng hóa danh mục khơng cao, không chỉ ACB mà
khá nhiều ngân hàng TMCP khác cũng chủ yếu cho vay khoảng 3 – 4 ngành tương
tự nhau, và mức độ rủi ro tập trung khá rõ, biểu hiện ở: tỷ trọng dư nợ của một
ngành so với tởng dư nợ tồn danh mục ở mức cao nhất có thể lên đến trên 30 –
40% tởng dư nợ. Như đã biết, theo quan điểm của ủy ban Basel, khi bất kỳ rủi ro
đơn lẻ/nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tởn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn, tài
sản hoặc tổng tổn thất của ngân hàng thì đều được xem là rủi ro tập trung. Đây là


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

mợt nguy cơ rủi ro tập trung danh mục cho vay theo ngành kinh tế của không chỉ
ACB mà nhiều NHTM Việt Nam hiện nay.
Bảng II.2.1.4: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh tại ACB
giai đoạn 2011 – 2013 (Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2011
Tỷ lệ
(%)
36.550.927 35,87

Thương
mại
Nông,
331.074
0,32

lâm
nghiệp
Sản
14.738.551 14,46
xuất,
gia công
chế biến
Xây
4.827.444 4,74
dựng
DV cá 35.275.324 34,62
nhân
&cộng
đồng
GTVT
3.016.162 2,96
&
Thông
tin liên
lạc
Giáo
105.762
0,10
dục &
Đào tạo
Tư vấn 1.449.056 1,42
& kinh
doanh
BĐS
Nhà

2.174.478 2,13
hàng,
khách
sạn
DV tài 703.228
0,69
chính
Các
2.725.627 2,67

Năm 2012

Năm 2013

33.029.756

Tỷ lệ
(%)
32,44

26.877.644

Tỷ lệ
(%)
25,31

504.030

0,49


988.335

0,93

12.823.620

12,59

20.413.287

19,23

3.200.185

3,25

3.770.152

3,55

43.692.482

42,9

45.309.873

42,67

2.297.638


2,26

3.046.330

2,87

101.094

0,1

116.841

0,11

1.079.051

1,06

2.181.965

2,05

1.816.546

1,78

1.707.964

1,61


631.453

0,62

100

0,0001

2.656.248

2,61

1.766.446

1,66


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

ngành
khác
Tổng

101.897.63
3

100

101.832.103


100

106.178.937

100

2.1.5. Theo khu vực địa lý
ACB cho vay chủ yếu với đối tượng khách hàng tại các thành phớ lớn, có
mức sớng tương đới cao, cũng là nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp quy mơ lớn,
vì vậy nhu cầu vay vớn cao hơn các khu vực khác. Đây là những thị trường tiềm
năng và có tốc độ phát triển cao, do đó lượng vốn cần đi vay cũng cao. Tuy nhiên, ở
những vùng này cũng có sự cạnh tranh rất khốc liệt và nếu khơng có đủ tiềm lực, cả
về tài chính lẫn kinh nghiệm trong kinh doanh thì rất dễ dẫn đến rủi ro khơng đáng
có, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ACB khi cho vay. Có thể thấy rằng, khu
vực TP.Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều khoản vay nhất. Đây cũng là điều khá
dễ hiểu vì đây là thành phố năng động bậc nhất trên cả nước với sự phát triển mạnh
mẽ của các doanh nghiệp và tốc độ phát triển tăng lên không ngừng, đặt ra nhu cầu
vay vốn cũng cao (luôn chiếm trên 55% tỷ trọng vay trên cả nước trong giai đoạn
này).
Bảng II.2.1.5: Dư nợ cho vay theo khu vực địa lý tại ACB giai đoạn
2011 – 2013 (Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2011
Tỷ lệ
(%)

Theo
khu vực
địa lý
TP.Hờ
61.910.902

Chí Minh
Đờng
4.778.822
bằng
sơng Cửu
Long
Miền
6.129.303
Trung
Miền Bắc 23.549.977
Miền
5.528.629
Đơng
Tổng
101.897.633

Năm 2012

Năm 2013
Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

60,76

62.859.940

61,73


59.451.715

55,99

4,69

4.778.952

4,69

6.195.732

5,84

6,02

7.388.079

7,26

9.873.162

9,3

23,11
5,43

19.877.714
6.927.418


19,52
6,80

20.744.765
9.913.563

19,54
9,34

100

101.832.103

100

106.178.937

100


×