Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Nâng cao hiệu quả tài chính và kết quả thực tập tại công ty cổ phần thương mại đầu tư long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.24 KB, 78 trang )

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh, có quan
niệm cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh khả năng lợi dụng những
nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Các doanh nghi ệp kinh doanh
cần đánh giá hiệu quả kinh doanh vì họ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. (TS.
Nguyễn Ngọc Huyền, 2015)
Tuy nhiên trong những hình thái xã hội khác nhau thì bản chất của phạm trù
hiệu quả vận động theo những khuynh hướng khác nhau. Trong xã hội tư bản, nhà tư
bản nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất vì vậy họ có quyền lợi về kinh tế, chính trị.
Chính vì thế việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là đem lại lợi nhuận nhiều hơn
nữa cho nhà tư bản, trong khi đó người lao động có thu nhập có thể thấp hơn nữa.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các tài sản đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, toàn
dân và tập thể. Mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu cầu ngày
càng tăng của mọi thành viên trong xã hội nên bản chất của phạm trù hiệu quả cũng
khác với tư bản chủ nghĩa.

Xét dưới góc độ tài chính, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp trên cơ sở tơn trọng pháp luật và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Một
doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao có thể tạo ra sự gia tăng giá trị doanh nghiệp
trong dài hạn trong đó sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Do vậy,
hiệu quả kinh doanh còn thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong tương
quan với chi phí sử dụng vốn: Điều này có nghĩa là trên một đồng vốn bỏ ra, doanh
nghiệp cố gắng thu được lợi nhuận cao nhất trên cơ sở đã tính đến các rủi ro có thể
chấp nhận. Chính vì vậy, một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt là doanh nghiệp
tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn lớn hơn chi phí sử dụng vốn

Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng sử dụng để phân tích, đánh giá, rút


kinh nghiệp đặc biệt trong việc phục vụ đưa ra các quyết định, lựa chọn phương án
kinh doanh. Do hiệu quả kinh doanh là phạm trù tổng hợp, do vậy cần nhìn nhận


hiệu quả kinh doanh theo nhiều tiêu chí, khía cạnh, phạm vi khác nhau để có cái nhìn
sâu sắc hơn về hiệu quả kinh doanh.
Theo phạm vi tính tốn: Theo cách phân lo ại này hiệu quả kinh doanh chia
thành hiệu quả kinh doanh tổng quát và hiệu quả kinh doanh thành phần.Hiệu quả
kinh doanh tổng quát: Phản ánh trình độ sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện các
mục tiêu kinh tế xã hội của toàn doanh nghiệp.Hiệu quả thành phần: phản ánh trình
độ sử dụng từng loại chi phí, nguồn lực riêng biệt như hiệu quả sử dụng cg các loại chi
phí, các nguồn 22 lực như vật tư, lao động, tiền vốn, từng bộ phận kinh doanh của
doanh nghiệp... để thực hiện một mục tiêu cụ thể.

Theo tính chất tác động: Theo cách phân loại này hiệu quả kinh doanh được
chia thành hiệu quả kinh doanh trực tiếp và hiệu quả kinh doanh gián tiếp. Hiệu quả
kinh doanh trực tiếplà hiệu quả do chủ thể thực hiện có tác động trực tiếp ngay đến
kết quả khi thực hiện mục tiêu hoạt động của chủ thể.Hiệu quả kinh doanh gián
tiếplà hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho một đối tượng khác.
Theo quá trình hình thành: Theo cách phân lo ại này hiệu quả kinh doanh bao
gồm hiệu quả trung gian và hiệu quả kinh doanh cuối cùng. Hiệu quả trung gian là
khâu trung gian trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh
nghiệp. Biểu hiện của hiệu quả kinh doanh trung gian là hiệu suất sử dụng các nguồn
lực của doanh nghiệp, là bước trung gian, tiền đề đánh giá hiệu quả kinh doanh cuối
cùng của doanh nghiệp.Hiệu quả kinh doanh cuối cùng là khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, một mục tiêu chủ đạo trong hoạt động của doanh nghiệp.

Phân loại theo cách thức xác định hiệu quả kinh doanh: Theo cách phân loại
này, hiệu quả kinh doanh được chia thành hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối.
Hiệu quả tương đối là hiệu quả được xác định bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí
1.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh
Để phân tích xu hướng và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu
hiệu quả cần phân tích. Trong cuốn luận văn này em sử dụng phương pháp so sánh
và loại trừ.


1.1.2.1.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để
xác định độ biến động, xu hướng các chỉ tiêu phân tích. Để sử dụng phương pháp
này cần xác định:

-Số gốc để so sánh là chỉ tiêu giai đoạn trước để nghiên cứu nhịp độ biến động
của tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu phân tích.
-So sánh giai đoạn cũng kỳ cuối mỗi năm để có nhịp điệu đồng nhất thự hiện
nhiệm vụ kinh doanh.

-So sánh thực tế với mức hợp đồng để nghiên cữu mức độ đáp ứng nhu cầu thị
trường.

Điều kiện để so sánh các chỉ tiêu kinh tế:
-Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu;
-Thống nhất về phương pháp tính tốn các chỉ tiêu;
-Đảm bảo tính thống nhất đơn vị, thời gian, giá trị các chỉ tiêu.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh:
-Xác định mức độ tuyệt đối: Xác định trên cơ sở so sánh trị số của hai chỉ tiêu
giữa kì phân tích và kỳ gốc.


-Mức độ biến động tương đối: so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều
chỉnh theo hệ số của một chỉ tiêu có liên quan theo hướ ng quy mơ của chỉ tiêu
phân tích.
1.1.2.2.

Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần
lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và thực hiện bằng cách xác định sự ảnh hưởng
của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố có thể tăng hoặc giảm phải loại trừ
ảnh hưởng của nhân tố khác. Muốn vậy có thể dựa trực tiếp vào mức biến động của
từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần lượt từng nhân tố. Cách thứ nhất là "số
chênh lệch" cách thứ hai là thay thế liên hoàn

1.1.2.3.

Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế
liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước của phương pháp thay


thế liên hồn nhưng có thêm điểm khác: Khi xác đị nh nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu
phân tích, ta sẽ dùng chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnh hưởng của nó.
1.1.2.4.

Phương pháp thay thế liên hồn


Phương pháp thay thế liên hoàn để xác đị nh ảnh hưởng của các nhân tố qua
thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định chỉ số của các chỉ tiêu khi nhân tố
đó thay đổi.

Đặc điểm và điều kiện của phương pháp thay thế liên hoàn:
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
-

Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng.Có bao nhiêu nhân tố thì thay

thế bấy nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế giữ nguyên giá trị thời kì phân tích
cho đến lần thay thế cuối cùng.
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so sánh với biến động tuyệt đối của
chỉ tiêu (kì nghiên cứu so với kì gốc).
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi xác định
được các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong đầu tư để có được các giải pháp
quản lý và sử dụng các nguồn lực của mình. Muốn vậy, Doanh nghiệp cần phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cùa doanh nghiệp mình. Mơi trường
kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

1.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thuộc mơi trường vĩ mơ
Yếu tố chính trị, pháp luật: Thể chế chính trị, hệ thống pháp luật công

bằng, ổn định sẽ đảm bảo thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước
phát triển và thu hút nhà đầu tư nướ c ngoài. Hiện nay, nên kinh tế cơ chế thị trường
có sự quản lý cả nhà nước thông qua các công cụ vĩ mô: Pháp luật, chính sách thuế,
tài chính… có vai trị quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế nói

chung và ngành bán lẻ nói riêng.

Yếu tố kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng
sẽ dẫn đến chi tiêu của người dân cũng tăng. Do đó sức ép cạnh tranh đối với doanh
nghiệp trong nước ngày càng giảm dần, các doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các
hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi nhuận tốt hơn. Các yếu tố kinh


tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách
phát triển kinh tế…Chúng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của donah nghiệp.
Trong thời đại kinh tế mở cửa, doanh nghiệp cần chống lại cả những tiêu cực từ môi
trường, chọn lọc các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp từ đó có

những giải pháp hạn chế những tác dộng xấu.
Yếu tố văn hóa, xã hội: Phân tích yếu tố xã hội để có thể nắm lấy cơ hội và
phịng tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra bằng việc xây dựng chiến lược kinh
doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội của từng khu vực: dân số, văn hóa, thu
nhập…

Yếu tố cơng nghệ: Trong thời đại công nghệ 4.0, khoa học công nghệ trở thành
yếu tố trọng yếu đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc áp dụng các thành
tựu khoa học công nghệ đêm lại lợi ích to lớn đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả
kinh doanh đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thuộc môi trường vi mô
Yếu tố khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định quy mô, cơ
cấu của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh, quyết định thành
công, thất bại của doing nghiệp. Vì vậy, việc phân tích và đáp ứng nhu cầu thị hiếu
quả khách hàng mục tiêu là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
Yếu tố nhà cung cấp: Nhà cung cấp là yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến giá thành

sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích và lựa chọn
nhà cung ứng cũng là giải pháp đảm bảo chất lượng giá thành sản phẩm. Thông thường
doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp theo tiêu chí giá cả, chất lượng, tiến độ giao hàng,
quy mô tập trung…

Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
sô lượng đối thủ canh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Đây cũng
là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bằng cách thúc đẩy doing nghiệp ln phải
có những chiến lược hợp lý và kịp thời để có những lợi thế trong kinh doanh. Tuy nhiên
ở phương diện xã hội, việc cạnh tranh giữa các đối thủ càng gay gắt thì người tiêu dùng
càng được hưởng lợi và thực đẩy phát triển xã hội. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh
làm nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của cẩ đối thủ


và chính doanh nghiệp để xác định chiến lược tạo thế đứng vững mạnh trong ngành
và trên thị trường.
1.2.

Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh

1.2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh
1.2.1.1.

Đánh giá kết quả kinh doanh

Đánh giá kết quả kinh doanh thông qua vi ệc đánh giá Báo cáo kế t quả hoạt
động kinh doanh – trình bày thơng tin về kết quả tài chính của các hoạt động kinh
doanh của công ty trong một khoảng thời gian. Báo cáo kết quả hảo động kinh doanh
cho biết công ty đã tạo ra bao nhiêu doanh thu trong một khoảng thời gian cũng như chi
phí phát sinh liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó (CFA Institute,


2019).
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu với việc đánh giá quy mô tăng
giảm các khoản mục trong báo cáo năm sau so với năm trước. Sau đó đánh giá tỷ
trọng các khoản mục thay đổi qua các năm và cuối cùng là so sánh kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng ngành khác. Báo cáo là tài liệu
cung cấp số liệu để có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp từ đó nhận biết kết quả và xu hướng vận động của hoạt động kinh
doanh để có thể quản lý và đưa ra những quyết định tài chính hợp lý. 1.2.1.2. Phân tích
tình hình hiệu quả kinh doanh

Phân tích chỉ số đánh giá Hiệu quả kinh doanh
Chỉ số Sức sinh lời doanh thu (ROS): là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả
hoạt động của doang nghiệp, Cung cấp thông tin về bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra
trên một đồng doanh thu. Sự gia tăng của ROS cho thấy công ty đang phát triển hiệu
quả hơn, trong khi đó ROS giảm báo hiệu Cơng ty đang bị lỗ. Tuy nhiên ROS còn phụ
thuộc vào ngành, muốn đánh giá Cơng ty tốt hơn nên dựa trên trung bình ROS ngành.

ROS =
Một doanh nghiệp muốn bền vững thù ROS nên ổn định từ 3 đến 5 năm. Khi
doang nghiệp tới chu kỳ kinh doanh tốt thì lợi nhuận tăng nhanh còn khi hết chu kỳ


thì lởi nhuận có thể giảm mạnh cho nên khi xem xét ROS cần xem trên 3 đến 7
năm.
Chỉ số Sức sinh lời trên Tổng tài sản (ROA): là chỉ số đánh giá lợi nhuận
thu được từ mỗi đồng Tài sản. Cho biết hiệu quả sử dụng Tài sản để kiếm lời của cơng
ty. Có nhiều cách để tính nhưng cơng thức thơng thường là:


ROA =
ROA càng cao thì đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Tuy nhiên, để
đánh giá ROA tốt thì cần xem xét từ 3 năm trở nên. Xu hướng ROA qua các năm
ngày càng tăng cũng đánh giá doanh nghiệp sử dụng tài sản tốt hơn.
Chỉ số Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE): là chỉ số đánh giá
mức độ hiệu quả sử dụng Vốn của doanh nghiệp, là lợi nhuận thu được trên một đồng
vốn bỏ ra. ROE càng cao đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao.

ROE =

Theo tiêu chí Canslim thì ROE doanh nghi ệp tối thiểu là 15% tức cứ 100
đồng Vốn chủ sở hữu bỏ ra thu đước ít nhất 15 đồng lợi nhuận sau thuế mỗi năm theo
William O’Neil. Đánh giá ROE cũng nên được xem xét từ 3 năm trở lên.

Phân tích lợi nhuận bằng Dupond
Phân tích DuPont chia ROE thành các thành ph ần cấu thành của nó để xác
định thành phần nào trong số các thành phần này chịu trách nhiệm cao nhất cho những
thay đổi trong ROE. Theo phân tích của DuPont, ROE bị ảnh hưởng bởi ba

điều:
-

Hiệu quả hoạt động, được đo bằng tỷ suất lợi nhuận.

-

Hiệu quả sử dụng tài sản, được đo bằng tổng doanh thu tài sản.

-


Địn bẩy tài chính, được đo bằng hệ số nhân vốn chủ sở hữu.

Do đó, phân tích DuPont được biểu diễn dưới dạng tốn học bằng phép tính
sau:
ROE = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần x Vòng quay tổng tài sản x (Tỷ số tổng
tài sản/ Vốn cổ phần)


ROE = (Thu nhập ròng) / Tài sản x Tài sản / (Tổng vốn chủ sở hữu) = ROA x (Tỷ số
tổng tài sản/ Vốn cổ phần)
ROE = (Thu nhập ròng) / (Tổng vốn chủ sở hữu) = (Thu nhập ròng) / Doanh thu x
Doanh thu / Tài sản x Tài sản / (Tổng vốn chủ sở hữu)
1.2.2. Phân tích tình hình tài sản: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn,
tài sản dài hạn
1.2.2.1.

Đánh giá tình hình Tài sản và Nguồn vốn
Đánh giá tình hình Tài sản và Nguồn vốn được thực hiện thông qua đánh
giá Bảng cân đối kế tốn –

1.2.2.2.

Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng Tài sản, Nguồn vốn

Các hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lự c quản
lý và khai thác hiệu suất của các tài sản hiện có của doanh nghiệp. Thơng thường các
hệ số hoạt động sau đây được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp:

Số vòng quay hàng tồn kho: Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá

hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau: Giá
vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho = (Giá vốn hàng bán)/(Giá trị hàng tồn kho bình quân
trong kỳ )
Số hàng tồn kho bình qn có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số
dư cuối kỳ và chia đơi. Số vịng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn
vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp. Thơng
thường, số vịng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng:
Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn
được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.

Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật
tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể
dẫn đến dịng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình
thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, để đánh giá thoả đáng


cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chịu ảnh
hưởng rất lớn của đặc điểm ngành kinh doanh và chính sách của doanh nghiệp.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360/Số vịng quay hàng tồn kho
1.2.3. Phân tích tình hình lưu chuyển dòng tiền
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Là dòng tiền vào, ra trực tiếp liên quan
đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ghi nhận trên bản thu
nhập.

Dòng tiền đầu tư: Là các dòng tiề n ra, vào liên quan đến việc mua, thanh lý
các tài sản kinh doanh do Doanh nghiệp sử dụng để đầu tư.
Dòng tiền từ hoạt động tài chinh: Gồm các dòng tiền ra, vào liên quan đến các
nghiệp vụ tiền tệ từ chủ nợ, chủ sở hữu tài trợ cho doanh nghiệp.



CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI ĐẦU TƢ LONG BIÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2019
2.1. Giới thiệu Công ty Cổ phần Thƣơng mại Đầu tƣ Long Biên
Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên được thành lập theo quyết
định số 5710/QĐ – UB ngày 26/09/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
với vốn điều lệ 15.000.000.000 đồng tại địa chỉ 561 Đường Nguyễn Văn Linh,
Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội. Cơng ty có hệ thống 5 siêu thị
Hapromart nằm trên địa bàn quận Long Biên, Huyện Gia Lâm, Đồng Anh.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại – Đầu tư Long Biên
Tên tiếng anh: Long Bien Joint Stock Company
Tên viết tắt: Long Bien JSC
Trụ sở: 561 Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 043.8750.728

Fax: 043.8750.729

Email:
Giấy phép Đăng ký kinh doanh số: 0100596869 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp ngày 05/11/2003
Người đại diện Pháp luật: Vũ Minh Tuấn
Chức vụ: Giám đốc
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thương mại Đầu
tư Long Biên

Ban quản lý Hợp tác xã mua bán huy ện Gia Lâm được thành lập tháng
01/1956 là tiền thân của Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên. Tháng 12
năm 1992, Công ty được đổi tên thành Công ty Thương nghiệp tổng hợp Gia Lâm.


Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên đượ c thành lập theo quyết
định số 5710/QĐ – UB ngày 26/09/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
chuyển Công ty từ doanh nghiệp nhà nước thàng Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư
Long Biên với vốn điều lệ 10.900.000.000 đồng tại địa chỉ 561 Đường Nguyễn Văn
Linh, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội.

Năm 2006, Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Trâu Quỳ cải tạo xây dựng thành
2

Siêu thị Hapromart với diện tích 2000m tại số 2 Ngô Xuân Quảng. Năm 2007, Cửa
hàng kinh doanh tổng hợp Sài Đồng cải tạo nâng cấp thành Siêu thị Hapromart Sài


2

Đồng với diện tích 1000m ; Cửa hàng kinh doanh tổng hợp Yên Viên cải tạo nâng cấp
2

thành Siêu thị Hapromart 176 Hà Huy Tập với diện tích 630m ; Xây dựng Siêu thị tại
2

622 Ngô Gia Tự với diện tích 680m . Năm 2008, Cơng ty cùng Cơng ty Xăng dầu Khu
2

vực I xây dựng Siêu thị Hapromart 26 Đức Giang diện tích 380m trên cửu hàng của
Cơng ty Xăng dầu khu vực I. Năm 2011, mở Siêu thị Hapromart Việt Hùng diện tích
2

kinh doanh là 1450m .


Ngày 06/07/2017 Công ty được chấp thuận là Công ty đại chúng theo văn
bản số 4569/UBCK – GSĐC của Ủy ban chứng khốn Nhà nước. (Long Biên JSC,
2017) Cơng ty đã được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận phát hành thành
công 410.000 cổ phiếu tại văn bản số 8032/UBCK – QLCB ngày 04/12/2018; tăng vốn
điều lệ từ 10.900.000.000 đồng lên 15.000.000 đồng.

Hiện nay Cơng ty có 191 cán bộ nhân viên với 03 phòng chức năng, 04 siêu
thị tại Quận Long Biên, Huyện Gia Lâm và Huyện Đông Anh. (Long Biên JSC,
2019)
2.1.2. Hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long
Biên
Hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên hiện
tại được thực hiện chủ yếu tại địa bàn thành phố Hà Nội. Khai thác hàng hóa tập
trung từ các nhà sản xuất, nhà cúng cấp, nhà phân uy tín, chất lượng chủ yếu là bán
lẻ hàng tiêu dùng trực tiếp qua hệ thống 4 siêu thị Hapromart:
-

Cung cấp, xuất nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất, tiêu dùng: Hàng công

nghệ, nông lâm sản, lương thực, thực phẩm, bách hóa, kim khí điện máy, xăng dầ u
ga, vật liệu chất đốt, hàng vải sợi may mặc, thủ công mỹ nghệ…
-

Kinh doanh siêu thị là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, quần áo thời

trang, giày dép, đồ gia dụng, chăn ga gối đệm, thực phẩm chế biết, đông lạnh…
-

Buôn bán rượu, bia, thuốc lá điếu, nước giải khát trong nước, nhập khẩu


(không bao gồm kinh doanh quán bar)

-

Kinh doanh bất động sản: Cho thuê tầng 4 siêu thị Hapromart Sài Đồng

làm phòng tập Gym; Cho thuê một phần văn phòng trụ sở công ty tại 561
Nguyễn Văn Linh làm của hàng giới thiệu gỗ; và một số địa chỉ khác làm ki ốt bán
hàng.

-

Đầu tư xây dựng và lắp đặt cơng trình công nghiệp, dân dụng


-

Kinh doanh sách giáo khoa, ấn phẩm văn hóa phẩm được phép lưu hành

-

Đại lý kinh doanh dịch vụ internet (Long Biên JSC, 2019)


2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị


Ban Kiểm Soát

Ban Giám Đốc

Siêu thị
HaproMart
26 Đức Giang

Siêu thị
HaproMart
176 Hà Huy
Tập

Siêu thị
HaproMart
Sài Đồng

Siêu thị
HaproMart
Số 2 Ngơ
Xn Quảng

Phịng Kế
hoạch
Kinh doanh

Nguồn:

Phịng

Kế tốn Tài
vụ

Báo

cáo

Phịng
Tổ chức
Hành chính

thường

niên

LBC

2019


2.1.3.1.Đại Hội đồng cổ đơng
Đại Hội đồng cổ đơng có quyền quyết định những vấn đề được Pháp luật và
Điều lệ Công ty quy định. Đại hội cổ đông bao gồm:
+

Đại hội đồng cổ đơng thường niên: Có nhiệm vụ quyết định

phương hướng, nhiệm vụ phát triển Công ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh
hàng năm, dài hạn của công ty; Thông qua phương án sử dụng vốn và tài sản
của công ty, phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và hồn thiện cơng

nghệ; Thơng qua báo cáo HĐQT và BKS về tình hình hoạt động và kết quả hàng
năm của công ty; Bầu bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; Quyết định số lợi
nhuận trích lập các quỹ; bổ sung vốn, lợi nhuận chia cho cổ đông; Biểu quyết
chấp thuận tăng hặc giảm vốn điều lệ; đối tượng mua cổ phần hoặc trái phiếu; số
lượng cơ cấu mỗi đợt phát hành; Quyết định thù lao của mỗi thành viên HĐQT,
BKS; Thông qua điều chỉnh, bổ sung Điều lệ của Công ty;…

+

Đại hội cổ đông bất thường: được triệu tập để xem xét giải quyết

các vấn đề bất thường trong Công ty: Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ của công ty;
xem xét, xử lý các vấn đề tài chính và hoạt động kinh doanh bất thường

trong Công ty hoặc những vấn đề tranh chấp, tố tụng nghiêm trọng; Bãi
nhiệm, bầu bổ sung thành viên HĐQT, BKS.
2.1.3.2.Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là quản lý Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
giữa 02 kỳ đại hội, gồm 05 thành viên. Trong đó có chủ tịch, phó chủ tịch và 3 thành
viên Ủy viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định các vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi LBC trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội cổ đông. Cụ thể: Chịu trách nhiệm triệu tập ĐHĐCĐ; Trình ĐHĐCĐ tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ
tức; Xem xét các phương án sản xuất kinh doanh, huy động vốn; QUyết định cơ cấu tổ
chức bộ máy; Quyết định chào bán cổ phần trái phiếu của công ty theo quy định của
luật doanh nghiệp; quyết định phê duyệt các phương án đầu tư vốn của công ty; Bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách thức, giám sát hoạt động của

Ban Giám Đốc…



Hiện tại, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại – Đầu tư Long Biên
bao gồm các thành viên:
+

Bà Hồng Thị Anh: Chủ tịch Hội đồng quản trị

+

Ơng Vũ Minh Tuấn: Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị

+

Ơng Trịnh Hải Đường: Ủy viên Hội Đồng quản trị

+

Bà Nguyễn Thị Phương: Ủy viên Hội Đồng quản trị

+

Bà Nguyễn Thị Bích Lựu: Ủy viên Hội Đồng quản trị

2.1.3.3.Ban Kiểm sốt
Ban kiểm sốt do Đại hội đồng cổ đơng bầu và bãi nhiệm theo thể thức biểu
quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại phiên họp Đại hội đồng cổ đơng. Ban kiểm
sốt gồm 03 thành viên có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động quản trị, điều hành,
kinh doanh và tài chính của cơng ty; Tiến hành quan sát Điều lệ công ty đối với
HĐQT, Giám đốc điều hành trong q trình thi hành nhiệm vụ; có quyết tìm hiểu số
liệu, tài liệu và các thuyết minh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhuar

công ty; báo cáo trước ĐHĐCĐ về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra trong
công ty; yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết…

Hiện tại Ban kiểm sốt Cơng ty Cổ phần Long Biên có:
+

Ơng Phạm Văn Hậu: Trưởng ban kiểm soát

+

Bà Nguyển Thu Hằng: Thành viên ban kiểm soát

+

Bà Nguyễn Kinh Ánh: Thành viên ban kiểm soát

2.1.3.4.Ban Giám đốc
Ban Giám đốc là đại diện pháp của cơng ty có trách nhiệm trước hội đồng
quản trị, pháp luật và bộ công nhân viên về mặt tài chính và một số mặt khác. Là người
có quyền quản lý, điều hành chung mọi hoạt động hàng ngày của cơng ty…, có quyền
quyết định trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các phịng ban

trong cơng ty.
Hiện tại, Ban giám đốc Công ty cổ phần Long Biên gồm các thành viên:
+

Ông Vũ Minh Tuấn: Giám đốc

+


Ông Trịnh Hải Đường: Phó Giám đốc

2.1.3.5. Các phịng ban khác
Phịng tổ chức hành chính


Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc công ty trong công tác nhân s ự, công
tác tổ chức, xây dựng mơ hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng, siêu thị,
cửa hàng của từng chức danh quản lý và vị trì cơng tác; Tham mưu và thực hiện việc
tuyển dụng lao động, bố chí sắp xết lao động phù hợp, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thực
hiện công tác đào tạo lao động; Tham mưu trực tiếp cho ban Giám đốc thực hiện các
chế độ chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, chế độ thai
sản, hưu trí…; Thực hiện việc xét tăng lương hàng năm cho lao động; Tham mưu thực
hiện cơng tác Đảng, Đồn, trực tiếp thực hiện cơng tác thanh tra, thi đua khen thưởng,
an nình quân sự, an tồn phịng chống cháy nổ; thực hiện cơng tác hành chính quản lý
theo dõi mạng lưới, đất đai của công ty; Tham gia theo

dõi công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị; Quản lý theo dõi cổ đông và thực hiện
các nhiệm vụ được giám đốc giao.
Phòng kế tốn tài chính
Phịng kế tốn tài chính là cơ quan tham mưu, giúp việc cho ban Giám đốc
Công ty trong việc quản lý tiền hàng, tài sản, nguồn vôn, kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty; Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp
luật nhà nước về quản lý tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của cơng
ty; Nhiệm vụ của phịng kế tốn tài chính là thu thập, xử lý tổng hợp số liệu, thông
tin về hoạt động kinh doanh của các siêu thị trực thuộc sau đó lập báo cáo kế tốn
nộp cơ quan cấp trên. Ngồi ra phịng cịn l ậo các bảng kế hoạch về tài chính giúp
ban giám đốc trong cơng tác quản lý kinh doanh.

Phịng kế hoạch kinh doanh

Phòng kế hoạch kinh doanh tham mưu, giúp việc cho ban giám đố c công ty
trong việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các siêu th ị,
cửa hàng. Tổ chức khai thác nguồn hàng từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp với giá
cả hợp lý, chất lượng đảm bảo để đưa vào hệ thống siêu thị, của hàng của công ty;
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ tìm kiếm, khai thác các nguồn
hàng mới, trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá với cơng ty sản xuất hạn
chế qua khâu trung gian, tìm kiếm các mặt hàng đảm bảo về chất lượng cũng như giá
cả cho các siêu thị. Tham gia điều hành công tác quản lý bán hàng, công tác
Marketing, xúc tiến bán hàng; Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế


hoạch kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận; thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
(Long Biên JSC, 2017)
Hệ thống siêu thị
Là bộ phận trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hệ thống
siêu thị là đơn vị trực tiếp đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dung:
-

Siêu thị Hapromart số 2 Ngô Xuân Quang

-

Siêu thị Hapromart Sài Đồng

-

Siêu thị Hapromart 176 Hà Huy Tập

-


Siêu thị Hapromart Việt Hùng Đông Anh

2.1.3.6. Mối quan hệ với các đơn vị khác
- Tổng công ty Thương mại Hà Nội: Là Cổ đông tổ chức của Công ty Cổ
phần
Thương mại Đầu tư Long Biên, sở hữu 464.124 cổ phần chiếm tỷ lệ 30,94%.
-

Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Phát triển Thủy sản Miền Bắc: khách

hàng lâu năm
-

Công ty TNHH Hồn Mỹ: khách hàng lâu năm

-

Cơng ty Cổ phần Quốc tế Unilever Việt Nam: khách hàng lâu năm

-

Bệnh viện đa khoa Đức Giang: khách hàng lâu năm


2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh Cơng ty Cổ phần Thƣơng mại Đầu tƣ Long Biên từ năm 2016 đến 2019
2.2.1. Phân tích tình hình Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên từ 2016 đến
2019
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Long Biên JSC 2016 - 2019

Doanh thu

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Thuế TNDN
Tổng lợi nhuận trước thuế



Nguồn: Báo cáo tài chính Long Biên JSC 2016 - 2019


Năm 2017, Doanh thu của LBC giảm 6,54% so với năm 2017 và tiếp tục giảm
1,62% trong năm 2018. Mặc dù doanh thu năm 2018 đạt 103,3% so với kế hoạch,
nhưng vẫn giảm xuống dưới 164 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh
khốc liệt trong khu vực với hệ thống Big C Long Biên, trung tâm mua sắm AEON, Lan
Chi Mart và chuỗi siêu thị Hapromart, Hapromart +; cửa hàng thời trang mới mở trên
Ngô Xuân Quang và Đại học Nông nghiệp Việt Nam.

Doanh thu năm 2019 tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 2018. Tuy nhiêu chỉ đạt
98.5% chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là sức mua người tiêu dùng giảm do giá
thực phẩm tăng cao trong 4 tháng cuối năm vì chị u ảnh hưởng từ dịch tả lợn Châu
Phi.Chi tiết hơn về cơ cấu doanh thu Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Long Biên
giai đoạn 2016 đến 2019 được phân tích hình dưới đây:

Hình 2.3. Cơ cấu doanh thu Long Biên JSC giai đoạn 2016-2019 Đơn
vị: Triệu VNĐ

185,000

180,000
175,000

6,519

170,000
165,000

160,000
155,000
150,000
145,000
2016

Nguồn: Báo cáo tài chính 2016-2019
Chúng ta có thể thấy rằng doanh thu bán hàng giảm 18 tỷ từ hơn 172 tỷ (năm


2016) xuống dưới 158 tỷ (năm 2018). Trong khi doanh thu từ dịch vụ bán gần như
không thay đổi (khoảng 7 tỷ đồng). Nguyên nhân là do các siêu thị chưa đáp ứng đầy
đủ các nhu cầu của khách hàng diện tích siêu thị cịn nhỏ, hệ thống sản phẩm


chưa thu hút được khách hàng (khơng có khu vui chơi; quầ y hàng thực phẩm, đồ
uống, chế biến, rau củ… chưa đủ phong phú và tiện lợi).

Năm 2019, Doanh thu bán hàng tăng khoảng hơn 1 tỷ đồ ng, Doanh thu cung
cấp dịch vụ cũng tăng gần 600 triệu đồng do Công ty đã cố gắng giảm giá vốn hàng
bán cũng như áp dụng nhiều chính sách giảm giá kích thích tiêu dùng, do lợi nhuận từ
việc sử dụng nguồn vốn và tái cơ cấu Siêu thị Hapromart Đức Giang.


Doanh thu từ hoạt động tài chính

Hình 2.4. Cơ cấu doanh thu từ hoạt động tài chính LBC năm

800
700
600
500
400
300
200
100
0

Nguồn: Báo cáo tài chính LBC 2016-2019 Doanh thu từ hoạt động tài chính có thay
đổi tương đối nhiều qua các năm và chủ yếu là thay đổi bởi lãi tiền gửi, tiền cho vay.

Lãi bán hàng trả chậm cũng thay
đổi nhưng không quá nhiều. Năm 2017, Lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh tốn
giảm đến 26% chỉ cịn 34,2 triệu đồng so với năm 2016 và tăng đều khoảng 16 triệu
mỗi năm đến 2019. Thay đổi nhiều là khoản lãi bán hàng chậm, chiết khấu thanh toán
mà chủ yếu nguyên nhân là do có thay đổi khoản vốn gửi ngân hàng. Năm 2018, do
Cơng ty có nhu cầu mở rộng quy mô nên đã phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn đầu
tư từ thị trường cho nên đến cuối năm 2018, Cơng ty có một khoản tiền đầu tư ngắn
hạn vào khoản tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất từ 7,7% đến


8,05%/năm vào Ngân hàng Thương mạ i Cổ phần Đông Nam Á là 1 tỷ đồng. Năm
2019, Công ty tiếp tục gửi Ngân hàng lên đến 8,5 tỷ đồng kéo theo lãi suất tiền gửi có

nhất trong 4 năm qua lên đến 716 triệu đồng.

Giá vốn hàng bán và Doanh thu năm 2017 đều giảm so với năm 2016, tuy
nhiên cơng ty đã có những chính sách chiến lược giảm thiểu Giá vốn hàng bán như vận
động nguồn vốn lưu động để trả trước cho người bán, tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
với giá rẻ…. Vì vậy, lợi nhuận gộp tăng hơn 1 tỷ từ năm 2016 đến 2017.

Năm 2018, do các chính sách bán hàng chưa hiệ u quả và phù hợp với thị trường và
sự cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu địa phương, Lợi nhuận gộp của công ty đã
giảm 3,56% so với năm 2017. Trước những khó khăn này, LBC đã nỗ lực giảm chi phí
quản lý và chi phí bán hàng bằng cách tinh chỉnh tổ chức, giảm chi phí cho cơng cụ và
thiết bị Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 02 % kế hoạch và là 101,2% so với năm
2017, do doanh thu giảm nhưng lợi nhuận khác của năm 2018 tăng so với năm 2017, từ
đó lợi nhuận năm 2018 tăng 1,24% so với năm 2017.

Năm 2019, Giá vốn hàng bán tăng nhưng không nhiề u, chỉ khoảng 294 triệu
đồng. Điểm đáng chi ý là Chi phí quả n lý doanh nghiệp tăng hơn 2 tỷ đồng do nhu
cầu mở rộng quy mô, triển khai lập dự án cũng như đẩy mạnh thương mại điện tử

… nên Chi phí nhân viên quản lý cũng tăng từ 4,68 tỷ lên 6,28 tỷ đồng. Tuy cịn gặp
nhiều khó khăn nhưng những chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Ban điều hành mà Tổng
lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 40,14% tương đương 1,1 tỷ đồng so với năm
2018. Trong năm 2019, Chi phí tài chính cũng giảm tới 95,7% chỉ cịn gần 5 triệu đồng
do Công ty vay nợ ngắn hạn Ngân hàng Công thương Việt Nam và đã

trả hết nợ ngay trong năm. Do cần vốn gấp vào cuối tháng 12 để mua hàng hóa kinh
doanh nên Cơng ty đã vay nợ ngắn hạn từ các cá nhân số tiền 1,6 tỷ đồng với thời hạn
là 1 tháng.

Tóm lại, ta có thể thấy tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng doanh thu.

Năm 2019, Doanh thu tăng 1.53 tỷ đồng trong khi giá Vốn hàng bán chỉ tăng 0,29 tỷ,
Chi phí kinh doanh giảm 1,06 tỷ, Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.7 tỷ, Thuế thu
nhập doanh nghiệp tăng 0,28 tỷ, hơn nữa doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 0,72 tỷ
nên Lợi nhuận sau thuế tăng đến 1,1 tỷ đồng so với năm 2018 và đạt 3,89 tỷ


đồng. Có thể thấy Cơng ty khơng chỉ nỗ lực giảm thiểu các chi phí kinh doanh mà cịn
triển khai thành cơng các chương trình kích thích tiêu dùng tăng doanh thu.

Cơng ty với 03 phịng chức năng và 04 siêu thị tiếp tục mở rộng, tiếp tục lập
dự án đầu tư trung tâm thương mại kết hợp văn phòng làm việc tại Hapromart số 2
Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm; tiếp tục lập dự án đầu tư cửa hàng kinh
doanh kết hợp Văn phòng tại 323 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên; chú trọng mở rộng
nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy mảng bán hàng online.
Trong năm vừa qua, Cơng ty đã tích cực nghiên cứu thị trường khai thác các
mặt hàng chất lượng, độc đáo, mang tính thời vụ, khai thác tập trung từ các nhà sản
xuất uy tín, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý nhất có thể để đáp ứng nhu cầu thị
trường, thị hiếu của người tiêu dùng trong địa bàn hoạt động kinh doanh của 4 siêu thị.
Đảm bảo hàng hóa phù hợp với quy mơ và nhu cầu của từng Siêu thị; mở rộng diện tích
các quầy, mặt hàng đạt hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có khả năng phát triển mạnh
và thống nhất các mã sản phẩm cùng hệ thống siêu thị; mở thêm một số quẩy thực
phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế, thực phẩm chế biến nhanh tại hai siêu thị
Hapromart số 2 Ngô Xuân Quảng và Hapromart Sài Đồng. Tham gia cơng tác bình ổn
giá đặc biệt là bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu đảm bảo nhu cầu khách hàng; Thực
hiện tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng, an tồn phịng cháy chữa cháy, đảm bảo trật tự
an tồn xã hội trong Công ty.


×