Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG CUỘC SÔNG SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÀI TIỂU LUẬN
VẤN ĐỀ: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG
CUỘC SÔNG SINH VIÊN HIỆN NAY

Họ và tên: Đinh Văn Thiện
Mã sinh viên: 1901673
GVHD: Nguyễn Thị Quế


Lời cảm ơn
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Cao đẳng Kinh Tế Đối
Ngoại đã đưa mơn học chính trị vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Quế đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời
gian tham gia lớp học chính trị của cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ
ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ mơn chính trị là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo
cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc
dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!”



Mục lục

Table of Contents
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG ............................5
1. NGUỒN GỐC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ......................................................5
1.1. Đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc
Việt Nam ...............................................................................................................5
1.2. Hồ Chí Minh tiếp thu các giá trị đạo đức nhân loại ..................................5
2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH ĐẠO ĐỨC .......................................................2
2.1. Vai trò và sức mạnh đạo đức .......................................................................2
2.2. Những chuẩn mực về đạo đức......................................................................3
2.3. Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức mới ........................................4
2.4. Đạo đức mới, lối sống mới ............................................................................4
3.NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ BẢN CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH ...............................................................................................................5
3.1. Sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị.....................................................5
3. 2. Thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, lý luận và
thực tiễn ................................................................................................................5
3. 3. Thống nhất giữa đức và tài .........................................................................5
3. 4. Thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, giữa việc
nhỏ và việc lớn ......................................................................................................5
3.5. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trị to lớn đối với dân tộc và
nhân loại ................................................................................................................6
4. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TỬ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ........................................................................................6
4. 1 Tu dưỡng đạo đức cách mạng bền bỉ suốt đời ...........................................6
4. 2 Nêu gương đạo đức mới, nói đi đơi với làm ................................................6
4. 3 Xây dựng đạo đức mới đi đôi với chống những hiện tượng phi đạo đức .7
II. VẬN DỤNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG CUỘC SỐNG SINH VIÊN

HIỆN NAY ..................................................................................................................7
1.VAI TRÒ CỦA SINH VIEN HIỆN NAY...........................................................7


2.THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ................................................7
a) Tích cực.............................................................................................................7
b) Tiêu cực ............................................................................................................8
3.NGUYÊN NHÂN ..................................................................................................9
4.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO ĐỜI SỐNG SINH VIÊN
HIỆN NAY .............................................................................................................10
*Tài liệu tham khảo ....................................................................................................14


I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách
nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều
chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ bàn nhiều nhất về đạo đức, nhưng Người thực hành về
đạo đức nhiều hơn những điều Người đã nói và viết về đạo đức. Vì thế muốn nghiên
cứu đạo đức Hồ Chí Minh thì khơng thể chỉ dừng lại ở những bài viết, bài nói mà phải
thâm nhập vào toàn bộ cuộc đời hoạt động của Người và những tiếng nói tâm huyết
của các học trị và bạn bè quốc tế về Người.
1. NGUỒN GỐC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1.1. Đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc
Việt Nam
Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã xây dựng được một hệ giá
trị đạo đức độc đáo đặc sắc, đó là: Lịng u nước nồng nàn, khát vọng độc lập tự do
hạnh phúc. Thấy được sức mạnh của đoàn kết, lấy dân làm gốc, lấy đại nghĩa thắng
hung tàn, chí nhân thay cường bạo. Thủy chung gắn bó cá nhân, gia đình, làng xã, nếp
sống nghĩa tình đạo đức, trung hiếu, cần kiệm liêm chính,….

Từ hệ giá trị đạo đức dân tộc này Hồ Chí Minh tiếp thu, khai thác, và nâng cao
những giá trị đó lên trình độ mới.
1.2. Hồ Chí Minh tiếp thu các giá trị đạo đức nhân loại
- Giá trị đạo đức phương đông, trước hết là nho giáo :
+ Xuất thân từ gia đình tri thức uyên bác nho học, Người thấy những giá trị
đạo đức của Nho giáo, coi Nho giáo như khoa học về tu thân dưỡng tính, khắc kỹ, phục


lễ, vi nhân, kính trọng người lao động, dân là gốc của nước (dân vi quý, quân vi khinh,
xã tắc thứ chi), tứ hải giai huynh đệ, nhân nghĩa, trung hiếu, cần kiệm, liêm chính.
+ Người viết: Đạo đức Khổng tử, học vấn của ông, những kiến thức của ông
làm những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục… Chúng ta hãy tự hồn thiện
đạo đức của mình bằng cách đọc các tác phẩm của ông.
+ Người chỉ ra những hạn chế của Nho giáo: Tư tưởng đẳng cấp, coi khinh
lao động chân tay, phụ nữ, KHKT, tài năng, dùng học thuyết chính danh quân tử, tiểu
nhân để chuyên chế xã hội làm cho xã hội trì trệ, chậm phát triển.
- Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị đạo đức của tơn giáo:
+ Đó là tư tưởng từ bi, cứu nạn cứu khổ, thiện chí, bình đẳng, an lạc, hạnh
phúc, sống hịa hợp với mơi trường, tơn trọng sự sống dưới mọi hình thức của Phật
Giáo.
+ Tư tưởng bao dung nhân ái, hy sinh cao cả của Thiên chúa.
+ Tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, coi trọng con người trong văn hóa phương
Tây, trong tun ngơn độc lập Pháp, Mỹ.
2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH ĐẠO ĐỨC
2.1. Vai trị và sức mạnh đạo đức
• Đạo đức là gốc của người cách mạng:
-

Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển


con người. Người nói: “Cũng như sơng có nguồn thì mới có nước, khơng có nguồn
thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân
dân”.
-

Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói

đi đơi với hành động, hồng với chuyên, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực.

2


Trong đó, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng
lực.
• Đạo đức là nhân tố làm nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội


Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở

những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng
tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện
thực.
2.2. Những chuẩn mực về đạo đức
Trung với nước, hiếu với dân
+ Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, với con đường đi lên của đất nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
+ Hiếu với dân thể hiện ở tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Để làm được
như vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân, lấy dân làm
gốc.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
+ Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả.
+

Kiệm là tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của

cải…)
+ Liêm là luôn tôn trọng của cơng và của dân, trong sạch, khơng tham lam.
+ Chính là thẳng thắn, đứng đắn.
+ Chí cơng vơ tư là công bằng, công tâm, không thiên vị, “lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ”.
-

Thương u con người, sống có tình nghĩa
+

Tình yêu thương dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất

quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.
3


+ Trong mối quan hệ với bạn bè, đồng chí, anh em: phải chặt chẽ, nghiêm khắc
với mình, rộng rãi, độ lượng, vị tha với người khác, kể cả với những người lầm lạc.
-

Có tinh thần quốc tế trong sáng.

Đó là sự tơn trọng, hiểu biết, thương u và đồn kết với giai cấp vơ sản tồn thế
giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn

cầu; chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc, chống lại
chủ nghĩa bành trướng bá quyền.
2.3. Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- Xây đi đôi với chống: Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đi đôi
với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hằng ngày.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
2.4. Đạo đức mới, lối sống mới
- Đạo đức mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng; nó tiếp
thu, kế thừa truyền thống đạo đức cổ truyền như “lòng thương nước, thương dân”,
“tinh thần tương thân, tương ái”,…; nhưng nó khác về bản chất đạo đức cũ, đạo đức
phong kiến, tư sản. Đạo đức mới là đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa,
trong đó có sự kết hợp giữa đạo đức của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức
tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại.
- Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó cịn là lối sống văn minh,
tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân
loại. Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải
làm sao cho mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối
sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa lại “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại”,
đó chính là phong cách sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc.

4


3.NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ BẢN CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH
3.1. Sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, là đạo đức Vô sản, là đạo đức cách mạng
nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người phục vụ tổ quốc,
nhân dân, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Các quan điểm đạo đức của người

ln thấm nhuần những tư tưởng chính trị và ngược lại, nhiều quan điểm vừa là chính
trị vừa là đạo đức (trung với nước hiếu với dân).
3. 2. Thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, lý luận và
thực tiễn
Hồ Chí Minh nói, viết, giáo dục đạo đức ln gắn với hành động thiết thực, thể
hiện bằng kết quả công việc, lý luận đạo đức luôn gắn với đời sống. Mỗi hành vi của
Người đều chứa đựng tư tưởng đạo đức cao thượng, đẹp đẽ.
Người thường nhắc nhở: Nói thì phải làm, nói ít làm nhiều, lấy hiệu quả cơng
việc để đo đạo đức, quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói mà phải thể hiện
trong hành động, nói trung với nước hiếu với dân thì nhiệm vụ nào cũng hồn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
3. 3. Thống nhất giữa đức và tài
Đức và tài gắn chặt nhau, vì có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó, có
tài mà khơng có đức thì vơ dụng, thậm chí cịn có hại.
Giữa đức và tài thì đức là gốc, trong đức có tài và trong tài có đức, tài càng cao
thì đức càng lớn, con người phải có tài và đức thì mới làm trịn nhiệm vụ.
3. 4. Thống nhất giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, giữa việc
nhỏ và việc lớn

5


Người cách mạng phải rèn luyện đạo đức cách mạng và đạo đức đời thuờng,
trong đó phải đặt đạo đức cách mạng trên hết, hi sinh phấn đấu vì tổ quốc, vì nhân dân,
khơng qn rèn luyện đạo đức trong những việc nhỏ.
Rèn luyện đạo đức trong mọi môi trường, mọi phạm vi từ gia đình đến mơi truờng
đến xã hội, nơi sinh hoạt, cơng tác và cần phải có sự phối hợp giữa các môi trường để
giáo dục đạo đức toàn diện cho con người, rèn luyện đạo đức trong mọi mối quan hệ
3.5. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có vai trị to lớn đối với dân tộc và
nhân loại

Những đức tính như khiêm tốn, độ lượng, giản dị, thật thà, tự nhiên, tình yêu
nhân loại, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư đã để lại dấu ấn khơng phai mờ trong
lịng dân tộc Việt Nam mà cả với nhân loại tiến bộ trên thế giới hôm nay và mai sau.
4. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TỬ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
4. 1 Tu dưỡng đạo đức cách mạng bền bỉ suốt đời
Đạo đức cách mạng khơng phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện
bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong. Vì thế phải gian nan rèn luyện mới thành công. Rèn luyện phải
tự nguyện tự giác.
4. 2 Nêu gương đạo đức mới, nói đi đơi với làm
Nói nhưng khơng làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo là đặc trưng
của giai cấp bốc lột. Nêu gương đạo đức mới, nói đi đơi với làm, ở phương đông một
tấm gương sống về đạo đức còn giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền.
Trong rèn luyện thực hành đạo đức phải chú trọng đạo “làm gương”. Muốn
hướng dẫn nhân dân thì mình phải mực thước, khiến cho người ta bắt chước. Hô hào
tiết kiệm mình phải tiết kiệm trước làm trước, Đảng viên đi trước làng nước đi sau…
6


4. 3 Xây dựng đạo đức mới đi đôi với chống những hiện tượng phi đạo đức
Chống cái xấu, sai, ác phải đi đôi với xây dựng cái tốt đẹp, cái thiện, trong đó
xây là chính.
Cách mạng là nhiệm vụ nặng nề, ln có 3 kẻ thù chống phá là CNĐQ, chủ nghĩa
cá nhân, những thói quen & tập quán lạc hậu. Đạo đức cách mạng vô luận là lúc nào
cũng phải chống 3 kẻ thù trên.
II. VẬN DỤNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG CUỘC SỐNG SINH
VIÊN HIỆN NAY
1.VAI TRÒ CỦA SINH VIEN HIỆN NAY
Hồ Chí Minh đã nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước

nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên”. Trong đó, học sinh,
sinh viên là những người đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến
bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là
một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất,
bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học…
Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước không thể thiếu thế hệ học sinh, sinh viên.
Họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người mang sức trẻ, lòng
quyết tâm, nhiệt huyết và tài năng của mình dựng xây đất nước “đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn”. Trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh đã viết: “Non sơng Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em”.
2.THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
a) Tích cực

7


Sinh viên là những con người năng động và sáng tạo. Đã có nhiều sinh viên nhận
được bằng phát minh, sáng chế; và khơng ít trong số những phát minh ấy được áp
dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được
đào tạo vừa tồn diện vừa chun sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế, xã hội của đất nước. Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc
tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện… Rõ ràng, năng động và sáng
tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách, dám nhìn thẳng vào thất bại
và vượt qua nó.
Thanh niên đã kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Phần lớn sinh
viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch; khiêm tốn, ln
cần cù và sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp. Trên

các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xuất hiện những nhà quản lý, nhà doanh
nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạt động nghệ thuật có đức, có tài trong độ tuổi thanh niên.
Nét nổi bật của thanh niên nước ta là ý chí vươn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo trong
lao động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ để thốt khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và XH.
b) Tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn cịn tồn tại những mặt tiêu cực trong lối sống
đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay.
Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc. Dưới sự tác động ồ ạt của nền
kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay ln nhìn sự vật dưới con mắt của
người tư bản. Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhiều sinh viên đã đánh
mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
Nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên cịn thể hiện trong việc nhìn nhận một
cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều
thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống. Đó là thang giá trị của
8


xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, kẻ có tiền là kẻ mạnh. Chính vì thế, khơng ít
sinh viên đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều chuyện sai trái: mua điểm, chèn ép bạn
bè…Lối sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực khác trong sinh viên. Tệ nạn
xã hội như trộm cắp, nghiện hút ma túy,… thái độ không đúng đắn đối với lao động
xảy ra nhiều trong sinh viên.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ
quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí
chà đạp lên lợi ích của ngưới khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên
cịn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè…Một số khác sống không động chạm
đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai, chỉ cần biết đến mình.
3.NGUYÊN NHÂN
- Do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trườngvà hội nhập quốc tế; thanh

niên, học sinh, sinh viên không giữ vững được lập trường, bị cuốn theo lối sống thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tiêu cực khác.
- Do tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội,
chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ
công chức diễn ra nghiêm trọng.Do tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách
nhiệm ở một số cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp chậm
được khắc phục. Điều đó đã làm mất lịng tin của nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói
riêng vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Các ban ngành, đoàn thể chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho
thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước. Nội dung giáo dục đạo đức, lối
sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực. Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cịn sơ
sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức
năng, giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn nhiều hạn chế.
=>> Từ tất cả những yếu tố trên vậy chúng ta áp dụng được gì từ tư tưởng các
mạng Hồ Chí Minh cho sinh viên hiện nay.

9


4.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO ĐỜI SỐNG SINH VIÊN
HIỆN NAY
Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho thanh niên thế giới
quan, phương pháp luận đúng đắn.
Phải nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “một tấm gương sống cịn
có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ
một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng
phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”. Để làm được như vậy, mỗi cán bộ Đảng viên
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư, hết lịng phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc, gia đình phải thật sự mẫu mực,…

Có như vậy, học sinh, sinh viên, thanh niên mới trơng vào đó làm gương để phấn đấu,
cố gắng, rèn luyện. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý, phát hiện, xây dựng những điển
hình người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động, sản
xuất, trong chiến đấu, trong học tập,… Đồng thời dư luận xã hội cũng cần lên án, phê
phán chống lại những biểu hiện tiêu cực, lối sống không lành mạnh, những hành vi trái
pháp luật và trái đạo đức.
Phát huy vai trò của thanh niên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là
biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó cịn là điều kiện
quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho thanh
niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm
chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện
thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi,
kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho thanh niên. Quan tâm đáp ứng
những nhu cầu chính đáng của thanh niên về vật chất, tinh thần.

10


Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ
trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trong nhân dân và
hết long, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với
con người.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua
mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.

Cụ thể:
Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có
lý tưởng, có hồi bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ, “không phải là hỏi nước
nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?”
Trong học tập, rèn luyện phải kết hợp giữa lý luận với thực hành, học tập với lao
động;bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà khơng có tài thì
làm việc gì cũng khó; người có tài mà khơng có đức sẽ trở nên vơ dụng. Hơn nữa,
chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển.
Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám
dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng; cần
phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống.

11


Phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng háo danh, hám
lợi. “Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao
động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng xa xỉ. chống cách sinh hoạt ủy mị.
Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”.
Phong cách sống, theo Hồ Chí Minh, phải là khiêm tốn, giản dị, chừng mực,ngăn
nắp, vệ sinh, u lao động, biết q trọng thời gian, ít lịng ham muốn về vật chất, về
chức-quyền-danh-lợi. Trong quan hệ với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người hơn
tuổi thì kính trọng, lễ phép. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì
cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến, trân trọng; với mình
thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì độ lượng, khoan dung.
Phong cách làm việc, theo Hồ Chí Minh, là phải sửa đổi sao cho có tác phong
quần chúng, tác phong tập thể- dân chủ, tác phong khoa học.
Bồi dưỡng thể chất: Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, thực
hiện đời sống mới... tất thảy đều phải có sức khỏe thì mới thành cơng. Bởi vì, “Mỗi

một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”. Đặc biệt, đối với thanh niên,
muốn có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn,
thì phải hăng hái, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.
Học tập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những tư tưởng tiến bộ, khoa học
kỹ thuật hiện đại,.. Tuy nhiên phải tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với bản sắc văn hóa
của Việt Nam; đồng thời phải phát huy tích cực những nét đẹp văn hóa truyền thống
đã được lưu giữ ngàn đời của dân tộc, đó là tinh thần yêu nước, là tình thương yêu con
người, là nét đẹp trong văn hóa ứng xử giữa người với người, là đức tính cần cù, sáng
tạo, yêu lao động, là lịng quyết tâm, ý chí vượt qua thử thách,vượt qua mọi khó khăn
gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh
niên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục

12


thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững
bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu.

13


*Tài liệu tham khảo
[1] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức,
lối sống mới trong học sinh của tác giả Lưu Dung ()
[2] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong việc xây dựng đạo
đức lối sống của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội của tác giả Huyền
()

14




×