Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ học THUYẾT KINH tế của CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG và CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.75 KB, 18 trang )

1

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA
TRỌNG THƯƠNG VÀ CHỦ NGHĨA TRỌNG NƠNG
1 - Mục đích - u cầu:
- Mục đích: Nghiên cứu để thấy rõ những tư tưởng kinh tế cơ bản, những
hạt nhân khoa học và hợp lí có giá trị lịch sử, sự cống hiến của hai học thuyết
kinh tế đối với sự phát triển của môn KTCT. Đồng thời qua đó chúng ta thấy
được những giới hạn về mặt lịch sử của hai học thuyết kinh tế này và có cơ sở để
đánh giá đúng vị trí, vai trị của học thuyết KTCT mác-xít.
- u cầu: Nắm được hoàn cảnh lịch sử ra đời, đặc điểm, sự phát triển, nội
dung cơ bản của 2 học thuyết kinh tế, cũng như những tiến bộ và hạn chế của
CNTT và CNTN.
2 - Kết cấu bài giảng: Bài giảng được chia thành 2 phần lớn
I - Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
II - Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
3 - Thời gian lên lớp: 2 Tiết (90 phút)
4 - Phương pháp giảng bài: Sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đó
phương pháp thuyết trình là chủ yếu.
5 - Tài liệu nghiên cứu:
- Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học kinh tế quốc dân,
H.2008 (tr47 – tr64).
- Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb - QĐND, H. 2008 (tr13 –
tr24; tr34 – tr45).
- Phương cách làm bài lịch sử các học thuyết kinh tế (Lý thuyết - Bài tập
tự luận - Bài tập trắc nghiệm), Nxb - Đại học kinh tế quốc dân, H. 2007.
- Lịch sử các học thuyết kinh tế (Hướng dẫn nghiên cứu và ôn tập), Nxb
Thống kê, H.1999.


2



Đặt vấn đề: Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một giai đoạn phát
triển, một trào lưu trong lịch sử tư tưởng kinh tế nhân loại. C.Mác
nghiên cứu KTCT bắt đầu từ sự phân tích, phê phán các học thuyết
kinh tế trong lịch sử. Học thuyết kinh tế của C.Mác là sự kế thừa và
phát triển của tư tưởng kinh tế trước đó.
I - HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa
trọng thương (CNTT)
a - Hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa trọng thương
- Về mặt thời gian:
CNTT là tư tưởng kinh tế đầu tiên của GCTS trong giai đoạn PTSX phong
kiến tan rã và CNTB ra đời, vào khoảng những năm 1450, phát triển đến giữa
TK XVII, trước hết là ở Anh, Pháp, Ý, Hà Lan.
- Về mặt kinh tế - xã hội:
Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB ngày càng tăng, nền kinh
tế đang chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường. Thời kỳ
này, PCLĐXH phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, ngành nghề thủ công phát
triển  thúc đẩy kinh tế HH ra đời. Đây cũng là thời kỳ công trường thủ công
phát triển mạnh  kinh tế HH phát triển  trao đổi cũng phát triển  tiền tệ
được trưng dụng làm phương tiện trao đổi, người ta chạy theo T và T được quan
niệm là đại diện cho sự giàu có... để có nhiều T phải phát triển bn bán với bên
ngồi  thương nghiệp mà trước hết là ngoại thương được đề cao.
(Lưu ý: Tích lũy nguyên thủy tức là sự tước đoạt nền SX nhỏ bằng bạo
lực và tích lũy tiền tệ ở ngồi phạm vi các nước Châu Âu, bằng cách ăn cướp và
trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại
thương và áp bức bóc lột nhân dân trong nước).
- Về mặt lý luận tư tưởng và quan hệ giai cấp:



3
Vào TK XV - XVI - XVII ở Tây Âu là thời kỳ tan rã của chế độ phong
kiến, là thời kỳ hình thành PTSX TBCN trong lịng chế độ phong kiến. Trong xã
hội lúc đó đề cao tư tưởng tư sản, phê phán bóc lột sở hữu phong kiến và các tư
tưởng chống nhà thờ phát triển mạnh (Bruno, Bacon của Anh). Xuất hiện 3 trào
lưu tư tưởng kinh tế lớn:
+ Tư tưởng kinh tế của giai cấp quý tộc phong kiến nhằm biện hộ, bảo vệ
sự bóc lột của chế độ phong kiến, cơ sở của nó là nền kinh tế tự nhiên được phản
ánh qua thần học và tôn giáo.
+ Trào lưu không tưởng xã hội phản ánh đời sống cùng cực của giai cấp bị
bóc lột và niềm tin khát khao đến một xã hội công bằng hơn nhưng theo lối
không tưởng.
+ Khuynh hướng TBCN của nền sản xuất là trào lưu tư tưởng của GCTS,
hình thức đầu tiên của trào lưu tư tưởng tư sản là CNTT. Bước đầu đã giải thích
được những điều kiện, q trình phát sinh, phát triển của PTSX TBCN trong
lịng chế độ phong kiến.
- Về mặt khoa học kỹ thuật:
Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá làm cho thị trường phát
triển không những ở trong nước mà cịn hình thành thị trường thế giới và hệ
thống kinh tế thế giới. Do vậy, địi hỏi có những phát minh về khoa học như: Cơ
học, thiên văn học, sinh học,…, đặc biệt là những phát kiến về địa lí ở TK XV,
như năm 1492 Crixtơp Colơng tìm ra Châu Mỹ và đường sang Châu Á. Năm
1496 Vaxcôđơ Gamma đi vịng quanh châu Phi đã tìm ra đường sang Ấn Độ
Dương  đáp ứng yêu cầu của SX, trao đổi HH và tạo điều kiện cho du thương
phát triển; rồi việc phát hiện ra các mỏ vàng ở châu Mỹ (Mêxicô và Pêru) đã
làm cho mậu dịch thế giới phát triển mạnh  mở ra cho các nước Tây Âu những
khả năng làm giàu. Thời kỳ này, thương nghiệp có vai trị quan trọng đối với
việc làm giàu của các nước Tây Âu; thương nghiệp ở chỗ chỉ đóng vai trị mơi



4
giới giữa những người sản xuất nhỏ, nhưng sự phát triển mới của sản xuất đã
tạo ưu thế cho thương nghiệp, nó chi phối cả cơng nghiệp và nơng nghiệp 
nảy sinh khuynh hướng cho rằng của cải được sản sinh ra trong thương mại…
dẫn đến tư tưởng của CNTT.
Tóm lại: Tất cả các nhân tố khách quan và chủ quan trên, địi hỏi phải có một
lý thuyết dẫn đường, thích hợp với giai đoạn lịch sử ấy chính là tư tưởng của CNTT.
b - Các giai đoạn phát triển chung của chủ nghĩa trọng thương
- Thời kì đầu (Từ giữa TK XV đến giữa TK XVI)
+ Đại biểu tiêu biểu Wiliams Stafford (Anh) và Montchretien (Pháp)
+ Tư tưởng KT cơ bản thể hiện ở “Bảng cân đối tiền tệ”, ngăn chặn khơng
cho tiền ra nước ngồi, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về càng nhiều càng
tốt (tư tưởng cốt lõi giai đoạn này là trọng tiền, đề cao vai trò của tiền). Khẩu
hiệu: “Chi tiêu tiền ở nước ngồi ít, thu tiền ở nước ngồi về càng nhiều càng tốt”.
(Giai đoạn đầu của CNTT gắn liền với thời kỳ châu Âu đang khát tiền. Sự
mở rộng của lưu thơng hàng hố bị giới hạn bởi nguồn kim loại quý vàng, bạc 
đòi hỏi phải cân đối tiền tệ theo hướng thu nhiều hơn chi. Phải đem tiền về càng
nhiều càng tốt bằng con đường ngoại thương, cướp bóc thuộc địa và cướp biển 
Khuyến khích xuất khẩu HH ra nước ngoài để mang tiền về càng nhiều càng tốt.
Nhà nước quy định lãi suất cho vay thấp để khuyến khích sản xuất và xuất
khẩu… Nhà nước cấm xuất khẩu tiền tệ, hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngồi.
Các thương nhân nước ngồi khi đến bn bán phải sử dụng hết số tiền của họ
để mua HH. Lập hàng rào thuế quan bảo hộ hàng hoá trong nước).
 Thời kỳ này họ mới hiểu T với chức năng là phương tiện cất trữ, chưa
hiểu được bản chất và quy luật lưu thơng của nó (thước đo giá trị, phương tiện
thanh tốn, phương tiện lưu thơng, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới).
- Thời kì thứ hai (Từ nửa cuối TK XVI đến giữa TK XVII)


5

(CNTT giai đoạn đầu làm cho nền kinh tế trong nước mất cân đối lớn: tiền
thừa nhưng hàng hoá tiêu dùng lại thiếu  thay đổi chính sách của mình, CNTT
chuyển sang giai đoạn trưởng thành, giai đoạn này chính là CNTT thực thụ).
+ Đại biểu chính là Thomát Mun (Anh) và Kolbert (Pháp)
+ Tư tưởng kinh tế cơ bản là khơng coi “Bảng cân đối tiền tệ” là chính
mà coi “Bảng cân đối thương mại” là chính. Thực hiện xuất nhiều hơn nhập
(xuất siêu), tiền mua hàng hoá nước ngồi phải ít hơn tiền bán cho ngoại quốc.
(CNTT giai đoạn này cho rằng cần mang tiền ra nước ngoài mua hàng rẻ
của nước này để bán sang nước thứ ba với giá đắt hơn. Đưa ra nguyên tắc
thương mại là xuất siêu, bán nhiều – mua ít. Họ cho rằng thương mại là trên hết,
bằng mọi cách phải chiếm lĩnh được thị trường thế giới)  Tư tưởng cốt lõi giai
đoạn này là tư tưởng coi trọng thương mại.
2. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương
* Đặc điểm phương pháp luận: CNTT không hiểu và không thừa nhận
các quy luật kinh tế khách quan, đề cao vai trò của nhà nước, thương mại, tiền tệ.
Cách giải thích cịn giản đơn, máy móc và phiến diện.
* Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương
- Tư tưởng về của cải.
CNTT đề cao vai trò của tiền, coi tiền là của cải thực sự:
Biểu hiện cụ thể:
+ Tư tưởng xuất phát của CNTT cho rằng, tiền là nội dung căn bản của của
cải, là tài sản thật sự của một quốc gia, “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”,
“sự giàu có tích lũy dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có mn đời vĩnh viễn”.
+ Mục đích chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia
tăng được khối lượng tiền tệ.
 Một nước càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, cịn hàng hoá chỉ là
phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi. Sự sùng bái vàng của GCTS đã có


6

từ lâu. Trong bài “Lại bàn về nền tài chính nước Phổ” C.Mác viết: “Trong tất cả các
thời kì, vàng và bạc là cái chìa khố để mở tâm can của giai cấp tư sản”.
+ Tiền là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp, những hoạt
động nào mà khơng dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, khơng
có lợi... ( coi nhẹ nghề nông, hoạt động công nghiệp. Họ coi nghề nông là
nghề trung gian giữa hoạt động tích cực và hoạt động tiêu cực, vì nghề nơng
khơng làm tăng thêm của cải và cũng không làm tiên hao của cải; coi hoạt động
công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng
và bạc), đề cao vai trò của ngoại thương và thương mại).
Montchretien cho rằng: “Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại
thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải
qua nội thương”.
- Tư tưởng về lợi nhuận:
Lợi nhuận theo họ là do lĩnh vực lưu thông tạo ra, thông qua các hoạt động
mua rẻ bán đắt, mua ít, bán nhiều và thông qua lừa gạt, chiến tranh mà có.
Vì họ cho rằng: Khơng một người nào thu được lợi mà không làm thiệt
hại kẻ khác. Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác.
Trong trao đổi phải có một bên thua để bên kia được.
- Tư tưởng về nhà nước:
Đề cao vai trị của nhà nước nhất là các chính sách kinh tế của nhà nước,
nhà nước phải tích cực có các chính sách can thiệp vào đời sống kinh tế để thu
hút tiền vào nước mình càng nhiều càng tốt. Giải pháp quan trọng nhất là khuyến
khích phát triển thương nghiệp (đã đề cập, phân tích ở trên).
* Một số trường phái chính của CNTT
Lưu ý: Để nghiên cứu sâu hơn về những tư tưởng kinh tế chủ yếu của
CNTT, đề nghị các đồng chí tiếp tục nghiên cứu thêm về CNTT Anh và CNTT
Pháp ở trong giáo trình và các tài liệu tham khảo.
Thứ nhất: CNTT ở Anh



7
+ Đặc điểm ra đời CNTT ở Anh.
CNTT ở Anh ra đời sớm và chín muồi nhất ở các nước Tây Âu trong TK
XVI và TK XVII. Trong TK XVI cuộc cách mạng ruộng đất đã bắt đầu từ nước
Anh và đã tạo điều kiện ra đời và phát triển của công trường thủ công của
CNTB. Trong TK XVII cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra (1640) cũng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển CNTT.
+ Các giai đoạn phát triển của CNTT ở Anh.
Giai đoạn đầu: Từ TK XV đến TK XVI.
Đại biểu là Wiliams Stafod (1554 - 1612).
Đây là giai đoạn sơ kỳ, còn được gọi là “Học thuyết tiền tệ”, phản ánh
lòng tin của những người theo thuyết tiền tệ, cho rằng, muốn giàu có thì phải
dùng các biện pháp hành chính, luật pháp của nhà nước để cấm xuất khẩu tiền,
tăng lượng dự trữ tiền tệ trong nước.
Giai đoạn hai: Từ nửa sau TK XVI đến TK XVII.
Đại biểu là Thomas Mun (1571 - 1641).
Đây là giai đoạn còn được gọi là “Bảng cân đối thương mại”, nội dung
cơ bản của nó là đưa ra các biện pháp phải bán ra với số lượng lớn hơn số lượng
mua vào, thực hiện xuất siêu, hạn chế vai trò của nhà nước, tăng cường tự do
cạnh tranh, xuất khẩu vàng, bạc để giảm lượng tiền thừa trong nước. Vàng đẻ ra
thương mại, còn thương mại lại làm tăng tiền tệ. Thương mại là hòn đá thử vàng
đối với một quốc gia, khơng có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại.
Thể hiện khát vọng của GCTS Anh trong việc làm giàu.
Thứ hai: CNTT ở pháp
+ Đặc điểm ra đời CNTT ở Pháp.
Ở nước Pháp, CNTT bắt rễ sâu hơn, vì về mặt kinh tế, nước Pháp có điều
kiện hơn trong việc tiếp thu và thực hành CNTT.
+ Các giai đoạn phát triển CNTT ở Pháp.
Giai đoạn đầu: Từ cuối TK XVI đến đầu TK XVII.



8
Đại biểu là Montchretien (1575 - 1622).
Đây là giai đoạn phản ánh thời kỳ quá độ từ học thuyết tiền tệ đến CNTT
phát triển, cho rằng, hạnh phúc của người ta là ở trong sự giàu có, mà sự giàu có
lại ở trong lao động, tư tưởng mang nặng màu sắc tiểu tư sản, thông cảm với
nhân dân lao động, lên án cuộc sống xa hoa của giới quí tộc, kêu gọi nhà nước
phải quan tâm đến nhân dân lao động. Thương mại là mục đích của nhiều ngành
nghề khác nhau, lợi nhuận thương nghiệp là chính đáng.
Giai đoạn hai: Từ đầu TK XVII đến cuối TK XVII.
Đại biểu chính là: Kolbert (1619 - 1683)
Ông chủ trương phát triển các nghành nghề ngồi nơng nghiệp, hạn chế phát
triển nơng nghiệp, mà đầu tư phát triển các ngành nghề thuộc công nghiệp chế tạo,
nâng đỡ các chủ xưởng, mời thợ nước ngồi về làm chun gia. Cho rằng ngoại
thương có thể làm cho thần dân được sung túc, thoả mãn được nhu cầu của vua chúa.
* Nhận xét đánh giá về chủ nghĩa trọng thương
- Thành tựu đạt được:
+ Bước đầu tạo ra được những tiền đề lý luận cho kinh tế học sau này.
+ Đưa ra quan điểm sự giàu có khơng chỉ là GTSD mà là ở GT, là tiền tệ
quyết định.
+ Mục đích hoạt động của nền kinh tế là lợi nhuận.
+ Đề xuất các chính sách thuế quan bảo hộ đã có tác dụng thúc đẩy CNTB
ra đời và phát triển.
+ Tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế đã đặt nền móng cho kinh tế
học tư sản hiện đại vận dụng sau này.
- Hạn chế:
+ Là lý luận đầu tiên về PTSX TBCN nên có rất ít tính lý luận, nó phản
ánh một cách máy móc nền SX TBCN. Họ thường đưa ra những lời khuyên thực
tiễn về chính sách kinh tế. Lý luận mang nặng tính kinh nghiệm (thơng qua hoạt
động thương mại của nước Anh và Hà Lan lúc bấy giờ).



9
+ Phương pháp nghiên cứu: Mơ tả bề ngồi của XH tư bản, coi lưu thông
quyết định của cải xã hội.
+ Hiểu tiền với 2 chức năng cơ bản (cất trữ và lưu thông), trong chừng
mực nhất định họ hiểu T với chức năng là TB (T dùng để thu P).
+ Họ chưa hiểu bản chất của giá trị H, QL giá trị và chưa hiểu được nguồn
gốc của lợi nhuận được sinh ra từ đâu.
II. HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NƠNG
1. Hồn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa trọng nông (CNTN)
- Về kinh tế - xã hội:
Cũng như CNTT, CNTN xuất hiện trong khuôn khổ thời kỳ quá độ từ chế
độ phong kiến sang chế độ TBCN, nhưng ở giai đoạn phát triển cao hơn. Vào
giữa thế kỷ XVIII ở nước Anh cuộc cách mạng cơng nghiệp đã bắt đầu, cịn ở
Pháp giai đoạn phát triển công trường thủ công của CNTB đã ăn sâu, bén rễ một
cách vững chắc.  Học thuyết KT của CNTT đã tỏ ra lỗi thời và lạc hậu, thời
kỳ tích lũy ngun thủy ban đầu của CNTB thơng qua con đường thương mại
bằng việc bóc lột các nước khác, đã mất hết ý nghĩa, khơng cịn phù hợp, cần có
sự phê phán và thay thế.
 Ở Anh lúc này người ta chống lại CNTT bằng việc đặt niềm tin vào sự
phát triển của công trường thủ công đang chuyển sang thời kỳ đầu của cuộc cách
mạng công nghiệp. Thì ở Pháp, CNTT ở Pháp với những chính sách cực tả của
Colbert (Tuyệt đối hố phát triển cơng nghiệp, hạ giá nông phẩm, kêu gọi hãy
làm cho nông nghiệp xa sút...) đã làm phá sản nền SX nông nghiệp.
- Về quan hệ giai cấp:
Lúc này GCTS ở Pháp đang lên, họ trông đợi vào một sự phát triển mới
của nền nông nghiệp Pháp, nhưng lại bị mắc kẹt bởi sự bảo thủ, trì trệ của giới
quân chủ chuyên chế, tăng lữ phong kiến của nước Pháp lúc bấy giờ.



10
Bởi vậy, nội dung giai cấp của CNTN là giải phóng kinh tế nơng
dân thốt khỏi quan hệ phong kiến, để phát triển nông nghiệp theo con
đường TBCN. C.Mác nhận xét: “Thượng tầng, tài chính, thương nghiệp,
cơng nghiệp hay nói đúng hơn bộ mặt lâu dài của XH hình như đang chế
giễu sự đình đốn của ngành SX chính (Nơng nghiệp) và sự đói khát của
những người SX”.
Tóm lại: Hồn cảnh nước Pháp lúc bấy giờ (giữa TK XVIII) là hồn cảnh
bắt buộc GCTS phải tìm con đường giải phóng LLSX từ trong nông nghiệp, chứ
không phải trong công trường thủ cơng như ở Anh. Do vậy, cần phải có một lý
luận dẫn đường, lý luận đó chính là CNTN.
2. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông
Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của CNTN tập trung chủ yếu ở 2 đại biểu
tiêu biểu là Francois Quesnay (1694 - 1774) và Anne Robert Jaucques Turgot
(1727 - 1781) (tìm hiểu về 2 ơng này các đồng chí về nghiên cứu tài liệu) thể
hiện ở một số nội dung cơ bản sau:
- Sự phê phán của CNTN đối với CNTT:
+ Phê phán lý luận về lợi nhuận của thương nhân (theo Francois Quesnay:
trong mua bán hàng hóa thì cả người bán và người mua khơng ai được và khơng
ai mất gì cả  lưu thơng khơng tạo ra giá trị)
 CNTT cho rằng: Lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông tạo ra, thông qua
các hoạt động mua rẻ bán đắt, mua ít, bán nhiều và thơng qua lừa gạt, chiến tranh
mà có. Vì họ cho rằng: Không một người nào thu được lợi mà không làm thiệt
hại kẻ khác. Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác.
Trong trao đổi phải có một bên thua để bên kia được.
CNTN cho rằng, lợi nhuận thương nghiệp có được chẳng qua là nhờ tiết
kiệm các khoản chi phí thương mại. Vì theo họ thương mại chỉ đơn thuần là “việc
đổi những giá trị này lấy những giá trị khác ngang như thế”. Vì vậy, xét về mặt



11
thuần tuý cả người mua và người bán chẳng có gì để mất hay được cả. Họ kết luận:
Thương nghiệp không sinh được ra của cải. “Trao đổi không SX ra được gì cả”.
Trao đổi khơng làm cho tài sản tăng lên, vì tài sản được tạo ra trong SX, cịn trong
trao đổi thì chỉ có sự trao đổi giá trị sử dụng này lấy GTSD kia mà thôi.
Khi phê phán CNTT C.Mác kết luận: “Người ta trao đổi những hàng hoá
với hàng hoá hay những hàng hoá với tiền tệ có cùng giá trị với hàng hố đó,
tức là trao đổi những vật ngang giá, rõ ràng là không ai rút ra được từ trong lưu
thông ra nhiều giá trị hơn số giá trị đã bỏ vào trong đó. Vậy giá trị thặng dư
tuyệt nhiên khơng thể hình thành ra được” Tư bản, Q1,T1.
+ Quan niệm về đồng tiền: Phê phán trọng thương về đề cao vai trò của
tiền. CNTN cho rằng của cải của quốc dân chính là vật hữu ích trước hết là sản
phẩm của nơng nghiệp. Số lượng tiền nhiều hay ít chẳng có nghĩa gì cả. Quesnay
tuyên bố: “chỉ có của cải dân cư ở nông thôn mới đẻ ra của cải quốc gia”,
“nông dân nghèo thì xứ sở nghèo”.
+ CNTN nêu lên “tự do hóa lưu thơng” (CNTT khuyến khích đánh thuế)
trước hết là tự do lưu thơng ngũ cốc. Tự do hóa lưu thơng chính là tạo nguồn lực
làm giàu (CNTT muốn làm giàu hạn chế nhập khẩu tăng xuất khẩu - xuất siêu).
+ Muốn nhà nước bảo hộ cho sản xuất nông phẩm trợ giá, bù giá... để cho
nông nghiệp phát triển (Colber cho rằng nhà nước phải trở thành thương nhân).
- Cương lĩnh kinh tế của CNTN:
Cương lĩnh KT của phái trọng nơng chính là những quan điểm, những
chiến lược và những chính sách nhằm phát triển KT, trước hết và chủ yếu là
phát triển SX nông nghiệp.
+ Quan điểm về nhà nước: Họ đề cao vai trò của nhà nước, kêu gọi nhà nước
bảo vệ quyền sở hữu chính đáng của nơng nghiệp, khun nhà nước đề ra các chính sách
để phát triển nông nghiệp, nhà nước không nên đánh thuế quá nặng, chỉ nên đánh thuế
vào sản phẩm ròng.



12
+ Quan điểm về ưu tiên phát triển nông nghiệp: Họ quan niệm, chỉ có SXNN mới
SX ra hàng hóa, của cải …do đó, chi phí nơng nghiệp là chi phí SX, chi phí sinh lời. Do
vậy, Chính Phủ cần đầu tư cho NN, “Phải xây dựng nông nghiệp làm một ngành kinh tế
chủ yếu, làm chỗ dựa cho chế độ phong kiến” họ tìm cách thoả hiệp với chế độ phong
kiến (bênh vực chế độ phong kiến, thực tế là làm cho phong kiến, hưởng đặc quyền đặc
lợi của chế độ phong kiến....).
C.Mác khi nghiên cứu về cương lĩnh KT của CNTN đã nhận xét: “Về
thực chất đã tuyên bố chế độ SX-TBCN trên những đống tro tàn của chế độ
phong kiến” do đó mà “Chế độ phong kiến lại có được cái tính chất tư bản, cịn
XH tư bản mang cái vỏ bề ngồi phong kiến”.
+ CNTN cịn kêu gọi có chính sách cho phép các chủ trang trại được tự do
lựa chọn ngành kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn ni, có ưu tiên cung cấp
phân bón. Khuyến khích xuất khẩu nơng phẩm đã qua chế biến không nên xuất
khẩu nguyên liệu thô (theo Turgot tiêu thụ như thế nào thì sản xuất cái đó).
+ Chính sách đầu tư cho đường sá, lợi dụng vận tải đường thủy rẻ để bán
sản phẩm.
+ Quan điểm về tài chính, đặc biệt là vấn đề thuế khóa, phân phối thu
nhập … nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, chủ trại.
Nhận xét đánh giá:
Tiến bộ: Cương lĩnh KT của phái trọng nơng đã vạch rõ một số quan điểm,
chính sách mở đường cho nông nghiệp phát triển theo một hướng mới TBCN.
Hạn chế: Đề cao, tuyệt đối hố vai trị của nơng nghiệp, khơng thấy vai
trị của cơng nghiệp và thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Học thuyết về trật tự tự nhiên (luật tự nhiên): (Đây là cơ sở lý luận chủ
yếu của những người trọng nông chủ nghĩa)
Thừa nhận quy luật và vai trò chi phối của quy luật trong tự nhiên và xã hội.
Họ dùng luật tự nhiên để đi đến những kết luận về kinh tế và lý giải các vấn đề KTXH. Phát triển kinh tế phải theo trật tự tự nhiên và trong phát triển kinh tế tôn trọng



13
tính tự do và tính nhân văn. Họ cho rằng: quyền tự do của con người là hiển nhiên,
tất yếu không cần cưỡng chế bằng pháp luật, cái quyền tự do quan trọng nhất là
quyền lao động (dùng luật tự nhiên để bênh vực tính tự do của con người).
Theo F.Quesnay có 2 quy luật tự nhiên, quy luật vật lý tác động trong lĩnh
vực tự nhiên, còn quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực kinh tế. Quy luật luân
lý cũng tất yếu như quy luật vật lý.
Nhân danh luật tự nhiên để phê phán chế độ phong kiến, đòi giảm sự can
thiệp của nhà nước vào kinh tế, đòi tự do kinh tế, tự do kinh doanh, tự do thương
mại. Họ địi nhà nước khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và cần lôi cuốn của
cải đầu tư vào nông nghiệp...
Hạn chế của thuyết này: Tuy đề cao giải phóng con người nhưng chỉ giải
phóng con người khỏi trật tự phong kiến. Họ coi pháp quyền tư sản là hiển
nhiên, là tất yếu.
- Học thuyết về sản phẩm rịng (sản phẩm thuần t):
+ Vị trí ý nghĩa: Đây là hệ thống lý luận trung tâm của CNTN, là bước
tiến quan trọng trong lý luận kinh tế, là lý luận độc đáo nhất của lý luận kinh tế
chính trị cho đến lúc đó, đặt nền móng cho phát triển lý luận kinh tế sau này
(SPR là do lao động tạo ra bước tiến hơn so với trọng thương nhưng chỉ có SX
nơng nghiệp mới tạo ra SPR  nhấn mạnh?).
+ Nội dung:
. Theo CNTN SP ròng là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi đã trừ đi
chi phí LĐ và chi phí cần thiết để canh tác (SPR = tổng SP – chi phí sản xuất).
. Sản phẩm ròng là tặng vật của tự nhiên giành cho con người, không phản
ánh mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp.
. Chỉ có ngành SX nơng nghiệp mới có SPR (sản phẩm thuần túy) cịn các
ngành khác (cơng nghiệp và thương nghiệp) thì khơng có SP rịng. Vì theo họ (cơng
nghiệp, thương nghiệp) “Hai ngành này chỉ có tiêu dùng chứ khơng có SX”. Cơng



14
nghiệp chỉ là chế biến lại nguyên liệu của nông nghiệp mà thôi, họ không tạo ra chất
mới, mà là sự kết hợp các chất khác nhau đã có từ trước của nông nghiệp đã tạo ra.
. Đưa ra 2 nguyên tắc hình thành giá trị của HH giữa C.Nghiệp và
N.Nghiệp. CN: giá trị = tổng chi phí (nguyên liệu, tiền lương cơng nhân, tiền
lương nhà tư bản, chi phí bổ sung tư bản thương nghiệp); NN: giá trị = tổng chi
phí (ngun vật liệu, tiền cơng, lương nhà tư bản...) + sản phẩm thuần túy.
. Từ lý luận sản phẩm rịng phái trọng nơng đi đến lý luận lao động sản
xuất và lao động không sinh lời. Lao động sinh lời là lao động sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp tạo ra sản phẩm rịng. Lao động khơng sinh lời gắn với lao
động sản xuất trong công nghiệp.
. Từ lý luận lao động sản xuất phái trọng nông đưa ra lý luận giai cấp xã
hội chỉ có 3 giai cấp chính: giai cấp SX, giai cấp sở hữu và giai cấp không SX 
Từ lý luận 3 giai cấp phát triển thành 5 giai cấp: giai cấp nhà tư bản SX, giai cấp
công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân nông nghiệp, giai cấp nhà tư bản
không sản xuất và giai cấp sở hữu.
Tóm lại, Lý thuyết về sản phẩm rịng tuy cịn một số hạn chế nhưng đó là
một phát minh lớn vào thời kỳ đó.
- Lý luận về giá trị, tư bản, tiền tệ, tiền lương và lợi nhuận:
+ Lý luận về giá trị: giá trị là do nhu cầu, do nguyện vọng, là phương tiện
của những người đang trao đổi quyết định. Họ cho rằng: giá trị là sự phối hợp
giữa các nguyện vọng với nhau. Phái trọng nông không phát hiện được nhiều vấn
đề về giá trị và có sự thụt lùi so với W.Petty (thực thể của giá trị là do lao động).
+ Lý luận Tư bản: CNTT cho rằng tư bản là tiền, còn CNTN cho rằng tư
bản là đất đai đem lại sản phẩm rịng (theo F.Quesnay tư bản khơng phải bản
thân là tiền tệ mà là số TLSX trong nông nghiệp được mua bằng tiền đó). Tusgot
đưa ra quan niệm tư bản cố định và tư bản lưu động (đóng góp), hạn chế: coi
tư bản trùng với của cải vật chất (TLSX, TLTD), khơng thấy được vai trị của
tiền trong lưu thông.



15
+ Lý luận về tiền lương và lợi nhuận:
. Ủng hộ “quy luật sắt” của tiền lương (cần phải cho tiền lương bằng mức
sống tối thiểu, bởi vì cung lao động bao giờ cũng luôn lớn hơn cầu về lao động
nên nhà tư bản có điều kiện trả lương ở mức tối thiểu).
. Tiền công là do lao động tạo ra. (công lao)
. Lợi nhuận là thu nhập không lao động nguồn gốc là do công nhân tạo ra (công lao).
+ Lý luận về tiền tệ: Tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của trao đổi, tiền
không phải của cải quốc dân và chống lại việc tích trữ tiền.
- Lý luận về kết cấu giai cấp xã hội:
Francois Quesnay và Bois guille Bert chia xã hội thành 3 giai cấp
Giai cấp sản xuất: Bao gồm những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp
(tư bản sản xuất, công nhân nông nghiệp) là giai cấp tạo ra sản phẩm thuần tuý.
Giai cấp sở hữu: Là những người chủ đất, được thu sản phẩm thuần tuý.
Giai cấp không sản xuất: Là những người làm trong lĩnh vực công
nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tín dụng...
(Đến Turgot: Ơng chia xã hội thành 5 giai cấp, GCCN nông nghiệp, GC
nhà tư bản nông nghiệp (sản xuất), GCCN công nghiệp, GC nhà tư bản công
nghiệp (không sản xuất) và GCSH)
 Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, CNTN đã biết phân chia giai cấp
xã hội dựa vào kết cấu kinh tế.
Hạn chế: Thỏa hiệp với giai cấp sở hữu, gán cho họ những chức năng
kinh tế to lớn mà thực ra họ khơng có. Giai cấp SX là ăn hại, không tạo ra sản
phẩm thuần túy mà thực ra giai cấp này mới chính là lực lượng SX ra sản phẩm
thặng dư cho xã hội. Khơng phân biệt được 2 giai cấp chính trong xã hội giai
cấp các nhà tư bản và giai cấp công nhân.
- Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội:
Được thể hiện tập trung ở Biểu kinh tế của F.Quesnay (1694 - 1774), ông

tuyên bố Biểu kinh tế vào năm 1758 và phân tích Biểu kinh tế năm 1766. Biểu


16
kinh tế của F.Quesnay là một trong 3 phát minh vĩ đại lúc bấy giờ (phát minh ra
tiền, phát minh ra nghề in, Biểu kinh tế)
+ Xung quanh Biểu kinh tế ông đưa ra các giả định khoa học:
. Chỉ xem xét TSX giản đơn.
. Trừu tượng hóa sự biến động giá cả.
. Khơng tính đến ngoại thương (loại trừ ngoại thương).
. XH chỉ có ba giai cấp chính (GC sản xuất ; GC sở hữu; GC không SX)
. Trong tay giai cấp sở hữu đã có sẵn 2 tỷ tiền tơ.
Dựa vào tính chất hiện vật của SP, ơng chia SPXH ra thành sản phẩm nông
nghiệp và SP công nghiệp.
. Giá trị tổng sản phẩm XH có 7 tỷ tiền (5 tỷ sản phẩm nông nghiệp, 2 tỷ sản phẩm
cơng nghiệp). Tỷ lệ 5/2 chứng tỏ trình độ phát triển thấp kém của nước Pháp lúc bấy giờ.
 Trong 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp được phân thành 3 bộ phận:
1 tỷ để bù đắp khoản ứng ra ban đầu (TBCĐ).
2 tỷ để bù đắp khoản ứng ra hàng năm (Tiền lương, tiền giống…).
2 tỷ sản phẩm ròng nộp tô cho địa chủ.
 Trong 2 tỷ sản phẩm công nghiệp được phân thành:
1 tỷ bù đắp hao phí nguyên vật liệu.
1 tỷ bù đắp tư liệu tiêu dùng hàng năm .
+ Sơ đồ biểu kinh tế: sản phẩm được thực hiện qua 5 hành vi của 3 GC
GCSX

GCSH

GCKSX



17
+ Giải thích q trình thực hiện trao đổi sản phẩm ( quá trình tái sản
xuất ).
1. Giai cấp sở hữu có 2 tỷ tiền tơ được nhận từ GCSX và bỏ ra một khoản
tiền 1 tỷ mua SP nông nghiệp. Do vậy 1 tỷ SP nông nghiệp rút ra khỏi lưu thông
để đi vào tiêu dùng của GCSH.
2. Giai cấp sở hữu bỏ tiếp 1 tỷ để mua SP công nghiệp. Lúc này 1 tỷ trong
2 tỷ sản phẩm của công nghiệp đi vào tiêu dùng của GCSH.
3. Giai cấp không sản xuất bỏ 1 tỷ để mua SP nông nghiệp để tiêu dùng
(Sau khi nhận được 1 tỷ từ GCSH).
4. Giai cấp SX bỏ một tỉ mua SP công nghiệp để làm TLSX (1 tỷ vừa nhận
được từ GC không SX).
5. Giai cấp không SX lại bỏ 1 tỷ mua SP nông nghiệp làm nguyên liệu.
Kết quả là: Giai cấp SX đã bán 3 tỷ sản phẩm, còn 2 tỷ SP để bù đắp chi phí
hàng năm và số tiền mặt là 2 tỷ. Như vậy có thể tiếp tục quá trình TSX giản đơn.
C.Mác nhận xét: Việc làm này thực hiện vào giữa TK XVIII thuộc thời kỳ
ấu trĩ của kinh tế chính trị, là một tư tưởng hết sức thiên tài trong tư tưởng mà
khoa kinh tế chính trị có được từ trước đến lúc bấy giờ.
Nhận xét về Biểu kinh tế
+ Ưu điểm:
. Đã đưa ra các giả định cơ bản là đúng.
. Đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội cả về 2 mặt: giá trị
và hiện vật, sự vận động của sản phẩm kết hợp với sự vận động của tiền.
. Tuân theo một quy luật đúng: tiền bỏ vào lưu thông rồi quay trở lại điểm
xuất phát của nó.
. Là sự mơ hình hóa mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi toàn
XH của các giai cấp hiện có.
+ Hạn chế:



18
Phương pháp cịn máy móc siêu hình, chỉ dừng lại ở TSX giản đơn chưa
thấy được cơ sở của TSX mở rộng trong nơng nghiệp thậm chí TSX giản đơn
trong cơng nghiệp cũng khó thực hiện được. Tuyệt đối hố ngành nơng nghiệp,
đánh giá sai vai trị các ngành sản xuất khác.
Đánh giá và nhận xét CNTN
+ Thành tựu.
Một là, họ đã chuyển lĩnh vực nghiên cứu từ lưu thông vào SX, đó là một
phương pháp đúng.
Hai là, trong lĩnh vực SX đã tìm ra SPR, đặt nền móng cho LL (m) sau này.
Ba là, Nghiên cứu SX không chỉ là q trình SX mà cịn là q trình TSX,
là cơ sở để nghiên cứu lí luận thực hiện sản phẩm sau này.
Bốn là, phê phán chủ nghĩa trọng thương và chế độ PK, khẳng định vai trò
của CNTB.
+ Hạn chế
. Chưa hiểu thực thể giá trị nên chưa hiểu giá trị thặng dư.
. Hiểu sai ngành SX và lao động sản xuất.
Câu hỏi ơn tập
1. Làm rõ hồn cảnh lịch sử ra đời của CNTT và CNTN?
2.Những tư tưởng chủ yếu của CNTT?
3. Phân tích học thuyết về trật tự tự nhiên và học thuyế về sản phẩm ròng?
4. Phân tích “Biểu kinh tế” của Quesnay?



×