Sử dụng Windows XP (phần 1)
Windows XP có khá nhiều tính năng với một giao diện hoàn toàn
mới. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn làm quen với hệ điều
hành này.
1. Giao diện (Interface)
Màu sắc và màn hình nền (Desktop)
Trong trường hợp cài đặt mới, Windows XP sẽ có một màn hình nền trống
trải với duy nhất một biểu tượng Thùng Rác (Recycle Bin). Để làm hiện ra
các biểu tượng “My computer”, “My document” v.v. quen thuộc, bạn có
thể làm như sau: Bấm chuột phải lên Desktop -> Properties -> chọn tab
“Desktop” -> nhấn vào nút “Customize Desktop” -> bỏ dấu chọn vào hộp
kiểm tra (check box) đằng trước tên của các biểu tượng -> nhấn OK để ghi
lại -> nhấn “Apply” để thực hiện các thay đổi.
Giao diện của Windows được tạo theo các chủ đề (theme) khác nhau. Chủ
đề mặc định của Windows XP là màu xanh da trời (Blue). Tuy nhiên, ngoài
ra còn có thêm hai theme khác là màu xanh ô-liu (Olive green) và màu
trắng bạc (Silver). Bấm chuột phải lên Desktop -> Properties -> chọn tab
“Appearance” -> chuyển giá trị bên dưới “Color scheme:” thành kiểu màu
tùy ý -> nhấn Apply.
Để font chữ hiện ra rõ nét và đẹp hơn trong Windows XP (đặc biệt là với
màn hình phẳng và LCD), bạn nên sử dụng kiểu thể hiện “Clear Type”: Tại
tab “Appearance” bên trên -> nhấn vào nút “Effects” -> chuyển giá trị của
“Use the following method to smooth the edge of the screen fonts” thành
“Clear type” -> nhấn "Apply”.
Tuy nhiên, nếu bạn không thích màu sắc sặc sỡ, Windows XP cũng cho
phép sử dụng giao diện truyền thống của Windows 2000. Điều này còn làm
tăng hiệu suất cho những máy có cấu hình thấp: Bấm chuột phải lên
Desktop -> Properties -> chọn tab “Themes” -> đổi gái trị bên dưới
“Theme:” thành “Windows Classic" -> nhấn Apply để thực hiện các thay
đổi. Tượng tự như vậy, nhấn vào “Switch to Classic View” cũng sẽ chuyển
diện mạo của “Control Panel” sang kiểu cũ của Widnows 2000.
Start Menu và Task Bar
Start Menu là một trong những điểm mới của Windows XP và được chia
thành 2 mảng chính theo chiều dọc. Mảng bên phải có các biểu tượng và
tính năng tương tự như Start Menu trong Windows 2000.
Mảng bên trái được chia thành 3 phần:
- Phần bên trên, nơi có hai biểu tượng mặc định của “Internet Explorer” và
“Outlook Express” là danh sách những ứng dụng phổ biến. Để thêm biểu
tượng vào đây có thể làm như sau: Bấm chuột vào “All programs” (cũng là
phần dưới cùng của mảng bên trái này) -> bấm chuột phải vào biểu tượng
của một ứng dụng -> chọn “Pin to Start menu”. Để bỏ biểu tượng ra khỏi
phần này, bấm chuột phải rồi chọn “Upin from Start menu” (hoặc “Remove
from this list” đối với “Internet Explorer” và “Outlook Express”).
- Phần giữa của mảng bên trái này là danh sách (theo mặc định là 6) các
ứng dụng mới được dùng nhất. (Tương tự như “My recent documents”,
nhưng là đối với các ứng dụng). Kích cỡ cũng như số lượng của các ứng
dụng được hiển thị có thể thay đổi dễ dàng: Bấm chuột phải vào một chỗ
trống bất kỳ trên Start Menu -> Properties -> nhấn vào Customize -> thay
đổi các thông số của từng mục. Tại đây, bạn cũng có thể đổi Start Menu
sang kiểu truyền thống như trong các phiên bản trước của Windows.
Ngoài các thuộc tính giống như trong các phiên bản trước của Windows,
Task Bar của Windows XP có thêm 3 điểm mới:
- Giấu các biểu tượng không hoạt động (Hide inactive icons): không hiện ra
các biểu tượng (nằm ở cuối Task Bar) của các trình thường trú hiện không
hoạt động.
- Nhóm các nút của các chương trình tương tự (Group simlar task bar
buttons): khi bạn mở nhiều cửa sổ cùng một lúc, Task Bar tự động nhóm
các nút của các cửa sổ này thành một, giúp việc quản lý những cửa sổ này
tiện lợi hơn.
- Khóa vị trí của Task Bar (Lock task bar): khi Task Bar đã bị khóa, việc
thay đổi kích thước và di chuyển Task Bar đến các cạnh khác nhau của màn
hình sẽ không thực hiện được. Điều này ngăn ngừa việc bạn có thể nhỡ tay
khiến Task Bar tự nhiên “biến mất” hoặc thay đổi hình dạng.
Để sử dụng (hoặc loại bỏ) các tính năng này (cũng như tất cả các tính năng
truyền thống khác của Task Bar), bạn nhấn chuột phải vào một chỗ trống
bất kỳ trên Task Bar rồi chọn Properties, thay đổi các thông số rồi nhấn OK
hoặc Apply.
2. Tài khoản (Account)
Tương tự như các phiên bản trước, Windows XP là hệ điều hành hỗ trợ
nhiều người dùng. Mỗi người dùng cần có một tài khoản, bao gồm tên tài
khoản và password (nếu cần). Sau khi cài đặt, theo mặc định sẽ có 2 tài
khoản là “Administrator” và “Guest”. (Tuy nhiên, “Guest” được đặt ở chế
độ không hoạt động - Disabled). Số lượng tài khoản có thể tạo ra không
hạn chế, tùy theo lượng người sử dụng máy. Người dùng có thể tùy biến
các thông tin về hệ điều hành trong account của mình mà không làm ảnh
hưởng đến account của người khác. Thông tin của từng account (bao gồm:
giao diện, màu sắc của Windows, văn bản, danh sách các trang web ưa
thích v.v.) sẽ được lưu trong một thư mục con có tên trùng với tên của
account bên trong thư mục “Documents and Settings” trên ổ đĩa mà
Windows XP được cài đặt.
Để làm việc với các account (tạo mới, thay đổi password, ảnh v.v.), chỉ cần
vào Control Panel, sau đó nhấn đúp chuột vào biểu tượng “User Accounts”.
Các kiểu tài khoản
Trong Windows XP có hai loại tài khoản chính là “Computer
Administrator” và “Limited”. Thực tế đây là hai mức độ sử dụng máy khác
nhau.
Một tài khoản “Limited” cho phép người chủ làm những việc sau:
- Thay đổi và loại bỏ password của chính mình.
- Thay đổi giao diện, màu sắc của hệ điều hành (theme and desktop
settings).
- Xem thông tin trong các thư mục được chia sẻ (Shared Documents)
- Xem và sửa các thông tin do chính mình tạo ra.
Người chủ của một tài khoản “Computer Administrator” có thể làm tất cả
những điều trên và:
- Tạo thay đổi hoặc xóa bỏ các tài khoản.
- Thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống.
- Cài đặt tất cả các loại phần mềm và có thể xem mọi thông tin ở trên máy.
Đăng nhập cùng lúc (Fast User Switching)
Đây là tính năng mới chỉ có ở Windows XP. Tính năng này cho phép nhiều
account đăng nhập (log on) cùng một thời điểm (ở các phiên bản Windows
trước, để log on với một account mới, thì account cũ cần phải thoát khỏi hệ
thống (log out) trước).
Để làm điều này, bạn chỉ cần nhấn chuột vào Start -> chọn “Log off” ->
chọn tiếp “Switch User”, lúc này màn hình chào mừng (Welcome) sẽ hiện
ra và người khác có thể đăng nhập vào account của họ. Tuy nhiên, nhiều
account chạy song song sẽ làm giảm hiệu suất của máy.
Tính năng “Fast User Switching” chỉ có tác dụng với một máy tính độc lập
chứ không áp dụng với việc đăng nhập vào một domain. Để loại bỏ tính
năng này, bạn có thể làm như sau: nhấn đúp chuột vào biểu tượng “User
Accounts” trong “Control Panel” -> chọn “Change the way users log on or
off” -> bỏ dấu chọn ở đằng trước “Use Fast User Switch” -> nhấn “Apply
Options”.
Như đã nói ở trên, một tài khoản có tên là “Admistrator” được tạo ra mặc
định trong hệ điều hành. Tuy nhiên, khi khởi động máy, tài khoản này sẽ
không hiện lên trên màn hình. Để có thể log on vào account
“Administrator”, chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete hai lần tại
màn hình Welcome.
Mật khẩu (password)
Mặc dù là một phần không bắt buộc của tài khoản, mật khẩu rất có ý nghĩa
trong việc bảo vệ sự riêng tư của người dùng. Có thể tạo mật khẩu khi tạo
account, hoặc tạo sau. Với hệ thống sử dụng ổ đĩa có định dạng NTFS, sau
khi mật khẩu được tạo, Windows XP sẽ gợi ý việc “Make private” (riêng tư
hóa) cho các thông tin của account đó. Điều này sẽ khiến các thông tin của
tài khoản tuyệt đối an toàn với những người dùng (có tài khoản “Limited”)
khác. Bản thân người có tài khoản “Administrator” cũng cần phải làm một
số thao tác nhất định mới có thể xem được thông tin của một account đã
được “riêng tư hoá”.
Tuy nhiên, khi đã lập password, việc ghi nhớ là rất quan trọng. Windows
XP cho phép tạo ra gợi ý (Hint) để trường hợp quên có thể nhớ lại được.
(Chú ý không được ghi bản thân mật khẩu vào phần gợi ý này). Ngoài ra,
Windows XP còn có tiện ích tạo ra đĩa mềm thay đổi password (passoword
reset disk) đề phòng trường hợp mật khẩu bị quên. Để làm điều này, bạn
chỉ cần vào Control Panel -> Nhấn đúp chuột vào “User Accounts” ->
Nhấn đúp chuột vào Account của bạn -> chọn "Prevent a forgotten
password" tại phần bên trái. Tiếp đó làm theo các hướng dẫn đơn giản. Sau
khi đĩa được tạo xong, lúc bạn log on và gõ sai mật khẩu, Windows XP gợi
ý việc sử dụng đĩa mềm này để đổi password cho tài khoản của bạn.
Sử dụng Windows XP (phần 2)
Windows XP có khá nhiều tính năng với một giao diện hoàn toàn mới. Dưới đây là một số
thông tin tiếp theo giúp bạn làm quen với hệ điều hành này.
3. Trợ giúp và làm việc từ xa
Trợ giúp từ xa (Remote Assistant)
Đây là chức năng cho phép người sử dụng Windows XP có thể yêu cầu trợ
giúp trực tuyến từ một người khác cũng dùng hệ điều hành này. Remote
Assisant cho phép người giúp đỡ theo dõi màn hình của người cần giúp đỡ,
và thậm chí có thể nắm quyền điều khiển máy tính của người này khi được
phép. Thay vì sử dụng điện thoại và làm theo các hướng dẫn, với Windows
XP, người cần giúp đỡ có thể ngồi nhìn việc sửa chữa được thực hiện trực
tiếp trên máy của mình. Việc yêu cầu hỗ trợ có thể thực hiện qua e-mail:
Start -> Help and Support -> tiếp theo nhấn vào “Invite a friend to connect
to your computer with Remote Assistance”. Hoặc thông qua chương trình
hội thoại trực tuyến “Windows Messager” có sẵn trong Windows XP: Nhấn
chuột phải vào tên một người trong danh sách -> chọn “Ask for remote
Assistance”. Remote Assistant có thể thực hiện thông qua kết nối mạng nội
bộ hoặc Internet (với một đường truyền không bị hạn chế bởi proxy,
firewall v.v.).
Nếu không muốn sử dụng Remote Assistant, người dùng có thể “tắt”
(Disabled) tính năng này đi bằng cách sau: Start -> Control Panel ->
System -> chọn tab “Remote” -> loại bỏ dấu chọn ở đằng trước “Allow
Remote Assistant invitations to be sent from this computer” -> nhấn OK.
Làm việc từ xa (Remote Desktop)
Tính năng này (chỉ có trong bản Professional của Windows XP) cho phép
người dùng truy cập và làm việc với một máy tính chạy Windows XP Pro
từ xa như đang ngồi trước máy đó. Remote Desktop có thể được thực hiện
từ một máy tính chạy bất cứ bản Windows 32-bit nào (Windows
9x/ME/NT4.0 và 2000) có cài tiện ích Remote Desktop. Tiện ích này được
kèm theo trên đĩa cài đặt của Windows XP hoặc có thể tải về từ trang web
của Microsoft. Sau khi cài đặt xong, tiện ích này có thể được tìm thấy trên
Start Menu, trong mục “Accessories\Communication”.
Để truy cập vào một máy tính bằng cách dùng Remote Desktop, người
dùng phải có một account trên máy tính này. Tương tự với Remote
Assistant, Remote Desktop sử dụng kết nối TCP/IP (mạng nội bộ hoặc
Internet). Hoạt động của Remote Desktop là khá tốt, ngay cả khi đường
truyền có tốc độ thấp. Muốn kết nối vào một máy từ xa, người dùng cần