Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Ảnh hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe người tại khu vực mỏ đá ở huyện qùy châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.37 KB, 111 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SỨC KHỎE
NGƯỜI TẠI KHU VỰC MỎ ĐÁ Ở HUYỆN QUỲ
CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm)


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SỨC KHỎE
NGƯỜI TẠI KHU VỰC MỎ ĐÁ Ở HUYỆN QUỲ
CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số:

60.42.30



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Hợi


3
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Mơi trường đã và đang trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại và được cả thế
giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương, mơi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi hủy hoại
nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.
Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường thì sự ơ nhiễm do cơng nghiệp,
giao thông, sinh hoạt, nông nghiệp gây nên những vấn đề trầm trọng đối với hệ sinh
thái toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, ennino, lanina, các tai biến mơi trường làm các
thành phố, khu vực ngập chìm trong khói bụi, lũ lụt, hạn hán... ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh tật cho con người.
Kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường cùng
với sự mở mang các đô thị mới, sự phát triển công nghiệp đã và đang nảy sinh những
vấn đề về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe con người. Quá trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về vật liệu xây dựng như xi
măng, đá, gạch....là vô cùng lớn. Để đáp ứng lại nhu cầu đó của đất nước các mỏ khai
thác đá, sản xuất gạch ngói,...ngày càng mở rộng [2], [4], [5].
Ở Nghệ An, vùng được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều nguồn tài ngun khống
sản, địa hình phức tạp, có vùng núi cao ở phía tây, vùng trung du và đồng bằng ven
biển. Chính vì thế nền cơng nghiệp khai thác khống sản, đặc biệt là khai thác đá vơi
phát triển mạnh, có rất nhiều nhà máy và cơ sở khai thác được mở ra [2], [12]. Tuy
vậy, việc quản lý và đánh giá tác động của nó tới mơi trường và sức khỏe con người

chưa được tiến hành chặt chẽ nên đã ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, đặc biệt là
môi trường đất, nước, khơng khí và hơn thế nữa là ảnh hưởng tới sức khỏe và cấu trúc
bệnh tật của con người.
Máu là môi trường trong cơ thể đảm bảo cho việc duy trì sự sống ở mức độ tế
bào và mơ; máu đem lại dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến tất cả mọi nơi trong cơ
thể, đảm bảo sự cân bằng nước, các chất khoáng, lượng kiềm toan; máu tham gia điều


4
hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Máu chuyên chở các chất cặn bã, chất độc đến da,
phổi, thận để thải ra ngoài.
Cơ thể người được ngăn cách với môi trường bởi ba loại màng là da, biểu mô
của hệ tiên hóa và biểu mơ của hệ hơ hấp. Sự hấp thụ các chất từ môi trường vào cơ
thể qua ba con đường: tiếp xúc, qua hô hấp và qua tiêu hóa, sau đó các chất được vận
chuyển vào máu qua mạng lưới mao mạch phế nang, mao mạch dạ dày ruột và mao
mạch dưới da, nó ảnh hưởng tới các chỉ số sinh lí, huyết học và cấu trúc bệnh tật của
cơ thể.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có một số cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
môi trường tới sức khỏe con người như ở nhà máy xi măng Hoàng Mai, nhà máy sắn
INTIMEX, nhà máy xi măng Anh Sơn... Nhưng trên địa bàn huyện Quỳ Châu quá
trình khai thác đá ở các mỏ đá diễn ra mạnh nhưng vẫn chưa được đánh giá tác động
của nó lên mơi trường sinh thái và sức khỏe con người. Chính vì vậy để góp phần vào
đề án môi trường của tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh
hưởng của môi trường lên các chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe người tại khu vực mỏ đá
ở huyện Qùy Châu”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm do khai thác đá gây ra gồm môi trường đất, nước,
khơng khí ở huyện Quỳ Châu – tỉnh Nghệ An.

- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học và cấu trúc bệnh tật của cư dân sống
quanh khu vực mỏ khai thác đá và công nhân làm việc tại mỏ khai thác đá.
- Bước đầu đánh giá những ảnh hưởng của môi trường lên cấu trúc bệnh tật của
cư dân sống quanh khu vực mỏ khai thác đá và công nhân làm việc tại mỏ khai thác
đá.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên [19].
1.1.1.2 Ô nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm tiêu
chuẩn mơi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành
độc hại.
Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như hoạt
động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão . . . Hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong
công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt [19].
1.1.2. Vài nét về tình hình ơ nhiễm mơi trường trên Thế giới và Việt Nam
1.1.2.1 Ơ nhiễm khơng khí trên thế giới
Mơi trường khơng khí đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. "Trong những
năm gần đây ở các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp của thế giới khơng khí
đã bị ơ nhiễm bởi bồ hóng và các loại khí khác như SO 2, NO2, H2S,SO3, CH3 CHO,
C6H6 thậm chí một phần thủy ngân kim loại chì, phenol và các chất hóa học khác ở

dạng bụi". Đó là kết luận của F. F. Daivitaia. [42], [49].
Theo tài liệu của ủy ban khoa học về các vấn đề mơi trường (SCOPE) và
chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thì mỗi năm 1978 , 1980, 1982
thế giới thải ra 220 tấn CO, 146 triệu SO 2, 600 triệu tấn NO2 và đặc biệt là CO2: 1,41,7 tỷ tấn [10], [20].


6
Người ta ước tính hàng năm có khoảng 1.000 - 2.600 triệu tấn bụi bay vào khí
quyển trong đó có 800 - 2.200 triệu tấn có nguồn gốc từ thiên nhiên;
200 - 400 triệu tấn bụi công nghiệp. Tổ chức y tế thế giới công bố từ những năm 80
trở lại đây tất cả các thành phố trên Trái Đất độ ồn đã tăng 1 - 1,5 lần. Theo nghiên
cứu của X.W. Kalexnil: ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp độ ồn tăng 80
- 110 dBA [13], [27].
Hiện nay loài người cũng đã nhận thức được tác hại của ô nhiễm môi trường đã
và đang sẽ tiến hành nhiều biện pháp cải tạo bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, việc
này chỉ diễn ra ở đa số các nước phát triển, còn các nước đang phát triển do hạn chế
về nhận thức, kinh tế nên vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Do đó vấn đề
tồn cầu là bức tranh mơi trường thế giới vẫn chưa có gì sáng sủa [8].
1.1.2.2 Ơ nhiễm khơng khí ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù việc thực hiện chính sách và pháp luật về
bảo vệ mơi trường được các cấp, các ngành quan tâm nhưng tình trạng ơ nhiễm
mơi trường khơng khí ở nước ta nơi xa thành phố, xa khu công nghiệp và xa đường
giao thơng như: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), làng Vạn Phúc, vườn Bách
Thảo, đền Ngọc Sơn (Hà Nội), khu dân cư ở thị xã Rạch Giá (Kiên Giang), thị xã Mỹ
Tho (Tiền Giang), thị xã Cà Mau, hồ Tĩnh Tâm (Huế), trạm Thủ Đức, sân bay Tân
Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), bãi du lịch (Vũng Tàu), trạm mưa axít (Lào Cai).
. .là có nồng độ bụi lơ lửng trong khơng khí dưới hoặc xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép.
Theo thông tin quốc tế ta thấy rằng nồng độ bụi ở nước ta lớn hơn rất nhiều so với đô
thị các nước trong khu vực [17], [38].
Theo nghiên cứu của nhóm Phạm Thị Nga, Lê Văn Đức, Nguyễn Duy Duyệt,

Lê Việt Thành nghiên cứu tại trung tâm Địa chất và khoáng sản biển, cũng nhận thấy
rằng trong quá trình khai thác có sự Ơ nhiễm nặng nề về mơi trường, đặc biệt về mơi
trường khơng khí [2], [3], [25].
Trong hội nghị khoa học mỏ Quốc Tế - 2010 [5], [20], [26]. Cơng nghiệp mỏ
tiên tiến vì sự phát triển bền vững, PGS- TS Hồ Ngọc Giao (Hội khoa học và công
nghệ mỏ Việt Nam) và TS Mai Thế Tồn (Bộ Tài Ngun và Mơi Trường) cũng nhận


7
định khai thác mỏ góp phần đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước… Tuy
nhiên quá trình hoạt động của nó khơng tránh khỏi gây ra những tổn thất về môi
trường ở mức độ khác nhau. Các tác giả đã chỉ ra sản lượng đất đá, các thành phần khí
gây suy giảm mơi trường khơng khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư đô thị vùng có
khống sản [60].
Về ơ nhiễm khí SO2: nồng độ SO2 trong khơng khí hầu hết ở các điểm đo thuộc
khu vực dân cư ngoại thành cũng như nội thành của các thành phố trên dưới tiêu
chuẩn cho phép, kể cả những nơi có nồng độ khí CO 2 tương đối lớn là quận Tân Bình
(Thành phố Hồ Chí Minh), khu dân cư ở Long An, khu dân cư ở thành phố Hải
Phòng, Biên Hòa và Vũng Tàu [73].
Nồng độ khí SO2 ở các đơ thị và khu vực cơng nghiệp nước ta năm 1995- 1996
[80], còn nhỏ so với ở các nước trong khu vực năm 1980- 1984. Nhưng qua thơng tin
quốc tế thì do quản lý mơi trường tốt nên nồng độ khí SO 2 ở các thành phố trên thể
giới hiện nay đã giảm đi rất nhiều so với năm 1980 - 1984.
Về ô nhiễm NO2: chỉ có khu cơng nghiệp Biên Hịa cũ là ơ nhiễm NO 2 (trị số
trung bình ngày là 0,117mg/l gấp 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép) [7], tiếp theo là quận
Phú Nhuận (thành phố Hồ Chí Minh), khu cơng nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) có nồng độ
khí CO2 xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Còn lại ở tất cả các điểm đo thuộc khu dân cư hay
khu công nghiệp thuộc các địa phương khác đều có nồng độ NO 2 rất nhỏ và dưới tiêu
chuẩn cho phép, có nơi khơng phát hiện được [13], [27] .
Theo Nguyễn Văn Quý (1996) [16], trong quá trình khai thác mỏ, các bãi thải,

thải các chất thải rắn làm Ơ nhiễm đất nơng nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng, Ơ
nhiễm khơng khí...
Nghệ An tại thành phổ Vinh: Mơi trường khơng khí ở các nhà máy bia Vinh,
đường Sơng Lam, mì VIFON (CO): 0,15 mg/l, (CO 2): 0,57-0,77 mg/l, (SO2):
0,013mg/l. Môi trường xung quanh các cơ sở này bị ô nhiễm nhẹ.


8
1. 2. Ơ nhiễm mơi trường do khai thác đá
Hoạt động khai thác đá như: Khoan khai thác đá khối và khoan tạo lỗ mìn bằng
máy khoan, nổ mìn phá đá, xúc bốc đất đá, xe vận tải đá nguyên khai lên khu chế biến
làm tung bụi trắng trên đường vận chuyển [2], [5], [25], [74].
Hoạt động sàng tuyển và chế biến đá như: Gia công bề mặt đá khối, nghiền
sàng đá bằng tổ hợp nghiền sàng liên hợp công suất 100 m3/h, vận tải đá thành phẩm.
Nguồn các khí độc: Khi mỏ hoạt động ổn định với công suất lớn, hoạt động của
các phương tiện vận chuyển, bồn đựng nhiên liệu và nổ mìn khai thác đá làm phát
sinh các khí độc và phát tán trong khơng khí CO, NO x, SO2. và một số hydrocacbon
trên toàn bộ khu vực mỏ. Thường xuyên vận chuyển đá nở dời từ khai trường tới khu
vực chế biến và xe chở đá thành phẩm đi giao tới các cơ sở khác. Ngoài ra hoạt động
của các thiết bị thủy lực và diesel trong tổ hợp nghiền sàng cũng phát sinh các khí này
[45].
Khai thác mỏ trong quá khứ và hiện tại đã góp phần đáng kể vào sự phát triển
nền kinh tế của đất nước, tạo .việc làm cho hàng chục vạn lao động, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân cư. Tuy
nhiên, q trình hoạt động của nó không tránh khỏi gây ra những tổn thất về môi
trường ở mức độ khác nhau.
Trong việc khai khống cơng nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải
dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người
ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất
sulfid - kim loại, chúng có thể tạo thành a xít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại

đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh [9], [72].
Tại Nghệ An, Ở mỏ thiếc Quỳ Hợp, dòng thải của nhà máy được thải trực tiếp
ra một con suối nhỏ gần đó. Các mỏ đá do quá trình đào bới và đổ thải, các khe Bản
sỏi, Khe Mồng, Tổng Huống - là nguồn cấp nước cho nông nghiệp của khu vực, bị xói
lở bờ, bồi lấp dịng chảy, đổi dịng, giảm khả năng tưới từ đó gây ra giảm vụ, giảm
năng suất cây trồng. Khe Nậm Tôn bị đục và bị ô nhiễm trên chiều dài hơn 20 km,
diện tích lên đến 280 ha. Khai thác đá quý ở Quỳ Châu đã làm một số suối và công


9
trình thuỷ lợi bị phá huỷ, các hố khai thác sâu là nơi tích tụ chất thải làm ơ nhiễm
nguồn nước [28].
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng
trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí có nhiều bụi hoặc có mùi khó chịu,
làm giảm tầm nhìn,. . .Tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí là các phần tử bị thải vào
khơng khí do kết quả hoạt động của con người và gây tác hại đến sức khoẻ. Những
chất Ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là CO - CO 2, SO2, Cl,
Pb, NO - NO2 Và bụi [68], [77].
Đất đá thải cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về sự
phát thải bụi từ các mỏ trong khu vực gây suy giảm mơi trường khơng khí do nhiễm
bụi ở khu dân cư vùng có các mỏ đá đang hoạt động. Trên các mỏ thường có mặt với
hàm lượng cao các nguyên tố Cr, Mg, Zn… Các nguyên tố này làm cho bụi mỏ trở nên
độc hại khi hít thở dài ngày [62].
Các máy nghiền đá phần lớn sử dụng động cơ diezen tạo ra tiếng ồn và một
lượng lớn khói dầu và khí CO, như G18 Phước Sơn (Quảng Nam). Bụi từ các quá
trình tuyển quặng. Qua đo đạc trực tiếp tại chỗ, hàm lượng khí CO tại khu vực này đã
vượt quá tiêu chuẩn cho phép tới 8 lần [62]. Chỉ tiêu về tiếng ồn và nồng độ bụi trong
khơng khí đều vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần, bụi trên các tuyến đường có xe
chở đá thường xuyên qua lại đều chứa các chất gây ô nhiễm như Benzen, SO 2 [69],
[77]. Các hoạt động khai thác đá thường sinh ra bụi với khối lượng lớn, gây ô nhiễm

không khí. Bụi đá sinh ra trong hoạt động khai thác và chế biến đá là tác nhân chính
có thể gây ô nhiễm môi trường lao động. Về bản chất, bụi đá là bụi trơ, không chứa
các hợp chất có tính gây độc nào khác, do đó khơng dẫn đến các phản ứng phụ trong
cơ thể.
Bụi phát sinh hầu như từ tất cả các khâu trong hệ thống khai thác và nghiền
sàng đá. Do tỉ trọng bụi của đất và đá nặng (2,68 - 2,72) nên bụi chủ yếu có nồng độ
cao tại khu vực gần nguồn phát sinh và dễ được sa lắng. Lượng bụi do khai thác và
vận chuyển nội bộ trong mỏ có thể bốc cao 4 - 5m và có thể lan toả đi xa đến vài ba
trăm mét, theo chiều gió tới 500m (riêng nổ mìn thì đám mây bụi có thể bốc cao 1600
m và lan toả rất xa). Hầu hết theo số liệu quan trắc được hàm lượng bụi phát thải đều


10
vượt tiêu chuẩn cho phép (từ 1,03 đến 1,97 lần) [10], [24]. Đây là cảnh báo đối với
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tây
trong việc lưu tâm đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Hậu quả nghiêm trọng là ơ nhiễm
khơng khí cục bộ.
Trong q trình khai thác và chế biến đá, tiếng ồn được gây ra từ các thiết bị
như máy phát điện, các hệ thống máy nghiền, đập đá, các phương tiện vận chuyển, san
ủi, máy khoan sẽ gây tiếng ồn, rung, ảnh hưởng trực tiếp đến người cơng nhân. Khi ở
gần các máy móc đang vận hành, tiếng ồn đạt từ 90 - 100 dBA, khi nổ mìn tiếng ồn
đạt > 130 dBA và gây nên độ rung trong khu vực [28], [29], [32].
Tiếng ồn và rung tại khu vực sản xuất xen kẽ trong khu dân cư được phép theo
TCVN 5949 là 75dBA vào ban ngày và giới hạn cho phép đối với các loại xe tải, ủi
theo TCVN 5948 - 1995 là 90 dBA [27],[29].
Kết quả đo đạc cho thấy, so với TCVN, tiếng ồn trong khâu khoan, nổ mìn,
nghiền sàng đá gây ảnh hưởng xấu đến người lao động và dân cư vùng lân cận.
1.3. ảnh hưởng của Ơ nhiễm mơi trường do khai thác đá lên sức khoẻ con
người
1.3.1. Ảnh hưởng của Ơ nhiễm khơng khí do khai thác đá

Theo WHO, sức khoẻ là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể lực, tinh thần
và xã hội (không chỉ là không có bệnh) [9].
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng
trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí có nhiều bụi hoặc có mùi khó chịu,
làm giảm tầm nhìn, . . . [28] .
1.3.1.1 Các chất trong môi trường ảnh hưởng cụ thể tới sức khoẻ con người
CO (các bon monoxit): khi hít CO vào, CO sẽ qua thành phế nang, vào máu và
kết hợp với Hb (hemoglobin), làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu gây ra ngạt
thở, nhiễm độc CO thường gây đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật
rồi hôn mê, sút cân.


11
SO2 (sulfur dioxit) Và H2SO4 (axit sulfuric) với nồng độ thấp gây kích thích hơ
hấp, với nồng độ cao gây ra bệnh tật và có thể gây chết.
NO2 (nitơ oxit): khí NO2 với nồng độ 100 PPM có thể làm chết người chỉ sau
vài phút, nồng độ 15-50 ppm gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan sau vài giờ tiếp xúc.
Đây là loại khí gây nguy hại cho nhiều người [7], [26].
Bụi có thể gây ra một số bệnh như: Bệnh phổi nhiễm bụi, bệnh ở đường hô hấp
(viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen. . .), bệnh ngoài da (khô da, viêm da, trứng
cá), bệnh về mắt viêm giác mạc, viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, có thể gây mù
lồ), bệnh đường tiêu hố (sâu răng, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá), thiếu máu, giảm
hồng cầu, . . . [23].
Tại các mỏ đá, các xưởng nghiền đá làm ơ nhiễm khơng khí, nước và tiếng ồn,
bụi đá được tạo ra ở mọi giai đoạn của hoạt động nghiền đá, gây hậu quả nghiêm
trọng là ô nhiễm khơng khí cục bộ. Điều này có thể gây nguy hại sức khỏe như biến
chứng hô hấp, mắt, mũi và kích thích cổ họng, và ung thư phổi của cơng nhân.
Hoạt động khai thác khống sản đã làm cho khơng khí bị ơ nhiễm do khí thải
và bụi từ các hoạt động khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải và chế biến gây ra. Kết quả
kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn một số tỉnh cho thấy, tại tất cả

các khâu sản xuất của dây chuyền công nghệ khai thác và chế biên đều gây ra hàm
lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt ở các mỏ than, mỏ đá. kết qủa kiểm tra ở
một số mỏ cho thấy nồng độ bụi lớn hơn và các vấn đề sức khỏe như tim mạch, phổi,
gây ung thư, hô hấp, viêm phế quản và hen suyễn [18],[30].
Do bị ô nhiễm bụi nên tỉ lệ các bệnh ở hệ hô hấp của công nhân mỏ
chiếm tỷ lệ khá cao so với toàn quốc. Gần một nửa số người mắc bệnh bụi phổi
silic trong toàn quốc tập trung tại các vừng khai thác mỏ. Ngoài ra, các bệnh khác như
viêm phế quản mãn tính chiếm tới 60% lao 4 - 5% [15].

1.3.1.2 Tác hại của bụi do khai thác đá
Trong vịng một năm (2004 - 2005), nhóm điều tra bệnh nghề nghiệp bụi phổi
silic Viện Vệ Sinh Y Tế Cộng Cộng đã tiến hành điều tra hơn một chục doanh nghiệp


12
khai thác đá tại núi Bà Đen - tỉnh Tây Ninh, 100% các doanh nghiệp đều làm việc
trong một môi trường quá ồn và bụi bặm. Nồng độ bụi toàn phần trung bình tại các
cơng đoạn sản xuất cao cả ở 2 mùa mưa nắng hầu hết đều vượt Tiêu Chuẩn Vệ Sinh
Cho Phép (TCVSCP) từ 1,5 - 3,71 lần [28] .
Nồng độ bụi toàn phần cao nhất tập trung ở khâu khoan đá và xay nghiền.
Ngoài ra, nồng độ bụi hô hấp ở các công đoạn sản xuất cũng rất cao ở cả 2 mùa mưa
nắng, trung bình 16,49 mg/m3 vượt tiêu chuẩn hơn 4 lần. Nồng độ bụi hô hấp hầu hết
các công đoạn sản xuất đều cao, nhiều vị trí sản xuất có nồng độ bụi vượt TCVSCP từ
4 - 10 lần.
Có những giai đoạn khai thác, hàm lượng bụi silic tự do trong bụi hô hấp lên
đến 80 - 90%. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn vệ sinh 20% hàm lượng silic trong bụi hô
hấp là nguy cơ gây bệnh rất cao.
Bệnh bụi phổi - silic là một trong các bệnh nghề nghiệp lâu đời nhất cho đến
ngày nay. Hàng năm, vẫn có hàng ngàn người chết vì bệnh này trên khắp thế giới
Bệnh bụi phổi - silic là một bệnh nan y, do người lao động hít phải bụi có chứa

silic tự do. Đây là bệnh tiến triển khơng hồi phục, thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc
với bụi. Nếu tiếp xúc với một lượng lớn bụi có hàm lượng silic tự đo cao trong một
thời gian ngắn thì có thể phát sinh bệnh. Bụi silic được phát sinh ra ở những nơi như
các mỏ, khu vực khai thác đá, khu xây dựng, ở các phân xưởng kính, gốm, phân
xưởng mài, phân xưởng nề,.... Phun cát là một trong hoạt động gây nguy cơ cao bị bụi
phổi - silic. Các thiết bị mài, thậm chí các thiết bị này khơng chứa silic, nhưng người
cơng nhân vẫn có thể bị bệnh do sử dụng để mài các vật liệu có chứa bụi silic. Một số
hoạt động khác như là làm sạch cát hoặc làm sạch các chỗ nề bằng thổi khí nén cũng
có thể tạo ra các đám bụi lớn, đây có thể là các nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh bụi phổi - silic gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tiếp xúc
với bụi silic qua đường hô hấp năm này qua năm khác, có thể bị bệnh từ mức độ nhẹ
đến mất khả năng lao động và chết. Bệnh bụi phổi - silic là kết quả của q trình xơ
hóa phổi. Thể loại và mức độ bệnh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với
bụi, có thể mãn tính hoặc cấp tính. Diễn biến bệnh bụi phổi - silic thường âm thầm, từ
từ và kéo dài nhiều năm, khơng thể hồi phục được, bệnh khơng có thuốc đặc hiệu, chỉ


13
có thể chữa trị triệu chứng, giúp bệnh nhân bớt khó thở, bớt ho, nhiễm trùng (nếu có).
Về lâu dài khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở oxy. Hầu hết bệnh nhân
mắc bệnh này đều có triệu chứng chính là khó thở và ho rất nhiều. Triệu chứng ho của
người bị bệnh phổi phụ thuộc vào chính họ và thời tiết (dễ ho khi thời tiết lạnh và ẩm
thấp). Trường hợp những người hút thuốc lá nhiều hay có tiền sử bệnh phổi, thì sẽ ho
thường hơn. Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ bị sốt nhẹ, khạc đờm nhiều,
đôi khi ho ra máu, tức phần ngực và có cảm giác như ngực bị bó chặt. Người bị bệnh
bụi phổi - silic có thể chết trong vòng 10 - 20 năm sau khi khởi bệnh. Tuy nhiên, bệnh
nhân chết thường không do bệnh bụi phổi - silic mà đa số là do biến chứng của bệnh
như dễ bị bệnh lao, dễ bị viêm phổi, giãn phế quản, viêm phế quản, viêm mủ màng
phổi, tràn khí màng phổi, khí thủng phổi,...[15], [21].
Có hai nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh bụi phổi - silic, đó là nhóm đối

tượng làm việc trong các nhà máy sản xuất về xây dựng, đặc biệt là ở các mỏ đá, bởi
vì các loại bụi này được sinh ra chủ yếu là trên các cơng trình xây dựng, các mỏ khai
thác khoáng sản, nhà máy sản xuất xi măng, các nhà máy nghiền đá. Nhóm người thứ
hai có nguy cơ mắc bệnh là nhóm người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường
giao thông. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh bụi phổi đối với nhóm người này thưởng ít
hơn bởi hàm lượng dioxid silic tự do trên các đoạn đường giao thông thường không
cao.
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế về y học lao động và vệ sinh môi trường lần 1
(khai mạc chiều 12- 11 tại Hà Nội), viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi
trường Việt Nam Nguyễn Khắc Hải cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2003, 19
phòng khám bệnh nghề nghiệp đã khám trên 20.000 cơng nhân ở 200 cơ sở có nguy
cơ mắc bệnh cao.
Kết quả có 2.358 cơng nhân mắc (chiếm 14%) tổng số 18 loại bệnh nghề
nghiệp. Trong đó, các bệnh có số cơng nhân mắc cao nhất là bụi phổi sức bù phổi
amiăng, viêm phế quản mãn tính, điếc do tiếng ồn. . . [14].
Về tai nạn lao động, trong cùng thời gian trên chỉ tính tại 38 bộ ngành và địa
phương, đã có tổng cộng 1.566 cơng nhân bị tai nạn lao động, trong đó 262 người tử
vong. Kết quả khám bệnh thường kỳ cho trên 16.300 công nhân cũng cho thấy 7,8%


14
trong số này sức khỏe yếu (loại 4-5), các loại bệnh tật thường mắc là đường hô hấp, cơ
xương khớp, các bệnh về mắt, tai, tim mạch . . . và hầu hết tỉ lệ công nhân mắc bệnh
đều tăng so với cùng kỳ 2002.
Loại bụi này khi tấn công vào phổi sẽ gây ra những vết thương, sau đó tạo
thành những vết chai trên phổi, tạo điều kiện cho các vi trùng có nguy cơ bội nhiễm,
nếu khơng có các biện pháp bảo vệ và không biết cách tự bảo vệ mình thì rất dễ mắc
bệnh. Mài đá, nghiền đá một trong những nghề dễ dẫn đến bệnh bụi phổi silic.
Có nhiều loại bụi rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người, gây ngộ độc từ từ
khó phát hiện dẫn đến phát sinh nhiều bệnh nghề nghiệp trầm trọng. Đối tượng có

nguy cơ cao là những cơng nhân đang làm việc trong môi trường: Sản xuất gạch, gốm
sứ thủy tinh, khai thác than, đá, sản xuất bột đánh bóng, các sản phẩm cao su có sử
dụng bột Trực làm chất chống dính hay trong các nhà máy xi- măng, đúc thép. . .
Người lao động hít bụi khói lâu dần vào phổi sẽ sinh bệnh, mức độ tùy thuộc vào tính
chất và kích thước của bụi. Chúng ta nên biết, dưới dạng khói là vơ số những hạt bụi.
Với loại hạt có đường kính nhỏ hơn 0,1-10 µm khi hít vào ít bị giữ lại ở phổi, nhưng
nếu hít phải những hạt bụi có kích thước lớn hơn 0,1 – 10 μm, bụi sẽ lắng đặng sâu
trong phổi, lâu dần ảnh hưởng đến phế quản và tiểu phế quản. Những hạt bụi mà
đường kính lớn hơn 10 µm sẽ gây viêm đường hô hấp trên, đặc biệt ở mũi họng, đây
cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ viêm mũi dị ứng. Về tính chất,
nguy hiểm hàng đầu của bệnh bụi phổi là bụi Silic; bụi Arsen, chì, Man-gan gây ngộ
độc (chủ yếu ở da, tóc, móng); bụi A-mi-ăng có các tác nhân gây ung thư; bụi xi măng
gây kích ứng tại chỗ; bụi bơng, vải, sợi gây kích ứng hơ hấp, cịn bụi phổi silic làm
cho phổi bị xơ hóa lan tỏa, khơng hồi phục với những triệu chứng: Khó thở, tức ngực,
bệnh được phát hiện chủ yếu bằng X- quang.
Bệnh bụi phổi gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, viêm phế
quản mạn, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi, những biến chứng này tăng lên khi
thời gian tiếp xúc dài, nồng độ bụi càng cao, tỉ lệ Dioxid Silic tự do trong khơng khí
càng nhiều thì bệnh càng nặng.
Ngày nay, khoa học tiến bộ đã hạn chế phần lớn sự lan tỏa bụi sản xuất ra ngồi
khơng khí như: Sử dụng hệ thống lọc bụi, điều khiển từ xa hay hệ thống khử bụi tĩnh


15
điện trong các nhà máy xi-măng. Một số khu công nghiệp thay đổi quy trình cơng
nghệ như làm ẩm, phun nước, che chắn hay bao kín những nơi sản xuất sinh bụi, sử
dụng các vật liệu chứa ít Dioxid Silic tự do. Để phát hiện sớm bệnh bụi phổi, người
lao động ở mơi trường có nguy cơ cao nên thực hiện đúng chế độ khám định kỳ và
khám bệnh nghề nghiệp tại cơ sở y tế người mắc bệnh bụi phổi phải được bố trí làm
cơng việc khác hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi; không sử dụng những người bị

bệnh về đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi làm việc ở nơi có bụi.
Ngoài ra, người lao động phải tuân thủ những quy định về bảo hộ cá nhân tại nơi làm
việc, hạn chế ăn uống tại nơi sản xuất có bụi, nên tiếp xúc thường xun với khơng
khí trong lành.
1.3.2. ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do khai thác đá
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp
xếp một cách khơng có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng
đến cơng việc và nghỉ ngơi. Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tần số lớn, hoặc xảy
ra không đúng lúc, đúng chỗ, cản trở người hoạt động và nghỉ ngơi đều bị coi là tiếng
ồn.
Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối
thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích. Theo
Viện Quốc gia Sức khỏe và An tồn nghề nghiệp Hoa Kỳ [33], [40] cơng nhân tiếp
xúc với âm thanh cường độ 75 dBA trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và
trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng
thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh.
Họ cũng hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra. Tuy nhiên
cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích .thích sự hứng khởi khi đang làm
một cơng việc có tính cách đơn điệu, đều đều.
Nghiên cứu cho thấy rằng ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực nghiên cứu chủ yếu
là do nổ mìn, khoan, nghiền, bốc, dỡ hàng, máy móc, và vận chuyển. Tiếng ồn do khai
thác đá đang đặt ra vấn đề nghiêm trọng, như các hoạt động này diễn ra rất gần khu
dân cư. Tại các vị trí đặt máy nghiền, sàng, mức ồn cao và thường xuyên lên đến


16
khoảng 85 - 95 dBA. Mỗi khi nổ mìn sẽ gây tiếng ồn lớn, có thể vượt quá 100dBA và
ảnh hưởng trong phạm vi rộng nhưng không thường, xuyên. Đặc biệt khi nâng công,
xuất khai thá mỏ, đá tần suất xe vận tải tăng sẽ làm gia tăng tiếng ồn tại nơi xúc bốc
và dọc đường vận chuyển [42], [55].


 Ảnh hưởng lên sức khoẻ
Trong những năm gần đây, đo lường của các hormone căng thẳng bao gồm
adrenaline, noradrenaline và cortisol đã được sử dụng rộng rãi để nghiên . cứu sự gia
tăng nguy cơ tim mạch của đối tượng tiếp xúc với tiếng ồn. Thay đổi nội tiết dẫn đến
các rối loạn sinh lý đi kèm và là nguyên nhân đầu tiên trong chuỗi các nguyên nhân
gây ra hiệu ứng cho tuyến thượng thận cảm nhận tiếng ồn, hiệu ứng tiếng ồn trong các
hormone của tuyến thượng thận do đó có thể được phát hiện trong các quần thể sau
một thời gian tương đối ngắn tiếp xúc với tiếng ồn. Các hormone của tuyến thượng
thận có thể được sử dựng trong các nghiên cứu tiếng ồn để nghiên cứu cơ chế của các
phản ứng sinh lý với tiếng ồn và xác định các nhóm dễ bị tổn thương [56]. Trong
những tình huống này kích thích giao cảm và nội tiết, nồng độ hormone căng thẳng
trong máu tăng lên. Năng lượng và oxy được huy động để đối phó với căng thẳng
(Ising và Braun, 2000, Spreng, 2000) [36], [74]. Mặc dù không phải là một yếu tố
nguy cơ như vậy (về dịch tễ học), kích thích tố căng thẳng như adrenaline,
norepinephrine và cortisol có thể được xem như là chỉ sô căng thẳng đáng tin cậy
(Vaemes et al., 1982, Grunberg, năm 1990. Baum và Grunberg, 1995) [43], [62], [50].
Chúng là một phần của một hệ thống phức tạp của cơ chế phản hồi tích cực và tiêu
cực ảnh hưởng đến hoạt động của tim, huyết áp, lipid máu, đường huyết và độ nhót
máu. Tất cả những yếu tố nguy cơ sinh học tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc
nhồi máu cơ tim (Chrousos năm 1992 , Baum và Grunberg, 1995) [38], [39], [43],
[50], [73], khi xem xét chuỗi nguyên nhân kết quả. Ví dụ như âm thanh (tiếng ồn) kích thích sinh lý (các chỉ số căng thẳng) thay đổi trong các yếu tố nguy cơ sinh học bệnh tật - tỷ lệ tử vong (Babisch et al, 2001) [44], [67]. ảnh hưởng lâu dài trên hệ
thống tim mạch đặc biệt tập trung trong lĩnh vực này (Anticaglia và Cohen, 1970,


17
Cryer, 1980, Sapolsky và cộng sự, 1986, Cohen ẹt ai, 1995, Babisch, 2000) [33], [42],
[43], [62], [63].
Khả năng thu nhận âm thanh của con người có giới hạn nhất định, đạt đến một
ngưỡng cho phép. Nếu âm thanh vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

sức khỏe, cụ thể là thính giác, thị lực và thần kinh. Nếu phải làm việc, học tập ở
những nơi gần đường phố, ln có tiếng cịi xe hơi, tiếng động của máy móc sẽ làm
cho người mệt mỏi, đau đầu thiếu tập trung làm việc, học tập. âm thanh đó chính là
tiếng ồn.
Tiếng ồn có thể gây ra mệt mỏi, và mức độ mệt mỏi ở mỗi người mỗi khác.
Lứa tuổi thanh thiếu niên có thể nghe nhạc với âm lượng cao trong thời gian dài mà
vẫn thoải mái những đối với những người lớn tuổi chỉ cần nghe vài phút đã cảm thấy
mệt mỏi. Tiếng ồn là những sóng âm phát ra với tần suất và cường độ khác nhau.
Tiếng ồn có thể quấy nhiễu sự yên tĩnh của mọi người, khiến tâm trạng con người bất
an, nghiêm trọng hơn là có thể gây ra ù tai, chóng mặt, buồn nơn và nơn mửa.

 Ảnh hưởng lên cơ quan thính giác
Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi
người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề
của mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hồn tồn. Tiếng ồn cịn có ảnh
hưởng lên trưng tâm thính giác ở não, làm cho các tế bào thần kinh thính giác kém
nhạy .cảm trong việc thu nhận, phân tích, tổng hợp các kích thích âm thanh. Theo nhà
nghiên cứu A.J. Hudspeth, ĐH Y khoa Califomia, sự tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn
mạnh sẽ "đẵn, cắt, gọt" tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào này sẽ bị
bùng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh,
chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra. Tiếng động
mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh
viễn với cảm giác ù tai. Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất
thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 - 18 giờ khi
khơng cịn tiếng động. ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của
tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc
vĩnh viễn [41], [47].


18

Có nhiều khái niệm khác nhau về tiếng ồn. Ở khía cạnh vật lý, đó là một âm
thanh có cấu trúc hỗn tạp, phân bố không theo chu kỳ. Ở khía cạnh sinh lý tiếng ồn là
âm thanh khơng đem lại bất kỳ thơng tin nào cho vỏ não, có cường độ thay đổi đột
ngột, không ổn định không theo quy luật. Về khía cạnh tâm lý, nó là âm thanh không
mong muốn (được phát ra không đúng nơi, đúng lúc), gây khó chịu cho người nghe
[76].
Các nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất rằng, ngưỡng tiếng ổn vượt quá
85 dBA có thể gây tổn thương cơ quan thính giác, về lâu dài có thể gây điếc. Họ
khuyến cáo, ngưỡng cho phép của tiếng ồn công nghiệp là 85 dBA, ở nơi cư ngụ là 55
dBA vào ban ngày và 45 dBA vào ban đêm. Nếu chia theo khu vực thì ngưỡng tiếng
ồn cho phép ở khu trung tâm thương mại là 105 dBA; khu công nghiệp là 75 dBA vào
ban ngày và 70 dBA vào ban đêm; khu yên tĩnh (trường học, bệnh viện) là 50 dBA
vào ban ngày và 40 dBA vào ban đêm [75], [58].
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cần được hạn chế trong ngưỡng sau:
Tiếng ồn có cường độ 115 dBA: Dưới 2 phút.
Tiếng ồn có cường độ 110 dBA.. Dưới 4 phút.
Tiếng ồn có cường độ 100 dBA: Dưới 1 5 phút.
Tiếng ồn có cường độ 95 dBA: Dưới 30 phút.
Tiếng ồn có cường độ 90 dBA: Dưới 1 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 85 dBA: Dưới 2 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 80 dBA: Dưới 4 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 75 dBA: Dưới 8 giờ.
Tiếng ồn có cường độ 70 dBA: Dưới 16-24 giờ.
Tiếng ồn dẫn đến các tổn thương chức năng (gây stress, rối loạn về tim mạch,
tiêu hóa) và thực thể (gây tổn thương tại ốc tai, cơ quan tiếp nhận âm thanh). Nó cũng
tác động đến tâm sinh lý, hành vi ứng xử của con người trong xã hội.
Người ta chia tác hại của tiếng ồn làm 4 mức độ:
Độ 1: Nguy hiểm, đe dọa tính mạng, mất khả năng giao tiếp, điếc vĩnh viễn.



19
Độ 2: Gây rối loạn chức năng và gây bệnh (stress, điếc có thể hồi phục và điếc
vĩnh viễn).
Độ 3: ảnh hưởng đến khả năng lao động (stress, giảm kỹ năng thao tác
và giao tiếp, mất ngủ).
Độ 4: ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (mất sự yên tĩnh cá nhân, cản trở sự
giao tiếp, giảm thính lực).
*Nguyên nhân của nghe kém
Nghe kém thực ra là một triệu chứng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Các
thống kê tại Mỹ cho thấy có khoảng 1 5-20% người lớn bị nghe kém ở các mức độ
khác nhau. Trước đây ai cũng nghĩ nghe kém chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi,
nhưng ngày nay, cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng của cuộc sống hiện
đại, nhiều người trẻ cũng bị suy giảm sức nghe.
Tại Mỹ, gần một nửa số người nghe kém là ở độ tuổi dưới 50. Nghe kém
thường tăng dần theo tuổi, cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì có 1 người bị nghe kém, tỉ
lệ này tăng lên thành 1/8 người trong độ tuổi 50, 1/3 người trong độ tuổi 65 và 1/2
người trong độ tuổi 75 trở lên. Hiện nay nghe kém đã trở thành một vấn đề sức khỏe
phổ biến ngang với bệnh khớp và bệnh tim mạch [48], [57].
Điếc nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp rất thường gặp đứng thứ hai sau bệnh
bụi phổi trong môi trường lao động tại Việt nam và đang có xu hướng gia tăng. Cục Y
tế dự phịng và mơi trường (Bộ Y tế) đánh giá có 26.300 cơng nhân VN mắc các bệnh
nghề nghiệp tính đến cuối năm 2008. Trong số này, bệnh điếc nghề nghiệp đứng thứ 2
về số lượng, chiếm khoảng 10% công nhân mắc bệnh nghề nghiệp. Tại TP.HCM có
11.750 người bị điếc trong tổng số 17.540 người đã khám và phát hiện bệnh nghề
nghiệp [63], [78].
Chúng ta có thể gặp dấu hiệu nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến
từ từ, nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục. Tùy theo nguyên nhân, có thể bị
nghe kém tạm thời hoặc nghe kém lâu dài, nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nghe
kém nặng (cịn gọi là điếc). Các nguyên nhân thường gặp của suy giảm sức nghe ở
người lớn bao gồm nghe kém do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Tiếp xúc thường



20
xuyên với tiếng ồn (nghe nhạc với âm lượng lớn, sử dựng tai nghe, làm việc trong môi
trường ồn như công trường hoặc xưởng máy . . .) làm các cơ quan nghe ở tai bị tổn
thương và gây ra nghe kém từ từ.
Đôi khi trong trường hợp bạn nghe phải một âm thanh quá lớn (ví dụ như một
vụ nổ, sức ép bom. . .) có thể gây ra nghe kém đột ngột. Ngoài ra tuổi tác cũng làm lão
hóa các cơ quan nghe ở tai trong, gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng
nhẹ khác nhau. Nghe kém ở người lớn cũng có thể gặp do các nguyên nhân khác như
nút ráy tai, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, các bệnh
lý viêm nhiễm ở tai, thủng màng nhĩ, các khối u tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; sử
dụng các thuốc có độc tính cho tai (ví dụ kháng sinh nhóm aminosid như gentamycin,
streptomycin; hóa chất điều trị ung thư như cisplatin. . .) [34], [59].

 Ảnh hưởng của tiếng ồn tên thị giác
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tiếng ồn có thể làm giảm khả năng mẫn
cảm của mắt đối với ánh sáng. Khi tiếng ồn đạt đến 90 dBA thì tính mẫn cảm để phân
biệt ánh sáng của mắt bắt đầu giảm, đến 95 dBA thì khoảng 2/3 số người nhìn mọi vật
lờ mờ. Khi tiếng ồn lên đến 115 dBA thì khả năng thích ứng ánh sáng nhãn cầu của
mắt ở tất cả mọi người đều giảm, tuy nhiên, mức độ giảm ở mỗi người có khác nhau.
Chính vì vậy, những người ở lâu trong mơi trường có tiếng ồn dễ phát sinh chứng mỏi
mắt, đau mắt, hoa mắt và chảy nước mắt [46], [64].
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, ảnh hưởng không tốt của tiếng ồn đối với
mắt sẽ phá vỡ sự cân bằng của một số vitamin trong cơ thể. Vì thế, người làm việc
trong mơi trường có tiếng ồn cần ăn nhiều rau xanh, hạt kê, hoa quả để giảm bớt sự
mất cân bằng các loại vitamin trong cơ thể.

 Rối loạn giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dBA trở lên đã đủ để gây ra rối

loạn cho giấc ngủ bình thường. Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất
thường, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi vào giấc
ngủ. Nhiều thức giấc bất thường sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mỏi, bải
hoải, buồn chán vào ngày hôm sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp,


21
nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co
chân duỗi tay. Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với
tiếng động khi ngủ ban đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người
lớn. Tuy nhiên hệ thần kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng [74].
Theo thạc sĩ Lương Thuỷ Nga (Trường ĐH Bách khoa HN), tiếng ồn có tác
động xấu đối với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống của xã hội, như
làm che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin, làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm
giảm hiệu quả lao động, tiếng ồn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người [11],
[14], [22].
Tiếng ồn cịn là ngun nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các
bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. Tác dụng liên tục của
tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới
giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Khi
tiếng ồn đạt tới 50 dBA về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất
60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70- 80 dBA sẽ gây mệt mỏi, 90 - 110 dBA bắt đầu gây
nguy hiểm và 120- 140 dBA có khả năng gây chấn thương [61].
Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy
nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp
cao. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường đô
thị - nông thôn năm 1998, trên các trục đường giao thông đô thị của Hà Nội, mức ồn
tương đương trung bình của các dịng xe thường rất lớn, trung bình ban ngày có thể
dao động trong khoảng từ 71,3 - 79,2 dBA, ban đêm từ 67,3 - 73,0 dBA [54].
Trong nghiên cứu của Civil Aviation Authority [37] Cơ quan Hàng không dân

dụng xung quanh các sân bay Heathrow và Gatwick, tỷ lệ tương đối của tổng số rối
loạn giấc ngủ do tiếng ồn tăng tại các khu vực ồn ào nhưng không phải là mức tổng
rối loạn giấc ngủ. Trong một nghiên cứu khác của Home Jaetal (1994) [53], [57] đã
cho thấy rối loạn giấc ngủ bởi tiếng ồn động cơ của cộng đồng dân cư sống gần các
sân bay, mặc dù đã có sự thích nghi với tiếng ồn 85 - 115 dBA những vấn đề rối loạn
giấc ngủ vẫn diễn ra.


22
 Với bệnh tim mạch
Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh
thực vật, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi. Nhà khoa học Ying
Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng ồn đối
với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết
áp của họ lên cao đáng kể [80].
Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn
giao thơng ở mức độ 70 dBA có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim [35], [49].
Tiếng ồn chủ yếu là âm thanh phát ra từ các nhà máy sản xuất hay thiết bị cơ
giới, xe cộ cơ động. Người ta thường dùng đơn vị đềxiben (dBA) để đo tiếng ồn, dBA
càng lớn thì tiếng ồn càng lớn. Ví dụ, tiếng lá cây xào xạc khoảng 20 dBA tiếng nói
chuyện bình thường là 50 dBA,...
Tiếng ồn khoảng 50 dBA sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và nghỉ ngơi, từ 70 dBA
trở lên sẽ gây ra mệt mỏi, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến công việc, thậm chí dẫn đến
sự cố. Nếu làm việc lâu trong mơi trường có tiếng ồn trên 70 dBA thì khả năng nghe
sẽ bị tổn thương, đồng thời dẫn đến đau đầu, buồn nôn, huyết áp không ổn định, và
nhịp tim tăng nhanh. Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ
thần kinh thực vật, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi. Vallet M.
Gagneux J, Clatret là et al (1983) [78] cho rằng tiếp xúc với tiếng ồn gây ra một số rối
loạn có liên quan đến thần kinh thực vật. Tiếp xúc với tiếng ồn gây ra kích hoạt sinh lý
bao gồm tăng nhịp tim và huyết áp, co mạch ngoại vi và do đó tăng lực cản mạch máu

ngoại biên.
Tiếp xúc với tiếng ồn trong khi ngủ có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và biên
độ xung động thần kinh ở ngón tay cũng như chuyển động cơ thể, chất lượng giấc ngủ
giảm. Nghiên cứu này còn cho thấy, nếu giảm mức độ ồn, số lượng của giấc ngủ REM
và giấc ngủ sóng chậm có thể được tăng lên. Sống trong môi trường tiếng ồn mặc dù
cơ thể đã có sự thích nghi nhưng sự rối loạn
giấc ngủ và rối loạn nhịp tim vẫn xẩy ra Nghiên cứu của Zhao Y, Zhang S, Se
lin S, Spear RCA (1991) [80], Lang T, Fouriaud C, Jacquinet MC (1992) [56] cho


23
thấy, người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn từ 85 dBA trở lên có huyết áp cao hơn
so với những người có cùng yếu tố nguy cơ, chế độ dinh dưỡng nhưng không tiếp xúc
với tiếng ồn
Các nghiên cứu của Melamed S, Kristal-Boneh E, Froom P (1999) [61],
Barreto SM, Swerdlow AJ, Smith PG, Higgins CD (1997), Lercher P, Hôrtnagl J,
Kofler WW (l993) [58], [60], [63], [75] cho thấy, tiếp xúc với tiếng ồn ảnh hưởng đến
cả sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội. Các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra tiếng ồn
làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, và dự báo nguy cơ tử vong tăng
lên. Làm việc trong môi trường ồn ào có tỉ lệ tai nạn nghề nghiệp cũng cao hơn.
Các nghiên cứu [65], [66], [69] cũng cho thấy, bằng chứng về ảnh hưởng của
tiếng ồn trên các yếu tố nguy cơ mạch vành chỉ ở huyết áp tâm thu và tần số tim,
không ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương, nhưng lại cho rằng tiếng ồn gây rối loạn
trao đổi lipid máu, làm cholesterol toàn phần, triglycerides tổng số tăng lên.
Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong ngành cơng nghiệp có liên quan
đến mức tăng noradrenaline và adrenaline trong máu. Khi tiếp xúc với tiếng ồn, mức
độ căng thẳng thần kinh tăng đã kích thích hệ giao cảm tiết ra kích tố căng thẳng như
adrenaline (epinephrine) và noradrenaline (norepinephrine) [74] .
Trong một nghiên cứu, catecholamine tiết giảm khi các công nhân đeo bảo
hiểm chống ồn. Trong một nghiên cứu mười năm, Giáo sư Christian Maschke của

Viện Robert Koch Ở Berlin, Đức, khẳng định có sự tác động của tiếng ồn đối với bệnh
tim mạch trên 135 cơng nhân ở mỗi nhóm. Tác giả đã theo dõi sức khoẻ trên các cơng
nhân, nơi có tiếng ồn đến 90 - 120 dBA, 95 - 120 dBA và một nhóm lao động tiếp xúc
với độ ồn 50 - 60 dBA. Cả 2 nhóm khơng có dấu hiệu bị bệnh tim mạch vào thời điểm
bắt đầu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 13,5 năm, 81 công nhân làm
việc trong độ ồn cao có mức huyết áp tăng nghiêm trọng, trong khi đó nhóm làm việc
ở độ ồn thấp chỉ 16 người bị bệnh cao huyết áp, các bệnh gặp chủ yếu là bệnh về thần
kinh tim, huyết áp, bệnh mạch vành ở nhóm làm việc trong mơi trường có độ ồn lớn
lớn hơn, xét nghiệm adrenaline, noradrenaline, và cortisol máu cũng cao hơn, lipid
máu cũng cao hơn [51], [71], [78], [79].


24
 Với cơ quan nội tiết
Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công nhân
nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một nghiên cứu
tại Việt Nam đo các tác giả Nguyễn An Lương, ayako, Sudo, Hoàng Minh Hiển thực
hiện cũng tìm thấy kết quả tương tự ở cơng nhân xưởng dệt.
Adrenalin làm tăng nhịp tim, giãn mạch của động mạch. Huy động của các axit
béo tự do từ các tế bào chất béo; huy động glucose từ glycogen trong tế bào cơ và gan;
tổng hợp các acid quan thành glucose trong gan Noradrenaline huy động của các axit
béo tự do từ các tế bào chất béo; huy động glucose từ các kho năng lượng trong gan;
giải phóng insulin; ảnh hưởng lên huyết áp thơng qua cơ chế giải phóng re nin kích
thích tổng hợp angiotensin tăng huyết áp giữ dội do hiệu ứng aldosteron giữ muối và
nước ở mạch.
Cortisol huy động glucose từ glycogen trong tế bào cơ và gan; vận chuyển và
sử dụng glucose trong tế bào; huy động các acid béo từ các tế bào; biến glucose thành
chất béo như triglycerids và acid béo tự do [52].

 Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em

Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho
thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen, Đại học
Oregon [75], trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc gần trục lộ
giao thơng có khó khăn tập đọc, làm tốn, phân biệt chữ có âm tương tự, so với các
em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho hay, tiếng ồn có thể ảnh
hưởng tới bào thai cịn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và
chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà mẹ sống gần phi trường có
tỷ lệ sinh non cao hơn.
Các nghiên cứu về trẻ em tiếp xúc với tiếng ồn môi trường đã liên tục nhận
thấy ảnh hưởng về hiệu năng nhận thức. Học sinh học trong môi trường có độ ồn cao,
khả năng tập trung và tiếp thu bài kém hơn, các phản xạ giác quan cũng chậm hơn.
Tiếng ồn mãn tính cũng ảnh hưởng đến cơ chế nhớ và bộ nhớ của trẻ.

 Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc


25
Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối
thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích. Theo
Viện Quốc gia Sức khỏe và An tồn nghề nghiệp Hoa Kỳ, cơng nhân tiếp xúc với âm
thanh cường độ 75 dBA trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong tương
lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng. Họ trở
nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay
vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra. Tuy nhiên cũng có nghiên
cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng khởi khi đang làm một cơng việc
có tính cách đơn điệu, đều đều. Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe,
gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất tăng tai
nạn thương tích [78].
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng
khởi khi đang làm một cơng việc có tính cách đơn điệu, đều đều. Một cơng trình

nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy: Năng suất lao động của các viên chức trong tình
trạng n tĩnh cao hơn khi có tiếng ồn 9% và sai sót trong việc ghi chép tài liệu ít hơn
29%, cịn khi làm việc ở các văn phịng có mức ồn 100 dBA con người sẽ phạm sai sót
nhiều gấp 2 lần so với làm việc ở mức ồn 70 dBA. Ở nhiều nước phương Tây, theo
tính tốn của các chuyên gia, do tác động của tiếng ồn, đã có tới 1/4 dân số phải dùng
thuốc ngủ thường xuyên, mỗi năm ở áo có gần 7 triệu người sử dụng thuốc ngủ và tiêu
thụ hết 40 triệu viên, còn ơ Anh năm 1990, bác sĩ phải kê đến 20 triệu đơn thuốc an
thần [71].

 Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng
Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận
giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm. David Glas và Jerome Singer cho
biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi khơng cịn tiếng ồn.
Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước. Tiếng ồn dường như cũng khiến con
người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hùng hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi
đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác
giúp đỡ này ngưng lại.


×