Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN và GIẢI PHÁP NÂNG CAO đạo đức CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN hệ bản THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.55 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
__________o0o___________
BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tên đề tài:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY. LIÊN HỆ BẢN THÂN.

Giáo viên giảng dạy: Thầy CAO ĐỨC SÁU
Họ & tên SV: TRẦN MINH TÂN
Lớp học phần: 000015001
MSSV: 19540200716
TP. HCM, Ngày 07 tháng 08 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: Trần Minh Tân
Mã số sinh viên: 19540200716


Mã lớp học phần: 000015001
ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN
Ghi bằng số Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 07 tháng 08 năm 2021
Sinh viên nộp bài
Ký tên

Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
1

Trang


MỤC LỤC

Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 2


I.

PHẦN MỞ ĐẦU

Từ những hạt giống nhỏ bé, muốn đâm chịi thành một cây cao lớn, mạnh khỏe thì

đều trải qua một quá trình dài, gian khổ, hứng chịu nắng mưa, lột xác và phát triển từ trong
ra ngoài và trở thành một cái cây to khỏe và hoàn thiện, thanh niên cũng vậy, phải trải qua
quá trình mài dũa, giáo dục thì mới trưởng thành, có đủ bản lĩnh để xây dựng đất nước. Đất
nước được tạo nên bởi những hạt giống "con người" nhỏ bé ấy. Muốn đất nước được giàu
mạnh, thì chính con người trong đất nước phải hoàn thiện. Tiêu biểu là tầng lớp thành niên,
tầng lớp đại diện cho sự lớn mạnh không ngừng.
Do vậy, việc giáo dục thanh niên, giáo dục thế hệ trẻ trở thành một cơng tác đóng vai
trị rất quan trọng không chỉ từ trước cách mạng mà cho đến bây giờ. Giáo dục là phải từ bên
trong ra bên ngoài, phải biết nuôi dưỡng từ tâm hồn ra đến cả thể xác; từ các phẩm chất đạo
đức, từ mỹ dục, từ trình độ cho đến sức khoẻ, dáng vóc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề đạo đức
hiện nay chúng ta cùng tìm hiều về tư tưởng hồ chí minh về vấn đề giáo dục thơng qua
những khía cạnh sau đây.

Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 3


II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh, là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt nam. Một trong những nét đặc sắc nổi bật trong tư tưởng của
Người là vấn đề đạo đức của người cách mạng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ
ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quan tâm rèn luyện đạo đức cách mạng mà chính bản
thân Người cịn là tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức cách mạng.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý thức rất rõ
về vai trị và sức mạnh của đạo đức cách mạng. Chính vì lẽ đó, Người đã dày cơng giáo dục
lý tưởng cách mạng cho thanh niên và quần chúng nhân dân. Người để lại rất nhiều tác
phẩm, bài nói, bài viết chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm:“Đường Kách mệnh”, ở
chương đầu tiên Người đã nêu lên 23 điều tư cách của các cán bộ cách mạng, trong đó chủ

yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người
và với việc, đây là tác phẩm đầu tiên Người viết để huấn luyện những người yêu nước Việt
Nam trẻ tuổi. Nếu như tác phẩm đầu tiên Người đề cập đến vấn đề đạo đức cách mạng thì
tác phẩm cuối cùng Người tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của đạo đức cách mạng. Đó
là: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đây là tác phẩm bàn sâu về
vấn đề đạo đức, thể hiện những điều tâm huyết nhầt mà Người rút ra từ thực tiễn lãnh đạo
cách mạng của Đảng ta.
Sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh nói nhiều tới đạo đức của cán bộ, đảng
viên, của Đảng cầm quyền.Trong bản Di chúc để lại cho tồn đảng và tồn dân ta thì vấn đề
đạo đức vẫn là vấn đề được Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi
cán bộ và đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,
chí cơng vơ tư ”, “ Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên”, “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi người cán bộ, đảng
viên phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đây là công việc
phải làm kiên trì, bền bỉ suốt đời. Theo Người, đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Việc tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân phải được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn sinh hoạt, học tập,
lao động, chiến đấu. Khi cách mạng thuận lợi, cũng như lúc cách mạng gặp khó khăn thử thách,
Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 4


cán bộ, đảng viên đều phải rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng. Bởi vì, khi mới được bầu,
mới được đề bạt hầu như ai cũng là người tốt nhưng nếu khơng rèn luyện thường xun thì sẽ dễ
bị danh lợi, uy quyền, tiền tài, sắc đẹp… làm cho gục ngã thối hóa, biến chất về đạo đức, lối
sống. Vì thế, việc rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

phải được thực hiện trong suốt cả cuộc đời.
2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Theo như lời Bác, đạo đức là cái gốc, là nền tảng, là sức mạng, là tiêu chuẩn hàng đầu
của người cách mạng; khơng có đạo đức cách mạng khơng lãnh đạo được nhân dân. Người
quan niệm rằng đạo đức là nền tảng và là sức mạnh “Cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân”. Quan điểm của Bác là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân; và có thể nói đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của
người. Để hiểu rõ hơn về lí do tại sao, đầu tiên ta cùng nhau tìm hiểu rõ về đạo đức.
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực về cách ứng xử của con người trong
các quan hệ giữa người với người, với tổ chức trong xã hội; là giá trị cốt lõi tạo nên phẩm
chất nhân cách của con người. Đạo đức cách mạng thì chính là việc khơng sợ khó, khơng sợ
khổ, một lịng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân nhằm mục đích xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Có thể nói, đạo đức cách mạng là “gốc” của cán bộ, đảng viên trong Quân
đội; đạo đức cách mạng thực sự là giá trị cốt lõi trong bản lĩnh chính trị của người quân
nhân.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên trong
Quân đội vừa phản ánh những yêu cầu chung của nhiệm vụ cách mạng, vừa phản ánh đặc
điểm, yêu cầu riêng của Quân đội. Tuy nhiên, quan điệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh
khơng có nghĩa là chỉ cần có đức là được, coi nhẹ mặt tài. Người cũng cho rằng có tài mà
khơng có đức là người vơ dụng nhưng có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Đức
và Tài là những phẩm chất thống nhất của con người. Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục
đích hành động thì tài lại là phương tiện thực hiện mục đích đó. Vì vậy con người cần phải
có cả đức lẫn tài đề hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh thường khuyên:
“Dạy cũng giống như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó
là cái gốc, rất quan trọng. Nếu khơng có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vơ dụng,”
Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh


Trang 5


Bác từng viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc
to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức thì đều là người cao thượng.”. cũng theo
quan điểm của Bác những chuẩn mực chung nhất của phẩm chất đạo đức cách mạng Việt
Nam bao gồm những điểm như sau:
Một là, “Trung với nước, hiếu với dân”
 
Đây là biểu hiện cao nhất ý thức đạo đức người cán bộ, đảng viên trong Quân đội,
định hướng cho mọi hoạt động thực tiễn của họ đồng thời cũng bao trùm và chi phối những
phẩm chất đạo đức khác.
“Trung - hiếu” ở đây đã được Bác sử dụng một nhịp nhàng nhưng lại mang nó lên
một tầng cao mới. Khái niệm ngày xưa Trung là trung quân, trung thành với vua cha với
nước nhà vì nước là của vua, vua với nước là một. Hiếu là hiếu thảo trong gia đình, với ơng
bà với cha mẹ. Nhưng theo lời Bác khái niệm ấy đã được nâng cao rộng hơn “Trung là trung
với Tổ quốc, Hiếu là hiếu với nhân dân”. Người chỉ rõ yêu cầu của “Trung” là: “Trung thành
tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng”. Trung với nước đối với
người cán bộ là luôn gắn liền với Trung với Đảng, Hiếu với dân. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo đất nước nên "Trung với
nước” trước hết và tập trung nhất phải là “Trung với Đảng”. Hơn thế nữa, trong chế độ xã
hội chủ nghĩa, có dân mới có nước, dân hòa thành nước, nước là của dân vậy nên Trung với
nước không cũng không thể thiếu Hiếu với dân. Bác đã từng nói “Nhân dân là nền tảng, là
cha mẹ của bộ đội. Cán bộ phải dạy cho đội viên biết kính trọng dân, thương yêu dân, giúp
đỡ dân” “bao nhiêu quyền hạn đều của dân” “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, Đảng và Chính phủ là “đày tớ nhân dân” chứ
không phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”. Hiếu lúc này không chỉ là hiếu với
ơng bà cha mẹ nữa mà cịn được Bác nhân rộng là là hiếu thảo với nhân, mình làm được bao
nhiêu lợi ích cũng là vì nhân dân: “Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu

thắng lợi trên nền nhân dân” Vậy nên mới nói đây là phẩm chất đạo đức hàng đầu định
hướng hoạt động cách mạng của mỗi cán bộ, chiến sĩ.
Hai là, “u thương con người, sống có tình nghĩa”
Nếu như ở “Trung với nước hiếu với dân” là phẩm chất hàng đầu định hướng, thì
“Yêu thương con người” lại là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân
đạo cộng sản, tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với sự đúc kết của Hồ Chí Minh qua
hoạt động cách mạng thực tiễn. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất tồn diện và
Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 6


độc đáo. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao
động bị áp bức bóc lột, khơng phân biệt màu da, dân tộc,… Được thể hiện qua từng dịng
bút: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành”. Bác yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, khơng phân biệt họ ở miền xuôi
hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là
người Việt Nam u nước thì đều có chỗ trong tấm lịng nhân ái của Người.
Đó là tình cảm nhân ái, sâu sắc, rộng lớn. Tình yêu ấy được thể hiện trong các mối
quan hệ bạn bè, đồng chí với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó địi hỏi
mọi người phải ln chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó
địi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết nâng người khác lên, chứ không phải hạ thấp,
càng không phải vùi dập con người. Bác mang lòng bao dung cũng như thương yêu ấy lên cả
những người có ai lầm, khuyết điểm nhưng biết quay đầy, những người lầm lối biết hối cải,
những kẻ thù bị thương, kẻ thù chịu quy hàng, những người có thói hư tật xấu,.. Người dạy
chúng ta biết cách giúp họ nhận lôi, biết họ sửa sai bằng chính lịng bao dung, sự nhân từ.
Nhắc đến đây làm tôi chợt nhớ đến một câu chuyện về giai thoại Tạ Đình Đề người từng được CIA cử đi để ám sát Bác hồ, nhưng lại được Bác cảm hóa bằng tình u, sự
bao dung và rồi trở thành một cận vệ trung thành cho Bác.

"Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lịng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong
mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người
cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân
dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở
để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời" - Bác dạy.
Phẩm chất thứ ba là, “ Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư”
Đây là phẩm chất đạo đức, theo Bác, là trung tâm và gắn liền với hoạt động hàng
ngày của mỗi người. Đồng thời, đây cũng là khái niệm đạo đức truyền thống, là nội dung cốt
lõi của đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh cải biến, đưa vào những nội dung và yêu cầu
mới.
“Cần” là cần cù trong lao động, là siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi
chúng ta”.

Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 7


“Kiệm” tức là tiết kiệm. Tiết kiệm thì giờ, tiền bạc, của cải; tiết kiệm sức lao động
của nhân dân, của nước, của bản thân từ những thứ nhỏ nhặt nhất đến những thứ vĩ đại nhất.
Không phô trương, không hoang phí, bừa bãi. Tiết kiệm nhưng khơng có nghĩa là tính tốn,
là keo kiệt, bủn xỉn. Phải biết lúc nào nên chi, nên tiêu xài, nên giữ lại. Khi có việc đáng
làm, vì lợi ích đồng bào, lợi ích tổ quốc, thì chi bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu của cũng vui
lịng. “Cần với kiệm, phải đi đơi với nhau, như hai chân của con người” như lời Bác dạy
“Phải cần kiệm xây dựng nước nhà”
“Liêm” là liêm khiết, trong sạch, khơng cậy quyền thế, dìm người tài, sợ khổ sợ khó,
Liêm là “ln ln tơn trọng gìn giữ của công và của dân”,”không xâm phạm một đồng xu,
một hạt thóc của Nhà nước của nhân dân”. “Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như

chữ Kiệm phải đi đơi với chữ Cần. Có Kiệm mới có Liêm được”
“Chính” tức là chính nghĩa, là khơng gian tà, phải luôn thẳng thắn, đứng đắn; phải
“trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Khơng ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, khơng bao giờ
hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Đối với bản thân: không
nên ba hoa, tự cao, tự đại, khơng sợ khó nhọc, theo đuổi học hành, kiếm chế bản thân, sửa
sổi và hoàn thiện theo ngày theo tháng “Chính nghĩa khơng tà”. Đối với mọi người: không
nịnh bợ cũng không kinh thường, chà đạp; phải luôn niềm nở, chân thành, khiên tốn và hợp
tác. Đối với cơng việc: trách nhiệm chính là bổn phân, khơng sợ việc khó khăn nặng nhọc,
khơng lãng tránh, đùn đẩy, ln đúng giờ, làm gương, làm việc thì phải đến nơi đến chốn.
Làm việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng cần phải làm, cịn việc ác thì bé cách mấy cũng cần
phải tránh xa, không chạm tay đến
Cần, kiêm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng cần phải thực hiện.
“Chí cơng vơ tư” là đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với người, với việc, phải lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến mình trước, khi
hưởng thụ thì mình nên đi sau. Đối lập với chí cơng vơ tư là “dĩ cơng vơ tư”, đó là điều mà
đạo đức mới địi hỏi phải chống lại.
Bác Hồ quan niệm “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc giàu về vật chất,
mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Đó cịn là nền tảng của đời sống mới,
của các phong trào thi đua yêu nước. Cần, kiêm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con
người cũng như bốn mùa trong năm, bốn phương của đất “Thiếu một đức thì khơng thành
người.”
Cuối cùng là, “Tinh thần quốc tế trong sáng”
Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 8


Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất , là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan
hệ rộng lớn, vượt qua khn khổ quốc gia dân tộc.

Đó là, tinh thần đồn kết quốc tế vơ sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề
"Quan sơn mn dặm là nhà/ Bốn phương vô sản đều là anh em". Nội dung chủ nghĩa quốc
tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc; đó là sự tơn trọng, hiểu biết, thương
u, đồn kết với giai cấp vơ sản trên tồn thế giới; là tinh thần đồn kết với các dân tộc bị
áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt
động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là
tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hồ
bình, cơng lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại là hồ bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị
với tất cả các nước, các dân tộc.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã dày cơng xây đắp tinh
thần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc
tế mới: đối thoại thay cho đối đầu nhằm kiến tạo nên một nền văn hóa hịa bình cho nhân
loại; đó là di sản thời đại vơ giá của Người về hoa bình, hưu nghị, hợp tác, phát triển giữa
các dân tộc.
Ngồi ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng sự
lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện của mỗi người:
Nói đi đôi với làm; đã là cán bộ đảng viên, là cơng dân một nước thì “miệng nói tay
làm” chứ khơng có chuyện “nói một đằng làm một nẻo”. Sống theo phương châm “Mình vì
mọi người, mọi người vì mình”. Cổ vũ “người tốt, việc tốt”. Xây dựng nền đạo đức cách
mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi
người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Nâng
cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - nguồn gốc của mọi
thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từ trong ra. Và phải biết tu dưỡng đạo đức suốt đời.
3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
Một là, “Nói đi đơi với làm”
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh ln ln nêu gương sáng về
đạo đức, Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà khơng nói, phải
đi sâu nghiên cứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất sâu xa của tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh.

Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 9


Đối với cán bộ đảng viên Hồ Chí Minh nêu: “… Trước mặt quần chúng không phải ta
cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những
người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta
bắt trước”.
Trong cuốn đường cách mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh Hồ Chí Minh viết: “Nói
thì phải làm” “Có lịng bày vẽ cho người” hay trong tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng
quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng cần thực hiện “Đảng viên đi trước,
làng nước theo sau” .
Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời
sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Những tấm gương về đạo đức phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có tấm
gương chung và riêng, lớn nhỏ, xa gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một
nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức
hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu
biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho q trình đó.
Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các
thế hệ mai mãi về sau. Nhưng còn nhiều tấm gương của các vị anh hùng, chiến sỹ thi đua
nhứng tấm gương của những người tiêu biểu cho từng ngành, từng cấp, những tấm gương
“Người tốt việc tốt” rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc mọi nơi mà chúng ta không
thể coi thường. Về vấn đề này Hồ Chí Minh đã nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm ở đâu
cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”.
Hai là, “Xây đi đơi với chống”
Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo đức
ln ln đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa phải chống
cái phi đạo đức.

Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ Chí Minh căn
dặn tồn Đảng: “Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng
bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đồn kết, tính tổ chức và kỷ luật”.
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những
phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình, nhà trường, xã hội nhất là trong những tập
thể gắn với hoạt động mỗi người. Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải
khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự giác  nhận thức được trách
Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 10


nhiệm đạo đức của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, Cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi
đạo đức cách mạng là việc làm “Sung sướng vẻ vang nhất trong đời này” tiếp nhận sự giáo
dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo
đức ở mỗi người cịn quan trọng hơn nhiều đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh nói về
niềm vui của việc trau dồi đạo đức phải trở thành phổ biến trong xã hội.
Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại cái xấu, cái
sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày.
Để xây và chống có kết quả để tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Muốn xây
dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Trong tác phẩm:
Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được công bố vào ngày 3/2/1969,
nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã mang ý nghĩa xây đi
đôi với chống. Muốn nêu cao đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Ba là, “Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời”
Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên
chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là cơng việc phải kiên trì
bền bỉ suốt đời, khơng người nào có thể chủ quan tự mãn. Theo Người: “Đạo đức cách
mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát
triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có công với
cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại xa vào chủ nghĩa cán nhân trở thành con người ngăn
cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với
thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, có như vậy mới phân biệt được đạo
đức mới khác với đạo đức cũ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn đề là khơng
tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu,
cái ác để khắc phục. Vì vậy việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động
thực tiễn. Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở thành tấm gương tuyệt
vời về con người mới. Những đức tính quý báu của người khơng phải là bẩm sinh có được
mà do q trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc
và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.
Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt Nam trong
thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo.
Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 11


Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ln ln có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức
sâu sắc, là động lực, là sức mạnh thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt 78 năm qua
và đang tiếp tục toả sáng trên con đường xây dựng đất nước Việt nam trong giai đoạn mới.
Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí
Minh là hết sức cần thiết, là cơng việc quan trọng để mỗi chúng ta góp sức mình vào việc
xây dựng đất nước.
III. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng:
Hiện nay vấn đề đạo đức lối sống của giới trẻ đang là vấn đề được dư luận xã hội

hết sức quan tâm. Nhiều người lo ngại về lối sống ích kỷ, thực dụng, khơng hiếu thuận với
cha mẹ, thầy cô, đối xử không tốt với ông bà, bạo lực học đường, trẻ vị thành niên phạm
pháp ...đã gióng lên hồi chng cảnh tỉnh, dẫn đến những điều khó lường mà gia đình, nhà
trường và xã hội mắc phải. để chịu đựng. như là kết quả của. Theo số liệu của cơ quan
công an, trong số hàng trăm vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra trên cả nước thời gian gần
đây, gây rúng động là hung thủ chủ yếu là thanh thiếu niên, thanh niên (18-30 tuổi chiếm
hơn 80% số vụ án).
 Lối sống có trước có sau, kính trên nhường dưới, hiếu nghĩa với cha mẹ, hòa thuận
với anh chị em, coi trọng bạn bè dường như nhường chỗ cho lối sống thực dụng, coi trọng
đồng tiền, ăn thua trong từng lời nói. …Điều quan trọng hơn là một bộ phận giới trẻ không
coi trọng giá trị đạo đức, Có thể chỉ một xơ xát nhỏ trên đường, một lời nói, một cái nhìn
khơng được người đối diện hài lịng cũng có thể dẫn đến cãi vã, xơ xát, dẫn tới đánh nhau,
gây thương tích. Gương tốt khơng nhiều người học hỏi nhưng hành động phản cảm lại được
nhiều người để tâm và cổ xúy theo… ( VD: vụ án xét xử Khá Bảnh ; hiên tượng lợi dụng cổ
vũ bóng đá để tổ chức đua xe; khỏa thân trên đường để ăn mừng chiến thắng….).Điều đó tạo
ra nhiều vết rạn nứt, những mảnh vỡ đáng báo động cho nền tảng đạo đức xã hội và văn hóa
ứng xử của đất nước.
Vấn đề lớn nhất cần nói hiện nay là ảnh hưởng về mặt tư tưởng của sinh viên. Nếu
như ngày trước lý tưởng xã hội chủ nghĩa luôn sục sơi trong mỗi thanh niên Việt Nam, thì
ngày nay lại khác. Họ sống và học tập chỉ để đạt được mục đích cá nhân của mình hoặc ngay
cả sống khơng có niềm tin, mục đích. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ sinh viên phai
nhạt lý tưởng sống, khơng có định hướng rõ ràng trong học tập, có suy nghĩ tiêu cực về cuộc
sống và xã hội. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm:
Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 12


“được đến đâu thì hay đến đó”, “nước đến chân mới nhảy”; sống theo chủ nghĩa cá nhân, dễ
bị cám dỗ bởi vật chất, vô kỷ luật, mất trật tự vệ sinh, đua địi, chạy theo lối sống tiêu dùng,

có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống…
Kế tiếp là việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng
sùng bái giá trị vật chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ quan tâm tới
những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của
người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên cịn bất chấp tất cả: luật pháp,
gia đình, bạn bè… Lối sống thực dụng trong sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường. Sùng bái đồng tiền, làm tất cả để đạt được mục đích
của mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là tất yếu
khơng những khơng thể thiếu mà cịn rất quan trọng và hữu ích trong việc đạt mục đích cá
nhân. Cái nhìn thực tế khơng ảo tưởng viển vơng, khơng mơ mộng hóa sự việc là điều tốt.
Một điểm nữa rất phổ biến trong lối sống của sinh viên là việc dễ dàng sa vào tệ nạn
xã hội (hút sách, nghiện game, trộm cướp,cờ bạc,…), ăn chơi sa đọa, hay việc thờ ơ trước
những vấn đề nhức nhối trong xã hội, gian lận trong thi cử…Đây chính là điều kiện thuận lợi
để các đối tượng xấu có thể mua chuộc, lợi dụng sự thiếu hiểu biết đó để tuyên truyền những
luận điệu xun tạc, thực hiện diễn biến hịa bình.
2. Nguyên nhân
        Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp đạo đức, lối sống của thanh, thiếu
niên nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu sự quan tâm, chưa kết
hợp tốt giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ và
cả do bản thân giới trẻ. Bởi lẽ, để một con người được chuẩn bị đầy đủ về tư cách đạo đức
cho cuộc sống cộng đồng, việc giáo dục đạo đức khi nào cũng nằm trong mối quan hệ chặt
chẽ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội.
Từ bản thân
Do thiếu ý thức nên cuộc sống bng thả, đua địi, nhất là các em lạm dụng quyền
tự do để làm những việc trái đạo đức. Và bạn đã hiểu sai về tự do Tự do khơng phải là làm
những gì mình thích mà Tự do phải là một giá trị đảm bảo hạnh phúc của bản thân và
người khác.
Từ gia đình
Gia đình là một phần của xã hội, và xã hội sẽ tốt nếu gia đình tốt. Nhưng gia đình

trong xã hội chúng ta ngày nay đang tồn tại một “lỗ hổng” rất lớn, mà hầu như ai đã từng
Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 13


sống đều biết. Người đó: Cha có việc của cha, mẹ có việc của mẹ, ai cũng phải vật lộn với
cuộc sống và tiền bạc. Sau giờ tan sở, bố bận “tiếp khách” quán bar, mẹ bận việc nhà khiến
bố mẹ khơng có thời gian kèm con, bữa cơm gia đình thường khơng đơng đủ mặt, chưa kể
bố mẹ cịn cãi nhau. Vì vậy, cha mẹ hãy lo cho con cái, nhưng việc cho con đi học, đi học
chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học võ ... thay vì đưa ra lời khuyên thì chỉ là khiển
trách. và la mắng. Dần dần, đứa trẻ không biết dựa vào ai, khơng biết nói chuyện với ai. Một
số sinh ra đã cơ đơn, nhút nhát và khó tiếp cận; một số khác sẽ tụ tập với những người "một
lòng một dạ", làm suy yếu chủ nghĩa anh hùng và sống bng thả.
Từ xã hội
Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện
tượng tha hóa đạo đức khơng phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng tuân theo “quy
luật nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được “lập trình” từ trước do những ảnh hưởng
không mong muốn của xã hội. Lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của cuộc sống
hiện đại. Có người đã nói: cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng
bấy nhiêu. Và cuộc sống càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì hình như con người càng làm
nô lệ cho nhiều thứ chán nản, thất vọng. Khi đó họ tìm đến với rượu bia, ma t, ăn chơi trác
táng.
Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững
được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất,
những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu thế đó, họ khơng
có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốc an thần.
Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào dịng đời ngược xi tốc độ, cạnh tranh. Trong thời đại này,
ai bình chân người đó sẽ chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”;
nếu cứ sống một cách lương thiện thì áo chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là

“ăn no mặc ấm, ăn sung mặc sướng”.
Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do lối giáo
dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông thả, gian lận trong
thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc như “múa kiếm”, tham ô tham nhũng
của người lớn được du di cho qua không thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng
chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị trừng phạt thích đáng. Hơn nữa, do hội
nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” khơng cịn biết đến nền tảng đạo đức của con
người. Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền
thống văn hoá.

          3. Giải pháp

Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 14


Đứng trước thực trạng trên hơn lúc nào hết, chúng ta phải nâng cao nhận thức, tìm ra
những biện pháp thích hợp để kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng
nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục,
rèn luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ, hình thành phẩm chất cao đẹp, khát vọng, hồi bảo
lập thân, lập nghiệp, cống hiến, tài đức vẹn toàn cho những người chủ tương lai của đất
nước.
          Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, là "trường
học đầu tiên" để con người được dạy và học về đạo đức. Gia đình là nơi mà tình yêu quê
hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện
nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho khơng ít các bậc cha mẹ mải miết mưu sinh
hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng
cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha

mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức
cho giới trẻ, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình
cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo
dục con cái hơn trong mọi vấn đề, nhất là đạo đức, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc giáo dục xã hội hóa thế hệ trẻ. Sự
gương mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ chính là phương pháp
giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái. Những bậc cha mẹ sống với nhau hịa thuận
chung thủy và có tình nghĩa với nhau là tấm gương sáng cho con cái noi theo.
           Đối với Nhà trường cần làm tốt sứ mệnh là "trường học thứ hai" của giới trẻ không
chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người nên phải đặt việc giáo dục lý tưởng, đạo lý
làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường và phải đặc biệt coi trọng.
          Mặt khác, giới trẻ ngày nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức
phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Giới trẻ đã và đang chịu ảnh
hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ mơi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức,
đồn thể, chính trị xã hội cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để giới trẻ phấn
đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể, nhất là Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu
hút, rèn luyện thế hệ trẻ theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân
rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch
chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh, thiếu niên.
Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 15


            Thiết nghĩ, làm được những điều trên, chúng ta sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt hơn
nữa giữa gia đình, nhà trường và xã hội để xây dựng hệ thống phịng ngừa liên hồn giữa ba
mơi trường, góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận
thanh thiếu niên trong thời gian tới.

Để khắc phục được những vấn đề trên thì sau đây chính là một số giải pháp tương
ứng. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền giáo dục tư tưởng về chính trị cũng như những tư
tưởng đúng đắn mà Bác đã dạy sinh viên chúng ta.Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong gia đình và nhà trường về tinh thần tự hào, tự tôn dân
tộc,nâng cao tính tự giác, đồn kết, kỷ luật…bằng cách biểu dương, khen thưởng những tấm
gương sinh viên trong học tập, lao động,tạo nhiều sân chơi bổ ích, nhiều hoạt động thu hút
sinh viên để góp phần xây dựng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với bản thân,gia
đình và xã hội, thăn hỏi động viên những sinh viên lầm đường lạc lối để học tự tin hơn trong
cuộc sống- Nhà trường cũng góp phần tạo điều kiện cho sinh viên học tập phát triển tài năng,
đặc biệt là việc phát huy các phong trào vượt khó hay tổ chức các kỳ thi Olympic môn học
để chọn các tài năng trẻ trong nghiên cứu khoa học.- Tích cực đấu tranh chống các hình thức
mê tín dị đoan, sử dụng văn hóa phẩm độc hại trong sinh viên. Bằng cách tổ chức, cổ vũ sinh
viên tham gia thực hiện cuộc vận động “tuổi trẻ sống đẹp” hay “sống và làm việc theo pháp
luật”; xây dựng chế độ tự quản trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy tắc về nếp sống
văn hóa trong nhà trường, ký túc xá, trong gia đình, trên địa bàn mà sinh viên đang cư trú.
Bên cạnh đó chúng ta phải đẩy mạnh cơng tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên bằng
cách tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt, học tập ngoại khóa để phổ biến về pháp luật
cho sinh viên.
IV. Liên hệ bản thân.
Từ khi trở thành sinh viên, em đã tham gia rất nhiều câu lạc bộ của trường. Từ việc
đăng kí tham gia ban chấp hành, tham gia các chiến dịch tình nguyện như mùa hè xanh, xuân
tình nguyện; được tiếp xúc với các mảnh đời bất hạnh; được làm quen chia sẻ kinh nghiệm
với rất nhiều bạn bè, thầy cô, anh chị; được học nhiều môn học thật sự rất giúp ích. Ngồi ra
em cũng được tham gia rất nhiều phong trào và các cuộc thi thiết kế trong và ngoài do
trường, do sinh viên trường tổ chức.
Không những tham gia các hoạt động thiện nguyện, em cịn cố gắng ngày một nâng
cao và hồn thiện kỹ năng bản thân mình thơng qua việc học tập và trau dồi những điều hay,
Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 16



học tập các trang web từ trong nước đến ngoài nước, cố gắng học hỏi và tuyền truyền lí
tưởng sống hay, điều phải. Ln tích cực năng nổ tham gia các hoạt động sáng tạo trong học
tập, tích cực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngồi những giờ học trên lớp, em
còn từ học từ bạn bè của mình và tham gia các hoạt động thể thao để nâng cao sức khỏe. em
thường chạy bộ vào mỗi buổi sáng và tham gia các cuộc thi chạy đường dài được tổ chức
hằng năm.
Hiện nay tình hình dịch bệnh rất khó khăn nên phải nâng cao ý thức cá nhân và mọi
người, em hiện nay vẫn ở nhà phòng dịch và tuyền truyền cùng với mọi người, ngoài ra em
cịn đóng góp và kêu gọi người thân và bạn bè cùng nhau đóng góp và gây quỹ hỗ trợ cơng
tác phịng chống covid để góp phần nào cơng sức các y bác sĩ, các tình nguyện viên và giúp
đỡ đất nước qua cơn đại dịch. Em rất muốn lan tỏa những gì mình tích lũy cũng như đã học
được trong bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh để có thể mang đến cho nhiều người càng tốt.
Đồng thời, sẽ ra sức học tập, phát triển bản thân và trở thành một cơng dân có ích cho xã hội.
V. KẾT LUẬN
Thông qua đề tài nghiên cứu này, em đã học thêm rất nhiều bài học bổ ích tư tưởng
dạy học và làm việc theo tấm gương của Bác. em học được những bài học về phong cách
làm việc, học tập, về trau dồi và tu dưỡng đạo đức; tuyên truyền tư tưởng yêu nước và giúp
ích cho mọi người xung quanh. Đồng thời, hiểu biết được nguyên nhân tại sao lại có một bộ
phân thanh niên có suy nghĩ lệch lạc, lười biếng và biết được cách khắc phục. Do đó, em sẽ
cố gắng hết mình để có thể trở thành một tấm gương tốt và tuyên truyền cho mọi người về
các bài học và phẩm chất đạo đức tốt đẹp; và cịn có thể hồn thiện thế hệ mai sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D. Gia, Luật Dương Gia, co-ban-cua-nguoi-viet-nam-moi-theo-tu-tuong-ho-chi-minh/, 11-01-2021.
[2] Mạch Quang Thắng, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2019
Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh


Trang 17


[3] Huyện Đầm Hà, Nhịp sống thời đại 4.0 và Đôi điều suy nghĩ về thực trạng đạo
đức xã hội hiện nay, 17-02-2020.

Bài thu hoạch mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 18



×