Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tuyển chọn đề ôn thi chuyên hóa hay khó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 20 trang )



ĐỀ ƠN THI VÀO LỚP CHUN
Câu 1:
1. Hồn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết rằng:
- A là một phi kim màu vàng và B, C, D là những hợp chất của nó.
- I là một kim loại màu đỏ và E, F, G, H là những hợp chất của nó.
2. Amophot là một loại phân bón hóa học phổ biến gồm hỗn hợp của A và B (đều là muối axit). Loại
phân trên được điều chế bằng cách cho khí X tác dụng với dung dịch của axit Y. Biết rằng:
- Khí X khơng màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước và làm hóa xanh giấy quỳ tím ẩm.
- Axit Y chứa 65,31% O; 3,06% H; 31,63% nguyên tố dinh dưỡng Z (theo phần trăm khối lượng).
a) Xác định cơng thức hóa học của A, B, X, Y, Z và gọi tên chúng.
b) Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế amophot từ X và Y.
Câu 2:
1. Hãy viết các phương trình phản ứng để giải thích các quá trình sau:
a) Trong nước máy thường chứa nhiều muối Ca(HCO3)2. Khi sử dụng bình thủy (phích) để đựng
nước nóng một thời gian sẽ xuất hiện một lớp cặn ở dưới đáy bình. Để hịa tan lớp cặn này, người ta có
thể dùng giấm ăn.
b) Khí axetilen được dùng làm đèn xì axetilen – oxi với mục đích hàn, cắt các kim loại.
c) Dung dịch glucozơ được dùng để tráng một lớp kim loại bạc lên các tấm gương.
2. Polime là các hợp chất cao phân tử có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và có thể được điều chế bằng
phản ứng trùng hợp. Dưới đây là một số polime thường gặp:
a) Nhựa PVC được dùng làm vải che mưa, ống dẫn nước và được điều chế từ chất X.
b) Tơ olon được dùng để may quần áo ấm, chống rét và được điều chế từ chất Y.
c) Thủy tinh hữu cơ được dùng làm kính cường lực và được điều chế từ chất Z.
d) Nhựa PS được dùng làm xốp và được điều chế từ chất T.
Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế các loại polime trên. Biết công thức cấu tạo của X,
Y, Z, T như sau:


Câu 3:
1. Khi cho m gam dung dịch A chứa muối MX2 (M là kim loại, X là halogen) tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư, thu được 9,4 gam kết tủa B. Mặt khác, cho 3m gam dung dịch A tác dụng với dung dịch
Na2CO3 dư, thu được 6,3 gam kết tủa C. Lọc kết tủa C rồi đem nung đến khối lượng khơng đổi, thu
được khí D. Hấp thụ hết khí D vào 80 gam dung dịch KOH 14,7%, thu được dung dịch E có nồng độ
của KOH là 4,03%. Xác định cơng thức hóa học của muối MX2.



1



2. Trong một bình kín có chứa hỗn hợp khí X gồm 35,2 gam O2; 160 gam SO2 và một ít bột V2O5.
Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp Y gồm ba khí có tỉ khối so với khơng khí là d. Hãy
tính khoảng giá trị của d.
Câu 4:
1. Cho m gam bột Fe phản ứng với dung dịch H2 SO4 ở điều kiện thích hợp, thu được khí X và dung
dịch Y. Cơ cạn dung dịch Y, thu được 8,28 gam muối khan. Biết rằng, số mol Fe bằng 37,5% số mol
H2SO4 đã phản ứng. Tính giá trị của m.
2. Trong công nghiệp, người ta dùng phản ứng nhiệt nhôm (cho nhôm tác dụng với một số oxit kim
loại ở nhiệt độ cao) để sản xuất các kim loại.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Al tác dụng với FexOy ở nhiệt độ cao.
b) Nung hỗn hợp bột X gồm Al và hai oxit sắt trong điều kiện khơng có khơng khí, thu được chất
rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,672 lít H2 (đktc). Mặt khác, hịa tan hồn
tồn Y trong 185 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ), thu được dung dịch chứa 18,935 gam muối. Biết các
phản ứng đều xảy ra hồn tồn. Tính phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X.
Câu 5:
1. Hỗn hợp khí X gồm axetilen, etilen và hiđro (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2). Dẫn 0,896 lít (đktc) X
qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi hấp thụ hết

sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao
nhiêu gam so với ban đầu?
2. Tiến hành lên men giấm 460 ml rượu etylic 8o với hiệu suất 30%, thu dược dung dịch X. Biết khối
lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml và của nước là 1 g/ml. Tính nồng độ phần trăm của
các chất trong dung dịch X.
-----HẾT-----



2




ƠN THI VÀO LỚP CHUN – ĐỀ 2
Câu 1:
1. Hồn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 đều là các hợp chất của Fe và X là thành phần chính của
quặng manhetit.
2. Bậc của một nguyên tử cacbon (kí hiệu bằng số La Mã) là số nguyên tử cacbon khác liên kết trực
tiếp với nó. Hãy xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong phân tử sau:

Câu 2:
1. Ure có cơng thức hóa học là CO(NH2)2. Ure là một loại phân bón hóa học có độ dinh dưỡng cao
nhất trong các loại phân đạm. Nó được điều chế trong cơng nghiệp bằng cách cho khí X (có mùi khai)
phản ứng với khí Y (được dùng để dập tắt các đám cháy thông thường) ở nhiệt độ và áp suất cao (1).
Ure phải được bảo quản ở nơi khơ thống vì nó dễ hút nước trong khơng khí ẩm, tạo thành chất Z (2).
Chất Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2, thu được kết tủa T và khí X (3).
Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở các quá trình (1), (2), (3).

2. Cho hình vẽ mơ phịng thí nghiệm điều chế etyl axetat như sau:

a) Hãy cho biết hỗn hợp X chứa những hóa chất nào?
b) Vai trị của ống sinh hàn là gì? Nước sẽ được dẫn vào từ đầu A hay đầu B? Giải thích.
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. Phản ứng này có thể đạt hiệu suất
100% hay khơng? Giải thích.
d) Một số este có mùi thơm, khơng độc nên được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
Một trong số đó là CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 (isoamyl axetat, có mùi chuối chín). Viết phương trình
phản ứng xảy ra khi cho hợp chất trên tác dụng với dung dịch KOH.
Câu 3:
3. Cho A là dung dịch H2SO4 và B là dung dịch NaOH. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch C. Để trung hịa
hồn tồn 20 ml dung dịch C cần phải dùng hết 40 ml dung dịch HCl 0,05M.
- Trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch D. Để trung hịa
hồn tồn 20 ml dung dịch D cần phải dùng hết 80 ml dung dịch KOH 0,1M.
Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A và dung dịch B.



1



4. Hịa tan hồn tồn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc (nóng, dư), thu được khí SO2.
Hấp thụ hết lượng khí SO2 trên vào 350 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu
được 41,8 gam chất rắn khan. Xác định kim loại M.
Câu 4:
1. Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao, thu được CuO và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X
gồm NO2 và O2.
a) Tính giá trị của m.

b) Hịa tan hồn tồn lượng CuO ở trên trong dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ, đun nóng), thu được
dung dịch Y. Làm lạnh Y về 20oC thì thấy tách ra 10,975 gam tinh thể Z. Biết rằng ở 20oC, độ tan của
CuSO4 là 32 gam. Xác định cơng thức hóa học của Z.
2. Cho 93,4 gam hỗn hợp A gồm MgCl2, NaBr, KI tác dụng với 280 ml dung dịch AgNO3 5M. Sau
phản ứng thu được kết tủa B và dung dịch D. Lọc kết tủa B rồi cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch D,
thu được dung dịch E và chất rắn F. Hòa tan hoàn toàn chất rắn F trong dung dịch HCl dư thu được
4,48 lít H2 (đktc). Cho dung dịch E tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa G. Nung G
trong khơng khí đến khối lượng khơng đổi thu được 24 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra
hồn tồn.
a) Tính khối lượng kết tủa B.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 5:
1. Nung 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 với bột Ni, thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba
hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Dẫn toàn bộ Y qua dung dịch Br2 dư thì thấy có a mol Br2 đã
phản ứng. Tính giá trị của a.
2. Đốt cháy hồn tồn 21,7 gam hỗn hợp X gồm CmH2m + 1COOH và CnH2n + 1OH, thu được 20,16 lít
CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O.
a) Xác định cơng thức hóa học của hai chất trong hỗn hợp X.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
-----HẾT-----



2




ÔN THI VÀO LỚP CHUYÊN – ĐỀ 3
Câu 1:

1. Cho hình vẽ mơ phỏng thí nghiệm điều chế khí O2 như sau:

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Vì sao phải đặt miệng ống nghiệm hơi nghiêng xuống dưới?
c) Vai trị của của bơng là gì?
d) Phương pháp thu khí O2 như trong hình trên có tên là gì? Vì sao O2 lại có thể thu được bằng
phương pháp này?
e) Khi kết thúc thí nghiệm, vì sao phải tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn?
f) Khí O2 thu được thường lẫn hơi nước. Hãy đề nghị một hóa chất có thể làm sạch khí O2.
2. Hồn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
(3)
(5)
(6)
(7)
(1)
(2)
(4)
X1 
 X2 
 X4 
 X6 
 X7 
 X8
 X3 
 X5 
Biết rằng:
- X1 là một hiđrocacbon chứa 82,76% cacbon theo khối lượng.
- X8 là một polime được dùng để sản xuất vải che mưa, ống dẫn nước, ống cách điện, …
Câu 2:
1. Cho các hỗn hợp chất rắn sau:

(NH4Cl, BaCO3); (Al2O3, Al); (NH4NO3, KCl); (KCl, Na2SO4); (CaCl2, NaNO3)
Chỉ được sử dụng một hóa chất duy nhất, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các hỗn
hợp chất rắn trên.
2. Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hồn
tồn, thu được dung dịch X. Cơ cạn X, thu được 3m gam chất rắn Y gồm hai chất.
Tính giá trị của m.
Câu 3:
1. Hịa tan hồn tồn m gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho
từ từ dung dịch NaOH 2M vào X. Kết quả thí nghiệm được cho ở bảng sau:
Thể tích dung dịch NaOH 2M (ml)
140
240
Khối lượng kết tủa thu được (gam)
2a + 1,56
a
Tính giá trị của m và a.
2. Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung
dịch Y. Chia dung dịch Y làm hai phần bằng nhau:
- Cô cạn phần một, thu được 31,6 gam chất rắn.
- Sục khí Cl2 dư vào phần hai, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 33,375 gam chất rắn.
Tính khối lượng của hỗn hợp X.
Câu 4:
1. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào V lít dung dịch Ba(OH)2 2M. Kết quả của thí nghiệm được mơ tả bằng
đồ thị sau:



1





Tính giá trị của a và V.
2. Trộn 2a gam hỗn hợp gồm Fe và Na với b gam Al thu được hỗn hợp X. Mặt khác, nếu trộn a gam
kim loại M với b gam Al thì thu được hỗn hợp Y. Lần lượt hòa tan hết hỗn hợp X và hỗn hợp Y trong
dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thì đều thu được cùng một thể tích khí H2. Các thể tích khí được đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Biết rằng, M có hóa trị II trong hợp chất muối tạo thành.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Y.
Câu 5:
1. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc)
và 6,12 gam H2O. Mặt khác, cứ 10,1 gam X thì phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch.
Tính giá trị của a.
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol
H2O. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y.
Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y.
-----HẾT-----



2




ÔN THI VÀO LỚP CHUYÊN – ĐỀ 4
Câu 1:
1. Cho A, B, C, D là các hợp chất có chứa oxi của nguyên tố photpho. Khi cho lần lượt bốn hợp chất
trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì đều thu được muối E.
a) Xác định cơng thức hóa học của A, B, C, D, E.

b) Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
2. Các polime có thể được điều chế bằng phản ứng trùng hợp theo sơ đồ sau:
o

t ,p
nA 
 An (n được gọi là hệ số polime hóa)
xt

Khối lượng phân tử của PE là 9800 đvC và của PVC là 25000 đvC. Tính hệ số polime hóa của mỗi
loại polime trên.
Câu 2:
1. Cho sơ đồ phản ứng sau:
X1 + X2 
 X3 + H2O
X1 + X4 
 X3 + X5  + CO2 + H2O
X2 + X4 
 X6  + X7 + H2O
X2 + X4 
 X6  + X8 + H2O
X2 + X7 
 X8 + H2O
Biết rằng, X1 là muối axit của kali và X4 là muối axit của bari.
a) Xác định các chất từ X1 đến X8.
b) Hoàn thành các phương trình phản ứng trong sơ đồ trên.
2. Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (FeO và Fe2O3 có số mol bằng nhau). Hòa tan hết 2,32 gam
hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc (nóng, vừa đủ), thu được dung dịch Y và khí SO2 duy nhất.
a) Tính thể tích khí SO2 (đktc) thu được.
b) Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y.

Câu 3:
1. Cho 0,25 mol hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,2 mol H2. Mặt
khác, cứ 23,8 gam hỗn hợp X thì tác dụng vừa đủ với 46,15 gam Cl2.
Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
2. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3. Kết quả của thí nghiệm được
mơ tả bằng đồ thị sau:

Tính nồng độ mol/l của dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 4:
1. Hòa tan hết 29,5 gam hỗn hợp X gồm M2SO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm) trong 122,5 gam dung
dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y.



1



2. Cho 1,36 gam hỗn hợp bột kim loại A gồm Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,84 gam chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng
với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng khơng đổi
thu được 1,2 gam chất rắn E gồm hai oxit kim loại.
a) Tính phần trăm khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp A.
b) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4.
Câu 5:
1. Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu
được hỗn hợp khí Y. Dẫn tồn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch Br2 (dư) thì thấy khối
lượng bình tăng m gam và cịn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5.

Tính giá trị của m.
2. Hỗn hợp X gồm ba ancol đều có dạng là CnH2n + 1OH. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được 8,96 lít CO2
(đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, đun X với H2SO4 đặc, thu được m gam ete. Biết hiệu suất của các
phản ứng đều là 100%.
Tính giá trị của m.
-----HẾT-----



2




ÔN THI VÀO LỚP CHUYÊN – ĐỀ 5
Câu 1:
1. Cho sơ đồ phản ứng sau:
X1 + X2 
 X3 + X4 

X1 + X5 
 X3 + X6  + H2O

X1 + X7 
 X3 + X8  + H2O

X4 + X6 
 X9  + H2O

X4 + O2 

X4 + Cl2 + H2O 
 X9  + H2O
 X10 + X11
Biết rằng X1, X2, X5, X7 là các muối axit của natri và X9 là chất rắn màu vàng ở điều kiện thường.
a) Xác định các chất từ X1 đến X11.
b) Hồn thành các phương trình phản ứng trong sơ đồ trên.
2. Tiến hành thí nghiệm theo những bước sau:
Bước 1: Nạp đầy khí HCl vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt
nhọn xuyên qua.
Bước 2: Nhúng đầu thủy tinh vào một chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím.

a) Nêu hiện tượng quan sát được sau bước 2. Giải thích.
b) Thí nghiệm trên chứng minh những tính chất nào của HCl.
Câu 2:
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong những thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch natri cacbonat vào dung dịch sắt(III) clorua.
b) Cho đường ăn vào dung dịch axit sunfuric đặc.
c) Cho benzen phản ứng với khí clo (chiếu sáng).
d) Hịa tan hỗn hợp gồm phân supephophat kép và vơi vào nước.
e) Dẫn khí axetilen qua dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
2. Hòa tan hết 5,6 gam Fe trong 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng
với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa Y.
a) Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch X. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi khơng
đáng kể.
b) Tính khối lượng kết tủa Y thu được.
Câu 3:
1. Cho bình A chứa 1 mol khí O2 và bình B chứa 1 mol khí Cl2. Cho thêm vào mỗi bình 10,8 gam kim
loại M (có hóa trị khơng đổi) rồi nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, thì thấy thể tích
khí trong bình A bằng 7/4 lần thể tích khí trong bình B. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện
nhiệt độ và áp suất.

Xác định kim loại M.
2. Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Nung nóng X với xúc tác thích hợp, thu
được hỗn hợp khí Y gồm N2, H2, NH3 có tỉ khối so với H2 là 4.
Tính hiệu suất của phản ứng trên.



1



Câu 4:
1. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 200 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được dung
dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X. Sự phụ thuộc giữa khối lượng kết tủa (m gam) và thể tích
dung dịch NaOH (V ml) được mơ tả bằng đồ thị như sau:

Tính giá trị của a.
2. Lên men m gam gạo (chứa 80% tinh bột) với hiệu suất của cả quá trình là 90%. Hấp thụ hết khí CO2
sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 10 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam
so với ban đầu.
Tính giá trị của m.
Câu 5:
1. Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở đi qua bình chứa 350 ml dung dịch
Br2 2M. Sau khi phản ứng hồn tồn, số mol Br2 giảm đi một nửa, khơng có khí thốt ra và khối lượng
bình tăng thêm 6,7 gam.
a) Xác định công thức phân tử và vẽ công thức cấu tạo của hai hiđrocacbon trên.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp X.
2. Hỗn hợp X gồm hai rượu đều có dạng là CnH2n + 1OH và hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Cho
15,6 gam X tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn.
a) Xác định công thức của hai rượu trên.

b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi rượu trong hỗn hợp X.
-----HẾT-----



2




ƠN THI VÀO LỚP CHUN – ĐỀ 6
Câu 1:
1. Hồn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết rằng:
- X1 có nhiều trong các loại trái cây chín, đặc biệt là quả nho.
- X7 là một polime được dùng để sản xuất vải che mưa, ống dẫn nước, ống cách điện, …
- X10 là là một hiđrocacbon chứa 82,76% cacbon theo khối lượng.
2. Hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3 và SiO2. Hãy nêu phương pháp hóa học để tách riêng mỗi chất ra khỏi
hỗn hợp mà không làm thay đổi khối lượng ban đầu của chúng.
Câu 2:
1. Hỗn hợp X gồm Na2CO3.10H2O và NaHCO3 có số mol bằng nhau. Tiến hành gia nhiệt m1 gam X,
thu được m2 gam chất rắn Y. Phần trăm khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu
( %m 

m2
.100% ) ở các nhiệt độ khác nhau được cho như bảng sau:
m1

Nhiệt độ

36oC
107oC
270oC
%m
56,22%
51,35%
42,97%
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định thành phần hóa học của chất rắn Y tại mỗi
nhiệt độ trên.
2. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Zn; dung dịch Y chứa H2SO4 lỗng. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho 24,3 gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch Y, thu được 8,96 lít H2 (đktc).
- Thí nghiệm 2: Cho 24,3 gam hỗn hợp X vào 300 ml dung dịch Y, thu được 11,2 lít H2 (đktc).
a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Y.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 3:
1. Cho 14,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y
và 1,12 lít H2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong
khơng khí đến khối lượng không đổi, thu được 16 gam chất rắn T.
Xác định cơng thức hóa học của FexOy.
2. Hịa tan 5,91 gam hỗn hợp X gồm NaCl và KBr vào 100 ml dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 0,1M và
AgNO3 nồng độ a mol/l thu được kết tủa Z và dung dịch T. Biết rằng, tỉ lệ nồng độ phần trăm của
NaNO3 và KNO3 trong dung dịch T tương ứng là 3,4 : 3,03. Cho thanh Zn vào dung dịch T, sau khi
các phản ứng xảy ra hồn tồn thì thấy khối lượng thanh Zn tăng thêm 1,1225 gam so với ban đầu.
a) Tính khối lượng kết tủa Z thu được.
b) Tính giá trị của a.
Câu 4:
1. Dẫn khí CO đi qua ống sứ đựng 35,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng, thu được chất
rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ tồn bộ Z vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 29,55 gam
kết tủa. Tính khối lượng chất rắn Y thu được.
2. Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 7,2 gam kim loại M (có hóa trị

II khơng đổi), thu được 23 gam chất rắn.
a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.



1



b) Xác định kim loại M.
Câu 5:
1. Cho dung dịch CH3COOH nồng độ a% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10%, thu được dung
dịch muối có nồng độ 10,25%.
Tính giá trị của a.
2. Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 2,52 lít O2
(đktc), thu được 1,8 gam H2O.
Tính khối lượng của hỗn hợp X đã dùng.
3. Hỗn hợp khí X gồm một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 2,32 gam X rồi dẫn sản phẩm đi
qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 33,49 gam kết tủa. Mặt khác, cứ 2,32 gam X thì phản ứng được
tối đa với 12,8 gam Br2 trong dung dịch.
Xác định công thức phân tử của anken và ankin trên.
-----HẾT-----



2





ƠN THI VÀO LỚP CHUN – ĐỀ 7
Câu 1:
1. Hồn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) Fe + H2SO4 (lỗng) 
 X1 + H2
(b) X1 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) 
 X2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
(d) X2 + Cu 
 X1 + X3
(e) X1 + Cl2 
 X2 + X4
2. Trong quả táo chứa nhiều axit malic có công thức phân tử là C4H6O5 (mạch cacbon không phân
nhánh). Khi cho 1 mol axit malic tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2 mol CO2. Mặt khác,
khi cho 1 mol axit malic tác dụng với Na dư, thu được 1,5 mol H2.
Xác định công thức cấu tạo của axit malic
Câu 2:
1. Cho các khí sau: NH3, Cl2, H2, O2
a) Nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí.
b) Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các khí trên phản ứng với nhau từng đơi một
ở điều kiện thích hợp.
2. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được V lít khí. Mặt khác, cho m gam X vào
dung dịch NaOH dư, thu được 1,75V lít khí. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện.
Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 3:
1. Có hai cốc A và B đều đựng dung dịch HCl trên hai đĩa cân. Lúc này, hai đĩa cân ở trạng thái cân
bằng. Thêm a gam CaCO3 vào cốc A và b gam M2CO3 (M là kim loại kiềm và có khối lượng nguyên
tử là x) vào cốc B. Sau khi hai muối tan hết thì thấy hai đĩa cân lại trở về vị trí cân bằng.
a) Lập biểu thức tính x theo a và b.
b) Xác định kim loại M khi a = 5 và b = 5,058.
2. Hịa tan hồn tồn 6,76 gam một oleum có cơng thức là H2SO4.nSO3 vào nước dư, thu được 200 ml

dung dịch X. Để trung hòa hết 10 ml dung dịch X cần phải dùng hết 16 ml dung dịch NaOH 0,5M.
a) Xác định cơng thức hóa học của oleum trên.
b) Tính khối lượng oleum trên cần cho vào 150 gam dung dịch H2SO4 50% để thu được dung dịch
H2SO4 80%.
Câu 4:
1. Cho 0,075 mol Cl2 phản ứng với 0,08 mol H2, thu được hỗn hợp khí X. Hòa tan hết X vào 40 gam
nước, thu được dung dịch Y. Cho 8,73 gam dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được
2,87 gam kết tủa. Biết rằng, H2 và Cl2 tan trong nước không đáng kể.
Tính hiệu suất của phản ứng giữa Cl2 và H2.
2. Nung hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong chân không, thu được hỗn hợp X (chỉ xảy ra sự khử oxit
thành kim loại). Trộn đều X và chia thành hai phần:
- Cho phần một (có khối lượng là 6,7 gam) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít H2.
- Cho phần hai tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,4 lít khí.
Biết các phản ứng đều xảy ra hồn tồn và các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính phần
trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 5:
1. Đốt cháy hoàn toàn hợp 9 gam hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc). Hấp thụ hết sản
phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 40,5 gam so với ban đầu.



1



a) Xác định công thức phân tử của X. Biết 35 < MX < 70.
b) Vẽ các đồng phân cấu tạo của X.
c) Lần lượt cho các đồng phân cấu tạo trên phản ứng với Na, NaOH và NaHCO3. Viết các phương
trình phản ứng xảy ra.
2. Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon (là ankan, anken hoặc ankin) có cùng số nguyên tử cacbon

trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X (đktc) thu được 26,4 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
a) Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên.
b) Tính phần trăm thể tích cũa mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp X.
-----HẾT-----



2




ÔN THI VÀO LỚP CHUYÊN – ĐỀ 8
Câu 1:
1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau của khí X:

Hãy hồn thành sơ đồ trên nếu:
a) Khí X là đơn chất.
b) Khí X là hợp chất.
2. Nêu phương pháp hóa học (khơng được dùng quỳ tím) để nhận biết các chất lỏng sau:
Rượu etylic, rượu etylic lẫn nước, benzen, axit axetic
Câu 2:
1. Nhiều hợp chất vơ cơ được dùng làm phân bón hóa học nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng.
- Chất X là thành phần chính của phân supephotphat đơn và supephotphat kép. Hai loại phân này
đều có thể được điều chế từ quặng apatit và dung dịch H2SO4 đặc.
- Cho chất Y tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thì thấy có khí mùi khai thốt ra. Mặt khác,
chất Y không phản ứng được với dung dịch HCl nhưng phản ứng được với dung dịch BaCl2 tạo ra kết
tủa màu trắng. Biết Y là một loại phân đạm.
a) Xác định cơng thức hóa học của X và Y.
b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Hịa tan hết một lượng Na vào nước dư thu được dung dịch X và a mol H2. Hấp thụ hết b mol CO2
vào dung dịch X thu được dung dịch Y.
Hãy xác định các chất có trong dung dịch Y theo mối quan hệ giữa a và b.
Câu 3:
1. Cho 31,84 gam hỗn hợp E gồm NaX và NaY (X và Y là hai halogen thuộc hai chu kì kế tiếp nhau
trong bảng tuần hồn các ngun tố hóa học) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa.
a) Xác định cơng thức hóa học của hai muối trên.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp E.
2. Hỗn hợp X gồm một oxit sắt và một oxit của kim loại M (hóa trị III khơng đổi) có tỉ lệ mol tương
ứng là 8 : 5. Hịa tan hết X dung dịch H2SO4 đặc (nóng, vừa đủ), thu được 179,2 ml SO2 (đktc) và
dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được chất rắn Z chứa 73,733% Fe2(SO4)3 về khối lượng.
a) Xác định cơng thức hóa học của hai oxit trên.
b) Tính khối lượng hỗn hợp X đã dùng.
Câu 4:
1. Cho 3,61 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Al (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) vào 200 ml dung dịch Y
chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 8,12 gam
chất rắn T gồm ba kim loại. Cho T phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc).
a) Tính nồng độ mol/lít của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong chất rắn T.
2. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC. Từ V m3 (đktc) khí thiên nhiên (chứa
80% CH4 về thể tích), người ta tổng hợp được 250 kg PVC theo sơ đồ trên với hiệu suất của cả q
trình là 50%.
Tính giá trị của V.



1




Câu 5:
1. Hỗn hợp E gồm hiđrocacbon X và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy hoàn toàn E, thu
được hỗn hợp F gồm khí và hơi. Dẫn F qua bình đựng H2SO4 đặc (dư) thì cịn lại hỗn hợp khí G có tỉ
khối so với H2 là 19.
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Vẽ công thức cấu tạo của X.
2. Tiến hành thủy phân và lên men m gam tinh bột để điều chế rượu etylic với hiệu suất của cả quá
trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết
tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, để thu được lượng kết tủa lớn
nhất thì cần dùng tối thiểu 100 ml NaOH 1M.
Tính giá trị của m.
-----HẾT-----



2




ÔN THI VÀO LỚP CHUYÊN – ĐỀ 9
Câu 1:
1. Chỉ dùng bột sắt để làm thuốc thử, hãy nhận biết 5 dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt bị mất
nhãn sau: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4, BaCl2.
2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
(1)
(3)
(5)
(2)
(4)

X1 
 X2 
 X4 
 X6
 X3 
 X5 

Biết rằng:
- X1 là khí khơng màu và là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính.
- X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau.
- X6 là một loại polime được dùng để sản xuất chất dẻo, túi nilon, …
Câu 2:
1. Khí X có màu vàng lục, mùi hắc, nặng hơn khơng khí và rất độc. Khi cho khí X tác dụng với Fe ở
nhiệt độ cao, thu được muối Y. Mặt khác, cho khí X tác dụng với khí H2 rồi hòa tan sản phẩm vào
nước dư, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với lượng Fe vừa đủ, thu được dung dịch T.
Sục khí X dư vào dung dịch T thì lại thu được dung dịch chứa muối Y. Viết các phương trình phản
ứng đã xảy ra.
2. Nhiệt phân hoàn toàn 23,4 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và CaCO3. Hấp thụ hết toàn bộ lượng khí
sinh ra vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y.
a) Hãy cho biết trong dung dịch Y chứa những hợp chất nào?
b) Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 9,85 gam kết tủa. Tính phần
trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 3:
1. Cho hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm 5,4 gam Al và 2,4 gam Mg,
thu được 25,2 gam hỗn hợp gồm muối và oxit của hai kim loại trên.
Tính phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp X.
2. Cho 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được 12,045 gam hỗn hợp
X gồm hai kết tủa. Tính thể tích dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng.
Câu 4:
1. Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4. Ngâm một thanh Zn trong

250 ml dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối
duy nhất với nồng độ 0,54M. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi khơng đáng kể.
a) Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch X.
b) Khối lượng thanh Zn thay đổi như thế nào so với ban đầu?
2. Hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và R. Biết rằng:
- Cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc).
- Cứ 8 gam hỗn hợp X thì phản ứng vừa đủ với 5,6 lít Cl2 (đktc).
Xác định kim loại R.
Câu 5:
1. Đốt cháy hồn tồn 4,48 lít anken X (đktc) rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 295,2 gam dung dịch
NaOH 20%, thu được dung dịch Y có nồng độ của NaOH là 8,45%.
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Hỗn hợp E gồm X và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,2. Nung E với bột Ni đến khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp F.
- Hãy chứng minh rằng F không màu mất màu dung dịch Br2.
- Đốt cháy hoàn toàn F, thu được 25,2 gam H2O. Tính khối lượng hỗn hợp E đã dùng.



1



2. Hai hợp chất hữu cơ X và Y (MX = 1,5MY) đều chứa các nguyên tố C, H, O; trong mỗi chất, cacbon
đều chiếm 40% về khối lượng. Để đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ
1,68 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho 1,8 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 1,647m gam
muối. Nếu cho 1,2 gam Y tác dụng hết với dung dịch NaOH thì thu được m gam muối.
a) Xác định công thức phân tử của X và Y.
b) Vẽ công thức cấu tạo của X và Y.
-----HẾT-----




2




ƠN THI VÀO LỚP CHUN – ĐỀ 10
Câu 1:
1. Hồn thành sơ đồ phản ứng sau:
(3)
(5)
(6)
(1)
(2)
(4)
X1 
 X2 
 X4 
 X3 
 X2
 X3 
 X5 

Biết rằng:
- X1 là kim loại được sản xuất từ quặng boxit.
- X2, X3, X4, X5 là các hợp chất của kim loại trên.
- X3 là một hiđroxit.
2. Cho hỗn hợp X gồm m1 gam CaC2 và m2 gam Ca vào nước dư, thu được hỗn hợp khí Y. Nung Y

với bột Ni đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một khí duy nhất (nặng hơn khơng khí).
Tính tỉ lệ m1 : m2.
Câu 2:
1. Khi cho dung dịch Na2S2O3 (natri thiosunfat) vào dung dịch H2SO4 lỗng thì thấy xuất hiện kết tủa
X màu vàng và khí Y có mùi hắc.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Cho ba cốc (1), (2), (3) chứa dung dịch Na2S2O3 được pha chế ở các nhiệt độ như bảng sau:
Cốc
(1)
(2)
(3)
Thể tích dung dịch Na2S2O3 0,1M
25 ml
15 ml
25 ml
Thể tích nước cất thêm vào
0 ml
10 ml
0 ml
o
o
Nhiệt độ
30 C
30 C
50oC
Cho thêm 25 ml dung dịch H2SO4 0,1 M (loãng) vào ba cốc trên (tại cùng một thời điểm) rồi khuấy
nhẹ. Biết rằng, phản ứng xảy ra càng nhanh khi nồng độ của các chất tham gia càng lớn và nhiệt độ
thực hiện phản ứng càng cao.
Hãy so sánh (có giải thích) thời gian xuất hiện kết tủa ở các cốc (1), (2) và (3).
2. Hợp chất cơ kim được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ. Sau đây là một ví dụ:

ete
RCl + Mg 
RMgCl
ete
RMgCl + CO2 
RCOOMgCl

 RCOOH + MgCl2
RCOOMgCl + HCl 
Dựa vào các gợi ý trên, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế axit axetic từ metan.
Câu 3:
1. Cho 2,4 gam kim loại M (hóa trị II không đổi) vào 160 gam dung dịch CuSO4 15%. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,4 gam chất rắn và dung dịch X.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch X.
2. Cho m gam hỗn hợp X gồm ZnO, Fe2O3, MgO tác dụng với 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa
đủ), thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 5,21 gam muối khan.
Tính giá trị của m.
Câu 4:
1. Hịa tan hồn tồn 9,875 gam muối hiđrocacbonat X vào dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được
dung dịch chứa 8,25 gam muối sunfat trung hòa.
a) Xác định cơng thức hóa học của X.
b) Cho 9,875 gam muối X vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn thì khối
lượng dung dịch thay đổi như thế nào so với ban đầu?



1




2. Hỗn hợp X gồm CO và H2. Hỗn hợp Y gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 20. Đốt cháy hoàn toàn
1 mol X cần vừa đủ V lít X (đktc), thu được hỗn hợp Z gồm CO2 và H2O.
Tính giá trị của V.
Câu 5:
1. Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Cho 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch Br2 dư thì khối
lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) X tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa.
Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
2. Hỗn hợp X gồm CnH2n + 1OH và CnHmCOOH (số mol của rượu nhỏ hơn số mol của axit). Đốt cháy
hoàn toàn 0,5 mol X, thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O.
a) Xác định công thức phân tử và vẽ công thức cấu tạo của hai chất trong hỗn hợp X.
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
c) Tính khối lượng este thu được khi đun 22,4 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc. Biết hiệu suất của
phản ứng là 80%.
-----HẾT-----



2



×