Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Giải pháp thu hút du khách quốc tế đến việt nam giai đoạn sau dịch bệnh COVID19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.93 KB, 73 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch ln đóng vai trị là một ngành kinh tế cốt lõi và đặc biệt quan
trọng của bất kỳ quốc gia nào. Việc phát triển ngành du lịch không chỉ mang
ý

nghĩa kinh tế như tăng trưởng GDP, thúc đẩy các ngành nghề liên quan

phát triển mà cịn có ý nghĩa ngoại giao vô cùng to lớn. Khi ngành du lịch
được đầu tư, chăm chút thận trọng, tỉ mỉ thì du khách sẽ biết đến nhiều, tạo
công ăn việc làm cho người dân trong nước đồng thời những sự kiện ngoại
giao quan trọng có thể được xem xét tổ chức, bên cạnh các yếu tố về an ninh
xã hội. Việt Nam với những thế mạnh về vẻ đẹp phong phú của tài nguyên
thiên nhiên, sự thân thiện hiếu khách của người dân nội địa cũng như có nền
ẩm thực đáp ứng đủ các tiêu chí ngon-bổ- rẻ trong những năm gần đây là
điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng như các sự kiện
ngoại giao mang tầm quốc tế, như cuộc gặp mặt đàm phán giữa lãnh tụ hai
nước Mỹ- Triều hồi năm 2019.
Việt Nam vẫn còn nhiều thế mạnh với những khung cảnh thiên nhiên
hoang sơ và dân dã, điều thu hút rất nhiều khách du lịch đã nhàm với những
khung cảnh hoa lệ, hiện đại. Với thế mạnh về tài nguyên, con người và
những ưu đãi đặc biệt cho du khách quốc tế, Việt Nam luôn trở thành một
trong những điểm đến hàng đầu với những ai có nhu cầu đi tận hưởng kỳ
nghỉ của mình tại khu vực Đơng Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam bị đặt vào tình thế khó khăn khi từ
đầu năm 2020 chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh vô cùng nguy
hiểm xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc có tên quốc tế là COVID19. Dịch bệnh
này giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế của các nước trên toàn thế giới, tất



cả mọi việc xuất nhập khẩu hàng hóa đều bị đình trệ, ngành du lịch chứng kiến
sự khủng hoảng kinh hoàng nhất trong 30 năm trở lại đây. Các chuyến bay
khơng thể cất cánh, khơng có du khách, tất cả các hoạt động kinh doanh khách
sạn, hàng ăn đều bị ảnh hưởng trầm trọng. Theo Tổng cục Du lịch, ước tính
ngành du lịch thiệt hại khoảng 5,9 đến 7,7 tỷ USD do mất thị trường khách
quốc tế và thậm chí cả nội địa. Bên cạnh các yếu tố bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh, Việt Nam vẫn còn khá yếu ở khâu quảng bá hình ảnh du lịch ra thế giới,
đây là một bài tốn khó mà ngành du lịch cần nghiên cứu và phát triển một quy
trình bài bản hơn, như cách mà các nước như Hàn Quốc hay Trung Quốc thực
hiện.
Với tất cả những vấn đề còn tồn đọng và thách thức mới gặp phải đặt ra
trước mắt ngành du lịch Việt Nam rất nhiều bài tốn. Việc tìm ra cách giải cho
những bài toán này thúc đẩy cho tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp
thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn sau dịch bệnh COVID19”
nhằm phân tích, đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam 5 năm trở lại đây
và đưa ra một số cách giải quyết bài toán thu hút khách quốc tế trở lại Việt Nam
sau giai đoạn dịch bệnh nguy hiểm này.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1.
Mục đích
Đề tài dựa trên các cơ sở thực tiễn và lý luận, phân tích nhằm đưa ra giải
2.

pháp hiệu quả để phục hồi ngành du lịch Việt Nam sau giai đoạn dịch
bệnh cũng như các giải pháp chung với mục đích cải thiện hoạt động du
lịch trong thời gian tới.
2.2.

Nhiệm vụ

- Thu thập có chọn lọc các tài liệu lý luận tổng quan về du lịch- lữ hành

nói chung và các tài liệu liên quan đến du lịch Việt Nam nói riêng.


-

Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường khách quốc tế của Việt Nam
giai đoạn 7 năm từ 2013-2029 và quý I năm 2020. Đặc biệt năm 2020
với sự kiện dịch bệnh COVID19 vơ cùng nguy hiểm có tác động
nghiêm trọng như thế nào đến ngành du lịch trong nước.

-

Đề xuất các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam
sau giai đoạn dịch bệnh và cả trong tương lai.

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động ngành du lịch Việt Nam đã làm
để quảng bá hình ảnh đến du khách quốc tế trong giai đoạn 5 năm và
các hoạt động trong thời gian tới, khi dịch bệnh kết thúc.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+


Thời gian: giai đoạn 7 năm từ 2013-2029 và quý I năm 2020. Trong

đó số liệu chủ yếu là từ năm 2013-2019 do đã được Tổng cục Du lịch
thống kê, năm 2020 chủ yếu sẽ phân tích về hậu quả nặng nề lên
ngành du lịch do dịch bệnh, số liệu theo quý được công bố bởi Tổng
cục Du lịch.
+ Không gian: các số liệu được thu lại từ Tổng cục Du lịch trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu là du khách quốc tế.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu dưới đây:
-

Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: tác giả đã thu thập thơng tin từ
các nguồn tài liệu, giáo trình, báo cáo của Tổng cục Du lịch và Tổng
cục Thống kê cũng như các nguồn khác trên mạng để có đủ số liệu


cũng như thông tin nhằm tổng quan cơ sở lý luận một cách chính xác
nhất.
-

Phương pháp so sánh thực tiễn: tìm hiểu cách làm du lịch của các
nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và tìm ra được một
giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy nền du lịch q giá đầy tiềm năng
của nước ta.


Ngồi ra khóa luận còn sử dụng song song đơn lẻ các phương pháp như
phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp, diễn giải, thống kê, phân
tích để làm phong phú hơn cho bài luận văn.
5.

Cấu trúc của đề tài
Bên cạnh phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 3 chương sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch quốc tế.
Chƣơng 2: Thực trạng du lịch quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2013-2019 và
quý đầu năm 2020.
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thu hút du khách quốc
tế trở lại Việt Nam sau dịch bệnh COVID-19.


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1.

Lịch sử hình thành hoạt động du lịch

Du lịch trong những ngày đầu được định nghĩa đơn giản là hoạt động trả tiền để
đi từ một nơi này đến nơi khác nhằm mục đích ngắm nhìn và tận hưởng những cảnh
đẹp khác nhau, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12. Vào thời điểm đó, việc du lịch chỉ
diễn ra trong giới thượng lưu bởi họ có đầy đủ điều kiện, thời gian và hứng thú cho
việc khám phá các địa điểm khác nhau nhằm tìm kiếm những sự khác lạ và đầy mới
mẻ.
Trong thời kỳ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại thì các hoạt động du lịch chủ yếu mang
tính tự phát, được hình thành từ các cuộc hành hương về đất thánh, các chùa chiền,
thánh địa và cả những nhà thờ Ki Tô giáo. Tới thế kỷ XVII, các cuộc chiến tranh dần
đi đến hồi kết, châu Âu bắt đầu vào thời kỳ phục hưng, kinh tế phát triển hơn, việc
liên lạc dễ dàng, nền tảng giao thông cũng phát triển, thúc đẩy sự phát triển của du

lịch.
Du lịch thực sự nổi lên vào cuối thế kỷ XIX và XX, sự thành công vang dội của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đối với đời sống xã hội đã làm cho con
người thực sự chú trọng đến việc giải tỏa. Hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều áp
lực công việc, cuộc sống khiến cho con người có ham muốn nghỉ ngơi cao hơn bao
giờ hết. Bên cạnh đó, việc khám phá các địa điểm mới lạ sẽ mở rộng hơn tầm hiểu
biết của bản thân. Chính vì những điều đó, du lịch được đẩy mạnh phát triển, trở
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của bất kỳ quốc gia nào như hiện nay.


1.2.

Tổng quan về du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch
 Đối với thế giới
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hoạt động dưới quyền của Liên
Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên
tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.”


Đối với Việt Nam
Theo khoản 1, điều 3, chương 1 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 định
nghĩa:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người

ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
Thơng qua các khái niệm được đưa ra, tác giả giữ vững quan điểm riêng
về du lịch là các hoạt động di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác
với nhiều mục đích cụ thể khác nhau, nhưng chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu về
giải trí, thư giãn trong khoảng thời gian dưới 1 năm liên tục.

1.1.2. Phân loại khách du lịch và các hoạt động kinh doanh du lịch


Phân loại khách du lịch
Theo điều 10 chương 2 của Luật Du lịch 2017 phân loại ra 3 nhóm
khách du lịch cơ bản, đó là:
+

Khách du lịch nội địa

+

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

+

Khách du lịch ra nước ngoài

Tùy theo từng điều kiện cụ thể của mỗi du khách mà xác định , phân
chia vào các nhóm tương ứng. Trong đó, xuyên suốt bài luận sẽ tập trung
phân tích vào nhóm khách thứ hai, tức là khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam với mục đích hợp pháp khác nhau. Với dòng khách này đến giống

như việc xuất khẩu, sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh dòng tiền
quốc tế- chủ yếu là những đồng tiền mạnh cho Việt Nam.
Phân loại hoạt động kinh doanh du lịch
Theo chương V của luật Du lịch Việt Nam 2017, các hoạt động kinh
doanh du lịch chia làm 4 nhóm chính:
+

Mục 1: Du lịch lữ hành

+

Mục 2: Vận tải khách du lịch

+

Mục 3: Lưu trú du lịch

+

Mục 4: Dịch vụ du lịch khác- dịch vụ ăn uống; mua sắm; thể thao;

vui chơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe.
Cũng trong luật Du lịch, điều 3 chương I đưa ra định nghĩa:
“Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực
hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.”
Việc xây dựng dịch vụ lữ hành được dựa vào từng nhu cầu cụ thể của
khách du lịch, có nhiều khách chỉ muốn thuê về địa điểm lưu trú, ngủ ngủ


hay do không thông thuộc phố xá nên sẽ lựa chọn việc sử dụng dịch vụ vận

tải khách- vận hành theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ những nhu cầu
cụ thể đó mà hình thành nên các nhóm dịch vụ chính, được quy định cụ thể
trong luật này.
4

hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới theo Hiệp định chung về

thương mại dịch vụ (GATS)- một hiệp định thuộc Tổ chức thương mại thế
giới( WTO)
Phương thức chính là cách thức cung cấp các dịch vụ. Phương thức cung ứng
dịch vụ được xác định trên cơ sở nguồn gốc của nhà cung cấp dịch vụ và
người tiêu dùng dịch vụ, và vị trí địa lý của nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng
khi dịch vụ được cung ứng.
Theo quy định của Hiệp định chung về dịch vụ, tồn tại 04 phương thức cung
ứng dịch vụ sau đây:
Phương thức 1 – “Cung ứng dịch vụ qua biên giới”: Cung ứng dịch vụ
qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành
viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác.
Ví dụ: hiện nay các khóa học trực tuyến được cung cấp bởi các trường
đại học nước ngồi trở nên vơ cùng phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng được
học tập những thứ mình quan tâm với hàng trăm khóa học khác nhau được
cung cấp trên các trang web học trực tuyến tại nước ngoài. Việc học này
được định nghĩa như một việc cung ứng dịch vụ qua biên giới – khi dịch vụ
đến được lãnh thổ khác mà không cần người hiện thân xuất hiện cùng tại đó.


Phương thức thứ 2 – “Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài”: Tiêu dùng
dịch vụ ở nước ngoài là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành
viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác.
Ví dụ: Việc cung cấp vận tải chở khách, chỗ ở cho những du khách từ

các quốc gia khác du lịch đến Việt Nam được coi là đặc trưng của phương
thức thứ 2 này.
Phương thức 3 – “Hiện diện thương mại”: Đây là phương thức cung
cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự
hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một thành viên khác.
Ví dụ: về ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được
cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam. Đây chính là việc cung ứng dịch vụ
ngân hàng thông qua hiện diện thương mại.
Phương thức 4 – “Hiện diện thể nhân”: Đây là phương thức cung ứng
dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung ứng với nhà cung ứng của một thành
viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành
viên khác. Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch
vụ chỉ là một thể nhân.
Ví dụ: việc mời các giáo viên từ các trường đại học nước ngồi về Việt
Nam dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức hiện
diện thể nhân.
Do bài luận tập trung vào giải pháp thu hút khách quốc tế đến Việt
Nam nên sẽ tập trung phân tich về nhóm cung cấp dịch vụ theo phương thức
2- tiêu dùng ở nước ngoài.
1.3.

Tổng quan về du lịch quốc tế


1.3.1. Khái niệm về du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là một hình thức du lịch mà nơi đi và nơi đến ở hai
lãnh thổ hoàn toàn khác biệt nhau, được chia tách bởi các đường biên giới.
Ví dụ như một du khách mang quốc tịch Mỹ, tham gia vào hoạt động du lịch
tại Việt Nam trong 10 ngày, được cấp đầy đủ chứng từ và visa du lịch hợp
pháp. Sự kiện này sẽ được định nghĩa theo du lịch quốc tế.

1.3.2. Khái niệm du khách quốc tế
Du khách quốc tế được hiểu theo hai nghĩa của khoản 3,4 điều 10 chương II luật
Du lịch 2017 như sau:
+

“Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào

Việt Nam du lịch”
+

“Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú ở Việt Nam

đi du lịch nước ngồi”
Bên cạnh đó, hội nghị tại Roma ( Ý) do Liên Hợp Quốc tổ chức về các vấn
đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế năm 1963 nhận định : “Khách viếng thăm quốc
tế được hiểu là người đến một nước khác, khơng nằm trong lãnh thổ mình đang cư
trú để giải trí, nghỉ ngơi, với nhiều mục đích khác nhau nhưng khơng bao gồm mục
đích kiếm sống. Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và
sống ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian ít nhất là 24h ( hoặc sử dụng ít
nhất một tối trọ).”
Với rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đều có một điểm chung nhất là
khách du lịch quốc tế sẽ nghỉ ngơi, thăm thú, dự hội thảo,… tại một nước khác lãnh
thổ cư trú của mình với thời gian tối thiểu là 24h và tối đa dưới 1 năm ( điều kiện
phải được chấp nhận visa du lịch liên tục).


Trong luận văn này, tác giả chủ yếu làm rõ và phân tích về nhóm đối tượng
khách du lịch quốc tế từ các lãnh thổ khác đến Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2013-2019; trong suốt và cả sau giai đoạn dịch bệnh COVID19 diễn ra vào thời
điểm đầu năm 2020.

1.3.3. Mục đích của du lịch quốc tế
Nếu ngày xưa việc du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ dành cho
giới q tộc, những người khơng cần phải lo lắng về việc cơm áo gạo tiền thì trong
thời đại này, với sự phát triển đặc biệt của công nghệ, giao thông vận tải cũng như
mối quan hệ ngoại giao cùng phát triển giữa các nước thì việc du lịch qua lại giữa
các quốc gia khác biên giới và cách nhau hàng vạn dặm khơng cịn là một vấn đề
khó giải quyết. Du lịch quốc tế có rất nhiều mục đích khác nhau.
Đối với cá nhân: Đi du lịch đến quốc gia khác sẽ giúp cho mỗi du khách
cảm nhận và tìm hiểu được sự khác biệt văn hóa, lối sống ở từng khu vực. Thưởng
thức những đặc sản tại địa phương, trải nghiệm sự hòa đồng hiếu khách và đồ dùng
tại các khu vực đó. Trong quá trình trước, trong và sau khi du lịch, du khách hiểu
được thêm về phong tục tập quán, các quy định về văn hóa, chính trị, xã hội, có thể
tồn tại nét tương đồng hoặc hoàn toàn khác biệt giữa nơi họ sinh sống và nơi họ
dành thời gian du lịch.
Đối với các nước: Việc tổ chức và hoàn thiện hệ thống du lịch quốc tế giúp
các quốc gia rất nhiều về lợi ích kinh tế cũng như quan hệ ngoại giao. Tăng trưởng
GDP, thu hút ngoại tệ, thể hiện tình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa các nước
với nhau, đẩy mạnh cán cân thanh toán của nước đón nhận khách du lịch là những
mục đích cơ bản có thể được nhìn thấy mà du lịch quốc tế đạt được.


1.3.4. Đặc điểm của du lịch quốc tế
Ngành du lịch đối với mỗi quốc gia đều góp một phần rất lớn vào tăng trưởng
của nền kinh tế. Việc một quốc gia được coi là giàu có hay khơng thì khơng chỉ dựa
vào những nguồn tài ngun khống sản có sẵn mà còn được đánh giá dựa trên sự
phát triển của ngành du lịch. Du lịch quốc tế là một phần của du lịch, có những đặc
điểm riêng biệt của mình. Trong đó có những đặc điểm tiêu biểu như:
+

Về nhu cầu tiêu dùng trong du lịch quốc tế bao gồm những nhu cầu đặc


biệt như nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu văn cảnh thiên nhiên,
nhu cầu khám phá những điều mới lạ của một đất nước mới với những nét văn hóa
đặc trưng riêng.
+

Tiêu dùng du lịch thỏa mãn các nhu cầu hàng hóa( thức ăn, hàng hóa mua

sắm, hàng lưu niệm,…) và đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ ( nơi ở, vận chuyển
hành khách, y tế, thông tin,…)
+

Việc tiêu dùng du lịch thỏa mãn nhu cầu thứ yếu của con người

+

Tiêu dùng du lịch mang tính thời vụ cao

+

Trong du lịch thì du khách sẽ phải tự tìm đến nơi có hàng hóa, dịch vụ nằm

trên một quốc gia khác mà không phải vận chuyển bằng các đường vận tải đến
khách hàng.
1.3.5. Ý nghĩa, vai trò của du lịch quốc tế
Trong cuộc sống ngày nay, vai trò của du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói
riêng rất mạnh mẽ, đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Vậy từ những đặc điểm về du lịch quốc tế đã được nói đến ở trên, du lịch quốc tế
đem đến những lợi ích gì cho một đất nước, từ phương diện chính trị đến ngoại
giao và đời sống xã hội. Phần này sẽ nêu rõ ra quan điểm chung về ý nghĩa và vai

trò của du lịch quốc tế.


1.3.5.1. Ý nghĩa và vai trò đối với nền kinh tế
Mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới khi đi du lịch đến nước khác sẽ thường
mang theo tiền mà mình kiếm được để chi tiêu. Bên cạnh đó, hiện nay, do sự hiện
đại của các phương thức thanh tốn mà khơng cần tiền mặt, du khách có thể mang
theo thẻ visa để quẹt và thực hiện thanh tốn mà khơng cần quy đổi tiền mặt. Điều
này vẫn góp phần làm gia tăng ngoại tệ, ổn định cán cân thương mại của nước nhận
khách du lịch. Việc này một phần được coi như xuất khẩu của nước tiếp nhận khách
du lịch từ quốc tế, nếu ngành du lịch phát triển toàn diện thì nước tiếp nhận du lịch
sẽ có một nguồn cung ngoại tệ ổn định vơ cùng.
Góp phần tăng trưởng GDP cho đất nước
Du lịch phát triển thì các nguồn thu từ dịch vụ cũng tăng lên. Điều này thúc
đẩy GDP tăng lên theo, đặc biệt là tỷ trọng của ngành du lịch, dịch vụ. Ở đâu có
ngành du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch quốc tế thì ở đó cảnh quan đơ thị, đời
sống được nâng cao hơn rất nhiều. Các hoạt động du lịch quốc tế diễn ra sơi nổi thì
tạo điều kiện phát triển khả năng tiêu thụ cho hàng hóa, dịch vụ. Nhiều lễ hội và
làng nghề truyền thống có cơ hội được tìm hiểu và mở lại để phục vụ nhu cầu du
lịch từ các du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển việc làm, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tạo điều
kiện xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân bởi họ có thể mở ra những nhà hàng, dịch
vụ phục vụ cho mục đích phát triển du lịch địa phương.
Du lịch quốc tế là một hình thức xuất khẩu mang lại giá trị cao
Có khá nhiều điểm chung như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện
cho đất nước phát triển ngành du lịch, lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt
hàng. Nhưng xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế có lợi hơn nhiều so với xuất



khẩu ngoại thương. Trước hết, một phần rất lớn đối tượng mua bán quốc tế là các
dịch vụ ( lưu trữ, bổ sung,…). Do vậy, xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn
uống, rau xanh, hoa quả, hàng lưu niệm. Như vậy, xuất khẩu qua du lịch quốc tế là
“xuất khẩu tại chỗ” hàng hóa, dịch vụ, những hàng hóa khơng thể hay khó xuất
khẩu được thơng qua con đường ngoại thương thông thường, mà nếu muốn xuất
khẩu thì phải đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển.
Việc xuất khẩu qua hình thức du lịch quốc tế đảm bảo thực hiện doanh thu
lớn hơn nếu cùng xuất khẩu những hàng hóa đó theo con đường ngoại thương, vì
hàng hóa xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế theo giá bán lẻ cịn nếu xuất khẩu
hàng hóa đó bằng con đường ngoại thương thì giá này là giá bán bn.
Xuất khẩu thơng qua du lịch quốc tế khơng tốn chi phí vận chuyển quốc tế,
tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản hơn xuất khẩu ngoại thương vì nó được vận
chuyển trong phạm vi đất nước du lịch. Bên cạnh đó, xuất khẩu theo đường kinh
doanh du lịch quốc tế không phải tốn chi phí trong hoạt động xuất khẩu do trả thuế
xuất khẩu cũng như tốn các chi phí về bảo hiểm đi kèm.
Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư
Do đặc điểm của tiêu dùng du lịch là khách hàng phải tự vận động đến nơi có
hàng hóa và dịch vụ chứ khơng phải vận chuyển hàng hóa đến với khách nên tiết
kiệm được thời gian, làm tăng nhanh vòng quay của vốn đầu tư, do đó thu hồi vốn
nhanh và có hiệu quả. Ngồi ra, khi thu hồi vốn đầu tư vào du lịch quốc tế thì thực
chất đã “xuất khẩu” dược nguyên vật liệu và lao động. Nguyên vật liệu ở đây
thường không phải là đối tượng xuất khẩu theo đường ngoại thương.
1.3.5.2. Ý nghĩa và vai trò đối với xã hội
Tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân tại nước được du lịch


Trong đời sống ngày nay, do sự quan trọng của ngành du lịch mà các quốc gia đều
đặt ra mục tiêu chú trọng phát triển lâu dài. Trong khoảng thời gian tính đến năm
2019, nước ta có khoảng 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 phịng, trung bình
30.000 cơ sở lưu trú tùy cỡ sẽ có đội ngũ từ 5-30 nhân viên làm việc, như vậy cơ hội

việc làm được giải quyết cho khoảng 150,000 đến 900,000 nghìn người. Với mức
lương trung bình từ 5 triệu đồng một tháng cho vị trí vệ sinh phịng và cao hơn


các vị trí khác, giải quyết nỗi lo tài chính cho tối thiểu 50,000 hộ gia đình. Ngồi

ra, du lịch cịn bao gồm các dịch vụ vận tải và ăn uống, ước tính giải quyết nhiều
vấn đề cơng ăn việc làm cho người dân trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh du
lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Bảo tồn được các làng nghề thủ công truyền thống, lâu đời
Thu hút du khách quốc tế bên cạnh những yếu tố như đồ ăn, con người, chính
sách du lịch ở nước sở tại thì khơng thể bỏ qua những điểm đến tham quan lý
tưởng, đậm chất cổ truyền ở nước du khách định du lịch. Với một trong những mục
đích quan trọng nhất của việc đi du lịch nước ngồi là tận hưởng và tìm hiểu về nền
văn hóa khác nơi cư trú của mình, du khách thường thích những thứ đẹp đẽ và
khơng thể tìm thấy được ở nơi nào khác. Ví dụ như khách phương Tây khi du lịch
châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường đặc biệt thích thú với các món đồ
thủ cơng được làm tỉ mỉ bằng tay hoặc thích thú khám phá những điểm đến cho trải
nghiệm làm đồ thực tế như Bát Tràng, đan nón lá ở Huế.
Với các đặc trưng như vậy, nước được du lịch sẽ cố gắng hết sức bảo tồn các
cơng trình lịch sử hay các làng nghề truyền thống của đất nước mình, làm điều độc
đáo để thu hút khách du lịch đến tham quan. Việc bảo tồn các làng nghề không chỉ
thu hút du khách mà cịn là cơng ăn việc làm của người dân bản địa, những người


từ bé đến lớn gắn với nghề thủ công, đồng thời là sự giao lưu văn hóa khơng mai
một giữa các địa phương.
Du lịch quốc tế là một cách truyên truyền chi phí thấp cho nước được du
lịch
Truyền miệng là một phương thức quảng bá hình ảnh vơ cùng hiệu quả,

người ta thường tin lời của những người đã từng trải nghiệm thực tế hơn là những
bài báo hay hình ảnh hoa mỹ trên tạp chí,… Khi khách quốc tế đến quốc gia khác
du lịch và họ hài lòng về dịch vụ ở nước đó, họ có thể sẽ giới thiệu cho gia đình,
người thân, đồng nghiệp đến đó như một điểm đến lý tưởng. Từ đó, có thể thấy
nước làm du lịch không cần tốn một đồng nào để được quảng bá hình ảnh xa hơn.
Bên cạnh đó, những mặt hàng đặc sản của một quốc gia nào đó sẽ tạo dấu ấn theo
khẩu vị của từng du khách và khi trở về nước họ có thể tìm kiếm các món ăn, hàng
hóa đó, đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu các mặt hàng đó của nước làm du lịch đến nước
sở tại nơi du khách đó sinh sống.
1.3.5.3. Ý nghĩa và vai trị trong chính trị
Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước
Các hoạt động du lịch quốc tế được thúc đẩy sẽ phản ánh rất lớn về tình hình
ngoại giao giữa hai nước. Việc một nước chấp nhận cấp phép visa cho nước khác
đến du lịch thể hiện mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước bởi khơng tồn tại
mâu thuẫn giữa nước có du khách đến du lịch và nước lưu trú của du khách. Có
nhiều nước cho phép miễn Visa( thị thực nhập cảnh) cho các nước có mối quan hệ
chiến lược, thúc đẩy sự phát triển hịa bình, hợp tác cùng có lợi.
Khơng chỉ thể hiện quan hệ chính trị chiến lược mà du lịch cũng là một công
cụ giúp mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia với nhau, hiểu rõ được những
đặc điểm của mỗi quốc gia từ đó có cơ hội đẩy mạnh phát triển hợp tác lâu dài
trong chính trị, kinh tế và cả xã hội.


Thắt chặt an ninh xã hội
Để tạo điều kiện an toàn tốt nhất cho du khách quốc tế, các nước làm du lịch
sẽ phải đảm bảo yếu tố an toàn lên hàng đầu bởi du khách sẽ ít lựa chọn những nơi
an ninh xã hội kém, dễ xảy ra tai nạn ngồi ý muốn hay các tệ nạn khơng được
kiểm sốt. Điều này thúc đẩy chính phủ các nước tiếp nhận khách du lịch luôn cố
gắng cải thiện an ninh trật tự xã hội, giữ ổn định ở mức cao nhất.
1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch quốc tế

1.3.6.1. Nhân tố được cân nhắc trong du lịch quốc tế
Tài nguyên du lịch
Khoản 4 điều 3 chương I Luật Du lịch Việt Nam 2017 định nghĩa: “Tài
nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm
cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa.”
Một đất nước có thể phát triển du lịch mạnh phải nhờ vào tài nguyên của
nước đó. Những cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ là điều thu hút khách du lịch khi
quyết định có đi nghỉ dưỡng ở nơi đó hay khơng. Các tài ngun thường được nước
sở tại tìm hiểu và khai thác, đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các du
khách, đảm bảo sự chăm chút, mới mẻ và phong phú.
Cơ sỏ hạ tầng, dịch vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng bao gồm đường xá, nhà ga, bến đò, đường sắt, tất cả những
cơng trình phục vụ vận tải của người dân hoặc những mạng lưới cấp thốt nước,
thơng tin viễn thơng, rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng phục vụ mục đích cơ
bản của người dân và du khách. Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển hoặc phát triển


theo nhiều cách độc đáo sẽ đem đến trải nghiệm toàn diện cho người dân và cả du
khách khi đến với nước làm du lịch.
Sự đầu tư, chăm chút của các nhà hàng, khách sạn, khu vực giải trí đóng vai
trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch bởi du khách thích
những thứ độc đáo nhưng không kém phần sang trọng mỗi khi du lịch đến quốc gia
nào đó. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng dễ dàng cho việc di chuyển, tạo cảm
hứng du lịch nhiều hơn cho du khách quốc tế và cả du khách nội địa.
Chính sách giải quyết các thủ tục hành chính của nước đến du lịch
Một trong những yếu tố thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan là quy
trình giải quyết các thủ tục quốc tế liên quan. Đề cao sự nhanh gọn và minh bạch
của việc giải quyết thủ tục hành chính, các du khách sẽ ln có sự đánh giá cao với

các nước có thủ tục giải quyết nhanh gọn, tốn ít thời gian và ít xảy ra các vấn đề
phát sinh.
Chất lượng dịch vụ tăng, chi phí giảm
Do việc phát triển du lịch ngày càng được đẩy mạnh, nhiều công ty kinh
doanh các dịch vụ lữ hành nổi lên, sự cạnh tranh khốc liệt khiến cho họ phải ngày
càng hồn thiện mình, tìm ra những điều mới mẻ, độc đáo để phát triển và thu hút
khách du lịch đến với địa phương và đất nước mình. Việc du khách có thể du lịch
với chi phí bớt đắt đỏ hơn mà chất lượng dịch vụ lại tăng lên từng ngày chính là lý
do thúc đẩy các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế.
Các hãng bay ln có những chi phí ưu đãi có các chuyến bay quốc tế, tiết
kiệm một khoản lớn chi phí trong việc di chuyển, là mối quan tâm khá lớn của
những du khách trước khi quyết định đi du lịch đến vùng đất khác.
Đánh giá trên Internet


Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội
xuất hiện rất nhiều. Chỉ với một cú đúp chuột, mọi thông tin cần tìm hiểu đều sẽ
được tổng hợp rõ ràng.
Đối với du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ - những nhân tố chính của guồng
quay du lịch hiện nay, trước khi đến đất nước nào đó du lịch đều sẽ tìm hiểu trên
mạng thơng tin về đất nước mình định đến. Việc được đánh giá với những hình ảnh
chân thực ghi lại từ du khách khác, trải nghiệm của họ được đánh giá là một trong
những lý do lớn trong việc thực hiện các hoạt động du lịch.
Ví dụ như khi muốn tìm hiểu về khách sạn, chỗ ở tại nơi sắp du lịch, du
khách thường lên các trang nhận đặt phòng trực tuyến như booking.com, expedia,
airbnb,… để xem các gian phòng được cung cấp cũng như các đánh giá xung quanh
mỗi căn phịng đó. Sau khi xem xét một lượt thì du khách quyết định sẽ đặt phịng


đó hay khơng. Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là một yếu tố cân nhắc của các du


khách quốc tế. Điểm đến nếu có nhiều đặc sản, món ăn độc đáo tượng trưng cho
dân tộc thì sẽ dễ được lựa chọn hơn.
Sự thân thiện, hiếu khách của dân địa phương
Nếu được đánh giá cao về sự thân thiện, hiếu khách của người dân bản địa,
quốc gia đó sẽ thu hút được nhiều lượng khách quốc tế hơn. Các đối tượng lao
động trong du lịch cũng không ngoại lệ, được đánh giá cao trong sự chuyên nghiệp,
niềm nở, khiến cho du khách thoải mái sẽ là chìa khóa để tăng lượng khách du lịch,
đẩy mạnh doanh thu đồng thời phát triển kinh tế.
Môi trường du lịch
Vấn đề vệ sinh môi trường ở những nước phát triển luôn là một vấn đề được
quan tâm, những du khách nước ngoài từ các nước khác( đặc biệt là những nước


phát triển) sẽ rất quan tâm đến sự sạch sẽ, thân thiện với môi trường ở nước đến du
lịch.
1.3.6.2. Các nhân tố hạn chế du lịch quốc tế Chính
sách hạn chế xâm nhập của nươc sở tại
Các hàng rào hạn chế xâm nhập thường được xem là yếu tố đảm bảo an ninh
quốc gia, an ninh kinh tế. Bên cạnh một số ưu đãi dành cho các nước quan hệ chiến
lược, cho phép đầu tư kinh doanh du lịch với chi phí ngang bằng hoặc thấp hơn một
chút so với các doanh nghiệp trong nước thì nhà nước sẽ yêu cầu các chính sách
khác nhau, mạnh mẽ hơn đối với các bên cung cấp dịch vụ từ nước ngoài, tránh
việc các doanh nghiệp trong nước bị mất lợi thế thị trường.
Tình hình chính trị bất ổn
Du lịch để tận hưởng và phải an tồn, nếu chính phủ các nước khơng thực
hiện các biện pháp thắt chặt an ninh, đảm bảo một xã hội ổn định thì cơ hội tiếp
đón các du khách quốc tế sẽ giảm đi một phần.
1.4. Khái quát chung về dịch bệnh nguy hiểm Covid-19 và tác hại của nó đến
ngành du lịch tồn thế giới

1.4.1. Dịch bệnh Covid-19 là gì?
Đại dịch COVID-19 xác định bệnh nhân đầu tiên tại chợ hải sản Huanan ở Vũ
Hán, Trung Quốc với triệu chứng ho, sốt và khó thở. Loại virus này gây Hội chứng
suy hơ hấp cấp tính nặng 2 ( SARS- CoV-2). Cho đến nay, rất nhiều giả thuyết
được đặt ra xung quanh nguồn gốc của loại virus này, giả thuyết đây là một loại vũ
khí sinh học do Trung Quốc nghiên cứu cũng là một trong số đó. Ngược lại, cũng
có những giả thuyết cho rằng Mỹ mới là người để lọt ra loại virus nguy hiểm này.
Hiện tại vẫn chưa có nguồn thơng tin xác nhận chính thức về gốc lây nhiễm của
dịch bệnh này.


Các triệu chứng để xác định bênh này chủ yếu là ho, sốt, khó thở,…. Thời gian


bệnh từ 14-28 ngày. Do sự lây lan rộng rãi tại Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc

phải thực hiện phong tỏa toàn thành phố, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
này. Tuy nhiên, do sự di chuyển linh hoạt mà mầm bệnh không được ngăn chặn
triệt để, dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng trên tồn cầu.
Cho đến hiện nay vẫn chưa có nước nào phát triển được loại vắc-xin điều trị cho
loại virus này. Tình hình diễn biến rất phức tạp và mang đến rất nhiều mối lo sợ cho
người dân toàn thế giới. Các nguồn lây được đặt tên là F0, F1, F2 tùy mức độ lây
lan. Người nhiễm bệnh trực tiếp là F0, những người tiếp xúc gần với F0 được gọi là
F1, F2 lại là những người có quan hệ hoặc từng tiếp xúc với F1, nằm trong nhóm
khả năng lây bệnh cao.
1.4.2. Tình hình dịch bệnh thực tế trên thế giới
Tính đến 1/6/2020, ghi nhận gần 7 triệu ca nhiễm trên tồn thế giới với khoảng
374 nghìn ca tử vong và gần 3 triệu người đã bình phục.
Bảng 1a &1b. Tình trạng dịch bệnh ghi nhận trên tồn thế giới



(Nguồn: ncovi.vnpt.vn)
Bảng 1a và 1b cho thấy số liệu về các ca bệnh hơ hấp cấp tính nặng 2 trên
tồn thế giới tính đến thời điểm nêu ra ở trên. Có thể thấy Mỹ - nền kinh tế lớn số
một thế giới là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bệnh dịch này với số
người nhiễm bệnh lên đến gần 2 triệu người. Các nước ở phía châu Âu hoặc châu
Mỹ bị ảnh hưởng khá nặng nề do thiếu cảnh giác, ngay từ khi dịch mới bùng phát,


họ đã từ chối đeo khẩu trang- một trong những phương pháp phịng bệnh hữu hiệu.
Thêm vào đó, lượng người di chuyển nhiều dẫn đến sự lây lan nhanh chóng trong
cộng đồng, đẩy các nước phát triển vào một sự khủng hoảng.
Việt Nam với 328 ca nhiễm bệnh, khơng có ca tử vong, được cho là đã có
hành động đúng đắn và quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch- dù trên vị
trí địa lý Việt Nam nằm sát bên Trung Quốc, cũng là nơi đón tiếp rất nhiều khách
du lịch từ quốc gia láng giếng- nơi bùng phát của dịch bệnh. Các liệu pháp xét
nghiệm nhanh được nghiên cứu, sự tận tâm đồng lịng từ chính phủ đến người dân
chính là chìa khóa để có được thành tựu đáng tự hào như vậy.
1.4.3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế nói chung
Đứng trước thách thức về dịch bệnh nguy hiểm mang tính tồn cầu, nền kinh
tế đón nhận một đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ năm 2008. Về căn bản, dịch bệnh
đã mang đến tổn thất lớn cho hầu hết các ngành nghề và yêu cầu thời gian hồi phục
lâu dài.


Đối với thế giới
Các nền kinh tế lớn đứng trước khủng hoảng, sàn chứng khốn cơng nghiệp
Dow Jones chứng kiến sự giảm hơn 3% do sự lây lan của virus hồi tháng 2 năm
nay. Thêm vào đó giá xăng dầu giảm cực mạnh và giá vàng tăng cao, đạt mức cao
nhất trong vịng 7 năm trở lại đây

Hàng hóa ngưng đọng, tạm dừng tất cả các hoạt động vận chuyển hàng hóa,
con người qua lại giữa các nước nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Ngoài ra các loại thực
phẩm hàng ngày trở nên khan hiếm tại những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề như
Mỹ, Ý, Tây Ban Nha,… ước tính tăng giá gấp 20 lần so với giá thường ngày.


Nền kinh tế các nước ảnh hưởng nặng nề, ước tính GDP tăng chậm hoặc có thể
xuống âm, tất cả các sự kiện thể thao, kinh tế, du lịch bị hỗn vơ thời hạn. Đặc biệt
với ngành du lịch, được dự đốn sẽ chịu tác động đến hàng nghìn tỷ đồng do chính
sách cách ly xã hội được ban hành trên toàn thế giới.


Đối với Việt Nam
Sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến cho nền kinh tế mới nổi như Việt Nam
chịu tác động rất mạnh. GDP của quý I/2020 chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó xuất hiện nhiều ngành tăng trưởng âm như : nơng nghiệp (-1,17%);
khai khống (-3,18%); lưu trú, ăn uống (-11%); vận tải, kho bãi (-0,9%); hoạt động
hàng chính (-3,5%). Tăng trưởng ổn định và phát triển hơn được nhìn thấy ở ngành
dệt may hay y tế do nhu cầu bảo vệ sinh khỏe trong mùa dịch được người dân đặt
lên hàng đầu.
Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành quý I/2019 và quý I/2020

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Ngoài ra, cầu các mặt hàng bán lẻ khác trừ đồ ăn, đồ thiết yếu đều giảm
mạnh do nhu cầu ít, thời gian chủ yếu ở nhà. Thêm nữa do dịch bệnh mà nhiều
công ty, ngành nghề phải phá sản, dẫn đến cơng nhân, nhân viên mất việc làm, từ
đó giảm hẳn nhu cầu mua sắm của người dân, thay vào đó người dân có xu hướng
tiết kiệm tiền bạc để đề phòng bất trắc xảy ra.

1.4.4. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành du lịch Việt Nam
Doanh thu từ ngành du lịch mang lại cho đất nước vào những tháng đầu năm
2020 là 8,3 nghìn tỷ đồng, giảm 54,1% so với cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh
Covid-19 diễn biến nghiêm trọng trên tồn thế giới là lý do chính phủ Việt Nam
quyết định tạm dừng cấp thị thực cho du khách, người làm việc từ nước ngoài( đặc
biệt là những nước có tình hình dịch bệnh phức tạp). Theo tổng cục thống kế, nhiều
địa phương chứng kiến doanh thu về du lịch giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019
như Hà Nội giảm 54,8%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 66,1%; Đà Nẵng giảm
53,1%, Khánh Hịa giảm 69%.,…
Ngồi ra, các doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác đều giảm
khoảng 26% so với cùng kỳ năm 2019 trên cả nước. Hà Nội giảm 11,3%, Hải
Phịng giảm 12,5%, thành phố Hồ Chí Minh giảm 12,3% trong mục doanh thu từ
các dịch vụ khác.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2013-2019 VÀ QUÝ ĐẦU NĂM 2020
2.1. Tổng quan về du lịch Việt Nam
2.1.1. Khái quát về du lịch Việt Nam
Vị trí địa lý
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đơng Nam Á, vừa
có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của


×