Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đặc điểm sinh học nòng nọc cóc mày sa pa ( leptobrachium cf chapaense ) ở khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.7 MB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại phịng thí nghiệm, được sự giúp đỡ tận
tình của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cơ trong khoa, tơi đã
hồn thành đợt thực tập. Trong q trình này, tơi đã tìm hiểu, tổng hợp lại
những kiến thức đã học, trau dồi thêm những kiến thức thực tế và đúc rút
thêm kinh nghiệm sống, làm việc cho chính mình.
Nhân dịp này cho tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu
trường Đại học Vinh, Khoa Sinh học đã tạo điều kiện cho tôi học tập và
nghiên cứu tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh Học,
bộ môn Động vật – sinh lý, Chuyên ngành Động vật, những người đã dày
cơng giảng dạy, góp ý kiến giúp tơi hồn thành tốt đợt thực tập này.
Đặc biêt cho tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
thầy giáo Tiến sỹ: Cao Tiến Trung, người đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt,
định hướng, đóng góp ý kiến em trong quá suốt quá trình thực tập tốt
nghiệp và giúp tơi hồn thành tốt đợt thực tập này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tuy đã cố gắng nhiều nhưng chắc chắn bản báo cáo không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tơi mong các q thầy cơ trong trường và các
bạn đọc đóng góp ý kiến để báo cáo ngày càng hoàn thiện.
Chân thành gửi tới thầy cô, bạn bè, người than những lời cảm ơn từ
đáy lòng!

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, lớp động vật Lưỡng cư đang đứng trước hiểm họa suy
giảm số loài nghiêm trọng. Khoảng 1/3 số lượng loài Lưỡng cư đang có
nguy cơ tuyệt chủng, 43% lồi lưỡng cư đang suy thối, 27% số lồi ổn


định, chỉ dưới 1% có dấu hiệu phát triển, số còn lại chưa được nghiên
cứu. Các thơng tin về q trình tác động đến sự tuyệt chủng của chúng
được biết đến rất ít. Chính điều này càng làm cho mức độ đe dọa của
chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Việt Nam là một trong những nước trong khu vực châu Á có tính
đa dạng cao về Lưỡng cư. Hiện nay, ở nước ta đã thống kê được 162 loài
Lưỡng cư thuộc 35 giống, 9 họ, 3 bộ và có hơn một nửa trong số đó được
liệt vào danh sách các loài bị đe dọa.
Trong những năm qua công tác điều tra cơ bản Lưỡng cư đã và
đang được tiến hành ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
Lưỡng cư. Tuy nhiên những nghiên cứu này đều đề cập đến đặc điểm
hình thái, phân loại, phân bố địa lý, sinh học, sinh thái ở cá thể trưởng
thành. Có rất ít lồi được mơ tả về nịng nọc, các thơng tin cơ bản về quần
thể và sự phát triển của các giai đoạn nòng nọc lưỡng cư là rất ít.
Những nghiên cứu về thành phần và đặc điểm sinh học Lưỡng cư
hiện nay trên thế giới đã được bổ sung các dẫn liệu ở cả giai đoạn nịng
nọc đang được tiến hành, khơng có dẫn liệu về nòng nọc đươc xem là
những khiếm khuyết cần được bổ sung.
KBTTN Kẻ Gỗ có diện tích vùng lõi nằm ở phía nam của tỉnh Hà
Tĩnh Thuộc địa bàn của ba huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê.
KBT có đồi núi thấp nhưng có rất nhiều khe suối nhỏ. Đặc biệt trung tâm
có vùng lịng hồ rộng do đó Kẻ Gỗ là nơi trú ẩn thích hợp cho nhiều loài
lưỡng cưú.

2


Việc nghiên cứu các loài lưỡng cư ở KBTTN Kẻ Gỗ đã được tiến
hành từ một số năm trở lại đây. Tuy nhiên với đặc điểm đặc trưng riêng
nên số lượng loài ở đây chưa được ghi nhận hết. Trong đó, Cóc mày sa pa

(Leptobrachium cf.chapaense ) được xem là nguồn tài ngun tái tạo.
Chúng góp phần tạo nên tính đa dạng sinh học, là một mắt xích quan
trọng của lưới thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên và có giá trị lớn trong
đời sống con người. Chính vì vậy nghiên cứu nịng nọc lồi này sẽ góp
phần đánh giá tính đa dạng cũng như bổ sung thành phần loài lưỡng cư
cho danh lục của Khu bảo tồn, đồng thời cung cấp thêm thông tin về phân
bố của chúng.
Trên cơ sở đó chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu
“Đặc điểm sinh học nịng nọc Cóc mày sa pa ( Leptobrachium
cf.chapaense ) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp các dẫn liệu về các giai đoạn phát triển của nòng nọc
Cóc mày sa pa (Leptobrachium cf.chapaense)
- Nghiên cứu q trình biến động của quần thể giai đoạn nịng nọc
của Cóc mày sa pa (Leptobrachium cf.chapaense). Trên cơ sở đó đưa ra
những biện pháp cụ thể để bảo vệ, tránh được sự suy giảm quần thể của loài.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của nịng nọc Cóc
mày sa pa (Leptobrachium cf.chapaense) ở khu vực nghiên cứu.
- Quá trình biến động số lượng quần thể nịng nọc Cóc mày sa pa
(Leptobrachium cf.chapaense) ở khu vực nghiên cứu.
- Đặc điểm môi trường sống và sự phân bố nịng nọc Cóc mày sa
pa (Leptobrachium cf.chapaense) ở KVNC.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Bổ sung tư liệu về thành phần lồi, đặc điểm hình thái và các giai
đoạn phát triển nịng nọc của lồi Cóc mày sa pa ở KBTTN Kẻ Gỗ.
3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lược sử nghiên cứu nịng nọc lưỡng cư
1.1.1. Trên thế giới và Đơng Nam Á
Lịch sử nghiên cứu nòng nọc Lưỡng cư trên thế giới, bắt đầu tiến
hành từ những năm cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Đầu tiên là tác giả
Gosner (1551 -1604). Tiếp đến là tác giả Rosel von Rosenhof (17531758) (theo Lê Thị Thu [11]) lần đầu tiên đã mơ tả sự phát triển của rất
nhiều lồi Lưỡng cư từ ấu trùng đến cá thể trưởng thành. Tuy nhiên thời
điểm đầu tiên nghiên cứu này đa số các cá thể nòng nọc được xem là giai
đoạn phát triển sớm của Lưỡng cư trưởng thành. Nhưng sau một thời gian
một số loài mới xác định được.
Tiếp đến là nghiên cứu đầu tiên về phần miệng nòng nọc của tác
giả Swammerdam (1737 - 1738) (theo Lê Thị Thu [11]).
Năm (1916), tác giả Smith [30] mơ tả 5 lồi nịng nọc của 3 giống
Microhyla, Rana và Bufo ở khu vực Thái Lan và Singapore, tiếp đó năm
(1917) Smith tiếp tục mơ tả nịng nọc của 16 lồi thuộc các giống Rana,
Rhacophorus, Microhyla, Megophrys, Bufo ở Thái Lan [31]. Annadale N.,
Rao R. C., (1918) (trích theo Lê Thị Thu (2008) [11]) xây dựng khóa định
loại nịng nọc Lưỡng cư ở Ấn Độ, tác giả mơ tả nịng nọc của 52 lồi
Lưỡng cư ở khu vực này.
Năm 1960, Gosner K. L. (trích theo Lê Thị Thu (2008) [11] đã có
cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống và đầy đủ về các giai đoạn phát
triển của nịng nọc lưỡng cư. Trong đó tác giả đã phân chia q trình phát
triển nịng nọc lưỡng cư thành 46 giai đoạn từ khi thụ tinh đến khi hoàn
thiện biến thái.
Kenny J.S. (1969) [24] nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, cấu trúc
cơ thể của các lồi nịng nọc Lưỡng cư, tính thích ứng về tập tính kiếm
ăn của các loài này.

4



Heyer W. R. (1971) [21] mơ tả 22 lồi nịng nọc ở đông bắc Thái
Lan thuộc 4 họ Bufonidae, Microhylidae, Rhacophoridae và Ranidae, tác
giả phân tích hình thái, cấu trúc răng các lồi trên.
Berry P. Y., (1972) [14] mơ tả 4 lồi nịng nọc hiếm ở khu vực tây
Malaysia và xác định 79 loài thuộc 19 giống, 5 họ Lưỡng cư đã được mơ
tả ở khu vực này.
Phân tích mật độ quần thể và cấu trúc tuổi của nòng nọc phải kể
đến các tác giả Altig R., (1975) [13] đã nghiên cứu trên 3 loài Lưỡng cư
thuộc họ Hylidae trong KVNC.
Sokol O. M. (1975) [32] phân tích 4 dạng khác nhau về khoang
mang, sự khác nhau về tập tính, hình thái giải phẫu thấy rõ ở 2 nhóm
Ascaphidae và Discoglossidae.
Tiếp theo đó có nhiều nghiên cứu về hình thái nịng nọc cũng như
đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng được tiến hành nhiều vùng khác
trên thế giới.
Nghiên cứu nòng nọc Lưỡng cư khu vực Đông Nam Á phải kể đến
tác giả Inger R. F. (1983, 1985) [22, 23]. Tác giả đã mơ tả, xây dựng khóa
định loại, phân tích đặc điểm sinh thái của các lồi nịng nọc Lưỡng cư.
Tác giả Relak I., (1985) nghiên cứu loài Paramesotriton deloustali,
đã mơ tả trứng, nịng nọc, con non và con trưởng thành trong điều kiện
nuôi 12 cá thể trong 6 năm (trích theo Lê Thị Thu, 2008) [11].
Các lồi Lưỡng cư mới được mơ tả dựa trên sự phân tích nịng nọc
của chúng được nhiều tác giả công bố: Way C. S., Kuramoto M. mơ tả
lồi mới Chirixalus idiootocus tại Đài Loan dựa trên sự khác biệt nòng
nọc của chúng và các lồi khác cùng giống. Matsui M., Nabhitabhata J.,
(2006) mơ tả 1 lồi mới Amolops panhai dựa trên nịng nọc của chúng ở
bán đảo nam Thái Lan [trích theo 11].
Từ năm 1990, các nghiên cứu về nòng nọc Lưỡng cư bắt đầu phát
triển nhiều tại các địa phương khác nhau khu vực Đơng Nam Á. Ngồi
5



việc tiếp tục mô tả, tu chỉnh phân loại, các nghiên cứu về sinh học, sinh
thái được tiếp tục công bố.
Tác giả Leong T. M. (1998 - 2000) [25, 26] nghiên cứu nòng nọc
Lưỡng cư khu vực Singapore, tác giả đã mơ tả, xây dựng khóa định loại
cho 25 lồi thuộc 14 giống, 5 họ Lưỡng cư trong toàn bộ khu vực
Singapore. Sự phát triển qua các giai đoạn, hướng sinh sản của các lồi,
sinh cảnh phân bố, hình thái.
Leong T. M. (2002) nghiên cứu nòng nọc Lưỡng cư ở Malaysia:
có 88 lồi Lưỡng cư được ghi nhận, trong đó có 71% số lồi thuộc họ
Bufonidae; 88% số lồi thuộc họ Megophrydae; 77% số loài thuộc họ
Ranidae và 56% số lồi thuộc họ Rhacophoridae đã xác định và mơ tả
nịng nọc (trích theo Lê Thị Thu [11]).
Việc phân tích đặc điểm hình thái cho các giống theo sinh cảnh
được nghiên cứu khá phổ biến, tác giả Khan S. M., (2000) [28] mô tả đặc
điểm cấu tạo đĩa miệng liên quan đến đặc điểm dinh dưỡng của giống
Microhyla.
Grosjean S. (2001) [17] phân tích hình thái của giống
Leptobrachium.
Gần đây do có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các nghiên cứu
giải phẫu nòng nọc Lưỡng cư được tiến hành ở nhiều nơi: Hass A., (2008)
[19] nghiên cứu các đặc điểm phân loại nòng nọc, sự khác nhau về nòng
nọc các họ Bufonidae, Discoglossidae, Dendrobatidae, Hyperollidae,
Microhylidae. Tác giả xác định có 136 đặc điểm hình thái giải phẫu nịng
nọc, 6 đặc điểm hệ sinh dục, 14 đặc điểm hình thái cá thể trưởng thành có
thể dùng để định loại các lồi Lưỡng cư thuộc các họ này.
Những nghiên cứu về thành phần Lưỡng cư hiện nay trên thế giới
đã bổ sung các dẫn liệu về cả giai đoạn nòng nọc đang được tiến hành.
Những cơng bố về thành phần lồi Lưỡng cư cần phải xây dựng dựa trên

các dẫn liệu về nòng nọc của chúng, cần phải xác định có bao nhiêu loài
6


đã được mơ tả nịng nọc. Tác giả Leong T. M. (2003, 2004) (trích theo Lê
Thị Thu) [11] phân tích thành phần loài Lưỡng cư ở Malaysia khu vực
Faraser'hill đã xác định 21 lồi Lưỡng cư, tácgiả đã phân tích kèm theo
16 lồi đã xác định được nịng nọc ở các giai đoạn từ 28 - 42. Sự mô tả
các lồi nịng nọc đã cung cấp các dẫn liệu và xác định 1 loài mới R.
banjarvana cho khu vực này. Các dẫn liệu về nịng nọc các lồi Lưỡng cư
tiếp tục được bổ sung.
Bên cạnh những phân tích về hình thái giải phẫu phân loại, các
nghiên cứu về sự tiến hóa của đĩa miệng và các đặc điểm hình thái khác
cũng được. Tác giả Grosjean S., Venees M., Dubois A., (2004) [16] phân
tích cây tiến hóa của đĩa miệng các lồi thuộc họ Ranidae, phân tích mức
độ phân hóa đĩa miệng của giống Hoplobatrachus.
Phân tích sự biến dị hình thái trong các giai đoạn phát triển nòng
nọc Lưỡng cư được Grosjean S., (2005) tiến hành trên nòng nọc Rana
nigrovittata từ giai đoạn 26 đến 38. Sự phân tích các biến dị được tiến
hành ở mỗi giai đoạn phát triển (trích theo [11]).
Dựa trên sự mơ tả nịng nọc, vùng phân bố của các loài Lưỡng cư
ngày càng được cập nhật. Nhiều lồi Lưỡng cư rất khó phát hiện cá thể
trưởng thành nhưng lại ghi nhận nịng nọc của chúng, chính vì vậy nịng
nọc của các lồi Lưỡng cư ngày càng được phát hiện nhiều. Inger R. F.,
Stuebing R. B., Stuart B. L., (2006) mơ tả nịng nọc của lồi Rana
glandulora tại Malaysia theo hướng này (trích theo [11]).
Các hướng nghiên cứu về sinh học nòng nọc, dinh dưỡng của nòng
nọc, liên hệ giữa tập tính kiếm ăn và các vấn đề cần định hướng nghiên
cứu khác về nòng nọc được các tác giả Altig R., Whules M. R, Taylor C.
L, (2007) thảo luận và đề xuất (trích theo [11]).

Phân tích cấu trúc xương của nòng nọc Lưỡng cư được tác giả
Handrigan G.R., Wassersug R. J. (2007) [20] tiến hàng trên các loài thuộc

7


họ Megophridae. Tác giả phân tích xương sọ, xương trục, xương chi của
các loài thuộc họ này.
Các chuyên khảo về nòng nọc Lưỡng cư được tác giả McDiamid
R.W., Altig R., (1999) thảo luận trong ấn phẩm "The Biology of Anuran
larvae" (trích theo [11]).
1.1.2. Lược sử nghiên cứu nịng nọc Lưỡng cư ở Việt Nam
Những nghiên cứu về nòng nọc các loài Lưỡng cư Việt Nam được
tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 19. Đầu tiên là nghiên cứu của tác giả
Smith M. A, (1924) về nịng nọc của lồi Rana johnsi (Rana sauteri) ở
cao nguyên Langbian Đà Lạt (trích theo [11]). Tiếp đến là tác giả Bourret
R, ( 1942) [15], tác giả đã mơ tả đặc điểm hình thái phân loại, xây dựng
khóa định loại cho 164 lồi Lưỡng cư ở Đông Dương, đồng thời tác giả
cũng mô tả và xây dựng khóa phân loại nịng nọc cho 62 lồi trong các
lồi Lưỡng cư trên trong đó có các lồi của Việt Nam.
Sau đó là nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu
Cúc tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Năm 2000, Nguyễn Kim
Tiến nghiên cứu sự phát triển của nòng nọc ếch đồng, tác giả đã phân chia
thêm 6 giai đoạn phát triển nòng nọc ếch đồng khác với sự phân chia của
Gosner, (1960) và đưa ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát
triển biến thái nòng nọc ếch đồng (trích theo [11]).
Thời kỳ sau này nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở hợp tác với
các tác giả khoa học nước ngoài.
Tác giả Grosjean S., (2001) [17] tiến hành nghiên cứu tại khu bảo
tồn thiên nhiên Hoàng Liên tỉnh Lào Cai đã mơ tả nịng nọc của lồi

Leptobrachium echiiratum, so sánh các đặc điểm loài thuộc giống này ở
Việt Nam, phân tích đặc điểm sinh cảnh, biến dị hình thái ở các giai đoạn
khác nhau, phân tích cấu tạo đĩa miệng.
Tác giả Ziegler R., Vences M., (2002) [33] nghiên cứu mơ tả nịng
nọc của lồi Rhacophorus verrucosus ở KBTTN Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh, Việt
8


Nam. Tácgiả đã mơ tả hình thái ngồi của nịng nọc, đặc điểm sinh thái
và phân bố của loài này.
Tác giả Grosjean S., Vences M., Dubois A., (2004) [16] nghiên cứu
các đặc điểm tiến hóa hình thái đĩa miệng 3 loài thuộc giống
Hoplobatrachus ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Các mẫu nịng nọc của
lồi H. chinensis được thu thập tại Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa từ
giai đoạn 31 đến giai đoạn 40. Đây là những ghi nhận đầu tiên của nịng
nọc lồi H. chinensis ở Việt Nam.
Hendrix R., và cộng sự (2007) xác định sự phân bố của loài
Rhacophorus annamensis tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng
Bình [20].
Gần đây, những nghiên cứu về đa dạng nòng nọc lưỡng cư cho cả
vùng đã được tiến hành như nghiên cứu của Lê Thị Thu (2008) ở hệ sinh
thái rừng tây Nghệ An [11]; Lê Thị Quý (2010) nghiên cứu nòng nọc
lưỡng cư ở VQG Bạch Mã.
Như vậy nghiên cứu nịng nọc ở Việt Nam nói chung và KBTTN
Kẻ Gỗ nói riêng chưa nhiều và có hệ thống. Vì vậy, nội dung nghiên cứu
của đề tài là cần thiết.
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên KVNC
1.2.1. Vị trí địa lý
KBTTN Kẻ Gỗ nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh, và phía đơng dãy
Trường Sơn Bắc. Thuộc địa phận hành chính của 3 huyện: Cẩm Xuyên,

Kỳ Anh và Hương Khê .
- Đơng giáp khu phịng hộ Cẩm Xuyên và khu phòng hộ Nam Hà
Tĩnh.
- Tây giáp khu phòng hộ Thạch Hà và khu phòng hộ Ngàn Sâu.
- Bắc giáp Hồ Bộc Nguyên và khu dân cư xã Cẩm Thạch - Cẩm
Xuyên - Hà Tĩnh.
- Nam giáp tỉnh Quảng Bình.
9


* Toạ độ địa lý: 19091’ đến 20016’ độ vĩ Bắc
105033’ đến 105064’ độ kinh Đơng
Gần KBTTN có các tuyến giao thơng quan trọng như đường 12,
đường Hồ Chí Minh, đường 17,... do đó vừa chứa đựng các yếu tố thuận
lợi và khó khăn đặc biệt là trong cơng tác bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh
học của KBTTN.
1.2.2. Địa hình, địa thế
Tồn bộ KBTTN Kẻ Gỗ thuộc địa hình vùng đồi núi thấp của Miền
Trung, có độ cao tuyệt đối phổ biến từ 150 m - 500 m. Địa hình bị chia
cắt phức tạp bởi các khe, suối. Vùng thượng nguồn Kẻ Gỗ bị chia cắt
mạnh hơn. Nhìn chung địa hình có những cấp độ dốc như sau:
- Độ dốc cấp I (< 90) có diện tích ít.
- Độ dốc cấp II (5 - 200) chiếm phần lớn diện tích, đó là các lưu
vực Rào Cời, Rào Len, Rào Bưởi, Rào Trường, Rào Bội, Rào Pheo, Rào
Cát và thung lũng Cát bịn - thượng nguồn Kẻ Gỗ.
1.2.3. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu
Theo tài liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh, khí hậu khu
vực KBTTN Kẻ Gỗ vừa mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung vừa có đặc điểm của tiểu vùng khí

hậu.
Nhiệt độ trung bình hàng năm
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm 240C tháng nóng nhất là tháng
6 nhiệt độ có khi lên tới 40 0C, tháng lạnh nhất là tháng 11 và tháng 12
nhiệt độ thấp nhất xuống tới 80C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình
7,20C. Nhiệt độ tháng 6 thường cao hơn các tháng khác là do ảnh hưởng
của gió mùa Tây nam thổi từ bên Lào sang đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng phát triển của cây trồng.

10


KVNC có lượng mưa trung bình hàng năm 2.700mm, lượng mưa
không đều tập trung chủ yếu vào mùa mưa, từ tháng 8, 9, 10. Độ ẩm
tương đối bình quân 84%, tháng khô nhất là tháng 5 và tháng 6.
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 701mm, hướng gió
chính là hướng Đơng nam từ biển thổi vào, hướng gió hại là gió Tây nam
(Gió phơn Tâynam) từ bên Lào thổi sang vượt qua dãy Trường sơn mang
theo hơi nóng và khô gây hạn hán ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của cây trồng cũng như hoạt động sống của con người và gia súc gia cầm.
Tốc độ gió trung bình trong khu vực khoảng 1,3m/s.
Các chỉ tiêu khí hậu như nhiệt độ khơng khí, lượng mưa, độ ẩm
khơng khí bình quân các tháng (thời kỳ 1998-2008) tại KVNC được thể
hiện trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu khí hậu bình qn các tháng trong năm
Đơn vị tính: 0c; mm; %
Tháng
Nhiệt độ khơng khí TB
Lượng mưa TB
Độ ẩm khơng khí TB


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Cả năm

16,5 17,4 20,2 28,7 29,9 32,9 29,2 28,5 27,4 26,1 20,9 18,0
86 73 83 107 297 297 319 402 407 392 149 89
83 84 85 85 83 81 83 86 86 86 83 83

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ vũ nhiệt Gausen - Walter [12]


11

24
2700
84


Thuỷ văn
Tồn bộ khu vực được hình thành bởi 7 lưu vực và hệ thống khe
suối chằng chịt. Cuối hạ lưu là hồ chứa nước Kẻ Gỗ, do địa hình cao dốc
cùng với chế độ mưa theo mùa nên gây ra nhiều biến động lớn về dịng
chảy, mùa khơ hạn lượng dòng chảy giảm gây ra cạn kiệt ở lòng hồ Kẻ
Gỗ, ngược lại về mùa mưa lượng dòng chảy tăng cao đây là nguyên nhân
gây ra lũ lụt, xói mịn, sạt lở. Tuy nhiên hồ Kẻ Gỗ có vai trò hết sức quan
trọng cung cấp nguồn nước cho thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên,
huyện Thạch Hà sản xuất nơng nghiệp và nước sinh hoạt.
Từ điều kiện khí hậu thuỷ văn của KVNC cho thấy khí hậu thuỷ
văn ở đây đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp, dân sinh kinh tế của địa phương. Đồng thời với lưu lượng thuỷ
văn bất thường như vậy đã gây lũ lụt hạn hán nghiêm trọng cho vùng hạ
lưu.
1.2.4. Đất đai, thổ nhưỡng
Theo bản đồ đất tỉnh Hà tĩnh (1995) của Viện ĐTQH rừng, các
nhóm đất chính thuộc vùng dự án được hình thành trên các nền địa chất:
- Các loại đá mẹ chủ yếu trong vùng là đá sa thạch, phiến thạch.
Sản phẩm phong hoá của các loại đá này hình thành các loại đất Feralít có
thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Trong KBTTN có các loại
đất chính sau:
+ Đất Feralít màu vàng phát triển trên đá cát, đá sa thạch.

+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch.
+ Đất Feralít sa thạch bao gồm các loại trầm tích hạt thơ và loại có
kết cấu hạt mịn.
+ Đất dốc tụ ven khe, suối và các thung lũng hẹp.
- Nhóm đá Mắcma axít kết tinh chua gồm các loại Grarít, Rolít.
Đất Feralít hình thành trên các loại phiến thạch sét, sa thạch, Mắcma axít
kết tinh chua chúng phân bố đan xen vào nhau khá phức tạp tạo nên các
12


loại đất có độ phì khác nhau. Tuỳ thuộc vào kiểu địa hình, độ cao, độ dốc,
nhìn chung đất đaitrong vùng cịn được thực bì che phủ, tầng đất cịn dày,
nhiều mùn, có khả năng trồng cây ăn quả có tán che, cây bản địa.
1.2.5. Tài nguyên sinh vật
Thực vật:
KBTTN Kẻ Gỗ trước đây được bao phủ bởi rừng kín thường xanh,
với nhiều loài cây gỗ quý. Theo kết quả điều tra mới nhất đã thống kê
được 567 loài thực vật thuộc 117 họ, 367 chi. Trước đây, do mật độ dân
cư đơng, địa hình bằng phẳng, giao thơng thuận lợi, thuận tiện cho việc
khai thác nên tài nguyên rừng bị tác động mạnh (thời kỳ Lâm trường Cẩm
Kỳ quản lý). Ở từng vùng khác nhau mức độ rừng bị tác động cũng khác
nhau rõ rệt. Hiện nay rừng nguyên sinh dưới dạng bị tác động nhẹ có diện
tích ít chỉ cịn lại vài nơi. Diện tích rừng nghèo kiệt chiếm 36,0% diện
tích rừng tự nhiên. Đất trống chiếm 19,0% đất lâm nghiệp, chủ yếu thuộc
trạng thái Ic, loại thực bì ưu thế là cây bụi và một số diện tích khá lớn cịn
nhiều cây tái sinh trung bình 300 - 500 cây/ha. Đây là vùng thích hợp cho
khoanh ni XTTS và khoanh ni XTTS có tác động biện pháp lâm
sinh. Rừng trồng chiếm 7,8% đất lâm nghiệp, chủ yếu phân bổ ở ven hồ
Kẻ Gỗ, loài cây trồng chủ yếu là Keo lá tràm và Thông nhựa, một số ít
diện tích là cây Lim Xanh trồng dưới tán rừng. Đến nay đa số diện tích đã

khép tán.
Động vật:
Khu hệ động vật KBTTN Kẻ Gỗ thuộc vùng Bắc trung bộ, với 364
lồi thú, chim, bị sát và lưỡng cư. Trong vùng cịn tồn tại nhiều lồi động
vật, lồi chim q hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như: Hổ, Gấu, Bị
Tót, Sao la, Ngan cánh trắng,... Đặc biệt là sự có mặt của 2 lồi Gà lơi
đặc hữu và nhiều loài quý hiếm khác đang bị đe doạ mang tính tồn cầu.

13


1.2.6. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân sinh - Kinh tế
Dân số:
Dân số khu vực vùng đệm có gần 50.000 người. Số người trong
tuổi lao động trên 15.000 người.
- Huyện Cẩm Xuyên có 6 xã nằm trong vùng đệm gồm: 35.451 người.
- Huyện Kỳ Anh có 1 xã nằm trong vùng đệm gồm: 6.892 người.
- Huyện Hương Khê có 1 xã nằm trong vùng đệm gồm: 7.500 người.
Ngồi ra cịn có khoảng 400 người Mường thuộc xã Hương Hố,
huyện Tun Hố, tỉnh Quảng Bình.
Tỷ lệ gia tăng dân số của người dân sống trong vùng đệm KBTTN
Kẻ Gỗ hàng năm còn cao khoảng từ 2,2 - 2,6% vào năm 2006.
Kinh tế:
Các xã nằm trong vùng đệm có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
ít, trung bình chỉ có 0,7 - 1 sào cho một lao động. Dân trong vùng sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ các nghề thủ công,
dịch vụ không đáng kể, nhìn chung đời sống nhân dân trong vùng cịn
thấp. Nên những tháng nơng nhàn họ thường lén lút vào rừng khai thác
lâm sản và săn bắt chim, thú rừng, đời sống nói chung vẫn cịn phụ thuộc

nhiều vào rừng.
Dân trí:
Trình độ dân trí trong vùng đệm cịn thấp, chưa đồng đều, sự
hiểu biết về lợi ích của rừng, chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước cịn hạn chế, nên trong những năm qua cơng tác
quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
Các xã vùng đệm của KBTTN Kẻ Gỗ thường cách xa trung tâm,
giao thơng cách trở, đi lại khó khăn do đó việc thu hút các dự án đầu tư
về địa bàn nhằm thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
dân địa phương trong những năm qua hầu như rất hạn chế.
14


b. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện có thuộc KBTTN Kẻ Gỗ như điện, đường,
thông tin liên lạc và các cơng trình phục vụ sản xuất, đời sống cịn thiếu,
số có từ trước đã bị xuống cấp cần được nâng cấp, cải tạo. Hệ thống
giao thông phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng và chuẩn bị cho việc
khai thác tiềm năng du lịch sinh thái đang hết sức hạn chế, cần nâng cấp,
làm mới 20 km đường nội vùng, xây mới 300m2 nhà trạm bảo vệ rừng,
nâng cấp 1,5 ha vườn ươm và một số công trình khác.
c. Tiềm năng kinh tế
KBTTN Kẻ Gỗ với sự đa dạng về hệ động, thực vật. Đất đai ở đây
có những vùng khá thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, trồng rừng
nguyên liệu cho năng suất cao, cần đầu tư khai thác tốt để đưa lại hiệu
quả kinh tế. Ngồi ra, các xã vùng đệm có tiềm năng đất đai để sản xuất
nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại nhưng chưa được khai thác triệt để do
bị hạn chế về trình độ dân trí, các cơ chế chính sách. Đặc biệt, khu vực có
tiềm năng phát triển kinh tế chăn ni như Trâu, Bị, Hươu, Dê,... Các cấp
chính quyền và các ngành liên quan cần có giải pháp thích hợp để khai

thác tiềm năng tạo việc làm cho người lao động tăng thêm thu nhập, góp
phần xố đói giảm nghèo, giảm sức ép của con người đối với tài nguyên
rừng.

15


CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 09/2011 đến tháng 04/2012 ở
KBTTN Kẻ Gỗ, gồm 4 đợt nghiên cứu:
- Đợt 1: tháng 09 năm 2011
- Đợt 2: tháng 10 năm 2011
- Đợt 3: tháng 11 năm 2011
- Đợt 4: tháng 03 năm 2012
2.2. Các điểm thu mẫu nòng nọc ở KBTTN Kẻ Gỗ
Sinh cảnh thu mẫu
1

Vị trí

Trạm

Sinh cảnh rừng thứ sinh: Phân bố 18o 08.162’ -

Rào

rộng, rải rác khắp hai sườn núi. Đây là 18o 09.306’ N


Độ cao
15 - 80

Trường kiểu rừng xuất hiện sau khai thác và 105o 57.35.2’ -

2

Khe chiếm một diện tích khá lớn trên tuyến 105o 57.44.4’E

Rào

thu mẫu. Xen lẫn với rừng tre nứa vẫn

trường
Khe

có các loại thân gỗ nhỏ.
Sinh cảnh rừng thứ sinh: Sinh cảnh 18o 08.23.1’ - 8-120

Rào

này chiếm ưu thế sau khai thác 5-10 18o 08.306’ N

Trường năm, một số nơi được phủ bởi rừng 105o 57.029’ 105o 57.116’ E

- Đỉnh trồng
dông

Sinh cảnh sông suối: Tuyến thu mẫu
này đặc trưng cho sinh cảnh sơng suối

có độ cao từ 400m đến 500m. Lòng
suối từ 4-6m với độ dốc cao, dòng chảy

3

mạnh.
Ven bờ Sinh cảnh rừng thứ sinh (do khai thác 18o 08.246’ - 10 - 150
hồ
Đỉnh

- gỗ trái phép): Phân bố nhiều ở vành đai 19o 10.252’ N
tiếp giáp với khe Rào Trường có độ cao 105o 57.420’ -

16


dơng

120m, chủ yếu là lồi Chị chỉ 105o 57.180’ E
(Parashorea chinensis) chiếm ưu thế
trên đất ven suối. Kiểu rừng này có các
lồi ưu thế tầng cao như Trường
(Amesiodendron chinensis), Táu mật

4

Khe

(Madhuca pasquirea )
Sinh cảnh sơng suối: sơng suối có độ 18o 06.350’ - 15-50


Bưởi

cao từ 50m đến 100m. Lòng suối từ 4- 18o 06.366’ N
8m với độ dốc thấp, dòng chảy chậm.

105o 57.045’ -

Thường gặp có 2 sinh cảnh: sinh cảnh 105o 57.076’ E
rừng thứ sinh và sinh cảnh savan núi
đất. Kiểu rừng này ít bị tác động, vẫn
cịn giữ nhiều nét ngun vẹn và hiểm
trở có các lồi thực vật phổ biến như
Nghiến Trâm núi, Gội núi… Đây là
điểm phân bố và cư trú chủ yếu của các
5

Khe

loài Sơn dương.
Rừng thứ sinh ít bị tác động: Thành 18o 06.393’ - 30-150

Bưởi - phần thực vật chủ yếu gặp Sến, Táu, 18o 06.565’ N

6

Đỉnh

Chò chỉ, Dẻ… ở tầng cao, tầng thấp gặp 105o 57.114’ -


khe

nhiều loài như Cọ phèn (Protium 105o 57.478’ E

bưởi 1
Khe

Serratum), Giang, Song, Mây…
Rừng thứ sinh ít bị tác động: Thành 18o 06.393’ - 10-80

Bưởi - phần thực vật chủ yếu gặp Sến, Táu, 18o 06.487’ N

7

Đỉnh

Chò chỉ, Dẻ… ở tầng cao, tầng thấp gặp 105o 57.114’ -

khe

nhiều loài như Cọ phèn (Protium 105o 57.189’ E

bưởi 2
Khe

Serratum), Giang, Song, Mây…
Sinh cảnh sông suối: Sinh cảnh này 18o 06.409’ - 10-120

Mơn


đại diện là sống suối nhỏ 2-4m, dịng 18o 06.118’ N
chảy mạnh về phía thượng nguồn, gặp 105o 58.556’ 17


nhiều các loài cây ven suối và giang, 105o 59.020’ E
8

nứa
Rừng thứ sinh ít bị tác động. Thành 18o 06.118’ - 10-100

Khe

Môn - phần thực vật chủ yếu gặp Táu, Chò 18o 06.487’ N

9

Đỉnh

chỉ, De… ở tầng cao, tầng thấp gặp 105o 59.020’ -

khe

nhiều loài như dương xỉ, Giang, Song, 105o 59.189’ E

môn
Trạm

Mây…
Rừng thứ sinh (Do khai thác gỗ trước 18o 06.297’ -


mũi

đây phục hồi )

15-150

105o 59.189’ -

tru-khe Phân bố ở vành đai tiêp giáp với khe cái 105o 57.024’ E
mũi tru có độ cao 8om
2.3. Tư liệu
Phân tích các mẫu vật trên thực địa năm 2011, 2012. Mẫu được lưu
giữ tại phịng thí nghiệm động vật. Khoa sinh học, Trường Đại Học Vinh.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu thực địa
- Phương pháp thu mẫu: mẫu được thu bằng vợt hoặc bắt bằng tay,
vào các thời gian khác nhau trong năm.
- Thu thập các dẫn liệu liên quan đến mơi trường, sinh cảnh sống:
+ Loại hình thuỷ vực nơi thu mẫu: khe suối, các vũng nước đọng...
+ Đặc điểm thuỷ vực: khe suối có nước chảy yếu hay mạnh, vùng
nước quẩn; diện tích vực nước; độ sâu vực nước, độ sâu nơi thu mẫu
nòng nọc.
+ Đặc điểm nền đáy thuỷ vực: nền cát, đá cuội, lá mục...
+ Thành phần thực vật, động vật thuỷ sinh khác
+ Vị trí nơi thu mẫu: ven khe suối, giữa suối...

18


Hình 2.1. Suối ở rừng thứ sinh khe Mơn


Hình 2.2. Suối ở rừng thứ sinh khe Bưởi

19


Hình 2.3. Bản đồ KBTTN Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)
20


2.4.2. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật
Mẫu thu được cố định trong cồn 900 trong 1 giờ, sau đó chuyển
sang bảo quản trong dung dịch hỗn hợp gồm cồn 70 0 + formalin 10% với
tỉ lệ 50 : 50.
Mẫu thu ở mỗi vị trí được đánh số và bảo quản trong hộp nhựa
riêng.
2.4.3. Dụng cụ hoá chất
- Vợt: được lằm bằng vải màn mềm để tránh mẫu bị cọ xát dẫn
đến hư hỏng.
- Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường, nhiệt độ nước, pH nước.
- Hộp nhựa đựng mẫu.
- Formalin 35 - 40%, 10%; cồn 900, 700.
2.4.4. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
2.4.4.1. Phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc
- Hình dạng cơ thể: thân hình trịn, oval hoặc elíp tuỳ từng lồi và
nhóm loài. Thân cao nếu chiều cao thân lớn hơn chiều rộng thân (H > W),
thân trung bình (H = W), thân dẹp (H < W).
- Mắt: lớn, nhỏ hay trung bình so với kích thước cơ thể; vị trí mắt
ở mặt bên hay mặt trên (hình 2.4).


a
b
Hình 2.4. Vị trí mắt của nòng nọc nọc (theo McDiarmid R. W.,
Altig R., 1999) [27]
a. Phía bên; b. Phía trên
- Mũi: vị trí ở phía bên, phía trên hoặc trước.

21


- Đĩa miệng: hình dạng đĩa miệng: trịn hay elíp, bầu dục...; đĩa
miệng có dạng thuỳ bám, dạng phễu hút, dạng ăn mặt nước, dạng bám
đáy (hình 2.5).

a

b c
Hình 2.5. Các dạng đĩa miệng ở nòng nọc (theo Lê Thị Quý 2010 [9]

d

(a. Dạng thuỳ bám - Quasipaa; b. Dạng phễu - Leptolalax; c. Dạng
ăn mặt nước - Megophrys; d. Dạng bám đáy - Amolops)
- Vị trí đĩa miệng: ở trên (180 0), dưới (00), trước (900) hoặc
trước dưới (hình 2.6).

a

c


b

d

Hình 2.6. Vị trí của đĩa miệng ở nịng nọc lưỡng cư [9]
a. Miệng trên (Megophrys longipes); b. Miệng dưới (Amolops
rickettii); c. Miệng trước (Microhyla fissipes - Hendrix et al.); d. Miệng
trước dưới (Leptobrachium sp.)
- Răng sừng: công thức răng (LTRF): số lượng răng sừng nguyên,
chia ở môi trên, môi dưới; hướng của răng sừng, hình dạng... (hình 2.7).

22


Hình 2.7. Cấu tạo đĩa miệng của nịng nọc [27]
AL: môi trên; A-1 và A-2: hàng răng sừng đầu tiên và thứ hai; A-2
GAP: khoảng trống giữa hàng răng thứ hai của mơi trên; LJ: bao hàm
dưới; LP: khía bên của bao hàm trên; M: miệng; MP: gai thịt ở phía bên;
OD: đĩa miệng; PL: mơi dưới; P-1, P-2, và P-3: hàng răng đầu tiên, thứ
hai và thứ ba của môi dưới; SM: gai thịt gần mép; UJ: bao hàm trên.

- Gai thịt:
+ Hoàn toàn (bao quanh đĩa miệng); đứt đoạn (có ở phía bên, có ở
trên, có ở phía dưới, có ở phía bên và phía dưới...); hoặc khơng có (hình
2.6).

A

B


C

D

Hình 2.8. Các dạng gai thịt ở nịng nọc [9]
Gai thịt hoàn toàn (a); gai thịt viền hai bên và phía dưới (b), viền
hai bên (c), khơng có gai thịt (d)
+ Hình dạng gai thịt, mật độ, khoảng cách giữa các gai thịt; hướng
của các gai thịt, số hàng gai thịt...
- Bao hàm: hình dạng, độ lớn của bao hàm trên, bao hàm dưới...

23


Hình 2.9. Các dạng bao hàm ở nịng nọc [27]
B. Meristogenys arphnocnemis (Ranidae); C. Hyla femoralis
(Hylodae); D. Rana sphenocephala (Ranidae); E. Ceratophrys cornuta
(Leptodactylidae); F. Plectrohyla ixil (Hylidae); G. Mantidactylus lugubris
(Rhacohporidae); H. Hyla pictipes (Hylidae); I. Ansonia longidigita
(Bufonidae); J. Heleophrynae (Heleophrynidae)
- Lỗ thở: có dạng đơn (ở phía bên hoặc phía bụng) hoặc kép (trước
- giữa - sau bụng) (hình 2.8).
- Đi: hình dạng vây đi (thấp/ cao), nếp trên vây đi, nếp dưới
vây đi; cơ đi trịn/ dẹp/ dạng sợi..., dày hay mỏng...
- Màu sắc: khi sống, màu sắc bảo quản.

Hình 2.10. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lưỡng cư [27]
A. Lỗ thở đơn, bên trái (Dendrobates tinctorius); B. Lỗ thở đơn, bên
trái với ống dài (Otophryne pyburni); C. Lỗ thở kép, phía bên


24


(Lepidobatrachus llanensis); D. Lỗ thở kép, phía bên - bụng (Rhinophrynus
dorsalis); E. Lỗ thở đơn, phía bụng sau (Kaloula pulchra); F. Lỗ thở đơn, giữa
bụng (Ascaphus truei)
2.4.4.2. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái nịng nọc
Đặc điểm hình thái nịng nọc được phân tích theo Grosjean S.
(2001) [17] và được mơ tả ở hình 2.11.

Hình 2.11. Phương pháp đo nịng nọc (theo Grosjean S., 2001 có bổ sung)
Các chỉ tiêu hình thái nịng nọc và kí hiệu:
bl: Dài thân (đo chiều dài từ mút mõm đến gốc đuôi).
bh: Cao thân (đo ở vị trí cao nhất của thân).
bw: Rộng thân (đo ở vị trí rộng nhất của thân).
ed: Đường kính mắt (đo chiều dài lớn nhất của mắt).
ht: Cao đi (đo ở vị trí cao nhất của đi).
lf: Chiều cao lớn nhất nếp dưới vây đuôi (đo ở vị trí cao nhất nếp
dưới vây đi từ mép dưới của cơ vây đuôi).
nn: Khoảng cách 2 mũi (đo khoảng cách giữa hai lỗ mũi).
np: Khoảng cách mắt - mũi (đo khoảng cách từ mũi đến giữa mắt).
odw: Rộng miệng (đo chiều rộng lớn nhất của đĩa miệng, kể cả
viền miệng).
pp: Khoảng cách giữa hai mắt (đo khoảng cách giữa hai bờ của
mắt).
rn: Khoảng cách từ mũi đến mõm (đo khoảng cách từ mút mõm
đến mũi).
25



×