Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Thu hút FDI xanh vào thủ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.5 KB, 77 trang )

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
“Thu hút FDI Xanh vào Thủ đơ Hà Nội”

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Hoàng Kim Thu
Sinh viên thực hiện : Hồ Thu Trang
Mã sinh viên

: 5063106068

Lớp

: KTĐN CLC 6.2

Hà Nội, tháng 6/20 ỉ 9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ba mươi năm là quãng thời gian không phải quá dài đối với tiến trình
phát triển của một đất nước, nhưng cũng đủ để đánh giá tồn diện về chính sách
mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của Đảng và Nhà nước ta. Qua
đấy, đánh giá để thấy được những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế
và rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó định hướng chiến lược thu hút, nâng cao
chất lượng dòng vốn ĐTNN, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn
mới.
Sau 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã đạt được
những kết quả ấn tượng. Trong đó, 10 năm đổi lại đây, dịng vốn FDI hàng năm
tăng khoảng 1000%. Tính riêng năm 2018, tổng vốn dự án FDI cấp mới và tăng
thêm đạt gần 35,46 tỷ USD, đã thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với
năm 2017 (Cục Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Nguồn vốn FDI ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thể hiện qua


các mặt như: nộp ngân sách Nhà nước, tạo giá trị gia tăng và quan trọng hơn cả
là góp phần phát triển xã hội. FDI cũng đã tạo tiền đề giúp mở rộng quan hệ
Việt Nam vươn ra thế giới.
Bên cạnh những thành tựu tích cực FDI mang lại cho Việt Nam nhưng
đồng thời cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề làm ảnh hưởng tiêu cực đến phát
triển bền vững và chất lượng cuộc sống. Chất lượng FDI thấp dẫn đến phải
đánh đổi các vấn đề về môi trường. Đặc biệt hơn khi các vấn đề ô nhiễm môi
trường, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng xảy ra ở Hà Nội - thủ đơ của Nước
Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cái nôi của kinh tế, chính trị, văn hố,
xã hội,... của cả nước. Từ đó, địi hỏi sự thay dổi theo phương thức mới, thu hút
dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi xanh - FDI Xanh.

2


Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội giai đoạn (2018 - sau
2025), hướng tới xây dựng Thành phố thông minh với mục tiêu : “Xanh, Vănhiến,
Văn minh, Hiện đại” của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội đặt ra.
Theo trang thông tin từ cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, hiện nay thành phố đang
nỗ lực thực hiện và bám sát chính sách xây dựng Thành phố Thông minh
“ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới đạt các tiêu chuẩn,
quy chuẩn khu vực và thế giới trong các lĩnh vực cung cấp nước sạch, sử dụng
năng lượng xanh, xử lý rác thải, xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo mục tiêu
phát triển xanh, bền vững. Hà Nội cùng các Tỉnh, Thành phố trong vùng, sẽ
xây dựng kế hoạch khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương
để giải quyết các vấn đề chung như: xử lý môi trường; phát triển năng lượng
xanh;...”. Các vấn đề về môi trường đang được thành uỷ Hà Nội quan tâm đặc
biệt, để thực hiện các mục tiêu sắp tới của Thủ đơ cần phải gắn với phát triển
xanh. Chính vì thế, mục tiêu đặt ra phải đồng bộ các nguồn vốn để xây dựng hệ
thống xanh là điều tất yếu. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguốn vốn

quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu “xanh”.
Đe thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ như ngày nay khơng chỉ là sự nỗ
lực của tồn thể Ban lãnh đạo và người dân thành phố mà còn nhờ sự giúp sức
của Dịng vốn đầu tư Trực tiếp Nước ngồi đổ vào. Tuy nhiên, hoạt động sử
dụng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được tối ưu, chưa xứng tầm
với tiềm năng của thành phố cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
và hiệu quả thấo hơn những gì Thủ đơ Hà Nội đánh đổi từ trước đến nay.
Các tỉnh thành khác như Bình Dương, Bình Thuận,... ở Việt Nam đang áp
dụng thu hút nguồn vốn FDI trong tái tạo sử dụng năng lượng thay thế để bảo vệ
môi trường hơn như sản xuất điện bằng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Các tỉnh thành khác đã và đang hành động vì kinh tế, mơi xã hội, môi trường. Là
đầu tàu cả nước, thủ đô văn hiến Hà Nội càng cần thiết trong việc thay đổi chính
sách để thu hút nguồn vốn trực tiếp nước ngồi xanh hơn hết.

3


Vấn đề thu hút vốn đầu tư Trực tiếp Nước ngồi là một trong những chủ
đề được các nhà chính sách, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, đã cónhiều
nghiên cứu về đề tài này. Song hiện chua có bài nghiên cứu, cơng trình
khoa học nào về FDI Xanh vào thủ đơ Hà Nội cụ thể. Vì vậy, em quyết định
chọn đề tài “Thu hút FDI Xanh vào Thủ đô Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan:
Hiện chua có cơng trình nghiên cứu về Thu hút FDI Xanh vào thủ đơ Hà
Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tổng quan về thu hút vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngoài xanh tại
Hà Nội giai đoạn 20008-2018, qua đó đề xuất giải pháp thu hút nguồn vốn đầu

tu trực tiếp nuớc ngoài xanh vào Hà Nội.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hố những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tu trực tiếp
nuớc ngoài và đầu tu trực tiếp nuớc ngồi xanh

-

Tìm hiểu thực trang thu hút FDI Xanh vào Thủ đơ Hà Nội và những
tác động của nó đến sự phát triển của Hà Nội

-

Đề ra giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tu nuớc ngoài xanh vào
Thủ đô Hà Nội

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài luận văn này, em sử dụng phương pháp nghiên cứu khố luận
dựa trên phân tích, tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, ngồi ra sử dụng thêm
phương pháp thống kê, mô tả dựa trên các nguồn thông tin, dữ liệu thứ cấp; các
biện pháp so sánh, phân tích, đối chiếu các nguồn dữ liệu có được để có thể đi
đến kết luận, đưa ra đánh giá xác đáng, có giá trị khoa học, đồng thời đảm bảo
4


tính cấp thiết, tồn diện về đối tượng nghiên cứu.

5



Nguồn số liệu đuợc thu thập từ những nguồn đáng tin cậy nhu Tổng cục
thống kê Việt Nam; Cục Đầu tu nuớc ngoài; Bộ Kế hoạch và Đầu tu; Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Diễn đàn thuơng mại và phát triển Liên
Hợp Quốc (UNCTAD).
5. Ket cấu khố luận
Ngồi phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục viết tắt, danh mục tham khảo
và kết luận, khoá luận có 3 chuơng chính:
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 2: PHẦN TÍCH THựC TRẠNG DỊNG VỐN FDI XANH
VÀO HÀ NỘI (2008-2018)
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI XANH VÀO HÀ
NỘI

6


Chương 1
Cơ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Tổng quan FDI

1.1.1.

Khái niệm FDI

FDI (Foreign Direct Invesment) - Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài là hoạt
động lưu chuyển vốn mạnh mẽ trên thế giới với hàng trăm triệu mỗi năm. Hiện
nay, FDI có rất nhiều định nghĩa khác nhau trên thế giới, tuỳ thuộc vào mục

đích, góc độ nghiên cứu, khái niệm về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” được khái
quát dưới những cách tiếp cận của mỗi người.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: “FDI là một hoạt động đầu tư được thực
hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động
trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, Múc đích
của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự của doanh nghiệp”.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD: Năm 1999, OECD đã
đưa ra khái niệm về FDI: “ Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện
nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt
là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý
doanh nghiệp bằng cách:
-

Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc chi nhánh thuộc toàn
quyền quản lý của chủ đầu tư

-

Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có

-

Tham gia vào một doanh nghiệp mới

-

Cấp tín dụng dài hạn (>5năm)

-


Quyền kiểm sốt: nắm giữ từ 10% cổ phần hoặc biểu quyết trở lên”.


Hai khái niệm về FDI của IMF và OECD có ý nghĩa gần giống nhau, đều
chỉ việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài và tạo ảnh hưởng đối với việc quảnlý doanh
nghiệp. Khái niệm của OECD có điểm khác biệt khi chỉ ra cụ thể hcm
các hình thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý doanh
nghiệp.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO\ “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. Theo WTO,
FDI được hiểu là quyền quản lý tài sản trên lãnh thổ nước khác.
Theo Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
hoạt động đầu tư do các tổ chức, cá nhân nước ngoài tự mình hoặc kết hợp với
các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản vào một đối
tượng nhất định, dưới một hình thức đầu tư cụ thể. Họ tư mình hoặc cùng chịu
trách nhiệm pháp lý trực tiếp và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như kết quả kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ nắm giữ quyền kiểm soát và sở hữu
vốn”.
Tóm lại, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm FDI nhưng ta
có hiểu đơn giản đây là dịch chuyển dòng tiền/tài sản từ nơi này sang nơi khác
không cùng vùng lãnh thổ để quản lý một doanh nghiệp với trách nhiệm tương
ứng lượng tiền/tài sản đầu tư vào.
1.1.2.

Các hình thức FDI

Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã chỉ rõ các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư dưới những hình
thức sau:

1.1.2.1.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi

Đây là loại hình thức doanh nghiệp thuộc sở hữu hồn toàn của nhà đầu
tư nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài đứng ra thành lập và tự chịu toàn bộ
trách nhiệm quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình. Ở Việt Nam,
các nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp dưới hình thức cơng ty Trách


nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.


1.1.2.2.

Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là
doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh
được ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc các Bên nước ngoài
đầu tư kinh doanh tịa nước sở tại. Pháp nhân mới được thành lập theo hình thức
cơng ty TNHH trong đó phần vốn góp của nước ngồi khơng hạn chế mức tối
đa, nhưng mức tối thiểu theo quy định của luật không dưới 30% vốn pháp định.
1.1.2.3.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Coopertion Contract - BCC)

Đầu tư theo hình thức hợp đồng họp tác kinh doanh (BCC) là hình thức
đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm họp tác kinh doanh phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Trong đó quy định

trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh theo nghĩa vụ trong họp đồng mà
không cần thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng họp tác kinh doanh có thể được
kết thúc trước thời hạn nếu thoả mãn đủ các điều kiện quy định trong họp đồng,
họp đồng cũng có thể được kéo dài khi có sự đồng ý của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
1.1.2.4.

Đổi tác công - tư (Public Private Partnership - PPP)

ppp là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối họp thực hiện Dự án phát
triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Họp đồng dự án. Với
mơ hình ppp, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư
nhân được khuyến khích cung cấo bằng cơ chế thanh tốn theo chất lượng dịch
vụ. Các mơ hình PPP:
-

Mơ hình nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó
cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông
qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác.


-

Mơ hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build
- Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận
hànhcơng trình nhưng nó vân thuộc sở hữu nhà nước.

-

Mơ hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate Transfer) là hình thức do cơng ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận

hành cơng trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao tồn bộ cho
nhà nước.

-

Mơ hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành) là mô hình sau khi
xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho nhà nước sở hữu nhưng công ty thực
hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác cơng trình

-

Mơ hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate)
là hình thức cơng ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng cơng trình, sở hữu và
vận hành cơng trình.
Hiện nay, hình thức FDI chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh do được các

chủ đầu tư ưu chuộng vì dễ dàng thâm nhập thị trường hiệu quả, tận dụng được
các mối quan hệ tại nước tiếp nhận.
1.1.3.

Phân loại FDI

1.1.3.1.

Theo hình thức xâm nhập

Hình thức FDI này được chia làm 2 loại:
-

Đầu tư mới (Greentĩeld Investment): là hình thức chủ đầu tư sẽ đầu tư

mới hoàn toàn từ xây dựng cơ sở vật chất, kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu
tư. Thường các nước tiếp nhận đầu tư thích hình thức này vì tạo thêm việc làm,
tăng thêm vốn và gia tăng giá trị cho nước tiếp nhận.

-

Mua bán và sát nhập (Cross-border Merger & Acquisition): là loại
hình các chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sát nhập một cơ sở sản xuất kinh
doanh có sẵn ở nước tiếp nhận đầu tư. Hình thức này được nhiều nhà đầu tư ưa
chuộng vì chi phí thấp, xâm nhập thị trường nhanh.


1.1.3.2.

Theo mục tiêu đầu tư của chủ đầu tư


FDI theo mục tiêu đầu tu đuợc chia làm 4 loại:
-

FDI tìm kiếm nguồn lực (Resource-seeking): Các nhà đầu tu nhằm đạt
đuợc các lợi ích khác nhau nhu dây chuyền sản xuất, nguồn lao động rẻ hoặc
tài nguyên thiên nhiên. Các nuớc tiếp nhận đầu tu thuờng là các nuớc đang
phát
triển và có nguồn cung dồi dào và rẻ nhu Đơng Nam Á, Châu Phi.

-

FDI tìm kiếm thị truờng (Market-seeking): Hình thức này giúp nhà
đầu tu duy trì thị truờng hiện có hoặc đầu tu vào thị truờng mới.


-

FDI tìm kiếm hiệu quả (Effficiency-seeking): Nhà đầu tu mong muốn
tăng hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mơ hay
phạm
vi hoặc cả hai.

-

FDI tìm kiếm tài sản chiến luợc (Strategic-Asset-seeking): Để ngăn
chặn đối thủ cạnh tranh có đuợc lợi thế từ các nguồn lực tại nuớc tiếp nhận đầu
tu. Các nhà đầu tu thuờng xem xét và chủ động chiếm lấy nguồn lực đấy.

1.1.3.3.

Theo định hướng của nước tiếp nhận đầu tư

Nuớc tiếp nhận đầu tu thuờng theo 3 kiểu định huớng sau:
-

FDI thay thế nhập khẩu: chủ yếu ở các nuớc kém và đang phát triển.
Nguyên nhân do dung luợng thị truờng nội địa, nguồn ngun liệu và nhân
cơng có sẵn, chịu các rào cản thuơng mại về xuất nhập khẩu, chua đáp ứng các
chi phí vận tải, bảo hiểm, tuy nhiên cơng nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu nên cần
hợp tác với nhà đầu tu nuớc ngoài để khai thác thị truờng trong nuớc.

-

FDI định huớng xuất khẩu: nguợc lại với nhập khẩu, hình thức xuất

khẩu nhằm cân bằng cán cân thuơng mại, không bị hạn chế về xuất khẩu và cơ
lợi thế uu đãi trong sản xuất.

-

FDI theo các định huớng của Chính phủ: giúp phát triển các ngành cịn
yếu kém trong nuớc tiếp nhân đầu tu, các ngành kinh tế khó khăn và cải thiện
cán cân thanh toán.


1.1.3.4.

Theo quan hệ của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư


Các chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư hợp tác theo 3 kiểu như sau:
-

FDI theo chiều dọc (Vertical FDI): các nước đi đầu tư nhằm khai thác
tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, nguồn lao động, đất đai giá rẻ của
nước
tiếp nhận đầu tư.

-

FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI): hầu hết các nhà đầu tư sẽ đầu
tư vào các nước có cùng loại sản phẩm hoặc sản xuất tương tự ở nước tiếp
nhận
đầu tư mà họ có lợi thế cạnh tranh.


-

FDI hỗn hợp (Mixed FDI): là sự kết hợp giữa chiều ngang và chiều
dọc, chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh
vực khác nhau.

1.1.4.

Ỷ nghĩa của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư

FDI có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, xã
hội, nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Thứ nhất, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế\ Đối với các nước
đang phát triển, xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng. Thông gia FDI,
các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới vì hầu hết các
hoạt động FDI đều Công ty xuyên Quốc gia (TNCs) năm thực hiện. Ở các nước
đang phát triển, TNCs đóng vai trị quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu
do vị thế và uy tín trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế. Tại Việt
Nam, năm 2018, các doanh nghiệp FDI đóng góp 71 % vào tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước đạt giá trị 175,52 tỷ USD. Điều này thể hiện các doanh nghiệp
FDI có đóng góp chủ chốt trong xuất khẩu của nước đang phát triển góp phần
thúc đẩy tăng trưởng nên kinh tế.


Thứ hai, FDI giúp bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế\ Trong
giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu
tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc khơng có lích luỹ nên rất cần vốn từ bên ngồi
bổ sung cho vốn đầu tư phát triển kinh tế. Loại hình FDI không quy định mứcđầu tư
vốn tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu do vậy cho phép các nước sở
tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực để tăng cường

và phát triển kinh tế.
Thứ ba, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm
quản lý kinh doanh của nước ngoài'. Đối với các nước phát triển thì FDI góp
phần bổ sung và hồn thiện cơng nghệ. Đối với các nước đang phát triển trình
độ cơng nghệ lạc hậu thấp kém thì FDI được coi là một phương tiện hữu hiệu
để nhập cơng nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngồi bằng các con đường khác
nhau.
-

Nhập khẩu cơng nghệ có trình độ cao hơn thơng qua việc mua bằng
phát minh và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành công nghệ phù hợp cho
mình (như Nhật Bản, Hàn Quốc). Con đường này giúp các nước tạo lập được
nền tảng công nghệ riêng và giảm mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước
ngoài.
Tại Việt Nam, nhờ mua lại phát minh và bằng sáng chế, Tập đồn Dầu khí
(PVN) đã làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến nhất thế giới hiện
nay như công nghệ khai thác Landmark, GeoQuest,...đạt được hiệu quả kinh tế
cao.

-

Khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, các chủ đầu tư không chỉ
chuyển vào vốn bằng tiền mà cịn chuyển cả vốn vơ hình như tri thức khoa
học,
bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường,..cũng như đưa chuyên gia nước
ngoài vào và đạo tạo chuyên gia người bản xứ về các lĩnh vực đó. Điều đó cho
phép nước tiếp nhận đầu tư khơng chỉ nhập khẩu cơng nghệ đơn thuần mà cịn
nắm giữ cả những kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát



triển nó, nhanh chóng tiếp cận được cơng nghệ hiện hại ngay cả khi nền tảng
công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ.


Thứ tư, FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cẩu kinh tế'. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội của tại nền
kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễnra
mạnh mẽ ngày nay. FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối
ngoại, thông qua các hoạt động trao đổi giao thuơng, các quốc gia trên thế giới
đòi hỏi sự thay đổi để phù hợp sự phân công lao động quốc tế. Duới tác động
của FDI, một số ngành nghề đuợc kích thích phát triển, tăng tỷ trọng trong cơ
cấu kinh tế. Ngoài ra, bằng cách chuyển giao những công nghệ sản xuất và lĩnh
vực sản xuất đã mất sức cạnh tranh ở nuớc chủ đầu tu nhung còn là mới và khá
hiện đại ở nuớc tiếp nhận đầu tu, FDI góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế nuớc
tiếp nhận đầu tu theo huớng CNH-HĐH và quốc tế hố.
Tại Việt Nam, FDI cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay
đổi nền kinh tế và thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ chất luợng cao nhu tài
chính-ngân hàng, bảo hiểm, kiểm tốn, giáo dục, y tế, khách sạn,... đẩy nhanh
cơng nghiệp hố-hiện đại hoá ở một số địa phuơng, làm thay đổi bộ mặt đất
nuớc.
Thứ năm, FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tăng thu ngân sách
quốc gia.
-

Thông qua việc tạo ra daonh nghiệp mới và mở rộng quy mô doanh
nghiệp, FDI đã tạo việc làm cho số luợng lớn nguời lao động đặc biệt với
nguồn
lao động dồi dào ở các nuớc đang phát triển. Không chỉ tạo ra nhiều việc làm
mới, các doanh nghiệp FDI cịn có tác động tích cực trong việc phát triển
nguồn

nhân lực trình độ cao do u cầu cơng việc cao với trình độ cao hơn. Không
chỉ
cải thiện lĩnh vực giáo dục đào tạo, các doanh nghiệp FDI còn quan tâm đến cả
sức khoẻ, y tế, môi truờng cho nguời lao động.

-

Các doanh nghiệp FDI giúp phát triển kinh tế, xã hội mà còn tăng thu
ngân sách quốc gia. Việc các doanh nghiệp đầu tu sản xuất và kinh doanh ở


quốc gia khác sẽ phải chịu các khoản thế nhất định khác. Nguồn thu từ thuế
đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia của nuớc tiếp nhận đầu tu. Đây là một lợi
thế cho các nuớc đang phát triển, có thể dùng nguồn thu ngân sách này duy trì
Chính phủ, đầu tu cải thiện đời sống xã hội cho nguời dân.


Ở Việt Nam, FDI giúp tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thu về cho
ngân sách nhà nước với tổng giá trị giai đoạn 1994-2000 từ 1,8 tỷ USD lên 23,7
tỷ USD giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2017, khu vực FDI đóng góp vào
nguồn thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam hiện nay là Tập đoàn Samsung
của Hàn Quốc đã tạo ra 1 triệu việc làm cho người lao động Việt Nam, cải thiện
trình độ giáo dục đào tạo, chăm lo cho đời sống cơng nhân của Samsung đạt
tiêu chuẩn lao động.
Ngồi ra, sau 30 năm thu hút và sử dụng, nguồn vốn FDI đã góp phần
tích cực hồn thiện kinh tế, mơi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc
kinh tế thị trường, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hỗ
trợ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế.

1.1.5.

Hạn chế của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư

Hoạt động chuyển giá. với nhiều ưu đãi nhất là về thuế cho nước chủ đầu
tư đã làm thất thoát, giảm nguồn thu thuế của Nhà nước. Việc khai báo thuế
giữa công ty mẹ ở nước chủ đầu tư và công ty con ở nước tiếp nhận đầu tư
chênh lệch sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp chủ đầu tư nhưng
thất thoát nguồn thu thuế của doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư.
De dàng bị phụ thuộc kinh tế, chỉnh trị, văn hoá, xã hội từ nước chủ đầu
tư\ thực tế cho thấy, việc tiếp nhận nguồn vốn lớn từ nước ngoài khiến các nước
tiếp nhận đầu tư bị ràng buộc chính trị như cải tổ chính sách, điều chỉnh cơ
cấu, tư nhân hoá,... do những điều lệ đi kèm với khoản đầu tư. Tạo ra bong
bóng bất động sản làm nền kinh tế mất ổn định trong thời gian dài.


Tiếp thu công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng: là
vấn đề vô cùng đáng quan tâm tại các nước tiếp nhận đầu tư. Hầu hết các nước
tiếp nhận đầu tư là các nước đang phát triển. Vì vậy, việc thiếu hiểu biết, chưa
có kinh nghiệm kiểm tra và định giá sai công nghệ khiến các nước tiếp nhậnđầu tư
chịu nhiều thiệt thịi. Các cơng nghệ được chuyển giao chủ yếu là công
nghệ lạc hậu, không chỉ kém hiệu quả mà còn gây thiệt hại đến môi trường sinh
thái của nước tiếp nhận đầu tư, biến các nước này thành bãi rác thải cơng nghệ.
Ví dụ cụ thể tại Việt Nam, năm 2001, ngay sau khi được thơng qua quyết định
đầu tư, tập đồn Formusa (Đài Loan) đã rót hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng
khu công nghiệp sản xuất sợi, dệt và nhựa. Năm 2008, tập đoàn này được cấp
phép xây dựng dự án tại khu kinh tế Vũng Ánh (Hà Tĩnh) và để lại nhiều tai
tiếng xấu gây hại đến môi trường Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 2016, Formusa
xả thải ra biển làm các chết trắng tại bốn tỉnh miền Trung. Không chỉ gây hại
về mơi trường, tập đồn này cịn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế khi gây thiệt

hại cả trăm triệu USD, khiến xã hội bạo loạn khi người dân đứng lên biểu tình
vì bức xúc. Qua đây để thấy, nước tiếp nhận đầu tư là Việt Nam đã chịu nhiều
thiệt hại do chấp thuận FDI từ Đài Loan mà chưa tính đến hậu quả nghiêm trọng
hệ luỵ về sau.
1.2.

Tổng quan về FDI Xanh

1.2.1.

Khái niệm FDI Xanh

Hiện nay, chưa có một định nghĩa hồn chỉnh hay cách đo lường chính
xác về khái niệm FDI Xanh trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bởi việc xác
định FDI Xanh là không hề dễ dàng, rất khó để phân loại FDI Xanh ở các dự
án đầu tư công nghệ, môi trường, năng lượng,... Tuy nhiên đến nay có thể hiểu
FDI Xanh theo 2 định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD
và của theo Hội nghị Liên họp quốc về Thương mại và Phát triển - UNCTAD
như sau:
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD: Từ năm 2011, một
nghiên cứu chính thức mang tên “OECD Worrking Paper: Defining and


Meassuring Green FDI” của Tổ chức họp tác và phát triển kinh tế được cho là
cơ sở của cho những bài nghiên cứu có liên quan đến FDI Xanh sau này. Theo
đó, OECD cho rằng FDI Xanh được hiểu theo 2 khía cạnh:


-


FDI đầu tư vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ môi trường.

-

FDI đầu tư vào lĩnh vực khắc phục những tổn hại môi trường sử dụng
năng lượng sạch hoặc tiêu hao ít năng lượng.
Đen năm 2015, trong báo cáo có tên “OECD Policy Framework for

Investment” - “Khung chính sách Đầu tư của OECD” một lần nữa định nghĩa,
chia nhỏ FDI Xanh đầy đủ hơn theo 3 khía cạnh:
-

Cơ sở hạ tầng xanh hoặc phủ xanh cơ sở hạ tầng hiện có

-

Quản lý bền vững tài nguyên và dịch vụ mà họ cung cấp

-

Các hoạt động trong sản xuất hàng hố và dịch vụ mơi trường trong
chuỗi giá trị xanh.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển - ƯNCTAD:

Hội thảo bàn tròn năm 2008 của UNCTAD có đề cập đến FDI Xanh dưới dạng
hai loại hình đầu tư sau:
-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tuân thủ theo tiêu chuẩn môi trường quốc
gia nước tiếp nhận đầu tư.


-

Đầu tư vào sản xuất trực tiếp các sản phẩm hành hố và dịch vụ mơi
trường tại nước tiếp nhận đầu tư.
Nhận thấy mức độ quan trọng của từ sự ảnh hưởng của môi trường đến

kinh tế, xã hội, năm 2010, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
đã đưa ra định nghĩa đi sâu hơn vào FDI Carbon Thấp, là một loại hình của FDI
Xanh.
Dù được hiểu theo định nghĩa của OECD hay UNCTAD, FDI Xanh đều
có điểm xuất phát giống nhau là phân chia FDI theo hai hướng. Tuy nhiên, định
nghĩa FDI Xanh của OECD tổng quát và đầy đủ hơn do được tổng hợp từ những
nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ môi trường của APEC, Eurostat và FDI carbon
thấp của UNCTAD.


Tại Việt Nam: Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ký ngày 25
tháng 09 năm 2012 về “Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh” không đưa
ra định nghĩa hay khái niệm về FDI Xanh nhưng có nhắc đến “Chiến lược tăng
trưởng xanh” với 3 mục tiêu cụ thể:
-

Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các
ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả
năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;

-

Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử

dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà
kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;

-

Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi
trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
Ngoài ra, trong bản Quyết định cũng có đề cập đến cơng nghệ xanh và

sản phẩm xanh. Công nghệ xanh được định nghĩa là “công nghệ phát triển, áp
dụng sản phẩm, trang bị và những hệ thống được dùng để bảo tồn môi trường
và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con người”. Sản
phẩm xanh là “sản phảm không độc hại, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả
và vô hại với môi trường”. Trong Quyết định của Thủ tướng dù không chỉ ra
định nghĩa cụ thể về FDI Xanh nhưng nêu ra được “tăng trưởng xanh”, “công
nghệ xanh”, “sản phẩm xanh”.
Tổng kết lại, FDI Xanh có thể hiểu là vốn đầu từ trực tiếp nước ngồi
vào quy trình sản xuất giảm thiểu phá huỷ môi trường hoặc sản xuất sản phẩm
và dịch vụ mơi trường nhằm mục đích phát triển hài hồ kinh tế, xã hội mà
khơng huỷ hoại môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tránh biến đổi
khí hậu và mất cân bằng sinh thái ở nước tiếp nhận đầu tư.


1.2.2.

Phân loại FDI Xanh

1.2.2.1.


FDI sạch

FDI Sạch là nguồn vốn đầu tu đảm bảo sự tăng truởng bền vững của nền
kinh tế, phải đáp ứng đuợc các yêu cầu sau:
Lợi ỉch kinh tế: Nguồn vốn đầu tu phải là đầu tu kinh doanh và không
nhằm vào lợi nào khác. Một khi tiến hành thực hiện đầu tu thì phải bảo đảm lợi
ích cho cả nuớc đầu từ và nuớc tiếp nhận đầu tu. Đối với nuớc đầu tu khi tiến
hành đầu tu phải nhận đuợc các lợi ích kinh tế nhu nguồn lao động và nguyên
liệu rẻ, tạo ra đuợc lợi nhuận trong quá trình đầu tu. Đối với nuớc tiếp nhận
đầu tu phải đảm bảo tăng truởng kinh tế cao, ổn định và bền vững; cân bằng
cán cân thuơng mại, cơ cấu đầu tu phát triển toàn diện các ngành, phát triển sản
xuất theo huớng thân thiện môi truờng, công nghiệp hố, phát triển nơng nghiệp
- nơng thơn bền vững, phát triển cơng nghiệp sạch.
Lợi ích xã hội: Nguồn vốn đầu tu trực tiếp nuớc ngồi phải bảo đảm đóng
góp vào quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh các
mục tiêu quốc gia nhu: tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển nguồn nhân lực;
giữ vững ổn định chính trị; đảm bảo quốc phịng an ninh; xố đói giảm nghèo;
giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao chất luợng giáo dục, nâng cao dân
trí, trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ...Với mục đích tạo điều kiện cho
con nguời sinh sống bất kỳ nơi đâu trong quốc gia hay trên cả hành tinh đều
đuợc thoả mãn các nhu cầu sống, đều có mức tiêu thụ hàng hố và dịch vụ tốt,
đều có trình độ học vấn cao, đều đuợc huởng những thành tựu về văn hố và
tinh thần, đều có đủ tài ngun cho cuộc sống sung túc.


×