Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 52 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

MỤC LỤC
Danh mục bảng…………………………………….……………..………………3
Danh mục hình……………………………………..……..…………………….....4
Quy ướcchử viết tắt trong báo cáo……………………..........………………….…..6
Phần 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................6
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................6
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.....................................................................7
1.2.1. Mục đích.................................................................................................7
1.2.2. Yêu cầu...................................................................................................7
Phần 2: TỔNG QUAN............................................................................................8
2.1. Các khái niệm môi trường và những thách thức mơi trường tồn cầu....8
2.1.1. Các khái niệm.........................................................................................8
2.1.2. Những thách thức mơi trường tồn cầu của rác thải................................9
2.2. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam10
2.2.1. Trên thế giới..........................................................................................10
2.2.2. Ở Việt Nam...........................................................................................13
2.3. Một số công nghệ ứng dụng xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam....15
2.3.1. Trên thế giới..........................................................................................15
2.3.2. Một số công nghệ ứng dụng xử lý rác thải ở Việt Nam.........................18
2.4. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở TP Vinh...................................................19
2.4.1. Nguồn phát sinh rác thải rắn sinh hoạt..................................................19
2.4.2. Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt...................................................19
2.4.3. Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt........................................................19
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................20
3.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................20
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................20
3.3.2. Phương pháp điều tra thực địa..............................................................20


3.3.3. Phương pháp định lượng rác thải..........................................................20
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................20
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vinh...........................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................23
4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở thành phố Vinh......................................26
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt........................................................26
-1-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
4.2.2. Phân loại...............................................................................................27
4.2.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt................................................................27
4.2.4. Lượng bình quân rác thải sinh hoạt trên đầu người...............................28
4.2.5. Thành phần rác thải sinh hoạt................................................................29
4.2.6. Tỷ trọng rác thải sinh hoạt.....................................................................30
4.2.7. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt..................................36
4.3. Các văn bản pháp quy về quản lý rác thải sinh hoạt……………..…….32
4.4. Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Vinh.............33
4.4.1. Tính hiệu quả của cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt...........................33
4.4.2. Những tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt........................35
4.5. Đánh giá công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Đông Vinh.......36
4.5.1. Khái quát bãi rác Đông Vinh.................................................................36
4.5.2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Đông Vinh.....................37
4.5.3. Đánh giá hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Đông Vinh..........41
4.6. Đề xuất một số giải pháp để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt.............41
4.6.1. Dự báo xu hướng biến đổi khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt
tại thành phố Vinh trong tương lai..................................................................43
4.6.2. Định hướng của thành phố Vinh trong thời gian tới.............................44

4.6.3. Đề xuất giải pháp về quản lý rác thải sinh hoạt ở TP. Vinh……46
4.6.4. Các biện pháp nhằm hồn thiện quy trình xử lý RTSH tại bãi rác Đông
Vinh....................................................................................................................
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................49
5.1. Kết luận.......................................................................................................49
5.2. Kiến nghị.....................................................................................................49

-2-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Khối lượng chất thải rắn đô thị trên thế giới
Bảng 2.2 : Khối lượng CTSH của các đô thị miền bắc từ năm 2000_2004(tấn/năm)
Bảng 4.1 : Lượng rác thải sinh hoạt bình quân theo đầu người ở TP VINH
Bảng 4.2 : Thành phần rác thải sinh hoạt ở TP Vinh.
Bảng 4.3 : Trang thiết bị vận chuyển rác thải ở TP Vinh
Bảng 4.4 : Dự báo lượng chất thải sinh hoạt trong tương lai

DANH MỤC HÌNH
-3-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

Hình 2.1 : Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải ở một số đơ thị của VN
Hình 4.1: Bản đồ thành phố Vinh
Hình 4.2 : Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Hình 4.3 : Khối lượng rác thải thu gom 2007_2010

Hình 4.4 : Mơ phỏng bằng hình ảnh quy trình thu gom chất thải sinh hoạt
Hình 4.5: Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt ở thành phố Vinh
Hình 4.6 : Lễ khơi cơng khu bãi rác Đơng Vinh
Hình 4.7 : Cơng đoạn thu gom mùn hữu cơ
Hình 4.8 : Sơ đồ quy trình cơng nghệ phân loại và xử lý chất thải rắn hỗn hợp
Hình 4.9 : Sơ đồ quy trình cơng nghệ tái chế hỗn hợp chất thải nhựa
Hình 4.10 : Sơ đồ quy trình cơng nghệ ủ compast
Hình 4.11 : Quy trình cơng nghệ đốt
Hình 4.12 : Quy trình cơng nghệ đóng rắn

-4-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

MỘT SỐ QUY ƯỚC CHỬ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO.
CHXHCN
ĐTM
TCVN
TCXD
BVMT
UBND
UBMTTQ
KT_XH
TN_MT
TTQT&KTMT
CN
TNHH
XDCB
CBCNV

CTR
NXBKH&KT
TCN
BTNMT
QCVN
CTNH

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Đánh giá tác động môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng
Bảo vệ môi trường
Ủy ban nhân dân
Ủy ban mặt trận Tổ Quốc
Kinh tế _xã hội
Tài nguyên_môi trường
Trung tâm quan trắc và kỷ thuật môi trường
Cử nhân
Trách nhiệm hữu hạn
Xây dựng cơ bản
Cán bộ công nhân viên
Chất thải rắn
Nhà xuất bản khoa học và kỷ thuật
Tiêu chuẩn nghành
Bộ tài nguyên môi trường
Quy chuẩn Việt Nam
Chất thải nguy hại

-5-



Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.

Đề tài : Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải
sinh hoạt ở thành phố Vinh.

Phần 1: MỞ ĐẦU.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Mơi trường đã và đang trở thành một vấn đề chung của toàn nhân loại, được
cả thế giới quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, đặc biệt là khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, mơi trường Việt Nam đang xuống cấp nghiêm trọng gây
nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Một trong những
nguyên nhân chính của vấn đề là do nhận thức và thái độ của con người đối với mơi
trường cịn nhiều hạn chế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội
đặc biệt là công nghiệp và sản xuất tiêu dùng, hàng năm con người đã tạo ra một
lượng chất thải rắn khổng lồ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng mơi
trường đất, nước, khơng khí và sức khỏe của con người. Thêm vào đó là q trình
đơ thị hóa với tốc độ ngày càng cao, sự tăng dân số tự nhiên và làn sóng di cư của
con người càng gây ra áp lực với môi trường. Để đảm bảo tốt vệ sinh môi trường đô
thị chúng ta phải có kế hoạch quản lý, thu gom, xử lý rác thải hợp lý, phù hợp với
điều kiện địa phương.
Thành phố vinh là một thành phố năng động và có vị trí địa lý khá thuận lợi với
quốc lộ 1A chạy qua,cảng Cửa Lò, đường sắt Bắc Nam cùng với một mạng lưới
giao thơng đa dạng và thuận tiện,nhờ đó mà TP Vinh là trung tâm chính trị văn hố
kinh tế văn hoá của tỉnh Nghệ An.
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh ,q trình đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ cùng với

sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh những vấn đề mơi trường ,trong đó có vấn đề rác
thải .Sự phát triển không đồng bộ giửa tốc độ đơ thị hố và nâng cấp cơ sở hạ tầng
đã làm cho rác thải ngày càng nhiều.Trung bình mỗi ngày thành phố Vinh phải tiếp
nhận từ 150 - 180 tấn rác thải, trong khi chỉ có một bãi xử lý rác thải Đơng Vinh với
tổng diện tích mặt bằng 35000m2,diện tích nhà xưởng là 14000m2 chỉ xử lý được
150 tấn ngày được đưa vào khai thác và sử dụng . Sau nhiều năm hoạt động, hiện
-6-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
nay bãi xử lý rác đang có dấu hiệu bị quá tải và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường cũng như sức khỏe của người dân. Đây cũng là điều trăn trở của nhiều
nhà khoa học và những người có trách nhiệm đối với thành phố.
Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần đề xuất một số giải pháp cho cơng tác
quản lý, xử lý rác thải tại địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở
thành phố Vinh”.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
1. 2.1. Mục đích
_ Điều tra hiện trạng rác thải sinh hoạt ở thành phố Vinh.
_ Đánh giá thực trạng về quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở thành phố.
_ Đề xuất một số giải pháp để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Vinh.
1. 2.2. Yêu cầu
_ Nắm vững cơ sở pháp lý về vấn đề quản lý chất thải rắn.
_ Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở thành phố
Vinh.
_ Các giải pháp đưa ra đáp ứng yêu cầu của thực tế.
Mục tiêu của đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý,
xử lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Vinh”.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân em đã nhận được

sự giúp đỡ của nhiều thầy cô và cán bộ Trung tâm quan trắc môi trường Tỉnh Nghệ
An.
Sau đây em xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến Thầy giáo ,Thạc sĩ Hồ
Đình Quang đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện tiểu luận thực tập tốt nghiệp.
Vinh, tháng 4 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Chính

-7-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

Phần 2: TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm môi trường và những thách thức mơi trường tồn cầu
2.1.1. Các khái niệm
Mơi trường: Theo điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, thì mơi
trường được định nghĩa như sau: “Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”.
Ơ nhiễm mơi trường: Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng
môi trường qua một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường,
ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sinh vật.
Theo luật bảo vệ mơi trường 2005: Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến con người, sinh vật.
Chất thải rắn: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt là chất thải có liên quan đến các hoạt

động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm cả kim loại, giấy vụn, sành sứ…
Quản lý môi trường: Quản lý mơi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức
và hướng đích của chủ thể quản lý mơi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người
tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý
môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục
tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành.
Xử lý chất thải rắn: Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp
công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng
có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích
trong chất thải rắn.
Thu gom chất thải rắn: Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân
loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm
hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

-8-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
2.1.2. Những thách thức mơi trường tồn cầu của rác thải
2.1.2.1. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe con người
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường là do rác
thải đô thị. Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý, rác thải đô thị sẽ gây
ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
Tác động lên môi trường: Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chơn lấp
có thể gây ơ nhiễm khơng khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh
bãi rác. Trong quá trình phân hủy, một số chất tạo ra các loại khí độc sẽ gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe con người, động vật và cây cối xung quanh.
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng

đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là
nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm vào nguồn
nước, gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái quanh khu vực.
Rác thải cũng có nguy cơ cao gây ô nhiễm đất. Các khu vực được sử dụng để
chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến mất đất canh tác. Những
thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn đến sự phá vỡ cân
bằng của hệ sinh thái.
Đốt rác dẫn đến ơ nhiễm mơi trường khơng khí do trong q trình đốt có thể
chứa các chất độc hại như đioxin, khói từ nơi đốt rác có thể làm giảm tầm nhìn,
nguy cơ gây cháy nổ và nguy cơ gây hỏa hoạn những vùng lân cận.
Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đơ thị đó là các loại túi chất dẻo tổng
hợp, những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây chết những
động vật ăn phải.
Tác động lên sức khỏe con người: Các mối nguy cơ gây ơ nhiễm khơng khí,
nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt
của dân cư quanh khu vực có chứa rác thải.
Việc ơ nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn: các chất ơ nhiễm có
trong đất, nước, khơng khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau, động
vật… qua lưới và chuỗi thức ăn; những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức
khỏe con người.
Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương
hàn… Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm
nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở những nơi có chứa rác thải.
Các bãi chơn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân
cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ… có thể là
mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước
vào tay chân. Các loại hóa chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là
mối đe dọa rất lớn đối với những người làm nghề này.
-9-



Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến
mỹ quan và tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.
2.1.2.2. Rác thải - vấn đề chung của cả thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội thì lượng rác thải con người thải bỏ ra mơi
trường ngày càng nhiều. Nếu khơng có các biện pháp quản lý và xử lý một cách
hiệu quả thì đây sẽ thực sự là một hiểm họa mơi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống
của chính con người chúng ta. Vì thế, rác thải vẫn đang là một vấn đề nan giải của
toàn cầu, ngay cả đối với các nước tiên tiến trên thế giới.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng rác thải tại thủ phủ Napoli của tỉnh Campania
(Italia) là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của nội các
Romano Prodi. Tân Thủ tướng Silvio Berlusconi đã phải huy động một lực lượng
quân đội lớn để giải quyết vấn đề vệ sinh tưởng như chẳng liên quan gì đến các lực
lượng vũ trang. Nhưng rác thải không chỉ là vấn đề riêng của Italia.
Nếu như các chính phủ dù sao vẫn có những biện pháp nhằm khắc phục vấn đề
rác thải trên lãnh thổ của mình thì trên các đại dương, đặc biệt là tại những hải phận
quốc tế, tình hình cịn nguy ngập hơn nhiều. Theo một nghiên cứu của Tổ chức
“Greenpeace”, được triển khai theo đơn đặt hàng của Trường Đại học Exeter (Anh),
đại dương trên khắp thế giới đã trở thành một bãi rác khổng lồ chứa đựng gần 6,5
triệu tấn rác thải. Nơi có mật độ rác cao nhất được ghi nhận ở Địa Trung Hải, vùng
biển được các chuyên gia sinh thái mệnh danh khơng chính thức là “Biển chất dẻo”.
Ước tính có tới 1/2 số rác trên đại dương là những bao bì chất dẻo hay túi ni lơng.
Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 15% số rác trên đại dương được sóng đưa vào bờ,
70% chìm dưới đáy biển, cịn 15% ln ở tình trạng trơi nổi trên mặt nước.
2.2. Tình hình phát sinh và quản lý CTR trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình phát sinh
Trong một vài thập kỷ vừa qua do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự bùng nổ dân số, vấn đề chất thải gây ô

nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên thế giới.
Vào ngày 13/08/2009, dân số trên trái đất được đo bởi Cục điều tra dân số của
Mỹ là 6,777 tỉ người. Nếu tính bình qn mỗi người mỗi ngày thải ra khoảng 0,5 kg
chất thải thì mỗi ngày sẽ thải ra khoảng 3,4 triệu tấn rác và hàng năm có hàng tỷ tấn
rác thải được đưa vào môi trường.
Tùy theo mức sống mà rác thải cũng khác nhau ở mỗi nước. CHLB Nga là 300
kg/người/năm và mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn; Ở Pháp là 1 tấn/người/năm và
một năm có khoảng 35 triệu tấn rác.
Ở đây mới chỉ đề cập đến lượng rác thải trong quá trình sinh hoạt bình thường
của con người chứ chưa nói đến lượng chất thải rắn trong q trình sản xuất của các
- 10 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
nhà máy chế biến đồ hộp, các loại nông hải sản, các nhà máy bia, bánh kẹo, hóa
chất…
Với một lượng chất thải hàng ngày lớn như vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt
đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn mà phạm vi hoạt
động của các công ty này có tầm cỡ quốc gia. Ở Mỹ có công ty Waste Management
Inc đã chiếm lĩnh thị trường Trung cận đơng, cơng ty Browning - Feris Industris Inc
có cơ sở hoạt động ở rất nhiều nước trên thế giới. Ở Anh công ty Attwood PIC,
Biffa (BET PLC). Ở Pháp có cơng ty Cie Lyonaise dé Eaxu… những cơng ty này
hàng năm mang lại thu nhập rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nước trên thế giới tình trạng rác thải không được
xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vẫn đang còn rất phổ biến. Đặc biệt là những
nước đang và chậm phát triển. Do đó, vấn đề xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải sinh
hoạt là một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường của mỗi quốc gia.
2.2.1.2. Tình hình quản lý
Hàng năm lượng chất thải thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ

các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Năm 2004, tổng
lượng thu gom trên thế giới ước tính khoảng 1,2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm
các nước OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) và khu đô thị mới nổi và các
nước đang phát triển
Bảng 2.1: Khối lượng chất thải rắn đô thị trên thế giới
Khu vực
Các nước thuộc tổ chức OECD
Cộng đồng các quốc gia độc lập
Châu Á (trừ các nước OECD)
Trung Mỹ
Nam Mỹ
Bắc Phi & Trung Đông
Châu phi cận Sahara
Tổng số

Khối lượng thu gom (triệu tấn)
620
65
300
30
86
50
53
1.204

(Nguồn: Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2007)
Quản lý chất thải là một công việc hết sức phức tạp bởi rác thải có biến động
rất lớn về thành phần và tính chất. Nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện như: khả năng
kinh tế, thói quen, khả năng công nghệ của khu vực… tùy thuộc vào tính chất của
rác thải mà lựa chọn nhiều biện pháp thích hợp, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội

và môi trường.

- 11 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
Ở Nhật Bản, các gia đình phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho
vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ; rác vô cơ và giấy, vải, thủy tinh;
rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác để sản xuất phân vi sinh.
Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều được đưa đến các cơ sở tái
chế hàng hóa. Tại các nhà máy xử lý rác được đưa đến hầm ủ có nắp che đậy và
được chảy trong một dịng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân
giải chúng một cách triệt để. Sau q trình xử lý đó rác chỉ cịn như một loại cát
mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Cặn rác khơng cịn mùi sẽ được đem nén thành các
viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Hiện nay, hầu hết các nước Châu Âu các giải pháp chôn lấp, đốt rác ít được
thực hiện và có xu hướng chấm dứt vì các lý do kinh tế cũng như môi trường sau
này. Giải pháp chôn lấp chỉ thực hiện đối với những chất thải độc hại không thể xử
lý hoặc xử lý tốn kém (như chất thải hạt nhân). Giải pháp đốt (nhiệt) cũng chỉ thực
hiện đối với những chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải bệnh viện, chất thải
công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật.
Ở Hà Lan, người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế được tách
riêng. Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng trong thành
phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ như kính, thủy tinh. Thùng
màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt 2 thùng
rác màu khác nhau, một loại chứa rác có thể phân hủy và một loại chứa rác khơng
phân hủy. Các thùng này được thu gom bằng những xe rác khác nhau, và được xử lý
khác nhau.
Ở Mỹ, Viện nghiên cứu nông nghiệp Beltvile (Mỹ) đã
áp dụng phương pháp ủ thành đống có thổi khí lần đầu tiên. Rác được ủ thành

đống cao 2 - 2,5m phía dưới có hệ thống phân phối khí, nhờ hệ thống phân phối khí
mà q trình chuyển hóa xảy ra nhanh hơn, nhiệt độ đống ủ được ổn định và phù
hợp với sự phát triển của nhiều nhóm sinh vật. Năm 1985, Feinstein đã nhận thấy
nếu ủ và có bổ sung nước tạo độ ẩm chất ủ thì rút ngắn thời gian xử lý, tỷ lệ mùn
hữu cơ cũng như chất lượng mùn tạo thành cao .
2.2.2. Ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình phát sinh
Theo số liệu thống kê năm 2002 cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt bình
quân ở nước ta khoảng từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ
0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã tăng tới 0,9 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị
nhỏ .
Theo báo cáo “ Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn” thì hầu
hết các loại CTR phát sinh tập trung chủ yếu ở các đô thị. Ở hầu hết các đô thị, khối
- 12 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
lượng CTR sinh hoạt chiếm 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị. Một số đơ thị có đến
90% là CTR sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của bộ Xây dựng về
lượng phát sinh CTR ở các đô thị cho thấy tổng lượng RTSH phát sinh từ các đơ thị
có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10 - 16% mỗi năm.
Số liệu quan trắc tại một số tỉnh thành phía Bắc cho thấy trong thực tế lượng
CTR phát sinh hàng năm ở các đô thị lớn như Hà Nội tăng khá nhanh nhưng ở một
số đô thị nhỏ như Thái ngun, Nam Định và Lào Cai thì tăng khơng nhiều, do tốc
độ đơ thị hóa ở các nơi này không nhanh, đặc biệt là ở vùng núi.
Bảng 2.2: Khối lượng chất thải rắn của các đô thị miền Bắc từ năm
2000 - 2004. (Đơn vị: tấn/ngày)
Năm
2000
2001

2002
2003
2004
Trung bình
Tỷ lệ TG (%)

Hà Nội
PS
1.478
1.656
1.800
2154
2.540
1.926
80

TG
1.075
1.250
1.440
1640
2.080
1.497

Hải Phòng

Nam Định

PS
667

732
785
810
920
783
70

PS
165
170
177
155
160
165
70

TG
504
556
572
585
690
581

TG
110
112
124
124
127

119

Thái
Nguyên
PS
TG
106 55
112
59
116
64
120 69
132 76
117
65
60

Lào Cai
PS
76
80
84
88
88
83
60

(Nguồn: Số liệu quan trắc hàng năm của TTKTMTĐT&KCN, Đại học xây
dựng Hà Nội và Báo cáo của Bộ Xây dựng, 2005)
Ghi chú: PS: Lượng phát sinh trung bình (tấn/ngày); TG: Lượng được thu

gom trung bình theo thực tế (tấn/ngày).
* Bao gồm các quận nội thành; ** Bao gồm 5 quận nội thành và thị xã Đồ Sơn;
*** Bao gồm thị xã Lào Cai và thị trấn Sapa.
Theo báo Lao Động số 63 ngày 19/03/2007 thì tỷ lệ các thành phần nylon, cao
su, kim loại, thủy tinh trong CTR đô thị ngày càng tăng. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom
RTSH mới đạt tối đa là 80%, rác thải y tế đạt trên 90%, tỷ lệ thu gom đối với CTR
nguy hại còn thấp. Công tác phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng cịn bất cập, xã
hội hóa quản lý CTR cịn ở tình trạng manh mún với tỷ lệ chơn lấp CTR quá lớn.

2.2.2.2. Tình hình quản lý
Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động
mơi trường trong đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý CTR. Khung pháp lý này
- 13 -

TG
46
48
54
58
58
53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
còn được hỗ trợ bởi hai chiến lược là: Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu
công nghiệp ở Việt Nam (1999) và Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003). Ngoài ra, các tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm miền Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng
Tàu) là các địa phương có lượng phát sinh chất thải công nghiệp và nguy hại lớn
nhất cũng đã triển khai thực hiện những quy định tạm thời của địa phương mình về

quản lý chất thải nguy hại. Hầu hết các tỉnh cịn có quy hoạch tổng thể xây dựng bãi
chôn lấp cho các đô thị cấp tỉnh, một số tỉnh cịn có quy hoạch tổng thể cấp huyện
trong đó có nội dung về xây dựng bãi chơn lấp chất thải cho các thành phố, thị xã.
Tỷ lệ rác thải được thu gom phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức và quản
lý của các địa phương. Tỷ lệ này dao động trong một khoảng lớn, từ 45% ở Long
An đến cao nhất là 90% ở Thừa Thiên Huế (năm 2003). Nhìn chung, tỷ lệ thu gom
rác thải đô thị trong cả nước tăng dần, từ 65% năm 2000 lên 71% năm 2003. Tính
trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 người có tỷ lệ thu gom đạt
76%, trong khi đó tỷ lệ này là 70% với các thành phố có dân cư từ 100.000 đến
350.000 người.
Nhìn chung, cho đến nay tỷ lệ thu gom CTR còn thấp, đa số các tỉnh thành phố
chưa có quy hoạch xử lý; các bãi chơn lấp CTR chưa theo đúng quy cách đảm bảo
vệ sinh môi trường. Vì vậy, chất thải rắn và nước rỉ từ các bãi chôn lấp rác đang gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều địa phương, có thể xem đây là một vấn
nạn về môi trường.
Những năm gần đây, tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương đã
được chú ý hơn trước, nhưng cơ bản về hình thức và nội dung vẫn chậm đổi mới.
Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của hệ thống tổ chức quản lý chất thải
rắn được thể hiện ở sơ đồ sau:

- 14 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
Bộ TN&MT

Bộ xây
dựng

UBND thành

phố

Sở GTCC
Sở TN&MT
Công ty Môi
trường đô thị

UBND các
cấp dưới

Chất thải rắn

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn
ở Việt Nam
(Nguồn: Nghiên cứu dự báo diễn biến môi trường do tác động của đô thị và
công nghiệp, năm 2003)
Hiện nay, việc phân loại rác thải tại nguồn đã được một số đô thị lớn áp dụng.
Tại Hà Nội, người dân được tuyên truyền để hiểu về lợi ích của việc phân loại rác
và sẽ áp dụng thực hiện trong gia đình mình. Đây là một trong những hoạt động
thuộc dự án “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền
vững” do cơng ty môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) là chủ dự án với sự hỗ trợ
của chính phủ Nhật Bản.
Tại TP. Hồ Chí Minh để khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại
rác tại nguồn, TP đã hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 2 thùng rác kèm với các túi chứa rác
(2 túi/ngày) và cho trường học là các thùng 240 lít trong thời gian 6 tháng. Thùng
màu xanh chứa thực phẩm dư thừa (bao gồm cả rác vườn và xác súc vật, côn trùng)
và thùng màu xám chứa các chất thải cịn lại có khả năng tái chế. Nếu mỗi người
dân đều có thói quen phân loại rác ngay tại nhà thì sẽ tận dụng được nguồn tài
nguyên, tiết kiệm được sức người.
2.3. Một số công nghệ ứng dụng xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam

2.3.1. Trên thế giới
Hiện nay, người ta thường sử dụng các biện pháp sau đây để xử lý và chế biến
rác: Xử lý sinh học, chôn rác, đốt rác.

- 15 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
2.3.1.1. Phương pháp sinh học
Rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao và nhiệt độ cao, đây là phần
điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển. Trong rác có rất nhiều vi
sinh vật, trong đó có các vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải. Phần lớn chúng
là những vi khuẩn hoại sinh có bào tử, phân giải các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy
như tinh bột, đường, protein, lipit,… và các chất hữu cơ khó phân hủy như
xenluloza. Một số loại vi sinh vật thường gặp trong rác thải là nhóm vi khuẩn kỵ
khí, nhóm vi khuẩn hiếu khí, nhóm xạ khuẩn nấm mốc. Xử lý rác thải sinh hoạt
bằng con đường sinh học chủ yếu là ủ rác kỵ khí và ủ hiếu khí.
_ Phương pháp ủ kỵ khí
Là quá trình phân giải các chất hữu cơ mà khơng có mặt của oxy, sản phẩm
cuối cùng là CH4, CO2, NH3, một lượng nhỏ các khí khác, axit hữu cơ và sinh khối
vi sinh vật.
Nhược điểm của phương pháp xử lý này là không áp dụng cho một khối lượng
rác thải lớn, mất nhiều thời gian, khó tận thu được hết khí, gây ơ nhiễm mơi trường.
_ Phương pháp ủ hiếu khí
Trừ các thành phần chất dẻo, cao su, thủy tinh, sành sứ, cịn lại các thành phần
hữu cơ khác có chứa protein, lipit, hydratcacbon, xenluloza, lignin,
hemixenluloza… đều được chuyển hóa trong q trình lên men hiếu khí. Ủ hiếu khí
là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ với sự có mặt của oxy, tạo ra sản phẩm
chính là mùn.
Dựa vào phương thức cung cấp oxy vào bể ủ rác thải, có thể chia thành 2

phương pháp ủ hiếu khí: lên men tự nhiên có đảo trộn và lên men có thổi khí cưỡng
bức.
Trong các biện pháp xử lý rác bằng cơng nghệ vi sinh vật thì biện pháp ủ hiếu
khí có kiểm sốt khống chế nhiệt độ và bổ sung nước, tạo độ ẩm thích hợp là đạt
hiệu quả cao nhất.
2.3.1.2. Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp
Đây là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng cơ chất lớn. Chôn lấp là
phương pháp lâu đời. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, kể cả một số nước như
Anh, Mỹ, CHLB Đức vẫn còn dùng phương pháp chôn lấp để xử lý rác thải sinh
hoạt cho các đô thị. Phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả đối với một lượng
rác thải ở các thành phố đông dân cư.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là q trình phân giải kỵ khí các hợp
chất hữu cơ có trong rác thải. Và các chất sẽ bị thối rữa tạo ra sản phẩm cuối cùng là
các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, Nito, các hợp chất amon và các khí như
CO2, CH4.

- 16 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp:
_ Quy mô bãi rác: Phụ thuộc vào quy mô dân số, lượng rác thải phát sinh, đặc
điểm rác thải, và được chia thành bốn loại là loại nhỏ, loại vừa, loại lớn và loại rất
lớn.
_ Vị trí bãi chơn lấp: Phải gắn với nơi phát sinh chất thải, và phải có khoảng cách
thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các vùng dân
cư này là: Loại chất thải, hướng gió, nguy cơ gây lũ lụt. Cần đặc biệt chú ý đến các
vấn đề: Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt;
Không đặt ở những nơi có tiềm năng nước ngầm lớn; Bãi phải có vùng đệm rộng ít
nhất 30m cách biệt với bên ngồi, bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi.

_ Địa chất cơng trình và thủy văn: Địa chất tốt nhất là có lớp đất nền chắc và
đồng nhất, nên tránh các vùng đá vôi và núi kiến tạo, vùng đất dễ bị rạn nứt. Nên
lựa chọn những vùng đất có hàm lượng sét càng cao càng tốt để tránh tối đa sự rò rỉ
nước rác.
_ Các chỉ tiêu kinh tế: Lựa chọn bãi chôn lấp phải chú ý đến kinh tế, cố gắng giảm
mọi chi phí có thể để đạt yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý nhưng không được giảm nhẹ
lợi ích cộng đồng và hiệu quả xã hội.
2.3.1.3. Xử lý rác bằng phương pháp nhiệt (đốt)
Phương pháp đốt rác được sử dụng rộng rãi ở những nước như: Đức, Thụy Sĩ,
Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản đó là những nước mà diện tích đất cho khu vực rác
thải bị hạn chế.
Xử lý rác bằng phương pháp nhiệt đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới
mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng cơng nghệ đốt rác
tiên tiến cịn có ý nghĩa trong bảo vệ môi trường. Nhưng đây cũng là biện pháp tốn
kém nhất và so với phương pháp chơn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác
có thể cao hơn gấp 10 lần.
Cơng nghệ đốt rác thường được sử dụng ở những quốc gia phát triển và phải
có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một
hoạt động phúc lợi cho toàn dân.
Cơ sở của phương pháp này là q trình oxy hóa ở nhiệt độ cao, với sự có mặt
của oxy trong khơng khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các
chất rắn khơng cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc khơng được làm sạch thốt ra
ngồi khơng khí. Chất thải rắn cịn lại được chơn lấp.
Hiện nay các nước Châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác do hàng loạt vấn
đề kinh tế và môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp này hiện
đang được dùng cho việc xử lý rác thải bệnh viện.

- 17 -



Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
2.3.2. Một số công nghệ ứng dụng xử lý rác thải ở Việt Nam
2.3.2.1. Một số sơ đồ công nghệ ứng dụng xử lý rác thải thành phân hữu cơ
Khi mức độ đô thị hóa càng cao, mức sống của người dân càng lớn thì lượng
rác thải càng nhiều, vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp thích hợp cho vấn đề thu
gom và xử lý.
_ Ở Hà Nội
Năm 1992 đã xây dựng nhà máy chế biến chất thải làm phân bón tại Cầu Diễn,
dựa trên nguyên lý thổi khí cưỡng bức theo sơ đồ sau:
Rác thải
Thu gom
Phân loại giữ phân hữu cơ
Vun đống
Đóng gói
Trộn thên N, P, K
sàng
ủ thổi khí, ủ chín
_ Ở thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1981 xây dựng xí nghiệp chế biến rác tại Hóc Mơn do Đan Mạch tài trợ
theo công nghệ Dano System, công suất xử lý 240 tấn rác/ngày, sản xuất được
25.000 tấn phân hữu cơ/năm nhưng quy trình này đã ngừng hoạt động sau 8 năm.
Năm 1993 xây dựng quy trình ủ rác kỵ khí nhờ vi sinh vật tự nhiên với các
cơng đoạn như sau.
Rác tập kết
ủ thành đống cao 2m, độ ẩm 60 - 70%
Phủ bằng than bùn
dày 10 - 20cm
ủ 2 - 3 tháng
Sàng khô
Vun thành đống ủ tiếp 2

tuần Trộn thêm N, P, K
Vo viên, sấy
Đóng gói
• Cơng nghệ Seraphin trong xử lý rác thải sinh hoạt
Các quá trình của cơng nghệ gồm có: Q trình phân loại, q trình ủ
Compost và q trình Seraphin.
Cơng nghệ này được sử dụng dễ dàng để phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt
bằng thiết bị có khí và áp lực nhằm tái chế hầu như hoàn toàn khối lượng rác dựa
trên nguyên tắc phân loại chất thải rắn thành 3 dòng đó là: Dịng chất thải hữu cơ dễ
phân hủy, dịng chất vơ cơ, dịng phế thải dẻo.
Dịng chất hữu cơ được sử dụng làm phân vi sinh. Dòng chất dẻo được gia
công bằng công nghệ áp lực cao thành loại ngun vật liệu sử dụng trong xây dựng.
Cịn dịng vơ cơ chiếm 15 - 20% thích hợp cho cơng nghệ đóng rắn dưới áp lực cao
hoặc đưa đi san lấp mặt bằng xây dựng.
Các sản phẩm:
_ Hạt nhựa: Là sản phẩm mang tính chất quyết định tính ưu việt của cơng nghệ.
_ Vật liệu xây dựng có giá trị: Từ nguồn nguyên liệu hạt nhựa có thể phối trộn
thành các sản phẩm như: Ống thốt nước cho khu đơ thị, cho tưới tiêu; Bát đựng mủ
cao su…
_ Vật liệu xây dựng khối lớn: Khối fertapod dùng làm kè chắn sóng bờ biển; dùng
làm dải phân cách đường giao thông; gạch lát vỉa hè…
- 18 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
2.3.2.2. Xử lý rác hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu
cơ khác nhau, có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật, được tuyển chọn với mật độ
đạt tiêu chuẩn quy định, nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp
phần nâng cao chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng xấu

đến người, động vật và môi trường sinh thái.
Tính ưu việt của phân ủ từ rác thải
_ Làm sạch môi trường, rác được coi là nguồn nguyên liệu tái chế.
_ Cải tạo đất nâng cao độ phì nhiêu, làm cho đất tơi xốp dễ canh tác.
_ Giải quyết sự thiếu hụt phân hữu cơ trong thâm canh cây trồng hiện nay, nhằm
giảm lượng phân hóa học bón vào đất.
_ Nhiệt độ cao và kéo dài trong đống ủ, chất kháng sinh do vi sinh vật hình thành
có tác dụng ức chế tối đa vi khuẩn gây bệnh cho người và cây trồng, do đó hạn chế
mầm bệnh cho cây.
_ Sự có mặt của hoocmon sinh trưởng như: Gibberellin, axit indolaxetic trong phân
ủ có tác dụng kích thích sinh trưởng cho cây.
_ Không gây ô nhiễm đất, nước và hệ sinh thái.
_ Sản phẩm của cây trồng an toàn hơn.
_ Giá thành rẻ phù hợp với khả năng tài chính của nơng dân.
2.4. Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt ở Thành Phố Vinh _Nghệ An.
Nhìn chung công tác thu gom CTR ở khu vực này đã được triển khai bài bản và
được các Công ty môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom, xử lý. Hiệu suất thu
gom ở khu vực này đạt khoảng 80 - 90%. Các đơn vị được trang bị phương tiện thu
gom chuyên dụng với số lượng công nhân hàng trăm người. Tuy nhiên, do còn
nhiều yếu tố như thiết bị, máy móc đã được đầu tư nhưng khơng đáp ứng được nhu
cầu thu gom hiện tại hơn nữa kinh phí cho cơng tác thu gom, vận chuyển đang cịn
khá thấp...
Hiện tại, ngồi bãi rác Đơng Vinh là xử lý rác bằng cơng nghệ seraphin thì
hình thức xử lý chủ yếu ở hku vực thành phố vẫn là chôn lấp ở bãi lộ thiên khơng có
sự kiểm sốt. Ngồi ra, cịn kết hợp cả biện pháp thiêu đốt thủ công nhằm giảm
thiểu khối lượng chất thải phải chôn lấp. Tuy nhiên đây là những hình thức xử lý
khơng an tồn. Theo thống kê, thì tính riêng trên khu vực thành phố có quy hoạch
bãi chứa nhưng tất cả các bãi chứa này đều đang quá tải, cần có bãi mới đủ khả
năng tiếp nhận khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày hay quy mô lớn hơn và đảm
bảo khoảng cách vệ sinh, an toàn. Hầu hết các bãi chứa rất gần với khu dân cư, cách

khu dân cư gần nhất từ 500 - 1000m; gần đất canh tác, Về lâu dài sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngầm.

- 19 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
_ Đối tượng nghiên cứu: Rác thải sinh hoạt
_ Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Vinh.Tỉnh Nghệ An.
3.2. Nội dung nghiên cứu
_ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vinh.
_ Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở thành phố Vinh.
_ Thực trạng và đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố
_ Đánh giá công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Đông Vinh.
_ Đề xuất một số giải pháp để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
_ Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ Trung tâm quan trác Môi trường tỉnh
Nghệ An, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, sách báo, internet…
_ Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập ý kiến của một số hộ dân.
3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa
Tìm hiểu đặc điểm của bãi rác Đơng Vinh bằng cách:
_ Quan sát thực tế: Phương pháp quan sát cung cấp thông tin thực về các số liệu
cần thu thập. Sử dụng phương pháp này để điều tra thực trạng bãi rác Đơng Vinh,
điều tra tình hình vệ sinh mơi trường của thành phố, ý thức của người dân …
_ Phỏng vấn các hộ gia đình:

_ Dùng bảng câu hỏi đã lập sẵn.
_ Hình thức phỏng vấn bao gồm: Phát phiếu điều tra, đặt câu hỏi, ghi chép lại kết
hợp quan sát.
3.3.4. Phương pháp định lượng rác thải
Để định lượng chất thải rắn ở một số khu vực người ta thường sử dụng một số
các loại phân tích sau: đo khối lượng, phân tích thống kê, phương pháp xác định tỷ
lệ chất thải rắn được thải ra như phân tích bốc đếm hoặc phân tích khối lượng, tỷ lệ
chất thải rắn điển hình.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành định lượng rác thải bằng
cách cân rác thải vào ngày bình thường.
Điều tra số người trong gia đình (ký hiệu là x).
_ Cân khối lượng rác hàng ngày (ký hiệu là a).
- 20 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
_ Phân loại rác thải thành 2 loại rác hữu cơ dễ phân hủy và rác vô cơ. Cân khối
lượng rác vô cơ (ký hiệu là b).
_ Từ đó ta xác định được:
_ Lượng rác thải bình quân theo đầu người = a/x.
_ Lượng rác hữu cơ dễ phân hủy = a – b.
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel.
3.3.6. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích tham khảo ý kiến
của các thầy cơ trong ngành môi trường, các cán bộ làm việc trong các lĩnh vực liên
quan nhằm giúp hoàn thiện đề tài.

- 21 -



Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Hình 4.1 : Bản đồ Thành Phố Vinh
4.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội của Thành Phố Vinh.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý.
Diện tích đất tự nhiên 104.96 km2 trong đó đất ở 13.4%,;đất nông nghiệp
49%; đất lâm nghiệp 1,6%; đất chuyên dùng 25.8%; đất chưa sử dụng 1,6%. Dân số
là 435.208 người .Mật độ dân số 4146 người / km 2.( Nguồn : Ô Nguyễn Đăng Hảo
_Chủ tịch UBND TP Vinh năm 2010). Hiện nay, đất xây dựng đô thị đạt khoảng
2.074 ha, dự kiến nhu cầu sử dụng đất đô thị của thành phố là 7.307 ha, và đến năm
2025 dự kiến nhu cầu sử dụng đất đô thị mở rộng khoảng 15.009 ha, trong đó đất tại
thành phố Vinh là 8.633 ha và khu mở rộng là 6.376 ha. Thành phố Vinh có tọa độ
địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh
độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sơng Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc,
phía Nam và Đơng Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện
Hưng Nguyên. Thành phố cách thủ đơ Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đơ Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

- 22 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
Vinh có lịch sử từ lâu đời, trải qua bao thế kỷ từ Kẻ Vạn (tiếng nôm), Kẻ Vịnh
(tiếng hán) rồi Vĩnh Giang, Vĩnh Doanh sau chuyển thành Vĩnh Thị. Và sau đó
người tây Âu gọi là Vinh (Vĩnh gọi khơng có dấu) và kể từ năm 1789 đến nay từ
Vinh được đặt tên cho thành phố này.

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hố - xã hội của tỉnh Nghệ
An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đơng - Nam của tỉnh,
phía Bắc và Đơng giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh
Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Năm 2010 là một năm đầy thách thức đối với cả nước nói chung và Nghệ An
nói riêng. Kinh tế phát triển trong sự tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính
thế giới. Thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt trên diện rộng, nghiêm trọng hơn các
năm trước. Kinh tế - xã hội Nghệ An khơng thể thốt khỏi ảnh hưởng cơn địa chấn
của kinh tế toàn cầu và những tác động xấu của thiên tai. Tuy nhiên, vượt qua
những khó khăn đó, kinh tế Nghệ An năm 2010 đã đạt được những kết quả hết sức
quan trọng trên cả lĩnh vực vĩ mô và vi mô. Với kết quả đó, trong năm 2011, triển
vọng kinh tế Nghệ An tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc, hiệu quả hơn.
1. Kinh tế tăng trưởng ổn định, vượt chỉ tiêu đề ra
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 là 9,48% (bình quân 2005 - 2010 là
9,75%). Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần, đạt 14,16 triệu
đồng/năm; thu ngân sách tăng từ 1.700 tỷ VND (2005) lên 5.000 tỷ đồng (2010),
(mục tiêu đề ra là 5.000 đến 5.500 tỷ đồng).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tiến bộ. Tỷ trọng nơng nghiệp giảm từ 34,41%
(2005) xuống cịn 28,87 % (2010). Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ
29,30% (2005) lên 33,47% (2010). Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% (2005)
lên 38,09% (2010).
- Đầu tư tăng nhanh, nhiều dự án lớn đã được triển khai và phát huy hiệu
quả. Từ 2005 đến 2010 toàn tỉnh đã thu hút được 224 dự án với tổng số vốn đầu tư
là 51,7 ngàn tỷ đồng. Trong đó có một số dự án quy mô tương đối lớn như: nhà máy
bia Sabeco, Habeco 150 triệu lít/năm, 13 nhà máy thủy điện công suất 800 MW, nhà
máy sắt xốp Cobe (Nhật Bản) 1 tỷ USD đang triển khai. Nhiều dự án khác như cảng
biển, ni và chế biến sữa bị cơng nghệ cao... Tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội
huy động 76 ngàn tỷ đồng. Trong đó huy động trong dân chiếm 20%, đầu tư nước
ngoài 5,5%.

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy
với 4 dự án nước ngoài được cấp phép trong 6 tháng đầu năm có tổng số vốn đăng
ký 1 tỷ USD, gấp 166 lần so với cả năm 2009, Nghệ An trở thành địa phương thu

- 23 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 4 cả nước sau Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh
và tp Hồ Chí Minh. Ngồi dự án sắt xốp của Tập đồn thép cịn có dự án siêu thị
Big C (4 triệu USD), dự án trồng chuối của Công ty Global Farm Hàn Quốc (4 triệu
USD).
Đầu tư trong nước tăng 2,5 lần so với 2009. Số lượng dự án đầu tư trong
nước (DDI) cũng tăng khá nhanh, có số vốn lớn, hứa hẹn nhiều khả năng tạo ra sự
đột phá trong tương lai gần. Dự án dây chuyền khép kín gồm trồng cỏ, ni bị, chế
biến sữa có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD của Công ty Thực phẩm sữa TH ở huyện Nghĩa
Đàn; dự án khu đô thị mới Smart City Vinh 2.299 tỷ đồng; dự án trồng cao su 704
tỷ đồng, trồng rừng 1.200 tỷ đồng.
Những chuyển biến tích cực về đầu tư của Nghệ An có thể giúp Nghệ An cải
thiện chỉ số cạnh tranh thứ 56 (2009) trong tổng số 63 tỉnh thành cả nước. Tuy
nhiên, để nỗ lực cải thiện chỉ số PCI khơng đơn giản, vì có rất nhiều trở ngại ở phía
trước.
Nơng nghiệp: Mặc dầu hạn hán và lũ lụt diễn ra trên địa bàn rộng, phức tạp
hơn năm 2009 song trên bình diện chung, nơng nghiệp vẫn phát triển khá toàn diện
cả về năng suất lẫn sản lượng. Đáng lưu ý là sự tiến bộ vượt bậc về năng suất cây
trồng, vật nuôi. Cây lúa vẫn là cây chủ lực. Diện tích trồng lúa giảm nhưng sản
lượng tăng. Sản lượng lương thực đạt mức ổn định 1 triệu tấn/năm. Kinh tế hộ nông
dân phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều hộ kinh doanh giỏi, từ đủ
ăn đã vươn lên hộ giàu, gần 36% diện tích có thu nhập 50 triệu đồng/ha. Giá trị sản
xuất nơng nghiệp bình qn 5 năm đạt 5,26%; giá trị thu nhập bình qn trên đơn vị

diện tích đạt 45 triệu đồng/ha. Giá trị tăng thêm trong nông nghiệp đã vượt chỉ tiêu
2,8%. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Lao động nơng nghiệp
giảm từ 74,48% (2005) xuống cịn 69,2% (2010). Một số cây cơng nghiệp truyền
thống vẫn tiếp tục phát triển. Mở rộng và đầu tư thâm canh các vùng cây nguyên
liệu tập trung đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu.
Diện tích lạc 28.000 ha, sản lượng 70.000 tấn; mía 30.000 ha, sản lượng 1.600 ngàn
tấn; diện tích chè 8.800 ha, sản lượng chè búp tươi 70.000 tấn; diện tích cây cam
năm 2010 là 3.300 ha, sản lượng 26.601tấn; diện tích chanh 1.000 ha, sản lượng
20.000 tấn; cà phê diện tích 1.289 ha; dứa 1.680 ha; cao su 8.600 ha. Giá trị sản
xuất lâm nghiệp đạt 1.091 tỷ đồng, so với năm 2005 tăng khoảng 28%. Diện tích
rừng trồng và rừng tự nhiên đều tăng. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong ngành nông
nghiệp là 38,6%. Thủy sản ln được coi là một ngành có nhiều lợi thế, tính đến
2010 tổng giá trị thủy sản đạt khoảng 1.780 tỷ đồng. Diện tích ni trồng giảm
nhưng sản lượng ni trồng tăng 36.000 tấn, khai thác 55.000 tấn, nhờ áp dụng
thành công tiến bộ KHCN. Nghệ An đang đẩy mạnh nghề nuôi trồng thủy sản: tôm

- 24 -


Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011.
công nghiệp (8 trại), cá rơ phi đơn tính (7 trại), cá tra, cá lồng trên biển. Giá trị
xuất khẩu nông nghiệp đạt khá, trong đó giá trị xuất khẩu thủy sản lớn nhất.
Công nghiệp - xây dựng: Năm 2010 kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng
do ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính. Để vượt qua thử thách của cơn địa
chấn, tỉnh Nghệ An tổ chức lại sản xuất công nghiệp. Nhờ những bước đi sáng tạo
và linh hoạt, nhiều chính sách ưu tiên phát triển cơng nghiệp đã được ban hành,
những rào cản về thủ tục hành chính đã từng bước được gỡ bỏ, cơng nghiệp Nghệ
An đã có nhiều khởi sắc. Tổng giá trị công nghiệp đạt 8.450 tỷ đồng, gấp 6,4 năm
2001, tăng 18% so với năm 2009, đạt 101% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất cơng
nghiệp và xây dựng tăng khá, bình qn 5 năm đạt 15,13%. Cơ cấu sản xuất công

nghiệp chuyển từ đa ngành manh mún, sang một số ngành chủ lực như xi măng, mía
đường, bia, thủy điện, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Công nghiệp khai thác và chế
biến đá trắng đạt hiệu quả kinh tế cao; công nghiệp chế biến nơng - lâm - thủy sản
có sản lượng ổn định, năng suất hàng chục ngàn tấn/năm. Tổng công suất của nhà
máy xi măng đạt 5,38 triệu tấn/năm, gấp 5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Nhà
máy bia Vinh được nâng lên 50 triệu lít/năm, nhà máy bia Sài Gịn 100 triệu lít/năm.
Dịch vụ du lịch: Phát triển nhanh, đa dạng, tạo được nhiều việc làm, đạt hiệu
quả kinh tế. Giá trị sản xuất du lịch tăng vượt mục tiêu đề ra, bình quân 5 năm
(2005-2010) 13,47%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 22,9%; số lượng khách du lịch
tăng 16% năm. Tổng mức bán lẻ tăng bình quân trong 5 năm 17%. Mỗi năm thu hút
2 triệu lượt khách du lịch. Các ngành dịch vụ khác như: vận tải, viễn thơng, ngân
hàng phát triển nhanh. Hiện có 94 tổ chức tín dụng; thuê bao điện thoại đạt chỉ số
48,7/100 dân.
Kết cấu hạ tầng: Kinh tế xã hội không ngừng được tăng cường. Hệ thống
đường giao thông được nâng cấp. Đơ thị Vinh, Cửa Lị được chỉnh trang. Đặc biệt là
hệ thống đường giao thông miền Tây Nghệ An được mở rộng và làm mới phục vụ
các cơng trình thủy điện, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đi lại của dân như:
Quốc lộ 48, 46, 7, 15... Tiếp tục nâng cấp và làm mới 500 km đường tỉnh lộ. Các
tuyến đường vào biên giới, cảng, đường chở nguyên liệu đã được rải nhựa hoặc đổ
bê tông. Đường giao thơng nơng thơn đã được bê tơng hóa với phương thức dân góp
vốn, nhà nước hỗ trợ một phần.
Năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự đồng tâm hợp lực của nhân dân,
Nghệ An đã vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên vượt qua thời kỳ suy thối kinh
tế tồn cầu.

4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Thành Phố Vinh.
- 25 -



×