Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN dự báo XU THẾ QUAN hệ QUỐC tế HIỆN NAY và tác ĐỘNG đến ý THỨC bảo vệ tổ QUỐC của NHÂN dân TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.37 KB, 12 trang )

DỰ BÁO XU THẾ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY VÀ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC CỦA NHÂN DÂN TA
Việt Nam là một bộ phận của thế giới, an ninh quốc phòng và sự phát
triển của Việt Nam luôn gắn kết với sự nghiệp các dân tộc, với sự phát triển
của thế giới. Vậy trong những thập kỷ tới đây sẽ phát triển ra sao, những
thuận lợi và thách thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa hay không?
Dự báo là một vấn đề rất khó, khơng chỉ dựa vào kết quả đánh giá sự
phát triển của thế giới trong thế kỷ XX, mà còn phải dựa vào các xu thế, chiều
hướng phát triển về các mặt trong thời gian tới của lịch sử nhân loại.
1.Một số nhân tố chủ yếu chi phối và quyết định cục diện thế giới
trong thời gian tới
Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ tiếp tục phát
triển với những trình độ ngày càng cao. Từ đầu thập kỷ 80 đến nay khoa học
và công nghệ phát triển qúa nhanh mà con người khơng thể dự đốn hết.
Mấy chục năm vừa qua, cách mạng khoa học và công nghệ làm thay
đổi kết cấu nền kinh tế; kết cấu giai tầng xã hội chủ yếu ở các nước phát triển.
Một vài thập kỷ tới, nó sẽ lan toả ra các nước đang phát triển nhờ q trình
tồn cầu hố nền kinh tế và q trình chuyển giao cơng nghệ.
Bên cạnh những bước tiến nhảy vọt về khoa học cơng nghệ thì q
trình tồn cầu hố nền kinh tế cũng có bước phát triển đột phá. Từ cuối thập
kỷ 80 và đầu những năm 90 đã hình thành những mạng lưới tồn cầu về
những lĩnh vực cơ bản nhất như mạng thông tin viễn thông, mạng giao thông
quốc tế, mạng thương mại mậu dịch, mạng tài chính tiền tệ, mạng giao lưu
văn hố, mạng các tổ chức xuyên xuyên quốc gia… Các mạng lưới này đã
thúc đẩy mạnh mẽ q trình tồn cầu hố quốc tế. Q trình này ln đi liền
với liên kết kinh tế, khu vực. Hiện nay nền kinh tế thế giới có khoảng hơn 20
khối liên kết kinh tế hoặc mậu dịch tự do, trong đó quan trọng hơn cả là:


Cộng đồng châu Âu (EU), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Châu ÁThái Bình Dương với Diễn đàn APEC; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


với khu vực mậu dịch tự do (AFTA)… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, cũng như q trình tồn cầu hố nền kinh tế, chúng ta
đang chứng kiến sự hình thành một trật tự thế giới mới- trật tự thế giới đa cực.
Trật tự thế giới này sẽ làm nổi bật tính đa dạng trong sự phát triển của nhân
loại, đa dạng về thể chế, chế độ chính trị, về loại hình cấu trúc xã hội, đa dạng
về trình độ, cung bậc phát triển. Do quốc tế hoá nền kinh tế thế giới nên các
nước lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết
quốc tế. Các quốc gia trở nên phụ thuộc vào nhau chặt chẽ, lợi ích các quốc
gia gắn bó tới mức một biến động nào cũng khơng phải là vấn đề riêng của
một nước, sự phát triển của một quốc gia không thể dựa trên sự đối lập với
quốc gia khác.
Bên cạnh những biến động tích cực, tình hình thế giới cũng tồn tại
những diễn biến phức tạp, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn rất gay gắt,
chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, ly khai, hoạt
động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày
cùng phức tạp, khó giải quyết.
Q trình tồn cầu hố vừa tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa
đựng những nhân tố bất bình đẳng, gây thách thức lớn cho các quốc gia, nhất
là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, giành giật các
nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ giữa các
nước ngày càng gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu, bức xúc đòi hỏi các quốc gia,
các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết. Khoảng cách chênh lệch giữa các
nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn, bùng nổ dân số, tình trạng
khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài ngun, suy thối mơi trường, thiên
tại, bệnh dịch có chiều hướng gia tăng.


Những nhân tố tiềm ẩn gây ảnh hưởng lớn đén hồ bình, an ninh thế
giới vẫn cịn tồn tại như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới,

lãnh thổ, biển đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa các nước, một số nước
có nguy cơ mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
2.Dự báo về xu thế quan hệ quốc tế hiện nay
Trong bối cảnh quốc tế phức tạp và đầy biến động đã tác động đến xu
thế quan hệ quốc tế hiện nay.
Trên thế giới, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, các
quốc gia dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển tiếp tục dành ưu tiên
hàng đầu cho lợi ích quốc gia dân tộc để tăng cường sức mạnh và nâng cao vị
thế trên trường quốc tế. Chính phủ và nhân dân các nước khơng ngừng nỗ lực
bảo vệ và duy trì mơi trường hồ bình, ổn định. Ngày nay, mặc dù nguy cơ về
một cuộc chiến tranh thế giới khơng cịn thường trực nhưng vân cịn tiếp tục
đối mặt với nhiều thách thức mới có khả năng đe doạ nền hồ bình và ổn định
ở nhiều khu vực. Hồ bình và ổn định là nhân tố quyết định đến sự phát triển
của mỗi quốc gia, đặc biệt là phát triển kinh tế. Thực tế đã chỉ ra rằng những
nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, mất ổn định về chính trị thì nền kinh tế
ngày càng xấu đi và đời sống của nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì
vậy, để duy trì hồ bình, ổn định, ngăn ngừa chiến tranh, các quốc gia sẽ bắt
tay xây dựng một thế giới công bằn, dân hủ, bình đẳng và tiến bộ. Trong đó,
Liên Hợp quốc tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, là trung tâm điều phối trong hoạt
động giữ gìn hị bình và an nhinh quốc tế.
Trong xu thế hồ bình, hợp tác và phát triển, mọi quốc gia đều có điều
kiện tăng cường hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, đó là
những vấn đề khơng thể giải quyết trong phạm vi hẹp mà nó địi hởi sự hợp
tác của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cũng trong xu thế này, các nước
muốn phát triển đều tìm cách mở cửa thị trường, nguồn vốn đầu tư, chuyển
giao công nghệ, tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế, xây dựng


mối quan hệ đơi bên cùng có lợi. Có thể khẳng định đây là xu thế tiếp tục phát
triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới, bởi vì các quốc gia đều nhận thấy không

thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựng nền kinh tế khép kín, tự cơ lập trong
một nước, thậm chí một nhóm nước.
Thế kỷ XXI, tiếp tục diễn ra quá trình phát triển lực lượng sản xuất
mạnh mẽ, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ… Giai đoạn mới của các nền
kinh tế phát triển cao sau giai đoạn kinh tế cơng nghiệp, nó biểu hiện ở hàm
lượng tri thức chiếm tỷ lệ chủ yếu trong giá trị các sản phẩm và sự dịch
chuyển của khu vực chế tạo sang khu vực dịch vụ với những đực điểm mới.
Các quốc gia đều tìm cách nắm lấy những tri thức mới nhất của nhân loại, sản
phẩm của nền kinh tế tri thức là những thành quả của việc nghiên cứu, ứng
dụng những công nghệ mới, các nguồn năng lượng mới sẽ được khám phá và
thay thế cho những nguồn năng lượng hiện có và đang dần cạn kiệt; các vật
liệu mới ra đời, các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu bền… sẽ thay thế cho các
vật liệu truyền thống; công nghệ thông tin, công nghệ vi sinh, công nghệ gen
sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ; không gian của sự phát triển kinh tế sẽ được
mở rộng đến vũ trụ và đáy đại dương…
Trong thực tế hiện nay, tồn cầu hố tiếp tục là xu thế khách quan, là
một q trình tất yếu. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
nhưng trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế thúc
đẩy nhanh, mạnh, diễn ra cả bề rộng lẫn chiều sâu sự phát triển và xã hội hoá
của lực lượng sản xuất, đem lại sự phát triển kinh tế cao và năng động. Tồn
cầu hố sẽ tạo ra sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn
những phát minh, những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học
và công nghệ hiện đại, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa
kiến thức và kinh nghiệm đến mọi quốc gia. Một điều khơng thể phủ nhận là
tồn cầu hố thúc đẩy sự xích lại gần nhau hơn của các dân tộc, kích thích các
luồng và các dạng giao lưu, từ cá thể con người đến các quốc gia trở nên gần
gũi nhau hơn trong một mái nhà chung, có thể kịp thời nắm bắt tình hình và


các sự kiện đang diễn ra. Bằng cách đó, tồn cầu hố góp phần nâng cao dân

trí và trình độ hiểu biết của mỗi cá nhân, sự tự khẳng định mình của các dân
tộc, các quốc gia và con người.
Tuy nhiên, q trình tồn cầu hố nền kinh tế thế giới cũng sẽ đưa đến
những thách thức to lớn, diễn biến ở nhiều góc độ và nhiều cấp độ phức tạp
như: sự gia tăng các rủi ro về kinh tế (khủng hoảng kinh tế tài chính, tiền tệ,
chứng khốn, suy thối kinh tế, sự sụt giảm thương mại tồn cầu, những mâu
thuẫn giữa kinh tế xã hội và chính trị xã hội). Những thách thưc này là nhân
tố hạn chế tính độc lập chủ quyền của các quốc gia, chịu sự phụ thuộc và ảnh
hưởng của các nước lớn và các trung tâm kinh tế, gây tác động đến sự phát
triển bền vững của các quốc gia dân tộc. Trong q trình tồn cầu hố, “người
mạnh” sẽ thu được nhiều lợi ích hơn, “người yếu” sẽ bị thua thiệt hơn. Những
quốc gia có tiềm lực lớn, có thuận lợi trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách
khai thác triệt để q trình tồn cầu hố và cài đặt các lợi ích của họ. Các
quốc gia phát triển chậm hơn không thể bị động theo sau, cũng không thể
tham gia quá trình tồn cầu hố bị động và vơ vọng được.
Ngày nay, xu hướng về một trật tự thế giới đa cực hoá trong quan hệ
quốc tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trong đó các nước lớn gia tăng trang
giành ảnh hưởng để trở thành một đối trọng lớn trong cục diện chính trị thế
giới. Trật tự thế giới hai cực giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hình
thành sau chiến tranh thế giới thứ II đã khơng cịn tồn tại, nhưng những ảnh
hưởng của nó vẫn khơng mất đi hồn tồn. Sự hình thành trật tự thế giới mới
đang vận động hình thành. Trong đó, các nước lớn, các trung tâm kinh tế đều
có những mục tiêu riêng của mình, các chủ thể này đều muốn tìm mọi cách
theo đuổi trật tự thế giới đa cực, nhưng trong trật tự thế giới đó họ có vị thế,
ảnh hưởng nhất định và giữ vai trò chi phối cục diện thế giới. Quan hệ giữa
các nước lớn tiếp tục trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế
ảnh hưởng của nhau. Trên mỗi vấn đề cụ thể ở mỗi địa bàn cụ thể đều có sự
dàn xếp hoặc tranh chấp lợi ích đan xen rất phức tạp. Hiện nay, khi xem xét



về tương quan so sánh lực lượng, Mỹ vẫn giữ vị trí siêu cường ráo riết triển
khai chiến lược tồn cầu hòng thiết lập trật tự thế giới một cực và bá chủ thế
giới. Nhất là từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 đã gây tác động động lớn
đến hồ bình và an ninh thế giới. Từ tiềm lực sẵn có của mình, mượn danh
chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Mỹ tập hợp đồng minh cũ và mới và cho
mình quyền đơn phương hành động nhằm bảo vệ lợi ích an ninh và kinh tế
riêng của Mỹ. Sự điều chỉnh và thực hiện chiến lược của Mỹ sẽ ảnh hưởng
toàn diện tới cục diện thế giới, các quốc gia lớn, nhỏ buộc phải điều chỉnh
chiến lược của mình. Tuy nhiên, tình hình đó trong thời gian tới sẽ có những
thay đổi, Mỹ dần mất đị vị trí độc tơn của mình với sự lớn mạnh của: Liên
minh châu Âu, Nhật Bản sẽ vươn lên mạnh mẽ và trở thành các trung tâm lớn
của thế giới; Trung quốc đang trỗi dậy ngày càng có vị trí, vai trị ảnh hưởng
lớn trong đời sống quan hệ quốc tế; Nước Nga đang cố gắng khôi phục địa vị
cường quốc được thừa hưởng từ Liên Xô; Phong trào cộng sản, công nhân
quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa sẽ có bước hồi phục và phát triển mới, trải
qua nhiều khó khăn, thử thách các nước xã hội chủ nghĩa còn lại (Trung
Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Lào, Cu Ba) tiếp tục đứng vững và giành được
những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, giữ vững được sự ổn
định chính trị trong nước và nâng cao được vị thế của mình trong quan hệ
quốc tế, tiếp tục kiên định con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chế độ xã
hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, trong thời gian tới trào lưu cánh tả xuất hiện từ
các nước châu Mỹ La Tinh (Vênêxuêla- 1998; Chilê- 2000; Braxin- 2002;
Áchentina- 2003; Panama- 2004, Urugoay- 2004; Bôlivia- 2005; Êcuađo2006; Nicaragoa- 2007; Goatêmala- 2007) trở thành một xu thế tích cực. Ở
mức độ này hay mức độ khác, chính phủ các nước ở các nước này đều tiến
hành cuộc cải cách mang tính dân tộc, dân chủ nhằm củng cố độc lập dân tộc
và chủ quyền quốc gia, mở rộng dân sinh… đây là nhân tố tác động tích cực
đối với xu thế quan hệ quốc tế.


Sự quá độ, chuyển tiếp trên nhiều bình diện của thế giới làm nổi lên sự

đan xen giữa sự hợp tác và các mâu thuẫn, nhiều hệ giá trị cũ và mới tương
tác với nhau, sự xuất hiện của những vấn đề mới, sự biến động không ổn định
của quan hệ quốc tế, sự tương quan so sánh lực lượng của các chủ thể phấn
đấu cho những triển vọng phát triển khác nhau của thế giới, hình thành nên
các tập hợp lực lượng vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau trong một thế giới
thống nhất đa dạng.
3.Những tác động đến ý thức bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân
tộc ta, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, quy luật đó được thể hiện trong
việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xu thế quan
hệ quốc tế hiện nay và những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo ra cho
chúng ta những thuận lợi cơ bản, những lợi thế quan trọng để chúng ta đẩy
nhanh nhịp đọ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Song, cũng cần thấy rằng
bản thân những thuận lợi tạo điều kiện cho việc hoàn thành thắng lợi nhiệm
vụ cách mạng trong thời gian tới, nó cũng đặt ra những vấn đề mới với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Thực tiễn đó địi hỏi
phải có nghiên cứu, phân tích những tác động của xu thế quan hệ quốc tế tới ý
thức bảo vệ tổ quốc để có những định hướng nhằm đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh quốc tế mới.
Trên thực tiễn những năm vừa qua, tiếp tục phát huy hiệu quả của
đường lối đổi mới đúng đắn, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã giành được
những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kết
quả đó tạo nên một nguồn sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần trong thực
hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các kế hoạch, nhiệm vụ phát
triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây


dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành biện pháp bảo vệ đất nước đều

đã được thực hiện với một quyết tâm cao và đạt được những kết quả tốt. Thực
tiễn sinh động đó đã tạo ra cho nhân dân ta một nhận thức đúng đắn, một
niềm tin vững chắc và sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đó cũng tạo nên
những bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn hiện nay.
Nhân dân Việt Nam từ ngàn đời nay đều có truyền thống tốt đẹp là cần
cù, thông minh sáng tạo. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta
ln đoàn kết xung quanh Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ý thức và năng lực
chấp hành pháp luật, trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao,
quyền làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân luôn được phát huy trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. “Thế trận lòng dân” dựa trên sự đồng thuận cả ý chí
và hành động giữa Đảng với nhân dân ngày càng được củng cố. Sự thống nhất
của khối đại đồn kết tồn dân tộc ln được giữ vững cho dù có những tác
động ngược chiều. Tất cả đã tạo nên một bức tường chắc chắn để có thể vơ
hiệu hố mọi âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch phản cách mạng cả từ bên ngoài và bên trong.
Việt Nam là một nước đang phát triển, trong xu thế quanhệ quốc tế hiện
nay, chúng ta có lợi thế của một nước phát triển sau có thể “đi tắt, đón đầu”
trong nhiều lĩnh vực. Nhờ tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại, chúng ta tiếp cận được với nguồn tri thức khổng lồ, trình độ hiểu biết
của nhân dân ngày càng được nâng cao. Những vấn đề lớn của thế giới và
trong cả về kinh tế chính trị, văn hóa xã hội nước được nhân dân nắm bắt một
cách nhanh chóng, đặt ra những câu hỏi, bình luận, so sánh, đưa ra những
quan điểm riêng của mình. Dường như thế giới ngày cảng nhỏ và khoảng cách
giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp lại. Trong xu thế mở cửa, hội nhập, hợp
tác, cạnh tranh và phát triển. Con người Việt Nam trở nên năng động hơn,
trong hồn cảnh mới đã có sự thay đổi từ nhận thức đến thực tiễn cuộc sống.



Từ những tư tưởng đóng cửa, khép kín, thiếu năng động nhạy bén trước đây
đã chuyển sang lối sống cởi mở hơn, năng động và hiện đại hơn trong sự hợp
tác, đan xen kinh tế chính trị văn hố xã hội giữa các nước hiện nay. Những
thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
phần lớn vẫn là theo một chiều hướng tích cực, tạo ra niềm tin cho nhân dân
vào một thế giới cơng bằng bình đẳng, tin tưởng vào sự lựa chọn đúng đắn
của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nhận thức rõ đường lối, chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của
Đảng ta trong bối cảnh mới là hoàn toàn đúng đắn, bắt kịp với trào lưu phát
triển của thế giới hiện đại và là yêu cầu tất yếu cho mỗi quốc gia phát triển,
đáp ứng và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đưa đất nước trở thành
quốc gia có vị thế trên trường quốc tế. Đây là nhân tố quan trọng tác động
trực tiếp đến ý thức trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ những thành quả
cách mạng Việt Nam đã đạt được.
Phải khẳng định rằng, xu thế tồn cầu hố một mặt tạo cơ hội cho mọi
cá nhân, tổ chức, quốc gia có năng lực phát huy tối đa khả năng của mình đem
lại lợi ích cho cá nhân và tồ thể xã hội. Mặt khác, nó cũng mang đến những
tiêu cực trong q trình phát triển, đó chính là mặt trái của q trình phát triển
kinh tế như ơ nhiễm mơi trường, tệ nạn xã hội, phân hố giàu nghèo và phát
triển không bền vững và điều lớn hơn đó là xuất hiện kiểu làm ăn “khơng
tình, khơng nghĩa”, làm giàu bất chính, vi phạm nguyên tắc, pháp luật…
Xu thế hợp tác, liên kết giữa các quốc gia tạo nên sự đan xen, giao thoa
trên mọi lĩnh vực sẽ tác động đến ý thức, lối sống của nhân dân. Một mặt nó
tác động tích cực đến sự thay đổi lối sống khép kín, ỷ lại, cam chịu, phụ thuộc
vốn có của người Việt Nam sang lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu
trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu việc tiếp thu lối sống một cách thiếu định hướng
(tiếp thu cả những mặt trái của lối sống đó) đã dẫn đến việc xa rời lối sống
truyền thống của dân tộc. Trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng
internet bên cạnh những kiến thức tiến bộ của con người, len lỏi những hình



ảnh về lối sống vật chất, vì đồng tiền, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn
chơi, truỵ lạc, thác loạn, ưa bạo lực. Lối sống đó tác động đến một bộ phận
không nhỏ nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở đơ thị. Do bí kích thích
bởi những bộ phim uỷ mị hay bạo lực đã làm cho lý tưởng sống, chiến đấu,
học tập bị giảm sút, có hành động và phong cách sống xa lạ với truyền thống
phương Đông và dân tộc. Họ mất đi lý tưởng sống, mất đi niềm tin vào, xa lạ
với mục tiêu và con đường của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và dày công
xây dựng. Đây là kẽ hở lớn nhất để các thế lực thù địch triệt để lợi dụng trong
chiến lược “Diễn biến hồ bình”, nó góp phần tạo nên một hợp lực nguy
hiểm, đe doạ đến thành quả của chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo
của Đảng ta. Trong bối cảnh quốc tế mới của sự hợp tác và giao lưu, nhất là
khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, ta có
điều kiện thuận lợi để xây dựng và cũng cố vững chắc nền quốc phòng an
ninh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đồng
thời tạo ra thế liên kết vững chắc, đan xen, cân bằng giữa các nước, tạo thế có
lợi để bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình đó, ta cũng phải cam kết mở rộng thị
trường, hình thành các khu vực kinh tế, do đó vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự
an tồn xã hội sẽ gặp khó khăn và phức tạp hơn trước. Các thế lực thù địch
triệt để lợi dụng mặt trái của tồn cầu hố, của hội nhập kinh tế quốc tế để
thực hiện “Diễn biến hồ bình” kết hợp bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài
dân chủ, nhân quyền, chuyển hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, bằng mọi cách
tác động đến ý thức bảo vệ Tổ quốc của nhân dân và thay đổi thể chế chính trị
ở nước ta.
Trong xu thế hiện nay, mối quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy
mạnh, việc hợp tác giải quyết những vấn đề tồn cầu như dịch bệnh, bảo vệ
mơi trường sống, những vấn đề quốc phòng, an ninh và liên quan đến quốc
phịng an ninh, ta có thể tranh thủ được sự hợp tác song phương và đa
phương. Thông qua hợp tác, ta có điều kiện trao đổi thơng tin giữa các nước,



giải quyết những bất đồng thông qua đàm phán, giảm thiểu việc đối đầu bằng
quân sự, đảm bảo khả năng trở thành đối tác quan trọng trong quan hệ kinh tế,
thương mại, quốc phòng, an ninh với các nước, nhất là các nước phát triển.
Thơng qua q trình hội nhập trong xu thế quốc tế mới chắc chắn sẽ thúc đẩy
sản xuất trong nước phát triển, sẽ làm cho đời sống và nhận thức của nhân dân
ngày một nâng cao, có điều kiện thuận lợi tạo ra mặt trận đồn kết quốc tế.
Trong điều kiện đó, ta tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trước
sự tấn công của các thế lực thù địch. Đây cũng là cơ sở để ta xây dựng tiềm
lực chính trị tinh thần trong nhân dân. Tuy nhiên, sự cạnh tranh quyết liệt
trong thương mại toàn cầu sẽ dẫn đến những vấn đề mâu thuẫn như giàu
nghèo, chênh lệch kinh tế vùng miền, sự xâm lăng của văn hoá xấu, độc, đạo
đức, lối sống ngoại lai tác động đến nhân dân nhất là thế hệ trẻ như đã phân
tích trở thành nguyên nhân suy giảm sức mạnh chính trị tinh thần của nhân
dân.
Trong xu thế hiện nay, con người có điều kiện phát triển tồn diện, có
điều kiện để khẳng định mình, khẳng định năng lực, hành vi của mình. Tuy
nhiên cũng chính vì mặt tích cực này khi sự tự khẳng định cá nhân được đề
cao quá mức sẽ trở thành tiêu cực, một khi tuyệt đối hoá cá nhân sẽ dẫn đến
cá nhân lấn áp tập thể, của xã hội và của quốc gia. Lúc đó lợi ích của tập thể
bị lấn áp, thậm chí bị phá bỏ. Đây chính là nguồn gốc của quan liêu, tham ô,
tham nhũng, là mảnh đất cho những tệ nạn nảy nảy sinh và phát triển. Đó là
một nguy cơ lớn, nó xuất hiện và tồn tại ngay trong nội bộ Đảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan cơng quyền, trong đội ngũ cán bộ
đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp, các ngành. Tệ nạn quan liêu, tham ơ,
tham nhũng hình thành một “cơ chế ngầm” trong xử lý các mối quan hệ xã
hội và nương tựa vào nhau để tồn tại, làm sai lệch chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn. Đây là một vấn đề xã hội bức xúc, tác
động trực tiếp đến nhận thức của nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân

đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ giặc “nội xâm”


này cùng với chiến lược “Diễn biến hồ bình” và có thể cả “cách mạng màu
sắc” sẽ là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thủ tiêu vai
trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tình hình thế giới và khu vực, xu thế quan hệ quốc tế trong thời gian
tới sẽ còn biến động rất phức tạp. Tuy nhiên việc dự báo về xu thế quan hệ
quốc tế là một yêu cầu lớn đối với việc định ra các chủ trương giải pháp phát
triển của đất nước. Với tác động của nó với ý thức bảo vệ tổ quốc của nhân
dân Việt Nam hiện nay nó càng có ý nghĩa quan trọng vì nó là một tác động
khách quan.



×