TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHOÁ: 2013 - 2017
CON NGƯỜI NAM BỘ QUA CA DAO
Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Kim Út
Sinh viên thực hiện: Đặng Hồ Thùy Linh
Lớp: D13NV01
Khóa: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy
—^o0o^—
Bình Dương, tháng 4 năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập
thể quý thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hồn thành khóa luận.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê
Thị Kim Út. Cám ơn cô đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ, động
viên em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn
bè đã động viên em hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện
Đặng Hồ Thùy Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình khác.
Sinh viên
Đặng Hồ Thùy Linh
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian, gắn bó mật thiết với
người Việt qua bao thế hệ. Từ lũy tre làng, đến những cánh đồng lúa, ra bờ sông,
chạy dọc theo con đê đầu làng tới những bữa cơm ấm áp bên gia đình, ca dao ln
xuất hiện một cách bình dị nhưng lại ẩn chứa trong đó bao tình cảm nồng nàn. Chính
vì sự gắn bó mật thiết đó nên ca dao rất gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, nó mộc
mạc, dung dị như chính con người Việt Nam. Vì dung dị, gần gũi với cuộc sống của
nhân dân nên ca dao bộc lộ được tất cả những tâm tư tình cảm, những đạo lý nhân
nghĩa, những truyền thống quý báu của người Việt Nam.
Riêng Nam Bộ, đây là vùng đất hiền hòa - nơi đất lành chim đậu và có những
con người giàu tình cảm, nhân ái. Trải qua hơn ba trăm năm hình thành và phát triển,
người Nam Bộ vẫn lưu giữ được tính cách đặc trưng của mình. Đó là tinh thần trọng
nghĩa, sự bao dung, tính bộc trực, thẳng thắng, hào phóng, hiếu khách cùng sự yêu
nước nồng nàn, cần cù trong lao động sản xuất,... Tất cả được hòa quyện vào những
câu ca dao mà chúng ta vẫn thường ngân nga hằng ngày. Qua ca dao, những khía
cạnh của đời sống, những tâm tư tình cảm của người Nam Bộ hiện lên một cách sinh
động, rõ nét.
Trong giai đoạn hiện nay, nhịp điệu cuộc sống ngày càng đổi thay một cách
nhanh chóng và những giá trị tinh thần của ơng cha từ thuở xưa truyền lại đang có
nguy cơ bị mai một. Để góp phần lưu giữ những truyền thống quý báu ấy, nhất làgiá
trị của ca dao, chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu nội dung “Con người
Nam Bộ qua ca dao”. Qua khóa luận, là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những bản
chất tốt đẹp của con người Nam Bộ, từ đó góp phầnkhơi gợi tính nhân văn đậm đà
trong truyền thống vốn có của người Việt.
2. Lịch sử vấn đề
5
Như chúng ta đã biết, ca dao Nam Bộ là một thể loại rất đặc trưng của văn
học dân gian Việt Nam. Nóxuất hiện rất sớm trong đời sống tinh thần của nhân dân
qua hình thức truyền miệng. Vì thế, ca dao Nam Bộ dễ dàng đi vào lòng người và để
lại một dấu ấn riêng biệt. Cũng chính vì lí do đó nên ca dao Nam Bộ được rất nhiều
người quan tâm, nghiên cứu về cả nội dung lẫn nghệ thuật.
2.1. Về nội dung
Trong cơng trình “Tính cách người Nam Bộ qua ca dao”trênTạp chí Văn
Hiến Việt Nam, Trần Phỏng Diều đã đề cập“Sau những vất vả, gian lao của buổi đầu
khai phá, vùng đất Nam Bộ càng ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi
về tự nhiên. Điều này càng làm cho người Nam Bộ thêm u q mảnh đất mình
hơn. Đó là lý do giải thích tại sao các câu ca dao ở Nam Bộ có nội dung về quê
hương đất nước thường đề cập đến một vùng đất trù phú, một địa bàn khá rộng và
nổi tiếng giàu có về những thứ sản vật nào đó”[30].Bài viết khơng chỉ ca ngợi về
lịng u nước của người Việt Nam mà còn mang những nét riêng của con người
Nam Bộ. Đólà cách biểu hiện tình cảm của họ đối với quê hương, đất nước và cũng
là một trong những tính cách đáng quý của người Nam Bộ.
Vớibài viết “Tính cách người Nam Bộ - một nét đặc trưng văn hóa”, Bùi Thị
Phượng cho rằng “Nam Bộ - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ,
ruộng đồng xanh ngắt, vườn trái cây trĩu nặng quả ngọt nhờ uống nước sông Hậu
cuồn cuộn phù sa. Con người Nam Bộ hiếu khách, đơn hậu tính tình cởi mở, nặng
nghĩa nhiều tình,...Tất cả đã tạo nên nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng của người Nam
Bộ Vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Nét đẹp đó đã được ông cha ta đúc kết, thể
hiện đậm nét qua ca dao, dân ca, tục ngữ...v<('i những vần điệu ngọt ngào,sâu
lắng” [36].Bài nghiên cứu nêu ra những tính cách đặc trưng của người Nam Bộ: hiếu
khách, vị tha, đôn hậu, bộc trực, thẳng thắng,... qua đó giúp người đọc hiểu hơn về
đặc tính của vùng đất và con người Nam Bộ, góp phần tạonên sự quý trọng, yêu mến
của người đọc với con người Nam Bộ.
Hay trong “Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc miền Nam và ca dao”, Hịa Đa
6
cũng đã nói “Mặc dù khơng hề được nhắc đến ở trường học, nhưng ca dao miền
Nam vẫn có sức sống của nó. Chẳng những thế nó cịn được phát triển mạnh và là
một sinh hoạt tiềm tàng trong cuộc sống của người bình dân, cho dù chúng ta khơng
cịn thấy những màn hị đối đáp trong cơng việc hàng ngày ở trên đồng ruộng, sân
lúa hay trên sông rạch như tiểu thuyết đã mơ tả. Nó nằm ngay trên cửa miệng người
bình dân, họ đọc ra như một phản xạ tự nhiên phù hạp với hoàn cảnh đang xảy ra
không chê được”[33]. Bài viết đã khái quát về lịch sử hình thành, đặc trưng, cùng
những cảm nghĩ về ca dao Nam Bộ. Qua đó cho thấy, tuy ca dao miền Nam rất mộc
mạc, dung dị nhưng nó vẫn có một vị thế vững chắc trong nền văn học Việt Nam nói
chung và ca dao người Việt nói riêng.
Cịn trong “Đất và người Nam bộ qua ca dao- dân ca”,Nguyễn Thị Huyền
Trang nhận định “Nam Bộ là vùng đất mới được khai phá với tính hoang dã, thống
rộng của đồng bằng, sông nước mênh mông và kênh rạch chằng chịt. Nơi đây nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú dễ dàng khai thác nhưng cũng đầy nguy hiểm rập
rình. Việc tìm hiểu “Đất và Người Nam Bộ qua ca dao - dân ca” giúp ta hiểu sâu
hơn công cuộc khẩn hoang vĩ đại đó. Từ đó lý giải được vì sao tính cách của người
Nam Bộ lại là tính mở và phóng khống hơn người dân các vùng, miền khác”[39].
Điều này giúp chúng ta hiểu hơn về con người Nam Bộ với tính cách và lối sống đầy
tình cảm. Dù trong hoàn cảnh nào, trái tim họ vẫn đập nhịp đập nồng nàn và chung
thủy.
Hay Đặng Hoàng Thám trong bài nghiên cứu “Dấu ấn thời mở đất qua ca
dao Nam Bộ” đăng trên Báo điện tửCần Thơ, cũng đã nhận định “Từ sau khi vua Gia
Long lên ngôi (1802) dài đến Cách mạng Tháng Tám thành cơng (1945), liên tục có
những cuộc khẩn hoang. Phần do nhân dân tự phát, phần do Nhà nước phong kiến
phát động. Thời thuộc Pháp (1887-1945), Nam kỳ thành đất thuộc địa, những cuộc
khai khẩn đất hoang với quy mơ lớn có cơ giới hỗ trợ, cụ thể như việc đào các kinh
xáng lớn ở Tây sông Hậu như kinh xáng Xà No (1903), kinh Rạch Giá - Hà Tiên
(1914). Thời kỳ này trong dân gian xuất hiện khá nhiều ca dao, hò vè cận đại”[37].
Tác giả đã khái quát lại từng giai đoạn, thời kì lịch sử của vùng đất Nam Bộ thông
7
qua những câu ca dao mang đậm những dấu ấn văn hóa, văn minh cùng những nét
đẹp thời khai khẩn. Qua đó, thấy được những dấu ấn thời khẩn hoang, giúp người
đọc hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ.
2.2. Về nghệ thuật
Trong công trình “Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ”, Trần Văn Nam đã thống
kê, phân tích các biểu trưng trong ca dao Nam Bộ “Gắn bó hịa mình với tự nhiên là
đặc điểm của cư dân nông nghiệp. Vậy, tác giả ca dao người Việt trong cả nước nói
chung cũng đã từng dùng những hình ảnh thiên nhiên để biểu đạt tâm tư tình cảm
của mình. Yếu tố thi pháp này một lần nữa là yếu tố nổi bật trong ca dao Nam Bộ.
Có phải chăng, người nơng dân Nam Bộ trong q trình khai phá vùng đất mới lại
có dịp đối mặt nhiều với môi trường tự nhiên hơn là người nông dân đã định cư lâu
đời ở vùng đất cũ”[13; tr.54]. Từ thời mở đất người Nam Bộ đã gắn bó mật thiết với
thiên nhiên, cũng chính vì thế trong các câu ca dao xuất hiện khá nhiều hình ảnh
thiên nhiên quen thuộc. Thơng qua những biểu trưng đó, tác giả đã khái quát nên
được những nét đặc trưng của vùng đất và con người Nam Bộ.
Cơng trình “Cách nói của người miền Tây Nam Bộ qua ca dao ”, Trần Minh
Thương đã viết "Ngôn ngư' trong ca dao cua ngươn binh dân gân gũi vơi đời sống ,
trong sang dê hiếu nhưng khống phai khống bay bống, tao nhã va thâm thuy. Nhi'mg
cư dân cua n ền văn minh sơng Hống co nhiêu bai ca dao đâm đìa ý vị mà người
miến Băc quen thuốc, song trến dai đất Viếl rống dai , thực tế có) nhiêu bai ca dao
mang đâm phong vi cua cư dân vung miến ; trong đo ca dao miến Tây Nam Bố la
mốt điến hinh ”[22; tr.42]. Bài viết đã phân tích rõ các kiểu nói quen thuộc, đặc trưng
của người miền Tây Nam Bộ (nói toạc móng heo, nói cho hả dạ, nói cho đã tức, nói
khó, nói cà rỡn,..). Từ đó, văn hóa ứng xử của người Tây Nam Bộ được bộc lộ rõ, họ
bộc trực, thẳng thắn, nhưng cũng rất tinh tế, khéo léo trong ứng xử.
Cùng viết về mảng ngôn ngữ của ca dao, Trần Phỏng Diều trong bài nghiên
cứu “Phương ngữ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu” đã nhận xét “Tìm hiểu phương
ngữ Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam bộ là một cách nhằm khẳng định thêm
8
tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ xưa trong việc
sử dụng lời ăn tiếng nói của mình”[31]. Phương ngữ Nam Bộ tuy ra đời muộn hơn
các phương ngữ của vùng khác, nhưng nó vẫn rất đa dạng, phong phú và chứa đựng
các phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc trưng riêng của con người Nam Bộ
theo từng giai đoạn hình thành, phát triển.
Đỗ Thị Kiều Oanh cũng nhận định trong luận văn thạc sĩ “Phương ngữ Nam
Bộ trong văn học dân gian” rằng“Văn học dân gian sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất
với văn học dân gian ở các miền khác của đất nước. Tuy nhiên, văn học dân gian
Nam Bộ là bộ phận sáng tác rất trẻ của dân tộc. Nó gắn liền với q trình khai khẩn
vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, những yếu tố đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ (điều kiện tự
nhiên, văn hóa, con người....) đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ văn học dân gian Nam
Bộ. Việc tìm hiểu màu sắc địa phương trong văn học dân gian sẽ chỉ ra nét độc đáo,
sự đóng góp riêng của từng địa phương”[18; tr.13]. Nghiên cứunày đã khẳng định từ
ngữ sử dụng trong văn học dân gian Nam Bộ ngồi từ tồn dân cịn có những từ ngữ
mang sắc thái địa phương. Từ địa phương trong văn học dân gian đã phản ánh đời
sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Nam Bộ từ thuở khai hoang. Qua đó, thấy
được nét riêng, nét độc đáotrong phương ngữ Nam Bộ.
Các cơng trình nghiên cứu về ca dao Nam Bộ đã nêu lên rất nhiều vấn đề về
nội dung và nghệ thuật của ca dao. Sự phân tích của các tác giả trong các cơng trình
trên đã mở rộng nguồn tài liệu phong phú về ca dao và gợi mở cho chúng tôi mạnh
dạn nghiên cứuđề tài“Con người Nam Bộ qua ca dao”.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu ca dao Nam Bộ về
cả nội dung lẫn nghệ thuật để thấy được hình tượng con người Nam Bộ cùng những
nét đẹp đặc trưng của người Nam Bộ gửi gắm qua ca dao. Qua đó, chúng tơi mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu sâu hơn ca dao Nam Bộ, đồng thời
khóa luận hồn thành sẽ được làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Ngữ Văn
cùng việc giảng dạy ca dao trong trường học.
9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Kho tàng ca dao khá đa dạng và phong phú nhưng do giới hạn về thời gian nên
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một bộ phận nhỏ trong ca dao, đó là ca dao Nam
Bộ. Qua đó để góp phần khắc họavề con người Nam Bộ cùng những nét đẹp đặc
trưng của họ.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu về ca dao rất phong phú, nhưng với khn khổ của một khóa luận và
với đề tài “Con người Nam Bộ qua ca dao”, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát cuốn
“Ca dao dân ca Nam Bô ” của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần
Tân Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, xuất bản năm 1984, NXB TP.HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tơi đã sử dụng các phương pháp:
Phương pháp lịch sử, xã hội: Dựa vào bối cảnh lịch sử xã hội để làm rõ nội
dung của ca dao Nam Bộ.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: để thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa
lịch sử, văn hóa, văn học...
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh
nhằm làm rõ từng khía cạnh trong tình cảm, tính cách của người Nam Bộ thông qua
ca dao và khái quát chúng thành những luận điểm lớn.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Vài nét về vùng đất, con người và ca dao Nam Bộ
Chương II: Hình tượng con người trong ca dao Nam Bộ
Chương III: Nghệ thuật biểu hiện con người trong ca dao Nam
Bộ
10
CHƯƠNG I
VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ CA DAO NAM BỘ
Khi nghiên cứu con người Nam Bộ qua ca dao, những vấn đề về vùng đất
Nam Bộ với lịch sử hình thành và phát triển cùng những nét văn hóa đặc trưng nơi
đây là điều kiện cần thiết để nắm bắt được “cái tình” của con người Nam Bộ. Song
song với việc tìm hiểu những nét đặc trưng về Nam Bộ thì quan niệm nghệ thuật về
con người cũng là yếu tố quan trọng để thấy được những bản chất tốt đẹpvà giá trị
nhân văn mà người xưa muốn gửi gắm thông qua ca dao.Những điều trên sẽ là cơ sở
góp phần làm rõ hình tượng con người trong ca dao.
1.1.
Vùng đất và con người Nam Bộ
1.1.1.
Vùng đất Nam Bộ
l.l.l.l.
Lịch sử hình thành
Đất nước Việt Nam được chia làm 3 vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
Nam Bộ là vùng đất châu thổ màu mỡ, nằm ở phía Nam của đất nước.Trước đây,
Nam Bộ thuộc nước Phù Nam và Chân Lạp. Từ thế kỉ XVI, triều đình Chân Lạp
bước vào thời kì suy vong, vua Chân Lạp Chey Chetta II đã cưới con gái chúa
Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ với hy vọng có thể dựa vào sự lớn mạnh của nước Việt
lúc bấy giờ để tránh việc bị chúa Xiêm đàn áp. Từ việc kết thân và ra điều kiện với
vua Chân Lạp, chúa Nguyễn đã tạo cơ hội cho người Việt được làm ăn sinh sống trên
đất của Chân Lạp. Dần dần, người Việt càng mở rộng khai phá những vùng đấthoang
vu, cư dân Việt có mặt ngày càng đông đúc trên khắp Nam Bộ.
Sau cái chết của Chey Chetta II, nội bộ giai cấpnắm quyền Chân Lạp bị chia
rẽ, các cuộc chiến xảy ra liên miên, điều đó khơng những khơng ảnh hưởng mà cịn
tạo điều kiện thuận lợi để chúa Nguyễn tiếp tục mở mang bờ cõi. Chỉ trong vòng 20
năm, Nam Bộ nhanh chóng phát triển và trở thành vùng kinh tế trọng điểm với nhiều
phố phường, hải cảng,thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán. Chủ quyền lãnh thổ
trên đất Nam Bộ chính thức được chúa Nguyễn khẳng định vào cuối thế kỉ XVII.
1.1.1.2.
Phạm vi lãnh thổ
Từ khi chúa Nguyễn xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ thì dân cư có sự
phân bố ổn định hơn.Năm 1698, chúa Nguyễn cho lập phủ Gia Định, và đó cũng là
tên gọi chung của Nam Bộ lúc đó. Đến TK XVII - XVIII, vua Gia Long tiếp tục khai
phá vùng đất Nam Bộdựa trên chủ quyền sẵn có từ chúa Nguyễn, chia Gia Định
thành năm trấn: Phiên An, Biên Hòa, Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường. Năm 1834,
vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phân chia lại Nam Kỳ làm 6 tỉnh: Phiên An, Biên
Hoa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.Năm 1862, vua Nguyễn ký hiệp
ước nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Pháp không thay đổi tên gọi chung của 6 tỉnh
Nam Kỳ, nhưng chia nhỏ 6 tỉnh thành 21 tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Châu
Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, cân Thờ, Mỹ Tho, Biên Hoa, Bà Rịa, Thủ Dầu
Một, Vũng Tàu, Gia Định, Chờ Lờn, Tân An, Tây Ninh, Gò Cống.
Năm 1956, dưới sự hình thành của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, Nam Bộ
được phân chia lại thành 22 tỉnh và một thành phố, đó là Sài Gịn: Phước Long, Bình
Long, Biên Hịa, Long Khánh, Bình Dường, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định, Long
An, Tây Ninh, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Trà Vinh, Vĩnh
Long, An Giang, Phong Dinh, Kiên Giang, Ba Xuyên, An Xuyên và Cốn Sờn. Trong
thời gian này, một số tỉnh có nhiều lần bị phân chia lại và đổi tên.
Sau năm 1975, khi đất nước đã hồn tồn giải phóng, cùng với sự khơi phục,
ổn định đời sống nhân dân thì địa giới hành chính của Nam Bộ cũng được phân chia
lại còn 13 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Sống Bé, Tây Ninh, Đồng Nai,
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu
Long, Minh Hải. Năm 1979, Nam Bộ thành lập thêm một Đặc khu là Đặc khu Vũng
Tàu - Cốn Đảo. Đến năm 1991, các tỉnh lại có sự thay đổi, tỉnh Cửu Long tách ra
thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đổi thành tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu. Năm 1997, các tỉnh lớn tách ra thành các tỉnh nhỏ hơn: tỉnh Sơng Bé
tách ra thành tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành tỉnh
Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà
Mau. Đến năm 2004, tiếp tục có sự thay đổi: tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 2004 trở đi, Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minhvà Thành phố Cần Thơ.
1.1.1.3.
Quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục.
*Về kinh tế
Do điều kiện địa lý đặc thù nên ở Nam Bộphát triển mạnh các ngành về nông
nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Là một vùng đất với nhiều sông suối, kênh
rạch thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, Nam Bộ luôn dẫn đầu cả
nước về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu thủy sản.Do diện tích rộng, nghề
trồng lúa nước truyền thống phát triển, chiếm đến 50% diện tích lúa cả nước. Nam
Bộ cũng là nơi san xuất và chiếm đến70% lượngtrái cây cả nước, trong đó nổi tiếng
khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoàinhư: dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, bưởi
Năm Roi, xồi cát Hòa Lộc, dừa sáp Trà Vinh,... Nơi đấy cũng là vùng trồng cây
công nghiệp lớn nhất nước gồm các loại như:tiêu, điều, cà phê, cao su,.
Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển, có thể kể đếnnghề làm
bột gạoở Sa Đéc, nghề làm nem ở Lai Vung, nghề dệt chiếuởLong Định,làng nghề
nón truyền thốngbàng bng Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang),
làng lụa Bảy Núi (An Giang), làng nghề đục đá mỹ nghệ Thoại Sơn (An Giang),.Đặc
biệt,làng nghề đan lát truyền thống Trúc Xanh ở Cà Mautuycó lúc bị mai một nhưng
đã được khơi phục vào năm 2005. Những sản phẩm làm ra đã chiếm lĩnh thị trường
Campuchia với hàng trăm ngàn sản phẩm được xuất khẩu mỗi năm, đem lại nguồn
lợi kinh tế khá lớn.Điều đó, đã làm cho làng nghề có sức sống mới, khẳng định giá trị
các sản phẩm từ làng nghề truyền thống và nếu có chiến lược phù hợp sẽ khẳng định
được thương hiệu trong tương lai.
Giao thương bn bán cũng có từ lâu đời, đem lại nguồn kinh tế lớn cho
người dân Nam Bộ. Từ xưa, những nơi giao thương đã sớm được hình thành gần bờ
sông để thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa hay bn bán hàng trên các chợ nổi.
Dần dần, việc giao thương ngày càng mở rộng và phát triển, hình thành các khu bn
bán sầm uất khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn.
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc hàng loạt các khu công nghiệp, các khu
đô thị mọc lên. Các khu công nghiệp được xây dựng càng ngày càng có quy mơ lớn,
thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Cùng với sự
phát triển công nghiệp, giao thông vận tải cũng được xem trọng để thuận tiện cho
việc di chuyển cũng như luân chuyển hàng hóa.Kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triển
mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, khơng vì thế mà nền
nơng nghiệp hay các làng nghề truyền thống bị mai một. Con người Nam Bộ vẫn
đang từng bước giữ gìn, phát huycác ngành nghề truyền thống để nâng cao đời sống
và đẩy mạnh kinh tế góp phần phát triển đất nước.
*Về văn hóa
Nam Bộ là nơi có nhiều nền văn hóa cổ, tiêu biểu nhất là văn hóa Đồng Nai
và văn hóa Ĩc Eo. Ngồi ra, nền văn hóa Nam Bộ hình thành cịn dựa trên sự dung
hợp giữa nền văn hoá Việt với nền văn hoá Chăm, Khmer, Hoa,... và cả phương Tây
sau này. Chính vì sự dung hợp của nhiều nền văn hóa nên cách tổ chức xã hội hay
những phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội cũng có những nét riêng biệt và độc
đáo.
Cách tổ chức xã hội của người Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt so với Bắc
Bộ và Trung Bộ. Việc xây dựng làng xã ở Nam Bộ hình thành từ cư dân của nhiều
vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau theo quan hệ hàng xóm láng giềng và
hình thành dọc theo kênh rạch hay trục lộ chứ khơng có lũy tre làng đóng kín như
Bắc Bộ, vì thế kết cấu làng xã ở Nam Bộ theo hướng mở thống chứ khơng có sự
chặt chẽ như Bắc hay Trung Bộ.
Người Nam Bộ chủ yếu theo chế độ phụ hệ nhưng khơng vì thế mà người phụ
nữ khơng được coi trọng. Trái lại, vai trị của người phụ nữ ở Nam Bộ rất có giá trị
trong gia đình. Trong những chuyện trọng đại của gia đình, người phụ nữ vẫn tham
gia và có tiếng nói riêng chứ khơng chỉ có việc chăm lo bếp núc, việc nhà như phụ
nữ ở Bắc và Trung Bộ.
Nam Bộ là nơi tập trung tín ngưỡng có sẵn của miền Bắc và Trung Bộ và là
nơi sản sinh ra nhiều tín ngưỡng mới, có thể nói đây là vùng đất phong phú đa dạng
về tín ngưỡng nhất Việt Nam. Ngồi các đạo lớn như đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo
Hòa Hảo, đạo Thiên Chúa,... thì Nam Bộ cịn dung nạp những đạo nhỏ như đạo Dừa,
đạo Chuối,. Bên cạnh đó, họ cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng Bà Chúa Xứ, thờ cúng
Thành Hồng ở các đình miếu, thờ cúng Cá Ông ở các làng ven biển, thờ Hổ, thờ Cá
Sấu ở miền Tây Nam Bộ,.
Về phong tục, người Nam Bộ vẫn có các phong tục tương tự như ở miền Bắc
và Trung Bộ như nghi lễ vòng đời (sinh đẻ, trưởng thành, hôn nhân, tang ma), lễ tết,
lễ hội. Tuy nhiên, những nghi lễ ở Nam Bộ theo hướng giản lược hóa, đơn giản hơn
các nghi lễ ở miền Bắc, miền Trung rất nhiều. Các lễ hội mang đậm sắc thái Nam Bộ
theo đặc trưng địa lí, đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh người Nam Bộ. Vào đầu
năm hoặc cuối năm, ở các đình làng, thường diễn ra lễ hội Kỳ Yên để tạ ơn Thành
Hoàng, các thần linh đã có cơng khai khẩn, giúp nhân dân an cư lạc nghiệp. Ở vùng
ven biển, các ngư dân thường tổ chức lễ hội Nghinh Ông để tạ ơn người giúp mình
và cũng là dịp cầu nguyện cho mưa thuận gió hịa, làm ăn phát đạt. Ngồi ra, cịn có
lễ hội tưởng niệm những vị anh hùng đã có cơng mở đất và bảo vệ đất nước (Nguyễn
Trung Trực, Trương Định,...), lễ hội tôn giáo (hội đền Linh Sơn Thánh mẫu ở núi Bà
Đen, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở núi Sam, lễ hội chùa Bà ở Bình Dương,.). Các lễ hội,
phong tục đó ngày càng được quan tâm và đơng đảo người dân hưởng ứng, trở thành
văn hóa tín ngưỡng của cả vùng Đơng Nam Bộ.
Ẩm thực của người Nam Bộ cũng theo truyền thống của người Việt, tuy nhiên
do nơi đây có khí hậu nóng nên người Nam Bộ rất chuộng ăn canh và do môi trường
tự nhiên nhiều tơm cá nên thủy sản đóng vai trị chính trong bữa ăn người Nam Bộ.
Bên cạnh đó, mỗi nơi lại có những đặc sản nổi tiếng riêng như bánh tráng Tây Ninh,
bánh pía Sóc Trăng, nước mắm Phú Quốc, rượu Gị Đen, mắm lóc U Minh, nem Lai
Vung, bánh bèo bì Mỹ Liên ở Bình Dương,...
Về trang phục, vì mơi trường tự nhiên ở Nam Bộ chủ yếu là sông nước nên
trang phục gọn nhẹ để có thể dễ hoạt động và có túi để đựng những vật dụng cần
thiết. Vì vậy, bộ đồ bà ba tuy giản dị nhưng phù hợp cho cả nam và nữ cùng với việc
kết hợp với chiếc khăn rằn để che đầu hay lau mồ hôi trong lúc lao động mệt nhọc.
Những bộ bà ba chủ yếu là màu tối, phù hợp với sinh hoạt hay lao động của người
Nam Bộ.
Về nhà ở của người Nam Bô, được xây khá đơn giản, do điều kiện tự nhiên
nên họ thường thích sinh sống ở nơi gần chợ, gần đường, gần ven sông và đặc biệt là
nhà nổi trên sơng. Nhà gần chợ thích hợp cho việc giao thương buôn bán. Nhà gần
đường thuận lợi cho việc di chuyển. Nhà gần sông phù hợp với những gia đình làm
nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản. Và nhà nổi trên sông là nơi cư trú đồng thời cũng
là phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển đường
sông, buôn bán ở các chợ nổi.
Văn hóa Nam Bộ nhìn chung vẫn mang màu sắc vốn có của người Việt Nam,
nhưng nơi đây có một nét đặc trưng riêng độc đáo phù hợp với lối sống, lối sinh hoạt
và tính cách của người Nam Bộ. Đó là đặc trưng của vùng đồng bằng sơng nước và
sự tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau từ các tộc người Chăm, Hoa, Khmer hòa lẫn
với văn hóa người Việt tạo nên nền văn hóa sơng nước với lối sống đơn giản nhưng
chan chứa tình làng nghĩa xóm.
*Về giáo dục
Trước khi bị Pháp đơ hộ, nền giáo dục Việt Namchủ yếu chịu ảnh hưởng của
giáo dục Trung Hoa (Nho gia). Các kiến thức chủ yếu tập trung vào triết lý, ln lý,
đạo đức chứ khơng có những kiến thức về khoa học kỹ thuật. Các kỳ thi thì tập trung
vào ba mơn chính là kinh nghĩa, văn sách và thơ phú và một số môn thi phụ nhưng
chung quy vẫn là làm văn thơ. Sau khi bị Pháp đô hộ, trước sức mạnh quân sự và nền
khoa học kỹ thuật tiên tiến, giáo dục theo kiểu của nhà Nho bị xóa bỏ thay vào đó là
sự phát triển củatân học.
Tân học diễn ra trước tiên ở miền Nam sau khi người Pháp đặt nền đô hộ lên
nước ta. Người Pháp đem văn minh khoa học Tây Âu phổ biến khắp nơi. Các trường
học được mở ra nhiều hơn, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và nền tân họcđược đưa vào
chương trình học và có chế độ khoa cử mới.Giáo dục ngày càng phát triển hơn ở
Nam Bộ và mở rộng ra ở cả Bắc và Trung Bộ. Mục đích của giáo dục là giúp mỗi
con người phát triển tri thức một cách toàn diện để trở thành những người có đạo
đức, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống và hội nhập vào xã hội góp phần vào
việc bảo vệ và phát triển đất nước.
1.1.2.
Con người Nam Bộ
Trong quá trình hình thành và phát triển, Nam Bộ đã tạo cho mình những giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần mang bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy bản sắc riêng đó thơng qua hình ảnh con người Nam Bộ
với lối sống vô cùng giản dị cùng những tính cách đặc trưng riêng.
Trước hết, đó là sựcần cù, nhẫn nại: người Nam Bộ vốn là dân di cư từ nơi
khác đến, từ buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất mới họ phải tốn rất nhiều công sức để
có thể an cư. Chính vì thế, cần cù nhẫn nại là một phẩm chất đáng quý của người
Nam Bộ từ thời khai khẩn cho đến nay. Với quan niệm “Có làm thì mới có ăn” họ
khơng hề sợ cực khổ, khó khăn,khơng chỉ chịu thương chịu khó, mà họ cịnln cố
gắng hết mình trong cơng việc.
Thứ đến là tínhtrọng nghĩa, khinh tài: ở Nam Bộ có một đạo lý là “giữa
đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, dù cuộc sống có nghèo khó, cực khổ, cơm
khơng đủ no, áo khơng đủ mặc nhưng khi gặp người khó khăn hơn mình, họ sẵn sang
cưu mang, nhường cái ăn cái mặc của mình cho người khác mà khơng hề trơng mong
sự đền đáp. Vốn là dân từ nơi khác đến lập nghiệp, họ hiểu được nỗi khó khăn vất vả,
nên họ càng sống đoàn kết, yêu thương, quan tâm những mảnh đời bất hạnh hơn. Và
cũng chính vì lý do đó, mà họ rất chuộng nghĩa khí, q trọng tình cảm, coi khinh vật
chất, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Hạnh phúc của họ chính là được sống hết mình vì
đạo nghĩa.
Người Nam Bộ là những con ngườibộc trực, thẳng thắn: đây chính là một
trong những tính cách tiêu biểu nhất của người Nam Bộ. Sự bộc trực thẳng thắn được
thể hiệnrõ nhất qua cách nói chuyện của người Nam Bộ. Họ nghĩ sao nói vậy chứ
khơng hề có sự rào đón hay che đậy giấu giếm. Với sự bộc trực thẳng thắn đó, họ
sống rất giản dị, ngay thẳng, ít chịu luồn cuối và khơngthủ đoạn. Chính vì thẳng thắn
nên rất dễ nóng tính, hung hăng nhưng khi họ nói hết ra rồi thơi, cho qua mọi chuyện
chứ khơng hề để bụng. Với tính cách này, đơi khi làm người đối diện cảm thấy không
thoải mái, nhưng khi hiểu rõ thì mọi người sẽ cảm thấy quý trọng hơn.
Vì sống nơi miền đất mới cịn nhiều khó khăn nên người Nam Bộ rất năng
động, sáng tạo: con người Nam Bộ có khả năng dễ tiếp nhận cái mới như tiếp thu các
món ăn từ người Hoa, người Chăm haytiếp thu các tôn giáo từ những nước khác và
đặc biệt là tiếp thu rất nhanh các yếu tố từ phương Tây (Nam Bộ là nơi có phong trào
Âu hóa y phục sớm nhất nước). Với sự sáng tạo của mình, những cái mới khơng chỉ
được tiếp thu mà cịn được cải tiến sao cho phù hợp với đời sống của người Nam Bộ.
Cùngvới sự năng động đó, họ dám nghĩ dám làm, không ngại làm ăn lớn.
Đâycũnglàkhu vực đầu tiên tiếp thu nền kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất phát đầu tiên là từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
ĐôngNam Bộ.
Một đặc trưng cũng dễ nhận thấy ở người Nam Bộ, đó chính là sựhào phóng,
hiếu khách. Người Nam Bộ ln muốn dành tình cảm q giá, sự trân trọng cho mọi
người xung quanh. Sống ở một vùng đất màu mỡ, thiên nhiên rộng lớnkhiến cho tính
cách con người cũnghào phóng, họ sống giàu tình người, sống hết lịng vì người
khác. Như khi có khách đến nhà chơi, họ sẵn sàng đem những món ăn đặc sản, ngon
nhất trong nhà ra đãi khách, nhường chỗ ngủ cho khách và đối đãi với khách như
người thân trong nhà.
Từ những tính cách trên cho thấy người Nam Bộ sống kháthiết thực (trọng nội
dung hơn hình thức). Họ ăn mặc, sinh hoạt, nói năng đơn giản, khơng kiểu cách xa
hoa, tự nhiên mà rất chân tình. Văn chương ở Nam Bộ cũng rất đơn giản, chỉ chú ý
nhiều đến nội dung, không trau chuốt nhiều về câu chữ. Ngay cả vị thần Nam Bơ
điển hình là ơng Địa cung rất thi ết thực, dân dã. Ông mặc áo bà ba không cài nút,
phanh bụng, cầm quạt mo, mặt luôn tươi cười.
Con người Nam bộ từ thuở xưa đến nay, trải qua nhiều bước thăng trầm,
nhưng tính cách vẫn thế, ln giản dị, bao dung, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa
khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.
1.2.
Quan niệm nghệ thuật về con người
1.2.1.
Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người
Con người làđối tượng miêu tả chủ yếu của văn học, là đối tượng trung tâm để
các nhà văn, nhà thơ làm niềm cảm hứng sáng tác. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng:
“Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm
đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện
trong tác phẩm của mình”[20;tr.15].Hay nói cách khác, quan niệm nghệ thuật về con
người là từ cái nhìn, cái cảm nhận của nhà văn về con người, họ đi sâu phân tích, cắt
nghĩa, lí giải về con người được thể hiện thơng qua tác phẩm văn học.
1.2.2.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện, thơ
Trong tác phẩm văn học, hình tượng con người là một yếu tố khơng thể thiếu.
Nó đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên tính nhân văn, sự sinh động, lơi cuốn
hấp dẫn người đọc. Hình tượng con người trong văn học được thể hiện bằng phẩm
chất, ngoại hình, tính cách, tâm lí thơng qua cái nhìn, cách cảm nhận của tác
giả.Quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm văn học có 3 vai trị
chính:
Thứ nhất, để thấy được sự phát triển, đổi mới của nền văn học thì chúng ta
cần chú ý đến quan niệm nghệ thuật về con người bởi “một nền nghệ thuật mới bao
giờ cũng ra đời với một con người mới”[38].Trong nền văn học trung đại trước thế kỉ
XVIII, hình tượng con người cá nhân chưa được nhìn nhận và đánh giá cao, giá trị
của con người không được miêu tả từ bản thân con người mà được đặt vào trong một
tầng lớp xã hội. Vì vậy, mọi suy nghĩ, tâm tư tình cảm, cách ứng xử, hành động của
con người đều tuân theo một chuẩn mực chung, khơng có màu sắc cá nhân. Từ cuối
thế kỉ XVIII, quan niệm con người cá nhân có tiến bộ hơn, hàng loạt các tác phẩm từ
“Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Cơn, “Cung ốn ngâm khúc”- Nguyễn Gia Thiều, đến
các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là “Truyện Kiều” - Nguyễn Du đã có sự
lột xác, vượt ra khỏi khuôn khổ chung của xã hội. Văn học trung đại có rất ít tác
phẩm viết về số phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ, truyện Kiều là
một trong số ít các tác phẩm đó. Truyện Kiều viết về số phận nàng Kiều - một người
tài sắc vẹn toàn và là người ý thức được nhân phẩm của mình nhưng lại bị xã hội vùi
dập. Sự tiến bộ trong quan niệm về con người trong tác phẩm không chỉ thể hiện
trong ý thức mà còn bộc lộ trong hành động của Kiều “Xăm xăm băng lối vườn
khuya một mình”[32], đó là hành động vượt qua lễ giáo phong kiến để đi tìm hạnh
phúc cho bản thân, trong khi quan niệm thời đó con gái phải tuân theo việccha mẹ
đặt đâu con ngồi đấy. Sự trân trọng, cảm thông của tác giả đối với những kiếp người
nhỏ bé trong xã hội cũng là quan niệm mới mẻ về con người mà những tác phẩm
trước đây chưa hề có. Đến thời kì văn học hiện đại 1945-1975, trước những biến cố
của đất nước với những cuộc chiến tranh liên miên, quan niệm nghệ thuật về con
người có sự thay đổitheo hướng gắn bó với quần chúng, hướng về đại chúng.Trước
năm 1975, Nguyễn Minh Châu xây dựng hình tượng con người theo cảm quan nghệ
thuật của nhà văn. Nhân vật trong tác phẩm là những con người có lý tưởng sống, có
lịng u nước mãnh liệt. Đó là hình ảnh cơ giáo Thùy trong tác phẩm “Cửa sơng”,
Thùy ln cố gắng “tìm cách khơng tách mình ra khỏi cái guồng máy sinh hoạt
chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến”[27] bởi cô hiểu không thể
chỉ sống cho bản thân, mà phải sống vì mọi người, phải biết yêu thương, sẻ chia.
Hình ảnh cô giáo Thùy là phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, là khuynh
hướng văn học mà nhà văn hướng đến trước 1975. Giai đoạn từ sau 1975, đất nước
bước vào thời kì đổi mới, sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ, văn học quan
tâm đến đời tư của con người với cái nhìn đa chiều, nhiều mặt hơn. Ở giai đoạn văn
học này, Nguyễn Minh Châu là nhà văncó nhữngbước tiến mới, đổi mới sâu sắc
trong quan niệm nghệ thuật về con người. Vẫn tiếp nối đạo lí truyền thống của dân
tộc, vẫn những hình ảnh mang tính nhân văn, nhưng hình tượng con người đã mang
nét hiện thực hơn. Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh cá nhân, mang những tâm
tư tình cảm đời thường, có đời sống sinh hoạt hằng ngày với nhiều khía cạnh khác
nhau của cuộc sống. Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu
đã miêu tả thành cơng hình ảnh người đàn bà hàngchài u thương con vơ điều kiện,
khơng địi hỏi bất cứ điều gì. Bà chấp nhận sự đánh đập của người chồng để con
mình có được một gia đình, có được miếng cơm manh áo. Cuộc đời của bàtuy chịu
nhiều vất vả, đau thương nhưng phẩm chất và nhân cách của bà vẫn sáng ngời, cao
đẹp.Qua đó, cho thấy cách nhìn và cách biểu đạt của nhà văn đã có một bước chuyển
biến mạnh mẽ hơn và quan niệm nghệ thuật con người ngày càng tiến bộ và có cái
nhìn nhân bản hơn.
Thứ hai là nhà văntìm kiếm, khám phá những điều ẩn sâu trong tâm hồn con
người, từ đó thấy được giá trị nhân văn trong tác phẩm. Ở nhân vật Lão Hạc trong
truyện ngắn cùng tên, cũng như bao người nông dân trong giai đoạn đó, lão phải đối
mặt với cái nghèo khó, túng quẩn nhưng nhân cách lão lại vơ cùng cao đẹp. Con trai
lão vì quá nghèo mà phải đi làm xa, bỏ lại lão cô độc ở nhà, chỉ có con Vàng là người
bạn tri kỷ. Rồi cuộc sống quá khó khăn, lão thương con trai, lão muốn dành lại mảnh
vườn -tài sản duy nhất cho người con trai, buộc lòng lão phải bán đi cậuVàng - người
bạn tri kỷ của lão. Cái ngày mà lão bán cậu Vàng đi, lão vô cùng đau khổ “Mặt co
rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về
một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”[26].Lão kể cho
ơng Giáo về việc mình đã bán cậu Vàng như thế nào, lão đau khổ ra sao. Lão luôn
dằn vặt, ln tự trách mình vì nhẫn tâm đánh lừa một con chó. Vì cái nghèo đã khiến
cuộc đời lão gắn liền với nỗi đau, những nỗi đau cứ chất chồng. Nam Cao đã khắc
họa rõ nét nỗi đau của lão Hạc khi bán đi cậu Vàng, qua đó thấy được chiều sâu
trong tâm hồn người nơng dân với tính nhân văn sâu sắc.
Thứ ba,quan niệm nghệ thuật về con ngườicũng là cơ sở lý luận để người đọc
đánh giá tác phẩm, so sánh các tác phẩm với nhau.Trong tác phẩm Truyện Kiều,
Nguyễn Du đã khắc hoạ hình ảnh các nhân vật một cách tài tình khiến mỗi nhân vật
hiện lên với một ngoại hình, một tính cách khác nhau,mang nét riêngbiệt nhưngrất
chân thật.Thậm chí, các nhân vật như từ trang sáchbước ra ngồi đời thực, trở thành
điển hình cho một loại người, một tầng lớp người nào đó. Ví như người ta thường nói
những người con gái xinh đẹp giống“Thúy Kiều”;những người đàn ông trăng hoa,
lừa gạt phụ nữ là “Sở Khanh” hoặc gọi những người phụ nữ hay ghen là “Hoạn
Thư”,... Điềuđó, cho thấy cái tài của Nguyễn Du trong việc xây dựng hình tượng con
người trong tác phẩm văn học.Hay trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu,hình ảnh Lục Vân Tiên- một con người nghĩa hiệp“giữa đường thấy việc bất
bình chẳng tha” [29] là một hình tượng con người vô cùng tiêu biểu. Những việc Lục
Vân Tiên giúp đỡ người khác đều không hề do dự, không hề suy nghĩ, thấy người
khác gặp nạn là cứu giúp mà chẳng hề mong muốn được báo đáp.Lục Vân Tiên đã
trở thành hình tượng điển hình cho những con người nghĩa hiệp, hết lịng vì người
khác.Đó vừa là ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc trong tác phẩm của Nguyễn Đình
Chiểu, vừa phản ánh chân thật hình ảnh con người Nam Bộ với tính cách trượng
nghĩa đặc trưng.
Khám phá, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học là điều
kiện thiết yếu để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, thấy được sự
phát triển của văn học qua từng thời kì.Đồng thời, hiểu được cái hay, nét độc đáocủa
văn học từng thời kì cũng như khẳng định những giá trị khơng lỗi thời của nó về sau.
1.2.3.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao
Trong các tác phẩm văn học, hầu như khơng có tác phẩm nào là khơng hướng
đến con người. Mục đích của nhà văn là từ hình ảnh nhân vật, thấy được những khía
cạnh xung quanh con người, từ đó khơi gợi tính nhân văn trong tác phẩm. Tuy nhiên
trong ca dao,bởi dung lượng của nó ngắn nên hình ảnh con người chỉ là một góc, một
khía cạnh rất nhỏ trong mộtcon người. Hơn thế nữa, ca dao là văn học truyền miệng
được ra đời từ lâu, thời đó chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu,chưa có nền lý luận văn
học cơ bản như ngày nay.Chínhvì thế,quan niệm nghệ thuật về con người trong ca
dao đơn giản hơn.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao là hướng về con người với
những giá trị nhân bản, từ đó thấy được giá trị sâu sắc của tác phẩm. Càng tìm hiểu,
khám phá quan niệm nghệ thuật về con ngườitrong ca dao sẽ càng hiểu hơn về ý
nghĩa mà tác giả dân gianmuốn gửi gắm.
Hình tượng con người trong ca dao thì vơ vàn, đó có thể là người mẹ tảo tần
sớm tối lo cho đàn con, có thể là người nơng dân chân lấm tay bùn, có thể là thân
phận ba chìm bảy nổi của người phụ nữ hay là người anh hùng trượng nghĩa chuyên
cứu giúp những người gặp khó khăn,... Tất cả những con người đó đều là những hình
ảnh quen thuộc, mang dáng dấp rất Việt Nam, rất đời thường nhưngcó giá trị nhân
văn vơ cùng to lớn. Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: “Ca dao Việt Nam bắt nguồn
từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng khơng
kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hồ
hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưõng tâm hồn trẻ thơ,
chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và
con người”[6].Có lẽ những người sáng tạo nên những câu ca dao cũng đã có một tinh
thần, một tình cảm dồi dào mới có thể truyền tải được giá trị nhân văn chỉ tóm gọn
trong vài dòng ngắn ngủicủa bài ca dao như thế.
Như vậy, có thể đúc rút quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao chính
là tư tưởng của tác giả về những khía cạnh xung quanh cuộc sống của con người. Từ
đó cho thấy giá trị nhân văn sâu sắc thể hiện qua niềm tin, sự lạc quan và tình yêu
thương cao cả của con người.
1.3.
Ảnh hưởng của ca dao trong đời sống người Nam Bộ
Trong dòng chảy của văn học dân gian, ca dao là điệu thức quen thuộc và
khơng thể thiếu của người Nam Bộ. Nó như hơi thở, nó là cuộc sống của cư dân
miền lục tỉnh. Hay nói khác, ca dao là thơ trữ tình dân gian,được lưu hành, phổ biến
trong dân gian dưới hình thức truyền miệngnhằm diễn tả tình cảm và miêu tả đời
sống của nhân dân lao động.Nội dung của ca dao rất phong phú, phản ánh toàn bộ
cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là tình cảmvề quê hương đất nước, về tình
u đơi lứa, vềtình cảm gia đình,...
Hồi Thanh đã nhận định rằng: “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homerơ đến Kinh
Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra
đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận
thế”[21; tr.138].Chính vì “ra đời từ những buồn vui của lồi người” nên ca dao có
ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của con người. Từ ngày xưa, ca dao đã có mặt
trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống lao động của người Việt. Ca dao nói thay
tiếng lịng của một trái tim thổn thức nhịp yêu thương, thay lời tỏ tình của chàng trai
dành cho cơ gái, thay lời ước hẹn của những cặp uyên ương.Ca dao thể hiện niềm vui
khi được mùa, hòa vào những giọt mồ hôi của những người nông dân cần mẫn.Ca
dao cất lên tiếng khóc thương cho những con người bạc phận. Ca dao là tiếng than
thân của những người phụ nữ có số phận hẩm hiu, ba chìm bảy nổi. Ngồi ra, ca dao
còn hiện diện rất nhiều xung quanh cuộc sống của con người chúng ta.
ỞNam Bộ, ca dao vẫn có sức sống riêng của nó, vẫn hiện diện xung quanh đời
sống của nhân dân. Có thể thấyca dao xuất hiện trên cửa miệng người Nam Bộ, họ
nói ra như một phản xạ tự nhiên trong những hồn cảnh phù hợp.Ví như người con
trai bày tỏ nỗi tiếc nuối khi người con gái mình u thương, quan tâm chăm sóc bao
năm tháng qua mà lạibỏ chàng để theo người khác:
“Tiếc công anh đào ao nuôi cá
Năm bảy tháng trời, người lạ tới câu”.
Trong nhiều trường hợp có những điều khó có thể nói thật, nói thẳng được,
người ta mượn ca dao để nói tránh đicho lịch sự, để người nghe khơng cảm thấy khó
chịu. Như khi người con gái đã khơng còn giá trị như xưa, người con trai dùng ca
dao để tránh những lời thơ thiển khi tỏ bày:
“Cịn dun anh cưới ba heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đi”.
Chúng ta cịn bắt gặp ca dao trong những lời khuyên của ông bà, cha mẹ dạy
cho con cháu. Để răn dạy con cháu siêng năng làm việc, không ngồi không để hưởng
thành quả, ông bà ta thường nói câu:
“Đói thì đầu gối phải bị
Cái chân phải chạy cái giò phải đi”.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta còn thấy ca dao xuất hiện với vai trị
giải thích hiện tượng của tự nhiên (nắng, mưa, bão..), đó là những bài học cuộc sống
vơ cùng q báu mà người xưa đã để lại.
“Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”.
Hiện nay, vẫn có nhiều bạn trẻ lập ra những hội yêu thích ca dao trên mạng xã
hội để sưu tầm, giải thích ý nghĩa và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với ca
dao và được đơng đảo những người yêu thích văn học dân gian hưởng ứng. Ví dụ
như “Hội những người thích ca dao, tục ngữ” trên facebook, hay trên webtretho có
những chủ đề về ca dao được lập ra thu hút rất nhiều người u thích,.
Ngồi ra, ca dao còn xuất hiệnnhiều nơi như:trên những tấm tranh mà ông đồ
viết chữ thư pháp mỗi dịp xuân về, trong những tấm lịch vạn niên, trong những cuốn
lưu bút của học sinh, trong các cuốn sổ hội họp, hay trên những vật lưu niệm,...
Như vậy, ca dao từ xưa cho đến nay vẫn có một vị thế vững chắc trong lòng
mỗi người ViệtNam chúng ta. Với những bài học cuộc sống, những lời dạy bảo chân
tình, những giá trị nhân văn sâu sắc mà ca dao mang lại sẽ là hành trang quý báu mà
mỗi người con đất Việt không bao giờ lãng quên. Qua bao nhiêu năm tháng, ca dao
vẫn cịn đó, vẫn được lưu truyền, là giá trị tinh thần trường tồn bất diệtcủa người Việt
Nam.
?
ĩ
rr« ■*>__
Tiểu kết
1 _ ■*> À_
Khi đi vào quá trình tìm hiểu chương I “Vài nét về ca dao và con người Nam