Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Nghiên cứu xử lý bã thải trồng nấm làm giá thể trồng rau mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.06 KB, 48 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MÔT

KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC NGÀNH TÀI NGUN MƠI
TRƯỜNG í

I..........

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ THẢI
TRỒ
G NẤM LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MẦM
GV HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ LIÊN
TÊN SINH VIÊN: Phạm Vũ Tân
Phạm Đoàn Anh Huy Phạm Kim Liên Nguyễn Thị Kim Ngân Bùi
Duy Thơng

Bình Dương, tháng 4 năm 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MÔT

KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

r_


r_

r,

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ THẢI
TRỒNG NẤM LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀM

Bình Dương, tháng 4 năm 2016

Giáo viên hướng dẫn

Th.S.NGUYỄN THỊ LIÊN

Sinh viên thực hiện:
Phạm Vũ Tân
Phạm Đoàn Anh Huy
Phạm Kim Liên
Nguyễn Thị Kim Ngân
Bùi Duy Thông

1324403010078
1324403010038
1324403010046
1324403010053
1324403010082



PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài...........................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................1
1.4 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN...................................................................................3
2.1 Tổng quan về phân hữu cơ vi sinh...................................................3
2.1.1 Khái niệm [6]................................................................................3
2.1.2 Các chủng vi sinh vật chủ yếu được sử dụng sản xuất
phân hữu cơ vi sinh [1],[10]....................................................................3
2.1.3 Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình ủ phân...............5
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân [5]........................6
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước......................................9
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước............................................9
2.2.2 Tình hình nghiên cứu Ngồi nước...........................................10
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................11
3.1 Nội dung nghiên cứu.....................................................................11
3.1.1 Quy trình làm phân hữu cơ vi sinh từ bã thải nấm..................11
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................13
3.2.1 Phương pháp thử nghiệm sản phẩm.........................................13
3.2.2 Phương pháp xác định chiều cao của cây..............................13
3.2.3 Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong phân................13
3.3 Phương pháp xử lí số liệu:............................................................20
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................21
4.1 Các thơng số vận hành và đặc tính sản phẩm.................................21
4.2 Kết quả.............................................................................................21
4.2.1 Độ sụt giảm thể tích...................................................................21
4.2.2 Nhiệt độ......................................................................................22
4.2.3 pH..............................................................................................23
4.2.4 Độ ẩm........................................................................................25

4.2.5 Hàm lượng chất hữu cơ............................................................25
4.2.6 Hàm lượng C.............................................................................26
4.2.7 Hàm lượng N.............................................................................27
4.3 Nhận xét và thảo luận......................................................................29
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................31
5.1 Kết luận............................................................................................31
5.2 Kiến nghị..........................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................32
PHỤ LỤC......................................................................................................34


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ phối trộn của ba nghiệm thức......................................12
Bảng 3.2: lượng axit boric và nồng độ axit tiêu chuẩn..................................16
Bảng 4.1: Kết quả phân sau khi ủ 45 ngày...................................................20
Bảng 4.2.1: Độ sụt giảm thể tích sau khi ủ 45 ngày ở 3 nghiệm thức.............20
Bảng 4.2.2: Nhiệt độ theo dõi 3 nghiệm thức trong 45 ngày ủ ở 3 nghiệm thức
..........................................................................................................................22
Bảng 4.2.3: Chỉ số PH trong 45 ngày ủ ở 3 nghiệm thức.............................24
Bảng 4.2.4: Độ ẩm theo dõi trong 45 ngày ủ ở 3 nghiệm thức.....................26
Bảng 4.2.5: Hàm lượng chất hữu cơ tổng truocs và sau khi ủ ở 3 nghiệm thức
..........................................................................................................................27
Bảng 4.2.6: Hàm lượng C trước và sau khi ủ ở 3 nghiệm thức....................28
Bảng 4.2.7: hàm lượng N tổng trước và sau khi ủ ở 3 nghiệm thức. 28
Bảng 4.2: Kết quả chiều cao của cây cải sau khi trồng thử nghiệm
15 ngày ở 3 mơ hình khác nhau....................................................................29

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 3.1: Quy trình làm phân hữu cơ vi sinh từ bã thải nấm......................11
Biều đồ 4.2.1: Độ sụt giảm thể tích ở 3 nghiệm thức....................................21

Biểu đồ 4.2.2: Nhiệt độ trong 45 ngày ủ ở 3 nghiệm thức............................24
Biểu đồ 4.2.3: chỉ số PH trong 45 ngày ủ ở 3 nghiệm thức..........................25
Biểu đồ 4.2.4: Độ ẩm theo dõi trong 45 ngày ủ ở 3 nghiệm thức.................26
Biểu đồ 4.2.5: Hàm lượng chất hữu cơ tổng trước và sau khi ủ ở 3 nghiệm
thức..................................................................................................................27
Biểu đồ 4.2.6: Hàm lượng C trước và sau khi ủ ở 3 nghiệm thức................28
Biểu đồ 4.2.7: hàm lượng N tổng trước và sau khi ủ ở 3 nghiệm thức...........29
Biểu đồ 4.2: chiều cao của cây cải trồng thử nghiệm trong thời
gian 15 ngày ở 3 mơ hình khác nhau............................................................30
Hình 4.2: Cây trồng thử nghiệm ở 3 chậu khác nhau....................................30
Hình 4.3: Mẫu trồng thử và phân...................................................................31


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài.
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học, vì

thế dư lượng hóa học trong các loại phân này đã gây ô nhiễm môi trường đất, môi
trường nước và ảnh hưởng đến hệ sinh vật có lợi sống trong đất. Ngồi ra nguồn phế
thải nơng nghiệp cịn dư thừa rất lớn gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý nguồn phế thải nông nghiệp hiệu quả
và không gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng nguồn phế thải thành sản phẩm có giá
trị kinh tế. Trong đó biện pháp sử dụng phân bón hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu
khác nhau từ phế thải nông nghiệp như bã thải trồng nầm, rơm rạ, chất thải gia súc,
gia cầm,thân cây ngô, thân cây đậu kết hợp với bổ sung vi sinh vật dùng để bón vào
đất làm tăng độ phì nhiêu, tăng nâng suất cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường. Hay

nói cách khác phân hữu cơ vi sinh có ưu điểm làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ ẩm
cho đất, hạn chế được rửa trôi đất, an tồn và vệ sinh cho cây trồng, vật ni và con
người, hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng.
Trên cơ sở đó đề tài: “Nghiên cứu xử lý bã thải trồng nấm làm giá thể
trồng rau mầm” được thực hiện với mong muốn nhằm giải quyết một lượng rác thải
vào môi trường đồng thời cung cấp một loại phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất
nơng nghiệp.
1.2

Mục tiêu của đề tài
Đánh giá sự hưởng của các thơng số trong q trình ủ phân như: nhiệt độ, pH,

độ ẩm, hàm lượng nitơ, cacbon hữu cơ đến chất lượng của phân. Từ đó tìm ra được
thơng số tối ưu cho chất lượng phân tốt nhất.
Nghiên cứu thử nghiệm khả năng phát triển của cây cải ngọt

(

Brassica

integrifolia ) khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ bã thải trồng nấm.
1.3

Đối tượng nghiên cứu
Bã thải sau trồng nấm bào ngư tại nhà (ấp 1, Phường Tân Định, Thị Xã Bến

Cát, Bình Dương)
Phân bị từ các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một



2

Phân hữu cơ vi sinh VK.A Trichoderma + TE
Men ủ vi sinh vật HUMIX
1.4

Phạm vi nghiên cứu.
Khơng gian: Phịng thí nghiệm khoa môi trường_Đại học Thủ Dầu Một
Thời gian: từ tháng 10/2015 đến 03/2016


PHẦN 2:TỔNG QUAN
2.1

Tổng quan về phân hữu cơ vi sinh

2.1.1

Khái niệm [6]
Phân vi sinh là chế phẩm, có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống, có

ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bón vào đất hoặc xử lý cho cây để cải
thiện hoạt động của vi sinh vật trong đất vùng rễ cây, nhằm tăng cường sự cung cấp
các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp chất điều hoà sinh trưởng, các
loại men, vitamin có lợi cho q trình chuyển hố vật chất, cung cấp kháng sinh để
giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao
năng suất, phẩm chất nông sản và tăng độ màu mỡ của đất.
2.1.2 Các chủng vi sinh vật chủ yếu được sử dụng sản xuất phân hữu
cơ vi sinh [1],[10]
Trên cơ sở tính năng tác dụng của vi sinh vật, phân bón vi sinh cịn được gọi

dưới các tên:
Đạm vi sinh: Các vi sinh vật cố định nitơ có khả năng hấp thụ khí nitơ (N2)
trong khơng khí chuyển N2 thành NH3 để ni chính bản thân mình. NH3 dư thừa của
vi sinh vật sẽ tiết ra ngoài hoặc khi vi sinh vật chết đi, chúng chúng sẽ để lại phần
xác nhiều đạm và các chất dinh dưỡng. Đây là nguồn phân bón tốt cho cây trồng.
Vậy là cây trồng sử dụng được nguồn nitơ vô tận trong khơng khí nhờ các vi sinh vật
cố định nitơ.
Có 2 loại phân đạm vi sinh: cộng sinh và liên kết
Vi sinh vật cố định cộng sinh là vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sẩn cây họ
đậu. Cố định nitơ cộng sinh đã được nghiên cứu hơn 100 năm nay. Phân bón
Rhizobium đã được áp dụng nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, loại phân này
đang được nghiên cứu áp dụng.
Vi sinh vật cố định nitơ liên kết (hội sinh) sống ở vùng rễ cây trồng. Các vi
sinh vật này cung cấp nitơ cho cây trồng, còn cây trồng cung cấp cacbon (C) cho vi
sinh vật. Hai thành phần này cung cấp thức ăn cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.
Hiện nay có nhiều loại phân bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho


các loại cây khác nhau. Dành cho cây họ đậu, thường dùng vi sinh vật cố định nitơ
cộng sinh bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia; cây lúa, sử dụng vi sinh
vật cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Các loại cây trồng khác, sử
dụng vi sinh vật cố định nitơ tự do như Azotobacter, Clostridium..
Lân vi sinh: Quặng apatit và phôtphoric là nguồn lân, nhưng cây trồng không
sử dụng được nguồn lân này vì nó khó tan. Do vậy, muốn cây trồng sử dụng được
lân, cần phải chế biến quặng từ dạng khó tan sang dạng dễ tan.
Trong đất có những vi sinh vật có khả năng tiết ra các acit hữu cơ. Acit hữu cơ
là các acit yếu, nhưng vẫn có khả năng làm tan (phân giải) quặng, chuyển từ dạng
khó tan sang dạng dễ tan. Bón vi sinh vật phân giải phôtpho sẽ cung cấp phôtpho dễ
tan cho cây trồng, không làm chua đất và giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong
đất tốt hơn.

Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B.
subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp,
Aspergillus awamori.
Vi sinh vật kích thích sinh trưởng: Ngồi các vi sinh vất cố định nitơ (đạm
vi sinh), phân giải phôtpho (lân vi sinh), cịn có các vi sinh vật có khả năng kích
thích sự sinh trưởng cho cây trồng, kích thích sự phát triển của bộ rễ. Các vi sinh vật
kích thích sinh trưởng cũng dùng làm phân bón cho cây trồng. Bộ rễ cây trồng phát
triển khoẻ mạnh sẽ hút được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum,
Azotobacter

vinelandii,

Azotobacter

bejerinckii,

Pseudomonas

fluorescens,

Gibberella fujikuroi.
Phân bón vi sinh phân giải cellulose: đây là loại phân hay chế phẩm có chứa
nhiều loại nấm và xạ khuẩn có khả năng phân giải mạnh chất cellulose. Có tác dụng
chế biến phân rác, ủ phân chuồng, tăng cường quá trình phân giải các xác bã thực vật
trong đất cung cấp các dưỡng chất dễ tiêu cho cây trồng, cải thiện độ màu mỡ của
đất.
Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces,
Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.



2.1.3 Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình ủ phân
Quá trình phân hủy chất thải rắn diễn ra rất phức tạp, qua nhiều giai
đoạn và sản phẩm trung gian. Ví dụ, q trình phân hủy protein: protein ũ
peptides ũamino acids ũ hợp chất ammonium ũ nguyên sinh chất của vi
khuẩn và N hoặc NH3.
Những phản ứng chuyển hóa sinh hóa diễn ra trong q trình ủ hiếu
khí vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Các giai đoạn khác nhau trong q
trình ủ hiếu khí có thể phân biệt theo biến thiên nhiệt độ như sau:
Pha thích nghi: là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi
trường mới.
Pha tăng trưởng: đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân
hủy sinh học.
Pha ưa nhiệt: là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn
định chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất. Phản ứng hố
sinh xảy ra trong ủ hiếu khí và phân hủy kỵ khí được đặc trưng bởi 2 phương
trình:
COHNS + O2 + VSV hiếu khí ũ CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng
lượng
COHNS + VSV kỵ khí ũ CO2 + H2S + NH3 + CH4 +sản phẩm khác + năng
lượng
Pha trưởng thành: là giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt độ mơi
trường. Q trình lên men xảy ra chậm và thích hợp cho sự hình thành chất
keo mùn (q trình chuyển hố các phức chất hữu cơ thành chất mùn) và
các chất khoáng (sắt, canxi, nitơ...) và cuối cùng thành mùn. Các phản ứng
nitrate hố, trong đó ammonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn định chất
thải) bị oxi hoá sinh học tạo thành nitrit (NO 2 ) và cuối cùng thành nitrate
-

(NO3 ):

-

NH4 + 3/2 O2 ũ NO2 + 2H + H2O
+

-

+

NO2 + ¥2 O2 0 NO3
-

-

Kết hợp hai phương trình trên, quá trình nitrate diễn ra như sau:
NH4 + 2O2 0 NO3 + 2H + H2O
+

-

+


Vì NH4 cũng được tổng hợp trong mơ tế bào, phản ứng đặc trưng cho
+

q trình tổng hợp trong mơ tế bào:
NH4 + 4CO2 + HCO3 + H2O 0 C5H7NO2 + 5O2
+


-

Phương trình phản ứng nitrate hố tổng cộng xảy ra như sau: 22NH4
+ 37O2 + 4CO2 + HCO3

-

42H

+

021 NO3 + C5H7NO2 + 20 H2O +
-

+

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân [5]
Phân loại và nghiền rác
Trong rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ chiếm một lượng khá lớn (50 -

60%), thành phần phi hữu cơ bao gồm kim loại, nilon, thuỷ tinh, vỏ ốc, đất đá, linh
kiện điện tử,... là những hợp chất khó phân huỷ đối với vi sinh vật, làm ảnh hưởng
đến quá trình ủ. Do vậy phải loại bỏ những thành phần khơng sử dụng được trong
q trình ủ là cần thiết.
Nghiền rác có tác dụng làm kích thước của rác nhỏ đi, do đó tăng diện tích
tiếp xúc với khơng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phân huỷ dễ dàng.
Nghiền rác là q trình xử lí sơ bộ Xenlulo làm giảm kích thước tiểu phần và làm
lỏng lẻo cấu trúc tinh thể đồng thời cắt ngắn những chuỗi Xenlulo giúp enzym của vi

sinh vật hoạt động có hiệu quả hơn. Kích thước của rác nhỏ hơn 5 cm là tốt nhất cho
quá trình ủ.
Nhiệt độ
Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến phân vì nó quyết định thành
phần quần thể vi sinh vật. Nhiệt độ tối ưu là 50 - 60 0 C. Nhiệt độ trên ngưỡng này sẽ
ức chế hoạt động của vi sinh vật làm cho quá trình phân hủy diễn ra khơng thuận lợi,
cịn nhiệt độ thấp hơn ngưỡng này phân sẽ không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh.
Nhiệt độ trong luống ủ có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu
chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm, cơ lập khối ủ với mơi trường bên ngồi bằng cách che
phủ hợp lý.
Độ ẩm
Độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời gian kết thúc của
đống ủ. Trong điều kiện bình thường rác đơ thị có độ ẩm khoảng 40 - 60% rất thích
hợp cho việc ủ phân.


Độ ẩm cao q sẽ ngăn cản dịng khí thổi vào đống ủ do nguyên liệu quá ướt,
các khe hổng sẽ bị lấp đầy nước làm giảm diện tích tiếp xúc của rác với khơng khí,
các vi sinh vật hiếu khí khơng phát triển được q trình yếm khí xảy ra sẽ gây mùi
khó chịu, đồng thời kéo dài thời gian ủ. Nếu độ ẩm quá thấp sẽ không đủ nước cho
các hoạt động trao đổi chất của các vi sinh vật.
Thông thường độ ẩm của phân bắc, bùn và phân động vật thường cao hơn giá
trị tối ưu, do đó cần bổ sung các chất phụ gia để giảm độ ẩm đến giá trị cần thiết. Đối
với hệ thống sản xuất phân hữu cơ liên tục, độ ẩm có thể khống chế bằng cách tuần
hoàn sản phẩm phân hữu cơ.
Độ xốp
Độ xốp là một yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến phân hữu cơ. Độ
xốp tối ưu sẽ thay đổi tuỳ theo loại vật liệu chế biến phân. Thơng thường, độ xốp cho
q trình chế biến diễn ra tốt khoảng 35 - 60%, tối ưu là 32 - 36%.
Độ xốp của chất thải rắn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp oxy cần

thiết cho sự trao đổi chất, hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí và sự oxy hóa các phần
tử hữu cơ hiện diện trong các vật liệu ủ. Nếu độ xốp thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển
oxy, nên hạn chế sự giải phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong khối ủ. Ngược lại, độ
xốp cao có thể dẫn tới nhiệt độ trong khối ủ thấp, mầm bệnh không bị tiêu diệt.
Độ xốp có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng vật liệu tạo cấu trúc với tỉ
lệ trộn hợp lý.
pH
pH ban đầu của nguyên liệu dùng làm phân ủ cần khoảng 5 - 7 ngày. Giai
đoạn đầu pH thường khoảng 6, sau 2 - 4 ngày thường giảm xuống 4,5 - 5 do axit hữu
cơ được sinh ra, nhưng trong quá trình ủ khi nhiệt độ tăng cao thì pH tăng lên theo xu
hướng hơi kiềm 7,5 - 8,5.
Việc khống chế pH trong ủ hiếu khí là khơng quan trọng nhưng nếu xảy ra
q trình yếm khí sẽ sinh nhiều axit hữu cơ do đó làm giảm pH của đống ủ.
Cacbonat, vơi và các chất có tính kiểm khác trong rác có vai trị chất đệm làm cho
pH không xuống quá thấp, nhưng nếu bổ sung thêm vào đống ủ sẽ gày ra hiện tượng
mất nitơ dưới dạng khí amoniac bay lên trong điều kiện pH cao.
Độ ẩm khơng khí


Khơng khí nhằm cung cấp oxy cho các vi sinh vật hơ hấp, tiến hành q trình
phân giải các hợp chất hữu cơ nhanh chóng, khơng gây mùi khó chịu là hai đặc điểm
nổi bật của quá trình ủ hiếu khí so với ủ yếm khí, đồng thời làm giảm độ ẩm ban đầu
cao trong rác và có tác dụng tản nhiệt trong đống ủ.
Oxy được cung cấp cho bể ủ qua hai con đường chính: sự khuếch tán của
khơng khí, thổi khí cưỡng bức.
Lượng oxy được cung cấp bởi sự khuếch tán là không đáng kể chiếm 0,5 - 5%
tổng lượng oxy địi hỏi, do vậy thổi khí cưỡng bức là nguồn cung cấp khí chủ yếu
của phương pháp ủ hiếu khí.
Tỷ lệ C/N
Đây là tỷ lệ giữa tổng lượng cacbon và tổng lượng nitơ có trong thành phần

rác thải có thể được vi sinh vật sử dụng trong quá trình phân huỷ rác. Đối với quá
rình làm phân ủ thì tỷ lệ C/N tối ưu là 30/1. Tỷ lệ C/N lớn hơn 50% sẽ bị chậm quá
trình phân giải và chất lượng sản phẩm kém. Nếu tỷ lệ C/N nhỏ hơn 30% thì nitơ sẽ
bị mất đi dưới dạng N2 hoặc NH3.
Khi bắt đầu quá trình ủ phân rác, tỷ lệ C / N giảm dần từ 30:1 xuống 15:1 ở
các sản phẩm cuối cùng do hai phần ba cacbon được giải phóng tạo ra CO 2 khi các
hợp chất hữu cơ bị phân hủy bởi các vi sinh vật.
Mặc dù đạt tỷ lệ C/N khoảng 30:1 là mục tiêu tối ưu trong quá trình ủ phân
rác, nhưng tỷ lệ này có thể được điều chỉnh theo giá trị sinh học của vật liệu ủ, trong
đó quan trọng nhất là cần quan tâm tới các thành phần có hàm lượng lignin cao.
Nếu tỷ lệ C/N của chất thải rắn làm phân cao hơn giá trị tối ưu, sẽ hạn chế sự
phát triển của vi sinh vật do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu kỳ chuyển hoá,
oxy hoá phân carbon dư cho đến khi đạt tỷ lệ C/N thích hợp. Do đó, thời gian cần
thiết cho q trình làm phân bị kéo dài hơn và sản phẩm thu được chứa ít mùn hơn.
Theo nghiên cứu cho thấy, nếu tỷ lệ C/N ban đầu là 20, thời gian cần thiết cho quá
trình làm phân là 12 ngày, nếu tỷ lệ này dao động trong khoảng 20 - 50, thời gian cần
thiết là 14 ngày và nếu tỷ lệ C/N = 78, thời gian cần thiết sẽ là 21 ngày.
Hoạt động của vi sinh vật
Vi khuẩn luôn là một hệ thống năng động, chiếm ưu thế ở tầng đáy và bề mặt
đống ủ, hoạt động mạnh mẽ vào giai đoạn sau của q trình ủ.
Xạ khuẩn và nấm đóng vai trò quan trọng trong việc phân huỷ hợp chất ligno


- xenluloza và các nguyên liệu khó phân huỷ khác khi chúng có đủ dinh dưỡng và
điều kiện mơi trường thích hợp.
Dưới điều kiện hiếu khí các vi sinh vật có khả năng sử dụng oxy, chúng phân
huỷ các hợp chất hữu cơ và đổng hoá một số cacbon, nitơ, photpho, sunphua và một
số chất dinh dưỡng khác để tổng hợp lên sinh khối.
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Bã nấm bào ngư

Nấm bào ngư thuộc nhóm dị dưỡng, phá hoại gỗ và háo đường. Vì có thể mọc
trên nhiều loại ngun liệu khác nhau nên nấm bào ngư khá dễ trồng. Tuy nhiên phổ
biến nhất vẫn là ba mơ hình trồng nấm bào ngư trên mùn cưa, bã mía và rơm rạ. Ba
mơ hình này được nhân rộng bởi mùn cưa, bã mía và rơm rạ khá phổ biến, hầu như ở
đâu cũng có. Người trồng có thể tìm mua ngun liệu đầu vào khá dễ dàng và tiết
kệm chi phí đầu tư.
Nấm bào ngư được sử dụng làm phân có thành phần từ mùn cưa. Mùn cưa
hay còn gọi là mạt cưa, được chế biến từ các loại gỗ có lợi cho sự phát triển của nấm
bào ngư, dễ mở rộng quy mô và ổn định chất lượng nấm trồng ra. Mùn cưa được ưa
dùng hơn cả là cao su. Được trồng ở Việt Nam hơn 20 năm, nấm bào ngư có nhiều ở
các tỉnh phía nam, nơi mà mà thích hợp cho việc trồng cao su quy mơ lớn. Do đó
nguyên liệu cao su để làm nấm là dồi dào, giá rẻ.
Men ủ vi sinh vật HUMIX
Thành phần và mật độ vi sinh vật trong men ủ vi sinh vật:
Vi sinh vật (Bacillus spp...1x10 cfu/g)
8

Vi sinh vật (Steptomyces.. ,1x10 cfu/g)
8

Vi sinh vật đối kháng (Bacillus Subtilis, trichoderma. 1x10 cfu/g)
8

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.3.1

Tình hình nghiên cứu trong nước.
Phân hữu cơ vi sinh là một trong những loại phân quan trọng, khơng thể thiếu

trong sự hình thành và phát triển của cây. Phân hữu cơ vi sinh là phân chứa các chất

dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ. Những chất dinh dưỡng có trong phân


hữu cơ vi sinh, cây không trực tiếp sử dụng được mà phải qua sự phân giải nhờ vào
quá trình hoạt đông của các vi sinh vật và các tác động lý hóa trong đất. Nhận ra
được những lợi ích từ phân hữu cơ vi sinh, nên các nhà nghiên cứu trong nước đã
tiến hành nghiên cứu và đạt được kết quả khả quan, có thể ứng dụng rộng rãi và
mang lại năng suất cao.
Điển hình như năm 2013, nhà nghiên cứu Võ Minh Mẫn và cộng sự đã thực
hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn ở các chợ tại
thành phố Hồ Chí Minh”. Các thí nghiệm phân tích tại phịng thí nghiệm Khoa Mơi
Trường và Cơng Nghệ Sinh Học, trường đại học Kỹ Thuật Cơng Nghệ Tp Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu trên cho thấy quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh đơn giản và
dễ thực hiện. Nước ta là một nước có diện tích đất nơng nghiệp lớn vì thế có thể sử
dụng phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân hoá học với hiệu quả tương đối như nhau
và lại không gây ô nhiễm môi trường. [3]
Một số nghiên cứu khác như năm 2005, PGS.TS Đào Châu Thu, GS.TS Mario
Gregori cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài: “Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác
thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp để dùng làm phân bón cho rau sạch
vùng ngoại vi thành phố”. Sản xuất chế phẩm vi sinh vật để xử lý rác thải hữu cơ và
phế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ sinh học. Nghiên cứu và thử nghiệm quy
trình xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ đã được phân loại theo công nghệ vi sinh bán
hiếu khí. Nhờ đó phân tích, đánh giá chất lượng phân hữu cơ sinh học sau khi ủ rác
thải và phế thải nông nghiệp. [4]
Và gần đây nhất là vào năm 2014, Vũ Thị Thu Hằng đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu giải pháp xử lý bã thải nấm sau thu hoạch làm phân bón trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên” đã nghiên cứu áp dụng thành cơng mơ hình xử lý bã nấm thành
phân bón bằng chế phẩm sinh học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. [2]

2.3.2


Tình hình nghiên cứu Ngồi nước.
Q trình ủ phân được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu trên thế giới. Giai đoạn

những năm 1970 là một giai đoạn đặc trưng của quá trình ủ phân, thời đó nở rộ kỹ
thuật mới, q trình mới, tối ưu hóa các q trình ủ phân, các nghiên cứu và đề xuất
xuất hiện nhiều trong các đề tài khoa học, nhờ đó mở rộng thị trường ứng dụng loại


hình cơng nghệ này.
Tại các nước phát triển - Châu Âu và các nước đang phát triển - Thái Lan,
Malaysia, ấn Độ đã xây dựng nhiều cơ sở chế biến rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế
thải nông nghiệp bằng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ bón cho rau, hoa
cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Úc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia cũng đã thu
gom tàn dư thực vật trên đồng ruộng dùng chế phẩm vi sinh vật xử lý thành phân hữu
cơ tại chỗ để trả lại cho đất, làm sạch đồng ruộng và chống ô nhiễm môi trường.
Ở Đài Loan với công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải mùn rác,
phế thải chăn nuôi công suất hàng trăm ngàn tấn/ năm (Lei Chu Enterprise Co., Ltd
2000)


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
3.1.1

Nội dung nghiên cứu
Quy trình làm phân hữu cơ vi sinh từ bã thải nấm.
Bã thải trồng
nấm


Xử lý sơ bộ

Phối
Mentrộn
vi
sinh

Phân bò

Hàm lượng C

Ủ hiếu khí

Độ sụt giảm thể
tích
Hàm lượng N

Thành
phẩm

Thử nghiệm lên
cây trồng
Sơ đồ 3.1: Quy trình làm phân hữu cơ vi sinh từ bã thải nấm.
Nội dung 1:
Bã thải trồng nấm và phân bò sẽ được xử lý sơ bộ trước khi phối trộn
Khảo sát tỷ lệ phối trộn: [11]


Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ phối trộn của ba nghiệm thức
Nghiệm thức

Phân bò (kg)

Men vi sinh
(kg)

Bã thải trồng
nấm (kg)
2,8
3
3,2

1
2
3

1
1
1

0,02
0,02
0,02

Bã thải trồng nấm sau khi xử lý sơ bộ sẽ được xác định độ ẩm, chất hữu
cơ (CHC), tỷ lệ C/N.
Sau khi phối trộn sẽ đi xác định: độ ẩm, chất hữu cơ (CHC), tỷ lệ C/N
Thời gian ủ hiếu khí sẽ diễn ra trong 45 ngày.
Trong quá trình ủ theo dõi các chỉ tiêu:
Nhiệt độ, pH: sẽ được kiểm tra hằng ngày, vào lúc 8 giờ.
Độ ẩm, độ sụt lún: 3 ngày/ lần, vào lúc 8 giờ.

Chất hữu cơ CHC, Tỷ lệ C/N: sẽ được kiểm tra sau 45 ngày.
Mỗi thí nghiệm được thực hiện 3 lần.
Nội dung 2:
Sản phẩm sẽ được thử nghiệm để trồng cải:
Nhận thấy đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây cải thích hợp với
điều kiện khí hậu ở Bình Dương và phù hợp với thời gian nghiên cứu của đề tài.
Vì vậy, nhóm chọn cây cải để khảo sát hiệu quả của phân hữu cơ từ bã trồng
nấm. Thí nghiệm được bố trí như sau:
Rau cải được trồng vào các chậu đất nhỏ với sự bổ sung phân như sau:
Nghiệm thức 1: Đất cát+ 0,7% khối lượng phân hữu cơ vi sinh từ bã
trồng nấm được lấy từ nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2: Đất cát + 0,7% khối lượng phân bón trên thị trường
(phân bón hữu cơ vi sinh)
Nghiệm thức 3: Đất cát (không bổ sung phân)
Với các chỉ tiêu khảo sát:
Đo chiều cao cây
Các chỉ tiêu được đo vào các ngày: 5, 10, 15 của quá trình khảo sát.


Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
3.2
3.2.1

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thử nghiệm sản phẩm.
Thử nghiệm trên cây trồng cụ thể: cây cải (Brassicaceae) Thời gian thu
hoạch khoảng 15 ngày

3.2.2 Phương pháp xác định chiều cao của cây Dùng thước đo chiều cao của
từng cây rồi lấy giá trị trung bình.

3.2.3 Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong phân.
Phương pháp xác định nhiệt độ
Sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cắm trực tiếp vào 5 vị trí lấy giá trị trung bình
và đọc kết quả.
Phương pháp xác định độ sụt giảm thể tích
Dùng thước cắm trực tiếp vào thùng xác định chiều cao của khối ủ. Thể tích
được xác định bằng: chiều cao x diện tích đáy
Thể tích sụt giảm theo từng ngày và tính phần trăm sụt giảm. Phương
pháp xác định độ ẩm
J Cân mẫu phân tích vào đĩa
J Sấy 100 - 105 C trong khoảng 18-24h
0

J Hút ẩm 1h đem câm lại.
J Công thức xác định độ ẩm:
Độ ẩm (%) =

(
m

m

1

)
'm m/;

x 100%

Trong đó:

■ mi : khối lựơng chất hữu cơ ban đầu
■ m2 : khối lựơng chất hữu cơ sau sấy
■ m0 : khối lựơng đĩa sấy
■ m2 : khối lựơng đĩa sấy và chất hữu cơ cân được sau sấy.

Phương pháp xác định pH [7]


Trước khi đo giá trị pH cần dùng tay đảo đều khối ủ. Lấy mẫu ở 5 điểm của
2 đường chéo góc trong thùng ủ rồi đem phân tích.
Bình mẫu có thể tích nhỏ nhất là 50 ml làm bằng thủy tinh bosilicat hoặc
polyetylen có nắp hoặc nút kín.
Dùng thìa 5 ml để lấy một phần mẫu thử đại diện từ mẫu phịng thí nghiệm.
Cho phần mẫu thử vào bình mẫu và thêm vào một thể tích nước, dung dịch
kali clorua hoặc dung dịch canxi clorua gấp năm lần thể tích của mẫu thử.
Trộn hoặc lắc mạnh huyền phù trong 60 min - 10 min bằng máy lắc hoặc
máy trộn và chờ ít nhất 1h nhưng khơng lâu hơn 3h.
Phải tránh để khơng khí lọt vào trong khoảng thời gian sau khi lắc.
Đo pH trong huyền phù ở 20 C ± 2 C ngay sau khi hoặc trong khi lắc. Quá
0

0

trình lắc phải đạt được trạng thái huyền phù đồng nhất của các hạt đất, nhưng
phải tránh khơng khí lọt vào. Đọc giá trị pH sau khi đã đạt được trạng thái ổn định.
Chú ý ghi giá trị pH tới hai số thập phân.
Phương pháp xác định nitơ tổng trong phân [8]
Xác định nito tổng số theo TCVN 8557 - 2010.
Bước 1: Lắp đặt, kiểm tra thiết bị chưng cất Kjeldhal
+ Tùy theo thực tế của mỗi thiết bị mà cách lắp đặt có thể khác nhau,

nhưng phải tuyệt đối kín trong suốt q trình hoạt động, có khả năng điều chỉnh
được tốc độ chưng cất và tốc độ ngưng.
+ Trước khi chưng cất mẫu phải kiểm tra thiết bị Kjeldhal bằng cách chưng
cất 14ml dung dịch tiêu chuẩn amoni 0.05 mgN/ml với kiềm. Chuẩn độ lượng nitơ
trong bình hứng hết 5ml, 0.1 ml dung dịch tiêu chuẩn 0.01N HCl là đạt yêu cầu,
nếu ít hơn là do thiết bị cất bị hở, nếu lớn hơn có thể là do bị bắn kiềm từ bình cất
hoặc do thiết bị khơng sạch, cần khắc phục.
Bước 2: Phân hủy mẫu
Phân hủy với hai nhóm mẫu khác nhau
+ Sử dụng H2SO4 để phân hủy mẫu nhóm một:
J Cân 2g ± 0.001g mẫu đã được chuẩn bị cho vào bình phân hủy (khơng để
dính mẫu ở cổ và thành bình).
■s Thêm 10ml nước.


J Thêm 10 ml H2SO4 đậm đặc d = 1.84.
J Chuẩn bị đồng thời hai mẫu trắng khơng có mẫu thử, tiến hành đồng nhất
điều kiện như mẫu thử.
J Đun nóng từ từ trên bếp cho đến khi hết sủi bọt (có thể cho thêm một chút
parafin để giảm bớt bọt, tránh trào).
J Tăng dần nhiệt đô tới 200 C đun sơi nhẹ đến khi khói trắng bay lên
0

(khoảng 60 phút). Tiếp tục đun thêm 30 phút, không để khô.
■s Để nguội, thêm từ từ 50 ml nước đun sôi 10 phút.
J Chuyển dung dịch trong bình phân hủy sang bình định mức dung dịch A
để xác định Nitơ tổng số.
+ Sử dụng H2SO4 và xúc tác để phân hủy nhóm hai:
J Cân 2g ± 0.001g mẫu đã được chuẩn bị cho vào bình phân hủy (khơng để
dính mẫu ở cổ và thành bình).

J Thêm 1g hỗn hợp xúc tác K2SO4 và Se, thêm 25ml H2SO4 đặc.
J Chuẩn bị đồng thời hai mẫu trắng khơng có mẫu thử, tiến hành đồng nhất
điều kiện như mẫu thử trên bếp cho đến khi hết sủi bọt (có thể cho thêm
một chút parafin để giảm bớt bọt, tránh tràn).
J Tăng dần nhiệt độ lên 200 C khoảng 120 phút, có khói trắng bay lên.
0

J Tiếp tục tăng dần nhiệt độ lên 350 C trong khoảng 60 phút đến khi dung
0

dịch mẫu trắng trong là được, không để khổ.
■s Để nguội, thêm từ từ 50 ml nước cất, đun sôi 10 phút.
J Chuyển sang bình định mức dung tích 200 ml, thêm nước cất vạch định
mức, lắc đều, lọc hoặc để lắng trong. Gọi đây là dung dịch A để xác định
nitơ tổng số.
Bước 3: Chưng cất Amoni (NH3):
+ Bình hứng dung tích 250ml.
Lấy vào bình hứng một lượng dung dịch axit boric đã có hỗn hợp chỉ thị
màu, lượng axit boric lấy phụ thuộc lượng nitơ trong bình cất (phải đảm bảo 1 mg
nitơ ít nhất 0.5 ml dung dịch axit boric bão hịa).
Đặt bình hứng dưới ống sinh hàn (nhúng đi ống sinh hàn vào dung dịch


axit boric khoảng 2 mm).
Lựa chọn lượng axit boric và nồng độ axit tiêu chuẩn thích hợp phù hợp với
lượng nitơ có trong bình cất theo bảng 3.2.
Bảng 3.2: lượng axit boric và nồng độ axit tiêu chuẩn
Dự kiến lượng nitơ có
Lượng axit boric tối
trong bình cất

Dưới 30 mg N
Từ 30 mg N
Từ 50 mg đến
100mg N
Từ 100 mg đến 200 mg

thiểu, ml
15
25
50

Nồng độ HCl tiêu
chuẩn, N
0,1 hoặc 0,2
0,2 hoặc 0,5
0,2 hoặc 0,5
0,5

100

N
+ Bình cất dung tích 250 ml (nếu đun trực tiếp sử dụng bình
cầu dung tích 1000 ml).
Chuyển vào bình cất một lượng dung dịch A sau phân hủy có chứa khoảng
30 mg N đến 200 mg N tráng phểu và dụng cụ đong bằng nước cất, dồn vào bình
cất.
Cho hệ thống làm lạnh hoạt động.
Cho 50 ml dung dịch NaOH 40% qua phễu nhỏ rọt vào bình cất, giữ lại 1 ml
trên phẫu sau đó dùng khoảng 50 ml nước cất tráng phễu, và chuyển nước tráng
vào bình cất giữ lại trên phễu 1ml, khóa phễu và cho nước cất y2 phểu.

+ Tiến hành cất amoni, điều chỉnh tốc độ sôi và tốc độ ngưng lạnh để nhiệt
độ nước sau khi ngưng khoảng 35 C.
0

+ Kết thúc quá trình khi hết amoni (khi dung dịch ngưng khoảng 150ml với
lượng nitơ trong bình cất có dưới 100mg N và 200ml với lượng nitơ trong
bình cất có nhiều hơn 100 mg N). Thử bằng thuốc thử Nessler.
+ Hạ thấp bình hứng, tia rửa đi ống sinh hàn vào bình hứng, để nguội.
Bước 4: Chuẩn độ:
+ Chuẩn độ amonitetaborat bằng axit tiêu chuẩn HCl hoặc H2SO4, lắc liên
tục cho đến khi chuyển màu đột ngột.
+ Nếu chỉ thị là hỗn hợp bromocresol xanh- metyl đỏ thì màu của dung dịch
chuyển từ xanh sang tía nhạt. Nếu chỉ thị hỗn hợp metyl xanh - metyl đỏ thì
màu của dung dịch chuyển từ xanh lục sang tím đỏ.


Chú ý: quá trình phân huỷ mẫu phải theo dõi thường xuyên, đặc biệt ở
giai đoạn đầu, không để trào bắn mẫu ra ngồi, khơng để khơ mẫu
(ln ln dư axit ít nhất 2ml, nếu thiếu phải cho thêm axit).
Bước 5: Tính kết quả:
+ Hàm lượng nitơ % N theo phần trăm khối lượng được tính theo
cơng thức:
0/N (a-b) X N X 0,01401 X 100
=

m

Trong đó:
a: Thể tích dung dịch axit tiêu chuẩn tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ
mẫu thử tính bằng mililit (ml);

b: Thể tích dung dịch axit tiêu chuẩn tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ
mẫu trắng tính bằng mililit (ml);
N: nồng độ đương lượng axit tiêu chuẩn (N);
0,01401: mili đương lượng tính bằng g của nitơ (g);
m: khối lượng mẫu tương ứng với thể tích dịch trích chưng cất tính
bằng gam(g).
+ Kết quả phép thử là giá trị trung bình các kết quả của ít nhất hai lần
thử được tiến hành song song. Nếu sai lệch giữa các lần thử lớn hơn
5% so với giá trị trung bình của phép thử thì phải tiến hành lại.
Phương pháp xác định hàm lượng cacbon hữu cơ trong phân [9]
Xác định cacbon hữu cơ tổng số bằng phương pháp Walkley - Black
(TCVN 9294: 2012) Tiêu chuẩn này dựa theo phương pháp Walkley - Black Oxy hóa các bon hưu cơ bằng dung dịch kali dicromat dư trong môi trường
axit sunfuric, sử dụng nhiệt do q trình hịa tan axit sunfuric đậm đặc vào
dung dịch dicromat, sau đó chuẩn độ lượng dư bicromat bằng dung dịch sắt
hai, từ đó suy ra hàm lượng các bon hữu cơ.
Cách tiến hành
o Cân khoảng 0,1 g đến 0,2 g mẫu đã được xử lý chính xác đến
0,0001 g, có hàm lượng khơng q 50 mg các bon, cho vào
bình tam giác chịu nhiệt dung tích 250 ml.


o Thêm 20,0 ml dung dịch tiêu chuẩn K2Cr2O7 M/6
o Thêm nhanh 40 ml H2SO4 đậm đặc từ ống đong, lắc nhẹ, trộn
đều.
o Đặt lên tấm cách nhiệt, để yên trong thời gian 30 min.
o Thêm 100 ml nước cất và 10 ml H3PO4 85%, để nguội đến nhiệt
độ trong phòng.
o Tiến hành đồng thời 2 mẫu trắng, cùng cách chuẩn bị như mẫu
thử.
❖ Chú thích 1: Trường hợp mẫu sau oxy hóa có màu xanh cần

phải làm lại, cân lượng ít hơn hoặc tăng thêm lượng K2Cr2O7.
Chuẩn độ
Thêm 0,5 ml chỉ thị màu và chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 M/6 bằng
dung dịch muối Mohr 0,5 M tới màu của dung dịch thay đổi. Chú ý, tại gần
điểm kết thúc chuyển màu, phải nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chuẩn và lắc
đều cho đến khi chuyển màu đột ngột, nếu chuẩn độ quá dư, cho thêm 0,5
ml dung dịch K2C r2O7 M/6 và tiếp tục chuẩn độ mộ cách thận trọng, cộng
thêm thể tích dung dịch K2Cr2O7 M/6 thêm vào thể tích dung dịch K 2C r2O7
M/6 đã sử dụng. (*)
❖ Chú thích 2: Phương pháp này chỉ có kết quả tốt khi lượng dư
K2Cr2O7 M/6 còn trên 40% lượng đã sử dụng, nghĩa là khi số ml
dung dịch mối Mohr chuẩn độ hết ít hơn 16 ml, cần phải làm lại
(cân lượng ít hơn hoặc tăng thêm lượng K2Cr2O7 M/6).
❖ Chú thích 3: Trong trường hợp bình thường, không phải cho
thêm K2Cr2O7 M/6 (20,0 ml dung dịch tiêu chuẩn K 2Cr2O7 M/6),
trong trường hợp phải cho thêm K2C r2O7 M/6, lấy theo (*).
❖ Chú thích 4: Chuyển màu của chỉ thị
- Chỉ thị màu ferroin O. phenaltrolin, chuyển từ xanh sẫm sang đỏ.
- Chỉ thị màu bari diphenylamin sunfonat, chuyển từ xanh tím sang
xanh lá cây.
- Chỉ thị màu axit N-phenylanthanilic, chuyển từ tím sang xanh lá cây.
Tính kết quả


- Hàm lượng các bon hữu cơ theo phần trăm (% OC) khối lượng
phân thương phẩm
Tính theo cơng thức:
^/ii._Vx (a-b) X 3 X 100 X 100
a X 75 X 1000 X m


Trong đó:
V Thể tích dung dịch K2Cr2O7 sử dụng tính bằng mililit (ml); a: Thể tích
dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu trắng tính bằng mililit (ml);
b: Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu thử tính bằng mililit
(ml);
m: Khối lượng mẫu cân để xác định tính bằng gam (g);
3: Đương lượng gam của các bon tính bằng gam (g);
100/75 Hệ số quy đổi (do phương pháp này có khả năng oxy hóa 75%
tổng lượng các bon hữu cơ).
- Hàm lượng các bon hữu cơ theo phần trăm (% OC) khối lượng
phân khơ kiệt được
Tính theo cơng thức:
V X (a-b) X 3 X 100 X 100 X K
%OC =-----------—— ____________
aX 75X 1000Xm

Trong đó:
K Hệ số khơ kiệt (theo TCVN 9297: 2012).
- Công thức chuyển đổi từ OC sang OM
%OM = %OC x 2,2
Trong đó: 2,2 là hệ số chuyển đổi các bon hữu cơ sang chất hữu cơ.
3.3

Phương pháp xử lí số liệu:
Dùng phần mềm Excel để thống kê số liệu.


PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1


Các thông số vận hành và đặc tính sản phẩm
Sau 45 ngày ủ đã tạo ra được compost thành phẩm với kết

quả được thể hiện ở bảng 4.1dưới đây:
Bảng 4.1: Kết quả phân sau khi ủ 45 ngày
Nghiệm thức
1
2
Thông số vận hành
Thời gian ủ
45
45
(ngày)
27-34
Nhiệt độ (0C)
26-35
pH
6.8 - 8.2
6.5 - 8.5
57.2%
56.7%
Độ ẩm trung

3
45
26-34
6.7-8.8
57.8%

bình

Màu sắc (sản
phẩm)
Chất hữu cơ
4.2

Đặc tính sản phẩm
Nâu đen
Nâu đen
20

Nâu đen

19

18

Kết quả
Trong quá trình ủ phân theo dõi các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, pH, độ

sụt lún, CHC, hàm lượng C, N. Kết quả thu được như sau:
4.2.1

Độ sụt giảm thể tích
Được đo bằng thước cắm vào thùng ủ, đơn vị tính: cm . Trong 45 ngày
3

ủ ta thấy 3 mơ hình đều bị sụt lún. Số liệu được trình bày cụ thể ở Biều đồ
4.2.1 dưới đây:
Thể tích ở cả 3 mơ hình đều sụt giảm chứng tỏ có VSV hoạt động,
chúng sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống.

Độ sụt giảm thể tích ở 3 mơ hình có thể biểu diễn bằng đồ thị dưới dây.


×