Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Vườn trái cây đặc sản lái thiêu thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 114 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGUYÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGUYÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016
XÉT GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NĂM 2016”

VƯỜN TRÁI CÂY ĐẶC SẢN LÁI THIÊU - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGUYÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGUYÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016
XÉT GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NĂM 2016”

VƯỜN TRÁI CÂY ĐẶC SẢN LÁI THIÊU - THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
Sinh viên thực hiện chính: Nguyễn Đình Tùng

Giới tính: Nam

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D12LS02 - Sử Năm thứ 4

Số năm đào tạo: 4 năm

Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Các thành viên cùng tham gia: Hà Quốc Phòng, Mã Thị Trang, Trịnh Thị Linh,


Châu Hữu Tú
Người hướng dẫn: Ts. Lê Quang Hậu

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGUN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung
Tên đề tài: Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu - thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển
Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

Năm thứ/
số năm đào
tạo

1

Nguyễn

1220820077


D12LS02

Sử

4/4

D14LS03

Sử

2/4

D14LS03

Sử

2/4

D14LS03

Sử

2/4

D12LS02

Sử

4/4


Đình
2

Hà Quốc Phịng

3

Mã Thị Trang

4

Trịnh Thị Linh

142140218019
4
142140218020
1
142140218021
1

5

Châu Hữu Tú

1220820078

Người hướng dẫn: T.s Lê Quang Hậu
2. Mục tiêu đề tài
Xuất phát từ nhận thức về tình hình vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu, đề tài đã đặt

ra và giải quyết các yêu cầu khoa học cụ thể sau đây:
Tìm hiểu về lịch sử vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu qua các thời kỳ nhằm khái quát
cho bạn đọc một cách nhìn tồn diện về một vườn trái cây nổi tiếng ở Bình Dương.
Nêu lên hiện trạng vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu để thấy được mặt tích cực và
những hạn chế, từ đó tìm ra được giải pháp thiết thực để bảo tồn và phát triển vườn cây.
Tìm ra giải pháp để khắc phục những tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của
vườn trái cây Lái Thiêu. Đổng thời, tìm ra những giải pháp để định hướng cho sự phát
triển bền vững của vườn trái cây trong tương lai.
3. Tính mới và sáng tạo
Đây là đề tài dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau của mỗi chuyên ngành và nó có mối
quan hệ mật thiết với nhau như: lịch sử địa phương, địa lý học, kinh tế học, xã hội học..
.để mọi người có cái nhìn rõ nét về vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu dựa trên những nguồn


tài liệu tin cậy. Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu là nguồn sống của hàng ngàn hộ dân trong
khu vực, là kết tinh thành quả lao động hàng trăm năm của nhiều thế hệ. Do đó, cần được
coi như là di sản văn hóa vật thể của Đơng Nam bộ, và cả Nam bộ.
4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả đề tài nghiên cứu góp phần làm phong phú nguồn tài liệu về vườn trái cây Lái
Thiêu nói riêng, về lịch sử địa phương Bình Dương nói chung.
5. Đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần giúp cho người đọc hiểu hơn về quá trình hình thành và
phát triển của vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu.
Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các đọc giả quan tâm đến những vườn trái cây,
giúp các đọc giả có một cách nhìn thực tế hơn về thực trạng vườn trái cây Lái Thiêu. Và
từ đó, có những cơng trình nghiên cứu khác góp phần tạo điều kiện cho vườn trái cây Lái
Thiêu nói riêng và tất cả các vườn trái cây nói chung phát triển.
Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu - hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển có thể
trở thành một tài liệu giúp cho chính quyền địa phương nhìn nhận và đánh giá vấn đề một
cách khách quan, khoa học hơn; đồng thời cũng gợi mở những giải pháp mang tính tham

khảo góp phần đổi mới và phát triển.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu đề tài
Kỷ yếu hội thảo khoa học 20 năm đơ thị hố Bình Dương những vấn đề thực tiễn - Lê
Quang Hậu, Nguyễn Đình Tùng (2016), Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu trong q trình
đơ thị hố - thực trạng và giải pháp để phục hồi và phát triển, Bình Dương.
Bình Dương, ngày .... tháng.... năm 2016
Sinh viên thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực

• Ạ. _
1_

-> Ạ J Ạ •


hiện đề tài:

Bình Dương, ngày.. tháng.. năm 2016
Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Đình Tùng Sinh ngày: 01 tháng 09 năm 1994 Nơi sinh: Thọ Xuân Thanh Hoá

Lớp: D12LS02

Khoá học: 2012 - 2016

Khoa: Lịch Sử
Địa chỉ liên hệ: phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Điện thoại:
0974.844.914

Email:

2. Q TRÌNH HỌC TẬP



Năm thứ 1:

Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình Khá


Sơ lược thành tích: Đạt học bổng học kì II năm học 2012 - 2013



Năm thứ 2:

Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Khá.
Sơ lược thành tích: Đạt học bổng năm học 2013 - 2014




Năm thứ 3:

Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Đạt học bổng năm học 2014 - 2015,
được khen thưởng trong đợt kiến tập năm 2014 - 2015. Đăng tạp chí khoa học lịch sử tỉnh
Bình Dương - Th.s Phạm Thúc Sơn, Nguyễn Đình Tùng (2015) “Chính sách khai thác về
thương mại của thực dân Pháp ở Nam Kỳ từ 1874 - 1914'’”, tạp chí số 38.

• Năm thứ 4:
Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập: Học kỳ I đạt loại giỏi
Sơ lược thành tích: Được vinh dự học lớp cảm tình Đảng, được đăng một bài viết trong kỷ
yếu hội thảo khoa học 20 năm đơ thị hố Bình Dương những vấn đề thực tiễn - Lê Quang
Hậu, Nguyễn Đình Tùng (2016), Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu trong q trình đơ thị
hố - thực trạng và giải pháp để phục hồi và phát triển, Bình Dương.

Bình dương, ngày.... tháng.... năm 2016
Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên thực hiện đề tài


Nguyễn Đình Tùng

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Dương, ngày... tháng.. năm 2016

Kính gửi: Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một”
ơ



• •

Tên tơi (chúng tơi) là: Nguyễn Đình Tùng, Hà Quốc Phịng, Mã Thị Trang, Trịnh Thị
Linh, Châu Hữu Tú.
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Đình Tùng
Sinh ngày: 01 tháng 09 năm 1994
Sinh viên năm thứ: 4 Tổng số năm đào tạo: 4 năm
Lớp: D12LS02 Khoa: Lịch sử
Ngành học: Sư phạm Lịch sử
rrii A_______________ J •_____

_ r________1 A________ •_______1

Ạ______

_1



J_r_1

____1






____ -> Á J A •

Thông tin cá nhân sinh viên chịu trách nhiệm đề tài:
Địa chỉ liên hệ: D12LS02
Số điện thoại: 0974.844.914
Địa chỉ email:
Tơi (chúng tơi) làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi (chúng tôi) được gửi đề tài
nguyên cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ
Dầu Một” năm 2014.
Tên đề tài: Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu - thực trạng và giải pháp bảo tồn phát triển
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan đây là đề tài do tôi (chúng tôi) thực hiện dưới sự hướng dẫn
của T.s Lê Quang Hậu; đề tài này chưa được trao bất kỳ một giải thưởng nào khác tại thời
điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.
Xác nhận của lãnh đạo khoa Người làm đơn

Nguyễn Đình Tùng
LỜI CẢM ƠN
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một mở
ra cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên để giúp chúng tôi mở rộng, học hỏi,
trau dồi tri thức và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Chúng tơi xin đặc biệt tỏ lịng kính trọng, biết ơn tiến sĩ Lê Quang Hậu thầy đã tận


tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học. Đồng thời cảm ơn thạc sĩ Phạm Thúc Sơn, thạc sĩ Nguyễn Thị Kim
Ánh và tất cả các thầy cô giáo trong khoa đã định hướng và giúp chúng tơi hồn thành tốt
bài nghiên cứu của mình.
Chúc tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ông Trương Cơng Thạch - phó trưởng
phịng kinh tế thị xã Thuận An, cô Vũ Thị Cẩm Hà - chủ tịch hội nông dân xã An Sơn, cô
Hồng Vân và chị Phượng và tồn thể các nhà vườn đã cho chúng tơi cơ hội phỏng vấn và
chỉ cho chúng tôi nhiều vấn đề giúp chúng tơi hồn thành tốt hơn bài nghiên cứu của mình
Chúng tơi xin gửi lời cảm ơn q mến và sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn quan
tâm, hỗ trợ cũng như luôn ủng hộ, động viên. Đồng thời, chúng tơi cũng xin bày tỏ lịng
cảm ơn đến cơ quan và các anh chị nhân viên của thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một đã hết lịng
giúp đỡ trong việc tìm hiểu đề tài “Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu - thực trạng và giải
pháp bảo tồn, phát triển” để chúng tơi hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nguyên cứu vấn đề...................................................................................2
3.
4.
5.
6.
7.

Mục tiêu đề tài.....................................................................................................6
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................6
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu..................................7
Đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài.........................................................8
Bố cục.................................................................................................................8


PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................5
Chương 1. Khái quát lịch sử vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu ...........................9
1.1.
1.1.1.
1.1.2.

Tổng quan về vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu...............................................9
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.............................................................9
Đặc điểm kinh tế, xã hội và dân cư.........................................................11


1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.

Lịch sử hình thành và phát triển vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu...................12
Từ khi hình thành đến năm 2000............................................................12
Thời kỳ suy thối (từ 2001 đến 2012)....................................................13
Thời kỳ khơi phục tiềm năng, thế mạnh (từ 2013 - nay).........................14
Những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong lịch sử của vườn trái cây
đặc sản Lái Thiêu...........................................................................................15
Thành tựu trong lịch sử vườn trái cây.....................................................15
Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra...................................................17

Chương 2. Thực trạng vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu......................................22
2.1.

2.2.

Diện tích, cơ cấu và diễn biến diện tích vườn cây ăn trái Lái Thiêu...............22
Những vấn đề khó khăn từ thực tiễn của vườn trái cây Lái Thiêu trong
những năm gần đây........................................................................................24
2.2.1.
Những vấn đề khó khăn từ thực tế..........................................................24
2.2.2.
Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề khó khăn........................................27
2.3. Những dự án đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và sản
lượng đã áp dụng và kết quả đạt được............................................................28.
2.3.1.
Những dự án đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và
sản lượng đã được áp dụng......................................................................28
2.3.2.
Những thành tựu và hạn chế của việc áp dụng một số dự án đổi mới
phương thức quản lý, nâng cao năng suất và sản lượng..........................32
2.3.2.1. Những thành tựu..........................................................................32
2.3.2.2. Những hạn chế............................................................................35
2.4. Những loại cây ăn trái đặc sản của vườn trái cây Lái Thiêu...........................36
2.4.1.
Măng cụt.................................................................................................36
2.4.2.
Sầu riêng.................................................................................................40
2.4.3.
Mít tố nữ.................................................................................................42
2.4.4.
Một số loại trái cây phổ biến khác.........................................................43
2.5. Thực trạng sản xuất, quản lý và kinh doanh......................................................44
2.5.1.

Thực trạng về sản xuất, quản lý, kinh doanh..........................................44
2.5.2.
Quan điểm, chủ trương của chính quyền địa phương và tâm lý
nguyện vọng của các nhà vườn...............................................................46
Chương 3. Giải pháp bảo tồn, phát triển vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu.......49
3.1.
3.1.1.
3.1.2.

3.2.
3.2.1.

3.2.2.
3.2.3.

Những giải pháp giữ vững diện tích vườn cây ăn trái....................................49
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi và phát triển
vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu..............................................................49
Giải pháp giữ vững diện tích vườn cây ăn trái gắn với phát triển du
lịch sinh thái............................................................................................49
3.1.2.1. Phát triển vườn cây kết hợp với du lịch sinh thái........................49
3.1.2.2. Phát triển vùng du lịch sinh thái bền vững..................................50
3.1.2.3. Định hướng phát triển mô hình nơng nghiệp đơ thị trên địa bàn. 51
Những giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây ăn trái............53
Triển khai đồng bộ khâu tổ chức phổ biến tuyên truyền về kỹ thuật
trồng và chăm sóc vườn cây....................................................................53
3.2.1.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng cụt..................................54
3.2.1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sầu riêng..................................65
Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng..............................................71
Ứng dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật...................................................72



3.2.4.
3.3.
3.4.

Đổi mới phương thức sản xuất, quản lý và kinh doanh..........................73
Tiếp tục xây dựng thương hiệu “Trái cây Lái Thiêu”.....................................74
Một số đề xuất để phát huy hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển
vườn trái cây đặc sản Lái thiêu bền vững.......................................................74

Kết luận.................................................................................................................... 78
Tài liệu tham khảo..................................................................................................81
Phụ lục..................................................................................................................... 86


1


2

Đề tài nghiên cứu về hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển vườn trái cây đặc
sản Lái Thiêu.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Vườn trái cây Lái Thiêu (gồm 5 phường 1 xã:

Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh và xã An Sơn hiện nay), Thị xã
Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ khi vườn trái cây xuất hiện (khoảng 200 năm
trước) cho đến nay.
5
5.1.

. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận hệ thống dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về vấn đề kinh tế, văn hoá và xã hội.
Phương pháp nguyên cứu: Để thực hiện đề tài “ Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển” chúng tôi sử dụng những phương pháp:
Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp lịch sử để mô tả và trình bày những sự
kiện về vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu theo từng giai đoạn lịch sử. Thông qua đó, tạo
điều kiện cho bạn đọc hình dung một cách tồn diện nhất về q trình hình thành và phát
triển của vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu.
Phương pháp logic: Sử dụng phương pháp logic nhằm tìm hiểu nguyên nhân của
quá trình vận động chuyển biến của vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu. Đặc biệt làm rõ sự
phát triển của vườn trái cây Lái Thiêu để nơi đây trở thành vùng sinh thái nông nghiệp rất
đặc sắc ở Đông Nam Bộ.
Phương pháp điền dã: Là phương pháp điều tra xã hội học. Sử dụng phương pháp
điền dã để trực tiếp phỏng vấn ban quản lý vườn trái cây, các chủ nhà vườn, cũng như
những du khách về quá trình hình thành và phát triển của vườn trái cây, đặc biệt là thực
trạng của vườn trái cây hiện nay. Thơng qua đó, nhóm tác giả có cách nhìn khách quan
nhất về thực trạng vườn trái cây và từ đó đề ra những giải pháp để bảo tồn, phát triển.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp cần thiết trong đề tài


3

nghiên cứu của chúng tơi. Vì để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho việc bảo tồn, phát

triển vườn trái cây Lái Thiêu đòi hỏi phải so sánh từng giai đoạn phát triển của vườn trái
cây Lái Thiêu với nhau, cũng như so sánh phương thức sản xuất, quản lý, kinh doanh ở
vườn trái cây Lái thiêu với một số vườn trái cây khác.
5.2.

Nguồn tài liệu
Để thực hiện tốt bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sách, báo, tạp

chí, internet, tài liệu báo cáo, thống kê và đặc biệt là tài liệu điền dã để làm rõ vấn đề
nghiên cứu. Nguồn tài liệu chúng tơi tham khảo chủ yếu từ: Phịng Kinh tế thị xã Thuận
An, UBND các xã, phường khu vực vườn trái cây Lái Thiêu, thư viện tỉnh Bình Dương,
thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một và
tài liệu phỏng vấn các nhân vật liên quan.
6. Đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần giúp cho người đọc hiểu hơn về quá trình hình thành
và phát triển của vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu.
Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các đọc giả quan tâm đến những vườn trái cây,
giúp các đọc giả có một cách nhìn thực tế hơn về thực trạng vườn trái cây Lái Thiêu. Và
từ đó, có những cơng trình nghiên cứu khác góp phần tạo điều kiện cho vườn trái cây Lái
Thiêu nói riêng và tất cả các vườn trái cây nói chung phát triển.
Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu - hiện trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển có thể
trở thành một tài liệu giúp cho chính quyền địa phương nhìn nhận và đánh giá vấn đề một
cách khách quan, khoa học hơn; đồng thời cũng gợi mở những giải pháp mang tính tham
khảo góp phần đổi mới và phát triển.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát lịch sử vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu
Chương 2: Thực trạng vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu
Chương 3: Giải pháp bảo tồn, phát triển vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu



4

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VƯỜN TRÁI CÂY ĐẶC SẢN LÁI THIÊU
1
1.1.1.

?'.1. Tổng quan về vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vườn trái cây đặc sản Lái thiêu kéo dài 14 km dọc theo sơng Sài Gịn từ phường

Vĩnh Phú tới xã An Sơn với diện tích trên 1200ha bao gồm 5 phường và 1 xã là Vĩnh
Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh và xã An Sơn hiện nay, thuộc thị xã
Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Trong các xã, phường ở trên thì phường An Thạnh, Bình
Nhâm, Hưng Định và xã An Sơn được xem là nơi có diện tích vườn lớn, trồng tập trung
và lâu đời nhất, nhiều vườn có tuổi khai thác rất lâu có khi lên đến 100 năm. Đây là khu
vực giàu tài nguyên đất đai, cây cối, có vị trí địa lí vơ cùng thuận lợi cho phát triến sinh
thái. Phía Tây giáp sơng Sài Gòn nơi cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho vùng;
phía Đơng và phía Bắc tiếp giáp với các địa phương có nền kinh tế rất phát triển thuộc
tỉnh Bình Dương là Thành phố Thủ Dầu Một, Thị xã Dĩ An; phía Nam giáp với Thành
phố Hồ Chí Minh, khu vực đơng dân, có thị trường du lịch lớn, nhu cầu về du lịch và đặc
biệt là du lịch sinh thái rất cao. Với vị trí này, vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu là đầu mối
giao lưu quan trọng của các tỉnh, thành phố và cả các địa phương giáp ranh.
Vườn cây ăn trái Lái Thiêu có địa hình tương đối bằng phẳng. Đặc điểm thổ
nhưỡng nổi bật là vùng đất bưng, đất phù sa mềm có độ lưu huỳnh cao, rất thích hợp cho
sự phát triển của các loại cây ăn quả và cho hương vị đặc trưng riêng rất độc đáo. Theo
kết quả điều tra và phân loại đất của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, đất đai khu
vực vườn trái cây Lái Thiêu mang những nét đặc trưng sau: “Bao gồm 3 loại đất chính:

Đất lên líp (Vp): 1402 ha chiếm tỷ lệ 56,6%; Đất phèn (Sp): 633 ha chiếm tỷ lệ 32,2%;
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); 220 ha chiếm tỷ lệ 11,2%” [34; 3]. Đặc điểm phân bố:
Đất phù sa ven sơng nhiễm phèn (Vp) có 1400 ha chiếm tỷ lệ 75,9%. Tập trung phân bố ở
các xã, phường An Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu; Đất phèn (Sp) có 633 ha
chiếm tỷ lệ 7,5%, phân bố chủ yếu ở Vĩnh Phú và An Sơn; Đất nâu vàng trên phù sa cổ
(Fp) có 220 ha chiếm tỷ lệ 75,9%, tập trung chủ yếu ở các xã vùng gị, chỉ một phần ít


5

nằm ở phường An Thạnh. Trong những loại đất trên thì đất lên líp (Vp) quan trọng nhất vì
đất líp có diện tích lớn và tính chất lý hố học tốt hơn 2 loại đất cịn lại. Tóm lại, đất ở
đây phong phú, gồm nhiều loại đất được hình thành trên nhiều mẫu đất khác nhau.
Vườn trái cây Lái Thiêu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính
chất chung là nóng ẩm mưa nhiều (Xem phụ lục: các chỉ tiêu về khí hậu). Chế độ nhiệt
của thị xã cao và khá ổn định, nhiệt độ trung bình hằng năm là 27,0 0C, nhiệt độ trung
bình tháng trong năm không dưới 240C. Chế độ mưa lớn nhưng phân bố không đồng đều
trong năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Các tháng mùa khô hầu như
khơng mưa. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1970,5 mm. Lượng bốc hơi trung bình
trong năm là 999 mm. Độ ẩm khơng khí bình qn trong năm là 76,6%. Thời kỳ độ ẩm
cao là vào mùa mưa và độ ẩm thấp là vào mùa khơ. Nhiệt độ khơng khí trung bình hằng
năm khoảng 260C. Vận tốc gió trung bình là 2,15 m/s thổi điều hoà.
Bảng 1: Các chỉ tiêu về khí hậu
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Nhiệt độ trung bình hàng năm


0

C

26 - 27

Nhiệt độ tối cao

0

C

38,3

Nhiệt độ tối thấp

0

C

24,0

Tổng tích ôn

0

C

9000 - 95000


Độ ẩm trung bình hàng năm

%

76,7

Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất

%

91,0

Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất

%

58,2

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm

mm

999

Lượng mưa bình qn năm

mm

1970.5


Tốc độ gió trung bình năm

m/s

2,15

Nguồn: [34; 3]
Vườn trái cây nằm bên bờ sơng Sài Gịn có lưu lượng nước khơng lớn lắm, ít xảy
ra lũ lụt. Tuy nhiên, sơng Sài Gịn vẫn chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều, do đó khi
thuỷ triều dâng nhất là từ tháng 9 đến tháng 11, vườn trái cây thường bị ngập từ 3 đến 5
ngày, mức ngập trung bình từ 0,4 - 0,6m. Khi nước sơng Sài Gịn xuống thấp, hiện tượng
xâm nhập mặn tăng, độ mặn tại Lái Thiêu chiếm 1,8 đến 2,2% ; dù vậy, tác động của thủy


6

triều cũng khơng lớn lắm.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai,
vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu hội tụ nhiều yếu tố để phát triển các loại cây ăn trái như:
sầu riêng, măng cụt, mít tố nữ, bịn bon...., mang lại giá trị kinh tế cao. Khí hậu ôn hoà, số
giờ nắng cao, mùa khô kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản
các loại trái, cũng như kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do điều kiện nhiệt
ẩm cao, thời tiết thất thường như ngập úng, lượng mưa không đồng đều, năm mưa sớm,
năm mưa muộn dễ phát sinh sâu bệnh cho cây, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và du
lịch.
1.1.2.

Đặc điểm kinh tế, xã hội và dân cư



7



Theo kết quả điều tra năm 2010, dân số của khu vực khoảng 70.021 người [58;
92], chủ yếu là người Việt gốc Nam bộ và một số ít người Hoa vốn cần cù, chịu khó, thật
thà, hiếu khách. Tổng diện tích của khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu là hơn 1200 ha,
sử dụng cho các mục đích chính là trồng cây, giành cho giao thông và nhà ở. Cụ thể được
phân ra như sau:
Bảng 2: Cơ cấu diện tích đất chia theo mục đích sử dụng ở khu vực vườn cây
9







9



•/

ăn trái Lái Thiêu năm 2000
Mục đích sử

Dành cho trồng


Dành cho giao

Dành cho

dụng

cây ăn trái

thơng

nhà ở

Diện tích (ha)

823,3

135,3

269,4

Cơ cấu (%)

69,09

rr Á
Tổng
1230

11,00
21,91

100
Nguồn: [31; 4]
Hiện nay, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đời sống

vật chất tinh thần người dân được nâng cao, người dân có nhiều sự lựa chọn trong ngành
nghề. Gần đây, nghề kinh doanh dịch vụ khá phát triển với các loại hình kinh doanh
khách sạn, nhà hàng, bn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp... Tuy vậy, kinh tế của vùng chủ
yếu vẫn là nông nghiệp, cư dân nhiều đời nối tiếp nhau với nghề trồng cây ăn trái. Khi
đời sống nhân dân được ổn định, dân chí sẽ nâng cao mang lại ổn định về chính trị, trật tự
an tồn xã hội, giảm đi các tệ nạn xã hội, mở ra những điều kiện cơ bản cần thiết để thực


7

hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp thời kỳ đơ thị hố.
1.2.
1.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu
Từ khi hình thành đến năm 2000

Cũng như nhiều làng quê khác ở Nam Bộ, vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nằm
trên một cù lao được hình thành từ xa xưa bởi một dịng sơng Sài Gịn nối thành phố Hồ
Chí Minh với huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương, chia thành hai nhánh, tạo điều kiện
cho đất đai ở đây quanh năm được bồi đắp và tưới mát. Cù lao này có hệ thống kênh rạch
chằng chịt, đất đai màu mỡ, thích hợp cho việc ươm trồng các loại cây. Có lẽ vì những lợi
thế trên mà những người đi mở đất từ rất sớm đã chọn vùng đất này để định cư và trồng
cây ăn trái. về lịch sử hình thành vườn cây trái Lái Thiêu chưa có tài liệu nào khẳng định
thời gian cụ thể. Tuy nhiên, một số tài liệu cho rằng: “Cố đạo người Pháp tên là Cernot
đưa các giống cây sầu riêng, Sa-po-che... từ Nam Dương vào trồng ở Lái Thiêu vào năm

1890. Có lẽ các vườn cây Lái Thiêu bắt đầu ra đời từ đó” [75; 2].
Trước đây, vườn trái cây Lái Thiêu là một vùng sinh thái nông nghiệp rất đặc sắc ở
Đông Nam Bộ, từng được xem là “thánh địa” của những loại cây ăn trái và dần trở thành
khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách gần xa. Hằng năm khoảng từ tháng 3 đến tháng 5
(âm lịch), du khách ở khắp nơi kéo về đông đúc, nhộn nhịp để dã ngoại; thưởng thức
khơng khí trong lành, mát mẻ tại những vườn cây tươi tốt bên cạnh dịng sơng Sài Gịn
hiền hoà, thơ mộng. Ở một vùng đất đặc sắc như vậy, trái cây Lái Thiêu có đặc trưng
riêng và hầu như khơng có nơi nào sánh được:“ Trái sầu riêng vỏ mỏng, chỉ cần khều nhẹ
là vỏ bung ra, lộ cơm dầy đặc, thưởng thức đủ 5 vị: thơm, ngọt, béo, bùi và
nhẫn ăn vào cảm giác khó quên; ăn lần đầu cảm thấy khó ngửi nhưng khi quen sẽ
“ghiền”. Măng cụt cũng thế vừa được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam bầu chọn là một
trong 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam” [53; 5]. Vườn trái cây Lái Thiêu
không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp, trái ngon mà cịn bởi tính thật thà, mến khách
của những cư dân ở vung đất này. Chỉ với một khoản tiền hợp lý, du khách có thể vừa
dạo chơi trong vườn cây và tự tay hái những trái cây mà mình ưa thích; rồi ngả lưng trên
những chiếc ghế tựa dưới bóng cây đàm đạo và thư giãn.... Cho đến nay, trong dân gian
vẫn còn lưu truyền câu hát: “Ghe anh nhỏ mũi, tráng lườn / Ở trên Gia Định xuống vườn
thăm em / Cùng em ăn trái sầu riêng/ ăn rồi cảm thấy một niềm vui chung”.


8

Cho mãi đến khi thế kỷ thứ XX khép lại, vườn cây trái Lái thiêu vẫn còn đọng lại
trong ký ức nhiều thế hệ miền Đơng Nam bộ những hồi niệm của một thời tuổi trẻ học
đường và cả những ngày nghỉ cuối tn của gia đình,dịng họ, người thân, bạn bè...
1.2.2.

Thời kỳ suy thoái (từ 2001 đến 2012)
Trong những năm gần đây, vườn trái cây Lái Thiêu khơng cịn trù phú và hấp dẫn


như trước. Từ một khu du lịch sinh thái tấp nập, thay đổi một cách chóng mặt thành khu
du lịch sinh thái “Vắng bóng người”. Hiện tượng cây chết, trái cây xơ xác, ô nhiễm, ruồi
muỗi có mặt ở khắp nơi trong vườn, và nạn “chặt chém”, chèo kéo du khách có lẽ là
những nguyên nhân chính dẫn đến khu du lịch ngày càng vắng khách, để lại sự luyến tiếc
cho nhiều người về một địa danh khó nhạt phai trong ký ức.
Giờ đây, diện tích vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu bị thu hẹp, hàng trăm hecta cây
ăn trái đã chết. Theo số liệu thống kê của phịng Nơng Lâm Thuỷ Thuận An: An Thạnh và
An Sơn là 2 xã có diện tích cây chết nhiều nhất, tỷ lệ cây chết ước chiếm 30%. Chỉ tính
riêng ở An Thạnh. 66ha cây ăn trái bị ảnh hưởng, gần 3.650 cây các loại đã chết và sắp
chết. Trong đó, cây măng cụt và cây sầu riêng - hai loại cây chủ lực của nhà vườn nơi
đây, chiếm đến 2.930 cây. Hiện tượng cây chết, cây suy thoái làm cho chất lượng và sản
lượng vườn trái cây bị suy giảm. Theo đánh giá của Trung tâm cây ăn quả miền Nam thì
hầu hết diện tích vườn trái cây Lái Thiêu trong những năm gần đây đã xuống cấp nặng,
năng suất và chất lượng thấp.
Năng suất và chất lượng kém dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy, nhiều
nhà vườn khơng cịn kiên trì với nghề trồng cây ăn trái. Nhất là trong q trình cơng
nghiệp hố diễn ra mạnh mẽ ở Bình Dương thì việc tìm một nghề mới khơng phải là khó.
Ơng Trương Cơng Thạch, phó trưởng phịng kinh tế thị xã Thuận An cho biết: “Bây giờ,
nguồn thu nhập chính của người dân Lái Thiêu không đến từ vườn trái cây Lái Thiêu
nữa” (Phụ lục 4.1).
1.2.3.

Thời kỳ khôi phục tiềm năng, thế mạnh (từ 2013 đến nay)
Dù đã trải qua những năm tháng thăng trầm tưởng chừng như đã lụi tàn, nhưng

dưới sự quan tâm của tỉnh Bình Dương, các ngành, các cấp và chính quyền địa phương.
Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu đang dần khôi phục thương hiệu và tiềm năng, thế mạnh
của mình. Từ năm 2013 đến nay, nhà vườn trúng mùa, năng suất và chất lượng tăng cao



9

hơn nhiều lần so với những năm sụt giảm về sản lượng, chất lượng. Sản lượng và chất
lượng đạt hiệu quả cao không những giúp cho nhà vườn tăng thu nhập mà cịn góp phần
vào việc khơi phục thương hiệu cho trái cây Lái Thiêu.
Trong vài năm trở lại đây, lượng khách du lịch đến với Lái Thiêu tăng dần. Trao
đổi với chúng tôi, cô Lê Thị Hoa - chủ vựa trái cây phường Hưng Định tâm sự: Là người
kinh doanh trái cây, cơ rất vui vì du khách đã trở lại, khách đơng hàng bán chạy, cơ có
thêm thu nhập (Phụ lục 4.8).
Song song với lượng du khách tăng, nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu tìm về Lái
Thiêu để phát triển kinh doanh du lịch sinh thái. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng chứng minh vườn trái cây Lái Thiêu đang dần phục hồi. Anh Trần Hữu Trường,
quản lý nhà hàng sinh thái DAN cho biết: “Khai trương vào cuối năm 2013, nhà hàng
DAN thu hút một lượng khách tương đối ổn định, với gần 70% lượng du khách đến từ
các địa phương khác, nhiều nhất là từ TP. Hồ Chí Minh” (Phụ lục 4.7). Thơng qua chia sẽ
của anh Trường cho thấy thương hiệu trái cây Lái Thiêu vẫn đang còn sự hấp dẫn đối với
du khách gần xa.
Gần đây, vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh
đạo tỉnh Bình Dương, huyện Thuận An, các phường xã có vườn cây ăn trái, cũng như các
phịng ban có liên quan. Hẳn là chính sách khuyến nơng đã bước đầu phát huy tác dụng
nên mùa sầu riêng, măng cụt 2015 vừa qua trên đường DT 745 hướng về Thành phố Hồ
Chí Minh, các vựa trái cây hai bên đường thuộc phường Lái Thiêu đã tấp nập người mua,
người bán... Chứng kiến cảnh tượng này, chúng tôi tin rằng vườn trái cây đặc sản Lái
Thiêu một thời nổi tiếng về du lịch sinh thái nhất định sẽ được hồi sinh mạnh mẽ trong
tương lai.
1.3.

Những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong lịch sử của vườn trái cây

đặc sản Lái Thiêu

1.3.1.

Thành tựu trong lịch sử vườn trái cây
Bình Dương là vùng đất giàu tiềm năng và điều kiện để phát triển. Nhắc đến Bình

Dương khơng thể khơng nhắc đến vườn cây ăn trái Lái Thiêu đã làm nên tên tuổi cho
vùng đất này. Hằng trăm năm qua, vườn cây ăn trái Lái Thiêu đã nức tiếng gần xa về một
vùng miệt vườn cây trái sum suê nằm dọc bên bờ sơng Sài Gịn với thổ nhưỡng và khí


10

hậu ơn hồ.
Khơng phải ngẫu nhiên, vườn cây ăn trái Lái Thiêu từng được xem là “Thánh địa”
của những loài cây ăn trái.Với tổng diện tích hàng nghìn hecta, vườn trái cây đặc sản này
nhanh chóng phát triển thành một vùng trồng cây ăn trái chuyên canh. Nhờ vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên thuận lợi, vườn trái cây hội tụ nhiều yếu tố để phát triển các loại cây ăn
trái đặc sản như: măng cụt sầu riêng, mít tố nữ, bịn bon.. Trong đó, măng cụt được vinh
dự đứng tốp 50 loại trái cây đặc sản của Việt Nam.
Mặc dù có lúc thăng lúc trầm, có lúc tưởng chừng như đi vào quên lãng, nhưng
vườn trái cây vẫn tiếp tục gắn bó với nhiều hộ dân ở Thuận An. Hiện nay, ở thị xã Thuận
An có trên 1.200 ha cây ăn trái, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha/năm, thu nhập từ 30 - 50
triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình kinh doanh theo mơ hình quán ăn, cafê kết
hợp với du lịch sinh thái có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngoài giá trị kinh tế, vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu còn là một trong những địa
điểm tham quan, thưởng ngoạn nổi tiếng của vùng. Hằng năm khoảng từ tháng 3 đến
tháng 5 (âm lịch), vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu thu hút hàng triệu lượt người đến du
lịch, dã ngoại để được tận hưởng khơng khí trong lành và thưởng thức các loại trái cây
đặc sản, mang lại nguồn lợi nhuận khơng nhỏ cho các hộ gia đình và địa phương.
Trong những năm gần đây (khoảng từ năm 2000 đến 2014), q trình đơ thị hố

cùng với những biến đổi khí hậu có tác động bất lợi khơng nhỏ đến việc phát huy những
tiềm năng vườn trái cây. Trước tình hình đó, tỉnh Bình Dương thơng qua nhiều đề án, dự
án, tổ chức thành công nhiều đợt khảo cứu, toạ đàm và nhiều hoạt động thiết thực như:
Tổ chức Lễ hội, hỗ trợ nhà vườn, đầu tư khoa học kỹ thuật... góp phần thiết thực trong
việc khơi phục thương hiệu trái cây Lái Thiêu. Từ năm 2013, vườn trái cây có dấu hiệu
hồi sinh mạnh mẽ. Các nhà vườn vui mừng khi được mùa, được giá. Trong khuôn mặt vui
tươi, cô Nguyễn Thị Bồi kể lại: “Năm trước, măng cụt có giá tại vườn 32.000 đồng/kg, bà
con trồng cây ăn trái phấn khởi, vì có thêm thu nhập” (Phụ lục 4.6). Chú Mai Hoàng Sơn
cho biết: “Với thu nhập bình quân mỗi ngày 400.000 đồng từ vườn cây trái, mùa trái cây
năm 2015 cho gia đình chúng tơi thu nhập thêm vài ba chục triệu” (Phụ lục 4.5).
1.3.2.

Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra
Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, lịch sử vườn trái cây Lái Thiêu cũng


11

còn nhiều hạn chế. Nhận thức về tầm quan trọng của vườn trái cây đặc sản Lái thiêu còn
chưa sâu sắc, chưa cụ thể.
Về quản lý khai thác tiềm năng du lịch:
Mặc dù vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu sở hữu nguồn tài nguyên du lịch sinh thái
phong phú với nhiều loại trái cây đặc sản, nhưng cho đến nay vẫn chưa khai thác tương
xứng với tiềm năng của nó. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác bền vững, hiệu quả
dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, khai thác cái trước mắt mà chưa phát huy hết giá trị
thực tiễn. Sự khai thác theo kiểu mạnh ai nấy làm, quản lý chưa chặt chẽ, suy giảm tiềm
năng du lịch làm cho trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái
nhanh của vườn cây. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành,
tầm nhìn ngắn và hạn chế về giải pháp dẫn tới tiềm năng du lịch bị tàn phá, sử dụng sai
mục dích.... tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của vườn trái cây.

Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp cịn
chưa hồn thiện:
Hệ thống cơ sở hạ tầng cịn nghèo nàn. thiếu đồng bộ dẫn đến hạn chế trong quá
trình cơ giới hoá và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hệ
thống đường bộ. đường sông đến các địa điểm du lịch trong vườn trái cây Lái Thiêu chưa
tập trung và chất lượng chưa cao. chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy. những trở ngại
về cơ sở hạ tầng vẫn là điểm yếu cần được đầu tư. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và
dịch vụ du lịch phát triển. nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mơ. tính chất tiện nghi và sản
phẩm du lịch còn nhỏ lẻ. chưa đồng bộ.
Về nhân lực du lịch:
Nhân lực du lịch vườn trái cây Lái Thiêu là điểm yếu trong nhiều năm qua. Nhân
lực du lịch ở đây chủ yếu là những người nông dân và những người kinh doanh trong khu
vực. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với các loại hình du lịch và giao tiếp với các
loại ngôn ngữ vẫn chưa tốt. Do đó. lực lượng lao động tuy đơng đảo. nhưng chưa được
đào tạo bài bản. thiếu tính chuyên nghiệp. Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực
du lịch chưa đáp ứng được u cầu địi hỏi về tính chun nghiệp. kỹ năng quản lý. giao
tiếp và chất lượng phục vụ.
Về phát triển sản phẩm và thị trường:


12

Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu phát triển du lịch chủ yếu nhờ vào các loại trái cây
và quang cảnh du lịch.dịch vụ . Vì vậy. trái cây và quang cảnh là yếu tố quyết định sự tồn
tại và phát triển của khu du lịch sinh thái này. Do đó. trong những năm gần đây khu du
lịch “vắng bóng người” là do năng suất và sản lượng trái cây ít. cảnh quan khơng cịn thơ
mộng như trước. Vì vậy. sản phẩm du lịch cần được đổi mới. nhưng quá trình đổi mới
diễn ra chậm: phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mơ vừa và nhỏ, thiếu đầu tư. Vì
vậy, tính chất độc đáo, giá trị và sản phẩm du lịch nghèo nàn và trùng lắp giữa các hộ gia
đình kinh doanh du lịch. Sự nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu độc đáo, thiếu đồng bộ và thiếu

liên kết là điểm yếu của vườn trái cây đặc sản Lái thiêu. Ngoài ra, sản phẩm được tung ra
thị trường tuy có hiệu quả, tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng loại trái
cây nhưng chưa kiểm sốt được thị trường, chưa có thương hiệu riêng làm cho nhiều loại
trái cây ở những nơi khác mạo nhận được trái cây Lái Thiêu.
Về quản lý khu vực và vai trị của chính quyền địa phương:
Cơng tác quản lý của chính quyền địa phương đối với vườn trái cây đặc sản Lái
Thiêu còn nhiều hạn chế: Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng
bộ và chưa huy động được nhiều nguồn lực cho công tác khôi phục và phát triển vườn
trái cây. Việc tổ chức phổ biến tuyên truyền về kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây chưa
đồng bộ. Chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các cơng ty, xí
nghiệp trong vùng và các vùng lân cận làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
Đồng thời, công tác quản lý, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an tồn, văn minh
trong khu vực cịn thiếu kinh nghiệm, chưa có tầm nhìn dài hạn và chưa gắt gao trong
việc quản lý hoạt động kinh doanh nên kém hiệu quả và mất dần thương hiệu.
Ngoài những vấn đề nổi trội ở trên cịn có những hạn chế sau: Liên kết trong sản
xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ còn hạn chế, một số sản phẩm khơng
đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ơ nhiễm mơi trường đất, nước do q trình đơ thị hố
ngày càng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nơng nghiệp và đời sống người dân. Nghiên cứu
và chuyển giao thiết bị khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn gặp
nhiều khó khăn. Đầu tư cho nghiên cứu những công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp,
các mơ hình nơng nghiệp đơ thị sinh thái, đơ thị sinh thái du lịch còn ở mức rất thấp.
Nhận thức về vấn đề khai thác tiềm năng ở cả cấp quản lý và cả nhân dân còn thấp, chưa


13

đầy đủ và đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy đã làm cho vườn trái cây đặc sản Lái
Thiêu phát triển không bền vững, ảnh hưởng đến tinh thần của người trồng cây.
Trước những hạn chế, yếu kém trong lịch sử vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu, nhiều
vấn đề đang đặt ra địi hỏi chính quyền các cấp thuộc tỉnh Bình Dương phải xem xét, giải

quyết nếu muốn giữ được thương hiệu trái cây Lái Thiêu.
Vấn đề nhìn lại những thành tựu, hạn chế trong lịch sử vườn trái cây đặc sản Lái
Thiêu. Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu đã và đang gặp nhiều khó khăn, nhất là việc duy
trì thương hiệu trái cây Lái Thiêu. Vì vậy, để khắc phục những khó khăn thì việc nắm
vững, vận dụng và phát triển sáng tạo những thành tựu trong lịch sử vườn trái cây Lái
Thiêu là một biện pháp cần thiết, là động lực củng cố tinh thần phấn đấu của chính quyền
các cấp, nhân dân trong việc phục hồi thương hiệu trái cây Lái Thiêu. Tìm ra hạn chế
trong lịch sử, bám sát tình hình thực tiễn là phương pháp quan trọng để khắc phục những
thiếu sót trong hiện tại và tương lại.
Vấn đề đổi mới phương thức sản xuất, quản lý, kinh doanh: Phương thức sản xuất
đã và đang gặp nhiều khó khăn trước những biến đổi khí hậu và tác động của q trình
cơng nghiệp hố, đơ thị hố. Hiện tượng cây chết, cây khô héo, năng suất và sản lượng
thấp khiến cho người dân khơng cịn mặn mà với nghề. Bên cạnh đó, việc quản lý của
chính quyền địa phương và kinh doanh của người dân còn chưa tốt, nạn “chặt chém” du
khách vẫn tiếp tục diễn ra làm cho du khách “một đi khơng trở lại”. Trước thực trạng đó,
vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp tỉnh Bình Dương, thị xã Thuận An là nhanh
chóng khắc phục những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiếp tục ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, buôn bán của
người dân. Đồng thời, bản thân mỗi người dân cần có ý thức hơn trong việc sản xuất,
kinh doanh của mình.
Vấn đề phát triển cơng nghiệp hố, đơ thị hố gắn liền với bảo vệ vườn trái cây
Lái Thiêu: Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa là con đường tất yếu để Bình Dương phát triển.
Tuy nhiên, con đường đó một mặt tạo ra động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, mặt khác q trình đó cũng đang phát sinh nhiều nan giải như quy hoạch chưa hợp
lý, ruộng đất canh tác trồng trọt bị thu hẹp, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái v.v... Vấn
đề đặt ra là phát triển kinh tế phải luôn luôn đi đôi với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm


1
4


chất lượng sống của con người; giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của các
thế hệ cha ơng. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát triển vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu trong
thời kỳ công nghiêp hóa, đơ thị hóa hiện nay rất cần được chú trọng, quan tâm nhiều hơn
nữa của lãnh đạo các ngành, các cấp của thị xã Thuận an, của tỉnh Bình Dương và là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Vấn đề xây dựng lại thương hiệu trái cây Lái Thiêu: Là một vùng cây trái nông
nghiệp đặc sắc, được mọi người biết đến với hương thơm, quả ngọt độc đáo; là khu du
lịch, dã ngoại thu hút du khách bậc nhất ở Nam Bộ trong những ngày hè oi bức. Vậy mà,
vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu đang mất dần thương hiệu trên thị trường. Biến đổi khí
hậu và q trình cơng nghiệp hố đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng xuất và chất lượng.
Sự quan tâm, chăm sóc khu vườn của các hộ gia đình khơng cịn được tận tình, tỉ mỉ như
trước bởi họ có nhiều sự lựa chọn để mưu sinh.Vì lợi nhuận, trái cây ở khắp nơi được đưa
về Lái Thiêu mạo nhận trái cây Lái Thiêu, bán cho du khách với giá đắt hơn nhiều so với
giá cả thị trường. Hương vị đã khơng bằng, lại cịn đắtlà ngun nhân gián tiếp khiến cho
thương hiệu trái cây Lái Thiêu dần bị mai một.Vì vậy, để khôi phục thương hiệu trái cây
Lái Thiêu trước hết cần có sự quan tâm đặc biệt của chính quyền các cấp và nổ lực của
chính người dân.
Vấn đề bồi dưỡng tinh thần, khuyến khích người trồng cây: Vườn trái cây đặc sản
Lái Thiêu tồn tại hàng trăm năm nay là thành quả lao động của nhiều thế hệ. Do đó, dù
gặp nhiều khó khăn tưởng chừng như phải mai một, nhưng được sự quan tâm của chính
quyền, sự cố gắng của người dân vườn trái cây Lái Thiêu vẫn tồn tại. Tuy nhiên, nhiều áp
lực tiếp tục đè nặng, ảnh hưởng đến tinh thần của người trồng cây. Ơ nhiễm nguồn nước,
khơng khí, ngập úng, sâu bệnh làm cho năng suất vườn trái cây giảm sút; cách thức kinh
doanh của nhà vườn và người buôn làm cho lượng du khách giảm; Và q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hoá là nguyên nhân khiến các chủ vườn mất niềm tin đối với nghề
trồng cây. Trước thực trạng trên, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bình Dương, thị xã Thuận
An, các ngành, các cấp và chính quyền địa phương là yếu tố quyết định để củng cố niềm
tin cho người nông dân trong việc khôi phục lại thương hiệu cũng như tiềm năng du lịch
của mình.



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VƯỜN TRÁI CÂY ĐẶC SẢN LÁI THIÊU
2.1.

Diện tích, cơ cấu và diễn biến diện tích vườn cây ăn trái
Thị xã Thuận An là vùng sản xuất cây ăn quả từ lâu đời, tổng diện tích khu vực

vườn cây ăn trái hiện nay hơn 1200 ha, phần lớn diện tích đều đang trong thời kỳ thu
hoạch. Có 6 chủng loại cây ăn trái được trồng phổ biến có quy mơ diện tích lớn là: Măng
cụt, sầu riêng, bịn bon, dâu, mít tố nữ, chanh tắc. Trong đó, măng cụt và dâu chiếm trên
50% diện tích. Có thể nói, vườn trái cây Lái Thiêu là vùng chuyên canh măng cụt lớn nhất
Đông Nam Bộ với mùi vị và chất lượng thơm ngon nổi tiếng. Theo Phó phịng kinh tế thị
xã Thuận An, ơng Trương Cơng Thạch nói: “Diện tích măng cụt là chủ yếu, sầu riêng chỉ
ăn ngon chứ diện tích khơng nhiều, cịn dâu thì mình thua
miền Tây, bịn bon cũng vậy. Hương vị măng cụt của mình rất ngon, có hương vị đặc thù.


×