Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO văn học đề CƯƠNG CHI TIẾT ôn THI tốt NGHIỆP văn học VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.73 KB, 85 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ÔN THI TỐT NGHIỆP VĂN HỌC VIỆT NAM
CÂU 1: Thơ văn yêu nước Nguyễn Trãi ?
-

Giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi

-

Vị trí của Nguyễn Trãi trong Văn học trung đại Việt Nam (ở luận điểm này, chú trọng
về vị trí của ơng trong sự phát triển tư tưởng yêu nước từ Nam quốc sơn hà, Hịch
tướng sĩ đến Bình ngơ đại cáo.

-

Nội dung thơ văn u nước của Nguyễn Trãi:
o Yêu thiên nhiên: yêu những cảnh sắc đẹp đẽ của dân tộc, yêu những vật dung
dị, nhỏ bé.
o Tự hào dân tộc: tự hào về những chiến công hiển hách của dân tộc, nền văn
hiến lâu đời
o Căm thù giặc và quyết tâm đánh giặc cứu nước
o Tư tưởng nhân nghĩa: thương dân + lấy dân làm gốc (phân tích rõ, làm nổi bật
tư tưởng lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi
o Ý chí hịa bình, khơng hiếu chiến.

-

Kết luận

(Câu này ta và trang soạn chung. Ta có tìm thêm một số tài liệu tham khảo về Nguyễn Trãi,
ta thấy rất hay. Ta để ở phần tài liệu tham khảo ấy)
CÂU 2: Giá trị nhân đạo trong văn học trung đại (nói chung). Những vấn đề chủ yếu của


chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại giai đoạn thế kỉ 18- 19?
 Giá trị nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam (nói chung).
- Định nghĩa chủ nghĩa nhân đạo là gì?
“Chủ nghĩa nhân đạo là tịan bộ quan điểm đạo đức và chính trị, bắt nguồn khơng phải từ
cái gì siêu nhiên, kì ảo, từ những nguyên lý ngoài đời của nhân lọai mà từ con người tồn tại
thực tế trên mặt đất với những khả năng, nhu cầu của mình. Những khái niệm, nhu cầu ấy
đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn” (Mác).
- Giá trị nhân đạo được hình thành và biểu hiện từ rất sớm trong xã hội và văn học. Đó là
những năm tháng nước ta đương đầu với biết bao thế lực xâm lăng, đó là những truyền
thuyết, cổ tích trong văn học dân gian. Đến thời kì văn học viết, chủ nghĩa nhân đạo đã tiến
một bước xa. Trong nền văn học trung đại, chủ nghĩa nhân đạo được biểu hiện thông qua 2
chặng đường chính:


+ Chặng 1 (từ thế kỉ X – thế kỉ XV)
 Trong buổi đầu của thời kì độc lập, vận mệnh dân tộc vẫn ln bị đe dọa. Tồn dân
phải luôn đấu tranh để chống ngoại xâm, cho nên chủ nghĩa nhân đạo trong giai đoạn này
gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, nhân đạo có nghĩa là yêu nước thương dân.
 Trong văn học, mà ở đây là văn học Lý – Trần, chủ nghĩa nhân đạo là sự thể hiện
niềm tin tưởng ở phẩm chất và khả năng của dân tộc . đây chính là lịng u nước .
Dân tộc Đại Việt, trải qua 215 năm xây dựng và chiến đấu trong đời Lý, đã phát huy những
truyền thống của hàng ngàn năm lịch sử trước kia, tạo lập thêm những truyền thống mới và
ngày càng lớn mạnh hơn. Sang đời Trần, dân tộc ta đã chiến thắng một cách oanh liệt quân
xâm lược Nguyên Mông vào các năm 1258, 1285, 1287.
Văn học Lý Trần là một nền văn học đậm đà tinh thần dân tộc và chất nhân văn.
Trong thơ văn đó là những con người sống hết kích thước cuộc sống, có niềm tin mạnh mẽ
vào bản thân và sức mạnh của dân tộc. Đó là những con người có ý chí và bản lĩnh mạnh
mẽ, có trí tuệ sâu sắc và tình cảm dạt dào. Ý chí và bản lĩnh giúp họ đứng vững hiên ngang,
chiến thắng mọi thế lực đàn áp, giúp tự khẳng định mình, độc lập, tự do giữa đất trời, ngang
tầm với tự nhiên vũ trụ. Thơ văn khẳng định giá trị con người, vai trò của nhân dân và do đó

mà có ý nghĩa nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc. Chủ nghĩa nhân đạo ấy gắn liền với chủ nghĩa
yêu nước, bởi vì khi khẳng định giá trị của con người trong việc bảo vệ và xây dựng tổ quốc
thì các tác giả cũng đồng tình thể hiện niềm tin tưởng ở phẩm chất và khả năng của dân tộc.
Dẫn chứng minh họa:
* Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)
“Múa giáo non sơng trải mấy thu
Ba qn khí mạnh nuốt trơi trâu
Cơng danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
 Con người kì vĩ: tư thế hiên ngang, tầm vóc vũ trụ “múa giáo non sơng” khí thế hùng
dũng, mạnh mẽ của ba qn “khí mạnh nuốt trơi trâu”, tình cảm mãnh liệt, thiết tha vươn tới
tầm cao của con người khổng lồ trong lịch sử, nam nhi chưa trả xong “nợ” công danh,
“thẹn” nghe chuyện Vũ Hầu.
* Thơ văn Nguyễn Trãi:


Nguyễn Trãi gắn liền với nước. Yêu nước phải đi đôi với thương dân, cứu nước trước hết là
cứu dân khỏi ách áp bức ngọai bang. “Trừ bạo, yêu dân” là lý tưởng theo đuổi cả cuộc đời
của Nguyễn Trãi.
Biểu hiện:
Cảm thông sâu sắc với quần chúng lao động, họ luôn chịu những áp bức nặng nề, độc ác của
giặc Minh:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
 Tố cáo tội các giặc Minh. Nguyễn Trãi gọi người dân ở đây là “dân đen”, “con đỏ” với
tất cả tình cảm thương xót chân thành. Họ không phải là một khái niệm chung chung trong
thế đối lập với vua quan mà cụ thể là những kẻ đi cày (manh), kẻ đi ở (lệ).
Nguyễn Trãi thấy khả năng to lớn của nhân dân
“Lật thuyền mới biết sức dân mạnh”
 Họ là sức mạnh vạn năng có thể thay đổi thời thế. Bên cạnh lịng u, ơng cịn có sự trân

trọng nhân dân đúng mức: sách lược phát huy sức mạnh nhân dân, dựa vào dân đánh giặc,
giữ nước, xây dựng đất nước, lấy nguyện vọng nhân dân là gốc.
Vì dân trừ họa
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
 Mục đích nhân nghĩa là cứu vớt, đem lại hạnh phúc cho những con người lầm than, đau
khổ
Tư tưởng hịa bình
Thương mạng sống của quân giặc, sức lực của quân dân mình, cốt giữ nước thanh bình,
khơng thích chiến tranh.
“Họ đã tham sống sợ chết mà hịa hiếu thực lịng
Ta lấy tồn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
 Cuối thế kỉ 14, khi triều đại Phong kiến bắt đầu suy vi, tư tưởng nhân đạo đã lộ rõ
qua tấm lòng ưu ái của các nhà nho đối với hoàn cảnh lầm than của nhân dân.
+ Chặng 2: từ thế kỉ XVI – đến thế kỉ XIX: chủ nghĩa nhân đạo có những biểu hiện
xoay quanh vấn đề vận mệnh nhân dân
 Văn học đứng về phía nhân dân chống lại phong kiến và nho giáo


 Văn học khẳng định sự tồn tại của con người với giá trị và quyền sống chính đáng.
Khẳng định đời sống trần tục với thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người.
Vd: Hoàng lê nhất thống chí, Cung ốn ngâm khúc, Truyện Kiều, các truyện nơm
khuyết danh, Truyền kì mạn lục...
*Dẫn chứng: Truyền kì mạn lục
Hồn cảnh lịch sử: xã hội phong kiến đang trên đà suy thoái: từ đầu thế kỉ XVI, trong nội bộ
giai cấp phong kiến có sự tranh giành, thốn đoạt và xung đột giữa các phe phái. Lớn nhất là
chiến tranh Nam – Bắc triều, giữa Đàng trong và Đàng ngoài, Mạc cướp ngôi nhà Lê
(1527).
 sự tranh chấp, nạn cát cứ, nội chiến dẫn đến hao người tốn của, nhân dân chịu cảnh lầm
than, bần cùng, chết chóc.

Giá trị nhân đạo:
Vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa, đầy tội các của giai cấp thống trị và nói lên quan điểm
thân dân của tác giả.
Ví dụ: “Truyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang” ,qua câu chuyện, tác giả kịch liệt đả kích hành
động bạo ngược của Trần Phế Đế “lẩn quẩn ở công việc săn bắn”, “đương mùa hạ mà giở
những công việc khổ dân không phải thời, giầy trên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn”.
Truyện nàng Túy Tiêu: tên quan trị quốc họ Thân là kẻ tham lam không đáy, nhũng nhiễu,
hiếp ức dân làng. Dựa vào thế lực, tiền tài hắn cướp nàng Túy Tiêu hay đó là hình ảnh của
tên Lý Hữu Chi “làm những việc trái phép, dựa vào lũ trộm cướp như tâm phúc…thích sắc
đẹp, ham tiền tài, tham lam khơng chán, dâm cuồng chém giết khơng kiêng dè gì cả”
Dân phải vất vả phục dịch cho hắn “dân trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em
đi, chồng về thì vợ đối, ai nấy đều vai sưng, tay rách, rất là khổ sở”
Đề cập đến tình u đơi lứa và phản ánh khát vọng hạnh phúc của con người – cá nhân.
Tình yêu ở đây là tình yêu tự do nảy sinh từ sự rung động của trái tim đôi bên, vượt ra ngồi
khn khổ phong kiến và đạo đức Nho giáo. Tác giả đã nói khá trọn vẹn, sâu sắc tiếng nói
tâm tình riêng tư của tuổi trẻ đương thời, phản ánh một nhu cầu tình cảm bức thiết, địi hỏi
phải được giải phóng khỏi lễ giáo khắc nghiệt. Trong những chuyện tình ấy, nhân vật nữ
thường đóng vai trò trung tâm. Họ đều chịu chung số phận đắng cay, bất hạnh.
Ví dụ: Truyện Người con gái Nam Xương (Vũ Thị Thiết)
*Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn). Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua ý thức hạnh
phúc, tuổi trẻ của nhân vật.


Tuổi trẻ: Nhân vật (người chinh phụ) ý thức được vị trí, giá trị của tuổi trẻ trong đời mỗi
người. Tuổi trẻ là điểm bắt đầu của mỗi người, là lúc mà người ta sống trong hạnh phúc,
tình yêu. Vậy mà vì chiến tranh (chiến tranh phi nghĩa) chồng nàng phải xông pha nơi trận
mạc với hi vọng trở về quá đỗi mong manh. Tuổi trẻ của chàng và nàng đã phí hồi và đời
nàng như thế là thơi. Thời gian sẽ in những vết hằn trên mối tình chờ đợi, làm già cỗi trái
tim khao khát hạnh phúc yêu thương. Càng tưởng tượng, suy nghĩ, nàng càng nghĩ đến tuổi
trẻ của chồng và mình:

“Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ
Chàng há từng là lũ vương tôn”
Tại sao phải làm chinh phụ giữa lúc tuổi còn đang niên thiếu và chàng không phải là hạng
giang hồ lãng tử như lũ vương tơn thì sao lại có sự xa cách. Trong khi đó thời gian qua mau
rồi một lúc nào đó:
“Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa
Gái tơ mấy chốc xả ra nạ dịng”
Khơng phải trong một đọan mà hầu như rải khắp tác phẩm vấn đề tuổi trẻ được tác giả chú ý
nhấn mạnh. Ai không khỏi xúc động khi nghe người chinh phụ ước ao, cầu xin:
“Thiếp xin chàng chớ bạc đầu
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung”
Nhưng đó là điều vơ vọng, khơng thể được. Phải có một cái nhìn thật sáng suốt, một tấm
lịng nhân đạo thật sâu xa, tác giả mới có thể viết nên những lời thơ chứa chan tình người
như vậy.
Nhớ thương, đợi chờ, lo âu, người chinh phụ luôn sống trong sự khắc khỏai, âu sầu, buồn
bã, tuyệt vọng. Mặc dù nàng có khi được gặp chàng trong mộng, được thỏa vơi đi phần nào
trong lòng thế nhưng hơn ai hết nàng hiểu rõ “Tình trong giấc mộng mn vàn cũng
khơng”. Đó là sự bế tắc, khủng hoảng trong lòng người chinh phụ lúc này. Hạnh phúc đối
với nàng chỉ là một khỏang không vô tận, trống rỗng. Dẫu biết hạnh phúc là một điều xa vời
với nàng lúc này thế nhưng khi đứng trước một khung cảnh hữu tình lịng nàng vẫn không
thôi khát khao hạnh phúc lứa đôi:
“Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa giải nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa nguyệt trùng phùng”


Đây là cách chinh phụ tự vẽ ra hạnh phúc bằng ảo giác rồi cũng chính nàng phải đón nhận
đau đớn bằng thực tế phũ phàng:
“Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”

Những vấn đề chủ yếu của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ 18 –
19:
*Nói sơ qua về hồn cảnh lịch sử giai đoạn nửa đầu 18, nửa cuối 19. Đây là thời kì rối ren
có những diễn biến quan trọng trong lịch sử nước ta. Thời đại nông dân khởi nghĩa và chiến
tranh đàn áp của chính quyền Lê, Trịnh.
* Những biểu hiện của chủ nghĩ nhân đạo trong giai đoạn này là:
-

Phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con người:
+ Vua, chúa, quan lại  cảnh thối nát của triều đình phong kiến
Vd: Cung ốn ngâm, Truyện Kiều, Phạm Công Cúc Hoa
+ Tố cáo thế lực đồng tiền
Vd: Truyện Kiều, các tác phẩm khác của Nguyễn Du
+ Cuộc sống khốn khổ, ngột ngạt của nhân dân
 Ký: hoàng lê nhất thống chí, tang thương ngẫu lục...
 Thơ chữ Hán: Bùi Huy Bích, Phạm Q Thích...
 Thơ chữ Nơm: Nguyễn Du, Cao Bá Quát...
+ Lễ giáo phong kiến, những thế lực vơ hình như sợi dây ràng buộc con người vào

khn phép nhất định, trói buộc những ước mơ, nhưng khát vọng cá nhân của con người.
 Lễ giáo phong kiến như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ”, “tam tịng, tứ
đức”…trói buộc người phụ nữ
 Chế độ cung nữ: Cung oán ngâm
 Chế độ đa thê phá vỡ hạnh phúc của con người: thơ Hồ Xuân Hương
-

Đề cao con người:
+ Đấu tranh để được tự do yêu thương, thể hiện tiếng nói ước mơ, khát vọng vượt ra
khỏi lễ giáo phong kiến.
 Đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân

 Đấu tranh cho tình u
 Khát vọng cơng lý ở đời: Từ Hải


+ Sự xuất hiện hình ảnh người phụ nữ với những vẻ đẹp tài hoa, qua đó cho thấy sự
trân trọng giá trị con người của các tác giả (phần này trùng với câu 3 cho nên tao
không ghi kĩ ra đây. Học câu 3 cho kĩ rồi chọn lọc ý đưa vào phần này sau nha)
 Vẻ đẹp ngoại hình, tài năng
 Cuộc sống bất hạnh, đau khổ
 Khẳng định tâm hồn
-

Đề cao cuộc sống trần tục

Sau đây là một số tác phẩm đã phân tích, dựa vào đó rồi làm dẫn chứng theo các luận điểm
trên:
*Thơ ca Hồ Xn Hương:
Địi phải giải phóng tình cảm, tự do u thương hưởng hạnh phúc lứa đôi một cách trần tục.
Phản kháng lại những tín điều trái lẽ tự nhiên của lễ giáo phong kiến.
Dám công khai chủ động mời gọi tình u:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hơi
Này của Xn Hương mới quyệt rồi
Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
Chống lại chế độ đa thê
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”
Bênh vực cảm thông với sự dở dang của người phụ nữ:
“Khơng chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường”

 Giá trị nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương là một tình cảm yêu đời thiết tha, hồn nhiên
và mộc mạc. Nhà thơ lớn tiếng địi cho con người phải có một cuộc sống đầy đủ, phải được
hưởng tất cả lạc thú của tình yêu, phải tôn trọng phụ nữ và đấu tranh chống lại những gì
phản tự nhiên, giả dối, bất cơng trong xã hội.
*Truyện Kiều – Nguyễn Du:
“Truyện Kiều” bài ca về tình u tự do và ước mơ cơng lý
Tình u tự do: tình yêu Kiều – Kim
 vượt lên trên những quy tắc lễ giáo về quyền định đọat của cha mẹ, sự cách biệt nam nữ
để nâng niu những biểu hiện tình yêu trong trắng, chân thành. Nguyễn Du ca ngợi tinh thần


chủ động của nàng Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” khi đến với Kim Trọng.
Cịn Kim Trọng luôn yêu thươn Thúy Kiều, loan “treo ấn từ quan” để đi tìm người yêu. Như
vậy tình yêu ở đây vượt lên trên quyền chức, hôn nhân, sự sống.
Ước mơ cơng lý: hình tượng nhân vật Từ Hải
 qua nhân vật này Nguyễn Du gửi gắm ước mơ làm chủ cuộc đời, trả ân báo óan, khinh bỉ
những “phường giá áo túi cơm” vào luồn ra cúi trong xã hội bất công, tù túng.
“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
Truyện Kiều – tiếng khóc cho số phận con người:
- Khóc cho tình u trong trắng chân thành bị tan vỡ. Tình yêu Kiều, tình yêu mặn nồng,
đắng cay của Kiều – Thúc Sinh, tình bi kể của Kim – Từ Hải.
- Khóc cho tình mẫu tử, cốt nhục lìa tan 15 năm.
- Khóc cho nhân phẩm, thân xác bị chà đạp
Kiều bị mua bán như một món hàng
“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt, thử tài quạt thơ”
Kiều bị đánh đập, hành hạ tàn nhẫn
“Hung hăng chẳng chẳng hỏi chẳng tra
Dang tay vùi liễu, dập hoa tơi bời”

 tiếng khóc ở đây là tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân con người trong xã hội
phong kiến, thể hiện tấm lòng nhà thơ  khẳng định các giá trị nhân sinh đích thực.
“Truyện Kiều” – bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đế tơn
Quan lại: ích kỷ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.
• Quan 300 lạng: “ có 300 lạng việc này mới xong”
• Quan xử kiện Thúy Kiều – Thúc Sinh: xử kiện tùy tiện
• Quan Hồ Tơn Hiến: kẻ lừa đảo, đê hèn.
Đồng tiền: tha hóa con người: Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Tú Bà
Lệch cán cân công lý.
Nhà chứa: được pháp luật thừa nhận.
Kết luận
 Giá trị nhân đạo trong văn học trung đại nói chung có sự chuyển biến cùng thời gian, xã
hội. Càng về sau chủ nghĩa nhân đạo trong thơ ca càng hoàn thiện, sâu sắc đó khơng cịn là


yêu thương con người đói khổ, lầm than chung chung trong thơ Nguyễn Trãi hay con người
đầy bản lĩnh, mạnh mẽ trong văn học Lý Trần mà là những con người với những hồn cảnh
cụ thể, đáng thương khác nhau.
Đó là tiếng nói của tình u lứa đơi, hạnh phúc vợ chồng, là giá trị đích thực của con người
được trân trọng, là ước mơ hưởng thụ những hạnh phúc, khát khao trần tục. Đó cịn là cái
tơi, là tiếng nói địi giải phóng cá nhân cũng như đả kích, chống lại những thế lực đen tối
đang, đã cướp mất đi quyền được sống, được hạnh phúc của con người. Cùng với chủ nghĩa
yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Nam.
Còn đây là phần chị Hà đánh máy, nói về giá trị nhân đạo trong văn học thế kỉ 18, 19. Phần
này cũng hay, nên tham khảo. Câu này mày nói làm kĩ mà…hehehe. Cũng có thể lấy phần
này làm dẫn chứng cho câu 3
1. Đề cao, trân trọng giá trị con người
a. Vẻ đẹp ngọai hình
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”
 vẻ đẹp khỏe mạnh, trịn đầy, căng tràn sức sống.
Nàng Kiều trong “Thúy Kiều” của Nguyễn Du
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”
 Vẻ đẹp theo kiểu lý tưởng, ước lệ trong sự đối sánh với thiên nhiên. Nhằm làm nổi bật vẻ
đẹp hịan hảo, tịan bích.
b. Tài năng hơn người
Người cung nữ trong “Cung óan ngâm khúc”
“Câu cẩm tú đàn anh họ lý
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương”
“Cờ tiến, rượu thành ai đang
Lưu linh, Đế Thích là làng tri âm”
 thơ ca là đàn anh Lý Bạch, nét vẽ bậc chị Vương Duy, tài cờ rượu ngang thì là kẻ tri âm
với Lưu Linh, Đế Thích.


Thúy Kiều trong “Truyện Kiều”
“Thơng minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương, làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”
 trong xã hội phong kiến, người phụ nữ khơng cần gì hơn là tứ đức, tam tong, cịn tài trí
thì dành cho nam nhân. Vậy mà Nguyễn Du lại miêu tả Thúy Kiều với nhiều tài năng, tư
chất thong minh vượt trội: thơ, họa, nhạc, đàn.
c. Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn
Sự chung thủy, sắt son:
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
 vượt lên hòan cảnh, người phụ nữ ở đây vẫn kiên định “tấm lòng son”, sự thủy chung,
son sắt.
Người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm”
Người chinh phụ chung thủy đợi chồng, dù điều nàng mong đợi thật mong manh. Khơng chỉ
một lịng đợi chồng, nàng cịn thay chồng hiếu thảo mẹ già, dạy con thơ:
“Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân”
Nàng Ngọc Hoa trong truyện “Phạm Tải Ngọc Hoa”, khi Trang Vương cho quân lính đến
bắt nàng về làm vợ. Ngọc Hoa đã dứt khóat cự tuyệt
“Dù vua xử ức má hồng
Thời tơi tự vẫn khỏi lịng bội phu”
Giàu lịng hi sinh, ý thức
Kiều bán mình chuộc cha:
Kiều nhận thức một cách sâu sắc việc bán mình của nàng là việc bất đắc dĩ, là một việc
không ai muốn xảy ra thế nhưng:
“Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây”
Nàng thấu hiểu nỗi khổ của cha, bán mình, hi sinh mối tình tuyệt đẹp, mối tình đầu lưu
luyến của Kiều với Kim Trọng.


Lo sợ Kim Trọng, nàng trao duyên cho em.
Khi tiếp khách ở lầu xanh
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
 sự giật mình ở đây là ý thức, là phẩm chất cao đẹp của Kiều, khi nàng ý thức được mình
trong quá khứ và hiện tại để thấy được cuộc sống tủi hổ thực tại mà đau lòng  chất nhân
văn.

Khi sống với Thúc Sinh
 ý thức vị trí của mình là phận lẽ mọn  khuyên Thúc Sinh về thưa cùng Họan Thư
Từ chối chăn gối cùng Kim Trọng
 Kiều ý thức mình lúc này, là 1 tấm thân tàn, không xứng đáng cùng Kim Trọng, cùng
tình u của chàng. Nàng khơng muốn đem quá khứ tủi hổ của mình làm vấy vào hạnh phúc
của Kim Trọng  sự hi sinh, ý thức cao cả.
“Người yêu ta xấu với nàng
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau”
2. Bày tỏ yêu thương, cảm thong với những con người bất hạnh
- Người dân đói khổ, chịu nạn binh đao”
Tuy hình ảnh người dân lao động ít được chú ý đề cập nhưng qua một số tác phẩm cũng đủ
cho ta thấy rằng: cuộc sống của họ là vô cùng khổ sở.
+ Chiến tranh:
“Cả nước là bãi chiến trường, khắp nơi bốn cõi không chỗ nào yên ổn”, “trong một ngày
nhân dân kinh thành bị báo động liền chin lần” (Hịang Lê Nhất Thống Chí)
Nhân dân chạy lọan: già trẻ dắt nhau qua cầu bị chết, bọn vô lại cướp giật, bọn quan quân
thua trận kép về miền q cướp bóc. Tơn Sĩ Nghị cho lính “cướp của”, “hãm hiếp đàn bà”…
+ Đói khát, mất mùa, quan lại, thuế khóan
Người phụ nữ:
+ Tình u tan vỡ, hạnh phúc khơng vẹn tịan
• Tình u: Thúy Kiều – Kim Trọng
• Hạnh phúc: Chinh phụ ngâm
Hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của Thúy Kiều – Thúc Sinh. Bị gia
đình Họan Thư vùi dập không thương tiếc, Thúy Kiều – Từ Hải phải trả một giá đắt là
sinh mạng của Từ Hải và nỗi ê chề của Thúy Kiều.


Từ thân phận của những nhân vật trên đây cho ta thấy được số phận hẩm hiu, cay đắng của
người phụ nữ xưa. Viết, tạo nên những nhân vật như thế  thể hiện sự cảm thong, đồng
cảm sâu sắc của tác giả.

+ Người phụ nữ như một món hàng, bị trao đổi, buôn bán, hành hạ không thương tiếc cả
tinh thần lẫn thể xác
• Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh mua, Thúc Sinh chuộc nàng ra khỏi lầu xanh  lầu
xanh.
• Bị Tú Bà, Họan Thư, quan lại đánh đập, hành hạ dã man.
• Kiều là một người rất ý thức, có giá trị nhân phẩm cao, song trong một xã hội như thế
thì nhân phẩm của nàng bị chà đạp, nhục mạ. Vì ý thức bản thân nàng khuyên Thúc
Sinh về thưa với Họan Thư để rồi bị biến thành nơ tì, bị hành hạ nửa khóc, nửa cười
khi giáp mặt cùng Thúc Sinh trong khi thân phận con ở - chủ gia
“Rõ ràng thật lứa đôi ta
Làm cho con ở, chúa nhà đơi nơi”
3. Tiếng nói ước mơ, khát vọng
Tình yêu vượt lễ giáo phong kiến
+ Tình yêu Kim Trọng – Thúy Kiều
+ Tình yêu trong truyện Nôm
Nàng Ngọc Hoa, con gái một “tướng công quan đại phú gia”, yêu Phạm Tải là một hàn sĩ
nhỡ thời phải đi ăn xin để đi học. Nàng Phương Hoa, con gái quan Thượng thư Bộ Hộ yêu
Cảnh Yên. Cô gái trong truyện Lý Công là 1 công chúa lại yêu say đắm một chàng trai:
“Ăn mày đèn sách gian truant
Khắp chốn xa gần ai thấy cũng thương”
Xây dựng những mối tình như vậy là một cách tác giả truyện Nôm phủ định quan niệm hôn
nhân phong kiến, bắt buộc trai gái lấy nhau trước hết phải tương xứng về gia sản và đẳng
cấp  vượt khuôn khổ phong kiến.
+ Đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân
Hồ Xuân Hương
“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già hom!”
+ Khát vọng công lý ở đời: nhân vật Từ Hải



CÂU 3: Hình ảnh người phụ nữ trong văn học giai đoạn thế kỉ 18 -19 ? Câu này dễ ợt,
khơng cần soạn mi cũng làm được. Thầy Lực có cho mình thi câu này rồi đó phải khơng
Nhím? Cố gắng nghe!
- Lời dẫn: (có thể nêu hồn cảnh lịch sử của giai đoạn này)
Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn nửa đầu 18, nửa cuối 19. Đây là thời kì rối ren có những diễn
biến quan trọng trong lịch sử nước ta. Thời đại nông dân khởi nghĩa và chiến tranh đàn áp
của chính quyền Lê, Trịnh.
- Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện ở những nội dung chính sau:
+ Họ là những con người có nhan sắc đẹp đẽ:
Vd: người cung nữ trong Cung oán ngâm; nàng Kiều; người phụ nữ trong thơ Hồ
Xuân Hương, các nhân vật trong truyện thơ Nôm như: Ngọc Hoa, công chú con vua
Bảo Vương, Thị Kính...
+ Khơng chỉ có sắc đẹp, mỗi người phụ nữ đều có những tài năng riêng:
Vd: người cung nữ, Kiều, Ngọc Hoa, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
+ Tốt nết, giàu đức hy sinh (những phẩm chất cao đẹp)
Vd: Kiều, nàng chinh phụ, truyện thơ Nôm...
+ Cuộc sống nhiều đau khổ, bất hạnh, “bạc mệnh”
Vd: người cung nữ, Kiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, nàng chinh phụ...
+ Nhưng từ những nghiệt ngã của cuộc đời, họ luôn biết mơ ước, luôn giữ được bản
lĩnh và phẩm chất tốt đẹp:
Vd: thơ Hồ Xuân Hương, nàng Kiều…
Sau đây là phần phân tích cụ thể:
* Họ là những người phụ nữ có nhan sắc đẹp đẽ:
- nàng cung nữ:
“Trộm nhớ thuở gây hình tạo hóa
Vẻ phù dung một đóa vẻ hoa tươi
Chồi thược dược mơ màng thụy vũ
Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu
Cành hoa xn chum chím chào
Gió đơng thổi đã cợt đào ghẹo mai”

(Cung oán ngâm)


Cũng là những hình ảnh ước lệ, cũng là cách miêu tả so sánh vẻ đẹp con người với thiên
nhiên nhưng Kiều của Nguyễn Du vẫn có vẻ đẹp riêng không lẫn với ai.
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Hồ Xuân Hương lại không chỉ miêu tả vẻ đẹp trẻ trung mà còn ca ngợi sự trong trắng của
các cô gái:
“Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đơi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh…” (Tranh tố nữ)
Hay
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Các nhân vật nữ trong truyện thơ Nôm cũng xinh đẹp không kém:
- Ngọc Hoa trong “Phạm Tải – Ngọc Hoa”: “Má đào mặt ngọc tóc mây rà rà”
- Cơng chúa con vua Bảo Vương (truyện Lí Công):
“Tuổi xuân vừa mới lên mười
Hây hây ngọc đúc tựa người thần tiên”
- Thị Kính (Quan âm thị Kính): “Đượm nhuần sắc nước dịu dàng nét hoa”.
* Tài năng:
- Cung nữ:
“Cầm đếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã
Sáo lần thu lạ gã Tiêu Lang”
- Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng không phải chỉ có vẻ đẹp ngọai hình mà
“Sắc đành địi một tài đành họa hai
Thơng minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một trương”

- Phương Hoa trong truyện Nơm cùng tên thì thay chồng đi thi ở triều đình và đậu vào hàng
tiến sĩ.
- Thơ Hồ Xuân Hương: Đề đền Sầm Nghi Đống “Ghé mắt…há bấy nhiêu”
* Tốt nết, giàu đức hi sinh:
- Kiều bán mình chuộc cha:


“Lịng tỏ dù chẳng dứt tình
Gió mưa âu hẳn tan tành nước non
Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây”
- Người chinh phụ ở nhà nuôi mẹ già con dại:
“Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách thiếp là phụ thân”
- Những nhân vật nữ trong truyện thơ Nôm như Cúc Hoa (Trong Phạm Công Cúc Hoa;
Tống Trân – Cúc Hoa), Ngọc Hoa (trong Phạm Tải – Ngọc Hoa) đều là những người con gái
tốt đẹp, nhân ái, biết giúp đỡ người nghèo. Khi Phạm Công, Phạm Tải, Tống Trân đưa mẹ đi
ăn mày, Cúc Hoa, Ngọc Hoa khơng hề khinh ghét mà cịn cho gạo rồi đem lòng yêu thương.
“Cúc Hoa nghe thỏang vào tai
Rồi chân sẽ ngó song mai thử nhìn
Thấy người nét mặt hiền lành
Động lịng mới trở gót sen vào nhà
Lấy một đấu gạo đem ra
Gọi là cứu giúp cho nhà bồ côi”
(Tống Trân – Cúc Hoa)
“Phạm Công đút cơm mẹ già
Nàng đi chẳng tới đứng xa trông chờ
Cúc Hoa nước mắt hai hàng
Mai kia tôi chịu lấy chàng Phạm Công”
(Phạm Công – Cúc Hoa)

- Tài sắc, tốt nết là vậy nhưng số phận họ luôn gặp nhiều bất hạnh
* Bất hạnh
- Chinh phu:
Vì đấu tranh mà đơi lứa phải chia lìa:
“Khách phong lưu đương chừng niên
Sánh nhau cùng dan díu chữ dun
Nỡ nào đơi lứa thiếu niên
Quan san để cách hàn huyên bao …”


- Người chinh phụ ở nhà nhớ mong quay quắt:
“Lòng này gửi gió Đơng có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”.
Lo lắng cho chinh phu:
“Chàng từ đi vào nơi gió cát
Đêm trăng này nghỉ mắt phươn nao?
Xưa nay chiến địa dường bao
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu”.
Nỗi lo lắng, nhớ thương làm xáo trộn cuộc sống, nàng khơng cịn niềm vui trong cuộc sống:
“Đâu xiết kể mn sầu nghìn não
Từ nữ cơng phụ xảo đều nguôi
Biếng cầm kim biếng đưa thoi
Oanh đôi thẹn dệt bướm đôi ngại thùa”
Tuổi xuân và nhan sắc tàn phai theo thời gian:
“Thoi đưa ngày tháng ruổi mau
Người đời thấm thóat qua màu xn xanh”

- Cung nữ:
Cơ đơn vì bị bỏ quên trong cung cấm, nhận thứ tình cảm nhỏ bé bị chia năm xẻ bảy:
“Một mình đứng tủi ngồi sầu
Đã than với nguyệt lại rầu với hoa
Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khỏai
Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ”
Thời gian tàn phá tuổi trẻ và nhan sắc – những thứ quan trọng nhất của nàng
“Hịang hơn thơi lại hơn hồng
Nguyệt hoa thơi lại thêm buồn nguyệt hoa”
- Truyện thơ Nôm:


Cơng chúa con vua Bảo Vương (truyện Lí Cơng) vì để cho Lí Cơng ở trong cung nên bị
chính cha mình trị tội bắt đi đày. Đến nước Hung Nơ, vua Hung Nô thấy nàng xinh đẹp
muốn cưới nàng nhưng nàng không đồng ý: bị cắt mũi, xẻo tai, chặt tay chân.
Quan âm Thị Kính hai lần bị oan: một lần bị nghi giết chồng, lần khác bị nghi là làm thị
Mầu có thai.
Nàng Xuân Nương (Lâm Sanh – Xuân Nương) bị mẹ chồng hành hạ đến chết vì nàng khơng
có con.
Nàng Thoại Khanh (Thoại Khanh – Châu Tuấn) đồng ý để Dâm thần lấy đi đôi mắt chứ nhất
quyết không phụ nghĩa với người chồng đang bị đày xa xứ.
- Nhân vật trong thơ Hồ Xuân Hương:
Số phận long đong:
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước)
Bất hạnh thường gặp nhất: làm lẽ
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bong kẻ lạnh lùng
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một thóang đơi lần có cũng khơng” (Lấy chồng chung)

- Truyện Kiều: (nàng Kiều)
Xã hội kim tiền khơng có cơng lí nàng phải bán mình chuộc cha, gác lại hạnh phúc riêng với
Kim Trọng.
Tài sắc của nàng bị ngả giá như một món hàng:
“Cị kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngả giá vàng ngòai bốn trăm”
Số phận đưa đẩy, nàng bị Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến hãm hại. Cuộc đời
nàng bị đẩy đến nỗi: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” và cuối cùng nàng phải tự tử
nhưng may mắn thóat chết.
Đồn tụ với gia đình nàng cũng khơng thể hưởng trọn hạnh phúc.
Tài sắc của người phụ nữ khơng được coi trọng thậm chí tài sắc ấy còn khiến số phận họ dễ
đi đến chỗ bi kịch hơn “hồng nhan bạc mệnh”
góp tiếng nói tố cáo xã hội.


*Tuy bạc mệnh nhưng họ luôn biết ước mơ, luôn giữ được bản lĩnh và những phẩm chất tốt
đẹp
- Chinh phụ: Ước mơ hạnh phúc lứa đơi rất chính đáng, rất thực tế
Quan niệm rất hiện đại:
“Đành muôn kiếp chữ tình là vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung”
Ước mơ ngày địan tụ:
“Sẽ rót vơi lần lần từng chén
Sẽ ca dần ren rén từng thiên
Liên ngâm đối ẩm đòi phen
Cùng nhau lại kế mối duyên đến già”
Cung nữ: khao khát tự do
“Đang tay muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phịng mà ra”
- Truyện thơ Nơm: trong hồn cảnh khó khăn, trong sự thử thách của số phận, các nhân vật
nữ bộc lộ rõ bản lĩnh và phẩm chất của mình.
Truyện Lí Cơng: khi bị vua Hung Nơ bắt và địi cưới làm vợ, cơng chúa (vợ Lí Cơng) nhất
định khơng đồng ý:
“Rằng ‘Tơi hoa nguyệt vốn đà tính khơng’
Phận hèn chun giữ một chồng
Tâu lệnh cửu trùng không dám thờ hai”
Truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa: Ngọc Hoa khi bị Trang vương đòi cưới làm vợ đã nói:
“Tơi đà một kiếp cùng chàng
Nỡ nào phụ nghĩa tào khang cho đành”
Rồi nàng không khéo lấy cớ xin về quê ba năm thọ tang chồng sau đó sẽ lên hầu hạ Trang
vương. Hết ba năm nàng tự tử để chung thủy với chồng.
Truyện Tống Trân – Cúc Hoa: Tống Trân theo lệnh vua đi sứ Trung Quốc mười năm, được
bảy năm cha Cúc Hoa bắt nàng về tái giá. Nàng thưa với cha rằng:
“Lấy chồng cơm tấm vải dầy
Sống thời chăn gối, thác rày thủy chung”


- Thơ Hồ Xuân Hương
Người phụ nữ dù: “Bảy nổi ba chìm với nước non”
Song ln ý thức: “Mà em vẫn giữ tấm lịng son” (Bánh trơi nước)
- nàng Kiều:
Khi biết bị bán vào lầu xanh nàng thà tự tử chứ khơng chịu tiếp khách
“Thơi thì thơi có tiếc gì
Sẵn dao tay áo tức thì giở ra”
Ln nhớ thương Kim Trọng:
“Nhớ lời nguyện ước ba sinh
Xa xơi ai có thấu tình chăng ai?”
Ý thức rõ sự ê chề của bản thân

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Ln tìm cách trốn khỏi lầu xanh: theo Sở Khanh, Thúc Sinh, Từ Hải và cuối cùng là chết đi
để khỏi phải quay lại lầu xanh.
Sự trầm luân của cuộc đời khiến nàng nhận rõ bạn, rõ thù và có cách đối xử phù hơp  báo
ân báo óan
“Nàng rằng: nhờ cậy uy linh
Hãy xin báo đáp ân tình cho phu
Báo ân rồi sẽ báo thù”
Ngày đồn tụ, nàng đổi tình yêu với Kim Trọng thành tình bạn vì ý thức giữ gìn sự thanh
cao của tình yêu ban đầu, giữ gìn sự trinh bạch cịn lại của mình : “Chữ trinh cịn một chút
này”
Kết luận: người phụ nữ trong văn học thế kỉ XVIII – XIX là những người đẹp người, đẹp
nết lại giỏi giang nhưng số phận gặp nhiều bất hạnh như lời Nguyễn Du (đau đớn thay phận
đàn bà. Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung) Trong sự khắc nghiệt của số phận họ vẫn cao
quý và đẹp đẽ.
CÂU 4: Sự phát triển tư tưởng yêu nước từ văn học trung đại đến văn học hiện đại Việt
Nam?
 Lời dẫn


Có thể nói đặc điểm cơ bản của lịch sử tư tưởng một dân tộc thường phản ánh đặc điểm cơ
bản của lịch sử chính trị dân tộc ấy. Đặc điểm cơ bản của lịch sử dân tộc Việt Nam là cuộc
đấu tranh gần như liên tục và luôn luôn quyết liệt để giành lấy độc lập và bảo vệ độc lập.
Cho nên tư tưởng yêu nước có thể được xem là sợ chỉ đỏ xuyên suốt qua các giai đọan lịch
sử tư tưởng Việt Nam
Yêu nước là một tình cảm phổ biến của mọi người có Tổ Quốc. Từ tình cảm tự nhiên ấy,
u nước có thể phát triển lên thành tư tưởng rồi hệ thống tư tưởng, chủ nghĩa yêu nước. Nó
có nhiều biểu hiện cụ thể: yêu nước là yêu đất nước, yêu lịch sử dân tộc, quá khứ, hiện tại
và tương lai, yêu giống nòi và ở nước ta là yêu nhân dân, thương dân. Yêu nước là thương

yêu và căm thù, chiến đấu và hi sinh, tin tưởng và lạc quan. Yêu nước chân chính cũng là
tinh thần quốc tế chân chính. Yêu nước là truyền thống nhưng cũng là hiện tại. u nước có
tính giai cấp và có tính thời đại. Phát triển cao nó thành chủ nghĩa anh hùng.
Văn học yêu nước chống ngọai xâm là một dòng văn học đặc biệt trong lịch sử văn học Việt
Nam. Có có truyền thống rất lâu đời và chiếm một địa vị cao quý trong văn học. Khơng
những nó tiêu biểu về mặt tư tưởng cho tinh thần dân tộc cao cả mà về mặt nghệ thuật nó
cũng cung cấp cho văn học nhiều áng thơ văn kiệt tác. Trong lịch sử văn học Việt Nam từ
văn học trung đại đến văn học hiện đại, sử phát triển của tư tưởng yêu nước được thể hiện
rất rõ trong nhiều tác phẩm văn chương tiêu biểu. Nó có tác dụng lớn lao trong việc giáo
dục, động viên lịng u nước, chí quật cường. Nó cũng có một ảnh hưởng nhất định đối với
các dòng văn học khác trong sự phát triển của văn học nói chung ở từng giai đoạn
 Nguồn gốc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Ở Việt Nam, tư tưởng yêu nước xuất hiện rất sớm, ăn sâu vào lòng người và phát triển cao
lên. Nguyên nhân lịch sử là do nước ta xuất hiện cũng rất sớm, từ thời cổ đại và lịch sử nước
ta trong đại thể là “một chuỗi dài những cuộc chiến đấu chống sự xâm lăng của những nước
lớn mạnh hơn ta gấp mấy chục lần”. Nước Văn Lang do 15 bộ tự nguyện hợp nhất và tồn tại
lâu dài, ổn định ở địa bàn mình trên dưới 2000 năm, có nền văn hóa rực rỡ so với thời bấy
giờ, nên tình cảm, tư tưởng gắn bó với quê hương, với nòi giống đã sớm nảy sinh và trở
thành sâu đậm trong lòng từng thành viên cộng đồng. Ngọai xâm đến rất sớm và liên tục.
Thời vua Hùng bao nhiêu cuộc xâm lược lớn nhỏ đều bị ta đánh bại. Mười một thể kỉ mất
nước cũng có hàng trăm cuộc khởi nghĩa. Chín thế kỉ độc lập phải đương đầu với bảy cuộc
xâm lược lớn của bọn bành trướng Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Thời cận đại, hiện đại phải
đọ sức với bọn đế quốc đầu sỏ giàu mạnh: Pháp, Nhật, Mỹ và nay còn phải chống lũ bành


trướng phương Bắc. Đương đầu, đọ sức cực kì gian khổ nhưng đều chiến thắng vẻ vang.
Lấy gì làm sức mạnh, nếu khơng là huy động sức lực tịan dân, vật chất và tinh thần, mà
trong tinh thần thì tư tưởng yêu nước là lớn nhất. Thực tế tư tưởng ấy đã được nhận thức từ
rất sớm. Hình tượng ơng Dóng là sự lớn lên của nhân dân để ngang với nhiệm vụ chống
giặc mn vàn khó khăn. Ơng Dóng đánh giặc là cùng tòan dân đánh giặc. Đánh giặc là

đánh với tất cả nhữg gì mình có trên đất nước mình, cây tre cũng giết được giặc. Làm xong
nhiệm vụ cứu nước, ơng Dóng bay lên trời, đi vào cõi lặng im khơng địi hỏi gì – đó chính
là biểu tượng của người dân, là tòan dân của cộng đồng.
Quá trình tiến lên của chủ nghĩa yêu nước cũng là q trình tiến lên của văn học. Nói sát
hơn, văn học phát triển trong sự thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước ngày càng phát triển. Từ
những áng văn, thơ đầu tiên của thời kỳ trung đại như Nam Quốc Sơn Hà, Hịch tướng sĩ…
Nó đã phản ánh tư tưởng u nước của người dân ta. Đến Bình Ngơ đại cáo, hơn một thế kỉ
sau là một nhận thức cao hơn nữa về tư tưởng yêu nước của người dân Đại Việt vì đã thấy
nó hun đúc sâu sắc trong hàng ngũ lao động, hàng ngũ manh lê, từng lớp đơng đảo được
chiến tranh nhân dân giải phóng khỏi chế độ điền trang. Bốn thế kỉ sau, nhà thơ nhân dân
mù mắt nhưng sáng lòng Đồ Chiểu lại đẩy xa thêm nhận thức ấy và nhìn rõ hẳn ra: người
yêu nước sâu xa nhất lại là người nông dân. Và khi bác Hồ nói: “Khơng có gì q hơn độc
lập tự do” là căn cứ vào lòng nồng nàn yêu nước của người dân ta. Cũng tư tưởng yêu nước
nhưng thời sau cao hơn, sâu hơn thời trứơc tận đến tư tưởng yêu nước xã hội chủ nghĩa
ngày nay.
 Tư tưởng yêu nước trải qua một quá trình phát triển rất lâu dài:
-

Văn học Lý – Trần
+ Yêu nước = ca tụng đất nước tươi đẹp, tự hào và yêu mến đất Việt
+ Ý thức yêu nước = ý thức tự cường dân tộc
 Khẳng định quyền dân tộc, xây dựng 1 quốc gia phong kiến vững chắc
 Tư tưởng yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng trung quân
Vd: Nam quốc sơn hà với yếu tố thần quyền
+ Tư tưởng yêu nước còn gắn liền với tư tưởng trung nghĩa, với tinh thần bảo vệ đất
nước chống xâm lược
Vd: Hịch tướng sĩ
+ Cuối giai đoạn này cũng xuất hiện hình ảnh nhân dân trong tư tưởng yêu nước
Vd: các tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh, Chu Đường Anh



+ Tư tưởng yêu nước còn gắn liền với những người anh hùng.
-

Văn học giai đoạn XIV – XVIII: chủ yếu qua Bình Ngơ đại cáo, có sự so sánh đối
chiếu với giai đoạn trước để làm rõ những điểm mới trong tư tưởng yêu nước ở giai
đoạn này.
+ Yêu nước là tự hào về dân tộc, vạch trần tội ác của giặc.
+ Yêu nước là thương dân, tư tưởng lấy dân làm gốc (lúc này, tư tưởng yêu nước đã
soi sáng cách nhìn về nhân dân)

-

Từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Cách Mạng Tháng 8: tiêu biểu là Nguyễn Đình
Chiểu
+ Yêu nước là tố cáo tội ác của giặc, phê phán...
+ Quan điểm mới về nhân dân: đề cao người nơng dân. Ơng là người đầu tiên đưa
hình ảnh người nơng dân vào trong trang viết, phát hiện sức mạnh tiềm ẩn của người
nông dân. “lần đầu tiên, hình ảnh người nơng dân đi vào thơ Đồ Chiểu…)
+ Tư tưởng yêu nước là ca ngợi những tên tuổi anh hùng: Trương Đinh, một số bài
văn tế khác…

-

Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh: yêu nước gắn liền với tư tưởng mới: yêu nước là
phải tìm con đường cứu nước ở nước ngoài. Nhưng do chưa chuẩn bị kĩ cũng như
chưa nhìn nhận thấu đáo nên chưa tìm ra con đường đi đúng đắn. (Xuất dương lưu
biệt)

-


Tư tưởng yêu nước phát triển đầy đủ trong các sáng tác của Tố Hữu, Chế Lan Viên,
Sóng Hồng mà đỉnh cao là Hồ Chí Minh (phân tích kĩ tư tưởng yêu nước trong thơ
văn Hồ Chí Minh (yêu nước gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc)

Sau đây là phần phân tích:
* Nam quốc sơn hà
Một đêm trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt, từ một ngôi đền linh thiêng vọng lên tiếng
ngâm văn dội của phúc thần:
Nam quốc sơn hà, nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẵng hành khan thủ bại hư.
Nghe tiếng của thần, quân Việt phấn dũng, quân Tống vỡ mật.


Câu chuyện nhuộm màu thần bí nhưng trong đó lại có cái lõi ý nghĩa truyền thống rõ rang,
đó là truyền thống chống xâm lăng, truyền thống yêu nước, bất khuất. Đó là một sức mạnh
vĩ đại, mỗi khi đánh giặc ngọai xâm thì chẳng những người sống vùng lên mà dường như
các thế hệ đã nằm dưới đất cũng đứng dậy tiếp sức. Cho nên, nếu trong bài Nam Quốc Sơn
Hà tư tưởng yêu nước biểu lộ dưới màu sắc thần linh, điều ấy thực không giảm chút nào giá
trị của nội dung ý nghĩa áng văn, mà trái lại cịn tăng thêm tác dụng cổ vũ, cảm hóa của nó.
“Nam quốc sơn hà, nam đế cư”. Thời này và còn khá lâu về sau, tiêu biểu cho nước là vua,
là hòang đế. Như vậy, đã xuất hiện và phát triển tư tưởng yêu nước có trước tư tưởng trung
qn. Người Việt Nam dưới thời Bắc thuộc khơng có vua để mà thờ nhưng vẫn yêu nước
thiết tha, vẫn đấu tranh mạnh mẽ cho độc lập dân tộc. Mãi đến khi dân tộc được độc lập, khi
nhà vua cũng là vị anh hùng cứu nước (Ngơ Quyền, Lê Hịan) khi dịng vua vị trị vì lâu dài
(nhà Lý) thì tư tưởng trung quân mới nảy nở và phá triển làm hình thức biểu hiện cho tư
tưởng yêu nước vốn có trước. Tuy vậy, câu “Núi sơng nước Nam thì vua Nam chiếm lãnh”
cịn có ý nghĩa rộng rãi và chủ yếu là “đất nước Nam thì người Nam làm chủ”. “Tuyệt nhiên

định phận tại thiên thư” – cương giới nước Nam rõ ràng đã được ghi trong sách trời. Câu
thơ vừa có sắc thái mê tín, định mệnh song vừa có ý nghĩa là nước Nam dĩ nhiên phải tự
chủ, nước Nam phải chiến thắng, không sức mạnh nào chiếm nổi, khi giặc đến xâm phạm
thì nhất định chúng sẽ chuốc lấy thất bại. Đó là lịng tin sắt đá vào sự thắng lợi, vào ngày
mai của dân tộc và đất nước.
*Hịch tướng sĩ:
Đặc điểm thần quyền trong tư tưởng yêu nước mà chúng ta nhận thấy ở bài Nam Quốc Sơn
Hà sẽ khơng cịn thấy trong bài Hịch tướng sĩ nhưng từ bài Nam Quốc Sơn Hà đến bài Hịch
Tướng Sĩ thì đặc điểm trung quân trong tư tưởng u nước hãy cịn và có những nét đậm
hơn.
Nếu đối tượng của Lý Thường Kiệt là tịan qn thì đối tượng của Trần Quốc Tuấn là tướng
sĩ. Hịch Tướng Sĩ có thể xem như một bài trường thiên đại luận, cấu tạo rất logic, vừa đánh
vào tâm hồn, vừa đánh vào lí trí có tính chất tiêu biểu gần như sự tòan diện cho tinh thần
dân tộc, yêu nước của phong kiến quý tộc đang cầm quyền.
Ở đây ưu điểm nổi bật nhất là sự quan tâm của Trần Quốc Tuấn đối với vấn đề tư tưởng,
trước hết là tư tưởng của chiến sĩ. Tòan bộ bài hịch nhằm đả phá tư tưởng cầu an, sợ địch,
nhằm bồi dưỡng tư tưởng anh hùng, trung quân. Hịch tướng sĩ mở đầu bằng việc nêu cao
tinh thần trung nghĩa của tướng sĩ. Thời này biểu hiện chủ yếu của tư tưởng yêu nước là tư


tưởng trung nghĩa. Nói một cách khác, ở đây trung nghĩa là hình thức biểu hiện của tư tưởng
yêu nước nhưng trung nghĩa dầu được xem là cao quý đến đâu vẫn hẹp và nông hơn tư
tưởng yêu nước.
Bài hịch nhằm xây dựng sự thống nhấ ý chí và quyền lợi của vua chúa và tướng sĩ sao cho
trên dưới một lịng, quyết tâm diệt giặc ngọai xâm đó là một ưu điểm lớn, một thành công
rực rỡ nhưng không có một câu nào nói về quyền lợi chung của dân tộc của nhân dân. Như
vậy chỗ trống lớn nhất trong bài Hịch tướng sĩ vẫn là sự vắng mặt của dân khiến cho lí
tưởng cứu nước của các tướng sĩ thời Trần có phần kém sáng tỏ, hào khí Đơng A rực rỡ thật
nhưng hãy có có mấy điểm mờ.
*Bình ngơ đại cáo

Đến Bình Ngơ Đại Cáo tư tưởng yêu nước Việt Nam đạt trình độ cao hơn là trong Hịch
tướng sĩ – đây là đỉnh cao nhất từ trước đến đó. Bình Ngơ Đại Cáo được đánh giá là “thiên
cổ hùng văn” chẵng những văn hay mà còn vì ý lớn. Ý có lớn thì văn mới hay huống chi
Bình Ngơ Đại Cáo thực sự là bản tun ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vừa chấm dứt
thắng lợi một cuộc chiến tranh giải phóng dài 20 năm, tiêu diệt quân Minh xâm lược.
Trong số những đặc điểm phát triển mới của tư tưởng yêu nước, ở đây trước hết phải kể
quan niệm “nước nhà’. Trong bài của Lý Thường Kiệt chỉ nói “sơn hà”,”định phận” chưa
thấy cho chữ “nước” một nội dung dung nào ngòai chữ “đế”. Trong bài của Trần Quốc Tuấn
có nói đến vua chúa, triều đình, tơng miếu, thái ấp, tướng sĩ và bổng lộc của họ, nội dung
chữ ‘nước’ hãy còn nghèo nàn. Phải đến Nguyễn Trãi, đến “Bình Ngơ Đại Cáo” thì quan
niệm về nước nhà mới phong phú, vừa dựa trên những yếu tố về lịch sử và địa lý, nghãi là 1
quan niệm thật sự có căn cứ khoa học chẳng những thóat li hẳn quan niệm có màu sắc thần
bí mà cũng vượt q xa quan niệm thơ thiển hẹp hòi về quyền lợi của giai cấp quý tộc bé
nhỏ:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu  yếu tố văn hóa, tinh thần
Núi sông bờ cõi đã chia  yếu tố địa lý, lãnh thổ
Phong tục Bắc Nam cũng khác  yếu tố dân tộc, tâm lí dân tộc
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập  yếu tố lịch sử
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh, yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có


Khác với bài Hịch tướng sĩ, Bình Ngơ Đại Cáo đề cao lịch sử dân tộc, truyền thống dân tộc.
Nếu như Trần Quốc Tuấn chỉ dùng điển tích Bắc Sử thì ở đây Nguyễn Trãi đã dùng quốc sử
để cổ vũ, phát huy tự hào dân tộc – đó là một bước tiến của tư tưởng u nước. Hẳn khơng
có sự kiện Bắc sử nào có thể làm người Việt Nam rung động bằng sự kiện lịch sử dân tộc
mình.
Bước tiến lớn nhất của tư tưởng yêu nước trong Bình Ngô Đại Cáo chẳng những dân xuất

hiện mà xuất hiện cả nhân dân lao động, từ ngữ lịch sử lúc đó gọi là “manh lệ”, và quần
chúng thường gọi là “dân đỏ con đen”. Vạch mặt bọn cướp nước và bán nước, Nguyễn Trãi
cơng kích chúng đã cư xử tàn bạo với người dân lao khổ.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Và khi phải tập hợp lực lượng để mưu đồ đại nghĩa cứu nước thì trước hết phải nhờ sức của
ai? Bình Ngơ Đại Cáo trả lời:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”
Bình Ngơ Đại Cáo ghi công cứu nước cho hạng dân “manh lệ” chứ không phải chỉ biết đến
tướng sĩ, lúc đánh giặc là nhờ nhân dân, khi kết thúc chiến tranh cũng là vì nhân dân:
“Họ tham sống sợ chết, mà hịa hiếu thật lòng
Ta lấy tòan dân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.”
Câu đầu bài Bình Ngơ Đại Cáo đã nêu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Như vậy với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân và cứu
nước trước hết là để cứu dân. Dân trở thành một bộ phận quan trọng của nội dung khái niệm
nước nhà. Tư tưởng yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XV đã đạt đến mức cao vọt đó.
Trong Bình Ngơ Đại Cáo cũng như những tác phẩm khác của Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân
nghĩa được nêu cao làm lí khởi nguyên và nơi kết thúc của hành động yêu nước, ở đây nhân
nghĩa đã thay cho trung nghĩa mà làm hình thức biểu hiện của tư tưởng u nước.
Thơng thường, u nước mình dễ bị chuyển thành ghét nước người, thù hằn với nước đi
xâm lược. Những tư tưởng yêu nước Việt Nam được Lê Lợi và Nguyễn Trãi đại diện là một
tư tưởng không xun tạc bởi tinh thần vũ dũng hẹp hịi. Ơng cha ta yêu nước mãnh liệt mà
đồng thời lại nhân đạo vô cùng “ thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu
sinh”. Tha chết cho quân địch khơng phải là bởi lịng nhân đạo viễn vơng mà chính để “bảo
tịan nước ta trên hết”, cho “nhân dân an sinh”, nghĩa là lòng nhân trên cơ sở của tư tưởng
yêu nước.


×