Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

nghiên cứu đặc điểm địa lí huyện quỳnh lưu phục vụ cho nuôi tôm vùng nước mặn lợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 70 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu đặc điểm địa lý địa phương có ý nghĩa quan trọng trong bối
cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện hiện nay. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
để địa phương tái xác định mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội khai
thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực.
Huyện Quỳnh Lưu nằm ở phía Bắc tỉnh Nghệ An, là huyện nằm ở địa đầu
của tỉnh nên có vị trí rất quan trọng. Kinh tế huyện đang có sự chuyển dịch theo
xu hướng giảm tỉ trọng khu vực 1. Trong khu vực 1, giảm tỉ trọng ngành trồng
trọt, tăng tỉ trọng chăn ni và ni trồng thủy hải sản.
Huyện có nhiều điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy hải sản tuy nhiên
nhiều điều kiện đang ở dạng tiềm năng hoặc đã được đem vào khai thác và sử
dụng nhưng không có hiệu quả. Trong đó phải kể đến tiềm năng nuôi trồng thủy
hải sản nước mặn lợ, cụ thể là ni tơm.
Ni tơm địi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn gấp
nhiều lần so với sản xuất lúa, làm muối, làm tăng đáng kể tổng sản phẩm xuất
khẩu của ngành thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân nhất là nhân dân ven biển. Ni trồng thuỷ sản
tận dụng được cả ruộng hoang hóa, diện tích đồng muối năng suất thấp trên
những vùng đất thấp ven sông, cửa biển. Như vậy sẽ tạo được bước đi đột phá
để phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu canh tác, giảm bớt khó khăn cho sản
phẩm đầu ra của sản xuất nông nghiệp, nghề muối, đẩy mạnh việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, các nghành công nghiệp và dịch vụ khác cùng phát triển. Đồng thời
nuôi tơm cịn góp phần nâng cao trình độ tổ chức quản lí sản xuất, trình độ khoa
học kĩ thuật ni trồng thủy hải sản, tạo nhiều việc làm cho người dân. Thơng
qua đó, cách nghĩ cách làm và lối sống của người dân sẽ thay đổi theo hướng
tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường và đáp ứng tốt hơn u cầu sản
xuất ở trình độ cao. Ni tơm sẽ thúc đẩy phân cơng lao động hợp lí, thu hút lao
động có kĩ thuật và trình độ cao hơn, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh
giao lưu quốc tế và khu vực.
Việc nghiên cứu cụ thể điều kiện địa lí huyện Quỳnh Lưu áp dụng cho


chuyển đổi diện tích đồng muối và sản xuất nơng nghiệp năng suất thấp sang
nuôi trống thủy hải sản và khai thác có hiệu quả tiềm năng của huyện một cách
triệt để thông qua đánh giá vùng thuận lợi để nuôi trồng thủy hải sản là một giải
pháp có tính thiết thực cao. Bởi đối tượng nuôi trồng thủy hải sản nước mặn lợ
1


chủ yếu là tơm địi hỏi vốn lớn. Ni tơm không đúng kĩ thuật hoặc nuôi tại
những vùng không thuận lợi sẽ làm cho người nghèo trở nên nghèo hơn. Vì vậy
nếu hình thành vùng ni tơm thâm canh hoặc bán thâm canh sẽ tạo ra khối
lượng sản phẩm lớn phục vụ nhu cầu của nhân dân và hướng ra xuất khẩu. Việc
lựa chọn này đã thích hợp hay chưa? Q trình hình thành và phát triển vùng
ni có gì nảy sinh hay khơng? Cần có những giải pháp nào để việc ni tơm ở
Quỳnh Lưu phát triển, có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu
cho mỗi hộ nuôi trồng thủy sản
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “nghiên cứu đặc điểm
địa lí huyện Quỳnh Lưu phục vụ cho ni tơm vùng nước mặn lợ”. Đây
cũng là cơ hội để tôi bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Là
một người con của huyện Quỳnh Lưu, qua đề tài này tôi muốn giúp cho nhiều
người hiểu biết về địa phương mình, khơi dậy ý thức xây dựng quê hương, cống
hiến sức mình để đưa kinh tế Huyện phát triển hơn nữa.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.
Vấn đề nghiên cứu đặc điểm địa lí huyện Quỳnh Lưu nhằm đánh giá mức
độ thích nghi của cây trồng vật ni đã được nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu đó phục vụ cho ni tơm vùng nước mặn lợ
thì theo tìm hiểu của tác giả chỉ thấy xuất hiện trong dự án: “quy hoạch nuôi
trồng thuỷ sản mặn lợ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004-2010” của Sở thuỷ sản
Nghệ An bao gồm các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, xã Hưng
Hồ_Vinh. Trong cơng trình nghiên cứu này, đặc điểm địa lý của các huyện có
đề cập tới, nêu ra những vùng rất thuận lợi, thuận lợi, ít thuận lợi đối với ni

trồng thuỷ hải sản. Trong đó huyện Quỳnh Lưu được đáng giá là vùng có nhiều
tiềm năng trong ni trồng thuỷ sản nước mặn, nhất là nghề nuôi tôm. Dự án
này đang được thực thi trong đó huyện Quỳnh Lưu đang trở thành trọng điểm
của dự án. Tuy nhiên đây chỉ là dự án quy hoạch nên tác giả chưa đưa ra được
tiêu chí đánh giá đối với từng cây, con gì thích hợp với vùng nào hơn.
Mặc dù đặc điểm địa lý của huyện Quỳnh Lưu có được đề cập tới song
việc nghiên cứu cụ thể và chi tiết về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
huyện để làm cơ sở phát triển và hình thành vùng ni tơm an tồn và bền vững
thì chưa được tiến hành. Việc đánh giá mức độ thích nghi của tơm với đặc điểm
địa lý ở Quỳnh Lưu, hiệu quả và những vấn đề nảy sinh khi áp dụng vào sản
xuất thì chưa được nghiên cứu.
2


Hy vọng bài viết này sẽ làm rõ hơn về đặc điểm dịa lý của huyện Quỳnh
Lưu cũng như đánh giá mức độ thích nghi của tơm đối với vùng để từ đó vùng
đầu tư và ni các lồi tơm theo từng vùng có hiệu quả.
3. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là chỉ ra các lồi tơm thích hợp với vùng nước mặn,
nước lợ ở huyện Quỳnh Lưu thơng qua việc đánh giá mức độ thích nghi với các
yếu tố môi trường địa phương của các lồi tơm hiện đang được ni ở đây. Trên
cơ sở đó đề ra các giải pháp, các mơ hình ni tôm nhằm nâng cao hiệu quả
nghề nuôi trồng thủy sản của huyện Quỳnh Lưu.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu.
- Tìm hiểu các giống tơm đang được ni ở huyện Quỳnh Lưu và đặc tính
sinh thái của chúng.
- Nghiên cứu tình hình ni tơm ở vùng nước mặn, nước lợ huyện Quỳnh
Lưu và chỉ ra những mơ hình ni tơm cho hiệu quả kinh tế cao.
- Đánh giá mức độ thích nghi của một số lồi tôm đang được nuôi tại địa

bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp phát triển ngành nuôi tôm vùng nước mặn, lợ ở Quỳnh
Lưu.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1.Quan điểm hệ thống
Coi huyện Quỳnh Lưu là một hệ thống mở. Trong đó cấu trúc đứng là các
hợp phần tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, sơng ngịi, sinh vật và các hợp
phần kinh tế xã hội: dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất – kĩ thuật; Cấu
trúc ngang là các đơn vị lãnh thổ theo đơn vị hành chính gồm 19 xã có diện tích
mặt nước dùng để ni tơm; Cấu trúc chức năng là đường lối chính sách, sự
giám sát, chỉ đạo của các tổ chức của các cơ quan có thẩm quyền như UBND xã,
UBND huyện tác động đến việc phát triển nuôi tôm của địa bàn được nghiên
cứu. Mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong đó có nghề ni tơm của
Huyện đều phải chịu sự tác động qua lại của các yếu tố cấu trúc nội hệ thống và
các yếu tố ngoại hệ thống (như thị trường, chủ trương chính sách của Nhà
nước…)
5.2. Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn là thước đo đúng sai của mọi giả thiết khoa học; là tiêu chuẩn,
cơ sở khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề khoa học và kết quả nghiên cứu lại
3


đươc ứng dụng vào thực tiễn. Trong thực tế, những điều kiện địa lí đã tác động
đến sự hình thành và mở rộng các vùng ni tơm. Những xã có nhiều diện tích
mặt nước mặn, lợ thì có diện tích nuôi tôm lớn hơn. Những giải pháp đề xuất
kiến nghị của đề tài đều dựa trên cơ sở thực tiễn, góp phần hồn thiện những vấn
đề cịn thiếu và yếu của thực tiến nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu.
5.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là việc khai thác, sử dụng điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên nhằm thực hiện phát triển kinh tế xã hội của hiện tại nhưng

không làm tổn hại đến sự phát triển của tương lai. Do vậy khi xem xét sự thay
đổi của một loại hình sản xuất hay đối tượng sản xuất phải dựa trên quan điểm
phát triển bền vững. Việc khai thác tiềm năng của mỗi vùng là yêu cầu của sản
xuất tuy nhiên phải khai thác như thế nào, sử dụng như thế nào để vừa đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất, vừa bảo vệ, tái tạo được tự nhiên, giữ cân bằng sinh thái.
Quan điểm phát triển bền vững đặt ra yêu cầu con người trong quá trình sản xuất
phải tơn trọng tự nhiên, có nghĩa vụ trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên. Trên quan điểm đó mà đề tài có nhiệm vụ là tìm ra giải pháp nhằm phát
triển vùng nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất nhưng đồng thời bảo vệ được tự nhiên
và môi trường.
5.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật phát triển đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nên khi
nghiên cứu mọi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động tới quy hoạch
vùng ni tơm ở huyện Quỳnh Lưu thì phải đặt ra yêu cầu xem xét các nhân tố
địa lí trong bối cảnh quá khứ, hiện tại và sự thay đổi trong tương lai. Để nghề
ni tơn ở Quỳnh Lưu có hiệu quả lâu dài cần phải xem xét cả những tác động
của các yếu tố môi trường và thị trường trong tương lai. Sự phát triển các vùng
nuôi tôm phải đặt ra trong điều kiện nền kinh tế địa phương đang có sự chuyển
đổi về cơ cấu cây trồng, vật ni thì mới thấy được hiệu quả của việc lựa chọn
mơ hình sản xuất và giống mới vào sản xuất sẽ cho hiệu quả cao như thế nào?
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp nghiên cứu cơ bản, có ý nghĩa thiết thực trong
khoa học địa lí. Vì mọi vấn đề nghiên cứu cần được xem xét trên thực tế. Kết
quả của nghiên cứu thực địa là tư liệu rất quan trọng của đề tài.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tơi đã trực tiếp đến tìm hiểu các vùng
ni tơm, các cơ quan, ban ngành liên quan để thu thập ý kiến, thông tin cho đề
4



tài. Đồng thời tôi cũng đã gặp trực tiếp những người nuôi tôm giỏi, các kĩ sư
thủy sản để học hỏi, lấy ý kiến về các vấn đề nảy sinh q trình ni tơm.
6.2. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu và xử lý thông tin.
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp thống kê, thu thập tài liệu rất
quan trọng. Các nguồn tài liệu đươc thu thập từ các cơng trình nghiên cứu, các
dự án đã nghiệm thu, các báo cáo định kỳ hàng năm, các tạp chí, sách báo liên
quan, các số liệu, tài liệu sử dụng trong đề tài. Các tài liệu tôi thu thập được từ
các phòng ban của huyện Quỳnh Lưu như phòng thủy sản, phòng thống kê,
phòng tài nguyên…
Sau khi đã thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích của đề tài, tôi
tiến hành xử lý thông tin bằng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,
nhằm rút ra các thông tin cần thiết. Thông tin khi đã qua xử lý sẽ phản ánh được
nội dung của vấn đề, xác định được những tiềm năng của địa phương… từ đó đề
ra những giải pháp, kiến nghị hợp lý và có tính thiết thực cho vấn đề nghiên cứu.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp thu thập một cách rộng rãi các ý kiến của các
chuyên gia của các nhà kỹ thuật về các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, khoa học
công nghệ môi trường…Đồng thời tham khảo kinh nghiệm của một số bà con
nông dân làm ăn giỏi của các địa phương để làm căn cứ cho luận văn nhằm đưa
ra các kết quả một cách xác đáng có căn cứ khoa học và thực tiễn đồng thời làm
cơ sở cho việc đề xuất đưa ra các giải pháp.
6.4. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác nghiên cứu
khoa học địa lí đặc biệt khi đối tượng nghiên cứu lại được đặt trong một đơn vị
lãnh thổ cụ thể. Bản đồ tạo điều kiện thuận lợi để xác định rõ đối tượng nghiên
cứu. Những bản đồ phục vụ cho quá trình nghiên cứu ban đàu là: bản đồ quy
hoạch ni trồng thủy sản mặn lợ huyện quỳnh lưu, bản đồ thủy văn – khí hậu
huyện Quỳnh Lưu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu.
7. Đối tượng nghiên cứu .
- Nghiên cứu mức độ thích nghi của các lồi tơm ni ở các vùng nước

mặn, lợ huyện Quỳnh Lưu.
-Chủ thể nghiên cứu là tôm.
8.Giới hạn nghiên cứu.
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu vùng nước
mặn lợ của huyện Quỳnh Lưu gồm 19 xã có nghề ni tơm khá phát triển.
5


- Do hạn chế của thời gian và phương tiện nghiên cứu, nhất là lần đầu làm
quen với công tác nghiên cứu nên đề tài chỉ mới tập trung tìm hiều về đặc điểm
địa lí huyện Quỳnh Lưu, tìm hiểu tình hình ni tơm, bước đầu nghiên cứu sự
thích nghi của các lồi tơm nước mặn lợ. Những giải pháp đưa ra được dựa trên
kết quả nghiên cứu và các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có thể sử dụng để
tham khảo cho đề tài.
9. Những điểm mới và đóng góp của đề tài.
- Hệ thống hóa đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện Quỳnh Lưu
theo quan điểm của địa lí học ứng dụng.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ thích nghi của các lồi tơm
với 3 cấp: Rất thích nghi ; Thích nghi; Khơng thích nghi bằng xây dựng thang
điểm dựa trên cơ sở so sánh giữa đặc điểm sinh thái của tôm và điều kiện tự
nhiên của huyện Quỳnh Lưu.
- Đánh giá được mức độ thích nghi của 2 lồi tôm đang được nuôi tại
Quỳnh Lưu làm cơ sở khoa học để đề xuất ni những lồi có mức độ rất thích
nghi tới thích nghi, khơng ni những lồi tơm có mức độ khơng thích nghi.
10. Bố cục của đề tài.
Ngồi lời cảm ơn, mục lục, đề tài gồm có 4 biểu đồ, 2 bản đồ, 4 ảnh tư
liệu, 14bảng số liệu. Tổng cộng có 71 trang đánh máy. Phần nội dung chính gồm
3 chương:
- Chương 1: Đặc điểm địa lý và tình hình phát triển nghề ni tơm của
huyện Quỳnh Lưu

- Chương 2: Nghiên cứu sự thích nghi của các lồi tơm vùng nước mặn
lợ huyện Quỳnh Lưu.
- Chương 3: Định hướng phát triển nghề nuôi tôm vùng nước mặn lợ ở
huyện Quỳnh Lưu.

6


B. NỘI DUNG
Chương1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ
NUÔI TÔM CỦA HUYỆN QUỲNH LƯU.
1.1.Đặc điểm địa lý
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
a. Vị trí địa lý và lãnh thổ.
Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng nằm ở vùng Đơng Bắc tỉnh Nghệ An có
diện tích tự nhiên là 60.707 ha.
Tọa độ địa lý: Từ 190 22’ 12” đến 190 0’ 15” vĩ độ Bắc.
1050 47’50” đến 1060 05’15” kinh độ Đơng
Tiếp giáp: Phía Bắc giáp Tĩnh Gia( Thanh Hóa)
Phía Nam giáp huyện Diễn Châu
Phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn, n Thành
Phía Đơng giáp biển Đơng
Nằm trên các trục giao thơng chính: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt
Bắc Nam, đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn, tỉnh lộ 537, là trung tâm giao lưu
kinh tế và thị trường hàng hoá giữa các huyện đồng bằng và miền núi, trung du.
Huyện có 41 đơn vị hành chính cấp xã và 2 thị trấn: Cầu Giát và Hồng
Mai. Đường ranh giới của huyện dài 122km, trong đó ranh giới trên đất liền dài
88km, đường bờ biển dài 34km.
Với vị trí địa lý này, huyện Quỳnh Lưu có thể giao lưu dễ dàng với các
huyện trong tỉnh và ngồi tỉnh bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường

sơng để thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển, thu hút được nguồn vốn
đầu tư trong và ngoài nước.
b. Địa hình và thổ nhưỡng.
* Địa hình
Huyện Quỳnh Lưu có địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng và khá đa
dạng, về cơ bản chia thành 3 dạng: bán sơn địa, đồng bằng, ven biển.
-Dạng địa hình bán sơn địa: Cịn gọi là vùng gị đồi, có diện tích tự nhiên
là 34.869,7ha chiếm 57,5% diện tích tự nhiên của huyện, bao gồm 10 xã, chủ
yếu ở phía Tây của Huyện, địa hình chạy dài theo hướng Bắc Nam, với nhiều
đồi núi thấp, xen kẽ các triền thung lũng bị chia cắt bởi các đường hợp thủy.
Nhìn chung địa hình có tính chuyển tiếp từ miền núi cao Trường Sơn Bắc sang
7


vùng đồng bằng ven biển, độ cao trung bình 200 – 300m. Vùng có một số núi
cao: núi Tùng Lĩnh, núi Đào Bột…
Vùng bán sơn địa thuận lợi cho sản xuất cây cơng nghiệp, cây ăn quả,
chăn ni trâu bị và phát triển lâm nghiệp. Đây cũng là vùng còn nhiều tiềm
năng đất đai cho trồng trọt.
-Dạng địa hình đồng bằng: Vùng có diện tích là 16.686ha, lớn thứ hai sau
vùng bán sơn địa, gồm 19 xã, thị trấn. Vùng là một dải đồng bằng hẹp, chạy dọc
giáp vùng ven biển, có độ cao khơng lớn, đất đai chủ yếu là đất phù sa, đất cát
pha, trong đó có nhiều diện tích đất bị nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất
nhiễm phèn này là điều kiện thuân lợi để huyện phát triển nuôi trồng thủy sản
nước mặn lợ.
- Dạng địa hình ven biển:Vùng này có diện tích nhỏ nhất khoảng 9.150,3
ha chiếm 15% diện tích tự nhiên tồn huyện, gồm 13 xã phân bố dọc ven biển.
Địa hình chủ yếu là dải cát, bãi bồi, đầm phá, cửa sông phần lớn là đất cát pha,
đất ngập mặn. Dù diện tích này không lớn lắm nhưng lại là điều kiện để Quỳnh
Lưu phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ đặc biệt là nuôi tôm.

* Đất đai
Đất đai là yếu tố có vai trị rất quan trọng đến đời sống, sản xuất của con
người. Đất đai bao gồm nhiều loại khác nhau phân bố trên vị trí địa lý, địa hình
khác nhau. Mỗi loại đất có đặc tính riêng phù hợp với những laọi cây trồng và
vật nuôi cụ thể cụ thể mà con người có thể khai thác sử dụng hợp lý phục vụ cho
lợi ích của mình.
Đất chủ yếu ở Quỳnh Lưu là đất phù sa, đất cát pha, đất feralit, đất bạc
màu, đất chua mặn...tạo tiềm năng phát triển kinh tế nơng nghiệp. Trừ diện tích
sơng suối và núi đá, tồn huyện có 7 nhóm đất chính, được chia ra 18 đơn vị đất
như sau [7]:
- Cồn cát trắng
Diện tích cồn cát trắng cát 20 ha (0.03% diện tích đất tự nhiên của huyện).
Nhìn chung loại đất này kém phì nhiêu nhất, ít sử dụng cho nơng nghiệp chủ yếu
sử dụng cho trồng rừng phịng hộ ven biển.
- Đất cát biển
Diện tích 4.057 ha (chiếm 6,68% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở
các xã Bãi dọc, Bãi Ngang, Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc. Nhìn chung đất cát biển có
8


độ phì nhiêu thấp, giữ nước và giữ màu kém. Loại đất này thích hợp cho việc
trồng hoa màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày và có thể trồng cây ăn quả.
- Đất mặn sú vẹt, đước
Diện tích 225 ha (chiếm 0.37 diện tích của huyện), phân bố ở vùng ngoài
đê biển (xã Quỳnh Dị), loại đất này bị ngập nước triều mặn quanh năm, đất ln
bão hồ muối, lẫn hữu cơ glây mạnh, đất thường được cố định bởi thảm rừng
ngập mặn (sú, vẹt, mắm, bần ...). Đất có phản ứng trung tính, ít chua (pH KCl=6,2
ở tầng mặt), hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số trung bình. Hiện nay đất mặn sú
vẹt đước dưới thảm rừng khác nhau ngồi việc bảo vệ vùng biển chắn sóng,
chắn gió cịn bồi đắp phù sa. Để sử dụng có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường,

đa dạng sinh học cần giữ thảm rừng, sử dụng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản dưới
tán rừng ngập mặn.
- Đất mặn nhiều.
Diện tích 1.048 ha (chiếm 1,73 diện tích tự nhiên của huyện) phân bố ở
địa hình thấp ven biển, ven sơng chưa thốt khỏi ảnh hưởng của mơi trường
nước biển, phân bố ở các xã: Quỳnh Phương, Quỳnh Lương, Quỳnh Ngọc, ...
Đất thường bị ngập bởi thuỷ triều biển, hàm lượng muối tan trên 1%. Đất có
phản ứng ít chua (pHKCl>5). Loại đất này hiện một số diện tích đang được khai
thác ni trồng thuỷ sản và làm muối, cịn lại đang bỏ hoang hoá. Hướng sử
dụng trong tương lai đưa vào trồng cói và ni trồng thuỷ sản.
- Đất mặn trung bình.
Diện tích 2.170 ha (chiếm 3,57% diện tích tự nhiên của huyện). Đất có
phản ứng chua (pHKCl>5,5) Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa, những nơi cao
trồng thêm một vụ khoai lang hoặc một vụ mùa, những vùng trũng sử dụng với
mục đích lúa cá.
- Đất mặn ít.
Diện tích 469 ha (chiếm 0,77% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở
hai bên sơng, nước mặn nhưng có địa hình cao hơn, mực nước ngầm thấp hoặc
các chân ruộng nương được tưới nước thường xuyên, muối bị rửa trôi nhiều.
Trên loại đất này phần lớn được trồng 2 vụ lúa cho năng suất tương đối cao.
- Đất phù sa khơng được bồi khơng có tầng Glây và loang lổ

9


Diện tích 9.319 ha (chiếm 15,35% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố
ở các xã đồng bằng của huyện, là địa bàn sản xuất trọng điểm lúa của huyện.
- Đất phù sa Glây
Diện tích 1.644 ha (chiếm 2,71% diện tích tự nhiên của huyện). Loại đất
này hiện đang sử dụng trồng hai vụ lúa, nhưng năng suất còn thấp. Đối với vùng

đất ở địa hình vàn, vàn thấp, tưới tiêu chủ động nên trồng lúa theo hướng thâm
canh; đối với vùng đất thấp trũng nên sử dụng phương thức canh tác lúa-cá.
- Đất phù sa ngập úng
Diện tích 834 ha (chiếm 1,37% diện tích tự nhiên của huyện). Loại đất
này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, Quỳnh
Yên.
Loại đất này hiện nay đang sử dụng chủ yếu trồng một vụ lúa, để sử dụng
có hiệu quả các loại đất này nên sử dụng loại hình canh tác lúa-cá.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Diện tích 2.421 ha (chiếm 3,99% diện tích đất tự nhiên của huyện). Đây là
loại đất có độ phì kém, nhưng thành phần cơ giới lớp đất mặt nhẹ rất thích hợp
trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính
Diện tích 466 ha (chiếm 0,77% diện tích đất tự nhiên của huyện). Loại đất
này hiện đang được sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm và các loại cây ăn
quả có giá trị kinh tế cao.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất
Diện tích 829 ha (chiếm 1,37% diện tích đất tự nhiên của huyện). Loại đất
này hiện có một số vùng đang trồng cây lâu năm.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
Diện tích 20.910 ha (chiếm 34,44% diện tích đất tự nhiên của huyện). Đây
là loại đất tương đối tốt về mặt lý tính cũng như hố tính. Hiện nay đang được
sử dụng để trồng cây công nghiệp dài ngày, hoa màu và trồng rừng.

- Đất đỏ vàng trên đá macma axit
10


Diện tích 1.191 ha (chiếm 1,96% diện tích tự nhiên của huyện). Sử dụng
để trồng rừng; khoanh nuôi rừng; trồng cây ăn quả; cây công nghiệp và hoa

màu.
- Đất vàng nhạt trên đá cát
Diện tích 6.062 ha (chiếm 9,99% diện tích đất tự nhiên của huyện).
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
Diện tích 706 ha, (chiếm 1,16% diện tích tự nhiên của huyện),
- Đất dốc tụ
Diện tích 2.166 ha (chiếm 3,57% diện tích đất tự nhiên của huyện). Hiện
nay loại đất này đang được sử dụng trồng lúa và trồng hoa màu cũng như cây
công nghiệp.
- Đất xói mịn trơ sỏi đá
Diện tích 2.837 ha (chiếm 4,67% diện tích đất tự nhiên của huyện).
Cơ cấu sử dụng đất:
- Tổng diện tích đất: 60.737,75ha
- Đất đã sử dụng là 53975,83ha chiếm 88,87% diện tích tự nhiên.
Trong đó:
+ Đất nơng nghiệp: 42.667,84ha chiếm 70,25% diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nơng nghiệp: 11307,99ha chiếm 18,62% diện tích tự
nhiên.
- Đất chưa sử dụng là 6.761,92ha chiếm 11,13% diện tích tự nhiên.

11


Diện tích đất đai hoang hóa cịn lớn tạo ra nhiều tiềm năng đất đai cần
phải cải tạo để đưa vào sử dụng. Những loại đất cần phải đưa vào nuôi trồng
thủy sản chủ yếu là đất trũng, lầy hoang đất nhiễm mặn, nhiễm phèn chua và
một số loại đất khác.
c. Nguồn nước và khí hậu.
* Khí hậu
Về cơ bản huyện Quỳnh Lưu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

nóng ẩm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam.
Khí hậu có 2 mùa cơ bản:
Mùa nắng nòng kéo dài từ tháng 4 đến nử đầu tháng 9, thường có gió mùa
Tây Nam khơ nóng, nhiệt độ cao có khi lên tới 40 oc gây hạn hán. Mùa này
thường có giơng tố, bão lớn.
Mùa mưa và lạnh thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, có
hoạt động của gió mùa Đơng Bắc lạnh mang theo mưa phùn: mưa lớn vào đầu
mùa, giữa và cuối mùa lạnh và ít mưa hơn.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 23,90C, mùa lạnh trung bình từ
15-220c, mùa nắng nóng nhiệt độ trung bình từ 25-27 0C và tổng tích ơn 8.40012


8.6000C thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, thời gian biên độ nhiệt
khá cao: tháng nóng nhất là tháng 7 (trên 35 0C) và lạnh nhất là tháng 2 (khoảng
170C).
Tổng số giờ nắng trong năm: 15000-17000 giờ, Lượng mưa: bình quân
1.459 mm/năm, cao nhất 2047 mm/năm và thấp nhất 920 mm/năm. Lượng mưa
ở Quỳnh Lưu xếp vào loại trung bình trong cả nước, Cường độ bốc hơi: 1.2001.300 mm/năm lượng mưa tập trung vào 3 tháng 8,9,10 chiếm 65% lượng mưa
cả năm. Độ ẩm khơng khí cao gần bằng 80%. Thời gian khô nắng kéo dài 8
tháng liền từ tháng 3 đến tháng 10. Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho môi
trường nuôi trồng thủy sản nhất là ni tơm. Tuy nhiên vào những năm khí hậu
và thời tiết thay đổi như rét muộn, mưa sớm, sản xuất ni trồng thủy sản, ni
tơm gặp nhiều khó khăn, tôm sinh trưởng chậm, nguồn nước dễ bị ô nhiễm, môi
trường ao nuôi tôm dễ bị biến động, tôm bị sốc chết hàng loạt.
Bảng 1: Bảng lượng mưa và nhiệt độ trung bình của huyện Quỳnh Lưu
Tháng
Lượng
mưa(mm)
Nhiệt độ(oc)


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

210

259

266


795

1077

1190

1091

2886

3809

2572

1134

273

18,2

17,76

20,76

23,9

27,08

29,46


29,36

28,36

26,7

25,2

22,4

18,36

(Nguồn khí tượng Bắc Trung Bộ )

13


Huyện Quỳnh Lưu hàng năm còn chịu một số tai biến của khí hậu như :
- Gió mùa Đơng Bắc thổi về mùa đơng, hoạt động của gió làm nước biển
dâng cao, sóng mạnh mang đến thời tiết rét đậm về mùa đông gây ảnh hưởng
không nhỏ tới nuôi trồng thủy sản.
- Gió phơn Tây Nam thổi về mùa hè( từ tháng 5 đến tháng 8) từ 5 tới 7
đợt với tổng số ngày ảnh hưởng là 30-35 ngày. Gió khơ nóng gây hạn hán thiếu
nước, độ mặn của các hồ tăng ảnh hưởng tới diện tích mặt nước cũng như mức
độ sinh trưởng của tôm bị ảnh hưởng.
- Bão thường tập trung đổ bộ vào hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến huyện vào
các tháng 7,8,9,10. Bão lớn cộng với triều cường làm mực nước biển dâng cao
gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cũng như gây tổn thất rất lớn cho ni
tơm vì mưa lớn gặp bão nước dâng ngập các ao nuôi, ruộng trũng, tôm sặc nước
chết hoặc tràn ra ngồi, ơ nhiễm mơi trường nuôi...


14


Bảng 2: Diễn biến của bão trung bình năm
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10

6%
13%
21%
43%
20%

(Nguồn khí tượng Bắc Trung Bộ)
Nhìn chung bên cạnh sự thuận lợi do khí hậu mang lại thi cịn khơng ít
khó khăn cho nghề ni tơm của huyện.
* Nguồn nước
Quỳnh Lưu có các hệ thống sơng lớn: Hồng Mai, sơng Thơi và hệ thống
sơng Bắc Đơ Lương.
Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú nhưng mới chỉ khai thác một
lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác để phục vụ sản
xuất nông nghiệp là chưa lớn.
Nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Quỳnh Lưu
gồm các hệ thống sông Bắc Đô Lương dài 16 km, hệ thống các hồ đập: Vực
Mấu, Bà Tùy, Khe Gỗ, Khe Bung. Nhìn chung huyện Quỳnh Lưu có nguồn
nước mặt khá dồi dào để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân

dân, song do sự phân bố không đồng đều nên vùng bán sơn địa phía Tây Nam và
vùng ven biển vẫn xảy ra hiện tượng hạn hán nhiều tháng trong năm.
Huyện Quỳnh Lưu có 3 cửa lạch thơng ra biển do 3 cửa sông lớn đổ
ra:lạch Cờn là cửa sơng Hồng Mai, lạch Qn là cửa sơng Ơng Độ, lạch Thơi là
cửa sơng Dừa. Hầu hết diện tích vùng phát triển nuôi trồng thủy sản đều nằm
trong lưu vực của 3 con sông này.
- Cửa Lạch Cờn
Cửa Cờn của sơng nằm ở phía Bắc tỉnh Nghệ An, nằm trên lưu vực lạch
Cờn có các xã Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc, Quỳnh Phương. Phía trong cửa sơng có
nhiều đầm phá nước mặn lợ ni tơm.
Chiều dài sơng Hồng Mai là 35,5km, chiều dài lưu vực là 38km, diện
tích lưu vực là 365km2, tổng lưu lượng nước đổ qua sơng Hồng Mai vào
khoảng 27,2 x106 m3/năm. Trầm tích ở vùng cửa sơng này chủ yếu là cát bùn, có
15


pH=5.8-7.6, độ mặn 17-30(‰) trung bình 23,05‰, DO 5,6-7 và hàm lượng hữu
cơ 2,5-4.6%, có nhiều bãi cát ngầm về phía trái cửa sơng. Phía phải cửa sơng do
dãy núi Tráp có độ cao 139m nhơ ra biển, dưới chân núi phía trong đất liền là
khu dân cư xen lẫn các đầm nước mặn lợ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
-Cửa Lạch Qn
Cửa Lạch Qn là cửa sơng Ơng Độ, sơng Ơng Độ có chiều dài 21km, có
diện tích lưu vực là 114km2, chiều dài là 14,7km, lưu lượng nước hàng năm đổ
ra cửa lạch Quèn là 9,7 x 106 m3 đến 10,5 x 106 m3
Độ mặn của nước: 27,28‰. PH dao động trong khoảng 7,55-8,37. DO:
6,5-6,9mg/l.
Cửa sơng có hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm giữa 2 dãy núi là dãy núi
rú Bàn cờ và rú Rồng. Trầm tích đáy ở vùng cửa sơng này chủ yếu là cát và bùn.
Cửa lạch Quèn được nối liền với cửa lạch Cờn bằng sông Mai Giang. Đây là giải
nước của triều cường và triều kiệt (Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng,

Quỳnh Thanh, nơng trường Trịnh Mơn).
Chất lượng trầm tích và nước tương đối sạch đảm bảo cho nuôi trồng thủy
sản nước mặn lợ ở quy mô lớn.
- Cửa Lạch Thơi.
Cửa lạch Thơi cách cửa Quèn khoảng 4km, theo đường chim bay về phía
Nam và thơng với cửa lạch Qn bởi kênh Dầu.
Các thông số của nước: pH: 7,3-8,05, độ mặn dao động 1,8-28,8%, trung
bình là 24,5‰, DO là 5,8-6,9.
Sơng Dừa đổ ra cửa lạch Thơi có diện tích lưu vực là 140km 2. Độ dài của
con sông này là 27km, chiều dài lưu vực là 17,5 km 2. Trầm tích ở đây là cát bùn
và bùn cát, tổng lưu lượng nước 8 x 10 6m3/năm. Nằm trên lưu vực lạch Thơi có
các xã: Quỳnh Thọ, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Diễn.[10]
* Biển.
- Thủy triều
Huyện Quỳnh Lưu có 34km bờ biển (chiếm 40% chiều dài đường bờ biển
toàn tỉnh). Biển có nhiều bãi tắm đẹp như bãi tắm Quỳnh Lập, Quỳnh Phương,
Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng…là tiềm năng lớn để phát triển nghành du lịch. Biển
có 3 cửa sơng là cửa lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Cờn, tạo điều kiện phát triển
giao thông đường biển và hoạt đông ngư nghiệp phát triển. Biển Quỳnh Lưu có
nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, mực, nhuyễn thể. Dọc bờ
16


biển hình thành các cánh đồng muối lớn với tổng diện tích 665,33 ha sản xuất
muối, tập trung chủ yếu ở hai xã: An Hoà (163,63 ha) và Quỳnh Thuận (143,00
ha).
Chế độ thủy triều vùng biển và ven biển khá phức tạp. Ngoài khơi là chế
độ nhật triều, trong lộng là chế độ bán nhật triều không đều. Hàng tháng có một
nửa số ngày thủy triều lên xuống 2 lần. Trong đó triều dâng trong ngày khoảng
từ 9-10 giờ và triều rút từ 15-16giờ. Biên độ thủy triều dao động từ 0-3,5m

thường là 2m theo thủy triều ảnh hưởng vào độ sâu 10-12 km theo các cửa sông.
Mùa đông triều thường lên nhanh về ban đêm, mùa hè lên nhanh về ban ngày.
- Độ mặn
Vùng biển huyện Quỳnh Lưu có độ mặn khá cao nhưng độ mặn trong
nước ở các cửa lạch thì nhỏ hơn. Độ mặn cửa lạch thay đổi theo mùa, thấp vào
mùa mưa và cao vào mùa khô, pH của nước dao động từ 6-9.[10]
Bảng 3: Độ mặn ở các cửa lạch
TT
1
2
3

Tên cửa lạch
Cửa lạch Cờn
Cửa lạch Quèn
Cửa lạch Thơi

Triều cường
2,8
3,1
2,2

Triều kiệt
0,8
0,8
0,3

Độ mặn(‰)
23,05
27,28

24,5

e. Sinh vật
* Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng. Tính đa dạng của hệ thực vật
rừng ngập mặn thể hiện ở bảng sau:
Bảng số 4: Hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Nghệ An
Huyện

Quỳnh Lưu
Cả hệ rừng Dưới
Chỉ tiêu
ngập mặn
triều
Họ
21
9
Chi
32
11
Loài

37

12

Diễn Châu
Cả hệ rừng Dưới
ngập mặn triều
14

6

Nghi Lộc
TP Vinh
Cả hệ rừng Dưới Cả hệ rừng Dưới
ngập mặn triều ngập mặn triều
7
3
20
6

16

7

8

3

32

7

18

8

9

3


38

8

Như vậy nếu so sánh với cả hệ thực vật RNM thì ở huyện Quỳnh Lưu có
số họ, chi, lồi nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ rằng tính đa dạng về thành phần
loài của hệ là cao nhất. Nếu so sánh với số họ, chi, loài RNM dưới triều thì cho
17


thấy ở huyện Quỳnh Lưu có thành phần lồi đa dạng hơn so với các huyện
khác. Thành phần loài cây ngập mặn ở đây chủ yếu là đước, vòi, trang.[2]
Rừng ngập mặn có tác dụng to lớn trong việc cố định phù sa do các cửa
sông ven biển đưa ra và xúc tiến quá trình bồi đắp châu thổ, là môi trường cho
sự phát triển nuôi trồng thủy sản.
* Sinh vật phù du.
Vùng ven biển Quỳnh Lưu có sự đa dạng cả về thực vật phù du và động
vật phù du. Mật độ và phân bố của chúng có xu hướng tăng dần từ trong sơng ra
ngồi cửa sơng.
- Cửa lạch Cờn.
Thực vật nổi có 17 lồi thuộc 4 nghành tảo( tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo
giáp). Trong đó tảo silic có 8 lồi(41,7%), tảo lục có 3 lồi (17,6%), tảo lam có 2
lồi(11,8%). Mật độ đạt 0,94 x 106 TB/m3.
Động vật nổi có 18 lồi thuộc nhóm giáp xác chân mái chèo và nhóm ấu
trùng tơm con, cá con, giun ít tơ và giun nhiều tơ. Nhóm giáp xác chân chèo có
13 lồi (72,2%). Mật độ dao động 1071 con/m3 đến 7483 con/m3.
- Cửa lạch Quèn
Thực vật nổi có 13 lồi thuộc 4 ngành tảo như ở cửa lạch Cờn. Tảo giáp
có 8 lồi(51,7%). Mật độ đạt 2,08 x 106 đến 6,61 x106 TB/m3.

Động vật nổi là 8 lồi thuộc nhóm giáp xác chân chèo và một lồi sứa
lược.
- Cửa lạch Thơi
Thực vật nổi có 13 lồi thuộc 2 ngành tảo (tảo silic và tảo giáp). Trong đó
Tảo silic có 8 lồi(61,5%). Mật độ dao động từ 1,51 x 10 6 đến 38,73 x106
TB/m3.
Động vật nổi có 13 lồi thuộc nhóm chân mái chèo và nhóm râu ngành.
[10]
* Nguồn lợi ven biển khá lớn đặc biệt ở các cửa lạch có các bãi tơm lớn.
Bãi tơm lạch Bạng - Quèn trữ lượng 250-300 tấn, hàng năm có thể khai thác
125-150 tấn/năm trong đó tơm he 40-45 tấn/năm.

1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
a. Đặc điểm kinh tế huyện Quỳnh Lưu
18


Kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu ngày càng phát triển. Đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 2006-2010 đạt 12,1%. Cơ cấu kinh tế huyện
đang có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ nhưng nông nghiệp huyện vẫn chiếm
tỷ trọng cao 26%, công nghiệp –xây dựng:57%, dịch vụ 17% (Năm 2010).[4]
Trong sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hóa, cơ cấu cây trồng vật ni đa dạng, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào
sản xuất. Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư đạt 2.617,681 tỷ đồng tăng 2,46 lần so
với 2005. Năm 2010, sản lượng lương thực đạt 120.250tấn, diện tích ni trồng
thủy sản tăng lên tới 2151ha trong đó diện tích ni tơm cơng nghiệp đạt 720ha.
Công nghiệp xây dựng đạt mức tăng trưởng nhanh nhất, giá trị sản
xuất(giá hiện hành) đạt 5.729,732 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
14,58%. Cơ cấu nghành tương đối đa dạng, phát triển mạnh công nghiệp sản

xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến.
Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh mẽ cả vế số lượng và chất lượng đáp
ứng yêu cầu cơ bản của cung ứng, trao đổi hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 15,91%. Giá trị sản xuất nghành dịch vụ, giá hiện
hành đạt 1744,387 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước giao năm 2010 đạt 105 tỷ đồng tăng bình
quân 22% giai đoạn 2006-2010. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ và ưu tiên
cho đầu tư phát triển.
Các hoạt động dịch vụ khác: Hoạt động thương mại phát triển đáp ứng
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Nhiều loại dịch vụ khác: bưu chính
viễn thông, du lịch khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải, cơng tác quản lý kinh
doanh có nhiều tiến bộ. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng
cao giá trị bình quân đầu người năm 2010 đạt 11.8 triệu tăng 2,17 lần so với
2005.
Mặc dù kinh tế huyện có sự tăng trưởng khá song chưa tương xứng với
tiềm năng của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra cịn chậm. Trong nơng
nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa hiệu quả, sản xuất công
nghiệp cịn quy mơ địa phương chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thu hút
đầu tư chua đáp ứng được yêu cầu, số dự án đăng kí nhiều nhưng triển khai đầu
tư còn chậm. Các doanh nghiệp đa số nhỏ, vốn ít, sử dụng lao động kĩ thuật chưa
nhiều, giá trị sản xuất kinh doanh chưa lớn, chất lượng đăng kí và khẳng định
19


thương hiệu trên thị trường chưa cao. Một số sản phẩm có lợi thế và uy tín trên
thị trường nhưng chưa đăng kí chất lượng và thương hiệu hàng hóa.
Do vậy để phát triển mạnh nền kinh tế huyện cần huy động tốt hơn nữa
các nguồn lực vào sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng tự nhiên và kinh tế
xã hội.
Nguồn lực kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh

tế của toàn huyện nên cần được nghiên cứu kĩ lưỡng.
b. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động.
* Dân số.
Huyện Quỳnh Lưu có quy mơ dân số tương đối lớn. Mật độ dân số trung
bình 569 người/km2. Ở Quỳnh Lưu chủ yếu là người Kinh và chiếm một tỷ lệ
nhỏ là dân tộc Thái. Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, thưa thớt ở miền núi
(chỉ chiếm khoảng 20% dân số).
Tỷ lệ dân thành thị còn thấp chiếm 4,89% dân số, thấp hơn mức trung
bình của tỉnh Nghệ An (12,1%).
Tỷ lệ gia tăng dân số của huyện giảm nhanh năm 1995 là 1,9% và năm
2005 giảm xuống còn 1,03%, năm 2009 là 0,95% [4].
* Nguồn lao động
Huyện Quỳnh Lưu có nguồn lực dồi dào, có truyền thống hiếu học, cần cù
lao động, nhanh nhạy với nền kinh tế thị trường. Mặt khác nhân dân lại có
truyền thống và kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản lâu đời nhất là nuôi tơm,
cua...Do đó việc chuyển giao các cơng nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến về nuôi
trồng rất thuận lợi.
Mặc dù lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao mà hầu hết chưa qua
đào tạo gây khó khăn lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên rất cần nâng cao
trình độ lao động để phát huy tiềm năng nhân lực của vùng này.
Dân số trong tuổi lao động là 215.657 người chiếm 62,37% dân số, trong
đó lao động nam là 102.765 người và lao động nữ là 112.892 người (năm 2009).
Đây là nguồn lao động dồi dào tham gia sản xuất, phát triển kinh tế đặc biệt là
bổ sung lực lượng lao động khi nuôi tôm theo hướng BTC và TC cần một lượng
lao động lớn hơn và thường xuyên hơn so với nuôi theo hướng QC và QCCT.
Mặt khác tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nơng thơn cịn chưa cao và
khơng ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Năm 2007 là 78% tương đương
với khu vực Bắc Trung Bộ.
20



Sự phân bố lao động ở các khu vực kinh tế chưa hợp lý và chuyển dịch
còn chậm trong thời gian gần đây. Năm 2008, lao động trong khu vực 1 là 80%,
khu vực 2 là 11,54% và khu vực 3 là 8,46%.
c. Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Hệ thống giao thơng vận tải
Huyện có hệ thống giao thơng vận tải khá phát triển cả về số lượng và
chất lượng. Mạng lưới giao thông vận tải đa dạng về loại hình thuận lợi cho
thơng thương giao lưu bn bán với các địa phương trong huyện và trong cả
nước.
- Đường bộ: Trên địa bàn của huyện có tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua
với chiều dài 26 km(từ nước Khe Lạnh Thanh Hóa đến Quỳnh Giang), quốc lộ
48 (8 km) và 2 tuyến tỉnh lộ là 537A chạy từ ngã ba tuần tới cảng cá lạch Quèn
(27 km) và 537B chạy từ Quỳnh Bá qua vùng Bãi Ngang nối với quốc lộ 1A tại
xã Quỳnh Thiện (25 km).
Tồn huyện có 1.072 km đường giao thơng huyện, xã; trong đó đã rải
nhựa và bê tơng hố 629.3 km, đạt tỷ lệ 58,7% so với tổng số km đường huyện
xã. Trong đó:
Đường huyện có 33 tuyến, tổng chiều dài 397,4 km (đã rải nhựa và bê
tơng hố 176,7 km, đạt tỷ lệ 44,5%).
Đường xã và liên thơn có 438 tuyến, tổng chiều dài 674,5 km (đã rải nhựa
và bê tơng hố 452,3 km, đạt tỷ lệ 67,2%).[4,7]
Nhìn chung mạng lưới giao thơng đường bộ của huyện được phân bố khá
hợp lý và thuận tiện. Chất lượng đường đã được nâng cấp, cải thiện đáng kể và
trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhựa hố, bê tơng hố các tuyến đường cịn lại.
Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường giao thông chưa đồng đều giữa các vùng
trong huyện.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy qua huyện từ ga
Hoàng Mai đến ga Cầu Giát dài 25km, tuyến Cầu Giát – Nghĩa Đàn dài 15km.
- Đường thuỷ: Huyện Quỳnh Lưu có hệ thống giao thơng đường thuỷ khá

thuận lợi. Với 34 km đường bờ biển và 62 km đường sông (sơng Thái, sơng
Hồng Mai) có tàu 10-100 tấn ra vào được và có 3 cửa sơng: Cửa Thơi, Cửa
Qn và Cửa Cờn. Tuy nhiên, khả năng phát triển mạng lưới giao thông đường
thuỷ vẫn chưa được khai thác tối đa. Đa phần tầu thuyền cập bến là tàu đánh bắt
21


cá có cơng suất nhỏ, chủ yếu là của ngư dân trong huyện; có đường bờ biển dài
nhưng chưa xây dựng được cảng biển.
Để có hệ thống giao thơng hồn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu về giao
thông cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới
Quỳnh Lưu cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương để đầu tư phát
triển, hồn thiện hệ thống giao thơng trên địa bàn huyện.
* Hệ thống thủy lợi
Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là chủ động cung câp nước cho các ao hồ, đồng ruộng. Hệ thống hóa thủy
lợi, kênh mương của vùng đang được bê tơng hóa. Nguồn nước tưới cho vùng
đồng bằng là hệ thống Bara Đô Lương cùng nhiều hệ đâp chứa nước.
Nhờ nguồn vốn của nhà nước và của nhân dân, hàng chục chiếc cống và
km đê bao và kênh thoát nước đã được xây dựng nhằm phục vụ nuôi trồng thủy
sản.
* Hệ thống điện
Trong huyện 100% xã có điện và đâng xây dựng bổ sung hệ thống cung
cấp điện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của nhân
dân.
* Thông tin liên lạc
Các địa phương trong vùng đều có máy điện thoại, số điện thoại năm
2010 đạt 61,5 máy /100 dân. Dịch vụ internet phát triển với tốc độ nhanh tổng số
thuê bao internet ADSL năm 2009 là 5169 máy, mạng điện thoại di động phủ
sóng khắp nơi, hầu như gia đình nào cũng có ít nhất 1 máy điên thoại di động [4]

* Y tế
Trong vùng có 2 bệnh viện đa khoa với 140 giường bệnh, 4 phòng khám
khu vực, các trạm y tế xã và 100% số xã có bác sỹ. Huyện cũng đã làm tốt công
tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Cơ sở vật
chất cho khám chữa bệnh được tăng cường và thường xuyên giáo dục y đức cho
cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng điều trị.
*Giáo dục
Về mặt giáo dục, huyện Quỳnh Lưu đứng trong tốp đầu toàn tỉnh Nghệ
An về số lượng và chất lượng giáo dục, mạng lưới giáo dục không ngừng được
mở rộng, hệ thống thiết bị dạy học được tăng cường, đội ngũ giáo viên đông đảo
22


không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là điều kiện quan trọng
để Huyện nâng cao chất lượng cho đội ngũ nguồn lao động của Huyện hiện tại
và trong tương lai.
d. Chính sách đầu tư
Huyện Quỳnh Lưu nằm trong quy hoạch phát triển vùng đồng bằng ven
biển tỉnh Nghệ An đồng thời nằm trong dự án quy hoạch khu công nghiệp Nam
Thanh- Bắc Nghệ nên cũng thu hút được nhiều dự án phát triển kinh tế: xây
dựng khu cơng nghiệp Hồng Mai, phát triển vùng chun canh rau màu, thực
hiện dự án nuôi tôm xuất khẩu...
Tổng số vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 3.335 tỷ đồng( năm 2010) [4].
Đánh giá chung
Xét về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội thì huyện Quỳnh
Lưu có đầy đủ yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế nuôi trồng thủy hải sản như:
-Thời gian khô nắng kéo dài 8 tháng từ tháng 3 tới tháng 10 đây là điều
kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản, nhất là tơm.
-Là huyện có diện tích NTTS nước mặn lợ lớn nhất tỉnh bởi có 3 cửa lạch
chiếm 50% số cửa lạch của tỉnh.

-Nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm trong NTTS nhất là nuôi tơm,
cua...
Tuy nhiên Quỳnh Lưu cũng gặp khơng ít khó khăn trong NTTS như
những năm rét muộn, mưa sớm, tôm sinh trưởng chậm và nước dễ bị ô nhiễm.
Biên độ thủy triều thấp, thời gian triều dâng, triều dâng thường ngắn, khả năng
thay nước trong sông hạn chế tạo nên vùng nước ít làm chất lượng nước giảm.
-Có nhiều cửa lạch là thuận lợi nhưng số lượng tàu thuyền lại lớn nên
cũng gây ra ô nhiễm cho nguồn nước càng nhiều. Do vậy phải đảm bảo thực
hiện nghiêm ngặt trong thiết kế ao đầm cũng như lấy nước vào NTTS.
Vì vậy để khai thác có hiệu quả tiềm năng của huyện cần có giải pháp hợp
lý.
1.2.Tình hình phát triển nghề ni tôm ở huyện Quỳnh Lưu
1.2.1. Thực trạng nghề nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu
a. Diện tích, năng suất và sản lượng.
Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn về thời tiết, sự biến động của giá cả
thị trường đặc biệt là tình hình lạm phát chung đã tác động trực tiếp đến sản xuất
thủy sản nói chung và ni tơm nói riêng. Song với sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ
của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự năng động sáng tạo vượt qua khó
23


khăn của bà con ngư dân nên kết quả nuôi tôm năm 2009 đạt kết quả tốt về
năng suất, sản lượng cao nhất từ trước tới nay.
- Diện tích
Diện tích nuôi tôm không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2009, tổng
diện tích ni thả ước đạt 1.113ha (diện tích nuôi tôm he là 269,5ha tăng 209,5
ha so với 2008), trong đó diện tích ni tơm thâm canh và bán thâm canh là 715
ha.[8]

Bảng số 5: Tình hình tăng giảm diện tích ni tơm của huyện Quỳnh Lưu qua

các năm
Năm
2005
2006
2007
2008
2009

Diện tích(ha)
783
1056
967
1038
1113

Trong đó:
24

Tăng, giảm(ha)
+473
-89
+71
+75


+ Nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh:715ha
+ Tôm he: 269,5ha
- Sản lượng
Do sự mạnh dạn đầu tư của người dân, nâng cấp cải tạo ao đầm, trang
thiết bị phục vụ sản xuất cũng như biết áp dụng khoa học kĩ thuật, chuyển đổi

đối tượng nuôi từ tôm sú sang tơm he nên một số diện tích ni vụ một xong
tiếp tục ni vụ 2 thậm chí có cả nuôi vụ 3 nên sản lượng không ngừng tăng lên.
Năm 2009 đạt 2150 tấn.

Bảng số 6: Tình hình tăng giảm sản lượng tôm nuôi huyn Quỳnh Lưu qua các năm
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Trong đó:

Sản lượng (tấn)
696
1245
1264
1378
2150
+ Tơm sú: 790 tấn
25

Tăng, giảm(ha)
+549
+19
+114
+184



×